Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

(Đồ án hcmute) nhận diện lỗi khuyết tật để giảm lãng phí tại khu vực fin 2 bộ phận finishing công ty tnhh sản xuất first solar việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

NHẬN DIỆN LỖI/KHUYẾT TẬT ĐỂ
GIẢM LÃNG PHÍ TẠI KHU VỰC FIN 2
BỘ PHẬN FINISHING CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT FIRST SOLAR
VIỆT NAM
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN
SVTH: LÊ ĐỨC THỌ
MSSV: 16124177

SKL 0 0 7 1 7 8

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2020

do an


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NHẬN DIỆN LỖI/KHUYẾT TẬT ĐỂ GIẢM LÃNG PHÍ


TẠI KHU VỰC FIN 2 BỘ PHẬN FINISHING
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT FIRST SOLAR
VIỆT NAM

SVTH

: Lê Đức Thọ

MSSV

: 16124177

Khoá

: 2016

Ngành

: Quản lý công nghiệp

GVHD

: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân

TP.HCM, Tháng 7 năm 2020

do an


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tp. HCM, ngày … tháng… năm…
Giảng viên hướng dẫn

Trang i

do an


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tp. HCM, ngày … tháng… năm…
Giảng viên phản biện

Trang ii

do an


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi đến Quý thầy/cô giáo trong khoa Kinh tế trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, tôi xin gửi đến cô
Nguyễn Thị Thanh Vân, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong thời gian
hồn thành luận văn lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của công ty First
Solar Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi được tìm hiểu thực tiễn và áp dụng
các lí thuyết đã được học trong suốt quá trình thực tập tại cơng ty.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn các anh/chị tại bộ phận Finishing của phòng Kỹ thuật
sản xuất đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập tại cơng ty.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình thực tập và hồn thiện bài
khóa luận tốt nghiệp này tơi khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ Q Thầy Cơ và các bạn.


TP. HCM, ngày 20 tháng 7 năm 2020
Sinh viên

Lê Đức Thọ

Trang iii

do an


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

NGHĨA TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH
ARC

Anti Reflective Coating

Lớp phủ chống phản chiếu
ánh sáng mặt trời

BH

Bulk head


Hộp nối cực âm

JB

Junction Box

Hộp nối

LF

Lead Foil

Lá chì

PT

Pig tail

Hộp nối cực dương

TCO

Transparent conducting oxide

Oxit bán dẫn trong suốt

Trang iv

do an



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật sản phẩm S6 ................................................................. 20

Trang v

do an


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Logo First Solar Việt Nam ............................................................................. 16
Hình 2.2 Cơng ty TNHH First Solar Việt Nam ............................................................. 16
Hình 2.3 Tấm mơ-đun S6 ............................................................................................... 20
Hình 2.4 Mặt sau tấm mơ-đun S6 .................................................................................. 21
Hình 2.5 Cánh đồng năng lượng mặt trời sử dụng tấm mơ-đun S6 .............................. 21
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí nhà xưởng nhà máy 2 cơng ty First Solar Việt Nam .................. 23
Hình 3.2 Các lớp phủ trên tấm kính .............................................................................. 24
Hình 3.3 Lần cắt thứ nhất chia tấm kính thành nhiều phần .......................................... 25
Hình 3.4 Hợp chất cách điện được đổ vào các đường cắt thứ nhất.............................. 26
Hình 3.5 Lần cắt thứ hai tạo đường dẫn điện giữa các tế bào ..................................... 26
Hình 3.6 Lớp kim loại được phủ lên tấm kính ............................................................... 27
Hình 3.7 Lần cắt thứ ba tạo sự ngăn cách giữa các tế bào quang điện ....................... 27
Hình 3.8 Lần cắt thứ tư chia các tế bào quang điện thành dạng lưới .......................... 28
Hình 3.9 Đường dịng điện chạy trong các tế bào quang điện ..................................... 28
Hình 3.10 Các lớp phủ trên tấm kính, các đường cắt và đường di chuyển của ............ 29
Hình 3.11 Các tấm mơ-đun được đóng gói để chuyển tới khách hàng ......................... 30
Hình 3.12 Lá chì được vuốt thẳng ................................................................................. 31
Hình 3.13 Silicon được dán trên tấm mơ-đun ............................................................... 32
Hình 3.14 Hộp nối được đặt trên pallet ........................................................................ 33

Hình 3.15 Vị trí hai hộp nối........................................................................................... 33
Hình 3.16 Hai mối hàn .................................................................................................. 34
Hình 3.17 Pottant bên trong hộp nối ............................................................................. 35
Hình 3.18 Hộp nối đã được gắn nắp ............................................................................. 35
Hình 3.19 Biểu đồ số lỗi do lỗi/khuyết tật xảy ra tại Fin 2 trong ba tháng đầu năm
2020 ............................................................................................................................... 37
Hình 3.20 Biểu đồ các lỗi liên quan đến mối hàn xảy ra trong ba tháng đầu năm 2020
....................................................................................................................................... 38
Hình 3.21 Biểu đồ lỗi JB Weld Rework xảy ra trong ba tháng đầu năm 2020 ............. 39
Hình 3.22 Biểu đồ lỗi JB Weld Flir xảy ra trong ba tháng đầu năm 2020 ................... 40
Hình 3.23 Biểu đồ lỗi One Weld PT xảy ra trong ba tháng đầu năm 2020 .................. 41
Hình 3.24 Lỗi hàn một phần .......................................................................................... 41
Hình 3.25 Lỗi hàn sai vị trí ........................................................................................... 41

