Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Thực trạng nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec hạ long năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 56 trang )

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

PHẠM THỊ TRANG
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ PHÒNG TÁI PHÁT CỦA
NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC HẠ LONG NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2022


BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

PHẠM THỊ TRANG
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ PHÒNG TÁI PHÁT CỦA
NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC HẠ LONG NĂM 2022
Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS: NGUYỄN THỊ LĨNH

NAM ĐỊNH - 2022



i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chun đề này, tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và các thầy cô giáo trong tồn trường đã tạo
điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
Ths.Nguyễn Thị Lĩnh – người thầy kính mến đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt
q trình thực hiện chun đề tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa quốc tế
Vinmec Hạ Long, các Bác sĩ, Điều dưỡng khoa Khám bệnh & Nội khoa đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi hồn thành chuyên đề. Xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị, bạn bè,
đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và làm
chun đề.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình thân u ln bên
tơi, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện chuyên đề.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chun đề một cách hồn chỉnh
nhất. Song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tơi
rất mong được sự đóng góp của Q thầy cô và các anh chị trong lớp, đồng nghiệp
để chun đề được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày

tháng

năm 2022

HỌC VIÊN

Phạm Thị Trang



ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng nhận thức về phòng tái phát của
người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
năm 2022” do chính bản thân tơi thực hiện, tất cả nội dung trong bài báo cáo này
hoàn tồn trung thực, khách quan và chưa được cơng bố trong bất cử một cơng trình
khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.
Nam Định, ngày

tháng

năm 2022

Người cam đoan

Phạm Thị Trang


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ......................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: ........................................................................................................... 3

1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3
1.1.1. Bệnh loét dạ dày tá tràng. ........................................................................ 3
2.1.1.

Phòng tái phát bệnh loét dạ dày tá tràng ............................................... 6

1.2. Cơ sở thực tiễn: ............................................................................................. 8
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 8
1.2.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: ......................................................................................................... 11
2.1.

Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VinMec Hạ Long ..... 11

2.2. Mô tả vấn đề cần giải quyết ......................................................................... 12
2.3. Kết quả đánh giá.......................................................................................... 13
2.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................. 13
2.3.2. Thực trạng nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá
tràng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. .................................. 16
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN .................................................................................... 26
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. ................................................. 26
3.2. Thực trạng nhận thức của NB về phòng tái phát bệnh loét DDTT ................ 27
3.3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường ........................................................... 32
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 34
1. Đặc điểm chung của đố tượng nghiên cứu. ..................................................... 34


iv
2. Thực trạng nhận thức về phòng tái phát loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa
khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long năm 2022 .......................................................... 34

ĐỀ XUẤT ............................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Phụ lục 2: Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DDTT

Dạ dày tá tràng

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

TT-GDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

HP

Helicobacter pylori

NB

Người bệnh

NC


Nghiên cứu

NSAID

Non steroidal anti inflammatory drug
(Thuốc giảm đau chống viêm không steroid)

SD

Độ lệch chuẩn

SL

Số lượng


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Phân bổ đối tượng theo tuổi và giới tính ............................................... 13
Bảng 2. 2. Phân bổ ĐTNC theo nơi ở, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh và số lần tái
phát bệnh. .............................................................................................................. 15
Bảng 2. 3. Nhận thức chung về loét dạ dày tá tràng ............................................... 16
Bảng 2. 4. Nhận thức của NB về chất xơ, các loại rau NB nên sử dụng, tần suất sử
dụng trái cây, sử dụng các thức ăn giàu đạm. ......................................................... 18
Bảng 2. 5. Nhận thức NB về sử dụng các loại thịt, sữa, đồ nếp và sử dụng các gia vị
chua, cay, nóng ...................................................................................................... 20
Bảng 2. 6. Nhận thức NB về thói quen nên có, nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu
hóa, ảnh hưởng của nồng độ thức ăn tới kích thích dạ dày, thói quen khi ăn. ......... 20
Bảng 2. 7. Nhận thức về các chất kích thích gây hại cho dạ dày và hoạt động sau khi
ăn. ......................................................................................................................... 21

Bảng 2. 8. Nhận thức về một số yếu tố gây hại cho dạ dày .................................... 22
Bảng 2. 9. Nhận thức về cách sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh .......................... 23
Bảng 2. 10. Nhận thức về sử dụng thuốc NSAID .................................................. 23
Bảng 2. 11. Điểm trung bình Nhận thức của 53 ĐTNC ......................................... 24
Bảng 2. 12. Phân loại điểm Nhận thức của 53 ĐTNC ............................................ 24


vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Loét dạ dày-tá tràng ................................................................................ 3
Hình 1. 2. Biến chứng loét dạ dày- tá tràng .............................................................. 6
Hình 2.1. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long…………………...……..13
Biểu đồ 2. 1. Phân bổ đối tượng theo trình độ học vấn…………………………….14
Biểu đồ 2. 2. Phân bổ ĐTNC theo nghề nghiệp ..................................................... 14
Biểu đồ 2. 3. Nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng .................................. 16
Biểu đồ 2. 4. Nhận thức NB về biến chứng hay gặp nhất của loét dạ dày tá tràng .. 17
Biểu đồ 2. 5. Vai trò NB trong phòng bệnh tái phát ............................................... 17
Biểu đồ 2. 6. Nhận thức về tần xuất sử dụng trái cây ............................................. 19
Biểu đồ 2. 7. Nhận thức NB về chất xơ trong bưa ăn ............................................. 19
Biểu đồ 2. 8. Nhận thức NB về nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu
.............................................................................................................................. 21
Biểu đồ 2. 9. Nhận thức NB về ảnh hưởng của các chất kích thích đến dạ dày và
hoạt động sau bữa ăn ............................................................................................. 22
Biểu đồ 2. 10. Phân loại điểm nhận thức về phòng bệnh tái phát............................ 25


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét dạ dày- tá tràng là bệnh khá phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên
thế giới. Đây là một bệnh mạn tính, dễ tái phát và có nhiều biến chứng nghiêm

trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày [2].
Tại Mỹ thống kê ước tính 10% dân số bị loét dạ dày - tá tràng, 90 - 95%
bệnh nhân loét tá tràng có viêm dạ dày liên quan với Helicobacter Pylori. Theo
nghiên cứu của Kiatpapan P ở các bệnh viện tại Thái Lan trên người bệnh loét dạ
dày tá tràng từ năm 2003 đến năm 2013, tỉ lệ người bệnh có biến chứng xuất huyết
tiêu hóa trên là 73,2%; đặc biệt tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa trên người bệnh loét tái phát
là 23,9% [14].
Tại Việt Nam loét dạ dày - tá tràng có khoảng 20 - 24%, loét tá tràng nhiều
hơn loét dạ dày, tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày - tá tràng là khoảng 5 - 10% dân số.
Helicobecter Pylori cư trú ở dạ dày hơn 50% dân số thế giới và là nguyên nhân
chính dẫn đến loét dạ dày - tá tràng. Theo khảo sát của Bộ Y Tế Việt Nam, trong
phần lớn các trường hợp thì loét sẽ tự lành sẹo sau 2-3 tháng nhưng tỷ lệ tái phát
bệnh trong 2 năm đầu tương đối cao chiếm trên 50% các trường hợp, tần suất tái
phát trung bình là 2 - 3 năm và càng về sau càng giảm dần [2].
Trước đây, điều trị loét dạ dày tá tràng thường được thực hiện bằng can thiệp
ngoại khoa là cắt dạ dày loại trừ ổ loét. Ngày nay người ta đã tìm được nguyên nhân
gây bệnh là một loại vi khuẩn nằm ở dạ dày dưới lớp chất nhầy, gọi là Helicobacter
pylori. Do đó mổ cắt dạ dạy điều trị loét đã giảm khá nhiều, tới 80 - 90 % so với
trước đây, chủ yếu điều trị nội khoa là chính [3]. Phát hiện sớm điều trị kịp thời và
đúng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng sẽ khơng gây nguy hiểm đến tính mạng
người bệnh, tuy nhiên nếu để bệnh viêm loét dạ dày kéo dài hoặc tái phát nhiều lần
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh thậm chí dẫn tới các biến
chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa hẹp mơn vị hay ung thư dạ dày [11].
Trong q trình điều trị loét dạ dày tá tràng người bệnh phải dùng một đợt
kháng sinh dài nên rất mệt đôi khi triệu chứng thuyên giảm đã dừng thuốc do đó vi
khuẩn H.pylori chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Ổ loét cữ chưa kịp liên sẹo đã bị loét lại.
Bên cạnh đó người bệnh cịn có các yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát như thói ăn ăn
uống khơng lành mạnh, ăn uống thất thường không đủ chất, không đúng bữa, không



2
nghỉ ngơi sau ăn, uống rượu bia, hút thuốc, làm việc áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, lo
lắng….tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến tái phát bệnh cao [10].
Hiện nay mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, nhưng loét dạ dày tá
tràng rất dễ tái phát và với ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh.
Việc thay đổi lối sóng và những thói quen hướng tới có lợi cho sức khỏe giúp phịng
tái phát bệnh. Để phịng bệnh và khơng tái phát bệnh người bệnh cần có Nhận thức
nhất định là rất cần thiết. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long chưa có
nghiên cứu nào tìm hiểu về nhận thức của người bệnh về phòng tái phát loét dạ dàytá tràng. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng nhận
thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa
Quốc tế Vinmec Hạ Long năm 2022” với hai mục tiêu sau:
1. Mơ tả thực trạng nhận thức về phịng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá
tràng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường nhận thức về phòng tái phát loét dạ dày
tá tràng tại Bênh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.


