Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Đồ án hcmute) hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại nhà máy 1 công ty cổ phần đầu tư thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

HỒN THIỆN CƠNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI NHÀ MÁY 1- CÔNG TY CỔ PHẦN ÐẦU TƯ THÁI
BÌNH

GVHD: LÊ TRƯỜNG DIỄM TRANG
SVTH : TRẦN VĂN CƯỜNG
MSSV: 14124145

SKL 0 0 5 0 7 2

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2018

do an


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
HỒN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI NHÀ MÁY 1- CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI
BÌNH

SVTH



: TRẦN VĂN CƯỜNG

MSSV

: 14124145

Khóa

: 2014

NGÀNH

: QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

GVHD

: LÊ TRƯỜNG DIỄM TRANG

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 7 năm 2018

do an


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
HỒN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI NHÀ MÁY 1- CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI

BÌNH

SVTH

: TRẦN VĂN CƯỜNG

MSSV

: 14124145

Khóa

: 2014

NGÀNH

: QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

GVHD

: LÊ TRƯỜNG DIỄM TRANG

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 7 năm 2018

do an


NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN
Trong q trình thực hiện và hồn thành bài khóa luận đã giúp tơi hiểu sâu
hơn về các lý thuyết liên quan đến công tác tuyển chọn, tuyển mộ nguồn nhân lực

tại đơn vị hoạt động kinh doanh. Nắm rõ được các quy trình cơ bản những điểm
mấu chốt trong công tác tuyển mộ, tuyển chọn nguồn nhân lực.
Việc nắm rõ được các lý thuyết giúp tôi có cái nhìn tổng quan hơn trong hoạt
động tuyển mộ, tuyển chọn nguồn nhân lực từ đó so sánh với điều kiện thực tế tại
một cơng ty nhằm tìm ra những điểm thiếu sót cần khắc phục trong q trình tuyển
chọn cũng như các cơng tác cần phải hồn thiện sau khi đã tuyển chọn được những
ứng viên phù hợp cho cơng việc. Ngồi ra trong q trình thực tập tại Nhà máy 1Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình để hồn thành bài khóa luận, tơi cũng đã có
những trải nghiệm nhất định trong vai trị là một thực tập sinh được làm việc tại một
môi trường làm việc chuyên nghiệp- một công ty sản xuất kinh doanh trong thực tế.
Tham gia vào các công việc nằm trong quá trình tuyển dụng của nhà máy nhằm
hiểu rõ hơn quy trình tuyển dụng tại đây. Với việc kết hợp với những lý thuyết được
giảng dạy trong quá trình học tập tại trường với những kiến thức tham khảo về cơng
tác tuyển dụng và q trình thực tập tại đây, tơi đã có được những cơ sở nền tảng để
tìm ra những khuyết điểm trong quá trình tuyển dụng và kiến nghị những giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác tuyển dụng tại Nhà máy 1- Công ty cổ phần đầu tư Thái
Bình.

i

do an


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thậu Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ em hồn thành chương trình
khóa học.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô đã trực tiếp truyền đạt những kiến
thức, nền tảng bổ ích cho em trong suốt khóa học, làm hành trang giúp em bước vào
cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn – Ths. Lê Trường Diễm

Trang đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp em hồn thành bài khóa luận tốt
nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Nhà máy 1 – Cơng ty Cổ
phần Đầu tư Thái Bình đã tạo điều kiện cho em thực tập tại quý Công ty. Xin chân
thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các anh, chị phịng Quản lý Nhân sự đã
đóng góp ý kiến cho em trong suốt thời gian thực tập.
Lời cuối, em xin chúc quý thầy cô , quý Nhà trường luôn khỏe mạnh và
thành công trên bước đường Đào tạo – Giáo dục.
Chúc toàn thể cán bộ nhân viên Nhà máy 1 – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái
Bình nhiều sức khỏe và thành đạt.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Trần Văn Cường

ii

do an


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ .................................................................... xi
PHỤ LỤC .................................................................................................................65
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

THÁI BÌNH. 1
1.1. Tóm lược q trình hình thành và phát triển Cơng ty Cổ phần Đầu tư
Thái Bình. ...............................................................................................................1
1.2.

Chức năng và lĩnh vực hoạt động...............................................................3

1.3.

Giới thiệu về Nhà máy 1 - Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình. .............5

1.3.1.

Cơ cấu tổ chức Nhà máy 1- Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình. .....5

1.3.2.

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. ...........................................6

1.4.

Tổ chức quản lý của phòng nhân sự- đào tạo. ..........................................8

1.4.1.

Sơ đồ nhân sự tại phòng. ......................................................................8

1.4.2.

Nhiệm vụ của các vị trí trong phịng Quản lý nhân sự. ....................8


1.5. Thị trường và đối thủ cạnh tranh chính của Nhà máy 1- Cơng ty cổ
phần đầu tư Thái Bình. .......................................................................................10
1.5.1.

