Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Skkn sử dụng phương pháp học theo hợp đồng vào bài 21,tiết 28, mục i, phong trào cần vương cuối thế kỷ xix (sgk ls 11 ctc) nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.38 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài …………………………............………………………... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ........……………….…………….................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu ........…………………….………............................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .....……………….……………..............................2
1.5. Điểm mới của SKKN.....……………….…………………...….....................2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm ..........………….......….……….... 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ..........…....…...3
2.3. Các giải pháp thực hiện........……………........……........................................4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...…...……………................................19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận ........……….....…............................................................................21
3.2. Kiến nghị ........………………………...........................................................21

skkn


1

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Thuật ngữ đổi mới phương pháp dạy học có lẽ sẽ là chủ đề chưa bao giờ có
lời kết. Hiện nay mặc dù đã sử dụng phổ biến phần mềm Powerpoint, kênh hình
sinh động, phong phú xong hầu hết trong các giờ dạy hoặc những giờ thao giảng,
người học, người dự giờ cũng chỉ thấy người dạy lặp đi lặp lại điệp khúc nhóm
phương pháp: hỏi - trả lời, hoạt động nhóm rồi cử đại diện trình bày. Điều này làm
cho tiết học đơn điệu, gây sự nhàm chán, hiệu quả học tập bộ môn không cao, học
sinh không hứng thú học tập, nhất là đối với các giờ dạy lịch sử, giờ thao giảng lịch


sử. Vậy để tránh sự nhàm chán trên, chúng ta có nên mạnh dạn áp dụng một
phương pháp mới để thay đổi khơng khí học tập trong một tiết học hay khơng?
Lịch sử là một mơn học có vị trí quan trọng trong việc giáo dục tồn diện
nhân cách của học sinh. Mơn học Lịch sử góp phần khơng nhỏ vào giáo dục truyền
thống, lịng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Song hiện nay, theo
xu thế phát triển của thời đại, một tầng lớp thế hệ trẻ đã xem nhẹ và thậm chí là coi
thường, quay lưng lại với môn lịch sử dân tộc, lãng quên quá khứ hào hùng dựng
nước và giữ nước của cha ơng. Vì sao học sinh khơng thích học sử? Vì sao họ lại
ứng xử với những giá trị truyền thống như vậy? Đó là một câu hỏi lớn khiến những
người làm công tác giáo dục, đặc biệt là giáo viên dạy bộ môn sử trăn trở để tìm ra
lời giải. Vậy làm thế nào để khơi dậy hứng thú học tập môn Lịch sử của học sinh?
Làm thế nào để biến những số liệu, sự kiện lịch sử khô khan trở nên sinh động gần
gũi và vận dụng kiến thức lịch sử rút ra bài học trong cuộc sống? Làm thế nào đổi
mới phương pháp dạy học phải phát huy được phẩm chất và năng lực cho học sinh
để các em có ý thức trách nhiệm đối với quê hương đất nước và lòng tự hào dân
tộc?
Với lí do này tơi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp kinh nghiệm nho nhỏ
được kiểm nghiệm trong giờ dạy gần đây của tơi đó là:
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO HỢP ĐỒNG VÀO
BÀI 21,TIẾT 28, MỤC I, PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
CUỐI THẾ KỶ XIX (SGK LS 11.CTC) NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ
NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 11.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: Sử dụng phương pháp học theo hợp đồng vào bài 21: tiết
28, mục I. Phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX (SGK LS 11.CTC) nhằm phát
triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 11 nhằm:
- Thứ nhất: Đây là phương pháp dạy học lịch sử mới – ít được áp dụng trong thực
tế giảng dạy. Do đó khi áp dụng phương pháp này nếu thành cơng sẽ góp phần đổi
mới phương pháp dạy học lịch sử. Bên cạnh những phương pháp dạy học truyền
thống vốn đã quá mòn, gây sự nhàm chán, đơn điệu thì việc sử dụng phương pháp

học theo hợp đồng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong cách dạy và học lịch sử,

skkn


2
giảm sự đơn điệu nhàm chán, tăng cường, kích thích sự tìm tịi sáng tạo của học
sinh trong mỗi tiết học.
- Thứ hai: Phương pháp học theo hợp đồng sử dụng vào tiết 28, bài 21 rất phù hợp
vì nội dung chính của bài này nói về phong trào Cần vương, đặc điểm hai giai đoạn
phát triển của phong trào Cần vương nên học sinh sẽ dễ dàng tiếp nhận nội dung,
khai thác tài liệu, thông tin liên quan đến sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài học, từ
đó các em sẽ chủ động làm việc một cách tích cực, qua đó phát huy được năng lực
và phẩm chất của mình qua một giờ học lịch sử.
- Thứ ba: Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, biết vận dụng để giải quyết các vấn
đề lịch sử trong bài học, biết nhìn nhận đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử. Đây sẽ là
vốn kiến thức quan trọng để các em có thể làm tốt các bài kiểm tra cuối kì II, bài thi
tốt nghiệp THPT quốc gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp học theo hợp đồng vào Bài 21, tiết 28, mục I. Phong
trào Cần vương cuối thế kỷ XIX nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học
sinh lớp 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử: Trình bày vấn đề theo trình tự thời gian, khơng gian,
khai thác nguồn sử liệu, xử lí thơng tin phù hợp với đề tài. Đây là phương pháp chủ
yếu.
- Phương pháp phân tích: Phân tích các thơng tin liên quan đến nội dung đề
tài từ các tài liệu khác nhau để thấy được bản chất cốt lõi của vấn đề.
- Phương pháp so sánh, tổng hợp, nhận xét đánh giá về phong trào Cần

vương.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Đề tài cung cấp cho người đọc cách thức tiến hành áp dụng phương pháp
học theo hợp đồng vào một bài dạy lịch sử cụ thể. Qua đó người đọc sẽ hiểu hơn về
bản chất của phương pháp dạy học này, từ đó có thể áp dụng cho các bài soạn,
giảng lịch sử khác của mình. Điều này góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch
sử, đổi mới cách dạy học bộ mơn của chính bản thân mình.
- Đề tài cũng cho thấy sử dụng phương pháp học theo hợp đồng sẽ phát triển
được phẩm chất và năng lực của học sinh qua bộ môn như năng lực hợp tác, năng
lực thực hiện một bản hợp đồng trong giờ học, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy
độc lập, tự chủ vv.. các phẩm chất cần có như trách nhiệm, yêu nước, ý thức cộng
đồng, tự tin, đoàn kết vv…. Do vậy phương pháp này sẽ góp phần cải thiện được
chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất của học sinh.
- Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho giáo viên khi dạy nội dung lịch sử:
Phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX. Đề tài có thể dùng làm tài liệu học tập cho
học sinh, cung cấp thêm những kiến thức ở cấp độ vận dụng cao cho học sinh để
học sinh có thể làm các bài kiểm tra, tham gia các kì thi mơn lịch sử tốt hơn.