3
CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Bệnh loét dạ dày tá tràng.
* Khái niệm [3].
Loét dạ dày tá tràng là một vùng tổn thương có giới hạn nhỏ, mất lớp niêm
mạc dạ dày, hành tá tràng, có thể lan xuống dưới niêm, lớp cơ thậm chí đến lớp
thanh mạc và có thể gây thủng thành dạ dày tá tràng.

Hình 1. 1. Loét dạ dày-tá tràng


( Nguồn: )
* Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng [3].
Mặc đù có nhiều nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng nhưng thực tế lâm sàng cho
thấy có 3 nguyên nhân chính:
Loét do Helicobacter pylori: là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng,
viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ
chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng và tiết ra các độc tố làm
mất chức năng của niêm mạc chống lại axít. Tỷ lệ nhiễm chung của người Việt Nam
khoảng 70% và chỉ 1 – 2% số người bị nhiễm HP bị loét dạ dày tá tràng.
Các kháng viêm, giảm đau NSAID, AINS và asptrin: hiện là một trong những
nhóm thuốc dùng hết sức phổ biến. Bệnh nhân sử dụng các thuốc này có thể bị lt
cấp tính và thường là nhiều ổ. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở


4
người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo
vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày- tá tràng.
Loét do stress: thường gặp ở các bệnh nhân nằm cấp cứu như: thở máy, bỏng,
chấn thương sọ não, nhiễm trùng huyết, viêm tụy cấp, suy gan, suy thận… với tỷ lệ
từ 50 – 100%. Những bệnh nhân như vậy có tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa đại thể dao
động từ 10 – 20% và những biến chứng này làm nặng thêm bệnh chính, làm tăng
thêm tỷ lệ tử vong.
* Cơ chế bệnh sinh [3].
Dạ dày luôn chịu tác động của 2 nhóm yếu tố:
 Nhóm yếu tố gây lt:
• Acid HC1, pepsin
• Các yếu tố bên ngồi: thuốc, rượu, HP…
• Các yếu tố bên trong: dịch mật, lysolecithin.
 Nhóm yếu tố bảo vệ tế bào:



Lớp chất nhày và bicacbonat bao phủ trên bể mặt niêm mạc đạ dày còn được
gọi là hàng rào bảo vệ thứ nhất.



Lớp tế bào biểu mô bề mặt cồn được gọi là hàng rào bảo vệ thứ hai.



Dịng máu tưới cho lớp niêm mạc của dạ dày tá tràng còn gọi là hàng rào bảo
vệ thứ ba.
Trong trường hợp hoặc các yếu tố gây loét tăng lên hoặc các yếu tố bảo vệ

yếu đi, hậu quả là lớp tế bào biểu mô bị tổn Thương. Nếu quá trình phục hồi và
tái tạo tế bào biểu mơ khơng đủ để làm lành thì tổn thương cấp tính sẽ được
hình thành và tiếp theo là sự xuất hiện của các ổ loét.
* Triệu chứng lâm sàng loét dạ dày tá tràng [3].
 Đau bụng chủ yếu ở vùng thượng vị là triệu chứng gần như là hằng định của
bệnh này. Đau có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ đến dữ dội. Tùy thuộc vào vị
trí ổ lt, tính chất đau có ít nhiều khác biệt:
+ Loét hành tá tràng thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2 – 3 giờ, đau
trội lên về đêm, ăn vào hoặc sử dụng các thuốc trung hịa acid thì đỡ đau nhanh.
+ Lt dạ dày: tùy vị trí ổ loét mà vị trí và hướng, lan của tính chất đau có thể
khác nhau, Thường đau sau ăn trong khoảng vài chục phút đến vài giờ. Đáp
ứng với bữa ăn và thuốc trung hòa acid cũng kém hơn so với loét hành tá tràng.


