Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh thái nguyên trong điều kiện hội nhập tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.32 KB, 25 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong điều kiện nước ta từng bước hội nhập với nền kinh tế quốc tế thì việc tổ chức
và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ nơng sản nói chung; tổ chức và quản lý sản xuất, chế
biến, tiêu thụ rau nói riêng trên địa bàn các tỉnh, thành phố cũng như trên phạm vi toàn quốc
đang được đặt ra cấp thiết bởi những bất cập của hệ thống tổ chức và quản lý sản xuất, chế
biến, tiêu thụ rau chủ yếu tự phát, manh mún, chắp vá… chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội.
Trong sản xuất nông nghiệp, cây rau có vai trị rất quan trọng. Rau là một trong
những loại thực phẩm có giá trị và là mặt hàng thiết yếu của con người. Việc tổ chức và
quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau theo lãnh thổ trên địa bàn tỉnh nhằm sắp xếp, bố trí
và phối hợp các đối tượng sản xuất một cách hợp lý, khai thác lợi thế các nguồn lực tự
nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật và nguồn nhân lực sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Việt Nam là một trong số quốc gia có lợi thế phát triển nơng sản trong đó có rau.
Nhưng trên thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của từng vùng, vẫn
phải vận chuyển từ các vùng xa xôi của đất nước, hoặc nhập khẩu. Thực tiễn đang đặt ra cần
có cơng trình nghiên cứu tổng kết thực tiễn một cách đồng bộ về quản lý theo chuỗi giá trị sản
xuất - chế biến - tiêu thụ và đưa ra định hướng, các giải pháp nhằm thúc đẩy ngành rau phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, đang trong quá trình đẩy nhanh đơ thị hóa và cơng
nghiệp hóa. Trong những năm qua, trên địa bàn Tỉnh nhiều khu đô thị, khu cơng nghiệp đã
hình thành, nhiều điểm du lịch đã được tổ chức khai thác. Tất cả các yếu tố đó làm cho nhu
cầu tiêu dùng rau trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn. Mặt khác, Thái Nguyên cũng là tỉnh có
nhiều tiềm năng để sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau. Trong những năm gần đây, ngành rau
của Tỉnh đã được chú trọng và từng bước phát triển, song công tác tổ chức và quản lý sản
xuất, chế biến, tiêu thụ (SX-CB-TT) rau của Tỉnh còn nhiều bất cập và vướng mắc cần phải
được xem xét, giải quyết. Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài “Tổ chức và
quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện
hội nhập” làm đề tài luận án tiến sĩ với mong muốn đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện


cơng tác tổ chức và quản lý SX-CB-TT rau ở tỉnh Thái Nguyên.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
- Hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận trên lĩnh vực tổ chức và quản lý
ngành hàng rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.


2
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng cơng tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến,
tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá rõ sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và quản lý
sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác tổ chức
và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu
rau xanh, rau chế biến cho người tiêu dùng về số lượng, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm đến năm 2020.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về tổ chức và quản lý sản xuất,
chế biến, tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu những vấn đề về tổ chức
và quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế. Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi thời gian:
số liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010. Các giải pháp đề xuất đến 2020.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ngoài phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu có sự tham gia, điều tra khảo sát, thu thập, phân tích, so sánh số liệu, tốn tài
chính, các số liệu được xử lý thống kê theo chương trình Excel, phương pháp tiếp cận theo
khung logic, hệ thống giải pháp – các yếu tố ảnh hưởng, tác động. Phương pháp tiếp cận
nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở lý luận cho các nhà quản lý, cơ sở để hoạch định

các chính sách phát triển ngành và vùng sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau. Kết quả nghiên cứu
góp phần đề xuất những định hướng và một số biện pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác
tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
6. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Luận án gồm 184 trang với 13 bảng, 1 hình, 9 sơ đồ, 56 phụ lục. Ngoài phần mở đầu,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, với các nội dung
chủ yếu sau:


3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT,
CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ RAU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
1.1. Vai trò và đặc điểm của sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
1.1.1. Vai trò của rau xanh và sản xuất rau xanh
Rau xanh có vai trị rất quan trọng trong cuộc sống con người, nó cung cấp thực
phẩm hàng ngày cho con người. Rau xanh có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
như các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ. Một số loại rau đóng vai trị như cây lương thực,
một số loại rau là cây dược liệu góp phần chữa các bệnh, nâng cao sức đề kháng cơ thể và
tăng cường tiêu hóa.
Sản xuất rau xanh có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, tạo thêm việc làm cho người sản
xuất, góp phần nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống cho nơng dân. Sản xuất rau xanh
cịn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rau, tạo ra các sản phẩm rau
chế biến phục vụ xuất khẩu tạo khả năng thu ngoại tệ quan trọng trong xuất khẩu nông sản.

1.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất rau, chế biến, tiêu thụ rau
1.1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật
Đối với khâu sản xuất: Rau là loại cây trồng ngắn ngày, phần lớn các loại rau có thể
trồng được nhiều vụ trong 1 năm, một số loại rau cịn có ưu điểm trồng một lần cho thu

hoạch nhiều lứa, sản phẩm rau xanh thu hoạch khá tập trung. Cây rau chịu ảnh hưởng lớn
của điều kiện ngoại cảnh, rất mẫn cảm với sự thay đổi của điều kiện khí hậu thời tiết như:
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, vì vậy yêu cầu thời vụ rất nghiêm ngặt. Cây rau có thể được
trồng dưới nhiều dạng khác nhau như trồng thuần, trồng xen, trồng gối, trồng rau cần sử
dụng nhiều nhân công.
Đối với khâu chế biến: Sản phẩm rau chế biến là nhóm mặt hàng khá đa dạng và
phong phú: sơ chế, muối, sản phẩm đóng hộp, sấy khơ… Sản phẩm rau sau chế biến dễ bảo
quản, vận chuyển, tiện sử dụng và hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm rau chế biến thuộc nhóm
mặt hàng thực phẩm nên thời gian bảo quản và sử dụng có giới hạn nhất định. Từ đặc điểm
này địi hỏi q trình chế biến, bảo quản cần tuân thủ những yêu cầu về vệ sinh an tồn thực
phẩm rất cao, cơng nghệ chế biến rau rất phức tạp và đa dạng.
Đối với khâu tiêu thụ: Sau khi thu hoạch, phần lớn rau được tiêu thụ dưới dạng tươi,
sản phẩm rau sau khi thu hoạch có 85 - 99 % sản lượng trở thành hàng hóa trao đổi trên thị
trường. Rau tươi chứa hàm lượng nước lớn nên chúng rất cồng kềnh, dễ bị dập nát, dễ bị héo
úa, tỷ lệ hao về khối lượng cao, giảm về chất lượng nhanh, sản phẩm rau khó vận chuyển và
bảo quản. Địa bàn cung ứng rau rộng làm tăng chi phí trong khâu vận chuyển đi tiêu thụ, chủng
loại rau phong phú đa dạng, mùa vụ ngắn, lúc chính vụ sản phẩm rau nhiều thì giá thường thấp
hơn lúc trái vụ.