Thị trường kinh doanh. ......................................................................10

1.5.2. Đối thủ cạnh tranh chính của Nhà máy 1- Công ty cổ phần đầu tư
Thái Bình. ..........................................................................................................10
1.6.

Kết quả sản xuất kinh doanh. ...................................................................12

1.7. Định hướng phát triển và mục tiêu của Công ty cổ phần đầu tư Thái
bình trong tương lai. ............................................................................................13
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP. ............................................................16

iii

do an


2.1.

Những vấn đề cơ bản về tuyển dụng nhân lực. .......................................16

2.1.1.

Tuyển mộ nhân lực. ............................................................................16


2.1.2.

Tuyển chọn nhân lực. .........................................................................16

2.1.3.

Mối quan hệ giữa tuyển mộ và tuyển chọn nguồn nhân lực. ..........16

2.2.

Ý nghĩa của công tác tuyển dụng. ............................................................17

2.2.1.

Đối với doanh nghiệp ..........................................................................17

2.2.2.

Đối với người lao động........................................................................17

2.2.3.

Đối với xã hội. ......................................................................................18

2.3.

Phân loại các nguồn tuyển dụng...............................................................18

2.3.1.


Nguồn nội bộ........................................................................................18

2.3.2.

Nguồn bên ngồi..................................................................................18

2.4.

Quy trình tuyển dụng nhân lực. ...............................................................19

2.4.1.

Quy trình tuyển mộ nhân lực.............................................................19

2.4.2.

Quy trình tuyển chọn nhân lực ..........................................................21

2.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng ...................................25

2.5.1.

Các yếu tố thuộc về bản thân tổ chức ...............................................25

2.5.2.

Các yếu tố thuộc bên ngoài tổ chức ...................................................26


CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI
NHÀ MÁY 1 – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH. .........................28
3.1. Đặc điểm về lao động tại Nhà máy 1- Công ty Cổ phần Đầu tư Thái
Bình.
28
3.1.1.

Tình hình biến động lao động ............................................................28

3.1.2.

Cơ cấu lao động theo tính chất lao động...........................................29

3.1.3.

Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn. ............................................29

3.1.4.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi. ............................................................31

3.1.5.

Cơ cấu lao động theo giới tính. ..........................................................32

3.2. Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thái
Bình. ....................................................................................................................32
3.2.1.
Bình.


Quy trình tuyển dụng nhân lực của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái
32

iv

do an


3.2.1.1.

Quy trình tuyển dụng lao động gián tiếp tại cơng ty. ..................32

3.2.1.2.

Quy trình tuyển dụng lao động trực tiếp tại công ty....................34

3.2.2.

Kết quả tuyển dụng nhân lực của công ty qua các năm. ................40

3.2.3.

Đánh giá công tác tuyển dụng tại nhà máy. .....................................41

3.2.3.1.

Ưu điểm. ...........................................................................................41

3.2.3.2.


Nhược điểm: .....................................................................................44

CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI NHÀ MÁY 1- CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH. ..........47
4.1.

Hoạch định công tác tuyển dụng:.............................................................47

4.1.1.

Hoạch định nguồn nhân lực: .............................................................47

4.1.2.

Bổ sung hình thức trắc nghiệm trong q trình phịng vấn. ..........50

4.1.3.

Xác định chi phí tuyển dụng. .............................................................52

4.2.

Đa dạng hóa các nguồn tuyển dụng: ........................................................52

4.3.

Xây dựng bảng mô tả cho mỗi công việc tuyển dụng. ............................55

4.4.


Công tác xác minh điều tra và nâng cấp phịng y tế. .............................57

4.4.1.

Tăng cường cơng tác xác minh, điều tra hồ sơ.................................58

4.4.2.

Nâng cấp phòng y tế............................................................................58

4.5.

Đánh giá năng lực tay nghề sau thử việc. ................................................59

Kết luận ....................................................................................................................63

v

do an


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một phương thức sản xuất nhất
định, xu hướng của quản trị ngày càng phức tạp cùng với sự phát triển ngày càng
cao của nền kinh tế xã hội. Trên thị trường ngày nay, các doanh nghiệp đang đứng
trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của
mình. Điều này địi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới
các phương thức Marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả.