5
Đau âm ỉ, kéo dài hoặc thành cơn nhưng có tính chu kỳ và thành từng đợt. Vì

vậy, khai thác về tiền sử của các đợt đau trước đó rất có giá trị với chẩn đốn
 Có thể có các triệu chứng: buồn nơn, nơn, chán ăn, cảm giác nóng rát, đầy
bụng, sụt cân, ợ chua.
 Khám bụng: thường không thấy gì đặc biệt, đơi khi có thể thấy bụng trướng
hoặc co cứng nhẹ.
* Triệu chứng cận lâm sàng loét dạ dày tá tràng [3].
 Chụp dạ dày tá tràng có Barite, có thể thấy:
+ Hình ảnh ổ lt: là ổ đọng thuốc hình trịn, hình oval…
+ Sự thay đổi hình dạng vùng quanh ổ loét; biến dạng các nếp niêm mạc ở thân
và phình vị dạ dày, biến đổi về hình ảnh tiền mơn vị hoặc tá tràng.
+ Góp phần phân biệt ổ loét lành tính và ổ loét ung thư.
 Nội soi dạ dày tá tràng: được coi là phương pháp có giá trị nhất trong chẩn
đốn xác định lt, ngồi ra, nội soi cịn cung cấp các thơng tin: vị trí, số lượng,
kích thước, tính chất ổ lt: cấp hay mạn tính, nơng – sâu, bị đều hoặc khơng đều,
đáy sạch hay có chất hoại tử và các tổn thương kèm theo như viêm, trợt.
 Chụp cắt lớp vi tính: ít dùng do giá thành đắt, thường được chỉ định khi nghi
ngờ có biến chứng: lt dị vào ổ bụng, nghi ung thư.
 Test xác định H,P: có nhiều phương pháp:
+ Ure test hoặc ni cấy được làm từ mảnh sinh thiết,
+ Tìm kháng thể kháng H.p trong máu.
+ Test thở C13, C14
+ Tìm kháng nguyên của H.P trong phồn,
 Thăm dò acid dịch vị của da dày:
+ Hút dịch vị lúc đói: để đánh giá bài tiết, HC1 và pepsin,
+ Dùng các nghiệm pháp kích thích như: nghiệm pháp histamin hoặc insulin.
=> Các kỹ thuật này hiện ít dùng trong lâm sàng.
* Chẩn đốn [4].
 Chẩn đốn xác định



Dựa vào triệu chớng lâm sàng.



Hình ảnh trên phim X,Q.


6


Đặc điểm và những tổn thương trên nội soi.

 Chẩn đốn phân biệt


Chứng chậm tiêu giống lt: triệu chứng khá giống với loét dạ dày tá
tràng nhưng nội soi không thấy có tổn thương.



Trào ngược dạ dày thực quản: lt dạ dày tá tràng tính chất nổi bật là đau
thượng vị, lan ra xung quanh hoặc phía sau. Trào ngược – tính chất điển
hình là cảm giác nóng rát vùng thượng vị, sau xương ức, lan lên ngực,
miệng  Nội soi rất có giá trị trong chẩn đốn phân biệt.



Ngồi ra, có thể nhầm: viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày, sỏi túi
mật, viêm tụy mạn.


* Biến chứng [4].
 Xuất huyết tiêu hóa trên: là biến chứng thường gặp nhất.
 Thủng hoặc dò ổ loét: gây viêm phúc mạc tồn bộ hoặc cục bộ.
 Ưng thư hóa: hay gặp ở các ổ lt bị cong nhỏ, mơn vị hoặc tiền môn vị.
 Hẹp môn vị: thường gặp với các ổ loét hành tá tràng.

Hình 1. 2. Biến chứng loét dạ dày- tá tràng

( Nguồn: )
2.1.1. Phòng tái phát bệnh loét dạ dày tá tràng
Người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý như: Trong đợt đau nên ăn thức ăn mềm,
lỏng như cháo, sữa, súp. Ngoài đợt đau ăn bình thường với những thức ăn dễ hấp


7
thu. Nên ăn ít một, nhai kỹ, khơng ăn nhiều một bữa hoặc ăn q nhanh, khơng để
q đói mới ăn.
Không uống rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá, các loại gia vị vì những
chất này làm tăng tiết acid dạ dày.
Người bệnh nên uống nhiều nước trong ngày, khơng nên ăn thức ăn q nóng
hoặc q lạnh để tránh gây kích thích dạ dày.
Cần tránh dùng thức ăn gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng: Rượu, bia,
thuốc lá, thức ăn có nhiều gia vị chua cay.
Tránh hoạt hóa acid mật: giảm ăn chất béo.
Tạo mơi trường đệm trong dạ dày: Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi
bữa không nên ăn quá no, ăn nhẹ, ăn lỏng, bữa ăn cuối cách giờ đi ngủ từ 3-4 giờ,
khơng ăn q khuya.
Ăn các món giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho niêm mạc
dạ dày: sữa, cháo, sứa đậu nành, đậu phụ, bí xanh, thịt nạc, cá…
Khi chế biến thực phẩm cần thái nhỏ, nấu kỹ cho mềm. Chủ yếu ăn đồ hấp,

luộc, ninh. Hạn chế sử dụng nước có ga.
Khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm…Sau khi ăn không nên vận động mạnh, không
chạy nhảy, tập thể dục hay làm việc quá sức ln.
Ngồi ra, căng thẳng, stress, áp lực chính là ngun nhân làm tăng sản sinh
axít dạ dày và tiêu hóa chậm. Chính vì vậy bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp
lý, giải tỏa stress, ln giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ.
Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng đủ theo chỉ định của bác sĩ;
Nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya;
Tránh căng thẳng thần kinh, lo lắng kéo dài;
Tập thể dục đều đặn;
Giữ vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt và ăn uống.
Điều trị viêm loét dạ dày là một “cuộc chiến” dài hơi nên người bệnh cần phối
hợp tốt với bác sĩ, có một chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học để chữa bệnh triệt để,
giảm nguy cơ tái phát [3].