4
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Rau là ngành sản xuất hàng hóa, phát triển sản xuất rau sẽ góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hóa. Sản xuất rau nói chung là ngành
có thu nhập khá cao trong ngành nông nghiệp. Ngành hàng rau có khả năng thu hút nhiều lao
động và giải quyết việc làm. Rau là nguyên liệu chế biến thực phẩm phong phú và quan
trọng, rau là mặt hàng xuất khẩu đem lại ngoại tệ lớn cho đất nước.
* Từ những đặc điểm về sản xuất rau ở trên, trong tổ chức và quản lý sản xuất, chế
biến, tiêu thụ rau cần lưu ý:
Cần tổ chức hình thức sản xuất tập trung chun mơn hóa, tăng cường sự hợp tác

giữa các cơ sở sản xuất, chế biến rau, tăng cường mối liên kết giữa các khâu trong chuỗi sản
xuất - chế biến - tiêu thụ rau, đáp ứng được yêu cầu khối lượng rau lớn, chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm, đảm bảo tính đều đặn và đồng đều trong cung ứng sản phẩm rau. Quy
hoạch hợp lý hệ thống vùng sản xuất rau, các nhà máy chế biến rau, các địa điểm tiêu thụ
rau; xây dựng các vùng rau chuyên canh. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết SX-CBTT rau một cách chặt chẽ và có hiệu quả cao. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao
phục vụ cho SX-CB-TT rau, nâng cao trình độ cho người sản xuất, trình độ chun mơn của
người quản lý trong các tổ chức SX-CB-TT rau.
Tổ chức và quản lý chuỗi SX-CB-TT rau hướng tới hiệu quả cao, bao gồm: HQKT cao
cho người sản xuất, người chế biến, người tiêu thụ rau. Hiệu quả xã hội: cung cấp đa dạng các
loại rau xanh, RCB có chất lượng, đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng; tạo thêm nhiều việc
làm có thu nhập cao trong xã hội. Hiệu quả về môi trường: khơng gây ơ nhiễm mơi trường, góp
phần phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững.
Tổ chức và quản lý các chuỗi SX-CB-TT rau thành ngành sản xuất tiên tiến, hiện đại:
Có tỷ lệ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ
rau, bao gồm: phát triển giống mới, áp dụng kỹ thuật canh tác cao, công nghệ bảo quản và
chế biến sau thu hoạch hiện đại, phát triển mạng lưới hệ thống cơ sở tiêu thụ, phuơng tiện
vận chuyển rau thuận tiện và hiện đại, thực hiện cơ giới hóa trong SX-CB-TT rau.

1.2. Những vấn đề về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
1.2.1. Khái niệm về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
Tổ chức quản lý các hoạt động SX-CB-TT rau ở tầm vĩ mơ của chính quyền Nhà nước
bao gồm việc tổ chức quy hoạch, sắp xếp một cách khoa học các yếu tố sản xuất và phối hợp điều
hòa hoạt động của những nguồn lực đầu vào như: sắp xếp những nguồn lực đất đai canh tác, đầu
tư kết cấu hạ tầng, sắp xếp tổ chức nguồn lao động, hỗ trợ nguồn vốn, đầu tư trang thiết bị kỹ
thuật, tư liệu sản xuất... phục vụ cho ngành hàng rau phát triển hay thực hiện một số nhiệm vụ


5
trọng tâm trong ngành hàng rau để thực hiện các mục đích và mục tiêu đã xác định trong những
điều kiện cụ thể.


1.2.1. Nội dung tổ chức quản lý của Nhà nước đối với ngành hàng rau trên địa bàn tỉnh
- Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành hàng rau: Xây dựng chiến lược
và quy hoạch phát triển ngành hàng rau là đặt ra các mục tiêu phát triển ngành hàng lâu dài,
xây dựng kế hoạch phát triển ngành một cách khoa học, bố trí sắp xếp ngành hàng rau cho
một tương lai dài hạn. Đối với quy hoạch vùng trồng rau đó là sự sắp xếp bố trí về thời gian,
khơng gian, diện tích, cơ cấu rau, sản lượng rau trồng… các điều kiện vật chất để hình thành
vùng rau chuyên canh cho tương lai.
- Xây dựng các chính sách phát triển ngành hàng rau: Xây dựng các văn bản chế độ
chính sách quản lý của Nhà nước ngành rau. Để quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau Nhà
nước xây dựng và ban hành các văn bản chính sách quản lý tại các thời điểm khác nhau
nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau. Xây dựng chính sách phát
triển các hiệp hội ngành hàng rau.
- Tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng ngành hàng rau: Tổ chức xây dựng kết cấu hạ
tầng ngành hàng rau bao gồm rất nhiều các hạng mục cơng trình đầu tư, đó có thể là sự đầu
tư vào hệ thống đường giao thông, hệ thống đường điện, hệ thống thủy lợi, hệ thống chợ và
siêu thị, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống sân kho, kho mát.
- Phát triển khoa học công nghệ và đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản
xuất, chế biến, tiêu thụ rau: Để tổ chức và quản lý tốt ngành hàng rau thì cơng tác nghiên
cứu khoa học và đưa tiến bộ khoa học công nghệ ứng dụng vào trong ngành hàng rau chiếm
một vị trí vai trò rất quan trọng. Để nâng cao được chất lượng sản phẩm rau thì cần phải có
các cơng trình nghiên cứu lai tạo ra được các giống rau tốt, nghiên cứu được quy trình kỹ
thuật sản xuất rau tiên tiến hiện đại, công nghệ chế biến bảo quản rau hiện đại.
- Tổ chức và quản lý hoạt động khuyến nông trong sản xuất rau: Để tổ chức và quản
lý tốt khâu sản xuất rau các chính quyền địa phương cần phải tăng cường quan tâm tới công
tác khuyến nông bởi vì nơng dân chun trồng rau hàng hóa thường xuyên có nhu cầu được
tiếp xúc với các đơn vị khuyến nông và nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất rau của họ.
- Tổ chức và quản lý công nghiệp chế biến rau: Nhà nước thực hiện quản lý ở tầm vĩ
mô đối với các khu công nghiệp trong đó có các nhà máy chế biến rau. Tổ chức thực hiện
tạo lập cơ chế thu hút các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng các nhà máy chế biến rau tập

trung theo quy hoạch.
- Tổ chức các hoạt động giám sát, hoạt động đảm bảo chất lượng và vệ sinh an tồn
thực phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm rau: Các cơ quan quản lý Nhà nước ngành
rau phải thường xuyên kiểm tra giám sát quy trình sản xuất rau, ban hành các chính sách
khuyến khích đầu tư nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm rau. Quản lý kiểm soát, kiểm tra,
giám sát của các cơ quan chức năng Nhà nước qui trình kỹ thuật sản xuất, kiểm tra chất lượng
sản phẩm rau phải tiến hành ngay từ trang trại trồng rau đến tận bàn ăn của người tiêu dùng rau.


6
- Tổ chức và quản lý thị trường tiêu thụ rau: Để tổ chức và quản lý hoạt động tiêu
thụ sản phẩm rau cần thực hiện tốt các nội dung như: phát triển thông tin thị trường về sản
phẩm rau, xây dựng thương hiệu rau mạnh, tổ chức và quản lý tốt mạng lưới tiêu thụ rau, tổ
chức thiết kế, mở rộng các kênh tiêu thụ rau, quản lý theo chuỗi giá trị rau.

