Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Skkn vận dụng kiến thức liên môn gây hứng thú học tập, giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu khi dạy bài phân bón hóa học môn hóa học 9 ở trường thcs nga thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 35 trang )

0
MỤC LỤC
Mục
A.
I.
II.
III.
IV.
1.
2.
3.
4.
5.
B.
I.
II.
1
2
III.
1.
2.
3.
IV.
1.
2.
C.
I.
II.
1.
2.
3.



Tên đề mục
MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận
Phương pháp dạy học trực tiếp
Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SKKN
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
Thực trạng về nội dung chương trình hiện nay
Thực trạng về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn ở
trường THCS Nga Thanh trong những năm học qua
CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tổ chức tìm hiểu ngun tắc xây dựng nội dung tích hợp liên
mơn
Tổ chức tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp liên
môn
Bài giảng thực nghiệm
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.
Quá trình thực hiện
Kết quả nghiên cứu
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ
Với ngành giáo dục cấp trên
Với giáo viên
Với học sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
PHỤ LỤC

skkn

Trang
1
1
2
2
3
3
3
3
3
3
3
3
4
4
4
6
6
6
6

19
19
19
19
19
20
20
20
20


1
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển hiện đại, địi hỏi phải có nguồn nhân lực chất
lượng cao. Để có nguồn nhân lực đáp ứng được với xu thế của thời đại thì giáo
dục đào tạo đóng một vai trị hết sức quan trọng. Muốn vậy ngay từ dưới mái
trường phổ thông, đặc biệt là cấp THCS cần đào tạo ra được những nhân tài gốc rễ của nguồn nhân lực đó. Do vậy trong quá trình dạy học, người thầy phải
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác tìm tòi của học sinh giúp
các em nắm bắt kiến thức một cách toàn diện nhất. Để đạt được như vậy trong
mỗi bài giảng giáo viên phải cải tiến được nội dung, phương pháp giảng dạy phù
hợp với môn học, tiết học, khai thác sâu kiến thức để rèn trí thơng minh, óc suy
nghĩ sáng tạo cho học sinh giúp các em nắm kiến thức nhanh và chính xác. Mặt
khác người dạy phải biết tổ chức tích hợp, lồng ghép kiến thức khoa học liên
quan giữa các môn học giúp phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học
sinh.
Đối với bộ mơn Hóa học việc tích hợp, lồng ghép kiến thức các mơn học
khác trong q trình giảng dạy hết sức quan trọng. Nó giúp học sinh tiếp thu
nhanh kiến thức một cách sâu rộng, toàn diện, nhớ lâu đồng thời còn tạo ra được
hứng thú học tập, đam mê tìm tịi sáng tạo, kích thích được lịng ham thích

nghiên cứu khoa học của học sinh. Bởi vì dạy học tích hợp được xây dựng trên
cơ sở những quan điểm tích cực về q trình học tập và q trình dạy học. Vận
dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các
năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý
nghĩa hơn so với việc học các môn học - các mặt giáo dục được thực hiện riêng
rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực
của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng
lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Có thể nói dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn đối với bộ mơn Hóa học là
hình thức dạy học khơng chỉ giúp học sinh nắm bắt kiến thức hóa học một cách
tồn diện mà cịn tạo cơ hội cho các em tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học
tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống, vận dụng giải quyết nhiều
tình huống xảy ra trong thực tiễn; giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác
và học tập độc lập. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự
nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan
đến nhiều môn học, như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp
luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục kĩ năng sống;
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an tồn
giao thơng,...
Tuy nhiên hiện nay việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn ở các mơn học
nói chung, mơn Hóa học nói riêng chưa được giáo viên của các nhà trường quan
tâm nghiên cứu và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả. Mặc dù đã có
nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của ngành. Đa số các giáo viên thực
hiện một cách đối phó, hình thức.

skkn


2
Nga Thanh là một xã ven biển có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông

nghiệp với các ngành nghề chính là: Trồng trọt, chăn ni, đánh bắt và ni
trồng thủy sản. Tuy nhiên trong q trình sản xuất, việc sử dụng phân bón hóa
học, phân chuồng chưa đúng cách, chưa hiệu quả dẫn đến ô nhiễm môi trường
ngày một nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của
nhân dân. Trong số các môn học ở trường THCS thì mơn Hóa học là một trong
những môn học giúp học sinh và người nông dân khắc phục được tình trạng ơ
nhiễm do phân bón gây ra. Ngồi ra cịn cung cấp các kiến thức cơ bản về quy
trình sản xuất an tồn, hiệu quả, năng suất cao tạo ra những sản phẩm sạch, chất
lượng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với những lý do đã phân tích ở trên, để góp phần giúp học sinh học mơn
Hóa học tốt hơn tơi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Vận dụng kiến thức liên môn
gây hứng thú học tập, giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu khi dạy bài “Phân bón hóa học” mơn Hóa học 9 ở trường THCS
Nga Thanh”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu để tìm hiểu tầm quan trọng của việc vận dụng dạy học tích hợp
liên mơn trong giảng dạy mơn Hóa học 9, góp phần đổi mới phương pháp dạy
học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh đặc biệt là ‘‘vấn đề bảo vệ môi
trường và sản xuất lương thực, thực phẩm an tồn trong nơng nghiệp’’.
Thiết kế, chuẩn bị tốt các nội dung tích hợp trong các bài dạy cụ thể phù hợp
với nội dung bài học; phát huy được khả năng, kĩ năng tìm tịi rút ra được kiến
thức mới của học sinh.
Hướng dẫn học sinh nắm bắt và thực hiện tốt các nội dung tích hợp, lồng
ghép của bài học với các môn học khác, giúp học sinh hiểu rõ bản chất của từng
bài học cụ thể.
Giúp cho các em học sinh nắm vững kiến thức và có thêm một số kỹ năng
vận dụng các kiến thức đó vào thực tiễn ở gia đình và địa phương.
Nghiên cứu việc nâng cao chất lượng của học sinh và ý thức bảo vệ mơi
trường cũng như sản xuất thực phẩm an tồn trong nơng nghiệp cho học sinh
thơng qua chủ đề tích hợp liên mơn trong dạy học Hóa học 9.