Trang vi

do an


Hình 3.26 Lỗi khơng có mối hàn ................................................................................... 41
Hình 3.27 Biểu đồ lỗi LF Damaged xảy ra trong ba tháng đầu năm 2020 .................. 42
Hình 3.28 Biểu đồ số lượng lỗi LF Damaged xảy ra theo từng khung giờ ................... 43
Hình 3.29 Lá chì bị kéo đứt ........................................................................................... 43
Hình 3.30 Lá chì được vuốt lại ...................................................................................... 43
Hình 3.31 Lá chì bị dính interlayer ............................................................................... 43
Hình 3.32 Biểu đồ lỗi Fail IV xảy ra trong ba tháng đầu năm 2020 ............................ 44
Hình 3.33 Biểu đồ lỗi Fail Module Continuity xảy ra trong ba tháng đầu năm 2020 .. 45
Hình 3.34 Biểu đồ lỗi Fail Hi-pot Test xảy ra trong ba tháng đầu năm 2020 .............. 45
Hình 3.35 Lỗi hộp nối đè lá chì ..................................................................................... 46
Hình 3.36 Silicon màu trắng xám .................................................................................. 46

Hình 3.37 Lỗi pottant khơng khơ ................................................................................... 46
Hình 3.38 Lỗi dán hai lớp băng keo .............................................................................. 47
Hình 3.39 Khoảng hở giữa hộp nối và tấm mơ-đun ...................................................... 47
Hình 4.1 Biểu đồ nhân quả xác định nguyên nhân gây ra các lỗi liên quan đến mối hàn
....................................................................................................................................... 52
Hình 4.2 Biểu mẫu dùng để ghi lại kết quả đo các thông số của máy hàn và được thực
hiện bằng excel .............................................................................................................. 53
Hình 4.3 Biểu mẫu giám sát việc thay que hàn ............................................................. 54

Trang vii

do an


DANH MỤC TỪ TIẾNG ANH
JB Weld Rework

Edge Seal Missing/Mislaid

JB Weld Flir

Film Stripe Coater

One Weld-PT

Improper ID scribe

No Weld-BH

Laminator Voids


JB Weld Placement

JB Bead Dispense Rework

Partial Weld-BH

Metal Discoloration

No Weld-PT

Sunnyside Glass Scratches

No Weld-Both

Scratches on film

One Weld

Chipped sub-module

One Weld-BH

Aged WIP

One Weld-Both

BSA Fault Continuity

Inspection Failed


Acid Splash

Fail IV Test

Default Scrap Reason

Fail Module Continuity

Laser Test

Broken

ARC Coating Uniformity

Fail Hi-pot Test

CdTe Roughness

SET Missing/Mislaid

Buss Bar Missing/Mislaid

JB Lead Foil Rework

TCO Scratches

Chipped cover glass

CdCl coating


JB Press Rework

Juntion Box Defect

Process Deviation

Lead Foil Missing/Mislaid

Interlayer Mislaid

JB Pottant Rework

Foreign Material
Process Interrupted
Cover Glass Scratches
Cover Glass Missalign

Trang viii

do an


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ TIẾNG ANH ................................................................................ viii

MỤC LỤC .....................................................................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Kết cấu của của luận văn ......................................................................................... 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 3
1.1 Sản xuất tinh gọn - Lean ....................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm về Lean ......................................................................................... 3
1.1.2 Triết lý của Lean ............................................................................................ 3
1.1.3 Mục tiêu của Lean.......................................................................................... 4
1.1.4 Các nguyên tắc của Lean ............................................................................... 4
1.1.5 Lợi ích của Lean ............................................................................................ 6
1.1.6 Nhược điểm của Lean .................................................................................... 7
1.2 Những loại lãng phí trong sản xuất theo Lean Manufacturing ............................. 8
1.2.1 Việc tạo ra giá trị và sự lãng phí .................................................................... 8
1.2.2 Các loại lãng phí theo Lean ........................................................................... 8
1.3 Lợi ích của việc loại bỏ lãng phí ......................................................................... 11
1.4 Một số công cụ dùng để nhận diện và quản lý lãng phí ...................................... 12
1.4.1 Biểu đồ (Graphs) .......................................................................................... 12
1.4.2 Biểu đồ Pareto .............................................................................................. 12
1.4.3 Biểu đồ nhân quả (Cause & effect diagram) ............................................... 13
1.4.4 Phiếu kiểm soát (Check sheets) ................................................................... 14
1.4.5 Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)........................................................... 14
1.4.6 Biểu đồ kiểm soát (Control chart)................................................................ 14
Trang ix