1.2.3. Một số chỉ tiêu hiệu quả tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
- Xây dựng chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: Hiện nay có rất nhiều hệ thống chỉ tiêu để
đánh giá hiệu quả tổ chức và quản lý ngành hàng rau như: Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên giá
trị sản xuất (MI/GO), tỷ suất lợi nhuận trên giá trị sản xuất (TPr/GO), Tỷ suất giá trị gia
tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO), năng suất lao động, tỷ suất hàng hóa, hệ số sử dụng
ruộng đất, tỷ trọng thị phần rau so với mặt hàng khác…
Phân tích mối quan hệ giữa giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) và chi phí
trung gian(IC): Mối quan hệ GO, VA, IC được thể hiện bằng công thức GO = VA + IC hay
VA = GO - IC. Khi nói đến phát triển kinh tế của ngành rau, người ta thường chỉ quan tâm
đến sự tăng lên của phần giá trị mới sáng tạo VA (xét cho đơn vị sản xuất kinh doanh rau
hoặc trên giác độ tổng thể ngành hàng rau). Theo mối quan hệ này VA tỉ lệ thuận với GO và
tỷ lệ nghịch với IC. Do đó, tỷ lệ chi phí trung gian là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng để đánh
giá hiệu quả sản xuất của xã hội, tỷ lệ này càng thấp thể hiện sản xuất càng hiệu quả.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội được tạo bởi ngành hàng rau.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường do quản lý ngành hàng rau.


1.2.3. Lý thuyết về chuỗi giá trị trong tổ chức và quản lý ngành hàng rau
1.2.3.1. Chuỗi giá trị và đặc điểm của chuỗi giá trị trong SX-CB-TT rau
Chuỗi giá trị là một hệ thống trao đổi có tổ chức từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm mục
đích tạo ra giá trị và tính cạnh tranh. Chuỗi giá trị là sự liên kết để đem lại giá trị cho người
sản xuất và người tiêu dùng. Đặc điểm chính của chuỗi giá trị là tạo ra liên kết kinh doanh
bằng việc tham gia vào chuỗi giá trị, ví dụ nông dân, nhà chế biến, bán lẻ và xuất khẩu, làm
việc cùng nhau. Để tăng giá trị, chuỗi giá trị cần phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng và có tính cạnh tranh. Để có tính cạnh tranh, chuỗi giá trị cần phải luôn đổi mới. Để
tạo được sự liên kết hiệu quả, chuỗi cần phải chia lợi nhuận để khuyến khích người tham gia
vào chuỗi.
Nguyên

Chế biến cơ

liệu thơ

bản

Chế biến có
giá trị gia
tăng

Khách
hàng

Hình 1.1: Chuỗi giá trị

1.2.3.2. Liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau
Liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, khơng kể

quy mơ hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị SX-CB-TT
rau là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối
tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên.


7
1.2.3.3. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị trong ngành hàng rau
- Phương pháp tiếp cận toàn cầu nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau: Khái
niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích tồn cầu hố, khung phân tích chuỗi giá trị
để tìm hiểu các cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá
các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập tồn cầu. Phân tích chuỗi giá trị có thể làm
sáng tỏ việc các doanh nghiệp, vùng và quốc gia được kết nối với nền kinh tế tồn cầu như
thế nào. Cách phân tích lồng ghép này sẽ xác định ở mức độ rộng hơn các kết quả phân phối
của các hệ thống sản xuất toàn cầu và năng suất mà các nhà sản xuất cá thể phải nâng cao hoạt
động và do đó tự đặt mình vào con đường tăng trưởng bền vững.
- Phương pháp tiếp cận quốc gia nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau
- Phương pháp tiếp cận vùng nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau

1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý
sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau
- Nhóm nhân tố về nhu cầu của thị trường: Nhu cầu rau của người tiêu dùng là căn cứ
quan trọng nhất cho sự phát triển của ngành hàng rau cả về quy mô, cơ cấu sản phẩm, chủng
loại sản phẩm rau cũng như về tốc độ tăng trưởng, là cơ sở để có các quyết định của nhà quản
lý. Cầu về sản phẩm rau ngày một phát triển, đó là một cơ hội lớn cho sự lựa chọn hướng đầu
tư, quy mô đầu tư, cũng như các biện pháp tổ chức quản lý phù hợp nhằm phát triển ngành rau.
- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên: Nhóm nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để tổ
chức phát triển sản xuất rau và phân bố sản xuất rau. Mỗi loại rau trồng chỉ có thể sinh
trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định. Cây rau là loại cây ngắn
ngày, sinh trưởng và phát triển của nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, bao gồm:
đất, nước, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, mơi trường, sinh thái…

- Nhóm nhân tố về cơng nghệ và kỹ thuật: Các nhân tố về công nghệ và kỹ thuật có
những ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động sản xuất, chế biến rau. Các nhân tố công
nghệ kỹ thuật là yếu tố quyết định đến năng lực của các cơ sở SX-CB-TT rau. Thông
thường cơ sở SX-CB-TT rau có cơng nghệ kỹ thuật hiện đại tiên tiến thì năng lực tổ chức và
quản lý của cơ sở đó tốt và ngược lại.
- Nhóm nhân tố về tổ chức và quản lý ngành rau: Nhóm nhân tố về tổ chức và quản
lý trong các khâu SX-CB-TT rau có vai trị nhất định trong việc tạo ra sự gia tăng sản lượng
hay sự gia tăng thu nhập của ngành hàng rau, tạo ra sự tăng trưởng tổng thể của ngành hàng
rau. Khả năng tổ chức, khả năng quản lý SX-CB-TT rau, năng lực quản lý ngành rau là một
nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới sự tăng trưởng và phát triển của ngành rau.
- Nhóm nhân tố quản lý Nhà nước đối với ngành rau: Quản lý Nhà nước ngành rau là
quản lý vĩ mô không thế thiếu cho sự phát triển của ngành hàng rau ở một địa phương, một
vùng hay trên phạm vi quốc gia. Quản lý Nhà nước đối với ngành rau bao gồm các nội dung
chủ yếu là: xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển ngành, xây dựng quy hoạch, chủ trương,


8
phương hướng, biện pháp phát triển ngành rau; xây dựng chính sách đầu tư; tập huấn nơng
dân; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng rau; nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ cao; nghiên
cứu xây dựng quy trình kỹ thuật; tổ chức mạng lưới tiêu thụ; đẩy mạnh tuyên truyền quảng
bá cho ngành rau; xây dựng các mơ hình quản lý trong ngành rau.

1.4. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất, chế biến và tiêu thụ
rau trong điều kiện hội nhập và những yêu cầu đặt ra
1.4.1. Những cơ hội và sự thuận lợi đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trong
điều kiện hội nhập
Khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế, tham gia tổ chức WTO, chính sách
mở cửa thị trường, trong đó có thị trường rau xanh và rau chế biến. Điều này đặt ra cho
ngành rau và các cơ sở SX-CB-TT rau phải đổi mới tư duy, tìm kiếm các biện pháp về tổ
chức quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh. Thị trường rau nước ta sẽ mở rộng tới 149 nước thành viên WTO, ngành rau có điều
kiện tăng cường quan hệ, liên doanh, liên kết với đối tác các nước thành viên để học tập, trao
đổi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến; tổ chức và quản lý để
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm rau, năng lực của doanh nghiệp.

1.4.2. Những yếu tố thách thức và khó khăn đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
trong điều kiện hội nhập
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế người nông dân nước ta phải đương đầu với
thách thức mới trong cạnh tranh với nông sản hàng hố nước ngồi, khơng chỉ trên thị
trường thế giới, mà ở ngay trên “sân nhà”, như rau nhập khẩu cạnh tranh với rau sản xuất
trong nước do hàng của họ rẻ hơn, chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn. Tham gia WTO
Việt Nam cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cắt giảm mức thuế quan của mình theo một
lộ trình được vạch sẵn, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản, cam kết mở cửa thị trường dịch
vụ, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi tham gia dịch vụ phân phối
hàng hố, trong đó có mặt hàng rau.
Rau quả tươi và chế biến của các nước, mạnh nhất là rau quả của Trung Quốc và
Thái Lan xâm nhập mạnh thị trường nội địa. Đây vừa là thách thức song cũng là cơ hội, tạo
áp lực cho các doanh nghiệp nghiên cứu cải tiến kỹ thuật sản xuất, chế biến, đổi mới
phương thức quản lý để tạo ra sản phẩm rau có chất lượng cao, giá thành hạ, tăng khả năng
cạnh tranh.