skkn


3

2. NỘI DUNG CỦA SKKN
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Xu thế giáo dục của thời đại là: Chương trình giáo dục định hướng phát triển
năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Do vậy yêu cầu đặt ra đối
với ngành giáo dục là: Đổi mới toàn diện giáo dục theo mục tiêu: Dạy cách sống,
dạy cách làm việc, dạy làm người. Trong đó trọng tâm hàng đầu là đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực, chấm dứt cách học thụ động, một chiều, máy

móc, bắt chước sang chủ động học tập, sáng tạo và có khả năng tự vận dụng kiến
thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Vì vậy dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học
sinh là mục đích trọng tâm trong hoạt động dạy và học trong nhà trường để khắc
phục những tồn tại trên.
Mặt khác, các phương pháp đổi mới dạy học trong đó có đổi mới phương
pháp dạy học lịch sử đã được cấp trên quan tâm từ lâu, việc tổ chức các lớp tập
huấn về đổi mới phương pháp đã được thực hiện, nhưng việc tiếp nhận nó và áp
dụng nó vào thực tiễn thì đó là cả một vấn đền lớn cần có sự kiểm nghiệm.
Trong hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử tôi quan tâm đến phương
pháp “Học theo hợp đồng” có lẽ phương pháp này cũng ít được sử dụng mang tính
đại trà vì nó địi hỏi nhiều điều kiện mà có thể điều kiện thực tế chưa đáp ứng được
để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhưng nếu được áp dụng thường xuyên và thành
công thì chắc chắn nó sẽ đem lại những hiệu quả tích cực.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực – một khái niệm được nhắc
nhiều trong những năm gần đây.
Sở dĩ nó được nhắc nhiều vì nó mục tiêu bắt buộc của chương trình giáo dục
phổ thông mới nhằm hương tới đào tạo con người có đầy đủ phẩm chất năng lực tự
học tự sáng tạo và tự làm chủ cuộc sống, biết yêu quê hương đất nước, trách nhiệm
với dân tộc, với cộng đồng.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
hiểu thông qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một là, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập (qua việc
GV áp dụng phương pháp dạy học tích cực), giúp học sinh tự khám phá những điều
chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn.
Hai là, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các
tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và
phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng
hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và

phát triển tiềm năng sáng tạo.

skkn


4
Ba là, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở
thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và
kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập
chung.
Bốn là, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt
tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng
phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình
thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có
thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót(tạo điều kiện
để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá).
Mặc dù hiểu là như vậy, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn đôi khi giáo viên
cũng cũng gặp những khó khăn nhất định như: cơ sở vật chất của trường mình dạy
cịn hạn chế, số lượng máy chiếu không đủ, không phủ hết các lớp học, nên dạy học
theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh cũng chưa thực sự
hiệu quả, chưa phát huy năng lực thực sự của học sinh. Thực thế cho thấy để bài
giảng sinh động và có sức hấp dẫn, thực sự đổi mới được phương pháp dạy học
được hay khơng thì điều kiện bắt buộc giáo viên phải thiết kế bài giảng trên phần
mềm Powerpoint và sử dụng thiết bị hiện đại (có máy chiếu hoặc ti vi). Bản thân
tơi thấy trong q trình dạy học chưa có một giờ học nào đánh giá loại giỏi mà
không sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt các tiết thao giảng, các tiết do Sở về
dự, các tiết dạy thi giáo viên giỏi. Tôi cũng chưa thấy tiết học dạy chay nào được
đánh giá giờ giỏi cả. Do đó đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo định
hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh gắn liền với việc sử dụng
công nghệ thông tin.

Học sinh các lớp khối thực sự không để tâm nhiều đến bộ môn nên sự đam
mê, nhiệt huyết của các em với bộ mơn rất hạn chế gây khó khăn cho việc giảng
dạy của bộ môn.
Bài giảng chay của thầy cô quá đơn điệu, giáo viên hỏi học sinh trả lời, rồi
cơ lại thuyết trình, học sinh ghi chép.... tạo nên sự nhàm chán. Hầu như tiết nào
cũng chỉ lặp đi lặp lại những thao tác và phương pháp đã q “mịn” và học sinh
ln ở thế thụ động mà chưa phát huy được năng lực tiềm tàng của bản thân.
Vậy làm thế nào để tránh sự nhàm chán vốn rất “mòn” trên là cả một vấn đề.
Với những suy nghĩ như vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề xuất nhỏ đó là áp dụng
những phương pháp mới vào bài giảng như: dạy học theo hợp đồng, theo dự
án ,theo góc những phướng pháp mới lạ may ra có cải thiện được sự nhàm chán
trên không. Và trong phạm vi bài viết này tơi trình bày về việc sử dụng phương
pháp học theo hợp đồng là chủ yếu vào Bài 21, tiết 28: Phong trào Cần vương
trong những năm cuối thế kỷ XIX nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho
học sinh lớp 11 và thấy rằng, mạnh dạn áp dụng phương pháp mới để cải thiện sự
nhàm chán trong tiết học, cải thiện phần nào việc dạy học theo định hướng phát
triển năng lực và phẩm chất cho học sinh cũng có nhiều điều thú vị và mới mẻ.

