Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu phân loại một số loài làm thuốc thuộc chi trâm (syzygium gaertn )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Nguyễn Thu Thuỷ

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CÁC LOÀI LÀM
THUỐC THUỘC CHI TRÂM (SYZYGIUM
GAERTN.) HỌ SIM (MYRTACEAE) Ở VIỆT NAM

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành: Sư phạm Sinh học

Hà Nội – 2017

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Nguyễn Thu Thuỷ

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CÁC LOÀI LÀM
THUỐC THUỘC CHI TRÂM (SYZYGIUM
GAERTN.) HỌ SIM (MYRTACEAE) Ở VIỆT NAM

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành: Sư phạm Sinh học


Cán bộ hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Xuyến

Hà Nội – 2017

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thị
Xuyến đã hết lịng tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, người đã đưa ra những thách thức, tạo
cơ hội cho tôi được nâng cao vốn hiểu biết và những trải nghiệm thực sự thú vị trong
nghiên cứu lĩnh vực Thực vật học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Thực vật học - Trường Đại học
Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và đưa
ra nhiều ý kiến quý báu về mặt chun mơn trong q trình tơi nghiên cứu và hồn
thành khóa luận tại phịng thí nghiệm khoa Sinh học.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cán bộ công tác tại phòng mẫu vật
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, phòng mẫu Thực vật trường Đại học Khoa
học Tự nhiên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và
làm nghiên cứu.
Lời cuối cùng, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, những người
bạn đã bên cạnh, chia sẻ, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thu Thuỷ



NỘI DUNG
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu chi Trâm (Syzygium Gaertn.) trên thế giới .......................3
1.2. Tình hình nghiên cứu chi Trâm (Syzygium Gaertn.) Việt Nam ........................4
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................7
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................7
2.2. Phạm vi nghiên cứu: .........................................................................................7
2.3. Nội dung nghiên cứu: .......................................................................................7
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................8
2.4.1. Phương pháp kế thừa .................................................................................8
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh hình thái ...............................................8
2.4.3. Phương pháp điều tra thực địa ..................................................................8
2.5. Các bước tiến hành ........................................................................................8
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................14
3. 1. Hệ thống và vị trí phân loại chi Trâm (Syzygium Gaertn.) qua các đại diện
làm thuốc ở Việt Nam ............................................................................................14
3.2. Đặ c điểm phân loại chi Trâm (Syzygium Gaertn.) qua một số đại diện làm
thuốc ở Việt Nam ...................................................................................................14
3.2.1. Kiểu thân ..................................................................................................14
3.2.2. Lá ..............................................................................................................15
3.2.3. Cụm hoa và hoa ........................................................................................17
3.2.4. Quả và hạt ................................................................................................17
3.3. Khóa định loạicác lồi làm thuốc thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở Việt
Nam ........................................................................................................................19
3.3.1. So sánh đặc điểm hình thái của các loài làm thuốc thuộc chi Trâm
(Syzygium Gaertn.) ở Việt Nam ..........................................................................19
3.3.2. Khóa định loại tới lồi của các loài làm thuốc thuộc chi Trâm (Syzygium

Gaertn.) ...............................................................................................................20
3.4. Đặc điểm hình thái các lồi làm thuốc thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở
Việt Nam ................................................................................................................21
3.4.1. Syzygium aromaticum (L.) Merr. & Perry, 1938 – Đinh hương .................21


3.4.2. Syzygium buxifolium Hooker & Arnott, 1833 – Trâm lá cà mà, Xích nam
............................................................................................................................24
3.4.4. Syzygium formosum (Wall.) Masam., 1942 – Trâm đẹp, Trâm chụm ba,
Đơn tướng quân, Trâm đài loan .........................................................................32
3.4.5. Syzygium grande (Wight) Walp., 1843 – Trâm đại, Trâm dẻo, Trâm xè,....
Trâm Lào ............................................................................................................36
3.4.6. Syzygium hancei Merr. & L. M. Perry, 1938 – Trâm hoa nhỏ, Trâm
hance...................................................................................................................40
3.4.7 Syzygium jambos (L.) Alston, 1931 – Lý, Bồ đào, Gioi ............................43
3.4.8. Syzygium polyanthum (Wight) Walp., 1843 – Sắn thuyền .......................47
3.4.9. Syzygium samarangense (Blume) Merr. & Perry, 1938. – Roi, Mận.......51
3.4.10. Syzygium wightianum (Wall.). ex Wight & Arn., 1834 – Trâm trắng. ..55
3.4.11. Syzygium zeylanicum (L.) DC., 1828 – Trâm vỏ đỏ, Trâm tích lan .......58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................64
KẾT LUẬN............................................................................................................64
KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................65
Tài liệu Tiếng Việt .................................................................................................65
Tài liệu nước ngoài ................................................................................................65
Một số trang web ...................................................................................................68
PHỤ LỤC 1. DANH LỤC VIẾT TẮT TÊN CÁC PHÒNG TIÊU BẢN HAY BẢO
TÀNG THỰC VẬT ......................................................................................................
PHỤ LỤC 2. BẢNG TRA TÊN KHOA HỌC..............................................................
PHỤ LỤC 3. BẢNG TRA TÊN VIỆT NAM ...............................................................