1.4.3 Những yêu cầu dặt ra trong tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ
rau trong điều kiện hội nhập
Một trong những áp lực đặt ra khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành
hàng rau là làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa ngành sản xuất rau để tăng
tính ổn định và bền vững. Ngành rau phải chú trọng công tác quản lý của Nhà nước đối với


9
ngành hàng rau, quan tâm đến vấn đề quy hoạch, đầu tư hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất

rau, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm rau, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm cho rau...

1.5. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở Việt Nam trong tổ chức và quản
lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
1.5.1. Kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau của một số
nước trên thế giới
Bài học kinh nghiệm về sự thành công của một số nước trên thế giới về tổ chức và
quản lý trong SX-CB-TT rau được tổng kết lại như sau: Nhiều nước trên thế giới đã coi
trọng công tác quy hoạch và thực hiện rất tốt quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau.
Các nước rất chú trọng tới chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào
SX-CB-TT rau, đặc biệt là khâu sản xuất rau. Các nước đều cho rằng, sản xuất rau không
thể phát triển nếu bảo quản và chế biến khơng được tiêu chuẩn hóa vì rau là sản phẩm dễ
hỏng vì vậy chính phủ các nước đã có chính sách hỗ trợ để hiện đại hóa trang thiết bị bảo
quản (Hàn Quốc), có chính sách tập trung phát triển công nghệ sau thu hoạch, tăng cường
các trang thiết bị chế biến (Ấn Độ). Các nước đang phát triển đều cho rằng, sản xuất nhỏ
phân tán và manh mún ở các hộ gia đình là nguyên nhân gây ra sự không đồng đều về sản
phẩm và gây khó khăn cho việc thu gom tiêu thụ. Các nước chú trọng đến tính liên kết trong
chuỗi giá trị gia tăng, từ đó đã tổ chức và phát triển liên kết liên doanh giữa sản xuất, chế
biến và tiêu thụ rau.
Vai trị quản lý Nhà nước có tính chất quyết định tới tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu
thụ rau. Thái Lan là một điển hình đáng để các nhà làm luật và chính sách Việt Nam tìm
hiểu và vận dụng. Trước thực tế đòi hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao của
người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là khách hàng của các nước công nghiệp phát triển đối
với sản phẩm rau tươi và chế biến, chẳng hạn như dư lượng hóa chất trong sản phẩm rau
không được phép vượt quá mức cho phép.

1.5.2. Kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở Việt Nam
Bài học kinh nghiệm về sự thành công của một số địa phương trong cả nước về tổ
chức và quản lý SX-CB-TT rau được tổng kết như sau: Về sản xuất: cần tổ chức hình thành

được các vùng chun canh rau hàng hóa tương đối tập trung sản xuất với số lượng lớn. Áp
dụng mạnh mẽ các kỹ thuật thâm canh, luân canh rau, thực hiện kỹ thuật sản xuất rau an
toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP một cách phù hợp, thực hiện trồng xen, trồng gối để tận
dụng đất đai, lao động, khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên của các vùng. Về chế biến:
cần hình thành một số nhà máy chế biến rau có quy mơ lớn gắn với các vùng sản xuất rau,
trong chế biến rau chú trọng công nghệ sinh học tiên tiến, công nghệ dây truyền hiện đại. Về
tiêu thụ rau: hình thành nhiều kênh phân phối rau, hệ thống phân phối đa dạng, có nhiều tác


10
nhân tham gia vào trong kênh phân phối rau, hình thành hệ thống cửa hàng bán rau tại các
chợ và siêu thị. Về công tác tổ chức và quản lý của chính quyền địa phương: cơng tác tổ
chức sản xuất, quản lý sản xuất, quản lý vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý về môi
trường, vấn đề phát triển nơng nghiệp bền vững đã được nhiều chính quyền địa phương
quan tâm thực hiện tốt.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT,
CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

2.1. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến tổ
chức và quản lý sản xuất rau ở tỉnh Thái Nguyên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm về địa hình
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế chính trị của vùng Trung du
miền núi phía Bắc, với vị trí 21o20’-22o25’ vĩ độ Bắc và 105o25’-106o16’ kinh độ Đơng; có
tổng diện tích tự nhiên là 354.655,25 ha chiếm 1,08% diện tích cả nước. Địa hình của Thái
Ngun được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi; Vùng đồi cao, núi thấp; Vùng nhiều ruộng
ít đồi. Vị trí địa lý của tỉnh khá thuận lợi về nhiều mặt cho phát triển sản xuất và trao đổi
hàng hóa, trong đó có việc SX - CB - TT rau.


2.1.1.2 Khí hậu thời tiết
Thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên khá thích hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó
có nhiều loại rau như: bắp cải, su hào, cà chua, mướp đắng, dưa chuột… Điều này cho phép
tỉnh Thái Nguyên có thể bố trí sản xuất các loại rau theo các mùa vụ thích hợp nhằm đáp
ứng nhu cầu rau quanh năm của tỉnh cũng như của người tiêu dùng các tỉnh lân cận.

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
2.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 là 1.127.450 người, số lao động đang làm
việc trong các ngành kinh tế năm 2010 là 665.652 người, trong đó số lao động làm việc ở
ngành nông lâm nghiệp và thủy sản là khoảng 454.840 người chiếm 68,33%. Tỷ lệ lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo qua các năm đều tăng, để phát triển kinh
tế tỉnh Thái Nguyên cần có chiến lược phát triển về đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh trong đó
có nâng cao trình độ chun môn cho nguồn nhân lực để phục vụ SX-CB-TT rau.


11
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Thái Nguyên khá thuận lợi cho phát triển
kinh tế, xã hội, nhất là sản xuất nơng nghiệp, trong đó có SX-CB-TT rau. Đánh giá hệ thống
kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Thái Nguyên nói chung và kết cấu hạ tầng ở khu vực nơng
thơn nói riêng đã được cải thiện và phát triển đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, một số
cơ sở kết cấu hạ tầng trên địa bàn đã bị hư hỏng hoặc xuống cấp, chính quyền địa phương cần
có các biện pháp khắc phục, cải tạo và đầu tư phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng.

2.1.2.3. Về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của Tỉnh
Về tăng trưởng kinh tế: Trong những năm vừa qua, kinh tế tỉnh Thái Nguyên có sự
tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất của tỉnh năm 2009 đạt 16.760,8 tỷ đồng (theo giá so
sánh năm 1994), đạt 45.355,6 tỷ đồng theo giá hiện hành. Giá trị sản xuất bình quân đầu

người năm 2009 (theo giá hiện hành) của tỉnh đạt khoảng 40,22 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp xây dựng và tăng
nhẹ thương mại dịch vụ, giảm nông lâm thủy sản. Năm 2009, ngành nông lâm, thủy sản
chiếm tỷ trọng 22,46%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 40,62%; ngành dịch vụ
chiếm tỷ trọng 36,93%. Khu vực sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Ngun đã có
sự thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất hàng hóa; một số vùng sản xuất rau tập trung và
chuyên môn hóa đã được hình thành và phát triển.