skkn


5
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. GV chọn Bài 21, tiết 28, mục I. Phong trào Cần vương, SGK LS 11.
CTC để thực hiện. (đây là bài dễ thực hiện phương pháp này, mặt khác phần
kiến thức của bài này sẽ là kiến thức trọng tâm của thi học kì II, thi khảo sát
cuối năm và một phần quan trọng của kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia mơn lịch
sử).
2.3.2. GV xác định mục tiêu bài học, sự chuẩn bị của GV và HS. GV thông
báo cho HS hiểu về phương pháp học theo hợp đồng, (bản hợp đồng, các thiết bị

dạy học và phiếu hỗ trợ học tập, đáp án).
2.3.3. Phương pháp thực hiện: Sử dụng phương pháp dạy học theo hợp
đồng là chủ yếu, ngoài ra kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học lịch sử
khác để tránh sự đơn điệu.
Phương pháp hợp đồng sẽ được sử dụng ở một số nội dung sau, mỗi nội
dung sẽ được coi là 1 nhiệm vụ trong văn bản hợp đồng bao gồm.
- Nhiệm vụ 1: Phong trào Cần vương nổ ra trong hoàn cảnh nào?
- Nhiệm vụ 2: Hiểu biết của em về vua Hàm nghi và thượng thư bộ binh Tôn Thất
Thuyết.
- Nhiệm vụ 3: Rút ra nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng
nổ của phong trào.
- Nhiệm vụ 4: Giải thích “Cần vương”, giải thích “Phong trào Cần vương”, nêu
tính chất.
- Nhiệm vụ 5: Lập bảng so sánh về đặc điểm hai giai đoạn phát triển của phong
trào Cần vương.
- Nhiệm vụ 6: Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.
- Nhiệm vụ 7: Lập bảng so sánh sự khác nhau và giống nhau về Phong trào Cần
vương và phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1884.
2.3.4. GV lên nội dung cho bản hợp đồng và giao nhiệm vụ cho các nhóm
HS thơng qua văn bản hợp đồng, sau đó phơ tơ theo nhóm trong lớp, và chia
nhóm (chú ý chia nhóm theo bàn học để tránh sự lộn xộn mất trật tự trong lớp).
Như vậy nếu sĩ số lớp 40, có 10 bàn học ta chia khoảng 5 nhóm, 5 nhóm sẽ cùng
thực hiện một bản hợp đồng.
2.3.5. GV thiết kế đáp án trên Powerpoint để HS có thơng tin phản hồi.
2.3.6. Đánh giá bằng cách cho điểm hoặc cho học sinh tự đánh giá chéo
sau khi hoàn thành bản hợp đồng và có thơng tin phản hồi.
Trong phạm vi bài viết này, tơi khơng có ý định thiết kế thành một giáo án hoàn
chỉnh mà chỉ nêu cách sử dụng phương pháp học theo hợp đồng vào một tiết dạy
học để có thể phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
2.3.7. Tổ chức thực hiện

2.3.7.1. GV thông báo cho HS tiết được thực hiện dạy học theo phương pháp
học theo hợp đồng là tiết Bài 21, tiết 1, mục I: Phong trào cần Vương cuối thế
kỷ XIX. SGK 11. CTC.

skkn


6
Phương pháp được sử dụng chủ yếu là học theo hợp đồng (phương pháp rất
mới GV phải giải thích trước cho học sinh để các em chủ động và không bỡ
ngỡ).
2.3.7.2. GV giới thiệu cho HS hiểu thêm về phương pháp này như sau:
a. Khái niệm: học theo hợp đồng là mỗi HS hoặc nhóm HS được giao một hợp
đồng gồm các nhiệm vụ trong bài, HS chủ động độc lập và quyết định thỏa thuận
vể thời gian cho mỗi nhiệm vụ được giao và hoàn thành hợp đồng theo khả năng
của mình.
b. Các bước thực hiện học theo hợp đồng là
- Bước 1: Kí hợp đồng: GV trao cho nhóm HS bản hợp đồng do chính GV đã
chuẩn bị sẵn và giải thích từng mục và kí hiệu trong văn bản hợp đồng.
- Bước 2: Hướng dẫn thực hiện hợp đồng: GV yêu nhóm HS thực hiện
nhiệm vụ một cách độc lập nhưng nếu gặp khó khăn HS có thể đưa ra tín hiệu (giơ
tay) để có sự trợ giúp của GV và HS khác thông qua hoạt động hợp tác.
- Bước 3: Nghiệm thu hợp đồng: (GV thông báo thời gian thu hợp đồng, nếu
nhóm nào chưa hồn thành thì theo dõi các nhóm đã hồn thành và đáp án của cơ
giáo về nhà tiếp tục hồn thành).
- Bước 4: Củng cố và đánh giá hợp đồng: ( GV để HS tự đánh giá, các nhóm
đánh giá chéo, GV đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành và năng lực của các
nhóm , GV chấm điểm tại chỗ hoặc thu về nhà chấm)
(phần giải thích này phải bố trí thời gian từ tiết trước để HS hiểu cách làm)
2.3.7.3. Áp dụng cụ thể vào Bài 21, tiết 28, mục I: Phong trào Cần vương

cuối thế kỷ XIX . SGK 11.CTC
Bố cục bài 21, tiết 28, mục I. Phong trào Cần vương gồm:
Mục
Tên mục
Phương pháp thực hiện
Học theo hợp đồng là chủ yếu
Cuộc phản công quân Pháp của kết hợp các phương pháp dạy
Mục 1
phái chủ chiến và sự bùng nổ của học lịch sử khác (giải quyết vấn
phong trào Cần vương.
đề, trực quan, khai thác tư liệu,
tài liệu…)
Học theo hợp đồng là chủ yếu
kết hợp các phương pháp dạy
Các giai đoạn phát triển của
Mục 2
học lịch sử khác (giải quyết vấn
phong trào Cần vương.
đề, trực quan, khai thác tư liệu,
lược đồ, tài liệu…)
2.3.7.4. GV xác định mục tiêu bài học
* Kiến thức
HS cần nắm
- Hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần vương, quyết tâm kháng chiến của Phái chủ
chiến có sự ủng hộ của đơng đảo nhân dân trong cả nước.
- Đặc điểm hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương, rút ra điểm giống

skkn



7
nhau và khác nhau.
- Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm cho phong trào đấu
tranh chống Pháp ở giai đoạn sau.
* Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khai thác thu thập xử lí thơng tin, kĩ năng so sánh, phân tích và đánh
giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng lập bảng biểu, kĩ năng lập sơ đồ tư duy, kĩ năng biết cách thực
hiện một hợp đồng làm việc….
* Thái độ
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước.
- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đồn kết dân tộc.
- Giáo dục ý thức nâng cao tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi hồn cảnh.
- Giáo dục lịng biết ơn đối với những anh hùng có cơng với đất nước.
- Giáo dục lịng u thích mơn học thơng qua hứng thú học tập qua phương pháp
học theo hợp đồng.
* Năng lực và phẩm chất cần hướng tới
- Năng lực
+ Năng lực chung
Học theo hợp đồng hướng tới phát triển năng lực biết thực hiện một hợp
đồng làm việc, năng lực sáng tạo, tự chủ; năng lực tư duy logic; năng lực làm việc
nhóm; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp, phát triển ngôn ngữ; năng lực
sử dụng công nghệ thông tin, năng lực khai thác tài liệu, tư liệu để giải quyết vấn
đề.
+ Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng đến lịch sử dân
tộc.
+ Năng lực thực hành lập bảng niên biểu lịch sử; xác định và giải quyết mối
liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau thơng qua đó lí giải
được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử.