Khoá luận tốt nghiệp _ 2017


Khoá luận tốt nghiệp _ 2017

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh
vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật với các hệ sinh thái
khác nhau, vì vậy Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao.
Từ xa xưa con người đã biết đến tác dụng chữa bệnh của cây cỏ trong tự nhiên,
nhờ đó rất nhiều bệnh được chữa khỏi kể cả bệnh nan y. Cây thuốc là một phần không
thể thiếu đối với đời sống hàng ngày. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật ngành công nghệ dược phẩm đã ra đời giúp hóa tổng hợp, sản xuất thành cơng
nhiều loại thuốc góp phần vào việc phịng và chữa bệnh cho con người. Tuy nhiên
các loại dược phẩm có nguồn gốc thảo dược từ cây cỏ trong tự nhiên đang ngày càng
được mọi người ưa chuộng và quan tâm bởi nó có dược tính mạnh ít đem lại tác dụng
phụ cho người sử dụng. Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã
và đang đẩy mạnh việc nghiên cứu các hoạt tính hóa học của thực vật đặc biệt là các
cây đã được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian. Các nghiên cứu này làm phong phú
thêm kho tàng dược liệu của nhân loại, cung cấp nguyên vật liệu cho ngành hóa dược.
Chi Trâm (Syzygium Gaertn.) thuộc họ Sim (Myrtaceae) ở Việt Nam cho đến
nay ghi nhận 60 loài trong tổng số khoảng 1200 loài trên thế giới. Trong tự nhiên các
loài thuộc chi này có vai trị quan trọng trong hệ sinh thái rừng thứ sinh cũng như đa
dạng các loài ở các rừng ngun sinh. Về mặt thực tiễn, có nhiều lồi thuộc chi này
làm thuốc, một số loài làm gỗ, một số lồi quả có thể ăn được,…Bên cạnh giá trị thực
tiễn, chi này cịn có giá trị về khoa học. Mặc dù chi Trâm có nhiều giá trị nhưng cho
đến nay, các nghiên cứu về phân loại các loài thuộc chi này vẫn cịn rất ít ỏi. Các lồi

thuộc chi trâm có đặc điểm hình thái ngồi khá giống nhau, do vậy để góp phần nghiên
cứu một cách tồn diện cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết và sử dụng về các loài
trong chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở Việt Nam, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu phân loại một số loài làm thuốc thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.)
họ Sim (Myrtaceae) ở Việt Nam”
Mục đích nghiên cứu
Hồn thành cơng trình khoa học về phân loại và giá trị tài nguyên của các loài
làm thuốc thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm
cơ sở cho việc nghiên cứu họ Sim (Myrtaceae Juss.), phục vụ cho việc biên soạn Thực
vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan.
1


Khoá luận tốt nghiệp _ 2017

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
– Ý nghĩa khoa học:
Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc phân loại các loài làm thuốc thuộc chi Trâm
(Syzygium Gaertn.) ở Việt Nam, góp phần bổ sung kiến thức cho phân loại thực vật
tạo hiểu biết sâu sắc hơn về phân loại họ Sim (Myrtaceae Juss.) nói chung và chi
Trâm (Syzygium Gaertn.) nói riêng.
– Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản xuất Lâm
nghiệp, Y dược, Sinh thái và tài nguyên sinh vật,…
Góp phần nâng cao chất lượng sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu và
giảng dạy mơn Phân loại Thực vật nói chung trong đó có chi Trâm (Syzygium Gaertn.)
nói riêng.
Góp phần nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam nói chung và
chi Trâm (Syzygium Gaertn.) nói riêng.
Bố cục của khóa luận: gồm 66 trang, 13 hình vẽ, 14 ảnh , 2 bảng được chia thành

các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 5 trang),
chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 7 trang),
chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 50 trang, kết luận và kiến nghị: 1 trang), tài liệu tham
khảo: 4 trang; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, 3 trang phụ lục.

2


Khoá luận tốt nghiệp _ 2017

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu chi Trâm (Syzygium Gaertn.) trên thế giới
Chi Trâm (Syzygium Gaertn.) là chi lớn nhất trong họ Sim (Myrtaceae Juss.)
với hơn 1200 loài chủ yếu là cây từ trung bình đến lớn được tìm thấy ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt nhiệt đới Ấn Độ đến quần đảo Thái Bình Dương và được tìm thấy ở
nhiều vùng môi trường khác nhau từ bờ biển đến rừng núi [35]. Sự tập trung nhiều
nhất của các loài được tìm thấy trong khu vực Đơng Nam Á. Phạm vi địa lí của chi
Syzygium từ Châu Phi qua Nam Á, Malaysia và Australia tới quần Đảo Thái Bình
Dương. Cơ sở lịch sử và sự phân loại đã là vấn đề được xem xét và thảo luận rộng rãi
bởi nhiều tác giả Schmid (1972), Craven (2001), Parnell (2007) [16,17,39].
Năm 1789, Joseph Gaertner là người đầu tiên đặt tên cho chi Trâm là Syzygium
trong cơng trình “De fructibus et seminibus plantarum”. Về thực chất, chi Syzygium
được tách ra từ chi Eugenia thuộc chọ Sim (Myrtaceae Juss.). Việc tồn tại chi
Syzygium cũng có nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà khoa học. Tuy nhiên, về sau
hầu hết các tác giả nghiên cứu về họ Sim (Myrtaceae Juss.) đều đồng ý sự tồn tại độc
lập của chi Syzygium [19].
Cơng trình nghiên cứu nổi bật nhất của De Candolle ở thế kỉ XIX về phân loại
đã đặt nền móng về sự tồn tại của chi này dựa vào đặc điểm khác biệt với các chi
khác trong họ Sim chính là quả nạc có từ một đến vài hạt lớn. Theo quan điểm mới
của De Candolle đã công nhận sự độc lập của chi mới tách từ chi Eugenia đó là