2.1.3. Đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến tổ
chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
2.1.3.1. Thuận lợi
Thái Nguyên có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, trong đó có sản
xuất rau. Thái Nguyên có hệ thống các trường đại học, đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và
chuyên môn cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đưa nhanh khoa học, công nghệ vào SX-CBTT rau. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực,
nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho mở
rộng quy mô ngành rau, nâng cao hiệu quả SX-CB-TT rau.

2.1.3.2. Khó khăn
Địa hình tỉnh Thái Ngun cịn nhiều nơi bị chia cắt mạnh, đất dốc dẫn đến sản xuất
phân tán, suất đầu tư cao địa hình vùng miền núi gây khó khăn trong việc canh tác, vận
chuyển rau đi tiêu thụ… Khí hậu có nhiều rủi ro trong sản xuất rau do thời tiết gây ra như
nắng nóng, hạn hán, ngập lụt, lũ quét, sương muối, mưa đá.

2.2. Thực trạng về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ
rau ở tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Chính sách và chủ trương của tỉnh Thái Nguyên về tổ chức và quản lý
ngành hàng rau


12

Tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều chính sách, chủ trương nhằm khuyến khích
SX-CB-TT rau trên địa bàn Tỉnh phát triển nhanh và bền vững, trợ giúp cho ngành hàng rau
hội nhập với các tỉnh trong vùng, với thị trường trong cả nước và tiến tới hội nhập với nền
kinh tế quốc tế. Công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể ngành hàng rau trong
toàn tỉnh đã được Sở NN & PTNT của tỉnh triển khai xây dựng xong, tuy nhiên về quy
hoạch chi tiết với các vùng, địa bàn huyện về ngành rau còn chưa được thực hiện, cơng tác
quy hoạch ngành cịn tiến hành chậm, chất lượng quy hoạch cịn chưa cao.

2.2.2. Khái qt tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau tỉnh Thái Nguyên
Diện tích, năng suất và sản lượng rau của tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng lên góp
phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau của người dân. Trong những năm qua
tỉnh Thái Nguyên đã sản xuất ra một lượng rau lớn và cung cấp cho thị trường trong tỉnh và thị
trường các tỉnh lân cận, một phần dùng cho xuất khẩu. Trong mười năm (1999-2009), diện
tích, năng suất và sản lượng rau của tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng lên góp phần đáng
kể vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau của người dân.

2.2.3. Công tác quy hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
Hiện nay các huyện trong tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành làm công tác quy hoạch
vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh trên toàn tỉnh, tuy nhiên việc triển khai thực hiện
theo quy hoạch còn rất chậm so với kế hoạch đặt ra. Tỉnh đang tiến hành khảo sát, xác định
phân loại vùng có sản xuất rau theo quy mơ diện tích; diện tích đất có khả năng quy hoạch,
phát triển sản xuất RAT theo hướng tập trung và phân tán. Trên cơ sở kết quả điều tra và
phân tích các mẫu đất, nước, mơi trường của các vùng trên các địa bàn huyện và tỉnh sẽ tiến
hành xây dựng bản đồ quy hoạch các vùng đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện sản xuất RAT
để có biện pháp cải tạo phát triển sản xuất lâu dài trong tương lai.

2.2.4. Tổ chức và quản lý sản xuất rau
Về hình thức tổ chức sản xuất: Trên địa bàn tỉnh Thái Ngun có các loại hình tổ
chức và quản lý sản xuất rau chủ yếu là: hộ, trang trại, hợp tác xã nơng nghiệp, doanh
nghiệp SX-CB-TT rau. Nhìn chung số cơ sở SX-CB-TT rau trên địa bàn tỉnh qua các năm

đều tăng, đa dạng về loại hình, quy mơ tổ chức.
Về sử dụng giống rau: người dân sử dụng giống rau từ 2 nguồn chủ yếu, đó là các
Cơng ty chuyên kinh doanh hạt giống rau cung cấp, hoặc do người dân tự để giống. Về chất
lượng, giống do các công ty cung cấp là khá tốt, phong phú về chủng loại; có một số loại
giống rau nhập ngoại (giống của Nhật, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc…) có chất lượng
rất tốt nhưng giá cả tương đối cao.
Về sử dụng phân bón: Hầu hết các hộ sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều
có thói quen sử dụng phân hóa học là chủ yếu, phân hữu cơ, phân vi sinh cũng được sử


13
dụng. Về cách thức sử dụng, liều lượng sử dụng và thời gian sử dụng còn nhiều hộ chưa
thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật sản xuất đảm bảo an toàn.
Về sử dụng thuốc BVTV: Hiện nay trên địa bàn tỉnh trong số các loại thuốc trừ sâu,
nông dân thường sử dụng trên rau thì nhóm thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc là thuốc
đảm bảo an toàn VSTP cho rau. Hiện nhóm thuốc này mới chỉ chiếm có 5,4% số hộ với
khoảng 1,31% về lượng sử dụng.
Về tổ chức khuyến nông phục vụ sản xuất rau: Trong những năm qua công tác
khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được nhiều sự quan tâm. Công tác khuyến
nông tập trung vào áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh, hướng dẫn kỹ
thuật sản xuất rau an toàn, rau chất lượng cao; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ
chun mơn kỹ thuật, trình độ khoa học cơng nghệ áp dụng trong sản xuất rau.

2.2.5. Tổ chức và quản lý công nghiệp chế biến rau
Các cơ quan Nhà nước tỉnh Thái Nguyên đã để ra một số biện pháp, chính sách khuyến
khích phát triển các nhà máy, khu công nghiệp chế biến; trong đó có các nhà máy chế biến chế
biến rau. Chế biến rau được tổ chức theo ba mức độ: sơ chế, chế biến thủ công truyền thống
và chế biến cơng nghiệp. Nhìn chung việc chế biến rau mang tính dây truyền công nghiệp
hiện đại ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay hầu như chưa được phát triển, chủ yếu vẫn là sơ chế
rau và chế biến thủ công truyền thống. Do hạn chế trong việc sơ chế, chế biến, bảo quản rau

nên thị trường tiêu thụ rau của tỉnh vẫn cịn chủ yếu là thị trường tại chỗ, chỉ có một số
lượng rau chế biến mang tính thủ cơng được tiêu thụ ở các thị trường ngoài tỉnh.

2.2.6. Tổ chức và quản lý tiêu thụ sản phẩm rau
Tổ chức tiêu thụ rau hiện nay ở trên địa bàn tỉnh Thái Ngun gồm có bốn nhóm
chính đó là hệ thống chợ bán buôn rau, hệ thống các chợ bán lẻ rau, người bán rong rau và
hệ thống các cửa hàng, siêu thị bán rau. Hiện tại, việc bố trí các chợ bán lẻ, bán bn, các
cửa hàng, siêu thụ cịn nhiều bất cập về khơng gian, quy mơ chợ, diện tích dành cho bán rau,
chưa đảm bảo về mặt vệ sinh.
Công tác quản lý thị trường rau, quản lý chất lượng rau ở các địa phương tuy đã có
nhưng chưa được kiểm tra kiểm sốt tồn diện, thường xun liên tục và chặt chẽ. Sự phân
cấp chức năng quản lý giữa các cơ quan liên quan đến quản lý thị trường rau còn chưa rõ
ràng, chồng chéo. Giữa các Sở chức năng đó là Sở NN & PTNT, Sở Cơng Thương, Sở Y
tế…không phân định rõ chức năng trong vấn đề quản lý chất lượng rau, quản lý VSATTP…
nên nhiều cơ quan khơng nhận trách nhiệm về mình mà lại nói rằng đó là trách nhiệm của
cơ quan khác. Chính vì vậy hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát chất
lượng rau trên thị trường vẫn chưa được giải quyết.

