Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂNNĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC CẢI CÁCH, DUY TÂN TIÊU BIỂU
Ở CHÂU Á CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX.
PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện nghị quyết 29 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục. Từ năm học 2014 - 2015, Bộ giáo dục và Đào tạo đã triển khai kế
hoạch đổi mới giáo dục tập trung vào vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá; xây
dựng các chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực người học; đổi mới
chương trình, sách giáo khoa…
Một trong những vấn đề quan trọng của đổi mới giáo dục lần này đó là
đổi mới xây dựng các chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực, tư duy
sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của người học.
Dạy học theo chuyên đề phù hợp với đặc điểm tâm lý, khả năng học tập,
nhịp độ học tập, phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh, trên cơ sở đó phát
triển tối đa năng lực của từng học sinh. Quá trình tổ chức dạy học phân hóa
bằng các chuyên đề đảm bảo cho việc phát triển các năng lực chuyên biệt của
từng bộ môn.
Đặc trưng của chuyên đề Lịch sử Dạy học theo chuyên đề theo chương
trình, SGK THPT vẫn phải đảm bảo các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình THPT, nhưng được nâng lên một mức độ nhất định cao hơn. Vấn đề được
học tập trong chuyên đề phải là một vấn đề cơ bản của CT,SGK THPT có mối
quan hệ mật thiết với nhau, có những điểm tương đồng về nội dung kiến thức,
khi hình thành chuyên đề thì tạo nên một chuỗi các vấn đề học tập cần giải
quyết.
Nội dung của các chuyên đề giúp HS có những hiểu biết về những kiến
thức cơ bản, qua đó HS có những kiến thức đó để tổng kết, hệ thống hoá, củng
cổ, thực hành,...Mặt khác, chuyên đề còn nhằm mục đích ôn tập, củng cố kiến
thức đã học mà đòi hỏi HS đào sâu luôn kiến thức đã học. Chuyên đề cần toàn
diện, có tính hệ thống, thể hiện mối quan hệ của LSTG và LSDT, giữa các lĩnh
vực của đời sống xã hội: KT, CT, QS, VH…
1
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
Nội dung chuyên đề không dừng lại ở biết lịch sử mà nâng cao trình độ
nhận thức lịch sử, tức hiểu, lý giải, sâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động,
ảnh hưởng của các nội dung, sự kiện lịch sử và khả năng vận dụng các kiến thức
đã học vào giải quyết những vấn đề khác trong học tập và thực tiễn, tức hình
thành năng lực trong học tập của HS... Các chuyên đề cho học sinh trường
THPT rất chú trọng đến việc giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng.
Dựa trên những cơ sở đó, tôi đã xây dựng chuyên đề: CÁC CUỘC CẢI
CÁCH, DUY TÂN TIÊU BIỂU Ở CHÂU Á CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ
KỈ XX.Để phục vụ cho việc giảng dạy Lịch sử lớp 11 THPT.
PHẦN II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN:
Chuyên đề
CÁC CUỘC CẢI CÁCH, DUY TÂN TIÊU BIỂU Ở CHÂU Á
CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
A. Cơ sở: - Bài 1, 3, bài 4, bài 23
- Tài liệu tham khảo
B. Thời gian dự kiến 3 tiết:
- Tiết 1: Bối cảnh LS, Duy tân Minh Trị, cải cách Rama V
- Tiết 2: Cuộc vận động duy tân ở TQ, Phong trào duy tân ở VN
- Tiết 3: Tính chất; Nguyên nhân thành công, thất bại, ý nghĩa lịch sử và
củng cố
C. Một số khái niệm:
- Cải cách
- Duy tân
- Dân trí, dân khí, dân sinh
D. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Bối cảnh lịch sử
*) Khách quan
- Từ thế kỉ XV, một loạt các cuộc CMTS đã diễn ra tại các nước Âu Mĩ, hạn chế
hoặc thủ tiêu hoàn toàn chế độ PK, xác lập chế độ TBCN với phương thức sản
xuất tiến bộ, mở ra 1 thời đại mới trong LS nhân loại. Lần đầu tiên, một khối
lượng của cải vật chất khổng lồ đã được tạo ra bởi sức sản xuất phi thường của
máy móc và một thể chế dân chủ tư sản được định hình, đem lại một trào lưu
ánh sáng mới sau hàng thế kỉ chìm đắm trong đêm trường trung cổ. Những
chuyển biến này không chỉ tác động tới các nước châu Âu mà còn ít nhiều ảnh
hưởng tới các quốc gia khác trong đó có các nước châu Á, làm chuyển biến tư
2
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
tưởng của nhiều nhà trí thức yêu nước, đưa tới một luồng gió cải cách, duy tân
nhằm đưa đất nước phát triển.
- Cuối TK XIX các nước TB chuyển từ giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh sang
giai đoạn ĐQCN => nhu cầu về thị trường, thuộc địa trở lên cấp thiết.
*) Chủ quan
- Trong khi đó châu Á từ trước thời kì phát kiến địa lí đã hiện lên trong trí tưởng
tượng của các quý tộc, thương nhân châu Âu như là “thiên đường giàu có, lắm
vàng nhiều bạc, giàu hương liệu, đầy hấp dẫn, quyến rũ, huyền bí”. Và thực tế,
với việc tìm ra các con đường mới tới phương Đông và các châu lục khác, đã
đem về cho các nước phương Tây sự giàu có nhờ vàng, hàng hóa và nô lệ.
Thêm vào đó, khi thương mại TG được mở rộng, các châu lục được nối liền, vị
trí chiến lược của châu Á càng đóng vai trò quan trọng, khiến châu Á càng trở
nên hấp dẫn. Giữa lúc đó, chế độ phong kiến ở các nước châu Á đang lâm vào
cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng trên tất cả các mặt KT, CT, XH.
=> Châu Á sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương
Tây.
=> Thách thức lịch sử đó đã đặt các quốc gia châu Á trước 2 sự lựa chọn: hoặc
là tiếp tục duy trì CĐPK trì trệ, bảo thủ. Hoặc là tiến hành cải cách, duy tân để
phát triển đất nước, tăng khả năng tự cường của dân tộc.
=> sự phân hóa trong cách lựa chọn con đường giữa các quốc gia: Trong khi
TQ, VN, … lựa chọn con đường thứ nhất thì Nhật Bản và Xiêm đã lựa chọn con
đường thứ hai. Kết quả là, TQ, VN bị biến thành thuộc địa còn Nhật Bản và
Xiêm đã thoát khỏi nanh vuốt của các nước Phương Tây.
- Sau khi hoàn thành xâm chiến thuộc địa, các nước đế quốc đã tiến hành khai
thác thuộc địa làm chuyển biến cơ cấu kinh tế xã hội ở các nước châu Á => tạo
ra những điều kiện bên trong để các nước châu Á tiếp tục tiến hành cải cách duy
tân để giải phóng dân tộc.
