Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, xây dựng chuyên đề trung quốc đất nước giàu tiềm năng trong chương trình địa lí lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.72 KB, 21 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do lựa chọn đề tài
Thực hiện chỉ đạo của ngành giáo dục, nhiều lớp tập huấn về đổi mới
phương pháp dạy học được tổ chức, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như dạy học dự án, dạy học giải quyết
vấn đề..., các kỹ thuật dạy học như động não, khăn trải bàn, bản đồ tư
duy...khơng cịn xa lạ với giáo viên.
Tuy nhiên, khi vận dụng còn hết sức hạn chế. Phần lớn giáo viên vẫn lệ
thuộc vào tiến trình bài học trong sách giáo khoa, chưa dám chủ động thiết kế
tiến trình dạy học, khả năng khai thác các phương tiện thiết bị dạy học cịn hạn
chế, hình thức tổ chức dạy học chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo,
chưa bồi dưỡng phương pháp tự học và hình thành các năng lực cho học sinh,
chưa phát huy được tính tập thể, sự hợp tác giữa các học sinh.
Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải sáng tạo chủ động xây
dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực.
Thay cho việc học theo từng bài/tiết hiện nay, có thể lựa chọn nội dung để xây
dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với phương pháp dạy học tích cực, vì vậy
tơi chọn Sáng kiến: “Xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh góp phần nâng cao chất lượng mơn Địa lí”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh, xây dựng chuyên đề “TRUNG QUỐC - ĐẤT NƯỚC GIÀU TIỀM
NĂNG” trong chương trình Địa lí lớp 11, nhằm giới thiệu và cụ thể hóa quy
trình xây dựng một chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng chuyên đề dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường THPT Nguyễn Thị lợi.
- Giới thiệu một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chuyên đề dạy
học của một bài học cụ thể trong chương trình địa lí lớp 11.
- Đánh giá một số kết quả đạt trong quá trình dạy học sau khi thực hiện dạy


học theo chuyên đề.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp học liệu: được tác giả sử dụng trong quá
trình nghiên cứu lịch sử vấn đề, nghiên cứu chương trình nội dung SGK, nghiên
cứu nội dung bài học, nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn.
- Phương pháp chuyên gia: được tác giả sử dụng trong quá trình soạn bài
giảng, dạy thực nghiệm - đối chứng với sự có mặt dự giờ và trao đổi rút kinh
nghiệm sau bài giảng của các đồng nghiệp với vai trò là các chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm: được tiến hành tổ chức dạy học giáo án thực
nghiệm và giáo án đối chứng thực tế tại cơ sở.
1

skkn


1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm
- Sáng kiến góp phần đổi mới phương pháp dạy học địa lí; bổ sung thêm
một ví dụ cụ thể về xây dựng chuyên đề dạy học và hiện đã được triển khai thực
nghiệm tại đơn vị.
- Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy chưa có cơng trình sáng kiến nào tương tự
đã được công bố trên các phương tiện truyền thông.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm
Cấu trúc của chuyên đề dạy học bao gồm mục tiêu, nội dung, PPDH, hình
thức tổ chức dạy học và KTDG.
Mục tiêu của chuyên đề dạy học gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ, những
năng lực cần hình thành.
Nội dung của chuyên đề gồm một số nội dung dạy học trong chương trình
giáo dục trung học có mối quan hệ lơ-gic biện chứng với nhau.
Các dạng chuyên đề dạy học như:

+ Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.
+ Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế trong quá trình dạy học bộ mơn Địa lý phần lớn giáo viên vẫn lệ
thuộc vào tiến trình bài học trong sách giáo khoa, chưa dám chủ động thiết kế
tiến trình dạy học mới, khả năng khai thác các phương tiện thiết bị dạy học cịn
hạn chế, hình thức tổ chức dạy học chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo
của học sinh.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Quy trình biên tập chuyên đề dạy học gồm 6 bước cơ bản:
1
2
3
4
5
6
- Bước 1: Xác định vấn đề học tập và đặt tên cho chuyên đề
2

skkn


Căn cứ để xác định nội dung của chuyên đề:
+ Nội dung chương trình, SGK của mơn học
+ Những ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn
+ Xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một
số bài/tiết hiện hành.
+ Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều mơn học
thì sẽ xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.