Syzygium so với quan điểm trước đây chỉ có 4 chi. Quan điểm này đã đưa họ Sim lên
tới 5 chi: Acmena, Rhodomyrtus, Eugenia, Jambosa và Syzygium [18].
Wight (1841) đã đề xuất hợp nhất 5 chi được công nhận bởi De Candolle thành
một chi trên cơ sở chứng minh đặc trưng sự biến đổi liên tục trong cấu trúc hoa [44].
Kết quả nghiên cứu về Syzygium và Eugenia bởi nhiều nhà nghiên cứu ở nửa
sau của thế kỉ XIX đã góp phần đặc biệt vào việc đưa ra các quan điểm khác nhau.
Ingle và Dadswell (1953) đã nghiên cứu về giải phẫu gỗ của Myrtaceae ở Tây Nam
Thái Bình Dương và kết luận rằng chi Eugenia s.l. là đã tách thêm thành hai nhóm
riêng biệt là Cleistocalyx và Syzygium. Pike (1956) đã tìm ra hình thái phấn hoa và
góp phần vào sự kết luận của Ingle và Dadswell. Hơn nữa sự nghiên cứu về phấn hoa
của Eugenia cho thấy Eugenia s.s và Syzygium là 2 chi khác nhau [26,38].
Sự nghiên cứu về giải phẫu hoa của Schmid (1972) đã cung cấp bằng chứng
mạnh mẽ rằng Eugenia s.s và Syzygium khơng có liên quan chặt chẽ như nhiều nhà
nghiên cứu trước đây. Schmid (1972) cho rằng cả Eugenia và Syzygium đã thuộc cùng
3


Khố luận tốt nghiệp _ 2017

nguồn gốc trước đó và chúng xuất hiện sự phân cách thành 2 nhánh khác nhau . Haron
và Moore (1992) đã nghiên cứu về hình thái học lá của 2 nhánh thuộc chi Eugenia
mới và cũ (Syzygium và Eugenia) và có thể cho thấy rằng giữa Syzygium và Eugenia
s.s có sự khác biệt rõ ràng [22,39].
A.Jussieu 1789, đặt tên cho họ Sim là Myrtaceae với nhiều chi trong đó có chi
Myrtus là chi chuẩn. Về sau, các chi trong họ này đã có nhiều sửa chữa bổ sung, đặc
biệt chi Eugenia L. được J. Gaertner (1732-1791) chuyển nhiều loài thuộc chi
Eugenia vào chi Syzygium Gaertn. Tuy nhiên, các thay đổi này đã không được cập
nhật trong các Bộ thực vật chí của các nước Châu Á nhiệt đới. Trong bộ sách thực
vật chí Ấn Độ (Flora British India, 1878) do J.D. Hooker chủ biên, tác giả J. F. Duthie
vẫn sử dụng chi Eugenia cho toàn bộ các loài về sau được chuyển về chi Syzygium

và Cleistocalyx. F. Gagnepain trong bộ sách thực vật chí đại cương Đông dương
“Flora général de L’Indo-chine” tập 2 (1908-1923) cũng có cùng quan điểm với J.
F. Duthie (1878) [19,21,24].
Merrill & Perry (1938b) trong cơng trình “On the Indo-Chinese species of
Syzygium Gaertner.” đã đưa bảng tóm tắt của họ Myrtaceae và công nhận sự tồn tại
độc lập của chi Syzygium Gaertn., bên cạnh danh mục các loài mới được cập nhật, 8
lồi mới được mơ tả và thêm các ghi nhận mới [30,32].
Huang T. C., 1996 trong cơng trình “Flora of Taiwan” đã mơ tả được đặc điểm
hình thái, nơi sống và khố định loại cho 8 lồi thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.)
trong khu vực nghiên cứu [25].
Chantaranothai & Parnell (2002), khi nghiên cứu về hệ thực vật Thái Lan trong
công trình “Flora of Thailand” (vol. 7) đã xếp chi Trâm (Syzygium Gaertn.) vào họ
Sim (Myrtaceae Juss.), xây dựng khoá lưỡng phân cho 84 lồi trong khu vực nghiên
cứu. Trong đó các lồi được mơ tả chi tiết về đặc điểm hình thái, nơi sống, cơng dụng,
một số lồi có hình ảnh minh hoạ [15].
Jie Chen & Lyn A. Craven 2007 trong cơng trình “Flora of China” (vol 13)
cũng đã mơ tả chi tiết đặc điểm hình thái, nơi sống cơng dụng và xây dựng khố định
loại cho 80 lồi thuộc chi Syzygium trong khu vực ngiên cứu [27].
1.2. Tình hình nghiên cứu chi Trâm (Syzygium Gaertn.) Việt Nam
Ở Việt Nam, Chi Trâm Syzygium đã được quan tâm rất sớm bởi các nhà khoa
học người Pháp.
F. Gagnepain (1912) trong cơng trình “Flore générale de l'Indo-Chine” (Thực
vật chí đại cương Đơng Dương) tác giả đã xếp chi Trâm (Syzygium Gaertn.) vào họ
4


Khoá luận tốt nghiệp _ 2017

Sim (Myrtaceae) dựa trên những đặc điểm hoa, nhị, nhụy. Cơng trình này ghi nhận
có 55 lồi từ Đơng Dương tương ứng thuộc các nước Lào, Campuchia, Việt Nam,