2. Các cuộc cải cách, duy tân tiêu biểu.
2.1 Cuộc duy tân Minh Trị
2.1.1 Nguyên nhân
*) Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân
(Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.
+ Về kinh tế:
- Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc
lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
- Công nghiệp :ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công
trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
3
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
+ Về xã hội:
- Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình
thành và ngày càng giầu có.
- Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.
- Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông
dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không
chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.
+ Về chính trị:
- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến.Nhà vua được tôn
là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
*) Nguy cơ xâm lược của ĐQ phương Tây
- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ
khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ,
dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa” do vị trí địa lý của Nhật Bản
trong khu vực, là cấu nối quan trọng trong tuyến đường vận chuyển từ châu Âu
qua châu Á bằng đường biển, đặc biệt lại cách không xa Trung Quốc – một
nước lớn, đông dân và giàu có về tài nguyên nên Nhật Bản nhanh chóng bị biến
thành bàn đạp chiến lược, một căn cứ quân sự quan trọng để từ đây có thể xâm
nhập vào Trung Hoa rộng lớn và các nước phía nam.
- Tháng 5 năm 1853, tàu chiến Mỹ đổ bộ vào Edo, uy hiếp Mạc phủ. Tổng
thống Mỹ yêu cầu Nhật Bản mở cửa kèm theo lời đe dọa nếu cần sẽ quyết chiến
một trận để phân thắng bại. Chính quyền Mạc Phủ tỏ ra hết sức lứng túng và
phải buộc lòng hỏi ý kiến của Thiên hoàng và các chư hầu. Hành động chứng tỏ
đã đến lúc các Shogun cảm thấy địa vị thống trị của mình không còn vững chắc
nữa. Thái độ của các Thiên hoàng và các Daimyo là việc chống lại việc thông
thương vớ Mỹ hay bất cứ nước nào khác. Trong lúc đó nội bộ Mạc phủ cũng
phân chia thành nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng trước sức mạnh của Mỹ, Mạc
phủ buộc phải nhược bộ và ký với Mỹ hiệp ước bất bình đẳng đầu
tiên(31/3/1854). Theo hiệp ước này, Nhật Bản phải mở các hải cảng Simodo và
Hakoddate cho Mỹ vào buôn bán và Mỹ được đặt lãnh sự quán tại
Simda.Không dừng lại ở đó Nhật phải ký một loạt các hiệp ước Hà
Lan(18/8/1858), Nga(19/8), Pháp(9/10). Những hiệp ước bất bình đẳng trên đã
chấm dứt gần 200 năm đóng của biệt lập của chính quyền Tokugawa.
- Những hiệp ước trên đã xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi dân tộc,đưa Nhật
Bản bước vào quan hệ quốc tế không phải với tư cách, vị thế của một đất nước
hoàn toàn độc lập, bình đẳng mà lệ thuộc vào các nước phương Tây. Tuy nhiên
4
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
những hiệp ươc trên giúp Nhật Bản tránh được nguy cơ phải đối đầu trực tiếp
trong khi tương quan lực lượng không hề có lợi cho Nhật Bản.
=> Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng
trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để
các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa
Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.
*) Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp
xã hội phản ứng mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh chống Sô gun nổ ra sôi nổi vào
những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. Tháng 01/1868
Sô-gun bị lật đổ.Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực
hiện một loạt cải cách.
2.1.2 Nội dung cải cách Minh Trị:
- Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện
một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến
lạc hâu.
*Về chính trị :
- Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện
bình đẳng ban bố quyền tự do.
- Ban hành Hiến pháp 1889.
*Về kinh tế:
- Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của
giai cấp phong kiến.
- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
*Về quân sự:
- Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.
- Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
- Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược
*Về giáo dục:
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
- Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,.
- Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
2.1.3 Kết quả, Tính chất, ý nghĩa:
- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
- Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
5
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895),
kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
- Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hàng đã đưa
đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống
kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng:
+ Năm 1874 Nhật xâm lược Đài Loan.
+ Năm 1894 – 1895 Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều
Tiên, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài
Loan và Liêu Đông cho Nhật
+ Năm 1904-1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa
biển Lữ Thuận, đảo Xa-kha-lin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên.
+ Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và
chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hung mạnh nhất châu Á.
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần
chúng nhân dân lao động.
- Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân
phiệt, hiếu chiến”
2.2 Cuộc cải cách ở Xiêm (1861 – 1910)
2.2.1 Bối cảnh lịch sử:
- Đến những năm đầu thế kỷ XIX, Xiêm cũng giống như nhiều quốc gia châu Á
đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây đi đầu là
thực dân Anh.
+ Tháng 10 năm 1822, bản hiệp ước Xiêm – Anh được ký kết quy định: Tàu
Anh phải để cho chính quyền Xiêm xem xét, phải dỡ lên bờ các loại vũ khí và
đại bác trước khi vào cửa sông Chao Phraya. Còn phía Xiêm cam đoan sẽ không
tăng mức thuế quan và tạo điều kiện cho thuận lợi cho sự buôn bán của
Anh.Ngày 20 tháng 6 năm 1826 hiệp ước hữu nghĩ và thương mại giữa Xiêm và
Anh được ký kết. Theo hiệp ước này , hai bên thỏa thuận về quyền cai quản trên
các vùng đất Malaca, đồng thời cũng qui định một số điều kiện thuận lợi cho
việc buôn bán của Anh tại Xiêm. Đến năm 1855 với việc ký hiệp ước thân thiện
và buôn bán với Anh , vua Rama IV đã mở cửa đất nước cho ảnh hưởng của
châu Âu xâm nhập vào. Đây chính là hiệp ước bất bình đẳng thứ hai trong lịch
sử ngoại giao của Xiêm với các cường quốc châu Âu.
+ Mặc dù Xiêm đi từ nhượng bộ này đên nhược bộ khác nhưng tư bản phương
tây, mạnh mẽ nhất là Anh và Pháp không có ý định từ bỏ âm mưu mở rộng ảnh
hưởng của mình, ngày càng gia tăng sức ép đối với chủ quyền của Xiêm. Năm
6
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
1893, hiệp ước Pháp - Xiêm được ký kết, theo đó phía tây khu vực sông
Mekong 25 km được coi là khu phi quân sự.
Việc ký kết các hiệp ước trên đã gây ra những hậu quả tai hại đối vơi Xiêm. Nó
là giai đoạn đàu biến Xiêm trở thành nước phụ thuộc nặng nề vào các cương
quốc lớn, nhất là Anh và Pháp. Với các hiệp ước đó Xiêm trở thành nơi cung
cấp lương thực, nguyên liệu rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa cho các nước
tư bản và ngược lại các nước thực dân phương Tây bán đắt các mặt hàng công
nghiệp và người dân Xiêm bị bóc lột nặng nề vì tình chất buôn bán không ngang
giá và mang nặng tính bóc lột. Nước Xiêm đang đứng trước nguy cơ mất độc
lập nghiêm trọng.