- Bước 2: Xác định mục tiêu: Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ và phẩm
chất năng lực
+ Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ dựa theo chương trình hiện
hành.
+ Xác định một số phẩm chất, năng lực có thể hình thành và phát triển cho
HS
- Bước 3. Xây dựng nội dung chuyên đề
+ Lựa chọn các nội dung từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của mơn học
hoặc/và các mơn học có liên quan để xây dựng nội dung của chuyên đề.
+ Lựa chọn các nguồn học liệu khác nhau, so sánh đối chiếu với chương
trình và SGK để xây dựng nội dung.
+ Cập nhật thông tin đề xây dựng nội dung chuyên đề sao cho đảm bảo tính
hiện đại.
+ Nội dung phù hợp với trình độ học sinh, đặc điểm địa phương.
- Bước 4. Mô tả 4 mức độ yêu cầu và biên soạn câu hỏi/bài tập KTĐG
Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận
dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học và
kiểm tra, đánh giá HS.
Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả.
- Bước 5. Thiết kế tiến trình dạy học
+ Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học tập của
học sinh có thể thực hiện ở trên lớp hoặc/và ở nhà.
+ Mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến
trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
+ Sử dụng PP, KT, HTTC dạy học tích cực để thiết kế.
+ Trong chuỗi hoạt động học tập, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống
xuất phát.
- Bước 6. Thử nghiệm tiến trình dạy học
+ Tổ chức dạy học thử nghiệm các chuyên đề được xây dựng.
+ Sau khi dạy thử nghiệm, tổ/nhóm chun mơn rút kinh nghiệm về chun

đề.
+ Chỉnh sửa chuyên đề và thực hiện đại trà.
2.4. Hiệu quả của của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo giục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Bản thân tôi đã xây dựng chuyên đề dạy theo định hướng phát triển năng lực học
sinh trong đề tài “Xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh góp phần nâng cao chất lượng mơn Địa lí”
3

skkn


Đối tượng học sinh lớp 11B9 có sử dụng chuyên đề dạy học theo định
hướng phát triển năng lực, lớp đối chứng là 11B7 dạy học theo cách thông
thường trên các tiết học tương ứng. Để so sánh kết quả học tập giữa 2 lớp tơi có
các bài kiểm tra 15 phút chung cho 2 lớp với cùng nội dung kiến thức như sau
2.4.1. Xây dựng chuyên đề Trung Quốc – Đất nước giàu tiềm năng – Địa lí
11

4

skkn


Bước 1: Xác định vấn đề học tập và đặt tên cho chuyên đề
- Tên chuyên đề: TRUNG QUỐC - ĐẤT NƯỚC GIÀU TIỀM NĂNG
- Căn cứ để xác định nội dung của chuyên đề:
+ Trong phân phối chương trình địa lí 11, Bài 10 Cộng hịa nhân dân Tung
Hoa được phân thành 3 tiết.
+ Nội dung kiến thức giữa các bài có liên quan với nhau, có thể gộp các tiết

với nhau để GV có thể hướng dẫn HS học theo chuyên đề:
Bước 2: Xác định mục tiêu: Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ và phẩm chất
năng lực
+ Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ dựa theo chương trình hiện
hành:
MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài Trung Quốc, HS cần:
1. Kiến thức :
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và phân tích được
những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế
chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới ; phân tích được
nguyên nhân phát triển kinh tế.
- Giải thích được sự phân bố của kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc
khu kinh tế tại vùng duyên hải.
- Hiểu được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
- Ghi nhớ một số địa danh
2. Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, về sự
phân bố dân cư và kinh tế giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc.
- Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Trung
Quốc.
+ Xác định một số phẩm chất, năng lực có thể hình thành và phát triển cho
HS:
3. Hình thành năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý,
giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngơn ngữ, tính tốn...
- Năng lực riêng mơn Địa lí:
Năng lực trong

Năng lực mơn Địa lí
bài học
Năng lực tự học tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
X
Năng lực học tập tại thực địa
Năng lực sử dụng bản đồ
X
Năng lực sử dụng số liệu TK
X
Năng lực sử dụng tranh ảnh, video, mơ hình
X
5

skkn


Bước 3. Xây dựng nội dung chuyên đề
Chủ đề 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và những tiềm năng thuận lợi để
phát triển kinh tế ở Trung Quốc.
Chủ đề 2: Đặc điểm dân cư và những ảnh hưởng tới kinh tế xã hội ở Trung
Quốc.
Chủ đề 3: Trung Quốc - nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.
Chủ đề 4: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và những bài học từ sự phát
triển KTXH ở Trung Quốc
Bước 4. Mô tả 4 mức độ yêu cầu và biên soạn câu hỏi/bài tập KTĐG
Nội dung/
chủ đề/chuẩn
Chủ đề 1: Vị trí địa
lí, đặc điểm tự nhiên
và những tiềm năng

thuận lợi để phát
triển kinh tế ở Trung
Quốc.