8
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. Trên thế giới
Viêm loét dạ dày tá tràng được xác định về mặt mô học là tình trạng niêm mạc
bị hoại tử, tạo ra các tổn thương. Một nghiên cứu lớn dựa trên dân số Hoa Kỳ
(1997–2003) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh loét ở những người hút thuốc hiện tại và trước
đây (11,43% và 11,52%) gần như gấp đôi so với những người không bao giờ hút
thuốc (6,00%) [17]. Theo quan sát lâm sàng, những người hút thuốc lá có nhiều khả
năng bị loét và khó lành hơn [7]. Nguy cơ loét dạ dày tá tràng cũng tăng ở những
người hút thuốc có lượng thuốc lá lớn hàng ngày so với những người không bao giờ
hút thuốc. Tuy nhiên, hút thuốc lá không phải là một tác nhân gây loét độc lập. Nó
ảnh hưởng xấu đến cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ
nhiễm HP. Hút thuốc lá cho phép trào ngược các chất có hại trong tá tràng trở lại dạ
dày. Hơn nữa, những người hút thuốc dường như có nguy cơ bị nhiễm HP cao hơn.

Nguy cơ gia tăng này có thể là do tác dụng phụ của việc hút thuốc lá làm giảm chất
chống oxy hóa hoặc hệ thống miễn dịch phịng thủ hiện diện cục bộ trong niêm mạc
dạ dày tá tràng. Tất cả những hành động này có thể can thiệp vào cơ chế phòng thủ
tự nhiên chống lại sự lây nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày và tá tràng [13].
Hasan và các cộng sự (2016) nghiên cứu nhận thức về chứng đầy hơi trong
quần chúng và mối quan hệ của nó với thực phẩm hàng ngày cùng với thuốc chống
loét ở Bangladesh cho kết quả: Khoảng 99,99% người được hỏi lấy gạo, cá và rau
làm món chính và 90% tự mua thuốc, nhưng chỉ 2% –3% duy trì liều lượng thuốc
phù hợp. Khoảng 30% uống thuốc kháng acid và phần còn lại là thuốc ức chế bơm
proton, thuốc chống loét. Khảo sát cho thấy một tỷ lệ phần trăm đáng kể mọi người
đang bị đầy hơi. Hướng dẫn dùng thuốc đúng cách và tránh thức ăn nhiều dầu mỡ
và chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm tần suất của bệnh. Do đó, điều cấp thiết
là phải nâng cao nhận thức và giáo dục của cộng đồng về nguyên nhân và các vấn
đề đã được khắc phục thông qua cuộc thập tự chinh thường xuyên [11].
Theo nghiên cứu của Chung-Shun Wong và các cộng sự năm 2013 với chủ đề
loại bỏ Helicobacter pylori để ngăn ngừa tái phát loét sau khi lành vết loét dạ dày,
cho thấy: khi phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng bao gồm
năm thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với 401 bệnh nhân. Tỷ lệ nhiễm HP cao
xảy ra ở những NB bị loét dạ dày tá tràng có đục lỗ. Việc loại bỏ HP làm giảm đáng


9
kể tỷ lệ tái phát loét ở 8 tuần (tỷ lệ nguy cơ 2,97; khoảng tin cậy 95%: 1,06–8,29) và
1 năm (tỷ lệ nguy cơ 1,49; khoảng tin cậy 95%: 1,10–2,03) sau phẫu thuật. Tỷ lệ tiệt
trừ HP ở nhóm điều trị cao hơn đáng kể so với nhóm khơng điều trị [19].
Nghiên cứu của Nathália Dalcin VOMERO và Elisângela COLPO (2014) cho
kết quả: Một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng trong điều trị loét dạ dày tá
tràng, thực phẩm có thể ngăn ngừa, điều trị hoặc thậm chí làm giảm bớt các triệu
chứng liên quan đến bệnh lý này. Liệu pháp ăn kiêng, cũng như phân phối nhiệt
lượng, nên được điều chỉnh theo nhu cầu của bệnh nhân nhằm bình thường hóa tình