=>Đối với Xiêm lúc này, vấn đề bảo vệ nền độc lập được đặt ra cấp thiết hơn
bao giờ hết . Đó là một thách thức to lớn cho cả dân tộc Xiêm, nó thôi thúc
Xiêm phải chọn cho mình con đường đi thích hợp để bảo vệ nền độc lập dân
tộc. Trong bối cảnh lịch sử khó khăn đó, việc cai trị theo chính sách cũ, lạc hậu,
thủ cựu, đóng cửa không giao lưu với bên ngoài là thất sách đẩy nhanh Xiêm trở
thành thuộc địa. Ngau khi mới lên ngôi, vua Rama V đã nhận thức: “ Nếu nước
Xiêm muốn duy trì được nền độc lập của mình thì dù muốn hay không nó phải
chấn chính đất nước theo các quan niệm đang chiếm ưu thế ở châu Âu, hay ít
nhất cũng phải tỏ ra đang làm như thế”
- Những biến chuyển trong lòng xã hội Xiêm dưới tác động của những hiệp ước
kí kết với các nước phương Tây
*) Về kinh tế:
Việc ký kết các hiệp ước bất bình đẳng đã buộc chính quyền Xiêm phải nở cửa
buôn bán với nước ngoài. Chính sách mở cửa đó đã tác động trước tiên đến kinh
tế, nền kinh tế đóng kín của Xiêm bắt đầu xuất hiện những mầm mống của nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trước tiên trong lĩnh vực nông nghiệp : sự thay đổi thể hiện ở việc chuyển dịch
từ một nền sản xuất mang tính chất tự cung, tự cấp sang một nền sản xuất hàng
hóa để xuất khẩu. Tuy nhiên trái với sự mở rộng trong nông nghiệp, sự phát
triển thủ công nghiệp ở Xiêm lại bị kìm hãm, cản trở bởi chế độ phong kiến.
Thủ công nghiệp tập trung ở một vài thành phố và tự liên kết với nhau thành
một nghành chuyên môn hẹp trong các công xưởng . Đứng đầu mỗi công xưởng
là là một vị quan do nhà nước chỉ định. Đây là một hiện tượng điển hình của
nhà nước phong kiến, nó kìm hãm, rằng buộc người thợ thủ công với nhà nước,
hạn chế thậm chí tiêu diệt tài năng, sự sáng tạo của người thợ.
Những hiệp ước được ký kết giữa Xiêm và các nước phương Tây một mặt đẩy
Xiêm đứng trước nguy cơ mất nền độc lập dân tộc, mặt khác nó lại mở ra một
7
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
giai đoạn phát triển mới cho nghành thương mại của Xiêm. Ngoại thương trở
thành nguồn thu đáng kể của nhà nước “Trong nửa đầu thế kỷ XX, tổng buôn
bán hàng năm trong xuất khẩu của Xiêm có lúc tới 5,5 triệu baih, còn nhập
khẩu là 4,3 triệu bath”
Những thay đổi trên đây đã phá vỡ nền kinh tế tư nhiên, tự cung, tự cấp, thay
vào đó yếu tố của nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, thể hiện rõ trong lĩnh
vực nông nghiệp và thương nghiệp.Tuy nhiên sự xuất hiện của quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa mới chỉ tồn tại ở dạng mầm mông, quan hệ phong kiến vẫn tồn
tại vững chác và tạo ra rất nhiều rào cản, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản muốn phát triển được phải vượt qua tất cả
nhưng rào cản đó.
* Về xã hội:
Cùng với nhân tố khách quan dẫn đến yêu cầu phải cải cách thì một nhân tố
không kém phần quan trọng đó là lực lượng tham gia vào quá trình cải cách.
Sau khi lên ngôi, để từng bước dọn đường cho công cuộc cải cách của mình,
Rama V đã tập hợp quanh mình một lực lượng đông đảo ủng hộ, tán thành dự
định cải cách của ông, trong đó căn bản là các hoàng thân, con em quý tộc. Họ
là những người có tư tưởng cấp tiến, từng nhiều lần đi sang châu Âu và các
nước xung quanh Xiêm, họ nhận thức được sự tụt hậu cảu Xiêm và tán thành
cảicách.
=>đến giữa thế kỷ XIX Xiêm đứng trước yêu cầu khách quan và những tiền đề
trong nước đã tạo điều kiện cho nhà vua Rama V tiến hành cải cách. Cũng cần
nhận thấy động lực để tiến hành cải cách ở Xiêm chủ yếu xuất phát từ yêu cầu
khách quan là nền độc lập bị đe dọa nghiêm trọng, nó đã thúc đẩy các điều kiện
bên trong tuy chưa chín muồi nhưng có cơ sở để thay đổi.
2.2.2 Nội dung cải cách
-) Kinh tế:
+ Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế
ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.
+ Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà
máy, mở hiệu buôn, ngân hàng
- Chính trị:
+ Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây .
+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.
+ Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện) .
+ Chính phủ có 12 bộ trưởng.
- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
8
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ , giải phóng người lao động.
- Đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
+ Lợi dụng vị trí nước đệm .
+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp đã lựa chiều có lợi để giữ chủ
quyền đất nước.
*Tính chất:
+Thái Lan phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được chủ quyền độc
lập.
+Tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
2.3. Trung Quốc
2.3.1 Nguyên nhân
- Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên. Chế độ
phong kiến tồn tại lâu đời và có một nền văn minh phát triển rực rỡ. Nhưng đễn
cuối thời đại Mãn Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc đã bước vào giai đoạn
khủng hoảng. Nhân dân không có ruộng cày, tô thuế nặng, nạn cho vay lãi ngày
càng lan tràn trầm trọng.Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ khắp nơi
làm suy yếu triều đình phong kiến.
- Trong bối cảnh đó, các nước thực dân tăng cường xâm lược Trung Quốc, song
không có một nước đế quốc nào có đủ sức một mình chiếm giữ Trung Quốc,
chúng cùng tiến hành xâu xé Trung Quốc. Việc xâu xé Trung Quốc được tiến
hành theo hai hướng xâm nhập kinh tế và xâu xé đất đai để làm nhược địa hay
khu vực ảnh hưởng .