Các doanh nghiệp hàng đầu thường cố gắng để tạo sự cân bằng giữa tính chất nhất
quán và sự sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này, họ dựa vào một số tài sản lớn nhất
của mình đó chính là “nguồn nhân lực”. Nhận thấy tầm quan trọng của việc quản trị
nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng
một đội ngũ lao động thật vững mạnh để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển
bền vững, có đủ sức lực, tiềm lực, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các doanh
nghiệp khác trong nền kinh tế tồn cầu. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tự
vạch ra cho mình một kế hoạch tuyển dụng nhân sự thật kỹ lưỡng và thông minh.
Biết cách chọn đúng người, bố trí cơng việc hợp lý, đúng thời điểm. Không những
thế doanh nghiệp phải không ngừng trang bị kiến thức, công nghệ, thay đổi tư duy
lao động trong nội tại doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể thích ứng, tồn tại và
phát triển được với môi trường cạnh tranh bên ngoài.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc quản trị và công tác tuyển dụng
nguồn nhân lực đối với sự phát triển của danh nghiệp. Trong khoảng thời gian thực
tập tại Cơng ty cổ phần đầu tư Thái Bình, ngồi những mặt tích cực trong cơng tác
quản trị, tuyển dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp thì cũng tồn tại khơng ít
những hạn chế, khó khăn trong q trình này. Vì vậy dưới sự giúp đỡ tận tình của
các anh chị trong công ty cùng với sự giúp đỡ của giảng viên cô Lê Trường Diễm
Trang, tôi đã từng bước tìm hiểu và hồn thành “Báo cáo về cơng tác tuyển dụng
nguồn nhân lực tại Nhà máy I- Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình”. Từ đó đưa
ra những kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác tuyển dụng nhân sự tại Nhà máy I,
giúp cho Nhà máy ngày càng hồn thiện và phát triển trong cơng tác tuyển dụng
nguồn nhân lực.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Hiểu rõ được thực trạng công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân
lực của Nhà máy 1- Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình qua các thơng số về số
lượng lao động, chất lượng nguồn lao động tại nhà máy.

vi


do an


Nắm bắt được quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực của nhà máy từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tuyển dụng cũng như góp phần nâng cao
hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại đây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là công tác tuyển dụng nhân sự tại Nhà máy 1- Công ty cổ
phần đầu tư Thái Bình.
 Phạm vi nghiên cứu.
Khơng gian:
Vì cơng ty cổ phần đầu tư Thái Bình có rất nhiều các nhà máy (20 nhà máy
đang hoạt động khắp cả nước) nên việc nghiên cứu cơng tác tuyển dụng trên quy
mơ tồn công ty trong khoảng thời gian 10 tuần là rất khó khăn. Vì vậy phạm vi
nghiên cứu đề tài được giới hạn tại Nhà máy 1- Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình.
Thời gian:
Thời gian nghiên cứu được thực hiện theo thống kê số liệu từ 2016- 03/2018.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Thu thập thơng tin từ báo chí, Internet, phân tích các số liệu thứ cấp từ các báo cáo
thường niên của các phòng ban trong Nhà máy.
Quan sát thực tế, tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân sự tại nhà máy.
Thu thập các số liệu thứ cấp về công việc lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự từ các
bộ phận.
Phân tích, so sánh các số liệu, chỉ số liên quan đến người lao động từ đó đánh giá
được công tác quản trị nguồn nhân lực.
Nhận xét hiệu quả tuyển dụng thông qua sai lệch giữa kế hoạch tuyển dụng và thực
tế tuyển dụng
Quan sát, phân tích và tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn nhằm tìm ra các sai
phạm.

Áp dụng lý thuyết được học trên giảng đường làm cơ sở để đưa ra giải pháp.
5. Cấu trúc của đề tài.
Cấu trúc bài báo cáo về đề tài nghiên cứu về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại
Nhà máy 1- Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình gồm 4 chương:

vii

do an


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THÁI BÌNH.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI
NHÀ MÁY 1 – CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH.
CHƯƠNG 4: HỒN THIỆN CƠNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI NHÀ MÁY 1- CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH.

viii

do an


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TBS

:

Thái Bình Shoes


HĐQT

:

Hội đồng quản trị

TP

:

Trưởng phịng

PP

:

Phó phịng

P.GĐ

:

Phó Giám đốc

PX

:

Phân xưởng


NV AUDIT – NQKL

:

Nhân viên audit nội quy kỷ luật

NV KS Cơng

:

Nhân viên kiểm sốt cơng

NV ĐM LĐ – TL_Gị

:

Nhân viên định mức lao động tiền lương gò

NV TD - ĐT

:

Nhân viên tuyển dụng đào tạo

NV QLNS

:

Nhân viên quản lý nhân sự


NV CĐ - CS

:

Nhân viên chế độ chính sách

NV KS Biến Phí

:

Nhân viên kiểm sốt biến phí

Audit- NQKL- ATLĐ

:

audit nội quy kỷ luật an toàn lao động

ix

do an


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng xếp các các doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu

Trang
11


giày lớn nhất Việt nam.
Bảng 1.2: Kết quả doanh thu từ năm 2012-2017.

12

Bảng 3.1: Tình hình lao động tại nhà máy 1.

28

Bảng 3.2: Bảng phân bố lao động tại Nhà máy 1.

29

Bảng 3.3: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ học vấn.

30

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Nhà máy 1.

31

Bảng 3.5: Bảng cơ cấu lao động theo giới tính.