2.2.7. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ ngành hàng rau
Các cơ quan quản lý Nhà nước trong những năm qua đã tích cực đầu tư nhiều cơng
trình trên địa bàn Tỉnh Thái Ngun để phục vụ ngành hàng rau, việc đầu tư xây dựng hạ
tầng đã được triển khai theo các dự án, chương trình mục tiêu của Trung ương, của Tỉnh và
của các Tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra thì vẫn cịn chưa đáp ứng được


14
với các yêu cầu của ngành hàng rau. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật gồm có đầu tư
hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất rau, hệ thống giao thông, hệ thống điện, thực hiện cơ khí
hóa phục vụ sản xuất rau đã được tỉnh Thái Nguyên chú ý đầu tư nhưng còn ở mức hạn chế.


2.2.8. Hiệu quả sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau
2.2.8.1. Hiệu quả sản xuất rau
So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của ba nhóm rau chính đó là rau ăn lá, rau ăn củ
và rau ăn quả. Giá trị sản xuất của 1 ha rau nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Ngun tính
trung bình năm 2010 là từ 80 – 111 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp từ 44 – 67 triệu đồng, lợi
nhuận thu được từ 6 – 15 triệu đồng tùy từng loại rau. Rau ăn lá cho giá trị sản xuất trung
bình là 79.230 nghìn đồng/ha, lợi nhuận trung bình thu về là 9.341 nghìn đồng/ha. Rau ăn
củ cho giá trị sản xuất tính trung bình là 83.400 nghìn đồng/ha, lợi nhuận trung bình thu về
là 6.839 nghìn đồng/ha. Rau ăn quả cho giá trị sản xuất trung bình là 111.895 nghìn
đồng/ha, lợi nhuận trung bình thu về là 11.509 nghìn đồng/ha. Nhìn chung hiệu quả kinh tế
của sản xuất rau ăn củ và rau ăn quả thường mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây
rau ăn lá.

2.2.8.2. Hiệu quả kinh tế của tiêu thụ rau
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc tổ chức tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
giữa các tác nhân người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ tham gia trong một kênh phân
phối rau tính trên 1.000 kg bắp cải tại tỉnh Thái Nguyên năm 2010 cho thấy: người thu gom có
lợi nhuận tiêu thụ rau cao nhất là 330.000 đồng, người bán bn có lợi nhuận tiêu thụ cao thứ
hai là 292.000 đồng và người bán lẻ có lợi nhuận thấp nhất là 249.000 đồng (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tiêu thụ rau
tính trên 1.000 kg bắp cải tại tỉnh Thái Nguyên năm 2010
Đvt: 1000 đồng
Diễn giải
1. Doanh thu (TR)
2. Chi phí trung gian (IC)
3. Giá trị gia tăng (VA)
4. Khấu hao tài sản
5. Thu nhập hỗn hợp (MI)
6. Tiền công lao động (W)
Trong đó số ngày cơng:

7. Tổng chi phí (TC)
8. Lợi nhuận (TPr)
9. Một số chỉ tiêu
9.1. Trên 1.000 đ chi phí
VA/TC
MI/TC
TPr/TC
9.2. Trên 1 cơng lao động

Đơn vị Nhà thu
gom
tính
1.000đ
1.000đ
1.000đ
1.000đ
1.000đ
1.000đ
ngày
1.000đ
1.000đ
 
 
lần
lần
lần
 

3.431
2.781

650
20
630
300
10
3.101
330
 
 
0,210
0,203
0,106
 

Nhà
bán
bn
3.681
2.921
760
18
742
450
15
3.389
292
 
 
0,224
0,219

0,086
 

Nhà
bán lẻ
3.981
3.116
865
16
849
600
20
3.732
249
 
 
0,232
0,227
0,067
 

So sánh (%)

NTG/
NBB

NTG/
NBL

NBB/

NBL

93,21
95,21
85,53
111,11
84,91
66,67
66,67
91,50
113,01
 
 
93,47
92,79
123,51
 

86,18
89,25
75,14
125,00
74,20
50,00
50,00
83,09
132,53
 
 
90,44

89,30
159,50
 

92,46
93,74
87,86
112,50
87,40
75,00
75,00
90,81
117,27
 
 
96,75
96,24
129,14
 


15
VA/W
MI/W
TPr/W

1.000đ
1.000đ
1.000đ


65,000
63,000
33,000

63,333
61,833
19,467

57,667
56,600
12,450

102,63
101,89
169,52

112,72
111,31
265,06

109,83
109,25
156,36

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ số liệu điều tra năm 2010

2.2.8.3. Hiệu quả kinh tế của chế biến rau

So sánh kết quả và HQKT tính bình qn trên 1000 kg của một số loại rau chế biến
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2010 cho thấy: Dưa chuột bao tử cho GTSX là 15.579

nghìn đồng và lợi nhuận thu được là 1.524 nghìn đồng. Măng tươi chế biến cho GTSX là
19.867 nghìn đồng và lợi nhuận thu được là 2.672 nghìn đồng. Cà muối cho GTSX là
12.579 nghìn đồng và lợi nhuận thu được là 1.152 nghìn đồng. Dưa muối cho GTSX là
11.597 nghìn đồng và lợi nhuận thu được là 1.782 nghìn đồng.

2.2.8.4. Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị sản phẩm rau
Phân tích tổng thu nhập và tổng lợi nhuận chuỗi giá trị sản phẩm rau súp lơ trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên tính trung bình cho một năm của các tác nhân cho chúng ta thấy:
Tổng thu nhập của nhóm nhà sản xuất rau súp lơ (Nông dân/HTX) là 6.842,5,5 trđ, chiếm tỷ
lệ cao nhất trong tổng thu nhập của toàn chuỗi là 65,17%; Tổng thu nhập của nhóm nhà thu
gom/Tư thương/DN rau súp lơ là 835,2 trđ, chiếm tỷ lệ 7,95%; Tổng thu nhập của nhóm
nhà bán bn rau súp lơ là 1.360,8 trđ, chiếm tỷ lệ 12,96%; Tổng thu nhập của nhóm nhà
bán lẻ rau súp lơ là 1.461,6 trđ, chiếm tỷ lệ 13,92%. Tổng thu nhập của toàn chuỗi là
10.500,1 trđ, tổng lợi nhuận thu được của toàn chuỗi là 2.282,9 trđ

2.3. Đánh giá chung thực trạng về công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến,
tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập
2.3.1. Đánh giá chung về chính sách, chủ trương và biện pháp tổ chức, quản lý
của tỉnh Thái Nguyên đối với ngành rau
Trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã có những chính sách, chủ trương và biện
pháp tích cực trong tổ chức quản lý đối với ngành rau. Tuy nhiên cơ chế chính sách chưa
hồn thiện và thiếu đồng bộ nên chưa khuyến khích được ngành hàng rau của Tỉnh phát
triển, công tác quản lý thị trường tiêu thụ rau cịn lỏng lẻo, chưa có chính sách mạnh khuyến
khích đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ cho vùng sản xuất rau; các chính sách thu hút đầu tư
chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực SX-CB-TT rau. Cơ
quan Nhà nước tại địa phương chưa có nhiều chính sách tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh
tạo ra các liên kết, gắn kết ổn định giữa ba khâu SX-CB-TT trong ngành hàng rau của Tỉnh.