Nhận biết

Vận dụng
thấp

Vận dụng
cao

Phân tích
được nguyên
nhân phát
triển kinh tế.

Giải thích
được sự phân
bố của kinh tế
Trung Quốc;
sự tập trung
các đặc khu
kinh tế tại
vùng duyên
hải.

Biết xác định
vị trí địa lí,
phạm vi lãnh

thổ Trung
Quốc.
Trình bày
được đặc
điểm tự nhiên
tài nguyên
thiên nhiên

Chủ đề 2: Đặc điểm Trình bày
dân cư và những được đặc
ảnh hưởng tới kinh điểm dân cư
tế xã hội ở Trung
Quốc.
Chủ đề 3: Trung
Quốc - nền kinh tế
phát triển hàng đầu
thế giới.

Thơng hiểu

Trình bày
được đặc
điểm phát
triển các
ngành kinh tế

Phân tích
được những
thuận lợi, khó
khăn của

VTĐL,
ĐKTN đối
với sự phát
triển kinh tế
Phân tích
được các đặc
điểm dân cư
và ảnh hưởng
của chúng tới
kinh tế.
Phân tích
được đặc
điểm phát
triển kinh tế,
một số ngành
kinh tế chủ
chốt và vị thế
của nền kinh
tế Trung
Quốc trên thế
giới;

6

skkn


Chủ đề 4: Quan hệ
Việt Nam - Trung
Quốc và những bài

học từ sự phát triển
KTXH ở Trung
Quốc

Hiểu được
quan hệ đa
dạng giữa
Trung Quốc
và Việt Nam.

Những
bài
học từ sự phát
triển KTXH ở
Trung Quốc

Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý,
giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngơn ngữ, tính tốn...
- Năng lực riêng mơn Địa lí:
Năng lực trong
Năng lực mơn Địa lí
bài học
Năng lực tự học tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
X
Năng lực học tập tại thực địa
Năng lực sử dụng bản đồ
X
Năng lực sử dụng số liệu TK
X

Năng lực sử dụng tranh ảnh, video, mơ hình
X
* Hệ thống câu hỏi, bài tập dùng kiểm tra/ đánh giá
Mức độ Nhận biết
? Kể tên các biển, các quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc.
? Kể tên các đồng bằng lớn, các con sông lớn, các dãy núi, sơn nguyên, cao
nguyên, bồn địa, sa mạc ở Trung Quốc.
? Trình bày được đặc điểm tự nhiên tài nguyên thiên nhiên ở miền
Đơng/miền Tây Trung Quốc.
? Trình bày đặc điểm gia tăng dân số và cơ cấu dân số theo giới ở Trung
Quốc.
? Kể tên các thành phố/trung tâm công nghiệp lớn ở Trung Quốc.
Mức độ Thông hiểu
? Phân tích những thuận lợi, khó khăn của VTĐL, ĐKTN đối với sự phát
triển kinh tế ở Trung Quốc.
? Phân tích ảnh hưởng của tình hình gia tăng dân số và phân bố dân cư tới
phát triển kinh tế ở Trung Quốc.
? Phân tích các thế mạnh để phát triển ngành nông nghiệp/công nghiệp ở
Trung Quốc.
Mức độ Vận dụng thấp
? Phân tích được nguyên nhân Trung Quốc phát triển nhanh về kinh tế.
? Những bài học đối với Việt Nam từ sự phát triển KTXH ở Trung Quốc.
Mức độ vận dụng cao
Giải thích sự phân bố của ngành nơng nghiệp/cơng nghiệp ở Trung Quốc;
Tại sao Trung Quốc đầu tư tập trung phát triển kinh tế tại các đặc khu kinh tế ở
vùng duyên hải?
Bước 5. Thiết kế tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1
7