32

Bảng 3.6: Thực trạng công tác tuyển dụng lao động tại Nhà máy 1.

40

Bảng 4.1: Bảng đánh giá năng lực đối với vị trí Trưởng phịng Quản lý


59

nhân sự.
Bảng 4.2: Khung đánh giá năng lực đối với khối lao động trực tiếp

60

x

do an


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
HÌNH ẢNH

Trang

Hình 1.1: Logo của Cơng ty cổ phần Đầu tư Thái Bình.

1

Hình 3.1: Sơ đồ tuyển dụng nhân sự tại Nhà máy 1

33

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Tình hình gia cơng XK giày da trong và ngoài nước

10


Biểu đồ 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2017

13

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức chung của TBS Group

3

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức Nhà máy 1.

6

Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức phòng Quản lý nhân sự- đào tạo- Nhà máy 1.

8

xi

do an


Chương 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ THÁI BÌNH.
1.1.
Tóm lược q trình hình thành và phát triển Cơng ty Cổ phần
Đầu tư Thái Bình.
 Giới thiệu về Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình.


Hình 1.1: Logo của Cơng ty cổ phần Đầu tư Thái Bình.
Tên cơng ty: Cơng ty cổ phần Đầu tư Thái Bình.
Tên viết tắt: TBS Group.
Địa chỉ: 5A Xa lộ Xuyên Á, Phường An Bình, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
Số điện thoại: (84 8) 37 241 241; Fax: (84 8) 38 960 223.
Email:
Website: www.TBSgroup.vn.
Vốn điều lệ: 500.000.000.000 VNĐ
Giấy phép thành lập: Số 106/GP.UP Ngày 05 tháng 03 nnăm 1993.
Tổng giám đốc: Nguyễn Đức Thuấn.
 Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái
Bình.
TBS được thành lập từ năm 1989, bởi người đồng sang lập là Thuấn, Bình,
Sơn. cùng nhau bắt tay lập nghiệp với khát vọng làm giàu trên quê hương. Trong
quá trình phát triển TBS đã trải qua rất nhiều thăng trầm với những cột mốc đánh
dấu sự trưởng thành của công ty trong từng giai đoạn, từng bước vững chắc đưa các
ngành công nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Năm 1992, dự án xây dựng “Nhà máy số 1” của TBS được phê duyệt và cấp
phép hoạt động. Năm 1993 cơng ty chính thức ký kết thành công hợp đồng gia công
đầu tiên 6 triệu đôi giày nữ.
1

do an


Năm 1995, nhà máy số 2 được xây dựng, với nhiêm vụ chuyên sản xuất giày
thể thao.
Năm 1997, TBS chính thức sản xuất dày thể thao với khách hàng đầu tiên là
Decathlon.

Năm 1996, kí hợp đồng với nhiều đối tác quốc tế là các thương hiệu giày uy
tín trên thế giới.
Năm 2002, TBS mở nhà máy đế đầu tiên, cung cấp các loại đế cho các nhà
máy sản xuất giày và trong năm đó TBS cũng cán mốc năm triệu đôi giày. Skechers
trở thành khách hàng của TBS vào năm 2005 và cũng trong năm đó TBS được tiếp
nhận Huân chương Lao động hạng nhì. Nhận thấy tiềm năng phát triển của mình
TBS khơng ngừng sản xuất và đến năm 2007 thì TBS đã cán mốc mười triệu đơi
giày, đó là một sự thành công lớn của TBS.TBS tiếp tục sự phát triển của mình sang
một lĩnh vực khác đó logictis và đã mở khu công nghiệp Sông Đà, thành lập TBS
logictis vào năm 2008.
- Đến năm 2009 TBS được trao tặng bằng khen Doanh nghiệp tiêu biểu
ngành Dệt May & Da Giày Việt Nam do Bộ Công thương trao tặng (bằng khen Top
5 doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành Da Giày Việt Nam năm 2009). TBS tiếp
tục mở hoạt động kinh doanh của mình khi đầu tư vào nhà máy Hunex- Đà Nẵng.
TBS không chỉ nhận thấy tiền năng phát triển của ngành da giày mà còn nhận thấy
sự phát triển của ngành túi sách Việt Nam. Đến năm 2011 TBS gia nhập vào ngành
công nghiệp túi sách và trở thành đối tác quan trọng Coach, đưa tên tuổi của TBS
trải rộng ra thế giới.
- Đến năm 2013 cán mốc sản lượng 16 triệu đôi giày. Năm 2014 vinh dự tiếp
nhận cờ thi đua của Chính phủ và Huân Chương Lao Động Hạng I.
- Bắt đầu từ năm 2014 thì TBS có nhiều khách hàng mới và quan trọng đó là
Wolverine, năm 2015 thì mở một nhà máy sản xuất đồ gỗ ở Bình Dương. Đồng thời
năm 2015 TBS cũng chào đón đối tác thứ hai về túi sách Vera Bradley, cùng lúc đó
thì xây dựng nhà máy đế ở Hội An. Năm 2016 có thêm khách hàng Victoria secret,
và mở thêm một nhà máy sản xuất giày ở An Giang. Từ đó TBS phát triển bền vững
cho đến nay.
Sau hơn 25 năm hoạt động, từ một xí nghiệp giày khiêm tốn với 1.000 công
nhân, TBS Group đã có hơn 40.000 nhân viên hoạt động trong 6 lĩnh vực chính: Sản
xuất giày dép, túi xách, đầu tư và quản lý Tài sản, logistics, khách sạn và bán lẻ, với
gần 20 khu sản xuất trải dài từ Bắc vào Nam.