2.3.2. Đánh giá chung thực trạng tổ chức và quản lý sản xuất rau
Phần nhiều các địa phương trong Tỉnh vẫn chưa có quy hoạch chi tiết, chiến lược kế

hoạch cụ thể về việc phát triển sản xuất rau, sản xuất rau vẫn cịn mang tính manh mún và tự


16
phát, chưa được tổ chức sản xuất thành một hệ thống đồng bộ giữa các khâu. Hình thức sản
xuất rau hiện nay vẫn chủ yếu là các nông hộ, các trang trại sản xuất rau chuyên canh vẫn
chưa thực sự phát triển mạnh, vai trò của các hợp tác xã sản xuất rau còn bị hạn chế.

2.3.3. Đánh giá chung thực trạng tổ chức và quản lý chế biến rau
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu vẫn là sơ chế, chế biến rau thủ công,
ngành công nghiệp chế biến rau chưa được phát triển, chưa có các nhà máy chế biến rau với
quy mơ lớn, chưa hình thành được vùng chế biến rau tập trung gắn với các vùng ngun liệu
rau có quy mơ lớn.

2.3.3. Đánh giá chung thực trạng tổ chức và quản lý tiêu thụ rau
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đã có hệ thống tiêu thụ rau khá đa dạng, bao gồm các
chợ bán buôn, chợ bán lẻ, cửa hàng, siêu thị. Số lượng các chợ, cửa hàng, siêu thị ngày càng
tăng tuy nhiên các chợ cóc, chợ tạm, chợ vỉa hè vẫn cịn tồn tại và hình thành một cách tự
phát. Cơng tác quy hoạch, quản lý hệ thống tiêu thụ rau vẫn còn chưa được thực sự chặt chẽ,
công tác quản lý hoạt động kinh doanh rau chưa có hiệu quả cao.
CHƯƠNG 3
NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH
THÁI NGUYÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

3.1. Những quan điểm, căn cứ, định hướng và mục tiêu hồn thiện cơng tác tổ
chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở Tỉnh Thái Nguyên trong điều
kiện hội nhập
3.1.1. Quan điểm về tổ chức quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ
rau ở tỉnh Thái Ngun

Để hồn thiện cơng tác tổ chức SX-CB-TT rau cần phải: Nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; tổ chức và quản lý SX-CBTT rau của tỉnh Thái Nguyên phải theo quy hoạch; tạo điều kiện gắn kết được các khâu sản
xuất, chế biến, tiêu thụ rau; từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường; đáp
ứng được nhu cầu tại địa phương và hướng tới bán ra ngoài Tỉnh, xuất khẩu rau.

3.1.2. Những căn cứ chủ yếu để tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
3.1.2.1. Nhu cầu về sản phẩm rau của thị trường trong và ngoài nước
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu thị trường quyết định đến ba khâu sản xuất, chế
biến, tiêu thụ trong ngành hàng rau. Thị trường rau bao gồm thị trường trong địa bàn tỉnh


17
Thái Nguyên, thị trường trong nước và thị trường ngoài nước; nhu cầu của các thị trường
này là rất lớn và khơng ngừng tăng lên.
Dự tính khối lượng rau cần tiêu dùng của tỉnh Thái Nguyên vào năm 2015 là khoảng
145.140 tấn/năm; năm 2020 nhu cầu tiêu dùng của tỉnh là 164.437 tấn/năm. Để đáp ứng
được nhu cầu của thị trường, đến năm 2015 dự kiến diện tích sản xuất rau của tỉnh Thái
Nguyên phải là 10.221 ha và đến năm 2020 là 10.541 ha (Bảng 3.1).
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu tiêu dùng rau của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2010

Năm 2015 Năm 2020

1. Dân số dự báo tỉnh Thái
Nguyên
2. Lượng rau xanh bq/người

3. Nhu cầu tiêu dùng rau của tỉnh
4. Năng suất bq rau/ha

Người
Kg/người/năm
Tấn
Tấn/ha

1.156.504
115
132.998
13,9

1.209.500
120
145.140
14,2

1.264.900
130
164.437
15,6

10.221

10.541

5. Diện tích rau cần sản xuất

Ha

9.568
Nguồn: Tính tốn từ số liệu điều tra

3.1.2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành rau của Nhà nước
Ngành rau trong cả nước trong thời gian tới có chủ trương, định hướng, quy hoạch phát triển
là đẩy mạnh phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, nâng cao chất lượng sản phẩm rau. Sản xuất
rau trong cả nước thời gian tới phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện
quy trình sản xuất theo hướng GAP, bảo đảm VSATTP, cạnh tranh với rau nhập khẩu ngay tại
thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Mục tiêu chung của ngành SX-CB rau của Việt
Nam từ nay đến năm 2020 chủ yếu là nhằm bảo đảm nhu cầu cơ bản của con người với sản
lượng ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng cao, mức độ đảm bảo VSATTP ngày càng
cao, phấn đấu đưa mức tiêu dùng rau lên 110 kg/người/năm; đẩy mạnh xuất khẩu rau.

3.1.2.3. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ngành rau của Thái Nguyên
Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên
trong thời gian tới, các yếu tố tác động đến kinh tế - xã hội trong đó có các yếu tố tác động
đến sản xuất nông, lâm nghiệp; các yếu tố tác động đến ngành hành rau của Tỉnh Thái
Nguyên trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế trong nước và quốc tế. Căn cứ vào chiến
lược, quy hoạch phát triển ngành hàng rau của Tỉnh Thái Nguyên. Đây là những căn cứ
quan trọng để giúp đưa ra các giải pháp để hoàn thiện tổ chức và quản lý SX-CB-TT rau
trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2.4. Căn cứ vào thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau của tỉnh Thái Nguyên


18
Những ưu, nhược điểm của thực trạng SX-CB-TT rau của tỉnh Thái Nguyên và
nguyên nhân của chúng là căn cứ quan trọng để tiếp tục hồn thiện cơng tác tổ chức và quản
lý SX-CB-TT ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới.


3.1.2.5. Căn cứ khả năng hợp tác khoa học - công nghệ, hợp tác đầu tư với các địa
phương và thu hút đầu tư nước ngồi
Thái Ngun có nhiều khả năng hợp tác về KHCN và đào tạo với các nước vì là nơi tập
trung nhiều các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề; có các Viện nghiên cứu, Trung
tâm nghiên cứu về lĩnh vực rau. Thái Nguyên có thể hợp tác với các địa phương, các tỉnh
trong cả nước về SX-CB-TT rau. Thái Nguyên có nhiều tiềm năng hợp tác với các quốc gia
trên thế giới về thu vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư
cho ngành hàng rau của Tỉnh.

3.1.3. Định hướng và mục tiêu tổ chức, quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
3.1.3.1. Định hướng tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020
Định hướng phát triển ngành rau theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất, chất
lượng cao, giá thành hạ, hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Tổ chức quản lý ngành rau cần gắn
tăng trưởng ngành với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường. Tăng cường đầu
tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau. Ứng dụng, đầu tư KHCN vào sản
xuất, chế biến rau và chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào SX-CB rau.

3.1.3.2. Mục tiêu tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau của tỉnh Thái
Ngun đến năm 2020
Hồn chỉnh thực hiện cơng tác quy hoạch ngành rau trong toàn Tỉnh, gắn quy hoạch sản
xuất rau với hai khâu chế biến và tiêu thụ rau. Ban hành các cơ chế chính sách quản lý Nhà nước
đối với ngành hàng rau. Tăng cường năng lực quản lý, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt Nhà nước đối
với thị trường rau, chất lượng sản phẩm rau.