Tạo cho học sinh niềm tin, sự yên tâm, say mê học tập và tìm tịi thêm về
mơn học. Phát huy được quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá tìm tịi tri
thức một cách chủ động, tích cực đó là quá trình tự phát hiện và giải quyết các
vấn đề. Góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy học mơn Hóa học
9 ở trường THCS Nga Thanh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng: Giáo viên bộ môn và các em học sinh khối 9 của trường THCS
Nga Thanh.
Nghiên cứu cách thức các biện pháp vận dụng dạy học theo tích hợp liên
mơn trong giảng dạy mơn Hóa học 9, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở
Trường THCS Nga Thanh.
Chất lượng học tập, ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
của học sinh thơng qua việc học các bài có thể tích hợp.

skkn


3
Tơi đã tiến hành tích hợp liên mơn vào giảng dạy và theo dõi kết quả học tập
của học sinh khối 9 trường THCS Nga Thanh - Nga Sơn.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận
Tìm đọc và nghiên cứu kĩ SGK, các tài liệu về nội dung tích hợp, qua đó
nghiên cứu được vai trị của phương pháp tích hợp cho học sinh nhằm xây dựng
cơ sở lí luận cho đề tài.
2. Phương pháp dạy học trực tiếp
Thực hiện các tiết dạy tại lớp 9B có sử dụng các nội dung tích hợp.
3. Phương pháp thu thập thơng tin
Khảo sát thực tế học sinh: Qua đợt khảo sát đầu năm 2021 – 2022 và kết quả

học tập bộ mơn của các khóa học trước.
4. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Trực tiếp dự giờ giáo viên, trao đổi cùng đồng nghiệp về cách hướng dẫn
học sinh nắm bắt và thực hiện tốt các nội dung tích hợp từ khâu chuẩn bị đến
khâu vận dụng ở các bài học cụ thể, xem đồng nghiệp cảm thấy khi dạy vấn đề
này thì phần nào là khó dạy nhất để rút kinh nghiệm.
Trao đổi với học sinh xem khi tiến hành tích hợp, lồng ghép kiến thức giữa
các mơn học, các em cảm thấy khó nhất ở bước nào, khâu nào, tại sao?
Trực tiếp chấm, chữa bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì qua các năm
học của học sinh nhằm tìm hiểu việc học tập và nắm bắt kiến thức của các em.
5. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Từ kết quả khảo sát, tiến hành thống kê, so sánh, phân tích và xử lí thơng tin,
thu thập ý kiến phản hồi của học sinh và đồng nghiệp để khái qt hóa tình hình
nắm bắt kiến thức và kĩ năng, vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn đời
sống của học sinh để đưa ra biện pháp khắc phục.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Dạy học tích hợp liên mơn là một trong những ngun tắc quan trọng trong
dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà
trường. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn là hình thức tìm tịi những nội
dung, khái niệm, tư tưởng chung, những chủ đề giao thoa giữa các mơn học với
nhau, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số mơn học có liên hệ
với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học
sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực
tiễn.
Tại diễn đàn giáo dục ngày 02/11/2013.Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn
Vinh Hiển cho biết: "Dạy học tích hợp liên mơn sẽ mang lại nhiều lợi ích như
giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc
tìm kiếm thơng tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái

độ học tập tích cực đối với học sinh”.

skkn


4
Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp - Dạy học phân hóa trong chương
trình giáo dục phổ thông” được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012. Phương
án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thơng
Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp học. Đối với cấp trung học cơ sở, tương tự như
chương trình hiện hành tăng cường tích hợp trong nội bộ mơn học Tốn, Ngữ
văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân, Sinh học, Hóa học,.. và lồng
ghép các vấn đề như mơi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, an tồn thực
phẩm,… vào các môn học và hoạt động giáo dục. Hai môn học mới được phát
triển. Một là Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở môn Vật lý, Hóa học,
Sinh học trong chương trình hiện hành. Và môn Khoa học xã hội được xây dựng
trên cơ sở các mơn học Lịch sử, Địa lý trong chương trình hiện hành và thêm
một số vấn đề xã hội.
Để khuyến khích giáo viên, học sinh sáng tạo, thực hiện dạy và học theo chủ
đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học, tăng cường khả năng tự
học, tự nghiên cứu và thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết, thực hành trong nhà
trường với thực tiễn đời sống. Từ năm học 2013-2014, Bộ GD& ĐT đã tổ chức
cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học và Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho
giáo viên trung học.
Với những căn cứ nêu trên cho thấy dạy học tích hợp liên mơn là một trong
những hình thức dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả cao cho người
học và người dạy.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN

1. Thực trạng về nội dung chương trình SGK hiện nay
Với những căn cứ nêu trên cho thấy dạy học tích hợp liên mơn là một trong
những hình thức dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả cao cho người
học và người dạy.
SGK thiết kế nặng, không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn đến sự
trùng lặp một số kiến thức giữa các cấp học, môn học.
Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn
đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
Thể hiện dưới hình thức một mơn khoa học, nhiều bài học khô khan, một số
kiến thức hàn lâm không gắn liền với thực tiễn đời sống.
2. Thực trạng về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường
THCS Nga Thanh trong những năm học qua
* Đối với nhà trường:
Trang thiết bị phục vụ cho cơng tác dạy học tích hợp liên mơn cịn thiếu
thốn: Tài liệu về tích hợp liên mơn cho giáo viên chưa có; phịng học chức năng
khơng, xuống cấp.
Do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan
đến dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn nên nhà trường cịn lúng
túng trong khâu chỉ đạo chung.