Một biện pháp quan trọng để các nước mở cửa Trung Quốc là dùng thủ đoạn
buôn bán thuốc phiện. Đầu tiên là người Bồ Đào Nha và người Hà Lan buôn
bán thuốc phiện ở Trung Quốc. Thuốc phiện làm cho nền kinh tế Trung Quốc bị
sa sút nghiêm trọng , bạc trắng liên tục chảy về các nước châu Âu. Năm 1840
cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất do thực dân Anh tiến hành đã mở
toang cánh cửa buôn bản vào Trung Quốc. Tháng 6/1842 quân Anh tiến vào cửa
sông Ngô Tùng , sau đó tiến vào Lưỡng Giang mộ cách dễ dàng. Chính quyền
nhà Thanh run sợ khiếp nhược, vội ký điều ước Nam Kinh(29/8/1842). Điều
ước Nam kinh hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên mà Trung Quốc ký với thực dân
phương Tây. Theo điều ước này: Trung Quốc phải mở 5 cửa biển cho Anh vào
tự do thông thương, Trung Quốc nhược Hương cảng cho Anh và bồi thường
chiến phí cho Anh 21000000 bảng, Trung Quốc và Anh sẽ bàn bạc, thỏa thuận
về thuế xuất, nhập khẩu đối với hàng hóa Anh.Điều ước Nam kinh đã mở đầu
cho quá trình đầu hàng của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
9
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
Từ chiến tranh thuốc phiện(1840) đến chiến tranh Trung – Nhật(1894) các nước
tư bản (Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga) đã nhiều lần phát động chiến tranh xâm
lược Trung Quốc. Trung Quốc lần lượt phải ký các hiệp ước bất bình đẳng với
các nước tư bản khác như: hiệp ước Vọng Hạ(7/1844) với Mỹ, hiệp ước Hoàng
Phố(10/1844) với Pháp, rồi đến Bỉ, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Nauy.Các nước đế
quốc đã chia nhau xâu xé Trung Quốc
+ Đức chiếm Sơn Đông.
+ Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.
+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây,Quảng Đông.
+ Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.
=>xã hội Trung Quốc nổi lên 2 mâu thuẫn cơ bản:
+Nhân dân Trung Quốc với đế quốc.
+Nông dân với phong kiến .
2.3.2 Nội dung
- Diễn biến: Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu
vãn tình thế.
- Lãnh đạo: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.
- Lực lượng: quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự.
- Tính chất: Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Trung Quốc, chỉ tồn tại 100 ngày .
2.4. Các cuộc cải cách ở Việt Nam.
2.4.1. Nguyên nhân
- Những chuyển biến về kinh tế, XH ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai
thác thuộc địa lần 1
- Ảnh hưởng từ các cuộc cải cách, duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm
2.4.2. Nội dung
* Chủ trương: đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao
dân trí dân quyền , dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem
đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
* Hoạt động:
- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng ,
Trần Quý Cáp, Ngô Đúc Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:
+ Kinh tế: chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề
thủ công, làm vườn, lập “nông hội”…
+ Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ
Quốc ngữ , các môn học mới …
10
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
+ Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc
“Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến….
- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội: Năm
1908, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.
- Năm 1911 Chính quyền thực dân đưa Ông sang Pháp
- Ông là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu
thế kỷ20.
*) Nguyên nhân dẫn tới phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908.
+ Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn
khổ về các thứ thuế.
+ Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân
+Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Phong trào thất bại. Phan Châu Trinh
và Trần Quí Cáp bị kết án tử hình.
3. Tính chất, Nguyên nhân thành công, thất bại và ý nghĩa lịch sử
3.1. Tính chất
- Mục tiêu: hạn chế hoặc thủ tiêu ở 1 mức độ nhất định chế độ PK bảo thủ, trì
trệ, tăng khả năng tự cường để không bị các nước ĐQ xâm lược hoặc để thoát
khỏi ách cai trị
- Lãnh đạo: quý tộc tư sản hóa (NB) hoặc sĩ phu Nho giáo tiến bộ
- Cơ sở:
+ Sức ép từ nguy cơ xâm lược của CNTD Phương Tây
+ Mức độ tiếp nhận ảnh hưởng của tư tưởng DCTS
+ Điều kiện vật chất bên trong của mỗi nước
- Phương hướng phát triển
3.2 Nguyên nhân thành công, thất bại
- Thực lực của phái tiến hành duy tân, cải cách
- Điều kiện vật chất của công cuộc cải cách, duy tân
- Vai trò của cá nhân
- Chính sách đối ngoại.
3.2. Ý nghĩa lịch sử
- Phản ánh xu thế canh tân của thời đại
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu
C. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nhận biết được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả của các cuộc cải cách,
duy tân tiêu biểu ở châu Á.
11
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
- HS hiểu tính chất, ý nghĩa, nguyên nhân thành công, thất bại của các cuộc cải
cách, duy tân
- HS vận dụng kiến thức để so sánh các cuộc cải cách, duy tân.
- Rút ra được bài học kinh nghiệm cho VN trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện
nay.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá, tổng hợp và đánh giá các vấn đề lịch sử.
- Kỹ năng khai thác kênh hình
3. Thái độ
Có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, toàn diện về các cuộc cải cách, duy tân.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học
- Năng lực chuyên biệt: Tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, so sánh
đối chiếu.
I.
CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
1. GV
- Tranh ảnh về các nhà cải cách, duy tân
- Tư liệu về cải cách, duy tân
- Phiếu học tập
2. HS
- Sưu tầm tranh ảnh lịch sử của các nhà cải cách, duy tân
- Sưu tầm tư liệu về các cuộc cải cách, duy tân
I/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giới thiệu chuyên đề
Cách 1: Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX những chuyển biến mạnh mẽ của
tình hình thế giới đã đặt châu Á trước một vận mệnh lịch sử chung là nguy cơ
xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Trong hoàn cảnh đó mỗi quôc
gia châu Á có những phản ứng khác nhau.Một trong những phản ứng tích cực
nhất là các quốc gia tự tiến hành cải cách và canh tân đất nƣớc để có thể đuổi
kịp phương Tây và vượt phương Tây.
Cách 2: GV đưa ra 4 cặp bức tranh: Minh Trị - Đế quốc Nhật cuối TK XIX đầu
TK XX; Rama V – cây tre (dải lụa hồng); cái bánh ngọt – Khang Hữu VI +
Lương Khải Siêu; Phan Chu Trinh 2. Tổ chức các hoạt động học tập
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CHÂU Á CUỐI
THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX.
(Hình thức dạy học: Cá nhân, toàn lớp)
12
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
- GV yêu cầu HS đọc đoạn tư liệu và quan sát hình rồi rút ra những điểm
chung nhất của các nước châu Á cuối TK XIX - đầu TK XX.
- GV đặt câu hỏi: Tình hình đó đặt ra cho các nước châu Á mấy sự lựa chọn?
Kể tên các quốc gia tiêu biểu cho từng con đường mà em biết?
Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé
* Hoạt động 2. TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH, DUY TÂN
TIÊU BIỂU Ở CHÂU Á
(Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, toàn lớp)
Bước 1.GV phát phiếu học tập cho cả lớp. Về nhà tìm hiểu nội dung cơ bản
của 4 cuộc cải cách, duy tân tiêu biểu ở châu Á.
PHIẾU HỌC TẬP
Tên các cuộc CC,
DT
Minh
Trị ở
Nhật
Bản
Cải
cách
Rama
Vở
Xiêm
Trung
Quốc
Việt
Nam
Nội dung
Nguyên nhân
Nội dung
13
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
Kết quả, ý nghĩa
Bước 2.Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm.