Thái Lan (một phần lưu vực sông Mekong) và phía Nam Trung Quốc. Đáng lưu ý,
trong cơng trình này, các tác giả vẫn đặt một số lồi mà hiện nay được chuyển vào
chi Syzygium thuộc chi Eugenia như Eugenia jambolana (Syzygium cumini), Eugenia
javanica (S. samarangense). Tập thể tác giả đã mơ tả đặc điểm, xây dựng khố định
loại tới lồi và mơ tả 55 lồi có ở Đơng Dương trong đó có 7 lồi làm thuốc ở Việt
Nam là Syzygium cumini; S. grande; S. jambos; S. polyanthum; S. wightianum; S.
samarangense; S. zeylanicum. Đây là cơng trình thực vật đầy đủ về mặt phân loại của
chi Trâm tính đến thời điểm đó. Tuy nhiên cho đến nay đã có nhiều thơng tin cần thay
đổi bởi cơng trình này đã được viết cách đây gần một thế kỉ nên chưa đưa ra được
thông tin về mẫu chuẩn, mẫu nghiên cứu, hiện tại có nhiều thay đổi về danh pháp của
các lồi, nhiều thơng tin cần cập nhật về mặt phân bố,… [20].
Sau cơng trình “Flore générale de L'Indo-Chine”, một số tác giả cũng đã đề
cập đến chi Trâm (Syzygiym Gaertn.) như Phạm Hoàng Hộ (1972) (1992), (2000); Đỗ
Tất Lợi (2001); Nguyễn Kim Đào (2003); Võ Văn Chi (2012),… Hầu hết các tác giả
đều đồng nhất quan điểm đặt chi này trong họ Sim (Myrtaceae Juss.) [3,5,7 – 9,10].
Cụ thể nh sau:
Franỗois Gagnepain (1917-1918) ó cụng nhn s cú mt của chi Syzygium
tách ra từ chi Eugenia L. s.l., với 28 lồi trong cơng trình “Eugenia nouveaux
d’Indochine” [21].
Người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở Việt Nam
là Lê Khả Kế (1969) và cộng sự trong công trình “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam”
tác giả đã mơ tả vắn tắt và hình vẽ sơ lược của 3 loài thuộc chi Trâm ở Việt Nam là
S. cumini, S. jambos và S. samarangense.
Phạm Hoàng Hộ khi nghiên cứu chi Trâm (Syzygium Gaertn) ở Việt Nam. Năm
1972 trong công trình “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”, tác giả đã mơ tả vắn tắt và hình
vẽ sơ lược của 30 loài thuộc chi Trâm ở miền Nam Việt Nam trong đó có 7 lồi có
giá trị làm thuốc là Syzygium cumini; S. grande; S. jambos; S. polyanthum; S.
wightianum; S. samarangense; S. zeylanicum [7].
Cho tới năm 1992 & 2000, Phạm Hoàng Hộ trong cơng trình “Cây cỏ Việt
Nam” đã mơ tả vắn tắt các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái, phân bố và hình vẽ

sơ lược minh hoạ cho 56 lồi thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.) có ở Việt Nam,
trong đó có 11 lồi có giá trị làm thuốc là (S. aromaticum, S. buxifolium, S. cumini,
S. formosum, S. grande, S. hancei, S. jambos, S. polyanthum, S. samarangese, S.
5


Khố luận tốt nghiệp _ 2017

wightianum, S. zeylanicum). Tuy cơng trình này cịn có nhiều hạn chế như khơng có
danh pháp, khơng có mẫu nghiên cứu,... nhưng cho tới nay cơng trình này vẫn là cơng
trình nghiên cứu đầy đủ và giá trị nhất về chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở Việt Nam
[8,9].
Nguyễn Kim Đào (2003) trong “Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam”, tác
giả đã chỉnh lí và đưa ra danh lục 60 loài thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở Việt
Nam đồng thời cung cấp một số thông tin về nơi phân bố, giá trị sử dụng, trong đó
có 11 lồi ghi nhận làm thuốc. Tuy cơng trình này tương đối đầy đủ về số lượng loài
nhưng lại chưa đưa ra được khóa định loại đến lồi, chưa có mơ tả đặc điểm của các
lồi, mẫu nghiên cứu, chưa có hình ảnh minh họa [5].
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu mang tính phân loại, cịn có một số tác giả
công bố kết quả nghiên cứu về giá trị sử dụng, tình trạng của các lồi thuộc chi
Syzygium Gaertn. ở Việt Nam như:
+ Đỗ Tất Lợi (2001) trong cơng trình “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
đã ghi nhận có 3 lồi làm thuốc thuộc chi Trâm ở Việt Nam đó là Syzygium
aromaticum, Syzygium cumini, Syzygium formosum [10] .
+ Võ Văn Chi (2012), trong cơng trình “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã nghiên
cứu và ghi nhận được 11 loài làm thuốc thuộc chi Trâm ở Việt Nam gồm: Syzygium
aromaticum, Syzygium buxifolium, Syzygium cumini, Syzygium formosum, Syzygium
grande, Syzygium hancei, Syzygium jambos, Syzygium polyanthum, Syzygium
samarangese, Syzygium wightianum, Syzygium zeylanicum [2].
Năm 2015, Wuu-Kuang SOH và John PARNELL trong tạp chí “Muséum

national d'Histoire naturelle, Paris” đã cơng bố cơng trình “A revision of
Syzygium Gaertn. (Myrtaceae Juss.) in Indo-china (Cambodia, Laos and Vietnam)”.
Cơng trình này đã đưa ra nhiều thơng tin mới cho chi Syzygium Gaertn. ở Đơng
Dương trong đó có Việt Nam. Đáng lưu ý, cơng trình này cũng đã công nhận sự độc
lập của chi Syzygium [45].
Như vậy, cho đến nay các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam đã cơng nhận có
11 lồi được ghi nhận làm thuốc thuộc chi Trâm là Syzygium aromaticum, Syzygium
buxifolium, Syzygium cumini, Syzygium formosum, Syzygium grande, Syzygium
hancei, Syzygium jambos, Syzygium polyanthum, Syzygium samarangese, Syzygium
wightianum, Syzygium zeylanicum.