2

do an


Theo Forbes Việt Nam, hiện TBS Group là nhà sản xuất giày và túi xách trong
nước lớn nhất về quy mô với hơn 38 ngàn nhân viên, xuất khẩu 43 triệu đôi giày và
14 triệu túi xách hằng năm. Công ty sở hữu 4 trung tâm nghiên cứu và phát triển,
với hơn 1.800 người. TBS tham gia vào toàn bộ quy trình: từ phát triển mẫu đến
cơng đoạn sản xuất công nghiệp tại 16 nhà máy.
1.2.

Chức năng và lĩnh vực hoạt động.

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, từ một công ty chủ yếu sản xuất
giày da- Cơng ty cổ phần Đầu tư Thái Bình đã từng bước chinh phục được thị
trường trong nước cũng như quốc tế về chất lượng sản sản phẩm cũng như giá cả
hợp lí. Đứng trên đà phát triển, cơng ty ngày một đa dạng hoá các lĩnh vực kinh
danh nhằm phát triển tối đa hóa các nguồn lợi có được từ việc kinh doanh đa ngành
nghề cũng như có thể giảm bớt những rủi ro về ngành khi công ty theo đuổi việc đa
dạng hóa ngành nghề của mình. Dựa vào nền tàng sẵn có Cơng ty cổ phần Đầu tư
Thái Bình đã đầu tư trải dài trên 6 lĩnh vực như: sản xuất giày da, sản xuất túi xách,
đầu tư- kinh doanh- quản lí bất động sản, Logistics và cảng, du lịch và thương mạidịch vụ.
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HĐQT CTY
CHỦ TỊCH
TỔNG GIÁM ĐỐC

HOLDING


NGÀNH GIÀY

Văn phòng 1 Nhà máy 1
Văn phòng 2 Nhà máy 2
Gị 434
Nhà máy 3 Đồng Xồi -285
Gị 285
Nhà máy An Giang
Nhà máy An Thái
Nhà máy Hữu Nghị
Nhà máy Miền Trung

NGÀNH
TÚI XÁCH

NGÀNH ĐẾ

NGÀNH
ICD-LOGISTICS

Túi xách KV2
Túi xách Sông Trà

BẤT ĐỘNG SẢN
THƯƠNG MẠI
DU LỊCH
Bất động sản
KCN Sông Trà
Nhà máy gỗ
Thương mại

Dịch vụ
Sân Golf
Khách sạn

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức chung của TBS Group
(Nguồn: )

3

do an



Sản xuất giày da
Năng lực sản xuất: 25 triệu đôi/năm.
Số chuyền: 33 chuyền.
Nhân lực: 17.000 nhân công.
Trong gần 25 năm hoạt động, lĩnh vực Sản xuất giày của công đã đạt được
nhiều thành tựu nhờ vào năng lực sản xuất quy mô lớn cùng chất lượng sản phẩm
đáng tin cậy.
Hiện nay, TBS được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành
sản xuất da giày tại thị trường Việt Nam, hiện đang sở hữu hệ thống nhiều nhà máy
rộng khắp cả nước với năng lực sản xuất quy mô lớn.

Sản xuất túi xách
Đạt sản phẩm thứ 1.000.000 sau 12 tháng sản xuất.
Đạt sản phẩm thứ 10.000.000 sau 40 tháng sản xuất.
Tốc độ sản xuất bình quân 20% năm.
Chuyên sản xuất các mặt hàng túi xách cao cấp, đa dạng về mẫu mã .Ngành
Túi Xách TBS đang từng bước tạo nên danh tiếng trên thị trường trong nước và thế

giới. Mơ hình tổ chức phù hợp với định hướng khách hàng.Đội ngũ cán bộ quản lý
chuyên nghiệp, kinh nghiệm.Cơ sở hạ tầng hiện đại, tiêu chuẩn cao.Hệ thống quản
lý SAP có chuỗi sản xuất khép kín từ chặt, may, đóng gói cùng với các xưởng phụ
trợ cung cấp dịch vụ thêu, in, ép và công cụ sản xuất, dao chặt, khn…

Đầu tư - kinh doanh- quản lí bất động sản
Chuyên đầu tư, phát triển, quản lý và kinh doanh dịch vụ hạ tầng công
nghiệp, các khu công nghiệp, các dự án bất động sản công nghiệp và dân dụng.

