Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Hcmute nghiên cứu chế tạo thùng rác tự nén sử dụng năng lượng mặt trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THÙNG RÁC TỰ NÉN SỬ
DỤNG NANG LUỢNG MẶT TRỜI

MÃ SỐ: SV2012-41

S K C0 0 3 8 6 3

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2012

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THÙNG RÁC TỰ NÉN SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

MÃ SỐ: SV2012-41

THUỘC NHÓM NGÀNH: KỸ THUẬT


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.ĐỖ THÀNH TRUNG
NGƯỜI CHỦ TRÌ: TRỊNH NGỌC TIẾN
NGƯỜI THAM GIA: THIỆU NHẬT QUANG
ĐƠN VỊ: KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢGN CAO

TP. HỒ CHÍ MINH – 11/2012
1

Luan van


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………...…….……………………3
I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI………………………..…………….…………….3
PHẦN II:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………...………………………......5
I.MỤC TIÊU ĐỀ TÀI …………………………………………………………………..5
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………………………….5
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………….…………………………..5
IV.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU………………………………………………………...5
1.Cơ sở lý thuyết………………………………………………………………..5
1.1. Sơ lược về công nghệ hàn…………….……………………………5
1.2 Sơ lược về điều khiển khí nén…………….………………………..7
2.Quy trình chế tạo mơ hình…………………………..………..………………8
2.1 Chế tạo khung thùng và vỏ bọc bên ngoài……..………..…………8
2.2 Lắp ráp mạch điều khiển………………………..…………………13
V.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………….....…………………19
PHẦN III: KẾT LUẬN…………………………………………………..………………..…21

2


Luan van


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế-xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của
con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn
hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả lồi người trong q trình sống. Giữa mơi
trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự
phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Mặt trái của q trình phát triển kinh tế đó là nạn ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức
các loại tài nguyên, khoáng sản phục vụ cho nền kinh tế. Bên cạnh đó ngày càng có một lượng lớn
rác thải được thải vào các bãi rác trung tâm thành phố, hay thậm chí là thải trực tiếp vào mơi trường
sống, làm cho môi trường sống ngày càng ô nhiễm trầm trọng.
Theo thông báo của Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra tại buổi báo cáo môi trường quốc
gia vào ngày 7-8-2011. Số liệu từ báo cáo này cho hay, trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến
năm 2008, lượng chất thải phát sinh trung bình tăng từ 150-200%, chất thải rắn sinh hoạt đô thị
tăng 200%, chất thải rắn công nghiệp tăng 181%. Hiện tại, khối lượng chất rắn phát sinh hằng năm
ước đạt 28 triệu tấn/năm, trong đó, nhiều nhất là chất thải rắn từ sinh hoạt với mức 19 triệu
tấn/năm. Thống kê các năm gần đây cũng cho thấy, khoảng 42-46% chất thải rắn phát sinh từ các
đô thị, khoảng 17% chất thải rắn là từ các hoạt động sản xuất cơng nghiệp, số cịn lại là chất thải rắn
của nông nghiệp, làng nghề và y tế chỉ chiếm phần nhỏ. Chất thải rắn phát sinh hàng năm sẽ tăng
lên mức 44 triệu tấn/năm vào năm 2015. Theo dự báo đến năm 2020, tổng khối lượng rác thải phát
sinh khoảng 109.000 tấn/ngày trong đó: Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị
khoảng 52.800 tấn/ngày; rác thải sinh hoạt nông thôn khoảng 31.300 tấn/ngày; cịn lại là rác thải
cơng nghiệp và y tếTỷ trọng chất thải rắn trong đô thị và chất thải rắn công nghiệp sẽ tiếp tục tăng,
tương ứng với con số 51% và 22%. Ngoài ra, lượng chất thải nguy hại chiếm từ 18-25% lượng chất
thải rắn phát sinh tại mỗi lĩnh vực. Theo dự báo đến năm 2020, tổng khối lượng rác thải phát sinh
khoảng 109.000 tấn/ngày trong đó: Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị khoảng
52.800 tấn/ngày; rác thải sinh hoạt nông thôn khoảng 31.300 tấn/ngày; cịn lại là rác thải cơng

nghiệp và y tế. Trong khi đó tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ ở các khu
đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất mới chỉ đạt ở con số khoảng 80-82%. Một trong những
3