skkn


Giao nhiệm vụ học tập
* Mục tiêu HĐ 1:
- Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị các nội dung học tập trước ở nhà.
- Định hướng cách thức thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị báo cáo các nội dung vào tiết tiếp theo.
* Nội dung HĐ 1:
Nội dung 4 chủ đề như sau:
Chủ đề 1 (nhóm 1+5): Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, tự nhiên và phân
tích những thuận lợi để phát triển kinh tế ở Trung Quốc.
Tư liệu: bản đồ thế giới (trang 4+5 SGK) và các hình bản đồ trong bài; Tư
liệu sưu tầm khác trên mạng Internet...
Chủ đề 2: Đặc điểm dân cư và những ảnh hưởng tới kinh tế xã hội ở Trung
Quốc.
Tư liệu: Phân tích biểu đồ gia tăng dân sơ Trung Quốc và hình bản đồ phân
bố dân cư trong bài; Tư liệu sưu tầm khác trên mạng Internet...
Chủ đề 3: Trung Quốc - nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Phân tích
tình hình phát triển và phân bố các ngành NN, CN và DV ở Trung Quốc
Tư liệu: Phân tích số liệu thống kê GDP của Trung Quốc so với thế giới,
và hình bản đồ phân bố NN, CN trong bài; Tư liệu sưu tầm khác trên mạng
Internet...
Chủ đề 4: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và những bài học từ sự phát
triển KTXH ở Trung Quốc.
Tài liệu: Sưu tầm những tài liệu về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung
Quốc.
* Hình thức HĐ 1:
- GV chia lớp thành 8 nhóm, 2 nhóm thực hiện trùng 1 chủ đề. GV chuẩn
bị in sẵn các phiếu yêu cầu cho từng chủ đề và phát cho các nhóm.

- GV hướng dẫn HS có thể dùng điện thoại, máy ảnh hoặc máy scan chụp
bản đồ hành chính + truy cập mạng để tìm kiếm thơng tin. Sau đó, biên tập các
bản báo cáo bằng phần mềm Power Point, hoặc lưu trữ các file ảnh, văn bản để
trình chiếu trên máy tính.
HOẠT ĐỘNG 2
Báo cáo kết quả và thảo luận (2 tiết)
* Chuẩn bị của GV
- GV bố trí phịng học bộ mơn có máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút ghi
bảng, phấn, bút chỉ bản đồ và các thiết bị dạy học khác.
- GV chuẩn bị số hóa các kênh hình có trong SGK thành các file ảnh trên
máy tính để có thể cung cấp cho HS nếu HS có nhu cầu.
* Chuẩn bị của HS
- HS chuẩn bị các nội dung báo cáo dưới dạng file trình chiếu, hình vẽ, sơ
đồ, biểu đồ.
2.3. Hình thức tiến hành
- Các nhóm phân cơng đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm,
HS bổ sung và kết luận nội dung và GV củng cố khắc sâu.
8

skkn


- Sau mỗi chủ đề, GV tổ chức thảo luận, đánh giá.
- Thứ tự các nhóm báo cáo:
Nhóm báo cáo
Nhóm bổ sung
- Nhóm 1
- Nhóm 5
- Nhóm 2
- Nhóm 6

- Nhóm 3
- Nhóm 7
- Nhóm 4
- Nhóm 8
2.4.2. Nội dung trao đổi và thảo luận
Chủ đề 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và những tiềm năng thuận lợi
để phát triển kinh tế ở Trung Quốc.

I. Vị trí địa lí và lãnh thổ.
1.Vị trí địa lí, lãnh thổ:
Đất nước rộng lớn:
- Trung Quốc chiếm một phần Đông Á, Trung Á, nước có diện tích đứng
thứ 3 thế giới
- Lãnh thổ trải dài từ 200 B đến 520B, biên giới giáp với 13 nước, phần phía
Đơng là vùng biển mở rộng ra TBD
2. Ảnh hưởng:
Thiên nhiên đa dạng và dễ dàng mở rộng mối quan hệ với các nước trong
khu vực và trên TG bằng đường biển.
II. Điều kiện tự nhiên
* Thiên nhiên đa dạng , có sự phân hố giữa hai miền Đơng Tây.
9

skkn


Miền Đơng
Miền Tây
*Địahình:đồng bằng, núi thấp ở phía *Chủ yếu là núi, cao nguyên
Tây.
*Đất núi cao chỉ có giá trị cho

*Đất hồng thổ dất phù sa màu mỡ có gí phát triển đồng cỏ, trồng rừng.
trị trong trồng cây lương thực
*Khí hậu ơn đới lục địa khơ hạn.
*Khí hậu:gió mùa cận nhiệt ở phía Nam, *Sơng ngịi nhỏ dịng chảy tạm
ơn đới ở phía Bắc, lượng mưa lớn
thời
*Sơng ngịi: hạ lưu sơng lớn, nước dồi
dào
* Thuận lợi : Vị trí địa lí thuận lợi, thiên nhiên đa dạng, giàu TNKS là tiềm
năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện.
* Khó khăn: Đất nước rộng lớn, nhiều vùng khơ hạn, lũ lụt,
Chủ đề 2: Đặc điểm dân cư và những ảnh hưởng
tới kinh tế xã hội ở Trung Quốc.