Logistics và cảng
Vị trí chiến lược: nằm ngay tại trung tâm tứ giác kinh tế phía Nam TP.HCM Bình Dương - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu.
Diện tích kho: 220.000 m2.
Sức chứa: 60.000 container.
Có vị trí chiến lược: nằm ngay tại trung tâm tứ giác kinh tế phía Nam
TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu.

4

do an


Hệ thống kho bãi quy mô lớn, theo tiêu chuẩn quốc tế: diện tích kho lên đến
220.000 m2 với sức chứa tối đa 60,000 containers trải dài từ kho ngoại quan đến
kho nội địa, từ kho bách hóa đến kho chuyên dụng.
Hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại: lắp đặt phần mềm quản lý quy
trình logistics tiên tiến nhằm kiểm soát hoạt động vận hành kho bãi một cách chính
xác.

Du lịch
Đầu tư, phát triển, quản lý và kinh doanh chuỗi nhà hàng, khách sạn, khu

nghỉ dưỡng và sân golf cao cấp tại Việt Nam và Đông Nam Á

Thương mại- dịch vụ:
Hệ thống phân phổi rộng khắp Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng: 30% (2014).
TBS Sport tự hào trong 7 năm liên tiếp là nhà bán lẻ độc quyền thương hiệu ECCO
với 16 cửa hàng trên toàn quốc, ln duy trì ECCO trở thành thương hiệu giày
comfort hàng đầu tại Việt Nam. Một biểu tượng thời trang nổi tiếng khác là Cole
Haan, một thương hiệu đến từ Mỹ, đã chính thức được TBS Sport đưa vào thị
trường Việt Nam vào cuối năm 2015 bằng việc khai trương cửa hàng đầu tiên tại
Q.7. Đây đồng thời cũng là cửa hàng lớn nhất Châu Á của Cole Haan hiện nay.
Giữ vững vị thế của khách hàng ECCO là thương hiệu giày comfort hàng
đầu thị trường Việt Nam.
1.3.
1.3.1.

Giới thiệu về Nhà máy 1 - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình.
Cơ cấu tổ chức Nhà máy 1- Cơng ty cổ phần đầu tư Thái Bình.

Nhà máy 1- Cơng ty cổ phần Đầu tư Thái Bình có tiền thân là nhà máy sản
xuất giày đầu tiên của công ty được hình thành cùng lúc với Tổng cơng ty. Đây là
nhà máy cốt lõi nhất của Tổng công ty, nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng
cũng như chịu trách nhiệm đào tạo các cán bộ viên chức, công nhân lành nghề để
gửi đi làm việc tại các nhà máy, phân xưởng khác.

5

do an


GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY 1


P.GĐ MAY

Quản đốc
PX May 1

Phân xưởng May 2

Phó Quản đốc
PX May 1

Quản đốc
PX May 2

PP.
Triển khai công
nghệ - Quản lý
chất lượng

TP.
Điều hành sản
xuất

TP.
Quản lý nhân sự

Phân xưởng May 1

P.GĐ GỊ


Phân xưởng May 3

Phó Quản đốc
PX May 2

Quản đốc
PX May 3

Phó Quản đốc
PX May 3

Phân xưởng Gị 1

Quản đốc
.PX Gị 1

Phó Quản đốc
PX Gị 1

Phân xưởng Gị 2

Quản đốc
PX Gị 2

Phó Quản đốc
PX Gị 2

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức Nhà máy 1.
(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự - Nhà máy 1).
1.3.2.


Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

 Giám đốc nhà máy 1:
Điều hành mọi hoạt động sản xuất trong toàn bộ nhà máy 1 theo nhiệm vụ, chỉ
tiêu đề ra của tổng công ty. Quản lý tồn bộ các máy móc, thiết bị, vật tư, thành
phẩm, bán thành phẩm, kho bãi, hàng hóa trực thuộc nhà máy 1. Chủ động đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lao động cũng như hiệu suất làm việc của lao
động trong nhà máy.
Kí kết các hợp đồng liên quan tới mua bán, hợp tác làm việc với các khách
hàng lớn.
 Phó giám đốc may:
Lập kế hoạch sản suất và tổ chức công việc theo quy trình máy móc tại phân
xưởng may. Nghiên cứu tham mưu cho Giám đốc nhà máy về các vần đề liên quan
tới bên may như số lượng, đơn hàng, tổ chức sản xuất, thử nghiệm sản phẩm
Điều phối hoạt động sản xuất và chịu mọi trách nhiệm với giám đốc trong hai
phân xưởng máy I và may II
 Phó giám đốc gị:
Phối hợp với phó giám đốc bên may nhằm điều tiết về số lượng sản phẩm
sản xuất cũng như tiến trình, cơng đoạn sản xuất sản phẩm.
Tiếp nhận đơn hàng và đặt hàng các mẫu gót phục vụ cho hoạt động gò tại
hai phân xưởng.