Bước 3. Các nhóm cử đại diện trình bày ý tưởng và sản phẩm của nhóm
mình nghiên cứu theo nhiệm vụ của GV đã phân công.
Bước 4.GV sau khi nghe các nhóm trình bày sản phẩm, nhận xét và rút ra kết
luận.
1. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản
Tên thật là Mutsuhito kế vị cha năm 1867 (15 tuổi), Hiệu là Minh Trị: thông
minh, dũng cảm, sớm biết chăm lo việc nước.
- 1/1868, truất quyền Sôgun, thành lập chính phủ mới, thủ tiêu chế độ Mạc
phủ, tiến hành những cải cách tiến bộ theo con đường TBCN
Hình 1
14
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
Hình 2
+Cải cách về hành chính, xóa bỏ chế độ đảng cấp phong kiếnCuộc cải cách
được thực hiện vào tháng 6 năm 1869. Chính phủ tập trung xây dựng một
chính quyền trung ương mạnh , đặt các công quốc dưới quyền kiểm soát của
chính quyền trung ương . Tháng 8 năm 1871, chính quyền trung ương ra
lệnh cải chức tất cả các Chihanji, phế bỏ hoàn toàn các phiên, thay vào đó
cả nước chia thành 3 phủ và 72 huyện. Chính quyền trung ương quản lý toàn
bộ đất nước thống nhất từ trên xuống…Cuộc cái cách hành chính đã dẫn
đên sự ra đời của nước Nhật Bản thống nhất. Những quy định của chế độ
phong kiến cản trở sự phát triển của xã hội bị xóa bỏ. Nhà nước tổ chức theo
mô hình phương Tây, quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật đảm bảo
công bằng. Hệ thống hành chính ra đời từ cải cách Minh Trị đã phát huy
tính tích cực trong công cuộc cận đại hóa Nhật Bản.
+ Cải cách về kinh tế - tài chính :chính phủ đã tiến hành một loạt các cải
cách tiền tệ, ngân hàng và địa tô.
Chính phủ lập ra các xưởng đúc tiền, quy định đồng tiền chính thức là đồng
yên Nhật, nhà nước độc quyền phát hành giấy bạc, thiết lập hệ thống ngân
15
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
hang quốc gia giống Hoa kỳ.
Trong nông nghiệp:Trước khi chính phủ Minh trị lên năm quyền, chế độ địa
tô của Nhật đã bị phá vỡ nghiêm trọng , xẩy ra những xáo trộn, đòi hỏi phái
cải cách. Cuộc cải cách địa tô được tiến hành từ năm 1873 đến năm 1881.
Chính quyền đã phế bỏ các hạn chế về cách dung ruộng, công nhận quyền tự
do trồng trọt, tự do buôn bán đất đai.Tiền thuế nộp tương đương với 3% giá
đất. Nhờ vậy sau cải cách địa tô, chính phủ đã có cơ sở tài chính khá vững
chắc.
Trong công nghiệp:mục tiêu của Nhật Bản là trở nên “phú quốc cường
binh”, để phú quốc cần xây dựng nền công nghiệp tiên tiến với mục tiêu bắt
kịp phương Tây, chính phủ Minh trị đã ra sức phát triển công nghiệp coi đó
là chiến lược đối với sự phát triển đất nước. Sauk hi xây dựng các xi nghiệp
kiểu mẫu, nhà nước bán lại cho những tư nhân có năng lực, có quyết tâm
hiện đại hóa. Đến năm 1880, các công ty quốc doanh được nhược lại với giá
thấp cho một số thương gia và nhà tư bản. Đây là biện pháp thông minh
sang tạo chưa từng có ở châu Á vào thời điểm đó, tạo điều kiện thuận lợi về
cơ chế quản lý và điều hành sản xuất.Hoạt động ở đầu có ỹ nghĩa then chốt
đối với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa là việc sự dụng các thiết
bị, kĩ thuật tiên tiến của phương Tây, mời chuyên gia ngoại quốc, cử người
đi du học đã tiếp thu trực tiếp các thành tựu hiện đại về tổ chức và quản lý
sản xuất.
+Cải cách về giáo dục: Năm 1871 Bộ giáo dục được xây dựng theo mô hình
phương Tây, chủ yếu theo mô hình Pháp, chủ chương xây dựng nền giáo dục
toàn dân, không phân biệt nam, nữ. Năm 1872, chế độ giáo dục thống nhất
được ban hành. Cả nước chia thành 8 khu vực đại học: mỗi khu đại học chia
thành 32 khu trung học, mỗi khu trung học gồm 10 tiểu học. Hệ thồng giáo
dục chặt chẽ, thực tế hơn nhiều so với giáo dục củ phương Đông.
Cùng với hệ thống trường công thì hệ thống trường tư thục, bổ túc, trường
học ở chùa cũng được khuyến khích. Mục đích của Nhật là thực hiện xã hội
hóa giáo dục. Quan điểm của Nhật là chú trọng đến giáo dục hướng nghiệp
và giáo dục sơ đẳng hơn là giáo dục đại học. Quan điểm này đã tạo nên nền
giáo dục khác hẳn với các quốc gia phong kiến như Đại Nam, Trung Quốc
cùng thời.
Đường lối giáo dục mới quán triệt khẩu hiệu “ khoa học phương Tây và đạo
đức phương Đông”, được cụ thể hóa trong chỉ dụ của Thiên hoàng ban hành
năm 1890. Do đó chính phủ Nhật Bản tuyển dụng các giáo sư ngoại quốc
16
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
,cùng với đó là gửi sinh viên đi du học ở mỗi nước phương tây nghành nào
mà nước đó giỏi gianh hơn hết.
+ Cải cách về quân sự: Mục tiêu quan trọng nhất của công cuộc duy tân là
bảo vệ nền độc lập của đất nước, do vậy phải xây dựng, bồi dưỡng sức mạnh
quân sự. Hơn các hiệp ước bất bình đẳng mà chính phủ Shogun kí với các
nước thực dân phương Tây đều xuất phát từ nguyên nhân sức mạnh quân đội
không đủ đánh bại được tàu chiến và đại bác của Mỹ.
Năm 1872, Minh trị tuyên bố giải tán quân đội ở các phiên, ban hành sắc
lệnh thành lập quân đội thường trực trên cơ sở thi hành nghĩa vụ quân sự
toàn dân : tất cả thanh niên dấn 20 tuổi bất kể quý tộc hay bình dân, đều
phải sống trong quân ngũ 3 năm, sau đó là 4 năm dự bị. Chỉ huy quân dội
vẫn thuộc về tầng lớp võ sĩ samurai. Năm 1872 quân đội Nhật gồm 2 bộ
phận: bộ phận lục quân và bộ phận hải quân. Bộ lục quân được tổ chức theo
hình mẫu của quân phổ. Lực lượng hải quân được tổ chức và huấn luyện
theo hải quân Anh. Cải cách táo bạo của chính phủ đã đưa tới việc nông dân
từ chỗ không có quyền mang kiếm trở thành lực lượngcăn bản của quân đội
quốc gia, có trang bị tối tân.