skkn


5
Các tổ chuyên môn chưa mạnh dạn xây dựng thành chuyên đề, hoặc đề xuất
phương pháp tổ chức hình thức dạy học này trong các buổi sinh hoạt chuyên
môn cấp trường, cấp liên trường, cụm trường.
* Đối với giáo viên:
Tích hợp liên môn là nội dung cơ bản trong đề án thay đổi SGK hiện nay. Sự
thay đổi này quá lớn, địi hỏi người dạy cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu nhiều

mơn học. Trong khi đó giáo viên lại chưa được chun sâu, bao qt tồn
chương trình. Nên khi vận dụng hình thức dạy học đổi mới này cịn nhiều lúng
túng.
Chưa có sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn cụ thể về tích hợp liên mơn nên
giáo viên khó thốt ra khỏi thời khóa biểu thường nhật được lên theo khung
chương trình của Bộ GD&ĐT.
Trình độ đào tạo giáo viên không đồng đều, sự nhạy cảm và cách vận dụng
tích hợp liên mơn của mỗi giáo viên khác nhau, nên có sự tranh luận nhiều về
kiến thức trong các lần góp ý, rút kinh nghiệm từ các giờ thao giảng.
Giáo viên chưa được tham gia lớp tập huấn chuyên đề về tổ chức PPDH theo
chủ đề tích hợp liên mơn do đó việc vận dụng giảng dạy theo hình thức này cịn
nhiều lúng túng, chưa có hiệu quả.
* Đối với học sinh:
Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê với hình thức dạy học đổi mới này.
Song bên cạnh đó một bộ phận học sinh có thái độ thờ ơ, ngại trau dồi kiến thức,
học đối phó, miễn cưỡng, tư tưởng ỉ lại, dựa vào các tài liệu có sẵn, các sách tham
khảo, điều này đã gây khó khăn cho giáo viên trong q trình giảng dạy.
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình của nhà trường, thực trạng của giáo viên và
học sinh. Năm học 2021 - 2022, với PPDH cũ, tôi đã tiến hành khảo sát 80
học sinh khối 9 với nội dung câu hỏi như sau:
Nội dung câu hỏi: Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp Nga Thanh là một
trong những xã chịu ảnh hưởng rất lớn từ thiên nhiên như: Hiện tượng nước mặn
xâm thực, ngập lụt,… Vì vậy địa phương đang chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp
chuyển từ cây cơng nghiệp( Cây cói) sang tập trung trồng trọt một số cây trồng
khác hiệu quả kinh tế cao hơn với quy mô công nghiệp. Nhưng việc sử dụng
phân bón hóa học chưa hiệu quả, chưa đúng cách tạo ra sản phẩm khơng an tồn
và gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bằng những hiểu biết của mình, em
hãy viết một bài (hoặc vẽ tranh) tuyên truyền về nội dung trên?
Kết quả khảo sát đầu năm học 2021 – 2022
Tổng số HS

80

Thông hiểu
SL
35

%
43,7

Biết sử dụng
kiến thức
môn học
SL
%
42
52,5

Vận dụng tổng hợp
kiến thức nhiều môn
học
SL
%
3
3,8

Từ kết quả điều tra này, tôi nhận thấy rằng việc quyết định “Sử dụng dạy
học tích hợp liên mơn gây hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giờ dạy môn

skkn



6
Sinh học 9”, là điều rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới nội
dung SGK hiện nay.
III. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tổ chức tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nội dung tích hợp liên mơn
Trên quan điểm dạy học tích hợp liên mơn thuộc về nội dung dạy học, không
phải là phương pháp dạy học. Chúng tôi xác định các nguyên tắc dạy học như
sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thơng, đảm bảo mục tiêu giáo
dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho từng mơn học và
hình thành được phẩm chất, năng lực học sinh.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: Khơng làm tăng tải nội dung chương trình,
khơng tích hợp ngược. Nội dung trong chủ đề yêu cầu học sinh khai thác, vận
dụng kiến thức của mơn Hố học với các môn liên quan phải tương đồng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Chủ đề tích hợp liên mơn phải gắn với thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh,...Đồng thời phù hợp với năng lực của học sinh, với điều kiện khách quan
của từng trường.
2. Tổ chức tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp liên mơn
Để xây dựng được một chủ đề, sử dụng kiến thức liên mơn với mơn học khác
một cách chính xác, đảm bảo đúng nguyên tắc, thì điều quan trọng và cần thiết
đầu tiên là tìm hiểu kĩ các bước xây dựng chủ đề.
Bước 1: Xác định nội dung tích hợp: Rà sốt và phân tích nội dung chương
trình của từng mơn để tìm ra những nội dung chung có liên quan, hỗ trợ và bổ
sung cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn
Bước 2: Xác định mục đích tích hợp: Đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn
kiến thức và kĩ năng của môn học và các môn liên quan khác
Bước 3: Tìm các nội dung tích hợp: Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời

sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức
và kĩ năng cho từng môn học
Bước 4: Xác định mức độ tích hợp: Nội dung đạt được? thời lượng bao
nhiêu? Có phù hợp với hồn cảnh nhà trường, địa phương, năng lực của học sinh
Bước 5: Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định. Dự giờ, rút
kinh nghiệm, có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm.
3. Bài giảng thực nghiệm
Tiết 16 - Bài 11: PHÂN BÓN HÓA HỌC
A. Mục tiêu dạy học :
1. Kiến thức:
- Mơn Hóa học: Biết được cơng thức hóa học, biết tính tốn hàm lượng các
nguyên tố dinh dưỡng trong từng loại phân bón. Biết được tính chất vật lí, tác
dụng và những lưu ý khi sử dụng từng loại phân bón hóa học.
* Mơn Khoa học tự nhiên 6:
- Bài 12: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống.