Luan van


nguyên nhân là do lượng rác thải quá nhiều, số lượng thùng rác không thể đáp ứng hết lượng rác
thải ra.
Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ
các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam, trong đó, 50% lượng chất thải cơng
nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30% còn lại phát sinh
ở vùng đồng bằng sơng Hồng và Bắc Trung Bộ. Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề (tập trung chủ
yếu ở các vùng nông thôn miền Bắc) thải ra 774.000 tấn chất thải công nghiệp mỗi năm.
Với lượng rác thải ngày càng tăng như vậy, địi hỏi phải có một lượng lớn thùng rác để có
thể chứa tồn bộ lượng rác này. Tuy nhiên, hầu hết các thùng rác được sử dụng hiện nay đều khơng
tận dụng hết tồn bộ thể tích do khi bỏ rác vào sẽ tạo ra những khoảng không. Do đó, để có thể tận
dụng được tối đa thể tích của thùng rác, từ đó làm tăng lượng rác chứa của mỗi thùng chúng tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài
"Nghiên cứu, chế tạo thùng rác tự nén, phân loại dùng năng lượng Mặt trời"

4

Luan van


Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Trong phạm vi của đề tài, nhóm nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu chế tạo mơ hình thùng
rác tự nén sử dụng năng lượng Mặt trời nhằm mục đích:

- Mơ phỏng hình dáng, kích thước của thùng
- Mơ phỏng q trình hoạt động của thùng.
- Tính tốn lực ép cần thiết
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Một số phương pháp gia cơng kim loại
Hệ thống điều khiển bằng khí nén.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tham khảo tài liệu: Chủ yếu tìm hiểu các tài liệu đề cập đến hệ thống điều
khiển khí nén, cơng nghệ kim loại…và một số tài liệu khác trên mạng internet.
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý thuyết:
1.1. Sơ lược về công nghệ hàn:
+ Khái niệm: Hàn là phương pháp công nghệ nối hai hoặc nhiều phần tử thành một liên
kết vững bền không tháo rời, được thực hiện bằng nguồn nhiệt Q (hoặc nguồn nhiệt kếp hợp với áp
lực) nung mối nối đến trạng thái hàn-là trạng thái kim loại chảy lỏng hoặc trở nên dẻo-sau đó kim
loại tự kết tinh hoặc dùng áp lực ép để các phần tử liên kết với nhau cho ta mối hàn.
So với các phương pháp ghép nối khác như bu lông, rivet, mối nối bằng keo thì mối nối
hàn nóng chảy có đặc tính bền vĩnh cửu, liền lạc về mặt vật liệu. Do đó, khả năng chịu tải của kim
loại mối hàn tốt đặc biệt đối với tải trọng động, kín khít tốt đối với dầu, nước và khí.

5

Luan van


+ Đặc điểm:
Công nghệ hàn ngày nay phát triển mạnh và được sử dụng rộng rãi vì có các đặc điểm sau:
- Tiết kiệm vật liệu: Với cùng loại kết cấu kim loại, hàn tiết kiệm 10-20% khối lượng kim
loại so với các mối ghép khác, hoặc từ 30-50% khối lượng kim loại so với đúc. Đồng thời hàn có
thể hàn các kim loại khác nhau để tiết kiệm kim loại quý hoặc tạo kết cấu đặc biệt.