+ Năng lực so sánh sự kiện, đặc điểm của sự kiện lịch sử, năng lực thuyết
trình về một vấn đề lịch sử, phân tích điều kiện, bối cảnh, nguyên nhân dẫn đến sự
kiện, phong trào, năng lực nhận định, đánh giá về sự cống hiến của nhân vật lịch sử
đó đối với dân tộc.
+ Năng lực rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch
sử, nhân vật lịch sử.
- Phẩm chất
+ Hình thành phẩm chất yêu quê hương đất nước.
+ Tự lập, tự tin, tự chủ.
+ Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, với nhân dân.
2.3.7.5. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Hình thức: Dạy học trên lớp, dạy học cả lớp, dạy học cá nhân, nhóm.

skkn


8
- Phương pháp: Dạy học hợp đồng là chủ yếu ngoài ra kết hợp với các
phương pháp khác: dạy học giải quyết vấn đề,  dạy học trực quan, dạy học lịch sử
qua sử dụng tài liệu, lược đồ….
2.3.7.6. Sự chuẩn bị của GV và HS
* Giáo viên
- Bản hợp đồng có đầy đủ các nội dung thể hiện nhiệm vụ bài học. Hệ thống
câu hỏi, bài tập củng cố đánh giá theo định hướng năng lực của các chủ đề trên cơ
sở chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Phiếu học tập hỗ trợ, máy chiếu, tranh ảnh, lược đồ những địa điểm diễn
ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.
* Học sinh
- Tìm hiểu thêm về phương pháp học theo hợp đồng trên mạng Internet và
các câu hỏi của giáo viên đã giao nhiệm vụ cho các nhóm trước đó.

- SGK, vở bài tập, tài liệu liên quan, bút dạ, sơ đồ, lược đồ.
2.3.7.7. Tiến trình bài học theo phương pháp hợp đồng (ở đây tơi khơng có ý
định thiết kế một giáo án chi tiết mà nêu cách áp dụng phương pháp dạy học theo
hợp đồng vào bài học để phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh)
*. Phần hoạt động khởi động: GV chiếu một đoạn video giới thiệu sơ lược
về Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (khai thác trên youtube một đoạn khoảng ba
phút, hoặc tự làm video bài giảng ghi âm lại trên phần mềm Powerpoint).
* Tiến trình bài học theo phương pháp học theo hợp đồng.
Bước 1:Tổ chức kí hợp đồng.
- GV giới thiệu mẫu bản hợp đồng, biểu tượng và các nhiệm vụ trong hợp đồng cho
cả hai mục trên như sau:

Bắt buộc
Sản
Hồ
(BB)/khơng Nhóm /
stt
Nhiệm vụ
phẩm của
n
Chưa
băt buộc
HS
HS
thàn hồn
(KBB)
h
thành
Phong trào Cần
Lớp có ………

1 vương nổ ra trong Hỗ trợ từ GV 10 bàn ……….
hồn cảnh nào?
thì chia
thành 5 ………
Hiểu biết của em
về nhân vật lịch sử Hỗ trợ từ GV nhóm. ………..
2
(cả 5
Vua Hàm Nghi và
qua phiếu
nhóm
Tơn Thất Thuyết.
cùng
3 Rút ra nguyên
BB
……….
thực hiện ………..
nhân sâu xa và
bản hợp
nguyên nhân trực
đồng
tiếp dẫn đến sự
này)
bùng nổ của phang

skkn


9


4

5

6

trào.
Giải thích “Cần
Vương” giải thích
Phong trào Cần
Hỗ trợ từ GV
vương, nêu tính
chất.
Lập bảng biểu về
hai giai đoạn phát
triển của phong
trào cần vương.
Nguyên nhân thất
bại, ý nghĩa lịch sử
và bài học kinh
nghiệm.

……….
………..

…………
…………

BB


KBB (nâng
cao)

…………
………….

Lập bảng so sánh
………..
sự khác nhau và
………..
giống nhau về
……..
Phong trào cần
………..
KBB (nâng
7 Vương và phong
cao)
trào kháng chiến
chống Pháp của
nhân dân ta từ
1858-1884.
Em có 25 phút để hồn thành bản hợp đồng
Họ tên………………………………………….
Đã hiểu rõ nội dung của hợp đồng. Xin cam kết hoàn thành hợp đồng đúng thời
hạn.
Giáo viên ………
Học sinh………
GV giải thích cho HS hiểu một số kí hiệu trong hợp đồng, cột sản phẩm chính
là sản phầm mà học sinh đã tạo ra sau khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hợp
đồng.