skkn


7
- Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên. Hiểu được vai trò
của thực vật đối với đất, nước, khơng khí.
- Biết được nhờ vào rễ cây có thể lấy được phân bón từ đất, phân bón ảnh hưởng
tới sinh trưởng, phát triển của cây trồng, phân bón góp phần cân bằng hệ sinh
thái đất.
- Mơn Sinh học lớp 9: Tiết 55, 56: Ơ nhiễm môi trường. Học sinh biết được
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường.
Tiết 57: Thực hành tìm hiểu về mơi trường ở địa phương, đánh giá được mức
độ ô nhiễm môi trường do sản xuất nơng nghiệp ở địa phương.
- Mơn Tốn học lớp 6: Tiết 89: Hỗn số - số thập phân - phần trăm. Biết vận

dụng kiến thức toán học để tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong phân
bón, làm các bài tập tính tốn cụ thể.
- Mơn Công nghệ:
+ Môn Công nghệ lớp 7:
Tiết 6: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt.
Tiết 7: Thực hành nhận biết một số loại phân bón hóa học thơng thường.
Tiết 8 Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thơng thường.
Từ đó rút ra cách sử dụng phân bón trong trồng trọt một cách hợp lý và an
tồn, bón phân gì cho loại đất nào.
+ Mơn cơng nghệ 6: Bài 5: Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm. Biết
được vì sao sau khi bón phân khơng nên hái rau ăn ngay.
- Môn Giáo dục Công dân 7 : Tiết 22, 23: Bảo vệ môi trường và tài ngun thiên
nhiên. Có ý thức bảo vệ mơi trường và xử lí tình huống liên quan đến bảo vệ
mơi trường và sức khỏe con người.
- Mơn Ngữ văn: Tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ về ảnh hưởng của phân bón
tới sản xuất nơng nghiệp.
- Giáo dục bảo vệ mơi trường:
+ Học sinh biết giữ gìn vệ sinh nơi ở và trường lớp xanh, sạch, đẹp.
+ Dư lượng phân bón ảnh hưởng đến mơi trường đất, nước, khơng khí gây biến
đổi khí hậu và hướng giải quyết.
+ Tuyên truyền cho người thân và nhân dân biết sử dụng phân bón hợp lí trong
sản xuất nơng nghiệp.
2. Kĩ năng:
+ Học sinh cần có năng lực tìm hiểu, thu thập, xử lí thơng tin và làm việc nhóm.
+ Vận dụng những kiến thức liên mơn hóa học, sinh học, tốn học, công nghệ,
giáo dục công dân, ngữ văn, giáo dục bảo vệ mơi trường ứng phó với biến đổi
khí hậu khi học bài: Phân bón hóa học lớp 9.
3. Thái độ :
- Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thơng qua đó các em u thích
hơn mơn Hóa học, cũng như các mơn Sinh học; Cơng nghệ; Giáo dục cơng dân;

Ngữ văn; Tốn học;...
- Học sinh hứng thú với việc sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số
tình huống cụ thể
- Học sinh có ý thức bảo vệ mơi trường sống.

skkn


8
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên :
- Mẫu vật các loại phân bón.
- Một số tranh ảnh, tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở Việt Nam: Nhà máy
phân bón Tiến Nơng Thanh Hóa, Nhà máy phân đạm Hà Bắc; Nhà máy phân lân
Lâm Thao. . .
- Máy tính; máy chiếu đa năng để chiếu những hình ảnh liên quan đến bài học.
- Phiếu học tập.
- Sơ đồ tư duy về nội dung chính của bài.
- Chia nhóm, phân cơng nhiệm vụ cho mỗi nhóm chuẩn bị.
2. Học sinh :
Học sinh tự nghiên cứu các tài liệu trong sách, các tạp chí, các thông tin
trên mạng internet sưu tầm các tư liệu và trình bày kết quả bằng powerpoint
hoặc tranh ảnh, video... Cụ thể chia hoạt động cho từng nhóm như sau:
- Ôn lại bài : Một số muối quan trọng.
- Đọc trước bài : Phân bón hóa học.
- Tìm hiểu về các loại phân bón hóa học: phân đạm,phân lân, phân kali, phân
NPK và phân vi lượng.
- Tìm hiểu về cách bón phân hợp lý.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng, con
người và mơi trường.Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục.

- Tìm hiểu về hoạt động sản xuất phân bón và ảnh hưởng của nó đến con người
và mơi trường.
- Tìm hiểu thực trạng việc bón phân cho cây rau ở xã Nga Thanh, từ đó đề xuất
cách bón phân hợp lý để sản xuất rau an tồn.
C. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, chia nhóm HS
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tích hợp mơn Tốn học 6:
? Tính thành phần phần trăm của ngun tố N trong các hợp chất sau:
CO(NH2)2, NH4NO3, (NH4)2SO4.
3. Bài mới:
- Tích hợp mơn Cơng nghệ 7:
* Đặt vấn đề: Trong quá trình phát triển, cây trồng cần phải sử dụng muối
khống từ đất(Phân bón - chất dinh dưỡng). Qua thời gian đất trở nên nghèo
"đói" chất dinh dưỡng, để tăng năng suất cây trồng người ta phải bón phân cho
đất- “thức ăn” của cây trồng. Một trong số những loại phân bón đó là phân bón
hóa học. Vậy phân bón hóa học là gì? Có những loại phân bón hóa học thơng
dụng nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hơm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nhu cầu của cây trồng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Tích hợp mơn Sinh học 6
1. Thành phần của thực vật
GV nói lại nhanh về thành phần của
thực vật

skkn


9

Nước: khoảng 90%
Gồm
- Tích hợp mơn cơng nghệ 7:
Phân bón là gì? Gồm có những loại nào? Tác
dụng của phân bón?
GV: Các nguyên tố C, H, O cấu tạo nên hợp
chất gluxit, thực vật tổng hợp được nhờ phản
ứng quang hợp, còn các nguyên tố N, P, K, S,
được thực vật hấp thu dưới dạng các muối,
gọi là phân bón hóa học. Vậy phân bón hóa
học là gì?
GV cho học sinh rút ra vai trị của các
ngun tố hóa học đối với thực vật và chốt
kiến thức bằng sơ đồ.