III. Dân cư và xã hội .
1. Dân cư.
+ Dân đông nhất TG chiếm 1/5 dân số toàn cầu, gấp 14 lần dân số Việt
Nam và 10 lần dân số Nhật Bản.
10

skkn


+ Sự gia tăng dân số nhanh nhưng từ năm 1975 đến nay có xu hướng tăng
chậm do chính sách dân số của TQ có hiệu quả.
+ Dân số nơng thôn giảm, dân số đô thị tăng.
+ Sự phân bố dân cư khơng đều tập trung ở phía Đơng và thưa thớt ở vùng
phía tây.
+Dân tộc: quốc gia đa dân tộc 50 dân tộc trong đó người Hán là chủ yếu
Trung Quốc chú ý đến đầu tư phát triển giáo dục.

2. Xã hội
+ Đầu tư lớn cho giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
+Truyền thống lao động cần cù sáng tạo
+ Trung Quốc có nền văn minh lâu đời
=> Tiểu kết:
* Thuận lợi : nguồn lao động dồi dào- cần cù sáng tạo là khả năng lớn để
phát triển kinh tế tồn diện.
* Khó khăn: đơng dân, dân cư phân bố không đều đã làm cho nền kinh tế
phát triển khơng đều, khó khăn trong việc giải quyết việc làm...
Chủ đề 3: Trung Quốc - nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.
I. Khái quát.
Công cuộc hiện đại hoá đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền
kinh tế TQ
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trung bình dạt trên 8%.
- Về tổng thu nhập trong nước: mức tăng trưởng đạt mức cao.
GPD ngày càng lớn 2001 1159 tỉ USD VN là 32685,1 tỉ USD
Trung Quốc vừa sốn ngơi Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Báo cáo "Viễn cảnh kinh tế thế giới" (World Economic Outlook) của IMF
cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc hiện ước đạt 17,6 ngàn
tỉ USD, trong khi GDP của Mỹ chỉ vào khoảng 17,4 ngàn tỉ USD.
Nguồn: />- Về cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt:
+ Về ngành nông lâm ngư nghiệp: giảm 11% sau 20 năm
+ Về ngành cơng nghiệp xây dựng: giữ vị trí hàng đầu trong cơ cấu GDP.
+ Về ngành dịch vụ chiếm 1/3 cơ cấu GDP.
II. Các ngành kinh tế.
1. Công nghiệp.
Khai thác nguồn lực phát triển
+ Dân đông chiếm 1/5 dân số tồn cầu, lực lượng lao động lớn
+ Khống sản phong phú
11


skkn


+ Vị trí địa lí thuận lợi.
a. Đường lối phát triển.
+ Thiết lập cơ chế thị trường
+ Thực hiện chính sách mở cửa, tạo các khu chế xuất…
+ Phát triển CN có trọng điểm
+ Trang thiết bị được hiện đại hố, ứng dụng thành tựu KHCN
b. Q trình cơng nghiệp hố:
- Giai đoạn đầu của cơng nghiệp hố TQ ưu tiên phát triển công nghiệp
nhẹ.
- Giai đoạn sau của công nghiệp hoá ...
c. Thành tựu đạt được:
Thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.
- Trước năm 1978
- Sau năm 1978
- Phát triển những ngành CN địi hỏi trình độ KHKT cao
- Lượng hàng hoá sản xuất lớn nhiều mặt hàng đứng đầu TG như sản xuất
than, sx thép, xi măng, phân bón…
* Phân bố cơng nghiệp
- Cơng nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng dun hải phía Đơng
+ Cơng nghiệp khai thác than như ĐBắc, Bao Đầu, Thái Nguyên
+ CN chế tạo máy: Quảng Châu, Thẩm Dương, Thiên Tân, Thanh Đảo…
+ CN dệt may: Phân bố rộng rãi
+ CN chế biến thực phẩm: Phân bố rộng rãi
+ CN mới: Điện tử, hàng không
2. Nông nghiệp:.
*Khai thác nguồn lực phát triển nông nghiệp.