- Nhóm có 8 HS ,7 HS làm nhiệm vụ khai thác thông tin trong SGK, phiếu hỗ trợ ,
,hợp tác đưa ra ý kiến thống nhất. HS còn lại vừa theo dõi và ghi chép kiến thức
để hoàn thành nhiệm vụ trong hợp đồng.
 . Hồn thành thì HS tích vào ơ.
. Chưa hồn thành. HS vẽ biểu tượng vào ơ.
GV trao cho HS hợp đồng có chữ kí của GV, HS nghiên cứu nội dung của hợp
đồng.
GV hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trong bản hợp đồng nếu HS gặp khó

skkn


10
khăn hoặc chỗ nào chưa hiểu GV giúp đỡ, hỗ trợ.
GV tổ chức cho HS kí hợp đồng.
Bước 2: Thực hiện hợp đồng.
- GV giới thiệu các phiếu hỗ trợ, các phiếu này phô tô sẵn gồm:
Phiếu tư liệu cung cấp kiến thức về cuộc đời và hoạt động của Vua Hàm Nghi
và Tôn Thất Thuyết.
PHIẾU SỐ 1
Hàm Nghi là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng
trong lịch sử Việt Nam.
Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại
thần Nguyễn Văn Tường và Tơn Thất Thuyết đưa lên ngơi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản
công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tơn Thất Thuyết đưa ơng ra ngồi và phát
chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp.
Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi
dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng
Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng
6 năm Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng

thị vệ, tiến vào điện Thái Hịa để làm lễ lên ngơi hồng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi.
Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi
Marcel Gaultier đã viết:


Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vơ tình
vị vua trẻ tuổi đã làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: với ý chí
cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quan tại Huế, triều đình An
Nam vẫn biểu dương một thái độ khơng hèn. Thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính
đề ra. Hội đồng ấy rất có lý mà tin chắc rằng dân chúng trông vào thái độ của
nhà vua để noi theo, xem thái độ ấy như mệnh lệnh [chống lại người Pháp]
khơng nói ra bằng lời...

PHIẾU SỐ 2
Tơn Thất Thuyết (1835 – 1913), biểu tự Đàm Phu, là quan phụ chính đại
thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hịa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều
đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Ơng làm quan đầu triều trong giai đoạn Việt Nam lâm nguy: bên ngồi thì bị qn
Pháp xâm chiếm, bên trong thì vua Nguyễn nhu nhược bất tài, trong khi ông luôn chủ
trương phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước. Ông là người đã phế lập các vua
Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc trong một thời gian ngắn do những ơng vua này q
bất tài hoặc có ý đầu hàng Pháp, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên
trong hoàng tộc, cho tới khi Hàm Nghi (1 vị vua có dũng khí chống Pháp) được ơng hỗ
trợ lên ngơi. Khi thất bại trong một cuộc binh biến chống Pháp năm 1885, Tơn Thất
Thuyết đã phị tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và

skkn


11

chính ơng nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, bản chiếu thư nổi tiếng kêu
gọi nhân dân Việt Nam u nước đứng lên chống Pháp. Tồn bộ gia đình 3 đời của ông
cũng tham gia kháng chiến và phần lớn đã hy sinh vì nước, được sử sách và nhân dân
ca ngợi là "Toàn gia ái quốc".

PHIẾU SỐ 3
Phiếu bảng so sánh hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
Tiêu chí
Giai đoạn 1(1885-1888)
Giai đoạn 2 (1888-1896)
SỰ KHÁC NHAU
Lãnh đạo
Quy mô, số lượng
Địa bàn hoạt động
Kết quả cụ thể
SỰ GIỐNG NHAU
Thành phần lãnh đạo
Hình thức đấu tranh
Lực lượng tham gia
Kết quả chung
Học sinh thực hiện các nhiệm vụ theo thứ tự, lựa chọn phiếu hỗ trợ phù hợp
với nội dung, trình độ, nhịp độ làm việc của mỗi nhóm và thời gian đã thỏa thuận.
Học sinh điền các kiến thức bắt buộc để hoàn thành bản hợp đồng.
Bước 3: Nghiệm thu
Trước khi kết thúc các nhiệm vụ theo thời gian quy định, giáo viên cho các
em một khoảng thời gian nhất định ở trên lớp để các em nhanh chóng hồn thành
bản hợp đồng của mình khoảng 30 phút. Nếu có những nhiệm vụ HS chưa hồn
thành, giáo viên yêu cầu các em dừng lại theo dõi những bản hợp đồng của các
nhóm đã hồn thành và thơng tin phản hồi của cô để hiểu và về nhà hoàn thành.
- Giáo viên chiếu nội dung của từng nhiệm vụ, và u cầu đại diện nhóm

trình bày sản phẩm, sau đó GV giảng cho HS nghe phần kiến thức nâng cao, hoặc
khơng có trong SGK. giáo viên cho HS đối chiếu bản hợp đồng qua thông tin phản
hổi của cơ trên máy chiếu, có thể cho các nhóm đánh giá chéo bằng cách điền kí
hiệu hoặc cho điểm bạn.
- Giáo viên điều chỉnh và nhận xét chung, cho điểm những nhóm làm tốt
nhất
giáo viên cung cấp tồn bộ nội dung của các nhiệm vụ đã giao trong bản hợp đồng
như sau:
* Nhiệm vụ 1: Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

skkn


12
Với nhiệm vụ này, giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm
(Nhiệm vụ 1) đã thực hiện trong bản hợp đồng dưới hình thức tự thuyết trình trước
lớp, các nhóm khác có thể bổ sung để hồn thành nhiệm vụ. Sau đó giáo viên giúp
học sinh nắm các ý về hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần vương cho rõ ràng, dễ
học, dễ tiếp nhận kiến thức bằng cách hình thành sơ đồ tư duy trên máy chiếu theo
mẫu dưới đây.

Kí Hiệp ước
1883,1884,
triều đình
phong kiến
đầu hàng
pháp

Nhân dân,
văn thân sĩ

phu và phái
chủ chiến
kháng cự
quyết liệt.

Sau hiệp ước 1883,1884,
Pháp cơ bản hoàn
thành xâm lược Việt
Nam

Phái chủ chiến đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành
động

Liên kết văn thân sĩ
phu, nhân dân xây
dựng lực lượng

Đưa Ưng
Lịch lên ngôi
( Hàm Nghi)

Xây dựng căn
cứ ở Tân Sở Quảng Trị

Pháp tìm cách loại phe chủ chiến
Phe chủ chiến ra tay
trước, tấn công Pháp
tại kinh thành Huế ở
hai điểm : Toà Khâm
sứ và đồn Mang Cá

vào đêm mồng 4 rạng
mồng 5/7/1885

Kết quả: Phe
chủ chiến thất
bại, rời khỏi
kinh thành đến
Tân Sở Quảng Trị

13/7/1885, Tôn Thất
Thuyết thay mặt vua
Hàm Nghi xuống chiều
Cần vương, phong trào
Cần vương bùng nổ.