Chất khơ: khoảng 10%
2. Vai trị của các ngun tố hóa
học đối với thực vật

Phân bón hóa học là những hóa
chất có chứa các ngun tố dinh
dưỡng chính N, P, K, . . được bón
cho cây trồng nhằm nâng cao
năng suất cây trồng.

Có nhiều loại phân bón hóa học, nhưng
có những loại phân bón hóa học thường dùng
nào? Tên gọi là gì, cơng thức hóa học, tính
chất và tác dụng của từng loại ra sao? Sử
dụng bón cho loại cây nào, đất loại nào thì

phù hợp? Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những phân bón hóa học thường dùng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Tích hợp mơn Cơng nhệ 7:
II. Những phân bón hóa học
? Kể tên một số loại phân bón hóa học mà thường dùng:.
em biết. (Đạm, lân, kali, NPK. . )
1. Phân bón đơn: Chỉ chứa một
trong ba ngun tố dinh dưỡng
chính: đạm(N), lân (P), kali (K)
? Phân bón hóa học được phân loại như thế
nào?
? Theo em phân bón đơn là gì?
GV: Phân đạm cung cấp ngun tố dinh
dưỡng chính là N cho cây trồng dưới dạng
amoni hoặc nitrat dạng tan.
- GV cho HS quan sát mẫu phân đạm.

Ba loại phân: Đạm, lân, kali thông
dụng

a. Phân đạm: dễ tan trong nước
- Ure CO(NH2)2 chứa 46% N

skkn


10

- Amoni nitrat NH4NO3 chứa 35%
N
- Amoni sunfat (NH4)2SO4 chứa
21% N

? Kể tên, nêu cơng thức hóa học một số loại
phân đạm thường dùng mà em biết.
? Trong thực tế loại đạm nào được sử dụng
rộng rãi nhất? tại sao? (Đạm urê do hàm
lượng N cao (46%), tan nhiều trong nước, cây
dễ hấp thụ và có mơi trường trung tính phù
hợp với nhiều vùng đất)
? Nêu tính chất của phân đạm. (thường màu
trắng hoặc vàng, viên nhỏ, dễ tan trong nước)
- Tích hợp mơn Sinh học 6:
? Phân đạm có tác dụng gì đối với cây trồng?
(Kích thích q trình sinh trưởng của cây)
? Những loại cây trồng nào cần thiết phải bón
đạm? Cần nhiều cho cây ăn lá và các loại rau,
thường được bón sớm lúc cây cịn non.
GV: sau khi bón đạm cần đợi ít nhất 15 ngày
mới thu hoạch.
- Tích hợp mơn Cơng nhệ 7:
? Nên bón đạm vào thời kì nào?
( thời kì sinh trưởng, bón sớm và bón thúc)
? Khi bón đạm cần lưu ý gì?( tránh mưa to,
nắng gắt, bón đều, bón ít, bón làm nhiều lần,
bón vào ruộng phải có nước, đối với đất sình
trũng, cây họ đậu cần bón ít đạm).
? Kể tên một số nhà máy sản xuất phân đạm ở

nước ta.
GV: trình chiếu một số nhà máy sản xuất
phân đạm ở nước ta.
? Kể tên một số loại phân lân thường dùng
b. Phân lân:
mà em biết.
GV: cho học sinh quan sát mẫu phân lân.

skkn


11

? Nêu tính chất của từng loại.
- Tích hợp mơn Sinh học 6:
? Phân lân có tác dụng gì đối với cây trồng
(Hình thành các bộ phận mới ra mầm non, đẻ
nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát
triển hệ rễ).
? Những loại cây trồng nào cần thiết phải bón
lân? (những loại cây lấy củ, thân, hoa như:
mía, khoai, sắn…)
- Tích hợp mơn Cơng nhệ 7:
? Nên bón lân vào thời điểm nào? Cho loại
đất gì?

- Photphat tự nhiên thành phần
chính Ca3(PO4)2, tan chậm trong
đất chua.
- Supe photphat, tan được trong

nước.
+ Supe photphat đơn: hỗn hợp
gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
+ Supe photphat kép thành phần
chính Ca(H2PO4)2.

? Kể tên một số nhà máy sản xuất phân lân ở
nước ta?
GV: cho HS quan sát một số nhà máy sản
xuất phân lân ở nước ta.

? Kể tên một số loại phân kali thường dùng.
GV: cho HS quan sát mẫu phân kali.

skkn

Nhà máy phân lân Lâm Thao

c. Phân kali:


12
GV: trong thành phần của tro bếp có muối - Phân kali thường dùng là KCl,
K2CO3 nên người ta có thể bón tro thay cho K2SO4 đều dễ tan trong nước.
bón phân kali.
? Nêu tính chất của phân kali.
- Tích hợp mơn Sinh học 6:
? Phân kali có tác dụng gì đối với cây trồng
(tổng hợp chất diệp lục và kích thích cây
trồng ra hoa làm hạt)

? Những loại cây trồng nào cần thiết phải bón
phân kali?(những cây lấy quả, lấy hạt như:
lúa, ngơ, cà phê, chuối. . )
- Tích hợp mơn Cơng nhệ 7:
? Nên bón kali vào thời kì nào(cây trồng cần
kali tất cả các quá trình sinh trưởng, cần
nhiều hơn ở thời kì ra hoa đậu quả)
2. Phân bón kép:
GV: cho HS quan sát mẫu phân bón kép

? Thế nào là phân bón kép?
? Ở gia đình các em thường hay sử dụng
những loại phân bón gì?
( Phân NPK, phân đạm).
? Phân bón kép được tạo ra bằng những cách
nào?
? Phân bón kép thường sử dụng bón cho
những loại cây trồng nào?
GV: Phân bón kép NPK có 2 loại phù hợp
cho từng thời kì phát triển của cây trồng:
Phân NPK bón lót và phân NPK bón thúc
khác nhau ở tỉ lệ đạm, lân, kali. Thường NPK
bón lót có tỉ lệ: 5:10:3; NPK bón thúc có tỉ lệ:
12:5:10
GV: Nêu ý nghĩa các con số tỉ lệ đó.

skkn

- Là phân có chứa hai hoặc cả ba
nguyên tố dinh dưỡng chính.