do an



GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ FIRST SOLAR VIỆT NAM ....... 15
2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của First Solar Việt Nam ................. 15
2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và văn hóa ........................................................................... 16
2.2.1 Tầm nhìn ...................................................................................................... 16
2.2.2 Sứ mệnh ....................................................................................................... 16
2.2.3 Văn hóa ........................................................................................................ 17
2.2 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................... 17
Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ................................................................ 17
2.3 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính .............................................................. 19
THỰC TRẠNG LÃNG PHÍ DO SẢN XUẤT LỖI, KHUYẾT TẬT
TẠI FIN 2 – BỘ PHẬN FINISHING ......................................................................... 23
3.1 Quy trình sản xuất tại nhà máy ........................................................................... 23
3.1.1 Sơ đồ mặt bằng nhà máy .............................................................................. 23
3.1.2 Quy trình sản xuất sản phẩm........................................................................ 23
3.2 Giới thiệu bộ phận Finishing và khu vực Fin 2................................................... 30
3.3 Quy trình sản xuất tại Fin 2 ................................................................................. 31
3.3.1 Trạm Juntion Box ........................................................................................ 31
3.3.1.1 Công đoạn dựng lá chì (Trạm 3505) ..................................................... 31
3.3.1.2 Cơng đoạn dán silicon (Trạm 3510) ...................................................... 31
3.3.1.3 Công đoạn chuẩn bị hộp nối (Trạm 3520) ............................................ 32
3.3.1.4 Công đoạn gắn hộp nối (Trạm 3530) .................................................... 33
3.3.1.5 Công đoạn hàn (Trạm 3540) ................................................................. 34
3.3.1.6 Công đoạn kiểm tra ngoại quang (Trạm 3550) ..................................... 34
3.3.1.7 Công đoạn đổ pottant vào hộp nối (Trạm 3560) ................................... 34
3.3.1.8 Công đoạn làm khô pottant trong (Trạm 3570) ..................................... 35
3.3.1.9 Công đoạn gắn nắp hộp nối (Trạm 3580).............................................. 35
3.3.2 Trạm Hipot ................................................................................................... 36
3.3.2.1 Công đoạn kiểm tra độ thông mạch....................................................... 36
3.3.2.2 Công đoạn kiểm tra công suất ............................................................... 36

3.3.2.3 Cơng đoạn kiểm tra độ rị rỉ điện ........................................................... 36
3.3.3 Trạm Final Washer ...................................................................................... 36
3.4 Thực trạng lãng phí do sản xuất lỗi/khuyết tật tại Fin 2 ..................................... 37
3.4.1 Các loại lỗi/khuyết tật xuất hiện tại Fin 2 .................................................... 37
3.4.2 Các loại lỗi/khuyết tật trong quá trình sản xuất tại Fin 2............................. 38
Trang x

do an


3.4.2.1 Các lỗi liên quan đến mối hàn ............................................................... 38
3.4.2.2 Lỗi Lead Foil Damaged (lá chì bị hỏng) ............................................... 42
3.4.2.3 Các lỗi liên quan đến quá trình kiểm tra, thử nghiệm ........................... 43
3.4.2.4 Các loại lỗi khác .................................................................................... 46
3.4.3 Lãng phí gây ra do lỗi/khuyết tật trong q trình sản xuất tại Fin 2 ........... 47
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM LÃNG PHÍ DO SẢN XUẤT
LỖI, KHUYẾT TẬT TẠI KHU VỰC FIN 2 – BỘ PHẬN FINISHING ............... 49
4.1 Ưu và nhược điểm trong việc quản lý lãng phí do sản xuất lỗi, khuyết tật tại Fin
2 – bộ phận Finishing ................................................................................................ 49
4.1.1 Ưu điểm ....................................................................................................... 49
4.1.2 Nhược điểm.................................................................................................. 50
4.2 Đề xuất giải pháp................................................................................................. 50
4.2.1 Đối với các lỗi liên quan đến mối hàn ............................................................. 50
4.2.1.1 Giải pháp 1 ............................................................................................ 50
4.2.1.2 Giải pháp 2 ............................................................................................ 52
4.2.1.3 Giải pháp 3 ............................................................................................ 53
4.2.2 Đối với lỗi Lead Foid Damaged (lá chì bị hỏng) ......................................... 54
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 57
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 58


Trang xi

do an


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế khu vực hóa, tồn cầu hóa kinh tế, cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày nay càng trở nên quyết liệt về giá, phân khúc thị trường. Do đó, chất
lượng sản phẩm, thương hiệu sẽ là những yếu tố quyết định đến sự thành bại của công
ty. Cải tiến năng suất để nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng thêm lợi nhuận là vấn
đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong đó, giảm thiểu lãng phí trong hoạt động
sản xuất kinh doanh luôn là giải pháp được xem xét khi thực hiện các chương trình cải
tiến năng suất tại các doanh nghiệp, First Solar Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Lãng phí ln tồn tại trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Các lãng
phí có thể là lãng phí do sản phẩm sai lỗi, khuyết tật; sản xuất dư thừa; hàng tồn kho
nhiều; thao tác, hoạt động không cẩn thiết; thời gian chờ đợi; vận chuyển; quy trình
sản xuất dư thừa. Trong đó, lãng phí do sản phẩm sai lỗi, khuyết tật là lãng phí chiếm
tỉ lệ lớn nhất (khoảng 90%) tại First Solar Việt Nam.
Vì lí do trên và mong muốn giảm thiểu lãng phí nhằm tăng năng lực cạnh tranh
cho doanh nghiệp, do đó tác giả lựa chọn đề tài “Nhận diện lỗi/khuyết tật để giảm lãng
phí tại khu vực Fin 2 bộ phận Finishing, công ty TNHH sản xuất First Solar Việt
Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Nhận diện lãng phí do sản xuất lỗi/khuyết tại khu vực Fin 2 của cơng ty.