6


Khoá luận tốt nghiệp _ 2017

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu
vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Trâm (Syzygium Gaertn.) trên thế giới và
của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo về phân loại và về giá trị sử dụng.
Mẫu vật: Tổng số lượng 23 số hiệu với 47 tiêu bản. Các mẫu vật thực vật thuộc
chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở Việt Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản
thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN); phòng Tiêu bản thực vật trường
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU) và một số mẫu vật
thu thập qua điều tra thực địa.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Các loài thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.) phân bố khắp cả nước như: Hà Nội,

Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Ngun, Hồ Bình, Hải Dương, Nghệ An, Quảng
Bình, KonTum,…
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2015 – 5/2017.
2.3. Nội dung nghiên cứu:
- Xác định vị trí và hệ thống phân loại của chi Trâm (Syzygium Gaertn.).
- Xây dựng bản mô tả đặc điểm phân loại của chi Trâm (Syzygium Gaertn.) qua các
đại diện làm thuốc ở Việt Nam.
- Xây dựng khóa định loại các lồi làm thuốc thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở
Việt Nam.
- Mô tả đặc điểm phân loại của các loài làm thuốc thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.)
ở Việt Nam.
- Bước đầu tìm hiểu giá trị sử dụng của các loài làm thuốc thuộc chi Trâm (Syzygium
Gaertn.) ở Việt Nam.

7


Khoá luận tốt nghiệp _ 2017

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tập trung thu thập tài liệu và kế thừa các kết quả
nghiên cứu liên quan đến hệ thống học, phân loại học thực vật trước đây về các loài
làm thuốc thuộc chi Trâm - Syzygium Gaertn. trên thế giới và tại Việt Nam.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh hình thái
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ, nhiều trang
thiết bị như kính hiển vi điện tử được đưa vào tìm kiếm và sử dụng. Nhiều phương
pháp nghiên cứu phân loại mới như phương pháp sinh học phân tử, hóa sinh,
enzyme...đã cùng với phương pháp cổ điển chứng minh chính xác cho những giả
thuyết về hệ thống học, mối quan hệ của các taxon, phản ánh chiều hướng tiến hóa.

Để nghiên cứu phân loại các lồi có giá trị làm thuốc thuộc chi Trâm (Syzygium
Gaertn.), tơi sử dụng phương pháp Hình thái so sánh. Đây là phương pháp cổ điển
nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới và phù
hợp với điều kiện nghiên cứu ở nước ta. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo
bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm
của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi
trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau
trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành,
nụ với nụ, nhị so sánh với nhị...). Đôi khi, hiện tượng tiêu giảm một hoặc một số cơ
quan gây khó khăn khi sử dụng phương pháp hình thái so sánh. Tuy nhiên các lồi
trong cùng một chi thì sự sai khác này là không lớn, do vậy không ảnh hưởng đến
việc sử dụng phương pháp này.
2.4.3. Phương pháp điều tra thực địa
Tham gia các chuyến điều tra (đặc biệt một số loài được trồng như Gioi, Trâm
mốc), nghiên cứu thực địa để thu thập mẫu vật, phân tích mẫu ở trạng thái tươi, tìm
hiểu thơng tin về hình thái, giá trị sử dụng làm thuốc.
2.5. Các bước tiến hành
Để làm tốt các phương pháp nghiên cứu trên tôi đã tiến hành đồng thời cả công
tác nội nghiệp và công tác ngoại nghiệp. Tôi đã sử dụng các phương tiện hỗ trợ nghiên
cứu như máy ảnh, kính hiển vi, tài liệu tham khảo.

8


Khố luận tốt nghiệp _ 2017

Cơng tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm
thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái
tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác. Trong q trình
triển khai đề tài khóa luận, chúng tơi đã tham gia vào chuyến thực địa tại Đan Phượng

(Hà Nội).
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các mẫu
vật khô được tiến hành tại các phịng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật được phân
tích, chụp ảnh, vẽ hình và mơ tả, sau đó dựa vào các bản mơ tả gốc và mẫu vật chuẩn
(nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước lân
cận) để phân tích, so sánh và định loại.
Việc nghiên cứu phân loại chi Trâm (Syzygium Gaertn.) được tiến hành theo
các bước như sau:
Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Trâm
(Syzygium Gaertn.). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại
các loài thuộc chi này ở Việt Nam.
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Trâm - Syzygium Gaertn.
hiện có tại các phịng tiêu bản như Phòng tiêu bản HNU, HN.
Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu,
tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thơng tin có liên quan khác. Trong
q trình triển khai đề tài khóa luận, tơi đã tham gia chuyến đi thực địa tại Đan Phượng
(Hà Nội), Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội (Cầu Giấy, Hà Nội).
Phương pháp thu mẫu: Chất lượng mẫu đặc trưng cho từng lồi, một mẫu vật
đầy đủ là có cả cơ quan sinh dưỡng (cành, lá…) và cơ quan sinh sản (hoa, quả).
Mỗi cây thu từ 3-5 tiêu bản hoặc nhiều hơn. Trên cùng một cây thu mẫu ở cả
cành non và cành già để thấy sự biến đổi theo di truyền, cùng một loài thu ở nhiều
địa điểm khác nhau để thấy được sự biến đổi theo sinh thái.
Sau khi thu mẫu, mẫu được cắt tỉa sao cho kích thước tối đa cỡ 40 x 30cm (các
vật đi kèm bảo quản mẫu như kẹp, tủ sấy, tủ bảo quản…) đều tuân theo kích cỡ này.
Sau khi cắt tỉa, mẫu được đeo etiket, các mẫu trên cùng 1 cây được đánh cùng 1số
hiệu mẫu.
Lưu ý: Dùng bút chì hoặc bút chuyên dụng (Không phai mực khi ngâm tẩm)
ghi chép những thơng tin về đặc điểm mẫu vật (kích thước cây, đặc điểm than, cành,
lá, màu sắc, mùi vị hoa, quả…), phân bố, tọa độ (Dùng GPRS để xác định), sinh thái,
9