Trong quá trình hình thành sơ đồ tư duy, GV sử dụng các câu hỏi để khắc sâu

skkn


13
kiến thức cho HS như:
- Việc triều đình kí Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt(1884) vấp sự phản đối
của những lực lượng nào?
- Phái chủ chiến đã có những hành động gì để chống Pháp?
- Sự biến kinh thành Huế đên mồng 4 rạng ngày mồng 5 diễn ra như thế nào, kết
quả ra sao?
*Nhiệm vụ 2: Hiểu biết của em về vua Hàm Nghi và thượng thư bộ binh
Tôn Thất Thuyết.
Từ sơ đồ tư duy trên giáo viên kết hợp cho HS thực hiện nhiệm vụ số

2: Hiểu biết của em về Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi. Để thực hiện nhiệm vụ
trên HS đã có phiếu hỗ trợ (phiếu số 1,2 giáo viên đã cung cấp trước đó. Do đó
thời gian thực hiện nhiệm vụ này nhanh hơn) giáo viên chiếu chân dung vua Hàm
Nghi và Tôn Thất Thuyết để các em có cái nhìn trực quan về chân dung hai nhân
vật lịch sử nổi tiếng này.

Vua Hàm Nghi

Tôn Thất Thuyết

Như vậy với việc để HS tự trình bày sản phẩm của mình qua hai nhiệm vụ
đầu tiên, kết hợp với thông tin phản hồi của cô trên máy chiếu, học sinh sẽ phát
triển được năng lực hợp tác nhóm để giải quyết vấn đề, năng lực thuyết trình một
vấn đề lịch sử, năng lực phát triển ngôn ngữ, diễn đạt và phát triển các phẩm chất
yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm, ý thức trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.
*Nhiệm vụ 3: Rút ra nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến sự bùng nổ của phong trào.
Đây là nhiệm vụ đòi hỏi học sinh có tư duy cao, có khả năng vận dụng cao
để giải quyết vấn đề. Đưa nhiệm vụ học tập này trong bài học mục đích nâng cao
phần kiến thức cho HS để học sinh hiểu học lịch sử không phải là chép những gì
sách giáo khoa đã có, như vậy thì rất nhàm chán, và học sinh khơng đánh giá cao
năng lực của giáo viên.
Với nhiệm vụ này các em đã trình bày sản phẩm trong bản hợp đồng, giáo
viên gọi các em nói lên suy nghĩ của mình, sẽ có những nhóm HS khơng làm được
nhiệm vụ này, giáo viên chú ý quan tâm và giúp đỡ các em để các em hồn thành
nhiệm vụ. Nếu nhóm nào trình bày tốt câu này giáo viên cho điểm miệng để các
em phấn khởi lấy động lực học tập. Sau đó giáo viên chốt lại.

skkn



14
- Nguyên nhân sâu xa: Do Pháp buộc triều đình kí hai bản hiệp ước
Hácmăng (1883) và Patơnố t(1884) với Pháp, điều đó có nghĩa là độc lập chủ
quyền dân tộc đã mất. Vì vậy chính sự kiện trên đã làm cho mâu thuẫn dân tộc gay
gắt lại
gay gắt hơn.
- Nguyễn nhân trực tiếp: Châm ngòi nổ cho phong trào Cần vường bắt
nguồn tự cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế đêm
mồng 4 rạng ngày mồng 5/7/1885.
*Nhiệm vụ 4: Giải thích “Cần vương”, giải thích Phong trào Cần vương,
nêu tính chất.
HS tiếp tục trình bày theo sản phẩm đã làm trong bản hợp đồng, GV cho các
nhóm khác trình bày thêm để có sự so sánh giữa nhóm này với nhóm kia. Cũng
giống như nhiệm vụ 3, đây là nhiệm vụ đòi hỏi tư duy cao, kiến thức suy luận,
khơng có trong SGK nên nhóm nào làm tốt, giáo viên tiếp tục cho điểm để học
sinh phấn khởi học tập.
Giáo viên trình chiếu Chiếu Cần vương và nội dung của Chiếu Cần vương để
học sinh thấy được mục đích và tính chất của phong trào Cần vương.

Hiểu Cần
vương nghĩa là
giúp vua (vua cần sự giúp đỡ của nhân dân chống Pháp lấy lại chủ quyền đã mất)
Hiểu Phong trào Cần vương là phong trào kêu gọi nhân dân văn thân sĩ
phu đứng lên giúp vua chống Pháp, giành độc lập và khôi phục lại nền quân chủ
đã mất.
Tính chất của phong trào Cần vương: Là phong trào yêu nước nhưng mang
tính chất phong kiến vì: mục đích là chống Pháp và khơi phục lại nền quân chủ
(chế độ phong kiến), do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo.
*Nhiệm vụ 5: Lập bảng so sánh về đặc điểm hai giai đoạn phát triển của

phong trào Cần vương.
Nhiệm vụ này HS sử dụng mẫu phiếu hỗ trợ số 3 để làm, giáo viên nên hỏi
xem nhóm nào đã hồn thành, giáo viên u cầu các em trình bày, giáo viên cho
những nhóm khác nhận xét, đánh giá, nếu các em trình bày tốt giáo viên cho điểm,
nếu có sai sót về phần kiến thức, các em bổ sung và hoàn thiện tại lớp hoặc về nhà.
giáo viên giảng cho HS cho học sinh nghe thêm về đặc điểm hai giai đoạn phát
triển của phong trào trên lược đồ, nhấn mạnh các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong
đó khẳng định khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì nó mang

skkn


15
đầy đủ đặc điểm của phong trào Cần vương và thời gian kéo dài trùng khớp với
phong trào Cần vương (1885- 1896)

Lược đồ những địa điểm nổ ra các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương.
GV chiếu thông tin phản hồi như sau:
Bảng so sánh về hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
Tiêu chí
Giai đoạn 1(1885-1888)
Giai đoạn 2 (1888-1896)
SỰ KHÁC NHAU
- Khơng cịn vua ( khơng sự
- Vua Hàm Nghi, Tơn Thất
lãnh đạo của triều đình)
Lãnh đạo
Thuyết và một số quan lại,
quyền lãnh đạo thuộc về
văn thân sĩ phu yêu nước.