Nhóm 1:
Đọc tài liệu kết hợp với quan sát hình 1,2 để trả lời câu hỏi sau:
- Em hiểu biết gì về Minh Trị? Vai trò của Minh Trị trong cuộc Duy tân ntn?
- Từ nội dung của cuộc Duy tân, chỉ ra điểm tích cực, hạn chế?
2. Cuộc cải cách ở Xiêm (1861 – 1910)
Vua Chulalongkorn (Rama V)
17
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
Hình 3
Người lên kế vị ông, vua Chulalongkorn, cai trị cho đến năm 1910.
Chulalongkorn đã bãi bỏ tục lệ thần dân phải quỳ lại trước mặt ông, thủ tiêu chế
độ nô lệ, cải thiện nền hành chính ở địa phương và trên toàn quốc, giám sát việc
phát triển các ngành đường sắt, xe điện, ôtô, và thuê các cố vấn người nước
ngoài đến phục vụ trong triều đình của ông.
Nhóm 2. Quan sát hình 3 và trả lời câu hỏi:
Nhận xét về cải cách của Rama V?
3. Phong trào Duy tân ở Trung Quốc
Khang Hữu Vi
(1858 - 1927)
Lương Khải Siêu
(1873 - 1929)
Khang Hữu Vi - học giả, chính khách có xu
hướng cải lương, người đề xướng phong trào
Duy Tân năm 1898 ở Trung Quốc.
Khang Hữu Vi xuất thân trong một gia đình
địa chủ quan lại ở Quảng Đông. Ông sớm tiếp
thu văn minh công nghiệp, văn hóa phương
Tây, có xu hướng cải cách. Ông cho rằng chỉ
có cải cách đất nước theo con đường TBCN
với thể chế quân chủ lập hiến như ở Anh thì
mới cứu Trung Quốc khỏi nguy cơ thuộc địa.
Năm 1888, lần đầu tiên ông dâng bài tấu lên
vua Quang Tự và được chấp nhận. Sau khi
phong trào Duy Tân thất bại, ông phải trốn
sang Nhật Bản.
Lương Khải Siêu - học giả, nhà cải lương nổi
tiếng, người gắn bó với Khang Hữu Vi trong
phong trào Duy Tân ở Trung Quốc.
Lương Khải Siêu (1873 - 1929) tự Trác Như, hiệu
Nhiệm Công, người quận Tân Hội, tỉnh Quảng
Đông, xuất thân từ gia đình địa chủ, thời trẻ ông
theo học Khang Hữu Vi và là người hết sức thông
minh lanh lợi; 11 tuổi đỗ tú tài, 16 tuổi đỗ cử nhân.
Lương Khải Siêu tiếp thu tư tưởng và chủ trương
cải cách của Khang Hữu Vi, giúp Khang Hữu Vi
biên soạn sách “Tân học ngụy kinh thảo”. Ông đã
cùng Khang Hữu Vi và khác nhà duy tân khác
trình lên vua Quang Tự hơn 50 bản tấu về cải cách
nhằm cải biến chế độ phong kiến lâu đời ở Trung
Quốc, theo gương Nhật Bản và phương Tây. Sau
phong trào Duy Tân thất bại, ông trốn sang Nhật
Bản.
Hình 4,5
18
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
Từ Hi Thái Hậu
Vua Quang Tự
Vua Quang Tự 28 tuổi, đang có nhiệt tình và đầy tham vọng. Nhà vua
muốn dựa vào phái cải cách làm một cuộc duy tân để thay đổi xã hội
Trung Quốc, đồng thời thay đổi luôn cả địa vị lệ thuộc của mình vào Từ
Hi thái hậu. Nhưng cuối cùng thất bại
Hình 6
Nhóm 3. Quan sát hình 4,5,6 và trả lời câu hỏi sau:
Tại sao cuộc Duy tân ở Trung Quốc chỉ tồn tại trong 100 ngày?
4. Phong trào Duy tân ở Việt Nam
Xu hướng cải cách ở nước ta được báo hiệu khoảng năm 1902 khi xuất
hiện tác phẩm Văn minh tân học sách (tác phẩm vô danh). Trong tác phẩm này,
lần đầu tiên xuất hiện một tư tưởng mới lạ là muốn chấn hưng dân trí, dân khí,
phải bắt đầu bằng con đường cải cách, chủ yếu là về kinh tế và văn hóa (với 6
biện pháp gọi là 6 đường).
Phan Châu Trinh (1872-1926), hiệu là Tây Hồ, là một sĩ phu tư sản hóa,
có đường lối, thủ pháp cách mạng trái ngược với Phan Bội Châu. Ông đỗ Phó
bảng năm 1901, cự tuyệt con đường quan trường, lại sống tại một vùng giao
thương với nước ngoài phát triển là Quảng Nam- Đà Nẵng, Phan Châu Trinh
không chỉ chịu ảnh hưởng Tân thư, ảnh hưởng của Nguyễn Lộ Trạch (tác giả
Thiên hạ đại thế luận) mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhà dân chủ tư sản
Pháp, Ấn Độ.
Tháng 8-1906, sau khi từ Nhật Bản về, Tây Hồ viết Thư ngỏ gửi Toàn
quyền Pôn Bô (Paul Be au) và lập tức trở thành thủ lĩnh của xu hướng cải cách
trong cả nước. Ông chủ trương dựa vào người Pháp đánh đổ giai cấp phong
kiến, phát triển kinh tế TBCN ở nước ta, rồi mới tính đến độc lập.Ông gọi đó là
kế sách "ỷ Pháp cầu tiến bộ", tiến hành song song duy tân, đánh đổ chế độ
phong kiến, quan trường.
19
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
Ở nước ta lúc đó cũng không ít người nghĩ như vậy và trở thành đồng chí
của ông như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Đào Nguyên Phổ (Bắc
Kỳ), Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn Thượng Hiền (Trung Kỳ), Trần
Chánh Chiếu, Nguyễn An Hưởng (Nam Kỳ). Nhưng Phan Châu Trinh cũng như
các sĩ phu cải cách, không ai nghĩ tới một đảng chính trị cho xu hướng của
mình.Điều này đã phần nào quyết định tính cách, bước đi của xu hướng này.
Trước hết, ở địa bàn trung tâm là Trung Kỳ từ 1906 đến 1908, Phan Châu Trinh
trực tiếp lãnh đạo phong trào Duy Tân và phong trào chống thuế. Để cổ vũ cho
lối học thực nghiệp, từ năm 1906, Phan Châu Trinh cho thành lập hàng chục
trường dạy chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, văn hóa kỹ thuật, lớn nhất là trường Diên
Phong.
Các sĩ phu cải cách cũng rất chú trọng phát triển kinh tế, lập ra các hội buôn
(lớn nhất là ở Hội An, Phan Thiết với Liên Thành thương quán nổi tiếng), kinh
doanh hàng dệt vải, lâm sản (quế, chè), nông sản (gạo, ngô, sắn), hải sản... giao
thương cả với nước ngoài.