trạng dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Các chất dinh dưỡng được
khuyến nghị có thể khác nhau trong giai đoạn cấp tính và trong giai đoạn phục hồi,
và nhu cầu nhiều hơn về protein và một số vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như
vitamin A, kẽm, selen và vitamin C trong giai đoạn phục hồi. Ngoài ra, một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C có tác dụng hữu ích trong việc diệt trừ HP.
Chất xơ và men vi sinh cũng đóng vai trị quan trọng trong điều trị viêm loét dạ dày
tá tràng, vì chúng làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và giúp giảm thời
gian điều trị [17].
Raiha và các cộng sự (1998) đã báo cáo một số lượng lớn bệnh nhân với loét dạ
dày tá tràng có chế độ ăn nghèo chất xơ và chất chống oxy hóa; chế độ giàu chất xơ
cho những người bị loét dạ dày tá tràng được khuyến khích 20 đến 30 g/ngày bởi vì
các sợi đóng vai trị như chất đệm, làm giảm nồng độ của mật axit trong dạ dày và
thời gian vận chuyển ruột, dẫn đến giảm đầy hơi ở bụng, do đó giảm bớt sự khó
chịu và đau ở đường tiêu hóa [15].
Trong một nghiên cứu của Wang và các cộng sự (2004) với 59 tình nguyện
viên, kết luận rằng thường xuyên ăn sữa chua có chứa Bifidobacterium animalis và
L. acidophilus có thể hiệu quả ngăn chặn nhiễm trùng do H. pylori ở người [18].
1.2.2. Tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Đỗ Nguyệt Ánh và các cộng sự “Tái nhiễm và tái phát vi
khuẩn H. pylori ở bệnh nhân loét tá tràng sau điều trị tiệt trừ thành công tại Bệnh viện E Trung
ương” kết quả: 52 bệnh nhân sau tiệt trừ thành công H. pylori (H. pylori âm tính sau
điều trị) được theo dõi từ 6 tháng đến 31 tháng thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở lần soi
thứ 3 là 38,5%. Tỷ lệ tái phát H. pylori là 27,8% và tái nhiễm là 72,2%. Kết luận:
Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm lại H. pylori sau tiệt trừ thành công cao hơn các nghiên cứu


10
đã công bố. Tỷ lệ bệnh nhân bị tái nhiễm cao hơn tái phát. Từ kết quả này cho thấy
để giảm tỷ lệ nhiễm lại HP, bên cạnh lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả thì việc
kiểm sốt nguồn lây vi khuẩn này cũng rất quan trọng [1].

Hoàng Thị Lệ và Ngơ Huy Hồng (2019) cho kết quả: Trước can thiệp, nhận
thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh tham gia nghiên cứu còn nhiều hạn chế
với nhận thức chung về phòng tái phát loét đạt 19,56 ± 6,40 điểm trên tổng 42 điểm
của thang đo. Sau can thiệp nhận thức chung của người bệnh tham gia nghiên cứu
tăng rõ rệt đạt 36,73 ± 3,00 điểm ở thời điểm T2 và còn giữ mức 35,97 ± 3,02 điểm
ở thời điểm T3 so với 19,56 ± 6,40 điểm ở thời điểm T1 (p<0,001). Cải thiện nhận
thức được thấy ở tất các các nội dung phòng loét tái phát. Tỷ lệ người bệnh có Nhận
thức ở mức tốt ở thời điểm T1, T2 và T3 theo trình tự là 3,1%; 90,6% và 81,2%.
Kết luận: Nhận thức của người bệnh loét dạ dày tá tràng về phòng bệnh tái phát còn
hạn chế và đã được cải thiện đáng kể sau can thiệp giáo dục sức khoẻ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy giáo dục sức khỏe cho người bệnh về phòng tái phát lt dạ
dày tá tràng đóng vai trị quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên [8].
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi loét dạ dày – hành tá tràng ở
bệnh nhân nhiễm Helicobacter Pylori và dùng Non-Steroid của TS. Vũ Trường
Khanh và Savin Kong (2018) cho thấy tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori tới 80 –
100% trong loét tá tràng và 60 – 80% trong loét dạ dày. Các thuốc kháng viêm NonSteroid được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Theo đó bệnh loét và biến chứng
của loét dạ dày – tá tràng xảy ra khoảng trên 25% bênh nhân sử dụng các thuốc
nhóm kháng viêm Non-Steroid [7].
Từ các kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng nhận thức phịng tái phát của
người bệnh là khác nhau giữa các khu vực và các nước, bị ảnh hưởng bởi một hoặc
nhiều yếu tố. Truyền thông giáo dục sức khỏe giúp tăng cường nhận thực của NB.
Các yếu tố liên quan nhận thức phòng tái phát loét dạ dày tá tràng cuả người bệnh
là: tuổi, giới, trình độ học vấn, nơi ở, nghề nghiệp, Nhận thức của người bệnh về
phòng tái phát loét DDTT, kết quả điều trị loét DDTT, niềm tin vào điều trị.


11
CHƯƠNG 2:
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1.Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VinMec Hạ Long