Khoá luận tốt nghiệp _ 2017

giá trị sử dụng…vào sổ lí lịch tiêu bản và ghi các thơng tin tóm tắt (nơi thu, ngày thu,
số hiệu mẫu, thông tin khác) vào phiếu etiket. Trong quá trình thu mẫu nên chụp ảnh
tồn bộ cây và mẫu vật.
Xử lí và bảo quản mẫu: Sau khi đeo nhãn, mẫu được cắt tỉa và đặt gọn trong
một tờ báo gấp tư, trên mỗi tiêu bản phải rõ các phần quan trọng cho việc nhận biết:
lá (mặt trên, mặt dưới), lá kèm, hoa, quả, sau đó mẫu xếp thành chồng nhỏ và dùng
cặp mắt cáo để ép chặt mẫu, các cặp mẫu được sấy bằng tủ sấy ở nhiệt độ 70-80ºC
trong 3 ngày liên tục hoặc phơi nắng đến khô, trong thời gian này mỗi ngày nên thay
báo mới để mẫu chóng khơ. Nếu khơng có điều kiện làm khơ mẫu ngay thì các mẫu
được bó chặt và cho vào túi polyetilen, sau đó cho cồn (50-70º) vừa đủ thấm cho các
bó mẫu để bảo quản, thời gian bảo quản không lên quá 1 tháng.
Phân tích, mơ tả các mẫu vật trong phịng thí nghiệm:
Dụng cụ: Kính lúp (gồm kính lúp thơng thường và kính lúp màn hình), kim
mổ, kẹp, khay mổ, thước đo kích thước mẫu, máy ảnh…
Phương pháp tiến hành: Dựa trên nguyên tắc phân tích mẫu vật, phân tích từ
tổng thể bên ngồi đến các chi tiết bên trong, phân tích từ các đặc điểm lớn đến nhỏ.
Đối với mẫu vật khô phải làm cho hoa và quả cần phân tích trở lại trạng thái ban đầu
bằng cách đun sôi hoặc ngâm cồn pha lỗng (khoảng 40º), sau đó dùng kim nhọn để
tách từng bộ phận để quan sát.
Trong khi phân tích mẫu, phải ghi chép các đặc điểm, vẽ hình, chụp ảnh. Sau
đó, kết hợp với các tài liệu chuyên ngành (bản mơ tả gốc, các chun khảo, thực vật
chí…) và mẫu chuẩn typus (nếu có) để xác định tên khoa học của mẫu thực vật.
Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả đặc điểm chung của chi, xây
dựng khóa định loại, mơ tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo
luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề
tài.

Viết báo cáo
Được tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, từ đó xác định vị trí
và giới hạn của taxon nghiên cứu, sau đó tiến hành mơ tả và xây dựng khóa định loại
các taxon, chỉnh lí phần danh pháp và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học
khác dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật
chí Việt Nam, cụ thể như sau:
Thứ tự soạn thảo:
10


Khoá luận tốt nghiệp _ 2017

- Thứ tự soạn thảo lồi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả cơng bố tên
gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm
công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến,
tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu
có), mơ tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. Class), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo
nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu,
giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có).
- Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả cơng bố tên gọi,
tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm cơng
bố, tài liệu cơng bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên
đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mơ tả, lồi typ của chi, tổng số lồi
và số lồi có ở Việt Nam (chỉ áp dụng với những chi có từ 2 lồi trở lên).
Danh pháp: Danh pháp của các taxon được trích dẫn và chỉnh lí theo luật danh
pháp quốc tế hiện hành.
Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin
ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan sinh dưỡng (dạng sống, cành, lá) đến cơ quan sinh
sản (cụm hoa, cấu trúc hoa, quả, hạt).
- Để xây dựng bản mơ tả cho 1 lồi, chúng tơi tập hợp các số liệu đã phân tích về lồi

đó sau đó so sánh với tài liệu gốc và mẫu vật chuẩn, chuyên khảo, từ đó xác định các
tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho lồi. Nếu có sự khác biệt so với tài liệu gốc và
tài liệu khác thì sẽ có ghi chú bổ sung.
Xây dựng khóa định loại: Lựa chọn cách xây dựng khóa lưỡng phân (kiểu ziczắc, răng cưa). Từ tập hợp đặc điểm mô tả chi và các taxon chọn ra các đặc điểm đối
lập và xếp chúng vào 2 nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ nhận biết và
thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục cho ra cặp
đặc điểm đối và xếp chúng vào 2 nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi phân
biệt được hết các các taxon.
Địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. Class.), mẫu vật chuẩn (Typus): Dựa vào tài
liệu gốc, mẫu vật chuẩn và các chuyên khảo được trích dẫn theo quy ước quốc tế.
Phân bố: Bao gồm cả ở Việt Nam và trên thế giới
Sinh học và sinh thái: Trình bày theo khả năng thơng tin hiện có (thơng qua
tài liệu và mẫu vật). Dữ liệu sinh học bao gồm các thông tin về thời gian ra hoa, quả
11


Khố luận tốt nghiệp _ 2017

chín, khả năng tái sinh (bằng hạt, chồi, mức độ tái sinh). Dữ liệu về sinh thái là những
thông tin về nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình sinh thái thích hợp…
Mẫu nghiên cứu: Được xác định căn cứ vào những mẫu vật đã nghiên cứu,
trích dẫn kèm theo trình tự địa điểm thu mẫu và theo quy phạm soạn thảo thực vật chí
Việt Nam.
Giá trị sử dụng: Được xác định thông qua tài liệu và điều tra thực địa bao gồm
giá trị khoa học (loài đặc hữu, quý hiếm, nguồn gen độc đáo…), giá trị kinh tế và hiện
trạng nguồn lợi.