-


Phân tích thực trạng và nguyên nhân gây ra lãng phí do sản phẩm lỗi/khuyết tật.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm giảm lãng phí do sản xuất lỗi/khuyết tật.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng lãng phí do sản xuất lỗi/khuyết tật và đưa ra các đề xuất nhằm giảm
thiểu lãng phí tại cơng ty First Solar Việt Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: khu vực Fin 2 – bộ phận Finishing của nhà máy 2, công ty
TNHH First Solar Việt Nam.
Trang 1

do an


Phạm vi thời gian: nghiên cứu được diễn ra từ ngày 01/01/2020 đến ngày
31/03/2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp quan sát: Quan sát quy trình làm việc của máy móc, các thao tác,

hoạt động của công nhân và nhân viên từ đó lưu trữ lại và rút ra mơ tả.

-

Phương pháp thu thập dữ liệu liệu và số liệu: Các thông tin, dữ liệu được cung
cấp từ công ty, bộ phận quản lý và lấy từ website của công ty; các số liệu được
lấy từ hệ thống lưu trữ số liệu của công ty.

-

Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các thông tin, dữ liệu và số liệu đã thu thập
được.

-

Phương pháp xử lí số liệu: Các số liệu và dữ liệu sau khi được thu thập và tổng
hợp sẽ được xử lý và trình bày lại thơng qua JMP và SQL.

-

Phương pháp phân tích: Từ các dữ liệu đã được xử lý, tiến hành phân tích để
đưa ra nhận xét, đánh giá

-

Phương pháp thống kê mô tả: Từ các dữ liệu đã được phân tích, tiến hành tổng
hợp lại và sắp xếp chúng theo trật tự và hướng tới mục tiêu của báo cáo.

5. Kết cấu của của luận văn
Nội dung luận văn gồm có 4 phần:

-

Chương 1: Cơ sở lý luận

-

Chương 2: Giới thiệu tổng quan về First Solar Việt Nam.

-

Chương 3: Thực trạng lãng phí do sản xuất lỗi/khuyết tật tại khu vực Fin 2 – bộ
phận Finishing.

-

Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm giảm lãng phí do sản xuất
lỗi/khuyết tật tại khu vực Fin 2 – bộ phận Finishing.

Trang 2

do an


CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Sản xuất tinh gọn - Lean
1.1.1 Khái niệm về Lean
Dưới đây là một số định nghĩa về Lean:
“Lean là một phương pháp tiếp cận có hệ thống để xác định và loại bỏ các hoạt
động không làm tăng giá trị, dòng chảy sản phẩm được kéo từ phía khách hàng trong
sự theo đuổi khơng ngừng của sự hoàn thiện”, (Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy

Quỳnh Loan 2010).
Theo Nguyễn Thanh Liêm (2011), Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn) là
một hệ thống bao gồm các công cụ và phương pháp loại bỏ các lãng phí và các bất hợp
lý trong quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường.
Cụm từ “Lean Manufacturing” hay “Lean Production” đã xuất hiện lần đầu tiên
trong quyển “The Machine that Change the World” (Cỗ máy làm thay đổi Thế giới –
James Womack, Daniel Jones & Daniel Roos) xuất bản năm 1990. Các cấp độ khác
nhau bao gồm: lean manufacturing (sản xuất tinh gọn), lean enterprise (doanh nghiệp
tinh gọn) và lean thinking (tư duy tinh gọn). Theo tinh thần trên, Lean tập trung và
việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị cho khách hàng nhưng
lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của một tổ
chức.
1.1.2 Triết lý của Lean
Chất lượng là thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp
nhất.
Làm tối đa hóa giá trị gia tăng bằng tối thiểu hóa mọi lãng phí.
Sản xuất theo yêu cầu khách hàng và tiến đến lô sản xuất đơn chiếc để đáp ứng
yêu cầu của từng khách hàng.
Tiến đến mỗi nhân viên là một kiểm soát viên chất lượng.

Trang 3

do an


1.1.3 Mục tiêu của Lean
Phế phẩm và sự lãng phí: giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình khơng cần
thiết, bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, phế phẩm có thể ngăn
ngừa, chi phí liên quan đến tái chế sản phẩm và các tính năng trên sản phẩm vốn

không được khách hàng yêu cầu.
Mức tồn kho: giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất, nhất là
sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với yêu cầu
vốn lưu động ít hơn.
Chu kỳ sản xuất: giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm
thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình
và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm.
Tận dụng thiết bị và mặt bằng: sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả
hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu quả sản xuất trên
các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy.
Năng suất lao động: cải thiện năng suất lao động bằng cách vừa giảm thời gian
nhàn rỗi của công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất
trong thời gian làm việc (không thực hiện những công việc hay thao tác khơng cần
thiết).
Sản lượng: nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm
thiểu ùn tắc và thời gian dừng máy, công ty có thể gia tăng sản lượng một cách đáng
kể từ cơ sở vật chất hiện có.
Tính linh động: có khả năng sản xuất nhiều loại sản phầm khác nhau một cách
linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất.
1.1.4 Các nguyên tắc của Lean
Xác định giá trị từ góc nhìn của khách hàng: giá trị được tạo ra từ nhà sản xuất,
từ người tạo ra sản phẩm, nhưng nó phải được xác định bởi nhu cầu của khách hàng
đối với một sản phẩm cụ thể. Bán những gì khách hàng cần chứ khơng phải những gì
doanh nghiệp có. Doanh nghiệp phải hiểu khách hàng cần gì và tạo ra những sản phẩm

