Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Trắc nghiệm toán lớp 7 có đáp án – kết nối tri thức bài (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.88 KB, 27 trang )

Bài ôn tập cuối chương III
I. Nhận biết
Câu 1. Cho Ox và Oz là hai tia đối nhau. Hai góc nào dưới đây là hai góc kề bù ?

A. xOy và yOz ;
B. xOt và yOt ;
C. xOt và yOz ;
D. xOy và yOt .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau.
Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm ở 2 phía của
cạnh chung đó. Ta thấy hai góc xOy và yOz có cạnh chung là Oy và 2 cạnh Ox,
Oz nằm ở 2 phía của Oy.


Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo là 180°. Ta thấy xOy + yOz = xOz =
180°.
Vậy xOy và yOz là 2 góc kề bù. Đáp án đúng là A.
Câu 1. Chỉ ra cặp góc đồng vị trong hình.

A. A 3 và B2 ;
B. A 4 và B2 ;
C. A1 và B1 ;
D. A 4 và B1 .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Các cặp góc A 3 và B2 , A 4 và B3 , A 2 và B1 , A1 và B4 là các cặp góc đồng vị
trong hình.
Câu 2. Chỉ ra cặp góc so le trong trong hình.



A. A 4 và B1 ;
B. A 3 và B2 ;
C. A 4 và B2 ;
D. A1 và B3 .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Các cặp góc A 4 và B1 , A1 và B2 là các cặp góc so le trong trong hình.
Câu 3. Cho hình vẽ. Khẳng định nào sau đây sai ?


A. B1  A1 ;
B. A1  B3 ;
C. A 2  40 ;
D. A1  B2 .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hình vẽ có cặp góc so le trong A 4 = B2 = 40° nên cặp góc so le trong cịn lại cũng
bằng nhau do đó ta có A1  B3 . Khẳng định B đúng.
Hình vẽ có cặp góc so le trong A 4 = B2 = 40° nên cặp góc đồng vị cũng bằng
nhau do đó ta có A1  B1 . Khẳng định A đúng.
Ta có: A2  A 4  40 (hai góc đối đỉnh). Khẳng định C đúng
Ta có A1  A2  180 ⇒ A1  180  A2 = 180° – 40° = 140° mà B2 = 40° nên
A1  B2 . Khẳng định D sai.

Vậy đáp án đúng là D.
Câu 4. Chỉ ra cặp góc trong cùng phía trong hình.


A. A 4 và B1 ;

B. A 4 và B2 ;
C. A 3 và B1 ;
D. A 3 và B2 .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Các cặp góc A 4 và B2 , A1 và B1 là các cặp góc trong cùng phía trong hình. Do
đó B đúng.
Câu 5. Cho hình vẽ. Góc nào là góc ở vị trí so le trong với MNB ?


A. PNC ;
B. MNC ;
C. PMN ;
D. MNP .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
PMN và MNB là 2 góc ở vị trí so le trong.

Các cặp góc PMN và MNB , MPN và PNC , PMN và MPA , MNP và NPC ,
PNM và NMB , NPM và PMA là các cặp góc ở vị trí so le trong trong hình.

Câu 2. Trong các tia sau, tia nào là tia phân giác của một góc?

A. Ox;
B. Oy;
C. Oz;


D. Ot.
Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D
Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc đó và tạo với hai cạnh
ấy hai góc bằng nhau.
Trong hình có xOt = yOt và tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy.
Do đó tia Ot là tia phân giác của xOy .
Vậy đáp án đúng là D.
Câu 3. Cho hình vẽ, biết xOy = 120°. Tính xOt

A. 30°;
B. 60°;
C. 80°;
D. 45°.
Hướng dẫn giải

.