văn thân, sĩ phu.
- Lớn số lượng ít, quy tụ
- Nhỏ, lẻ tẻ, số lượng nhiều
thành những trung tâm khởi
lên tới hàng trăm cuộc
nghĩa lớn như: Bãi Sậy, Ba
Quy mơ, số lượng
khởi nghĩa.
Đình, Hương Khê
=> phong trào phát triển
=>Phong trào phát triển
theo chiều rộng.
theo chiều sâu.
- Thu hẹp về vùng trung du
Địa bàn hoạt động
- Khắp Bắc và Trung kì.
và miền núi.
- Thất bại – tiếng súng trên
- Thất bại, năm 1888, vua
núi Vụ Quang(1896) của
Hàm Nghi bị bắt và bị
Kết quả cụ thể
khởi nghĩa Hương Khê đã
Pháp đày sang
chấm dứt phong trào Cần
Angiêri
vương.
SỰ GIỐNG NHAU
Thành phần lãnh đạo. Văn thân, sĩ phu yêu nước
Hình thức đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang
Lực lượng tham gia
Đông đảo quần chúng nhân dân
Kết quả chung
Thất bạị
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ này GV có thể gọi chấm điểm các nhóm để các
em có thêm động lực học tập.
Như vậy nhiệm vụ học tập trên sẽ phát triển một số năng lực chuyên biệt như

skkn


16
năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
, tái hiện sự kiện, so sánh, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử; nhận xét
đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân
vật lịch sử.
Phẩm chất sẽ được hình thành khi học sinh thấy được sự nhiệt thành cách
mạng của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các quan lại, văn thân sĩ phu, nhân
dân yêu nước thời bầy giờ đó là yêu nước, cảm phục, ngưỡng mộ, trân trọng những
cống hiến của cha ông cho độc lập dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ xây dựng đối
với đất nước quê hương…
* Nhiệm vụ 6. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.
Đây là nội dung trong bản hợp đồng khơng bắt buộc, nếu cịn thời gian, giáo
viên hướng dẫn các em giải quyết nhiệm vụ này vì kiến thức của nhiệm vụ 6 địi
hỏi khả năng vận dụng, đánh giá, nhận xét từ những kiên thức cơ bản. Đối với các
lớp đại trà giáo viên gợi ý và cung cấp kiến thức cho học sinh, đối với lớp khối,
giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho các em thông qua sơ đồ tư duy sau:
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG


Nguyên nhân thất bại

- Khách quan:
Pháp mạnh về lực
lượng,vũ khĩ, trang
thiết bị kĩ thuật,..
- Chủ quan: Đường
lối đấu tranh chưa
phù hợp, thiếu giai
cấp tiên tiến lãnh
đạo….

Ý nghĩa

- Thể hiện tinh thần yêu
nước, chống giặc ngoại
xâm của nhân dân ta
- Giáng cho Pháp những
địn chí mạng và gây tổn
thất lớn cho chúng.
Để lại bài học kinh
nghiệm cho phong trào
chống Pháp ở thời kì
sau.

Bài học kinh nghiệm

- Phải có đường lối
đấu tranh đúng đắn
và giai cấp lãnh

đạo tiên tiến
- Thực hiện đồn
kết tồn dân phát
huy sức mạnh tổng
hợp
của
dân
tộc…..

Việc hình thành sơ đồ tư duy và rút ra những nhận xét, đánh giá trên giúp
học sinh phát triển năng lực tư duy lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét một vấn
đề lịch sử và từ đó có khả năng rút được bài học cho chính bản thân trong cuộc
sống.
*Nhiệm vụ 7. Hãy so sánh phong trào kháng chiến chống Pháp của
nhân dân ta từ 1858-1884 với phong trào Cần vương? Điểm khác biệt cơ bản

skkn


17
của 2 phong trào này là gì?
Nhiệm vụ 7 là nhiệm vụ không bắt buộc trong giờ dạy, các em có thể về nhà tự
đọc tài liệu, khai thác kiến thức trên mạng Internet để hồn thành, nếu gặp khó
khăn, giáo viên giúp đỡ các em để các em có kiến thức chuyên sâu và vận dụng để
làm bài tập ở mức độ vận dụng cao
GV có thể hướng dẫn nhanh thơng qua việc trình chiếu bảng kiến thức tham
khảo sau:
Tiêu chí
Phong trào chống của
Phong trào Cần Vương

Pháp nhân dân ta từ
1858-1884
Lãnh đạo
- Văn thân, sĩ phu, nông - Giai đoạn 1 có vua ,quan lại
dân
trong triều đình.
- Giai đoạn 2 khơng cịn vua quyền
lãnh đạo thuộc về văn thân sĩ phu.
Mục đích
- Chống Pháp vì độc lập - Chống pháp, vì vua để khơi phục
dân tộc.
lại nền qn chủ đã mất.
Hình thức - Tự phát – khởi nghĩa, - Khởi nghĩa vũ trang theo chiếu
đấu tranh
bất hợp tác ...
Cần Vương (có tính tự giác)
Phạm vi
- Lúc đầu ở 3 tỉnh miền - Giai đoạn 1 ở khắp Băc,Trung Kỳ
Đông rồi lan đến 3 tỉnh sau đó thu hẹp ở trung du và miền
miền Tây, đến các tỉnh núi.
đồng bằng Bắc Kỳ.
Kết quả
- Thất bại
- Thất bại
* Điểm khác biệt: Cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân từ 1858-1884 Lúc
đầu triều đình ra sức chống trả sau đó quay lưng lại với cuộc đấu tranh của nhân
dân từ 1862. Cịn phong trào Cần vương đích thân triều đình đứng lên lãnh đạo
nhân dân kháng chiến.
Giải quyết nhiệm vụ trên bằng cách lập bảng biểu, lựa chọn kiến thức SGK
đưa vào bảng, từ đó, phân tích đưa ra nhận định, đánh giá vấn đề sẽ giúp học sinh

hình thành những năng lực cơ bản như: năng lực biết so sánh, năng lực đánh giá,
nhận xét, năng lực tư duy lịch sử, năng lực lựa chọn kiến thức lịch sử khi làm bảng
biểu…… Phẩm chất sẽ được hình thành khi học sinh thấy được sự nhiệt thành đấu
tranh của nhân dân ta, của cha ơng lúc bấy giờ đó là u nước, cảm phục, ngưỡng
mộ, trân trọng những cống hiến của cha ông cho độc lập dân tộc, ý thức trách
nhiệm đối với đất nước…
Như vậy việc hoàn thành các nhiệm vụ trong bản hợp đồng, đặc biệt là
nhiệm vụ số 6,7 (áp dụng cho các lớp học theo khối C, các lớp bồi dưỡng hoặc phụ
đạo học sinh khá giỏi) vào các buổi chiều sẽ rất bổ ích. Qua đó chắc chắn các sẽ
phát triển các năng lực của học sinh thơng qua bài học lịch sử có sử dụng phương
pháp dạy học mới của giáo viên. Cụ thể là:

skkn


18
+ Năng lực thực hành lập bảng niên biểu lịch sử, xác định và giải quyết mối
liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau thơng qua đó lí giải
được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử.
+ Năng lực so sánh nhân vật, sự kiện, giai đoạn, thời kì lịch sử; phân tích
một nhân vật, một sự kiện lịch sử; phản biện các nhận định hay luận điểm lịch sử,
giai đoạn lịch sử.
+ Nhận xét đánh giá các vấn đề lịch sử, rút ra bài học lịch sử từ những sự
kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật lịch sử.
+ Các phẩm chất được hình thành như yêu nước, ý thức trách nhiệm, độc lập,
tự tin, tự chủ...
Bước 4. Củng cố và đánh giá
Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ phần kiến thức trong hợp đồng, giáo viên
tổ cho học sinh làm bài tập củng cố bằng một phiếu học tập có các câu hỏi trắc
nghiệm dưới đây.

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần vương?
A. Triều đình kí hai bản Hiệp ước Hăc măng và Patơnốt làm cho mâu thuẫn dân tộc gay
gắt.
B. Pháp có âm mưu trừ khử Tơn Thất Thuyết – người đứng đầu phe chủ chiến.
C. Do phe chủ chiến tích cực chủ động chống Pháp , Pháp biết được tìm cách loại phe chủ
chiến.
D. Do sự biến tại kinh thành Huế làm cho phe chủ chiến phải rời khỏi kinh thành.
Câu 2. Mục đích của phong trào Cần vương là gì?
A. Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ mới.
B. Đánh Pháp, lật đổ ngôi vua thiết lập dân quyền?
C. Kêu gọi nhân dân giúp vua đánh Pháp khôi phục lại chế độ phong kiến.
D. Đánh Pháp giải phóng dân tộc.
Câu 3. Tính chất của phong trào Cần vương là :
A. tư sản.
B. vô sản. C. giải phóng dân tộc
D. phong kiến
4. Linh hồn của phong trào Cần vương là nhân vật nào?
A. Tôn thất Thuyết - Vua Hàm Nghi. B.Tôn Thất Thuyết – Tôn Thất Đảm.
C.Tôn Thất thuyết - Trần Xuân Soạn. D.Tôn thất Thuyết – Đinh Công Tráng.
Câu 4. Đáp án nào không nằm trong nguyên nhân chủ quan là cho phong trào Cần vương
thất bại?
A. thiếu sự liên kết phong trào trong toàn quốc. B. thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn
.C.thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến.
D. Pháp quá mạnh.
Câu 5. Trách nhiệm để mất nước trực tiếp thuộc về vị vua nào?
A. Vua Hiệp Hòa. B. Vua Hàm Nghi. C. Vua Tự Đức D. Vua Hàm Nghi.
Câu 6. Hiểu “Cần vương” có nghĩa là:
A. những điều bậc quân vương cần làm.
B. nhân dân giúp vua cứu nước.
C. chống Pháp xâm lược.

D. vua giúp nhân dân cứu nước.
Câu 7. Phong trào Cần vương kết thúc bằng sự kiện gì?
A. Tiếng súng kháng chiến đã im lặng trên núi Vụ Quang (Hương Khê- Hà Tĩnh).
B. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy thất bại năm 1893.
C. Cuộc khởi nghĩa Yến Thế thất bại năm (1913).
D. Vua Hàm nghi bị bắt năm 1888 và bị đầy sang An-giê-ri.
Câu 8. Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế.
B. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi.
C. Cuộc phản công Pháp ở kinh thành Huế của phe chủ chiến.
D. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương.

skkn


19

HS hoàn thành, giáo viên hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong phiếu
trên.
(Giáo viên có thể cho điểm nếu nhóm nào hồn thành xuất sắc bài tập củng cố
này)
Kết thúc bài giảng GV củng cố các nội dung trọng tâm của bài, giáo viên tổ
chức cho học sinh đánh giá hợp đồng như sau:
- Đánh giá chéo dựa vào thông tin phản hồi để cho điểm .
- GV thu về nhà chấm và sữa chữa những sai sót cụ thể cho những nhóm
chưa được trình bày trong quá trình học.
Như vậy phương pháp học theo hợp đồng nếu được nghiên cứu kĩ thì nó
cũng khơng q khó đối với người dạy, ngược lại, GV sẽ “nhàn” hơn khi dạy, nói
ít, và quan trọng hơn GV thấy được khă năng trình độ của mỗi cá nhân hoặc nhóm.
Về HS, HS sẽ chủ động thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận với mục đích

ngồi nắm kiến thức cịn lấy điểm nên chắc chắn các em sẽ phải thực hiện nghiêm
túc.
Ở đây sử dụng phương pháp này sẽ tránh được sự nhàm chán cho cả giáo
viên và HS, chắc chắc khơng cịn điệp khúc “mịn” về phương pháp ( hỏi – trả lời,
thảo luận nhóm hời hợt , khơng hiệu quả.)
2.4. Hiệu quả của SKKN
Với việc sử dụng phương pháp học theo hợp đồng vào bài 21, tiết 1, mục I:
Phong trào Cần vương tôi đã thực hiện trong học kì hai năm học 2021-2022 ở lớp
11A4, 11A1.
- Về phía HS: Kết quả khảo sát cụ thể ở 2 lớp 11A4, 11A1 (được dạy
phương pháp học theo hợp đồng) và 11A11 dạy theo phương pháp truyền thống
(tháng 4 /2022).
Bảng thống kê các đối tượng học sinh được áp dụng phương pháp dạy học
theo hợp đồng và không được áp dụng phương pháp học theo hợp đồng.
Đối tượng học Nắm được kiến thức Biết vận dụng kiến Chưa nắm được
sinh
cơ bản và hình thành thức ở cấp độ thấp
kiến thức cơ
được các năng lực và và cao, hài lòng
bản/ chưa biết

skkn



×