Trang 4

do an



mà khách hàng mong muốn. Từ đó họ cũng có thể nắm được mức mà khách hàng sẵn
sàng chi trả cho sản phẩm, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Xây dựng sơ đồ dòng giá trị: luồng giá trị là một chuỗi các hoạt động, cả giá trị
gia tăng và giá trị không gia tăng, được yêu cầu để sản xuất một sản phẩm hoặc dịch
vụ. Sơ đồ dòng giá trị là một kỹ thuật để phân tích và thiết kế các luồng vật chất và
thơng tin của tồn bộ luồng giá trị, một cái nhìn tồn cảnh về giá trị, trạng thái hiện tại
và tương lai, để làm cho lãng phí hiển thị và xác định các bước để loại bỏ nó.
Xây dựng sơ đồ dịng giá trị cho phép chúng ta xác định các điểm của vấn đề. Đây có
thể là sự thiếu hiệu quả, dư thừa hoặc đơn giản là bỏ lỡ cơ hội để cải thiện. Bằng cách
bổ sung tồn bộ dịng giá trị, giúp doanh nghiệp tránh các nỗ lực cải tiến bị cơ lập có
thể có tác động tiêu cực đến tồn bộ hệ thống.
Tạo ra dòng chảy: hiểu được dòng chảy là điều cần thiết để loại bỏ lãng phí.
Nếu dịng giá trị ngừng di chuyển về phía trước tại bất kỳ điểm nào, lãng phí là điều
khơng thể tránh khỏi. Ngun tắc sản xuất tinh gọn của dòng chảy là về việc tạo ra
một chuỗi giá trị không bị gián đoạn trong quá trình sản xuất từ lúc nhận đơn hàng đến
khi giao hàng và trong đó trạng thái mỗi hoạt động hồn toàn đồng bộ với nhau.
Thiết lập hệ thống sản xuất theo nhu cầu (Pull system): Nguyên tắc này giúp
đảm bảo dịng chảy bằng cách đảm bảo rằng khơng có gì được thực hiện trước thời
hạn, xây dựng hàng tồn kho trong q trình làm việc và dừng dịng chảy được đồng bộ
hóa. Thay vì sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống của để thúc đẩy công việc
dựa trên dự báo và lịch trình, phương pháp kéo chỉ ra rằng khơng có gì được thực hiện
cho đến khi khách hàng đặt hàng. Điều này địi hỏi rất nhiều tính linh hoạt và thiết kế
ngắn cho thời gian chu kỳ giao hàng. Nó cũng địi hỏi một cách hiệu quả để truyền đạt
những gì cần thiết cho từng bước trong chuỗi giá trị.
Hướng tới sự hoàn hảo bằng tinh thần cải tiến liên tục – Kaizen: hướng tới q
trình hồn hảo xảy ra từng bước khi các cải tiến liên tục giải quyết các nguyên nhân
gốc rễ của vấn đề chất lượng và lãng phí trong sản xuất. Sự theo đuổi khơng ngừng của
sự hồn hảo là điều thúc đẩy người sản xuất tiếp cận, đào sâu hơn, đo lường nhiều hơn
và thay đổi thường xuyên hơn so với đối thủ cạnh tranh.


Trang 5

do an


1.1.5 Lợi ích của Lean
Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ: nhờ giảm thiểu tình trạng
phế phẩm và các lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, trong đó
có cả việc tăng năng suất, hiệu suất lao động, làm việc của nhân viên thông qua giảm
chờ đợi, giảm di chuyển, giảm các thao tác thừa trong quá trình làm việc, vận hành.
Mỗi nhân viên trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tạo sản phẩm hoặc cung
cấp dịch vụ sẽ có nhận thức, tư duy rõ ràng về khái niệm giá trị và các hoạt động gia
tăng giá trị cho khách hàng trong cơng việc của mình, từ đó tích cực đóng góp vào
chuỗi giá trị của tồn tổ chức để cung cấp cho khách hàng theo nguyên tắc “Chất
lượng từ gốc”.
Rút ngắn thời gian chu trình sản xuất, cung cấp dịch vụ: nhờ hợp lí hóa các q
trình tạo giá trị, cùng với việc giảm thiểu các hoạt động khơng gia tăng giá trị, loại bỏ
sự lãng phí do chờ đợi giữa các công đoạn, rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình
sản xuất và thời gian chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khác nhau.
Giảm thiểu lãng phí hữu hình và vơ hình: các doanh nghiệp sử dụng chiến lược
này có thể giảm chi phí tồn kho của các nguyên vật liệu thô đầu vào, bán thành phẩm
và thành phẩm. Thêm vào đó, khi mua ít nguyên liệu thô, doanh nghiệp sẽ chi ít tiền
hơn để thuê nhà kho cũng như nhân viên quản lý.
Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, mặt bằng: thông qua việc áp dụng các cơng
cụ hữu ích như TPM (Total Productive Maintenance – Duy trì năng suất tổng thể), bố
trí sản xuất theo mơ hình tế bào (Cell Manufacturing).
Tăng khả năng đối ứng một cách linh hoạt: đồng thời giảm thiểu áp lực lên các
nguồn lực đầu vào (con người, thiết bị, ...) trước các yêu cầu đa dạng của thị trường
thông qua thực hành cân bằng sản xuất mỗi khi tổ chức đã đạt được kết quả tốt về thời
gian chuyển đổi sản xuất. Khả năng giao hàng đúng hạn theo đó cũng được đảm bảo.