- Cách tạo phân bón kép:
+ Trộn hỗn hợp những phân bón
đơn. VD: NPK. .
+ Tổng hợp trực tiếp bằng phương
pháp hóa học. VD: KNO3,
(NH4)2HPO4…


13
GV: Giới thiệu nhà máy phân bón Tiến Nơng
Thanh Hóa

GV: cho HS quan sát mẫu phân bón vi sinh.

3. Phân bón vi lượng: có chứa
một số nguyên tố hóa học như:
Bo, Mn, Zn, ...

? Thành phần hóa học của phân bón vi lượng.
? Vai trị của phân bón vi lượng.
- Tích hợp mơn Cơng nhệ 7:
? Cách thức bón phân vi lượng(bón lá hoặc
tưới gốc)
? Tác dụng của phân bón vi lượng(Tăng khả
năng đậu trái, chống nứt, thối trái; màu sắc,
mẫu mã sản phẩm đẹp)
Hoạt động 3: Tích hợp bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu:
a. Với mơi trường đất: Làm giảm hoạt tính sinh học của đất.
* GV tích hợp mơn Hóa học 9, Sinh học 6, Cơng nghệ 7, ứng phó với biến đổi
khí hậu:

? Phân bón hóa học làm tăng năng suất cây trồng, vậy có phải bón phân càng
nhiều càng tốt khơng? Vì sao?
Theo thống kê, lượng phân bón chưa được cây trồng sử dụng hàng năm lên tới
trên 50%, vậy lượng phân bón dư thừa này nằm ở đâu?
Trả lời:
- Một phần còn lại ở trong đất.
- Một phần bị rửa trôi theo mặt nước gây ô nhiễm mặt nước.
- Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm.
- Một phần bị bay hơi gây ô nhiễm không khí.

skkn


14
GV: chia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Theo em dư lượng
phân bón hóa học gây tác hại gì đối với mơi tường đất, nước và khơng khí? Nêu
giải pháp sử dụng phân bón cho hiệu quả.
HS: các nhóm thảo luận, trả lời vào phiếu học tập.
Phiếu học tập:
Dư lượng phân bón hóa học gây tác
Mơi trường
Giải pháp khắc phục
hại tới mơi trường
Đất
Nước
Khơng khí
GV: nhận xét, chốt kiến thức.
* Tích hợp mơn cơng nghệ 7:
- Bón nhiều đạm vào thời kì muộn cho rau quả, đã làm tăng đáng kể lượng nitrat
tích lũy trong sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.


Ngộ độc cấp tính khi ăn phải thực phẩm có dư lượng phân bón cao

→ Khơng hái rau ngay sau khi bón phân để ăn.
b. Với mơi trường nước:
* Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như:
- Gây phì hóa nước (phú dưỡng), ơ nhiễm nguồn nước

Nước bị phú dưỡng

skkn


15
- Tăng nồng độ nitrat trong nước:
+ Làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em dưới 4 tháng
tuổi. Trong đường ruột các nitrat bị khử thành nitrit, các nitrit tạo ra được hấp
thụ vào máu kết hợp với hemoglobin làm khả năng vận chuyển oxi của máu bị
giảm.
+ Nitrit còn là nguyên nhân gây ung thư tiềm tàng.

* Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm: làm tăng độ mặn,
độ cứng của nguồn nước. Gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của thực
vật, động vật và sức khỏe con người.
c. Với mơi trường khơng khí:
- Làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chất độc hại cho người và động
vật.
- Khí NO2 làm phá vỡ tầng ozon
- Gây mưa axit.
d. Một số giải pháp sử dụng phân bón, giảm ơ nhiễm mơi trường:

* Bón phân hợp lí, khoa học:

Học sinh trình bày cách bón phân hợp lí
- Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón theo nguyên tắc 4 đúng:
đúng lúc, đúng loại, đúng liều lượng, đúng cách.
- Cải tạo đất và môi trường sau khi bón phân.

skkn


16
- Cần đọc hướng sử dụng phân bón trước khi dùng, hạn chế sử dụng phân bón
hố học và tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và phân vi sinh.
* Xử lý rác thải nông nghiệp - làm phân ủ hữu cơ, xử lí phân thải động vật:

- Rác thải trong sản xuất nông nghiệp, phân của các vật ni, phân bắc có thể sử
dụng thành phân ủ hữu cơ.
Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị một thùng xốp có nắp thống khí, đáy của thùng có lỗ thống để
tiếp xúc với khơng khí. Đặt thùng cách mặt sàn khoảng 5cm, đặt 1 khay ở dưới
để hứng nước (nếu có).
+ Để dưới đáy thùng các vật liệu như lá khô, trấu, rơm hoặc một phần đất xốp
dày khoảng 15cm. Tiếp đó cho các loại rác hữu cơ như lá rau, vỏ hoa quả, bã
chè, bã cà phê,… (Chú ý không cho các chất béo, mỡ thịt, các sản phẩm bơ sữa
vì chúng sẽ gây mùi; không cho các loại lá cây bị sâu bệnh, phân chó mèo vì có
thể có sán và khơng được phân hủy hết trong q trình ủ)
+ Rảy chút nước vào để đảm bảo độ ẩm vừa đủ ở mức như ta vắt một miếng
mút.
+ Cung cấp oxi bằng cách đảo trộn thường xuyên và cho thêm các rác hữu cơ
mới vào thùng phân ủ hằng ngày.