- Mối hàn có độ bền cao và đảm bảo độ kín. Thơng thường kim loại mối hàn được hợp
kim hoá tốt hơn kim loại vật hàn, nên mối hàn chịu tải trọng tĩnh tốt.
- Có thể hàn các kết cấu phức tạp yêu cầu có độ bền cao như khung dầm chịu lực, vỏ tàu
thuỷ….
- Hàn có năng suất cao, vì có thể giảm được số lượng các nguyên công, giảm cường độ
lao động, dễ tự động hố và cơ khí hố quá trình sản xuất.
Nhược điểm của hàn là do nguồn nhiệt nung nóng cục bộ, dễ tạo ứng suất dư lớn gây biến dạng
các kết cấu hàn, tổ chức kim loại vùng gần mối hàn bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi, làm giảm
khả năng chịu tải trọng động của mối hàn, mặt khác trong mối hàn dễ gây khuyết tật như rỗ, nứt….
+ Phân loại: ngày nay có hơn 120 phương pháp hàn khác nhau. Theo trạng thái hàn
chia làm 2 nhóm, hàn nóng chảy và hàn áp lực.
-

Hàn nóng chảy: Khi hàn nóng chảy, các khí xung quanh nguồn nhiệt có ảnh
hưởng rất quan trọng tới quá trình luyện kim và hình thành mối hàn. Do đó, để
điều chỉnh quá trình hản theo chiều hướng mong muốn thì phải dùng các biện
pháp cơng nghệ nhất định: dùng thuốc bảo vệ, khí bảo vệ, hàn trong chân
khơng…..

-

Hàn áp lực: Ở một số phương pháp khác, kim loại cơ bản chỉ đạt đến trạng thái
dẻo, kim loại hoàn toàn không chảy, mà sự liên kết hàn xảy ra do kim loại khuếch
tán ở trạng thái rắn có sự tác dụng của nhiệt và áp lực.

Trong đề tài này, chúng tơi chọn phương pháp hàn nóng chảy, mà cụ thể hơn đó là
phương pháp hàn điện làm phương pháp gia cơng.Vì đây là phương pháp đơn giản, dễ
6

Luan van



thực hiện và phù hợp với điều kiện thực tế.
1.2. Sơ lược về điều khiển bằng khí nén
+ Khái niệm: “điều khiển” (theo tiêu chuẩn DIN 19 226 - Cộng hồ Liên bang Đức) là
q trình của một hệ thống, trong đó dưới tác động của một hay nhiều đại lượng vào, những đại
lượng ra được thay đổi theo một quy luật nhất định của hệ thống đó.
+ Một hệ thống điều khiển bao gồm: thiết bị điều khiển và đối tượng điều khiển.

Hình 1.2-Sơ đồ hệ thống điều khiển
-

Đối tượng điều khiển là các loại thiết bị, máy móc trong kỹ thuật

-

Thiết bị điều khiển bao gồm: phần tử đưa tín hiệu, phần tử xử lí tín hiệu, cơ cấu
chấp hành.

-

Tín hiệu điều khiển là đại lượng ra xa của thiết bị điều khiển và đại lượng vào xe
của đối tượng điều khiển.

-

Tín hiệu nhiễu z là đại lượng được tác động từ bên ngoài vào hệ thống và gây ảnh
hưởng xấu lên hệ thống.

Phần tử đưa tín

hiệu

Phần tử xử lí
và điều khiển

Cơ cấu chấp
hành

Hình 1.3 – Các phần tử của mạch điều khiển
Thơng tin (tín hiệu vào và tín hiệu ra) để cho mạch điều khiển bằng khí nén theo một số quy
luật định sẵn có thể thực hiện được là tín hiệu áp suất. Đại lượng đặc trưng của tín hiệu, giá trị áp
7

Luan van


suất được gọi là thơng số tín hiệu.
Khi tín hiệu áp suất được thay đổi liên tục; tương ứng với những giá trị áp suất, nhận được
những thông tin tương ứng khác nhau, được gọi là tín hiệu tương tự.
-

Khi tín hiệu mà biên độ thay đổi gián đốn, được gọi là tín hiệu rời rạc

-

Khi giá trị của tín hiệu thay đổi được định nghĩa dưới dạng mã nhị phân, gọi là tín
hiệu số.