Khi thời gian sản xuất và thời gian chu trình được cải thiện, khả năng đáp ứng nhu cầu
của khách hàng về sản lượng sản phẩm cũng sẽ được cải thiện với nguồn lực cơ sở và
vật chất hiện có.

Trang 6

do an


1.1.6 Nhược điểm của Lean
Về cung ứng: theo triết lý của Lean thì những gì quá mức tối thiểu đều khơng
tốt, do đó chỉ có một số lượng nhỏ hàng tồn kho được dự trữ. Quy trình sản xuất tinh
gọn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp nhằm tránh gây gián đoạn. Các vấn đề
như cơng nhân đình công, hàng kẹt ở cảng hoặc một trong các nhà cung cấp gặp vấn
đề... thì tồn bộ dây chuyền sẽ bị định trệ. Đôi khi các nhà cung cấp cũng khơng chấp
nhận giao hàng với số lượng ít hay phải tuân theo một lịch trình quá khắt khe.
Giới hạn về máy móc, cơng nhân: Lean có nghĩa là doanh nghiệp có vừa đủ con
người, vừa đủ máy móc, khơng được phép có thừa dụng cụ. Nhưng vì một lí do nào đó
làm cho dụng cụ, máy móc bị hỏng khơng thể hoạt động thì gần như sẽ khơng có thiết
bị thay thế, dẫn đến việc dừng chuyền. Từ đó gây ra lãng phí nhân cơng hay trễ hàng.
Hoặc khách hàng đột ngột tăng sản lượng thì doanh nghiệp rất khó để có lượng nhân
cơng để bù đắp cho sự tăng nhu cầu này, dẫn đến mất cơ hội tăng lợi nhuận.
Chi phí cao nếu thực hiện khơng đúng cách: chi phí đào tạo nhân lực cao và
kéo dài, chi phí thuê các nhà quản lý có kinh nghiệm cao hơn bình thường, vốn đầu tư
mua máy móc và thiết bị khơng nhỏ
Khách hàng khơng hài lịng: vì quy trình sản xuất tinh gọn phụ thuộc rất nhiều
vào nhà cung ứng, bất cứ gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng cũng đều ảnh hưởng đến
khách hàng như giao hàng trễ hay trì hỗn. Làm tổ chức mất uy tín, giảm sự hài lòng
của khách hàng.
Yếu tố con người: đây là yếu tố quyết định cho sự thành công của một tổ chức

tinh gọn. Quy trình sản xuất tinh gọn địi hỏi đại tu tồn bộ hệ thống sản xuất và đơi
khi nhân viên từ chối vì họ thích làm cách cũ hơn. Hơn nữa, sản xuất tinh gọn yêu cầu
mỗi cá nhân phải hiểu rõ cơng việc của mình, phải biết nhận dạng lãng phí, mỗi nhân
viên phải liên tục kiểm soát chất lượng nhưng một số nhân viên sẽ thấy không hứng
thú hoặc không đủ tiêu chuẩn để làm.

Trang 7

do an


1.2 Những loại lãng phí trong sản xuất theo Lean Manufacturing
1.2.1 Việc tạo ra giá trị và sự lãng phí
Theo Lean, bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị
theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ. Giá trị trong Lean
được định nghĩa là lợi ích đáp ứng hay vượt hơn yêu cầu mong đợi từ khách hàng và
khách hàng sẵn sàng trả tiền đề có được sản phẩm.
Các hoạt động sản xuất được chia thành 3 nhóm:
-

Các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng (Value-added activities) là các hoạt động
chuyển hóa vật tư trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, sản phẩm
mà khách hàng sẵn sàng trả tiền để mua, những thay đổi hay chuyển đổi phải
được thực hiện ngay từ lần đầu tiên.

-

Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities) là các
hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hóa vật tư thành sản phẩm mà khách
hàng u cầu. Bất kỳ những gì khơng tạo ra giá trị tăng thêm có thể được định

nghĩa là lãng phí. Những gì làm tăng thêm thời gian, cơng sức hay chi phí
khơng cần thiết đều được xem là khơng tạo ra giá trị tăng thêm.
Một cách nhìn khác về sự lãng phí đó là bất kỳ vật tư hay hoạt động mà khách
hàng khơng sẵn lịng trả tiền mua. Thử nghiệm và kiểm tra nguyên vật liệu cũng
được xem là lãng phí vì chúng có thể được loại trừ trong trường hợp quy trình
sản xuất được cải thiện để loại bỏ các khuyết tật.

-

Các hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm (Neccessary non
value-added activities) là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ góc
nhìn của khách hàng nhưng lại cần thiết trong việc sản xuất ra sản phẩm. Đây là
dạng lãng phí có thể được loại trừ về lâu dài chứ khơng thể thay đổi trong ngắn
hạn.