Hoạt động sôi động hơn cả là trên lĩnh vực tư tưởng, sinh hoạt, với khẩu hiệu để
răng trắng, cắt tóc ngắn, ăn vận theo lối mới, họ tiến tới phê phán gay gắt biểu
trưng của chế độ phong kiến như xé áo lam, giật bài ngà...Từ phong trào cắt tóc
khi lan xuống nông thôn, đã dần biến thành phong trào kháng thuế của nông
dân. Từ Hội An, Đại Lộc (Quảng Nam) phong trào lan xuống Phú Yên, Khánh
Hòa, lan ra Hà Tĩnh, Thanh Hóa, bao vây các phủ huyện, có khi bắt đi cả quan
chức địa phương, đòi giảm sưu thuế, thậm chí có nơi còn cướp chính quyền ở
địa phương...
Đến đây, phong trào đã vượt khỏi sự kiểm soát của các sĩ phu cải cách. Thực
dân Pháp đã lợi dụng sự kiện này, thẳng tay đàn áp phong trào Duy Tân Trung
Kỳ. Một số sĩ phu bị chém như Trần Quý Cáp, Lê Khiết và hàng chục người bị
án lưu đày ở Côn Đảo như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức
Kế…
Ở Bắc Kỳ, sự ra đời Đông Kinh nghĩa thục tại Hà Nội có thể coi là sự nối dài
của phong trào Duy Tân. Ở đây, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền được sự ủng
hộ của Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc, Lê Đại, Võ Hoàng, Phạm Duy Tốn...
học theo kinh nghiệm của Nhật Bản đã mở trường tư thục tháng 3-1907.
Trường chủ trương dạy theo lối mới, chú trọng khoa học tự nhiên, học sinh học
bằng chữ Quốc ngữ, Hán và Pháp văn. Ban Giáo dục gồm nhiều nhân vật nổi
tiếng như Nguyễn Thượng Hiền, Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc, Lê Đại,
Nguyễn Văn Vĩnh... Phan Châu Trinh là người thường xuyên góp ý và trực tiếp
giảng dạy.Số học sinh lên tới 1000 người, có già trẻ, trai gái và được chia thành
20
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
8 lớp. Nhà trường thường cho học sinh đi ngoại khóa, tham gia các cuộc bình
giảng thơ văn, nói chuyện với dân chúng.
Ngoài Ban Giáo dục, trường còn có 3 ban khác: Ban Tài chính, Ban Cổ động và
Ban Trước tác.
Ban Cổ động lo việc kêu gọi dân chúng chống bọn hủ Nho (Văn tế sống hủ
Nho, Điếu hủ Nho...), cổ động ra báo Quốc ngữ. Chính Ban này có sáng kiến
mua lại bản quyền tờ Đại Nam đồng văn nhật báo, tờ báo chữ Hán đầu tiên ở Hà
Nội, cho tục bản thành tờ Đăng cổ tùng báo (chữ Quốc ngữ, chữ Hán) vừa là cơ
quan ngôn luận của trường, vừa tuyên truyền những tư tưởng cải cách.
Ban Trước tác, thực chất là một nhà xuất bản đầu tiên của xứ Bắc Kỳ, đã phụ
trách việc xuất bản một loạt sách bổ ích cho nâng cao dân trí, cổ động cho tinh
thần dân tộc.
Hàng chục sách dịch hoặc do các tác giả thân tín của nhà trường viết bao gồm
lịch sử (Việt Nam và thế giới), địa lý, văn học ... được xuất bản ngay từ những
tháng đầu trường mới hoạt động. Nhiều cuốn sách đã trở thành những tác phẩm
đầu tiên bằng Quốc ngữ in ở Hà Nội như Quôc dân độc bản, Nam quốc giai sử,
Việt Nam Quốc sử lược, Nam quốc địa dư, Quốc văn giáo khoa thư…; đặc biệt
đã xuất hiện những tác phẩm khuynh tả như Tiếng cuốc kêu (Việt Quyên), Thiết
tiến ca (Nguyễn Phan Lãng), Bài ca vận động lính tập làm chấn động lòng
người.
Cuối cùng, tháng 11-1907, thực dân Pháp quyết định cho đóng cửa trường
này.Về Đông Kinh nghĩa thục, Đặng Thai Mai đánh giá nó như là một một cuộc
cách mạng văn hóa đầu tiên. Ông viết: “Đông Kinh nghĩa thục không chỉ là một
trường tư thục, không chỉ là một cơ quan giáo dục thuần túy…Đông kinh nghĩa
thục là con số tổng cộng những cố gắng của mọi người có ý chí tư tưởng, văn
chương ra phục vụ Tổ quốc. Nó là cả một phong trào, một thời đại…”(4).
Phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ diễn ra có vẻ lặng lẽ hơn dưới cái tên Cuộc
Minh tân, tập trung vào những hoạt động kinh tế.
Ngoài Sài Gòn ra, nhiều tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như Mỹ Tho,
Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Tây Ninh, Biên Hòa... đã mọc lên các khách sạn
(Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn, Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho...), các cơ sở
công nghệ (dệt, làm xà phòng, may mặc...), các hội Tương tế và đặc biệt một số
công ty như Minh Tân công nghệ xã, Nam Kỳ thương cuộc...
Phong trào Duy Tân cải cách lắng xuống từ cuối năm 1908, sau phong trào
chống thuế. Phan Châu Trinh, năm 1911, được Pháp thả ra để mị dân, đã sang
Pháp sinh sống và hoạt động suốt 14 năm (1911 - 1925). Cuối năm 1925, thực
dân Pháp để ông về Sài Gòn với dã tâm lợi dụng tư tưởng cải lương của ông đã
21
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
bị thời đại vượt qua, khi cao trào yêu nước và dân chủ đang lên mạnh do các
đảng phái chính trị tiểu tư sản có tính khuynh tả lãnh đạo.
Phan Châu Trinh từ trần ở Sài Gòn tháng 3-1926. Ông là nhà dân chủ lớn nhất ở
nước ta lúc đó, nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông để lại như Sùng bái giai nhân
truyện, Xăngtê thi tập, Luân lý và đạo đức Đông Tây…làm phong phú thêm văn
học, lịch sử tư tưởng cận đại của nước ta.