Điều khiển bằng khí nén phần lớn sử dụng tín hiệu nhị phân.
+ Đặc điểm:

-

Có khả năng truyền tải năng lượng xa, bởi vì độ nhớt động học của khí nén nhỏ và
tổn thất áp suất trên đường dẫn ít.

-

Đường dẫn khí nén ra khơng cần thiết

-

Chi phí thấp để thiết lập một hệ thống truyền động bằng khí nén

-

Hệ thống phịng ngừa q áp suất giới hạn được đảm bảo.

Nhược điểm của điều khiển bằng khí nén: dịng khí nén thốt ra ở đường dẫn gây ra tiếng ồn.
2. Quy trình chế tạo mơ hình:
Trong q trình chế tạo, nhóm chia ra 2 nội chính cần được tiến hành: cơ khí và mạch điều
khiển.
2.1 Chế tạo khung thùng và vỏ bọc bên ngồi.
2.1.1. Quy trình chế tạo
+ Vật liệu chế tạo:
Có nhiều loại vật liệu dùng để chế tạo khung thùng như: gỗ, hợp kim nhôm, thép. Tuy
nhiên việc chế tạo khung thùng bằng thép được sử dụng rộng rãi hơn so với các loại vật liệu khác
do tính cơng nghệ cao, dễ chế tạo, rẻ tiền.
8

Luan van



Trong đề tài này, khung thùng được chế tạo bằng thép C45,có tiết diện

30x30, dày

1.9mm, đây là loại thép có độ bền cao, tính cơng nghệ tốt ở trạng thái gia công, giá cả thấp. Thép sẽ
được sử dụng để chế tạo các khung sườn sẽ tạo ra độ cứng vững của thân thùng. Bên cạnh đó,
chúng tơi cịn sử dụng ván ép và thiếc tấm để chế tạo vỏ bao bên ngồi.
Loại vật liệu
Thép C45

Kích thước
30x30, dày 1,9mm, dài 6m

Số lượng

Cơng dụng

6 cây

Chế tạo sườn chính

Ván ép

2,4 x 1,2 m

1 tấm

Tạo vỏ cho thùng


Thiếc

5x1,2m

1 tấm

Tạo vỏ cho thùng

Sơn

400ml

1 hộp

Sơn sườn chính

Đai ốc

Φ 4mm, bước ren 0.5

30 cái

Liên kết các mối ghép

Bu lông

Φ 4mm, bước ren 0.5

30 cái


Liên kết các mối ghép

6 cái

Liên kết các mối ghép

Bản lề

Bảng 1: Vật liệu sử dụng để chế tạo khung và vỏ thùng rác
+Chế tạo khung thùng:
- Kích thước khung thùng: (bản vẽ đính kèm)
- Phương pháp chế tạo:Mơ hình được chế tạo theo phương pháp tổng thể.
Trước tiên chế tạo và lắp ghép các chi tiết để hình thành thùng rác dưới dạng khung xương.
Sau đó chế tạo vỏ bao và lắp vào khung xương vừa được hình thành. Cuối cùng lắp rắp mạch điều
khiển.
+ Quy trình chế tạo:
Bước 1: Chế tạo các chi tiết, các kết cấu và thiết bị
Cắt thành 6 thanh thép dài 1,2m, cắt 10 thanh thép dài 0,55m
Chế tạo 2 cửa trước của thùng: (theo bản vẽ đính kèm)

9

Luan van


Hình 1-Chế tạo chi tiết
Bước 2:Lắp ráp và chế tạo thân thùng
Đầu tiên ta chế tạo khung ở mặt trước, khung ở mặt sau thùng. Sau đó nối 2 phần lại
với nhau. Dùng phương pháp hàn điện để tạo liên kết giữa các thanh thép. Cần chú ý tới sự biến

dạng, độ vênh của thanh thép trong quá trình chế tạo vì chúng sẽ ảnh hưởng tới kích thước của
khung sau khi chế tạo. Cân chỉnh và đo lại kích thước khung thùng để đạt được hình dáng tàu theo
đúng bản vẽ thiết kế. Sau cân chỉnh, ta dùng giấy nhám làm sạch bề mặt của thanh thép. Sau đó,
quét lên một lớp sơn để tránh hiện tượng oxi hoá trên bề mặt thép.