6

do an


Điều phối sản xuất và chịu trách nhiệm trong các hoạt động đối với giám đốc
nhà máy về các hoạt động xảy ra bên phân xưởng gò I, gò II.


Phòng nhân sự
Theo dõi tình hình biến động nhân sự trong trong tồn bộ Nhà máy, tình hình
tăng giảm, đào tạo nhân sự cũng như kí kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng
lao và lao động trong nhà máy.
Quản lý việc thực hiện quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm
xã hội. Thực hiện các thủ tục đăng kí bảo hiểm cho cơng nhân viên trong nhà máy
như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn cũng
như việc báo cáo tình hình lao động của nhà máy cho các cơ quan nhà nước: phòng
Lao động thương binh xã hội, liên đồn lao động tỉnh.

Phịng điều hành sản xuất
Tham mưu cho Ban Giám đốc công ty trong công tác hoạch định tổ chức sản
xuất, bố trí nguồn nhân lực phù hợp nhằm đảm bảo kế hoạch mục tiêu của nhà máy
theo tháng/ quý/ năm. Tư vấn cho Ban Giám đốc về lựa chọn sản phẩm để sản xuất
và phương pháp sản xuất mỗi mặt hàng, xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng
lực sản xuất. Thiết lập các cải tiến trong quá trình sản xuất cũng như lập kế hoạch
trang bị máy móc, bố trí mặt bằng nhà xưởng.
Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công nghệ của công ty
hướng tới chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu khách hàng và tiết kiệm nguyên liệu.

Phịng triển khai cơng nghệ- quản lí chất lượng
Thiết kế và chịu trách nhiệm về quy trình sản xuất giày cũng như triển khai
quy trình cơng nghệ cho nhà máy, phân xưởng.
Ngồi ra phịng cịn đảm bảo quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trước
khi xuất xưởng.

7

do an



1.4.
1.4.1.

Tổ chức quản lý của phòng nhân sự- đào tạo.
Sơ đồ nhân sự tại phòng.
Trần Đức Quảng
Trưởng phòng nhân sự

Nguyễn Viết Trí
NV AUDIT – NQKL

Nguyễn Thị Dần
NV KS Biến Phí

Vũ Thị Thu Hằng
NV KS Công

Phạm Văn Chất
NV CĐ - CS

Trương Văn Nam
NV ĐM LĐ – TL_Gò

Lê Thị Minh
NV ĐM LĐ – TL_May

Chí Nàn Dếnh
NV TD - ĐT


Hồ Thị Lâm
NV QLNS

Nguyễn Trần Khánh Vân
NV Tính Lương

Sơ đồ 1.3.: Sơ đồ tổ chức phòng Quản lý nhân sự- đào tạo- Nhà máy 1.
(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự- Nhà máy 1).
1.4.2.

Nhiệm vụ của các vị trí trong phịng Quản lý nhân sự.

 Trưởng phòng nhân sự:
- Điều hành và quản lý mọi cơng việc trong phịng nhân sự.
- Lập kế hoạch và tuyển dụng, đào tạo và phát triển, duy trì và quản lý, cung
cấp, truyền thông tin và dịch vụ nhân sự.

8

do an


- Kết hợp cùng các phòng ban khác tổ chức tuyển dụng những vị trí thiếu cho
cơng ty. Nếu các phòng ban cần thêm nhân sự khi đề xuất với phòng nhân
sự, phòng nhân sự sẽ đăng tuyển trên web, báo và tổ chức giới thiệu việc làm
để tìm kiếm.
- Hoạch định những chính sách phù hợp thu hút người tài cho nhà máy.
 Nhân viên Audit- NQKL- ATLĐ.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguồn hàng, nguyên vật liệu đầu vào.