“Bất bạo động, bạo động tắc tử
Bất vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu”
Phan Châu Trinh, hiệu Tây Hồ,
sinh năm 1872, tại Tam Kì,
Phan Bội Châu, hiệu Sào Nam,
Quảng Nam. Ông từng
sinh năm 1867 tại Nam Đàn-Nghệ An.
làm quan trong triều,
Ông sinh ra trong một gia đình
năm 1904 ông cáo quan
nhà nho nghèo, từ nhỏ đã bộc lộ
về hoạt động yêu nước với
tinh thần yêu nước. Năm 17 tuổi,
chủ trương cải cách, nâng cao
ông viết hịch “Bình Tây thu Bắc”,
dân trí dân quyền. Từ năm 1906,
19 tuổi ông đã lập một đội
ông hoạt độngtrong phong trào
thiếu sinh quân nhằm ứng cứu
Duy Tân. Năm 1908,
Kinh thành Huế nhưng
ông bị thực dân Pháp
bắt và đày ra Côn Đảo.
việc không thành. Từ đó ông nuôi
Năm 1911, ông sang Pháp,
chí hướng, tìm mọi cách đưa đồng
1925 về nước.Ông mất tại
“Nợ máu phải trả bằng máu” bào thoát khỏi ách thống trị
Sài Gòn tháng 3 năm 1926.
của thực dân Pháp.
Hình 7,8
Nhóm 4. Đọc các đoạn tư liệu và quan sát hình 7,8 trả lời các câu hỏi
sau:
- Chỉ ra điểm khác biệt trong trang phục của hai cụ Phan? Thử lý giải
nguyên nhân của sự khác biệt đó?
- Giải thích nhận định của Nguyễn Ái Quốc “…Phan Chu Trinh không khác
gì xin giặc rủ lòng thương”. Liên hệ với việc NAQ ra đi tìm đường cứu
nước?
* Hoạt động 3. TÌM HIỂU TÍNH CHẤT, NGUYÊN NHÂN THÀNH
CÔNG, NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
CÁC CUỘC CẢI CÁCH, DUY TÂN
(Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, toàn lớp)
- GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận trên cơ sở những kiến thức đã tìm
hiểu về các cuộc cải cách, duy tân để hoàn thành phiếu học tập
22
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
Đăc điểm của các cuộc
cải cách, duy tân
Mục tiêu
Lãnh đạo
Cơ sở tiến hành
Tính chất
- GV phát phiếu học tập cho HS. Sau khi HS hoàn thành, GV thu phiếu học tập
của 5 HS làm nhanh nhất và chữa trên bảng, cho điểm cho 5 HS.
- GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận để rút ra nguyên nhân thành công, thất
bại và ý nghĩa lịch sử của các cuộc cải cách, duy tân tiêu biểu ở châu Á
- HS báo các kết quả làm việc với GV
- GV nhận xét và chốt ý.
C. LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI
TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ.
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập trong
chuyên đề
NỘI DUNG
Nhận biết
Thông hiểu
1.Cải cách
Minh Trị
Trình bày
được nội
dung của
cuộc cải
cách Minh
Trị
Giải thích
được hoàn
cảnh lịch sử
dẫn đến
cuộc cải
cách
2.Cải cách ở
Xiêm
Biết được
nội dung
cuộc cải
cách ở Xiêm
Lý giải
được
nguyên
nhân buộc
Vận dụng
thấp
Phân tích
được những
ưu điểm của
cuộc cải
cách, công
lao của
Minh Trị
Phân tích
được mặt
tích cực và
hạn chế của
Vận dụng cao
- Đánh giá về tác
dụng của cuộc
cải cách đối với
sự phát triển của
Nhật cuối TK
XIX- đầu XX.
- Bài học
Đánh giá được
nước Xiêm sau
cải cách
23
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
3.Cuộc vận
động duy tân ở
Trung Quôc
Nêu được
thời gian
của cuộc
vận động
duy tân, tên
các lãnh tụ
4.Phong trào
duy tân ở Việt
Nam
Biết được
nội dung và
tên các lãnh
tụ tiêu biểu
của cuộc
duy tân
phải cải
cách
Lý giải
được
nguyên
nhân dẫn tới
cuộc vận
động duy
tân
Giải thích
được bối
cảnh lịch sử
dẫn đễn
cuộc duy tân
cuộc cải
cách
Chỉ ra được
măt tích
cực, hạn chế
của cuộc
vận động
duy tân
Chỉ ra mặt
tích cực hạn
chế của
cuộc duy
tân. Liên hệ
với việc tìm
đường cứu
nước của
NAQ
Đánh giá mức độ
ảnh hưởng của
cuộc vận động
duy tân đối với
TQ
Đánh giá mức độ
ảnh hưởng và rút
ra bài học kinh
nghiệm cho VN
trong xu thế hội
nhập ngày nay.
2. Hệ thống câu hỏi / bài tập đánh giá theo các mức độ mô tả
2.1 Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Trình bày những nét chính về tình hình các nước châu Á cuối thế kỷ
XIX- đầu Thế kỷ XX.
Câu 2: Nêu nội dung cơ bản của cuộc cải cách Minh Trị?
Câu 3: Trình bày nội dung cải cách của vua Rama V.
Câu 4: Cuộc vận động Duy tân ở Trung quốc được tầng lớp XH nào tiến hành?
Thời gian tồn tại? Kết quả của cuộc vận động đó?
Câu 5: Trình bày chủ trương, nội dung cải cách theo khuynh hướng DCTS của
Phan Châu Trinh
2.2 Mức độ vận dụng
Câu 1: Phân tích ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị đối với nước Nhật? Đánh
giá vai trò của Minh Trị trong cuộc cải cách?
24
Xây dựng chuyên đề dạy học - Phạm Bạch Dương
Câu 2: Làm rõ ý nghĩa cuộc cải cách của vua Rama V ối với sự phát triển của
Xiêm?
Câu 3: Bằng hiểu biết về cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc, em hãy chỉ ra
mặt tích cực và hạn chế của cuộc vận động này.
Câu 4: Tại sao cuộc cải cách theo khuynh hướng DCTS ở VN không thành
công?
Câu 5: Tác động của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản đến Việt Nam cuối
Thế kỷ XIX- đầu TK XX?
Câu 6: So sánh cuộc duy tân Minh Trị, cuộc cải cách của Rama V với cuộc vận
động, cải cách Duy Tân ở Trung Quốc và Việt Nam?
Câu 7: Qua các cuộc cải cách, duy tân tiêu biểu ở châu á cuối TK XIX- đầu TK
XX, em rút ra được những bài học cho Việt nam trong xu thế hội nhập ngày
nay?
PHẦN III. KẾT QUẢ
- Với các biện pháp và cách dạy họctheo chuyên đề như đã nêu trên tôi
thấy kết quả của môn lịch sử tăng lên rõ rệt.
- Giờ học thu hút được 100% học sinh tập trung say mê về các môn lịch
sử.Đặc biệt với các phương pháp dạy học tích cực đã tạo hứng thú cho học sinh,
tránh sự nhàm chán khi dạy và học Lịch sử.
- Chất lượng bài kiểm tra sau khi hoàn thành chuyên đề tăng, học sinh đạt
điểm khá giỏi nhiều hơn.
PHẦN IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc dạy học chuyên đề trên lớp tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
1. Giáo viên dạy môn lịch sử phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới
trong phương pháp dạy học.
2. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học
đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy.
4. Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú
ý của học sinh.
25