+ Sau 30 ngày chúng ta có một thùng phân ủ với đầy đủ các chất dinh dưỡng để
bón cho cây, vừa tiết kiệm chi phí mà lại khơng gây ơ nhiễm mơi trường.
- Xây bể chứa Biogas xử lí phân chuồng; thu gom đánh đống phân động vật,
phân bắc để ủ hoai trước khi đem bón cho cây trồng.
* Sử dụng kiến thức môn Công nghệ 7:
- Chọn giống cây trồng mới có khả năng chống chịu bệnh tốt, cho năng suất cao.
- Bố trí cây trồng hợp lý, luân canh, bón phân hợp lý để nâng cao sức đề kháng
của cây, hạn chế việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật.

skkn


17
- Nghiên cứu, ứng dụng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp sạch, sản xuất nơng
nghiệp an tồn, hiện đại như: VAC, IBM, Việt gap,…

Rau trồng theo mơ hình veitgap và thủy canh
* Những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường:
- Vệ sinh Xanh - Sạch - Đẹp trường, lớp học:
Ngoài vệ sinh lớp học hằng ngày, cứ đến ngày chủ nhật cuối cùng của tháng,
chúng em thực hiện một buổi lao động cơng ích, làm sạch các khu vực được
phân cơng trong và ngồi khn viên trường học.
- Tích hợp mơn GDCD 7:
Vì thế hệ hơm nay và mai sau, vì sức khỏe và phồn vinh của loài người.
Trong sản xuất chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sản xuất
đối với người tiêu dùng. Khơng nên vì lợi ích trước mắt mà làm cho thiên nhiên
nghèo đi, ảnh hưởng đến môi trường sống của cả cộng đồng. Sau khi nghiên cứu
bài học này các em hãy tuyên truyền để giúp cho những người khác hiểu về ô
nhiễm môi trường, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và các nhân tố chủ
yếu gây ô nhiêm môi trường để có biện pháp khai thác, sử dụng một cách hợp lí

khoa học bảo vệ chính cuộc sống tương lai của chúng ta.

Thi tìm hiểu về môi trường và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với
con người và biến đổi khí hậu.
Phối hợp với BCH chi Đoàn, Đội thiếu niên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về mơi
trường; các tác nhân gây ơ nhiễm môi trường; biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi

skkn


18
trường, xử lí rác thải; phát động phong trào giờ trái đất; hạn chế sử dụng túi ni lơng
vì khi đốt cháy tạo ra chất độc, gây khó thở, ung thư và các dị tật bẩm sinh cho
trẻ; khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy q trình biến đổi khí hậu. Vì
một mơi trường xanh - sạch - đẹp tại địa phương chào mừng nhà trường được công
nhận đạt chuẩn Quốc gia, phát động phong trào thi đua “Nói khơng với túi nilon”
100% học sinh cam kết không mang túi nilon đến trường.
4. Củng cố - luyện tập:
- GV: trình chiếu sơ đồ tư duy, HS củng cố bài

Yêu cầu HS nhận biết các loại phân bón hoá học qua mẫu:

Học sinh nhận biết các loại phân bón sau bài học

skkn


19
5. Hướng dẫn về nhà:
Câu hỏi: Theo tiêu chuẩn sản xuất rau an tồn: Lượng phân bón cho 1ha là 20 25 tấn phân chuồng hoai mục, 350 - 400 kg super lân, 300 kg đạm urê, 200 kg

phân kali. Vậy muốn trồng rau bắp cải trong vườn nhà có diện tích 40 m2 em cần
lượng phân bón mỗi loại là bao nhiêu.
Đáp số: 80-100 kg phân chuồng hoai mục, 1,4 – 1,6 kg supe Lân, 1,2 kg đạm
ure, 0,8 kg Kali.
- Chuẩn bị trước bài 12.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Quá trình thực hiện
Sau khi thực hiện giảng dạy, trong năm học 2021 – 2022 bằng dạy học tích
hợp liên mơn, tơi đã tiến hành kiểm tra lại mức độ hiểu biết, khả năng vận dụng
kiến thức tổng hợp của học sinh và đã thu được kết quả khá tích cực từ học sinh.
2. Kết quả nghiên cứu
Để thấy rõ được kết quả này, sau khi học xong bài “Phân bón hố học”. Tôi
đã tiến hành kiểm tra lại mức độ nhận thức và vận dụng của HS thông qua việc
làm bài kiểm tra giữa học kì II.
Đề bài: Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp Nga Thanh là một trong những xã
chịu ảnh hưởng rất lớn từ thiên nhiên như: Hiện tượng nước mặn xâm thực,
ngập lụt,… Vì vậy địa phương đang chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chuyển từ
cây công nghiệp( Cây cói) sang tập trung trồng trọt một số cây trồng khác hiệu
quả kinh tế cao hơn với quy mô cơng nghiệp. Nhưng việc sử dụng phân bón hóa
học chưa hiệu quả, chưa đúng cách tạo ra sản phẩm không an tồn và gây ra ơ
nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy viết
một bài (hoặc vẽ tranh) tuyên truyền về nội dung trên?
Sau khi thu bài, chấm tôi thu được kết quả hết sức khả quan:
Kết quả kiểm tra giữa học kì II năm học 2021 – 2022
Tổng số HS