12



Khố luận tốt nghiệp _ 2017

Nghiên cứu tại Bộ mơn Thực vật (HUS)

Nghiên cứu mẫu vật tại Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật (HN)

Nghiên cứu ngoài thực địa
(Đan Phượng – Hà Nội)

Xử lí mẫu ở phịng thực hành Bộ mơn
Thực vật (HUS)

Hình 1. Một số hình ảnh nghiên cứu tại các phịng bộ mơn, phịng tiêu bản và
ảnh thực địa

13


Khoá luận tốt nghiệp _ 2017

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3. 1. Hệ thống và vị trí phân loại chi Trâm (Syzygium Gaertn.) qua các đại diện
làm thuốc ở Việt Nam
- Về vị trí chi Trâm (Syzygium Gaertn.)
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại và vị trí chi Trâm (Syzygium Gaertn.)
và họ Sim (Myrtaceae Juss.) tham khảo các cơng trình thực vật chí ở các nước trên
thế giới, các nước lân cận Việt Nam và các cơng trình nghiên cứu chi Syzygium ở
Việt Nam, tôi nhận thấy chi Trâm (Syzygium Gaertn.) là một chi độc lập thuộc họ Sim
(Myrtaceae Juss). Quan điểm này cũng đồng nhất ở hầu hết các tác giả nghiên cứu về

chi này như Parnell et al. (2007), Gagnepain (1920), Merrill E. D. & Perry L. M.
(1938),…Như vậy chi Trâm (Syzygium Gaertn.) thuộc:
 Họ Sim (Myrtaceae)
o Bộ Sim (Myrtales)
 Lớp hai lá mầm (Dicotyledones)
 Ngành hạt kín (Angiospermae)
- Về hệ thống phân loại:
Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều thống nhất
một quan điểm về hệ thống phân loại chi Trâm (Syzygium Gaertn.). Theo đó từ đơn
vị chi được phân loại trực tiếp đến các lồi mà khơng qua các phân nhánh, phân chi.
Như vậy, cho đến nay chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở Việt Nam hiện biết 60
loài, trong đó 11 lồi được ghi nhận làm thuốc là Syzygium aromaticum, Syzygium
buxifolium, Syzygium cumini, Syzygium formosum, Syzygium grande, Syzygium
hancei, Syzygium jambos, Syzygium polyanthum, Syzygium samarangese, Syzygium
wightianum, Syzygium zeylanicum.
3.2. Đặ c điểm phân loại chi Trâm (Syzygium Gaertn.) qua một số đại diện làm
thuốc ở Việt Nam
3.2.1. Kiểu thân
Các loài thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở Việt Nam thường gặp là cây gỗ
thường xanh. Cây gỗ ở một số loài thuộc chi Trâm có thể có chiều cao tới 30 – 35 m,
đường kính thân tới 50 cm (Syzygium cumini, S. polyanthum), phổ biến là cây gỗ
trung bình cao 10 – 20 m (S. aromaticum, S. jambos, S. grande, S. hancei, S.
samarangese, S. wightianmum, S. zeylanicum, S. formosum), đôi khi cũng ghi nhận
những cây thân bụi (S. buxifolium).
14


Khoá luận tốt nghiệp _ 2017

Vỏ cây thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.) thường có những đặc điểm: bề mặt

nhẵn, khơng lơng, vỏ ngồi nâu hoặc màu trắng mốc, xám đen hay xám vàng, gỗ có
màu nâu nhạt; có các vết nứt dọc thân tạo các mảng vỏ mỏng bong ra.
Ở chi Syzygium Gaertn., cành non và chồi khơng có lơng, các cành non thường
có 3 – 4 cạnh ở một số loài như Syzygium buxifolium, Syzygium formosum (cạnh 3 ở
mấu), Syzygium hancei, Syzygium jambos, Syzygium zeylanicum; các cành già thường
có các vết nứt dọc màu từ xám đến trắng.
3.2.2. Lá
Lá đơn, lá mọc đối với nhiều hình dạng khác nhau, lá chất da. Lá hình bầu dục,
hình trứng ngược tới elip thuôn (S. hancei, S. boxifolium, S. aromaticum, S. cumini,
S. grande, S. samarangese, S. zeylanicum, S. formosum, , S. wightianum) hay dạng
ngọn giáo hẹp (S. jambos); chóp lá nhọn, trịn hoặc tù, khơng có hoặc có đi dài,
gốc lá hình tim, tù hoặc nhọn, mép lá phẳng; gân lá hình lơng chim, gân giữa chìm ở
mặt trên nổi ở mặt dưới lá, số lượng gân phụ khác nhau ở mỗi loài: khoảng 10 – 17
cặp gân bên (S. hancei, S. boxifolium, S. samarangese, S. jambos) hay lên tới 20 – 30
cặp gân phụ hoặc nhiều hơn (S. aromaticum, S. cumini, S. zeylanicum, S.
wightianum), các gân bên cong và hợp lại cách mép, các gân thứ hình mạng lưới rõ,
cách bìa là 1 – 5 mm. Cuống lá dài cỡ 0.3 - 2,5 mm (S. cumini, S. grande, S.
aromaticum, S. jambos, S. polyanthum) hay dài cỡ 3 - 8 mm (S. hancei, S. boxifolium,
, S. samarangese, S. zeylanicum, S. wightianum), có khi dài tới 10mm (S. formosum).
Ở cây trưởng thành phiến lá khơng có lơng.

15


Khố luận tốt nghiệp _ 2017

a

b


c

Hình 2. Một số hình dạng phiến lá của các loài làm thuốc thuộc chi Trâm
(Syzygium Gaertn.)
a. Phiến lá trứng (S. cumini); b. Phiến lá bầu dục rộng (S. polyanthum); c. Phiến
lá ngọn giáo hẹp (S. jambos).

a

b

c

Hình 3. Một số hình dạng gốc lá của các loài làm thuốc thuộc chi Trâm
(Syzygium Gaertn.)
a. Gốc lá nhọn (S. aromaticum); b. Gốc lá tù (S. grande); c. Gốc lá gần hình tim (S.
samarangense).