1.2.2 Các loại lãng phí theo Lean
Theo Lý Bá Tồn (2018), lãng phí theo hướng tiếp cận của Lean là các hoạt
động hay kết quả không làm tăng giá trị cộng thêm cho một hoạt động hay dịch vụ nào
đó. Khi đưa khái niệm lãng phí vào doanh nghiệp thì có thể thấy, lãng phí là những

Trang 8

do an


hoạt động gây hao tốn nguồn lực mà không tạo ra giá trị cho khách hàng, được đánh
giá qua ba yếu tố là “chất lượng”, “giá cả” và “thời gian giao hàng”. Tuy nhiên, những
lãng phí này thường ở dạng vơ hình mà hầu hết các doanh nghiệp đều mắc phải. Nó
làm cho hoạt động của doanh nghiệp thiếu hiệu quả và đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hướng tới lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu

để hoạt động và tồn tại của doanh nghiệp, nó gắn liền với chi phí sản xuất, chất lượng
sản phẩm, doanh thu, khách hàng,... Để tăng lợi nhuận thì cần giảm chi phí trong q
trình sản xuất, doanh nghiệp cần xác định chi phí nào tạo ra giá trị, chi phí nào khơng
tạo ra giá trị cho mình.
Theo Lean Manufacturing thì có 7 loại lãng phí: vận chuyển, tồn kho, thao tác
thừa, chờ đợi, thừa quá trình, sản xuất thừa, sản phẩm lỗi/khuyết tật.
Lãng phí do vận chuyển: vận chuyển ở đây là nói đến sự di chuyển của nguyên
vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Lãng phí vận chuyển thường là kết quả của việc
bố trí mặt bằng khơng hợp lí làm cho q trình vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành
phẩm và thành phẩm từ chỗ này đến chỗ khác không tạo ra giá trị gia tăng mà còn là
nguyên nhân làm giảm chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất và có
thể gây nên những đình trệ trong sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng
kém hiệu quả. Nếu vận chuyển với khoảng cách càng xa, số lần càng nhiều, khối lượng
vận chuyển càng lớn thì chi phí càng cao. Mặc dù các phương tiện vận chuyển như
băng tải tốt hơn so với các sản phẩm di chuyển thủ cơng nhưng vẫn là một loại lãng
phí vì chúng cần khơng gian, năng lượng và bảo trì.
Lãng phí do tồn kho: tồn kho nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật
liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Tồn kho dẫn đến chi phí tài chính cao hơn, phản
ánh nguồn vốn bỏ ra chưa tạo ra doanh thu. Vì vậy tồn kho quá mức cần thiết gây ra
lãng phí cho cả nhà sản xuất và khách hàng. Các chi phí có thể phát sinh khi lưu kho
nhiều là: chi phí bảo quản, chi phí hư hỏng hay quá hạn sử dụng, có thể là chi phí th
mặt bằng kho... Có ba loại tồn kho chủ yếu: tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho bán thành
phẩm và tồn kho thành phẩm.
Tồn kho nguyên vật liệu: ta thường dựa vào cơng thức tính tốn số lượng đặt hàng
kinh tế EOQ (Economic Order Quantity) để tính số lượng mỗi lần nhập nguyên vật

Trang 9

do an



liệu, trong đó bao gồm nhu cầu hàng năm, nhu cầu này lại phụ thuộc vào đơn hàng yêu
cầu hàng năm của khách hàng. Nếu dự báo khơng chính xác thì sẽ bị tồn kho cả
nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm cuối cùng sẽ bị thiếu hàng bán và sẽ phải sản
xuất bổ sung. Cả hai trường hợp này đều phát sinh lãng phí.
Tồn kho bán thành phẩm: do không cân bằng được thời gian làm việc giữa các cơng
đoạn với nhau khiến nhiều vị trí có thời gian nhàn rỗi; ngược lại, có chỗ lại quá nhiều
việc, gây tắc nghẽn. Nhịp sản xuất sẽ phải theo thời gian của công đoạn nào dài nhất.
Hiện tượng này một bất hợp lí và sinh ra lãng phí.
Tồn kho thành phẩm: do sản xuất không theo nhu cầu thực tế của khách hàng hoặc do
dự báo không đúng. Đây là một tình trạng rất thường gặp ở các cơng ty Việt Nam hiện
nay.
Lãng phí do thao tác thừa: thao tác thừa của con người là một loại lãng phí. Đó
là bất kì các chuyển động tay chân hay việc đi lại nào không cần thiết của các công
nhân gắn liền với việc làm ra sản phẩm. Chẳng hạn như việc di chuyển khắp phân
xưởng để tìm dụng cụ làm việc hay các động tác thừa do thiết kế thao tác kém, do thiết
bị gây bất tiện – có thể quá cao hoặc quá thấp... Thao tác thừa là một loại lãng phí liên
quan đến con người và bố trí mặt bằng. Trong hầu hết các trường hợp, 50% chuyển
động của con người là lãng phí. Xác định lãng phí do thao tác thừa là vô cùng quan
trọng để giảm thiểu tai nạn, nâng cao chất lượng và năng suất.
Lãng phí do chờ đợi: chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi,
khơng thực hiện được cơng việc khi nhân lực, vật liệu, thông tin hoặc thiết bị khơng có
sẵn khi được u cầu. Thời gian giữa mỗi đợt gia cơng, chế tạo sản phẩm bị trì hỗn
cũng được xem là lãng phí chờ đợi. Người lao động nhàn rỗi, khơng có việc làm, máy
móc sử dụng khơng hết cơng suất, đó là những chi phí mà doanh nghiệp phải trả nhưng
khơng thu được lợi nhuận. Có rất nhiều lí do chờ đợi như chờ nguyên vật liệu chưa
đến, chờ hướng dẫn kỹ thuật, chờ lệnh sản xuất... Những chờ đợi này là hiện tượng của
sự quản lý thiếu đồng bộ.
Lãng phí do thừa q trình: thực hiện nhiều bước công việc hơn mức khách
hàng yêu cầu dưới hình thức chất lượng hay tính năng của sản phẩm. Đó có thể là thực