- Kiểm tra tác phong kỷ luật trong nhà máy.
- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực tập, an toàn lao động cho người lao động tại
nhà máy.
 Nhân viên kiểm sốt cơng:
- Nhập mã vân tay cho lao động mới tuyển.
- Thực hiển kiểm sốt cơng và chấm công cho lao động trong công ty.
- Giải quyết các vấn đề liên quan tới việc chấm công cho người lao động.
 Nhân viên kiểm sốt biến phí:
- Xác nhận các biến phí và cắt giảm các chi phí khơng cần thiết.
- Kiểm sốt các chi phí liên quan tới quá trình phục vụ sản xuất cho nhà máy:
điện, nước, nguồn cung ứng vật tư, cho phí sửa chữa, lắp đặt.
 Nhân viên tuyển dụng- đào tạo:
- Lập kế hoạch và phân tích nhu cầu tuyển dụng tồn Nhà máy.
- Đăng thông tin tuyển dụng.
- Tiếp nhận, sàng lọc hồ sơ ứng viên phù hợp theo yêu cầu tuyển dụng từng
vị trí.
- Tổ chức thi tuyển và sắp xếp phỏng vấn.
- Thực hiện các thủ tục nhận việc đối với nhân viên mới.
- Hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của của người lao động trong thẩm quyền được
giao liên quan đến tuyển dụng.
- Đề xuất các biện pháp, công cụ hỗ trợ nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu
cầu và chất lượng tuyển dụng .
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Phòng Quản trị Nguồn Nhân Lực
phân công.
 Nhân viên quản lý nhân sự.
- Hỗ trợ trưởng phịng trong các đợt tuyển cơng nhân mới.
- Quản lí các cơng văn, kiến nghị, hồ sơ lưu trữ công nhân viên chức.
- Phụ trách làm thẻ ra vào cổng của cán bộ viên chức, công nhân.
9


do an


- Hỗ trợ cơng nhân hồn thành thủ tục, hồ sơ xin việc.
- Lên lịch hẹn phỏng vấn, đào tạo, thử việc.
- Rà soát lại chứng từ hồ sơ của công nhân theo định kỳ hàng tuần hay hằng
tháng.
1.5. Thị trường và đối thủ cạnh tranh chính của Nhà máy 1- Cơng ty cổ
phần đầu tư Thái Bình.
1.5.1.
Thị trường kinh doanh.
Bắt đầu từ một nhà máy nhỏ tại Bình Dương với vỏn vẹn một xưởng may,
một xưởng gò, cho đến nay, đến nay TBS đã khẳng định vị thế một doanh nghiệp
sản xuất tầm cỡ với những đối tác lớn như Skechers, Decathon, Wolverine với
nhiều dòng sản phẩm khác nhau.

Biểu đồ 1.1 Tình hình gia cơng XK giày da trong và ngồi nước
(Nguồn: Phịng Quản lý nhân sự- Nhà máy 1)
Trong tháng 1/2017 giày dép của Việt Nam xuất sang các thị trường như sau:
Thị trường EU đạt 294 triệu USD chiếm 34%. Trong đó: Đức, Bỉ, Anh là ba
nước nhập khẩu nhiều nhất.Thị trường Bắc Mỹ đạt 257 triệu USD chiếm 33%.
Trong đó Hoa Kỳ chiếm gần 242 triệu USD .Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường
khu vực châu Á đạt 141 triệu USD chiếm 15%. Trong đó chủ yếu là: Nhật Bản,
Trung Quốc và Hàn Quốc.
1.5.2.
Đối thủ cạnh tranh chính của Nhà máy 1- Cơng ty cổ phần đầu tư
Thái Bình.
Ngành gia cơng và sản xuất giày da là ngành đang rất phát triển ở nước ta
nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ gia công sản xuất cho doanh nghiệp nước
ngồi, gia cơng thuần túy chứ khơng phải hình thức mua nguyên vật liệu bán thành

phẩm, đây cũng là một điểm yếu trong ngành sản xuất giày da Việt Nam. Trong cơ
10

do an


cấu ngành da giày Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giày lớn đều là các
doanh nghiệp liên doanh hoặc có 100% vốn đầu tư nước ngồi, cịn lại là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trong nước chủ yếu đi theo con đường gia công sản xuất. Như
vậy môi trường cạnh tranh trong nước về gia công sản xuất giày là khá mạnh, các
doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh về von61, kinh nghiệm quản lý, cơng nghệ
kỹ thuật tiên tiến. Một trong những đối thủ đang gờm nhất là các doanh nghiệp
Trung Quốc, theo sau là Mỹ và EU.
Các doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế về nguồn lao động rẻ, chi phí cơ sở
hạ tầng thấp, ngành cơng nghiệp ngun liệu phụ trợ sẵn có, trung tâm phát triển
mẫu, cung ứng công nghệ và thiết bị sản xuất của Đài Loan và dịch vụ xuất nhập
khẩu của Hồng Kông đã giúp cho doanh nghiệp nước này thống lĩnh trong xuất
khẩu giày da.
Trải qua những khó khăn và thách thức của năm 2017, ngành công nghiệp
sản xuất giày da của TBS Group đã vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh trở thành một
trong hai doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước duy nhất lọt vào top 10 doanh
nghiệp có sản lượng xuất khẩu giày lớn nhất trong ngành sản xuất da giày Việt
Nam.
Bảng 1.1 Bảng xếp các các doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu giày lớn nhất
Việt nam.
Xếp hạng

Ngành giày da Việt Nam

1


Pouyuen Vietnam

2

Tae Kwang Vina

3

Chang Shin Vietnam

4

Hwaseung Vina

5

TBS Group

6

Ching Luh Vietnam

7

Freetrend Vietnam

8

Sao Vàng


11

do an


×