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long là Bệnh viện số 5 thuộc Hệ
thống Y tế Vinmec, chính thức khai trương vào ngày 06/12/2016. Toạ lạc tại vị trí
đắc địa ở trung tâm thành phố Hạ Long, bên bờ vịnh Hạ Long xinh đẹp với quy mô
lớn, tổng diện tích gần 14.000 m2, với 8 tầng nổi và hầm, Vinmec Hạ Long vượt
trội về cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị, đáp ứng phục vụ trên 200.000 lượt
khám chữa bệnh/năm.
Vinmec Hạ Long quy đội ngũ các chun gia, bác sĩ, điều dưỡng trình độ
chun mơn cao, tay nghề giỏi, tận tâm và chuyên nghiệp. Bên cạnh uy tín, chun
mơn sẵn có, thơng qua các chương trình hợp tác quốc tế trên toàn hệ thống, các bác
sỹ, điều dưỡng tại Vinmec Hạ Long sẽ liên tục được cập nhật Nhận thức y tế mới
nhất, bám sát với phát triển của y học thế giới như Pháp, Mỹ, Nhật Bản,
Singapore…
Với những ca bệnh khó, các bác sĩ của Hệ thống Y tế Vinmec và các chuyên
gia đầu ngành trong nước và quốc tế có thể phối hợp hội chẩn với Vinmec Hạ Long
qua hệ thống Telemedicine, đảm bảo tối ưu hóa hiệu quả điều trị cho người dân
Quảng Ninh và các vùng lân cận mà không phải lên Hà Nội hay ra nước ngồi. Kể
từ khi chính thức đi vào hoạt động, Vinmec Hạ Long đã thực hiện điều trị nhiều ca
bệnh khó, dành được sự tin tưởng và yêu mến của khách hàng. Kế thừa uy tín và
chất lượng dịch vụ y tế tiêu chuẩn Quốc tế của Hệ thống Y tế Vinmec, Bệnh viện đa
khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long được đầu tư bài bản, đồng bộ về cơ sở vật chất, hệ
thống máy móc hiện đại, dịch vụ hoàn hảo. Toàn bộ hệ thống hoạt động của bệnh
viện đều được đầu tư các trang thiết bị hiện đại và cao cấp nhất theo tiêu chuẩn
Quốc tế.


12
Khoa khám bệnh và nội khoa gồm 23 cán bộ trong đó có 17 điều dưỡng và 6
bác sĩ. Số lượt người bệnh đến khám và điều trị nội trú mỗi tháng khoảng 60-90
người bệnh, trong đó người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khoảng 20-30 người
bệnh. Dù mới thành lập, Vinmec Hạ Long có đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ, điều

dưỡng trình độ chun mơn cao, tay nghề giỏi, tận tâm, chuyên nghiệp mang đến
niềm tin cho người bệnh.

Hình 2. 1. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VinMec Hạ Long

2.2. Mô tả vấn đề cần giải quyết
Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh được chẩn đoán là viêm- loét dạ dày tá
tràng tại khoa Khám bệnh và nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ
Long trong thời gian từ 20/05/2022 đến 20/07/2022
Thời gian: từ 20/05/2022 đến 20/07/2022
Địa điểm nghiên cứu: khoa Khám bệnh và nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc
tế VinMec Hạ Long
Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu toàn bộ: chọn toàn bộ những người bệnh được chẩn đoán là viêmloét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long trong thời gian
từ 20/05/2022 đến 20/07/2022 tổng có 53 người bệnh.


13
Thực hiện phỏng vấn trực tiếp người bệnh để thu thập thơng tin về hiểu biết
chế độ ăn phịng tái phát viêm loét dạ dày tá tràng. Sử dụng phiếu điều tra.
* Phiếu điều tra 41 câu gồm 2 phần (phụ lục 1)
+ Phần 1: (Hành chính) bao gồm 8 câu: Họ tên, tuổi, giới tính, nơi ở hiện tại,
nghề nghiệp, học vấn, thời gian mắc bệnh, số lần tái phát.
+ Phần 2: Nhận thức của người bệnh về loét dạ dày-tá tràng
- Nhận thức chung về loét dạ dày tá tràng gồm 6 câu
- Nhận thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh 12 câu
- Nhận thức về lối sống phòng tái phát bệnh 8 câu
- Nhận thức về cách sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh 7 câu
Cách đánh giá: Lựa chọn câu trả lời đúng đối tượng được 1 điểm. Lựa chọn
câu trả lời sai được 0 điểm.

Xử lý và phân tích số liệu:
- Số liệu được nhập và phân tích trên phần mềm SPSS, Excel 2010
- Tính tỷ lệ % đơn thuần
2.3. Kết quả đánh giá
2.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 2. 1. Phân bổ đối tượng theo tuổi và giới tính

Dưới 20 tuổi
Từ 20-39 tuổi
Nhóm tuổi
Từ 40- 59 tuổi
Từ 60 tuổi trở lên
Tổng số

SL

Giới tính
Nữ
Nam
1
0

Tổng số
1

%

1,9 %

0,0 %


1,9 %

SL

13

9

22

%

24,5 %

17,0 %

41,5 %

SL

7

11

18

%

13,2 %


20,8 %

34,0 %

SL

10

2

12

%
SL

18,9 %
31

3,8 %
22

22,6 %
53

%

58,5 %

41,5 %


100 %

Nhận xét: Từ bảng 2.1 cho thấy trong 31 đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) có
31 là nữ chiếm tỷ lệ 58,5% và 22 ĐTNC là nam chiếm tỷ lệ 41,5%. Trong nhóm nữ,
có 13 người bệnh từ 20-39 tuổi chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 24,5%. Trong


14
nhóm nam, khơng có NB nào dưới 20 tuổi, có 11 NB nam từ 40-59 tuổi chiếm tỷ lệ
mắc bệnh cao nhất là 20,8%. Trong 53 ĐTNC, nhóm NB từ 20-39 tuổi có 22 NB
tương ứng 41,5% và chiếm tỷ lệ cao nhất; thấp nhất là nhóm NB ở độ tuổi dưới 20
tuổi với 1 NB tương ứng 1,9%.