hiện các quy trình khơng được khách hàng yêu cầu, tiêu chuẩn không phù hợp như

Trang 10

do an


dùng quá chặt chẽ, sản phẩm nhiều tính năng hơn nhưng tính năng đó khơng được chú
ý hay sử dụng. Q trình xử lý, sử dụng nhiều tài ngun, khơng gian hoặc năng lượng
hơn mức thực sự cần thiết. Những công việc này là không cần thiết, không những ảnh
hưởng tới q trình sản xuất và mức độ hồn thành cơng việc mà cịn làm tăng thời
gian và chi phí. Đây là loại lãng phí khó nắm bắt nhất vì nguyên nhân phổ biến là thiếu
sự hiểu biết về nhu cầu của khách hàng.
Lãng phí do sản xuất dư thừa: sản xuất dư thừa tức là sản xuất nhiều hơn mức
khách hàng yêu cầu, quá sớm hoặc sử dụng nguyên vật liệu quá mức. Sản xuất thừa có
thể xảy ra đối với cả bên trong tức là nội bộ quá trình sản xuất của cơng ty và bên
ngồi. Đối với việc bên trong, sản xuất thừa thể hiện ở việc sản xuất ra bán thành
phẩm mà bước sau hoặc công đoạn sau của q trình chưa có u cầu và đối với bên
ngoài là khi sản xuất ra sản phẩm mà khách hàng chưa định mua. Điều này dẫn đến
việc tăng các chi phí khác như lưu kho, bảo quản, chi phí nhân cơng… Đây là loại lãng
phí nguy hiểm nhất vì có khả năng gây ra các loại lãng phí khác.
Lãng phí do sản phẩm lỗi, khuyết tật: bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào không
đáp ứng thông số kỹ thuật của khách hàng hoặc các bước điều chỉnh tiếp theo sẽ trở
thành lãng phí. Sản phẩm lỗi, khuyết tật gây ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí sản
xuất, do phải thực hiện việc sửa chữa hoặc làm lại. Một sản phẩm hoặc công việc
không được làm đúng trong lần đầu tiên kể cả khi đã sửa chữa hoặc làm lại nhưng chất
lượng nhiều khi cũng không ổn định. Q trình này khơng chỉ gây nên việc sử dụng
lao động và thiết bị kém hiệu quả mà cịn làm gián đoạn luồng sản xuất thơng thống
dẫn đến những ách tắc và đình trệ trong quy trình sản xuất. Ngoài ra, các vấn đề liên
quan đến sửa chữa thường tiêu tốn một khối lượng thời gian đáng kể của cấp quản lý

và vì vậy làm tăng thêm chi phí quản lý sản xuất chung.
1.3 Lợi ích của việc loại bỏ lãng phí
Theo Nguyễn Hữu Hiển (2006), phát hiện lãng phí là cách doanh nghiệp tìm ra
khu vực cần cải tiến để giảm những hoạt động không hiệu quả. Lợi ích chính của việc
này là gia tăng tối đa lợi nhuận.
Các lợi ích của việc loại bỏ lãng phí bao gồm:

Trang 11

do an


Thứ nhất, doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về chất lượng sản phẩm hay dịch
vụ từ phía khách hàng. Từ đó làm tăng sự gắn kết của khách hàng và các bên liên quan
với doanh nghiệp.
Thứ hai, giảm thiểu chi phí về vận chuyển, giúp doanh nghiệp sắp xếp, bố trí mặt bằng
nơi làm việc hợp lý và đảm bảo thời gian sản xuất và giao hàng, cung cấp dịch vụ
đúng thời hạn.
Thứ ba, giảm lãng phí từ sản phẩm lỗi, giải quyết các vấn đề không phù hợp trong quá
trình sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
Thứ tư, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả về mặt tài chính
và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, hình ảnh
và tính chun nghiệp trong quản trị doanh nghiệp.
Thứ năm, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu sản xuất và nguồn năng lực phục vụ cho các
quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ sáu, cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp, đảm bảo được các mục tiêu: sản xuất
đúng lúc, đáp ứng yêu cầu sản xuất đúng thời hạn.
Thứ bảy, bố trí sắp xếp nơi làm việc hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm thiểu
hàng hóa sai lỗi.
1.4 Một số công cụ dùng để nhận diện và quản lý lãng phí

1.4.1 Biểu đồ (Graphs)
Với biểu đồ, dữ liệu được thể hiện một cách trực quan bằng hình ảnh các số liệu
để người xem dễ quan sát và so sánh các số liệu hoặc sự thay đổi của chúng. Biểu đồ
cũng được sử dụng để sắp xếp dữ liệu, chia sẻ thông tin hoặc đưa ra nhận xét và đưa ra
quyết định cho số liệu. Có nhiều dạng biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ
Grantt, hay là biểu đồ kết hợp như biểu đồ đường và cột.
1.4.2 Biểu đồ Pareto
Biểu đồ Pareto giải quyết vấn đề theo nguyên tắc 80-20, tức là 80% kết quả
hoặc sai phạm là do 20% nguyên nhân gây ra. Nguyên tắc này khơng ngụ ý một con số
chính xác mà chỉ là xấp xỉ. Do đó khơng phải lúc nào cũng chính xác là 80-20, mà có
thể là 90-10, 70-30 hoặc thậm chí là 60-40.
Trang 12

do an


×