+ Dân đơng chiếm 1/5 dân số tồn cầu, lực lượng lao động lớn
+ Diện tích đất nơng nghiệp lớn.
a. Đường lối hiện đại hố nơng nghiệp
+ Giao đất sử dụng cho người nông dân
+ Nhà nước hổ trợ cơ sở hạ tầng, cải tạo xây dựng mạng lưới thuỷ lợi…
+ Áp dụng kỉ thuật mới vào sản xuất...
+Giảm thuế nông nghiệp
b. Thành tựu đạt được:
- Tăng sản lượng nông phẩm, thay đổi cơ cấu cây trồng.
- TQ sản xuất nhiều loại nơng sản có năng suất cao, một số nơng sản có
sản lượng đứng nhất nhì thế giới.
12

skkn


- Cơ cấu cây trồng có sự thay đổi : Cây lương thực giảm, tăng các loại cây
khác.
- Công nghiệp địa phương.
- Nông nghiệp tập trung ở Miền Đông.
c. Những thách thức trong phát triển nông ngiệp:
- Ảnh hưởng lớn đến môi trường, thiên tai thường xuyên xảy ra.
- Chênh lệch thu nhập giũa người dân thành thị và nông thơn...

SỰ PHÂN BỐ CƠNG NGHIỆP TRUNG QUỐC

13

skkn



Chủ đề 4: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và những bài học từ sự
phát triển KTXH ở Trung Quốc
THÔNG TIN THAM KHẢO
1. Quan hệ Việt - Trung sau 65 năm
Ngày 18/1 đánh dấu 65 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ
ngoại giao, trải qua nhiều thăng trầm, đạt được các kết quả và còn những trở
ngại phải vượt qua.
Ngày 18/1/1950, Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trong giai đoạn 1950 - 1954, Trung Quốc cử đồn cố vấn chính trị qn sự
sang giúp Việt Nam kháng chiến chống Pháp.
Tháng 3/1965, Trung Quốc cử một số đơn vị quân đội hỗ trợ Việt Nam
kháng chiến.
Tháng 1/1974, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hồng Sa của Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam Cộng hịa lúc bấy giờ điều 4 chiến hạm, trong đó có tuần
dương hạm Trần Khánh Dư HQ-16 tham gia chiến đấu bảo vệ quần đảo.
Tháng 2/1979, chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ ra. Trong ảnh, pháo
binh Việt Nam đáp trả quân đội Trung Quốc ở miền bắc ngày 23/2/1979. Cuộc
chiến kéo dài khoảng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả
hai bên.
Hai nước ký kết Hiệp định chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao
tháng 11/1991.

14

skkn


Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền ký Hiệp định biên giới trên đất

liền Việt - Trung ngày 30/12/1999.
Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc ký kết Hiệp định phân định
Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ.
Tháng 5/2008, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ
Cẩm Đào trong chuyến thăm Bắc Kinh, nâng tầm mức quan hệ hai nước lên Đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Ngày 31/12/2008, hai nước ra Tuyên bố chung về việc hồn thành cơng tác
phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Tháng 10/2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Chủ tịch nước
Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh. Trong chuyến thăm này, hai bên ra
Tuyên bố chung và Thỏa thuận Nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Tháng 5/2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khiến quan hệ hai nước xấu đi
nghiêm trọng trước khi được cải thiện dần vào cuối năm.
Sau nhiều chuyến thăm lẫn nhau của các lãnh đạo hai nước vào cuối năm
2014, quan hệ song phương dần được cải thiện.
2. Những bài học từ quá trình phát triển KTXH ở Trung Quốc
- Thứ nhất, phát huy những lợi thế sãn có về tài nguyên thiên nhiên, dân cư
và nguồn lao động.
- Thứ hai, đổi mới nền kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Thứ ba, thực hiện chính sách mở cửa, đầu tư có trọng điểm vào các khu
chế xuất, tạo vùng kinh tế động lực ở duyên hải.
- Thứ tư, hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng thành tựu KHCN
- Thứ năm, tăng trưởng nhanh, nhưng phải bền vững, chú trọng bảo vệ môi
trường.
- Thứ sáu, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển XH thịnh vượng, khá
giả, bài trừ tham nhũng.
Nguồn: />Nhận xét đánh giá hoạt động 2
- Phương pháp: Sau mỗi chủ đề báo cáo, HS tự nhận xét, đánh giá chéo
giữa các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.