80

Thông hiểu


SL
9

%
11,2

Biết sử dụng kiến
thức môn học

SL
28

Vận dụng tổng hợp kiến
thức nhiều môn học

%
35,0

SL
43

%
53,8

Như vậy rõ ràng so với PPDH cũ thì “Dạy học theo chủ đề tích hợp liên
mơn” đã góp phần phát triển tư duy liên hệ, năng lực nhận thức, năng lực hành
động và năng lực làm việc sáng tạo của học sinh. Đặc biệt kỹ năng vận dụng
kiến thức tổng hợp để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN

Từ kết quả của q trình thực hiện, tơi rút ra một số kết luận sau đây:
1. Vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn đang là chủ trương chính trong
đề án thay sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT.
2. Trên cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề dạy học theo phương pháp tích
hợp liên mơn ở trường THCS Nga Thanh nói riêng, tơi đã thực hiện nhóm giải
pháp cơ bản, mang lại hiệu quả cao. Đó là:

skkn


20
- Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng một chủ đề tích hợp liên mơn.
- Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên mơn trong mơn Sinh học 9.
- Dạy bài thử nghiệm một chủ đề.
Tuy nhiên, các giải pháp trên mới chỉ là một trong những giải pháp nhỏ góp phần
đổi mới phương pháp dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học về lâu dài, cần
hướng tới nhiều giải pháp khác: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn trong các giờ
ngoại khóa, dạy học theo dự án,...
II. KIẾN NGHỊ
1. Với ngành giáo dục cấp trên
- Cần đưa nội dung chủ đề tích hợp liên môn là chủ đề tự chọn bắt buộc trong
chương trình các mơn khoa học tự nhiên.
- Cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp, liên
mơn. Cung cấp các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án mẫu
đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí… trong việc triển
khai và thực hiện các chủ đề tích hợp.
2. Với giáo viên
Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm sức để tích hợp kiến thức nhiều môn phù hợp
trong các tiết dạy nhằm đạt kết quả tốt.
Giáo viên phải yêu nghề, có hứng thú sử dụng phương pháp tích hợp trong

dạy học, thường xuyên nghiên cứu, học hỏi và tham gia các lớp bồi dưỡng về
chuyên mơn, nghiệp vụ để có những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối
tượng học sinh.
Giáo viên cần phải có sự quan tâm đặc biệt cho từng đối tượng học sinh để
giúp các em học bộ mơn Hố học 9 được tốt hơn.
3. Với học sinh
Học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các kiến thức, nội dung tích hợp cần thiết cho
việc học, đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách hiệu quả.
Học sinh cũng cần phải có hứng thú say mê, chủ động tìm tịi và chiếm lĩnh tri
thức, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, suy luận sáng tạo trong q trình học.
Đề tài này do dung lượng có hạn nên tôi chỉ đưa ra một số kinh nghiệm nho
nhỏ mà bản thân đã đúc rút ra trong quá trình học tập và giảng dạy để giúp học
sinh có kỹ năng tốt hơn trong q trình học tập. Do đó chắc chắn đề tài không
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong q thầy cơ và bạn bè đồng
nghiệp góp ý xây dựng để đề tài được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nga Sơn, ngày 11 tháng 4 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Mai Thị Thu Hiền

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

TÊN SÁCH
Sách giáo khoa KHTN 6
Sách giáo khoa Tốn 6
Sách giáo khoa cơng nghệ 7
Sách giáo khoa GDCD 7

TÁC GIẢ
Mai Sỹ Tuấn
Phan Đức Chính

Sách giáo khoa Sinh học 8, 9

Nguyễn Quang Vinh

Sách giáo khoa Hóa học 8, 9

Lê Xuân Trọng
Vũ Quang

Vũ Khắc Phi
Nguyễn Dược
Phạm Đức Tài

Nguyễn Minh Đường

Hà Nhật Thăng

Sách giáo khoa Vật lí 8, 9
Sách giáo khoa Ngữ văn 8
Sách giáo khoa Địa lí 7
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
mơn tốn THCS
11 Tài liệu, văn bản hướng dẫn Nguồn Internet
về dạy học tích hợp

skkn

NHÀ XUẤT BẢN
NXB Đại học sư phạm
Nhà xuất bản giáo dục
Nhà xuất bản giáo dục
Nhà xuất bản giáo dục
Nhà xuất bản giáo dục
Nhà xuất bản giáo dục
Nhà xuất bản giáo dục
Nhà xuất bản giáo dục
Nhà xuất bản giáo dục
Nhà xuất bản giáo dục



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Thu Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Nga Thanh

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành giáo
dục cấp
huyện/ tỉnh)

Phân loại và hướng dẫn giải
bài tốn tính theo phương trình
hóa học bậc THCS

Cấp Huyện

A

2006- 2007

Cấp Huyện

A


2008- 2009

Cấp Huyện

A

2010-2011

Cấp Huyện

B

2014-2015

Cấp Huyện

A

2015-2016

Cấp Tỉnh

B

2016-2017

Cấp Huyện

B


2018-2019

TT

1
2
3

4

5

6

7

Hình thành kỹ năng giải bài
tốn hỗn hợp trong hóa học 9
Phương pháp giải bài toán
dạng oxit axit phản ứng với
dung dịch kiềm
Một số biện pháp rèn kỹ năng
giả bài tập dạng oxit axit pản
ứng với dung dịch kiềm cho
học sinh lớp 9 Trường THCS
Nga Thanh
Một số biện pháp rèn kỹ năng
lập phương trình hóa học cho
học sinh lớp 8 Trường THCS
Nga Thanh

Gây hứng thú học tập mơn Hóa
học bằng bản đồ tư duycho học
sinh lớp 9 Trường THCS Nga
Thanh
Sử dụng phương pháp thí
nghiệm để phát huy tính tích
cực hoạt động của học sinh
trong học tập mơn Hóa học ở
trường THCS Nga Thanh

skkn

Kết quả
Năm học
đánh
đánh giá xếp
giá xếp
loại
loại


PHỤ LỤC
1. Các sản phẩm bài thu hoạch của học sinh

skkn


skkn



×