Hình 2-Khung thùng sau khi hồn chỉnh
10

Luan van


Bước 3: Lắp ráp vỏ phía sau thùng
Khoan lỗ ϕ4 trên mỗi thanh ở mặt sau của khung thùng, mỗi thanh ta khoan 4 lỗ, mỗi lỗ
cách đều nhau. Dùng mối nối bu-lông, đai ốc để liên kết tấm thiếc với khung thùng.

Hình 3-Lắp ghép vỏ bao phía sau thùng

11

Luan van


Bước 4: Lắp nắp trên của thùng.
Dùng mối nối bu lông, đai ốc để liên kết nắp trên với khung thùng

Hình 4-Lắp rắp tấm che phía trên thùng
Bước 5: Lắp ráp cửa phía trước thùng
Khoan lỗ ϕ4 trên mỗi thanh ở mặt trước của khung thùng, mỗi thanh ta khoan 6 lỗ để lắp
bản lề. Dùng mối nối bu lông, đai ốc để liên kết cửa trước với bản lề đã được gắn vào khung thùng.


Hình 5-Lắp vỏ phía trước của thùng
12

Luan van


Đến đây ta đã hồn thành xong, phần cơ khí, vỏ bên ngoài của thùng.
2.2. Lắp rắp mạch điều khiển
2.2.1. Nguồn điện:
+ Pin mặt trời : Với những đặc điểm nêu trên cùng với điều kiện hoạt động của thùng rác.
Chúng tôi sử dụng năng lượng mặt trời làm nguồn cung cấp điện năng cho thùng, và được tích trữ
trong bình acquy khơ. Ở đây chúng tơi sử dụng 2 tấm pin mặt trời. Thông số mỗi tấm:
Công suất: 12 W
Điện áp: 18,65 V
Dịng điện: 0,67 A

Hình 6 – Pin năng lượng mặt trời
+Bình acquy khơ: Dùng để tích trữ năng lượng thu được từ ánh sáng Mặt trời.
Dung lượng: 20Ah
Điện áp: 12V
13

Luan van


Hình 7- Bình acquy khơ, 12V- 20Ah
+Bộ điều khiển sạc: Để kiểm sốt được q trình sạc cho acquy từ pin mặt trời, chúng tôi sử
dụng bộ “Solar Charge Controller” với các thơng số sau:
Điện áp ngõ vào: 12VDC
Dịng điện sạc cực đại: 20ADC

Dịng điện tải cực đại: 20ADC
Ngồi ra, trên mặt của thiết bị cịn có các đèn led báo tình trạng hoạt động cũng như dung
lượng của acquy.

Hình 8- Bộ điều khiển sạc
14

Luan van


2.2.2. Phần tử trong mạch điện-khí nén:
+ Nguồn khí: Ta dùng máy khí nén để tạo nguồn khí.
Thơng số của máy: Điện áp 12VDC
Dòng điện cực đại: 15A
Áp suất tối đa: 10 bar
Lưu lượng tối đa: 35 lít/ph

.

Hình 9-Máy nén khí
+Van đảo chiều:
Sử dụng van đảo chiều 5/2 điều khiển trực tiếp bằng nam châm điện và lị xo

Kí hiệu:
+ Rờ le
-Rơ le điều khiển: Khi dòng điện vào cuộc dây cảm ứng, xuất hiện lực từ trường sẽ hút
lõi sắt, trên đó có lắp các tiếp điểm. Các tiếp điểm có thể là các tiếp điểm chính để đóng mở
15