HOẠT ĐỘNG 3
Luyện tập, củng cố, mở rộng kiến thức
Chuẩn bị của GV
- GV bố trí phịng học bộ mơn có máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút ghi
bảng, phấn, bút chỉ bản đồ và các thiết bị dạy học khác.
Chuẩn bị của HS
- HS chuẩn bị vở ghi, bút phóc
Hình thức tổ chức
- Làm việc theo nhóm/cặp.
15

skkn


Nội dung trao đổi và thảo luận
- GV cho cả lớp cùng xem trích lược phim tài liệu khoa học về Trung
Quốc: Wild China
- HS thảo luận so sánh với những nội dung đã được học ở các tiết trước.
Nhận xét đánh giá hoạt động 3
- GV tổ chức các nhóm nhận xét sản phẩm học tập
đạt được sau khi học xong chun đề tìm hiểu về Trung
Quốc. Tiêu chí cụ thể như sau:
ND
ĐG

Tiêu chí

KQ
ĐG


Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của
tất cả học sinh trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong
Hoạt
động việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
của Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi,
học thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
sinh Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh.
Những đánh giá khác (nếu có)

Chuẩn bị cho hoạt động kế tiếp
- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị cho bài sau: Đông Nam Á.
Bước 6. Thử nghiệm tiến trình dạy học (thực nghiệm SP)
+ GV tổ chức dạy học thử nghiệm các chuyên đề được xây dựng tại lớp
11A6, 11A9.
+ Sau khi dạy thử nghiệm, tổ/nhóm chun mơn rút kinh nghiệm về chuyên
đề đề theo các tiêu chí trong công văn 5555/BGD&ĐT.
+ Chỉnh sửa chuyên đề và thực hiện đại trà tại cơ sở.
2.4.3. Đánh giá kết quả
- Đối với HS:
+ Về kiến thức: HS hiểu bài, mở rộng kiến thức về địa lí thế giới, địa lí
Trung Quốc.
+ Về kỹ năng: HS được rèn luyện các kỹ năng học tập mơn Địa lí
+ Về năng lực: HS được hình thành các năng lực như: Năng lực tự học,
giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử
dụng ngơn ngữ, tính toán; Năng lực tự học tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng
lực sử dụng bản đồ; Năng lực khai thác, sử dụng tranh ảnh, video, mơ hình.
+ Về thái độ, tình cảm: HS thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con
người, các nền văn hóa trên thế giới; Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, mơi trường;

Ý thức bảo vệ hịa bình và mối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với bạn bè ở các
quốc gia trên thế giới.
- Đối với GV:
16

skkn


+ Về kiến thức: GV khai thác hiệu quả hơn nội dung chương trình SGK,
mở rộng kiến thức về địa lí thế giới.
+ Về kỹ năng: GV được thử nghiệm các phương pháp dạy học mới có sự
hỗ trợ của CNTT&TT.
+ Về năng lực: GV nâng cao năng lực chuyên môn, đặc biệt là ứng dụng
CNTT&TT, Năng lực sử dụng bản đồ; Năng lực khai thác, sử dụng tranh ảnh,
video, mơ hình.
+ Về thái độ, tình cảm: GV thêm u bộ môn, thêm yêu nghề dạy học.
2.4.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến có thể triển khai rộng rãi trong điều kiện CSVC phục vụ dạy
học ở phần lớn trường THPT Nguyễn Thị Lợi. Cơ sở vật chất phục vụ tối thiểu
như: phịng họccó trang bị máy chiếu, máy tính, có đường truyền kết nối internet
(hoặc kết nối qua thiết bị di động USB 3G).
- Sáng kiến là tài liệu tham khảo cho các GV địa lí.
Qua quá trình thực hiện các biện pháp, giải pháp sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học địa lí 11, kết quả đạt được như sau:
Điểm

Lớp 11B9

%


41 học sinh

Lớp 11B7

%

45 học sinh

<3

1

2,4

5

11,1

3-4

2

4,8

9

20,9

5-6


4

9,7

20

43,6

7-8

26

63,6

10

22,2

>8

8

19,5

1

2,2

Qua đây ta thấy lớp 11B9 các tiết học có sử dụng sơ đồ tư duy học sinh học
tập tích cực và kết quả cao hơn.

Từ kết quả trên cho thấy việc sử dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học sẽ
hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có
cách nhìn vấn đề một cách hệ thống khoa học, tránh lối học vẹt trong mơn địa lí.
Chính vì vậy chất lượng dạy học mơn địa lí được nâng cao.
* Bài học kinh nghiệm cho bản thân
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm chuyên đề dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, bản thân tôi đúc kết rút kinh nghiệm để ngày
càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn Địa lí.
- Giáo viên, dù dạy môn nào cũng phải yêu nghề, chịu khó, khơng ngừng nâng
cao tay nghề chun mơn nghiệp vụ, ln tìm tịi sáng tạo.
17