3.2. Những biện pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác tổ chức và quản lý sản
xuất, chế biến, tiêu thụ rau của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
3.2.1. Tổ chức và quản lý quy hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
Tỉnh Thái Nguyên cần triển khai nhanh chóng các phương án quy hoạch cụ thể vùng

sản xuất, trên nguyên tắc tập trung đồng bộ, với đầy đủ kết cấu hạ tầng, áp dụng đồng bộ
các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, giao và phân cấp quản lý chặt chẽ vùng sản xuất rau an
toàn. Qui hoạch vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh gần các nhà máy chế biến, gần
đường giao thông, thuận tiện cho khâu vận chuyển rau đến nhà máy chế biến và nơi tiêu thụ.

3.2.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ ngành hàng rau


19
Nhà nước và tỉnh Thái Nguyên cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho SXCB-TT rau. Trong đầu tư xây dựng cơ bản cần đảm bảo tính đồng bộ như hệ thống giao
thơng, điện, nước, nhà sơ chế làm sạch, nhà máy chế biến, hệ thống thủy lợi, phương tiện
vận chuyển nhằm tăng về quy mô, nâng cao chất lượng rau, đặc biệt quan tâm tới vấn đề vệ
sinh an tồn thực phẩm.

3.2.3. Hồn thiện cơng tác tổ chức và quản lý sản xuất rau
3.2.3.1. Hoàn thiện tổ chức và quản lý vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung
Để hồn thiện tổ chức tốt sản xuất rau thì chúng ta cần phải tổ chức sản xuất rau tập
trung quy mô lớn mới tạo điều kiện đi lên sản xuất theo phương pháp công nghiệp và thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành sản xuất rau. Khuyến khích sự liên kết sản xuất
giữa các cơ sở sản xuất rau, tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất rau chuyên canh và
thực hiện tổ chức sản xuất rau theo quy hoạch.

3.2.3.2. Hồn thiện quy trình và tổ chức thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn
Để đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn tỉnh cần mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật
trồng rau an toàn cho người trồng rau để tất cả các hộ nơng dân được học tập và có cơ hội
làm theo. Các chương trình, nội dung tập huấn cần hết sức đơn giản, dễ hiểu, dễ làm và đáp
ứng được các yêu cầu đòi hỏi của thực tế sản xuất rau an tồn của các hộ.

3.2.4. Hồn thiện cơng tác tổ chức và quản lý công nghiệp chế biến rau
Tỉnh Thái Nguyên cần đẩy mạnh công tác đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư cho

khâu bảo quản, chế biến rau. Đầu tư đổi mới công nghệ trong chế biến rau, vừa kết hợp đầu
tư theo chiều rộng với đầu tư theo chiều sâu. Tỉnh cần đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế
biến đồng thời kết hợp mở rộng phát triển, nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có.

3.2.5. Hồn thiện cơng tác tổ chức và quản lý tiêu thụ sản phẩm rau
- Tổ chức tốt chuỗi cung ứng rau trên cơ sở liên kết SX-CB-TT rau
- Tổ chức tốt các kênh tiêu thụ rau
- Tổ chức các hoạt động nâng cao giá trị gia tăng trong tiêu thụ rau
- Tăng cường công tác quản lý thị trường
- Tăng cường quảng bá, tiếp thị, mở rộng thị trường

3.2.6. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ ngành rau
Các cơ quan chức năng của Nhà nước cần đứng ra tổ chức và hỗ trợ một phần kinh
phí các lớp đào tạo ngắn hạn hay dài hạn, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về sản
xuất, chế biến, tiêu thụ rau cho các hộ, doanh nghiệp, mời các chuyên gia giảng dạy về các
kỹ thuật sản xuất, chế biến và nghiệp vụ tổ chức sản xuất, kinh doanh rau.

3.2.7. Tăng cường công tác khuyến nông phục vụ ngành rau
Công tác khuyến nông cần tập trung vào những vấn đề như: xây dựng các mơ hình
trình diễn về giống rau mới, quy trình sản xuất tiên tiến. Thử nghiệm các giống rau mới;
hoàn thiện các quy trình kỹ thuật; tiếp nhận, chuyển giao công nghệ. Áp dụng đồng bộ, hợp
lý công nghệ và kỹ thuật tiên tiến kết hợp với kinh nghiệm truyền thống từ nhân giống rau,
sản xuất thương phẩm đến thu hái, bảo quản để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả


20
trong SX-CB-TT rau. Nâng mức hỗ trợ và tổng mức hỗ trợ với các mơ hình khuyến nơng
cơng nghệ cao và các mơ hình chế biến bảo quản rau nhằm khuyến khích phát triển sản
xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ rau.


3.2.8. Hồn thiện chính sách và biện pháp vĩ mơ
Cần thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích phát triển SX-CB-TT rau như:
chính sách đất đai; chính sách khoa học cơng nghệ; chính sách đầu tư; chính sách tài chính,
tín dụng; chính sách thị trường; chính sách tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm sốt chất lượng
rau; chính sách khuyến khích tiêu thụ rau thơng qua hợp đồng; chính sách tạo điều kiện và
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển SX-CB-TT rau; chính sách đối với
xuất khẩu rau.

3.2.9. Xây dựng mơ hình tổ chức quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau
3.2.9.1. Mơ hình sản xuất - tiêu thụ rau
Trên cơ sở vùng sản xuất rau tập trung chun mơn hóa, thành lập các tổ chức
gắn kết chặt chẽ giữa chuyên sản xuất rau với tiêu thụ rau như các HTX sản xuất và tiêu thụ
rau (hoặc các trang trại, các công ty cổ phần, các công ty tư nhân, các công ty liên doanh
chuyên sản xuất và tiêu thụ rau), hình thành các cửa hàng tiêu thụ rau. Liên kết hoạt động
tương đối chặt chẽ từ khâu sản xuất rau đến khâu tiêu thụ rau. Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ
phát triển sản xuất gắn kết với tiêu thụ rau.

3.2.9.2. Mơ hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau với sản xuất là trung tâm
Trên cơ sở từng địa bàn của tỉnh Thái Nguyên và vùng sản xuất rau tập trung
chun mơn hóa, thành lập mơ hình tổ chức gắn kết chặt chẽ giữa các tổ chức chuyên sản
xuất rau với nhà máy chế biến rau và với mạng lưới tiêu thụ rau, lấy sản xuất rau làm trung
tâm thúc đẩy các hoạt động chế biến - tiêu thụ rau phát triển. Nhà nước giữ vai trò kiểm tra,
kiểm soát, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất rau; tạo sự liên kết hoạt động chặt chẽ giữa ba
khâu SX-CB-TT rau, hợp đồng ký kết giữa ba khâu được ký kết thường xun và duy trì
liên tục.

3.2.9.3. Mơ hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau với chế biến và tiêu thụ là trung tâm
Mơ hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau với chế biến và tiêu thụ là trung tâm được
hình thành trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa giữa ba khâu SX-CB-TT rau trong đó lấy hai
khâu chế biến rau với lại khâu tiêu thụ rau làm trung tâm trong mơ hình tổ chức và quản lý.


3.2.9.4. Mơ hình liên doanh với doanh nghiệp nước ngồi hay doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi
Trong mơ hình liên doanh với doanh nghiệp nước ngồi, chính quyền địa phương cần ban
hành cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngồi vào Tỉnh, hướng nguồn vốn đầu tư nước ngoài
vào phát triển cơng nghệ sinh học để tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới công
nghệ bảo quản, chế biến rau để gia tăng giá trị sản phẩm rau hàng hóa..



×