Luan van



mạch chính và các tiếp điểm phụ để đóng mở mạch điều khiển, rơ le điều khiển chỉ dùng cho
các mạch có cơng suất nhỏ và thời gian đóng mở của các tiếp điểm rất nhỏ (1ms tới 10ms).
Ở đây ta dùng rơ le OMRON-MY4N: Điện áp 12VDC
Dòng cực đại: 5A
-Rơ le thời gian tác động muộn: khi dòng điện vào cuộn dây cảm ứng, sau thời gian
t1 cuộn dây sẽ hút lõi sắt, qua đó đóng mở các tiếp điểm.
Ở đây ta dùng rơ le OMRON H3Y-4-TIMER: Điện áp 12VDC
Dịng cực đại: 5A
-Rơ le áp suất: có nhiệm vụ đóng mở cơng tắc điện, khi áp suất trong hệ thống vượt
quá mức yêu cầu.

Hình 10 – Các phần tử điện-khí nén
+ Cơ cấu chấp hành
-Xilanh tác dụng 2 chiều khơng có giảm chấn
Thơng số xilanh1 : đường kính thân xilanh 30mm
16

Luan van


hành trình 140mm
Thơng số xilanh 2,3: đường kính thân xilanh 20 mm
hành trình 100 mm

Hình 11-Xi lanh tác dụng 2 chiều
+Quy trình lắp mạch
Bước 1: Lắp mạch theo sơ đồ ngun lí


Hình 12-Lắp mạch điều khiển
17

Luan van


Bước 2: Lắp cơ cấu chấp hành
Dùng các đầu nối ϕ6 gắn vào các cửa của xilanh. Gắn các ống nhựa mềm có đường kính ϕ6
vào các đầu nối. Trong quá trình lắp ráp cần chú ý các mối nối phải đảm bảo kín để tránh hiện
tượng bị rị khí.

Hình 13- Lắp ráp cơ cấu chấp hành

18

Luan van


Bước 3: Lắp pin mặt trời.

Hình 14-Lắp pin mặt trời
Đến đây ta đã hồn thành mơ hình thùng rác
V. Kết quả nghiên cứu:
Sau q trình chạy thử nghiệm, có một số nhận xét sau:
-

Mơ hình hoạt động ổn định, tuy nhiên cịn khá ồn trong q trình hoạt động

-


Theo tính toán, hiệu suất chứa của thùng rác tăng lên 2 lần

-

Thùng vẫn chưa có hệ thống báo hiệu khi thùng đầy

-

Kích thước thùng cịn lớn

Dựa vào những kết quả đạt được, đề tài này hồn tồn có thể sử được áp dụng vào thực tế vì
những thuận lợi sau:
-

Tăng được sức chứa của thùng.

-

Sử dụng ít năng lượng.

-

Chi phí vận hành, bảo trì thấp.
19

Luan van


Tính hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội:
-


Vì thùng rác có khả năng chứa được nhiều rác hơn, nên sẽ giảm số lần đi thu gom
rác của các công nhân.

-

Tạo cho mọi người có một thói quen phân loại rác.

-

Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường.

-

Nâng cao ý thức về việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo.

20

Luan van


PHẦN III: KẾT LUẬN
I.KẾT LUẬN
Từ kết quả thực nghiệm, ta có kết luận sau:
-

Thùng rác hoạt động ổn định, nhưng vẫn còn khá ồn do hoạt động của máy nén khí

-


Xi lanh hoạt động chưa êm ái.

-

Khả năng chứa của thùng được cải thiện 2 lần.

II.KIẾN NGHỊ
-

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu ép của thùng rác.

-

Cần tối ưu kích thước và khối lượng của thùng, để có thể áp dụng vào thực tế

-

Tiếp tục nghiên cứu khả năng tự động phân loại các loại rác đơn giản.

21

Luan van


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển khí nén, Nhà xuất bản Giáo dục và Đào tạo
2. Nguyễn Tác Ánh, Giáo trình cơng nghệ kim loại, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Tp.HCM
3. Tư liệu trên internet.


22

Luan van


Luan van



×