1,89 7,54

18,87

71,70

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Cao đẳng, đại học

Biểu đồ 2. 1. Phân bổ đối tượng theo trình độ học vấn


Nhận xét: Biểu đồ 2.1 cho thấy NB có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,70%, thấp nhất là trình độ tiểu học với 1,89%.
Phần trăm

37.70%

26.40%
20.80%
15.10%

Viên chức

Công nhân

Nông dân

Biểu đồ 2. 2. Phân bổ ĐTNC theo nghề nghiệp

Khác


15
Nhận xét: Biểu đồ 2.2 cho kết quả ĐTNC có nghề nghiệp nông dân chiếm tỷ
lệ thấp nhất với 15,1% và cao nhất là nghề nghiệp khác chiếm 37,7%.
Bảng 2. 2. Phân bổ ĐTNC theo nơi ở, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh và số lần tái
phát bệnh.

Nơi ở Thành phố
hiện tại
Nông thôn

Nghề
nghiệp

SL
%
SL
%
<1 năm

Viên chức Thời
gian mắc
1-5 năm
bệnh
> 5 năm
Công nhân Thời
<1
gian mắc
1-5 năm
bệnh
> 5 năm
Nông dân Thời
<1
gian mắc
1-5 năm
bệnh
> 5 năm
Khác

Thời
<1

gian mắc
1-5 năm
bệnh
> 5 năm

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%


0
5
9,4%
0
0%
1
1,9%
1
1,9%
0
0%
0
0%
0
0%
0
0%
0
0%
0
0%
0
0%
3
5,7%
0
0%
0
0%


Số lần tái phát
1
>= 2
23
18
43,4%
34,0%
3
4
5,7%
7,5%
2
0
3,8%
0%
3
2
5,7%
3,8%
0
2
0%
3,8%
6
0
11,3%
0%
3
3
5,7%

5,7%
0
2
0%
3,8%
0
1
0%
1,9%
2
1
3,8%
1,9%
1
3
1,9%
5,7%
3
0
5,7%
0%
5
3
9,4%
5,7%
1
5
1,9%
9,4%


Nhận xét: Kết quả từ bảng 2.2 cho thấy số NB ở thành phố có 1 lần tái phát
bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,4%. Số NB tái phát bệnh >= 2 lần chủ yếu ở thành
phố, chiếm tỷ lệ 34%. Thời gian mắc bệnh chủ yếu là từ 1-5 năm với 43,4%. Trong
4 nhóm nghề nghiệp, số NB là cơng nhân thời gian mắc bệnh < 1 năm, có 1 lần tái
phát bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 11,3%. Khơng có NB nào có thời gian mắc bệnh
>5 năm ở cả 4 nhóm nghề nghiệp, khơng bị tái phát bệnh, chiếm tỷ lệ 0% và đa số
có số lần tái phát bệnh của NB là từ 2 lần trở lên, chiếm tỷ lệ cụ thể như sau: Viên
chức và cơng nhân đều có 3,8% thời gian mắc bệnh > 5 năm và >= 2 số lần tái phát


16
bệnh; Nơng dân có 5,7% thời gian mắc bệnh > 5 năm và >= 2 số lần tái phát bệnh;
Nghề nghiệp khác có tỷ lệ 9,4% thời gian mắc bệnh > 5 năm và >= 2 số lần tái phát
bệnh. Chỉ có 1 NB chiếm tỷ lệ 1,9% có nghề nghiệp là viên chức, thời gian mắc
bệnh trên 1 năm khơng bị tái phát bệnh; Cịn các nhóm nghề nghiệp cịn lại cùng
thời gian mắc bệnh là trên 1năm khơng có ai khơng bị tái phát bệnh.
2.3.2. Thực trạng nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá
tràng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
* Nhận thức chung về loét dạ dày tá tràng.
Bảng 2. 3. Nhận thức chung về loét dạ dày tá tràng

Nội dung

Câu trả lời đúng
Người bệnh

Tỷ lệ (%)

Nguyên nhân chủ yếu gây loét DDTT


15

28.3

Nhóm người có nguy cơ bị loét DDTT

25

47.2

Triệu chứng của loét DDTT

22

41.5

Biến chứng hay gặp nhất của lt DDTT

21

39.6

Yếu tố khơng thuộc nhóm yếu tố gây lt DDTT

16

30.2

NB lt DDTT có vai trị như nào trong phòng bệnh


26

49.1

tái phát

Do di
truyền
12%

Do ăn uống
41%

Do vi khuẩn
Helicobacter
pylori
28%

Do stress
19%

Biểu đồ 2. 3. Nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng


×