Đáp án đúng là: B
Ta có tia Ot nằm giữa 2 tia Ox và Oy, đồng thời xOt = yOt . Như vậy, tia Ot là
tia phân giác của xOy . Ta có:
xOt = yOt =

1
1
xOy = .120° = 60°
2
2

Vậy đáp án đúng là B.
Câu 1. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song với
đường thẳng đó;
B. Qua một điểm ở ngồi một đường thẳng, có vơ số đường thẳng song song với
đường thẳng đó;
C. Qua một điểm ở ngồi một đường thẳng, có hai đường thẳng song song với
đường thẳng đó;
D. Qua một điểm ở ngồi một đường thẳng, có nhiều hơn một đường thẳng song
song với đường thẳng đó.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tiên đề Eucid: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng, chỉ có một đường thẳng
song song với đường thẳng đó.
Do đó A là khẳng định đúng.
Câu 2. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì
A. Hai góc so le trong bù nhau;


B. Hai góc đồng vị bằng nhau;
C. Hai góc trong cùng phía bằng nhau;
D. Hai góc đồng vị bù nhau .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau
( tính chất hai đường thẳng song song).
Câu 1. Định lí là
A. Một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết;
B. Một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng chưa biết;
C. Một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đã biết;
D. Một khẳng định được suy ra từ những khẳng định chưa biết.
Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A
Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết.
Câu 2. Chứng minh định lí là
A. Dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận;
B. Dùng hình vẽ để từ giả thiết suy ra kết luận;
C. Dùng lập luận để từ kết quả suy ra giả thiết;
D. Dùng đo đạc trực tiếp để đưa ra kết luận.


Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Chứng minh định lí là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận.
Câu 3. Hồn thành định lí sau: “ Hai góc đối đỉnh thì...”
A. Bù nhau;
B. Bằng nhau;
C. Phụ nhau;
D. Khác nhau.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Câu 4. Giả thiết của định lí là:
A. Điều được suy ra;
B. Điều được lập luận;
C. Điều được cho biết;
D. Điều được tổng kết.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Giả thiết của định lí là điều được cho biết.
Câu 5. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?



A. Trong một định lí, giả thiết là điều được suy ra;
B. Trong một định lí, kết luận là điều được suy ra;
C. Trong một định lí, có thể khơng có giả thiết;
D. Trong một định lí, có thể khơng kết luận.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Trong một định lí, giả thiết là điều được cho biết. Khẳng định A sai.
Trong một định lí, kết luận là điều được suy ra. Khẳng định B đúng.
Trong một định lí, phải có cả giả thiết và kết luận. Khẳng định C và D sai.
Chọn đáp án B.
Câu 3. Cho hình vẽ. Biết a // b và A 4 = 110°. Tính B4 .

A. 70°;
B. 90°;
C. 110°;
D. 130°.


Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
A 4 và B4 là hai góc đồng vị mà a // b nên A 4 = B4 = 110° ( tính chất hai đường

thẳng song song ).
Câu 4. Cho hình vẽ. Biết a // b và A1 = 70°. Tính B3 .

A. 70°;
B. 90°;
C. 110°;
D. 130°

Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
A1 và B3 là hai góc so le trong mà a // b nên A1 = B3 = 70° ( tính chất hai đường

thẳng song song ).
Câu 5. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ 3 thì chúng
song song với nhau;


B. Một đường thẳng vng góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó
cũng vng góc với đường thẳng kia;
C. Một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng cắt
đường thẳng cịn lại;
D. Qua điểm M nằm ngồi đường thẳng a có ít nhất một đường thẳng song song
với a.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Tiên đề Euclid: Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có duy nhất một đường
thẳng song song với a. Khẳng định D sai.
Câu 4. Cho hai đường thẳng AB và CE cắt nhau tại O. Góc đối đỉnh của AOC là:
A. AOB ;
B. EOB ;
C. AOE ;
D. BOC .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B


Vì hai đường thẳng AB và CE cắt nhau tại O nên OA là tia đối của tia OB , OC là

tia đối của tia OE. Vậy góc đối đỉnh với AOC là EOB .
Câu 5. Cho hai đường thẳng AB và CE cắt nhau tại O. AOC = 30°. Tính EOB = ?
A. 30°;
B. 60°;
C. 150°;
D. 120°.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A


Vì hai đường thẳng AB và CE cắt nhau tại O nên OA là tia đối của tia OB , OC là
tia đối của tia OE. Vậy góc đối đỉnh với AOC là EOB ( định nghĩa hai góc đối
đỉnh).
Ta có theo tính chất, hai góc đối đỉnh thì bằng nhau nên AOC = EOB = 30°.
Vậy đáp án đúng là A.
II. Thông hiểu
Câu 1. Cho hai đường thẳng AB, CE cắt nhau tại O và tia OD như hình vẽ. Trong
các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. Góc đối đỉnh với AOC là EOB ;
B. Góc đối đỉnh với AOC là DOB ;
C. EOB = DOB ;
D. EOB = AOC .


Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Vì hai đường thẳng AB và CE cắt nhau tại O nên OA là tia đối của tia OB , OC là
tia đối của tia OE. Suy ra góc đối đỉnh với AOC là EOB ( định nghĩa) . Khẳng
định A đúng.

Khẳng định B sai vì góc đối đỉnh với AOC là EOB , khơng phải DOB .
Khẳng định D đúng vì AOC và EOB là hai góc đối đỉnh nên EOB = AOC (tính
chất)
Khẳng định C đúng vì EOB = AOC = 30° = DOB .
Vậy đáp án đúng là B.

1
Câu 2. Cho hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O. AOC  BOC . Tính BOD
5
?
A. 60°;
B. 30°;
C. 120°;
D. 150°.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B


Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O nên OA là tia đối của tia OB, OC là tia
đối của tia OD. Suy ra BOD và AOC là 2 góc đối đỉnh ( Định nghĩa hai góc đối
đỉnh ).
Ta có BOD = AOC ( Tính chất hai góc đối đỉnh ).

1
Lại có: AOC  BOC ⇒ 5.AOC  BOC
5
mà AOC + BOC = AOB = 180 ⇒ 6 AOC = 180° ⇒ AOC = 30° = BOD .
Vậy BOD = 30°. Đáp án đúng là B.
Câu 3. Cho xOy đối đỉnh với x'Oy' và xOy  60 . Tính số đo góc kề bù với x'Oy'
.

A. 150°;
B. 60°;
C. 120°;
D. 30°.
Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: C
xOy và x'Oy' là hai góc đối đỉnh nên xOy = x'Oy' = 60° ( Tính chất hai góc đối

đỉnh ).
Gọi O1 là góc kề bù với x'Oy' . Ta có O1 + x'Oy' = 180° ( Tính chất hai góc kề bù )
⇒ O1 + 60° = 180°.
⇒ O1 = 120°.
Vậy đáp án đúng là C.
Câu 4. Cho hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O sao cho BOD = 43°. Khẳng
định nào sau đây sai?
A. AOC = 43 ;
B. BOC = 137 ;
C. AOD  137 ;
D. COA = 137 .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D


Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O nên OA là tia đối của tia OB, OC là tia
đối của tia OD. Vậy BOD và AOC là 2 góc đối đỉnh ( Định nghĩa hai góc đối đỉnh
).
Nên BOD = AOC = 43°. Khẳng định A đúng. Khẳng định D sai.
Hai góc BOD và AOD có một cạnh chung OD, hai cạnh OA và OB là hai tia đối

nhau nên BOD và AOD là hai góc kề bù ( Định nghĩa hai góc kề bù ).
Ta có BOD + AOD = 180° ( Tính chất hai góc kề bù )
⇒ AOD = 180°  BOD = 137°. Khẳng định C đúng.
Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O nên OA là tia đối của tia OB, OC là tia
đối của tia OD. Vậy BOC và AOD là 2 góc đối đỉnh ( Định nghĩa hai góc đối
đỉnh ).
⇒ BOC = AOD = 137°. Khẳng định B đúng.
Vậy đáp án đúng là D.


Câu 5. Cho hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O sao cho BOD = 60°. OM là
tia phân giác của góc BOC. Tính số đo góc MOB.
A. 120°;
B. 60°;
C. 30°;
D. 100°.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B

Ta có: BOD và BOC có chung cạnh OB, hai cạnh OD và OC là hai tia đối nhau
nên BOD và BOC là hai góc kề bù ( Định nghĩa hai góc kề bù ).
⇒ BOD + BOC = 180° ( Tính chất hai góc kề bù ).
Mà BOD = 60° nên BOC = 180° – 60° = 120°.
1
1
OM là tia phân giác của BOC nên BOM  COM  BOC = .120  60 ( Tính
2
2

chất tia phân giác của một góc).




×