16


Khoá luận tốt nghiệp _ 2017

3.2.3. Cụm hoa và hoa
- Cụm hoa: Hoa mọc thành chùm, nhiều khi chùm rút ngắn trục hoa tạo thành gần
hình xim hay chùm kép mọc ở đầu cành (S. buxifolium, S. grande, S. hancei, S.
samarangese, S. zeylanicum, S. aromaticum, S. jambos), hay ở nách lá (S. cumini, S.
formosum, S. polyanthum, S. wightianum). Lá bắc thường nhỏ, sớm rụng (S. cumini,
S. aromaticum, S. grande, S. jambos, S. samarangese) hoặc bền (S. buxifolium, S.
formosum, S. hancei, S. polyanthum).

- Hoa: Hoa lưỡng tính, bao hoa mẫu 4 – 5, đường kính hoa từ 2 – 7 mm; có cuống (S.
aromaticum, S. formosum, S. samarangese), cuống cụm hoa không lông (S.
aromaticum, S. formosum, S. samarangese,S. hancei, S. polyanthum, S. grande, S.
jambos, S. cumini, S. zeylanicum, S. wightianum) hoặc khơng có cuống (S. hancei, S.
polyanthum, S. grande, S. jambos, S. cumini, S. zeylanicum, S. Wightianum).
- Đài: Gồm 4-5 lá đài, thường hình cầu, khơng dễ thấy, rời nhau, nạc, đồng trưởng
cùng quả.
- Tràng: Chủ yếu gồm 4-5 cánh hoa màu trắng hoặc vàng nhạt (S. aromaticum, S.
hancei, S. polyanthum, S. buxifolium, S. samarangese, S. grande, S. jambos, S.
formosum, S. cumini, S. zeylanicum), thậm chí lên tới 8 – 10 cánh hoa (S.
wightianum); cánh hoa hình cầu dính với nhau một phần ở gốc (S. cumini, S.
zeylanicum) hoặc rời (S. wightianum, S. samarangese, S. grande, S. buxifolium, S.
aromaticum, S. polyanthum, S. jambos, S. hancei).
- Bộ nhị: Nhiều, rời, xếp nhiều vịng, vịng ngồi cao hơn vịng trong. Bao phấn có 2
ô song song, mở lỗ ở đỉnh hoặc mở rãnh tạo khe hở theo chiều dọc bao phấn.
- Bộ nhụy: Bầu hạ, 2 ơ đơi khi có bầu 3 ơ (S. jambos), đính trụ giữa, xếp thành 2 hàng
dọc, nỗn nhiều có một vài nỗn trên một ơ, bầu hình nón ngược (S. cumini; S.
buxifolium; S. samarangense, S. grande, S. polyanthum), hình trứng (S. wightianum;
S. zeylanicum); vịi nhụy dài và hẹp; núm nhụy dạng điểm.
3.2.4. Quả và hạt
- Quả: Quả thường có vỏ ngồi dai, nhẵn; vỏ quả trong dày, nạc, xốp, chứa chất dinh
dưỡng(thường gọi là thịt quả), không có lơng, hình bầu dục hẹp (S. aromaticum), hình
bầu dục rộng (S. hancei), hình elip (S. cumini), hình trứng ngược (S. wightianum),
hình quả lê (S. samarangese, S. grande), hay hình cầu (S. buxifolium, S. formosum,
S. jambos, S. polyanthum, S. zeylanicum), mang lá đài tồn tại cùng quả.
17


Khố luận tốt nghiệp _ 2017


a

b

c

d

Hình 4. Một số hình dạng quả của các loài làm thuốc thuộc chi Trâm
(Syzygium Gaertn.)
a. Quả hình cầu (S. zeylanicum); b. Quả hình nón (S. samarangense); c. Quả
hình quả lê (S. grande), d. Quả hình bầu dục (S. cumini)

- Hạt: Màu xám, hình thận, hình cầu hoặc elip, dính vào thịt quả (S. aromaticum, S.
hancei, S. polyanthum, S. buxifolium, S. formosum, S. cumini, S. wightianum, S.
grande)

hoặc

rời

(S.

samarangese,

18

S.

jambos,


S.

zeylanicum).


Khố luận tốt nghiệp _ 2017

3.3. Khóa định loạicác lồi làm thuốc thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn.) ở Việt
Nam
3.3.1. So sánh đặc điểm hình thái của các lồi làm thuốc thuộc chi Trâm (Syzygium
Gaertn.) ở Việt Nam
Qua quá trình nghiên cứu mẫu vật, dựa trên những đặc điểm nghiên cứu thu
được. Tôi đã xây dựng bảng so sánh đặc điểm hình thái của các lồi làm thuốc thuộc
chi Trâm (Syzygium Gaertn.) như sau.
Bảng 1: Bảng so sánh đặc điểm hình thái của các loài làm thuốc thuộc chi
Trâm (Syzygium Gaertn.)
Đặc điểm

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)


(10)

(11)

+, - +

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

*

+


-

0

*

+

*

-

Đầu lá nhọn (+), tù (-), +
tròn (0)

0

+

+

-

+

+

+


+

+

0, *

Gốc lá hình tim (+), nhọn (-), tù (0), trịn (*)

0

0

*

0

-

-

-

+

-

+

Cách mọc đối (+),


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

Kiểu cụm hoa xim (+), *
chùm kép (-), chùm (0),
chuỳ (*)

0,
*

+


0

*

+

0

-

0

*

-

Vị trí hoa đầu (+), nách lá +

+, - -

-

+, - +, - +

-

+, - -

Lá bắc bền (+), không bền (-)


+

-

+

-

+

-

+

-

Số cánh hoa

4

4

4-5 4

4

4

4


4

4

4-5

8-10

Dạng cánh liền (+), rời (-)

-

-

+

-

-

-

-

-

+

-


Thân gỗ (+), bụi (-)

(1)

(2)

+

Lá trứng ngược (+), bầu +
dục (-), elip (*), ngọn giáo

(3)

hẹp (0)

vòng (-)

+, -

(-)

-

19


×