skkn


- Phải thường xuyên tổ chức dạy học theo phương pháp tích cực trong xây
dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một
phương pháp để phát triển hết khả năng sáng tạo, khả năng tư duy của học sinh.
- Cần phải hướng dẫn kĩ cho học sinh chuẩn bị nội dung bài học ở nhà thông qua
định hướng phát triển năng lực, sau đó kiểm tra sự chuẩn bị của các em và quan
tâm các nhóm, các học sinh yếu kém, tuyên dương, động viên những nhóm học
sinh làm tốt nhiệm vụ mà giáo viên giao để khuyến khích các em phát huy tạo
niềm say mê cho các em u thích mơn học.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với vai trò là giáo viên giảng dạy mơn Địa lí tơi thường sử dụng dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong từ nhiều năm học và áp dụng
cho một số lớp tơi đã rút ra được kinh nghiệm và có thể áp dụng cho nhiều năm.
Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh giúp giáo viên
đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực, tăng tính chủ

động sáng tạo, phát triển tư duy góp phần nâng cao chất lượng mơn địa lí.
Sau một thời gian dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
trong đổi mới phương pháp dạy học địa lí, tơi thấy bước đầu đã có hiệu quả
khả quan, số học sinh đạt học lực giỏi môn địa lí tăng hơn, học lực yếu giảm
rõ rệt so với các năm học trước. Tôi đã sử dụng dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh trong khai thác kiến thức mới, kiểm tra bài cũ, tổng
kết ôn tập...Học sinh hiểu bài nhanh, sâu hơn, hào hứng trong việc ứng dụng
bản đồ tư duy để ghi chép bài. Chất lượng dạy học mơn địa lí được nâng cao
lên, học sinh có lịng say mê u thích mơn địa lí. Để đạt được điều đó, bản
thân mỗi cán bộ giáo viên phải tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi
nâng cao trình độ chun mơn, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới phương pháp
giảng dạy.
3.2 Kiến nghị
- Đối với ngành GD&ĐT tiếp tục tăng cường khuyến khích GV đẩy mạnh đổi
mới trong dạy học, đặc biệt là dạy học địa lí. Tổ chức các hội nghị, tập huấn xây
dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực.
- Đối với nhà trường: Các nhà trường đầu tư trang bị CSVC, thiết bị dạy học,
đặc biệt là thiết bị CNTT&TT, tăng cường tổ chức sinh hoạt tổ chun mơn,
nhóm chun mơn, sinh hoạt chun đề, đi sâu phân tích vào những tiết học,
bài học cụ thể để xây dựng các chuyên đề dạy học, tổ chức dạy thực nghiệm,
đánh giá kết quả và triển khai đại trà.
- Đối với giáo viên: Giáo viên dạy mơn địa lí tăng cường khai thác các thơng
tin từ mạng internet và các kênh truyền thông khác để bổ sung thông tin cho
bài giảng thêm phong phú, không ngừng học hỏi nâng cao kỹ năng sử dụng
các thiết bị dạy học hiện đại với sự hỗ trợ của các thiết bị CNTT&TT./.
18

skkn



Trên đây là một số biện pháp tôi đã và đang tiếp tục thực hiện dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học địa lí ở trường
THPT Nguyễn Thị Lợi. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này,
bản thân tôi đã cố gắng hết sức. Song do điều kiện khả năng và thời gian có
hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được sự giúp đỡ và
đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp để đề
tài được hoàn chỉnh hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết SKKN

Lê Thị Tuyết

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng thực hiện chương
trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11 trung học phổ thơng, Hà Nội.
2. Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc (2001), Lí luận dạy học Địa lí
phần đại cương, NXB ĐH Quốc gia HN.
3. Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học Địa lí,
NXB ĐHSP HN.
4. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu
Hằng, Trần Đức Tuấn (1996), Phương pháp dạy học Địa lí, NXB Giáo dục.
5. Đặng Văn Đức (2006), Lý luận dạy học địa lí. Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Trọng Phúc (2003, 2004), Thiết kế bài giảng Địa lớ ở trường

phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2006), Đổi mới dạy học địa lí trung
học phổ thơng. Nxb Giáo dục.
8. Nguyễn Đức Vũ (2003), Hướng và cách đổi mới phương pháp dạy
học Địa lí ở trường Trung học phổ thơng. Nxb Giáo dục.
9. Sách giáo khoa Địa lí 11. Nxb Giáo dục.
10. Sách giáo viên Địa lí 11. Nxb Giáo dục.
11. Tập bản đồ địa lí tự nhiên. Nxb Giáo dục.
12. Tập bản đồ các nước trên thế giới. Nxb Giáo dục.
19

skkn


13. Websites: Google.com./.

20

skkn



×