Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại một số nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 93 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ĐẶNG THỊ HUYỀN HUỆ


ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TẠI MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT XI MĂNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số : 60 44 03 01




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng








Thái Nguyên, năm 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ĐẶNG THỊ HUYỀN HUỆ


ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TẠI MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT XI MĂNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số : 60 44 03 01




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng







Thái Nguyên, năm 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được
sử dụng để bảo vệ một đề tài nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu

nhà trường, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học và các thầy cô trong Khoa
Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo,
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi
học tập ở trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng,
người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi
trường, lãnh đạo Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường, lãnh đạo Chi
cục Bảo vệ môi trường và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cô, các chú, các anh chị là cán bộ Nhà
máy xi măng Lưu Xá và Nhà máy xi măng Quán Triều đã tạo điều kiện, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện lấy mẫu và thu thập thông tin tại đơn vị để
phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên,
ủng hộ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, ngày 9 tháng 10 năm 2014
Tác giả


Đặng Thị Huyền Huệ



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tổng quan ngành xi măng 4
1.1.1. Ngành xi măng trên thế giới 4
1.1.2 Ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam 5
1.2 Thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp xi măng 6
1.3 Sơ lược các công nghệ sản xuất xi măng 9
1.3.1 Công nghệ sản xuất xi măng lò đứng 10
1.3.2 Công nghệ sản xuất xi măng lò quay 12
1.4 Các yếu tố môi trường không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân
sản xuất xi măng. 21
1.4.1 Ảnh hưởng của bụi 21
1.4.2 Ảnh hưởng của nóng ẩm 24
1.4.3 Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung xóc. 26
Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 29
2.2. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu 29
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 29
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp thực hiện 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iv
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 30
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích 30
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và đánh giá số liệu 31
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Khái quát về tổ chức, quy mô, công nghệ sản xuất của hai nhà máy 32
3.1.1 Nhà máy xi măng Quán Triều 32
3.1.2 Nhà máy xi măng Lưu Xá 37
3.2 Đánh giá kết quả công tác lập ĐTM và việc thực hiện các công tác bảo
vệ môi trường của hai nhà máy xi măng trong những năm gần đây 41
3.2.1 Công tác lập ĐTM và yêu cầu về công tác bảo vệ môi trường khi nhà
máy đi vào hoạt động. 42
3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các nhà máy đã được
thực hiện 43
3.3 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu 55
3.3.1 Nhà máy xi măng Quán Triều 56
3.3.2 Nhà máy xi măng Lưu Xá 67
3.4 Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm 74
3.4.1 Tính toán tải lượng dựa vào hệ số phát thải 74
3.4.2. Kết quả tính toán tải lượng phát thải ô nhiễm dựa vào đo đạc thực
nghiệm 75
3.4.3 So sánh với kết quả tính tải lượng bằng phương pháp hệ số. 76
3.5 Đề xuất các biện pháp quản lý và giảm thiểu tác động từ hoạt động sản
xuất của hai nhà máy tới môi trường xung quanh 78
3.5.1 Các giải pháp quản lý 78
3.5.2 Các giải pháp kỹ thuật 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1. Kết luận 80
2. Kiến nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Nghĩa
1
BTNMT
Bộ tài nguyên môi trường
2
BVMT

3
CN
Công nghệ
4
CNSX
Công nghệ sản xuất
5
CP
Cổ phần
6
CSSXKD

7
CTNH

Chất thải nguy hại
8
DN
Doanh nghiệp
9
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
10
GDP
Tổng thu nhập quốc nội
11
KCN
Khu công nghiệp
12
KTXH

13
MTV
Một thành viên
14
NM
Nhà máy
15
NN
Nhà nước
16
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
17
QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
18
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
19
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
20
UBND

21
WHO
Tổ chức y tế thế giới
22
XM
Xi măng
23
XMLX
Xi măng Lưu Xá
24
XMQT
Xi măng Quán Triều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Sản lượng xi măng các năm gần đây (triệu tấn) 5
Bảng 3.1: Sản phẩm và sản lượng theo thiết kế của nhà máy 33

Bảng 3.2: Dữ liệu chất thải nhà máy xi măng Quán Triều [8] 37
Bảng 3.3 Dữ liệu chất thải nhà máy xi măng Lưu Xá [5] 41
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp lượng chất thải nguy hại phát sinh thực tế của
Nhà máy 51
Bảng 3.5: Kết quả quan trắc định kỳ ống khói của nhà máy xi măng Quán
Triều từ năm 2012 – 2014 58
Bảng 3.6: Kết quả quan trắc định kỳ môi trường không khí trong khu vực
sản xuất nhà máy xi măng Quán Triều từ năm 2012 – 2014 60
Bảng 3.7: Kết quả quan trắc định kỳ môi trường không khí khu vực xung
quanh nhà máy từ năm 2012 – 2014 (đợt 1-XMQT) 64
Bảng 3.8: Kết quả quan trắc định kỳ môi trường không khí khu vực xung
quanh nhà máy từ năm 2012 – 2014 (đợt 2-XMQT) 65
Bảng 3.9: Kết quả quan trắc ống khói nhà máy xi măng Lưu Xá từ năm
2012-2014 68
Bảng 3.10: Kết quả quan trắc định kỳ môi trường không khí trong khu
vực sản xuất NMXM Lưu Xá từ năm 2012 – 2014 70
Bảng 3.11: Bảng kết quả quan trắc định kỳ môi trường không khí khu
vực xung quanh nhà máy từ năm 2012 – 2014 (đợt 1-XMLX) 72
Bảng 3.12: Bảng kết quả quan trắc định kỳ môi trường không khí khu
vực xung quanh nhà máy từ năm 2012 – 2014 (đợt 2-XMLX) 73
Bảng 3.13. Tải lượng ô nhiễm khí độc hại phát sinh do hoạt động sản xuất 75
Bảng 3.14: Tải lượng ô nhiễm thực tế phát sinh do hoạt động sản xuất từ
năm 2012-2014 76
Bảng 3.15: Tải lượng tính theo hai phương pháp tính đối với các nhà máy
(tấn/năm) 76


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Biểu đồ sản lượng cung cấp cho thị trường và doanh thu từ năm
1995 -2007 của Tổng công ty xi măng Việt Nam 8
Hình 1.2 : Lò quay nung clinker theo phương pháp ướt 13
Hình 1.3 : Sơ đồ công nghệ sản xuất XMP phương pháp ướt 15
Hình 1.4 : Lò quay 16
Hình 1.5 : Hệ thống Xyclon trao đổi nhiệt 18
Hình 1.6 : Sơ đồ công nghệ sản xuất XMP phương pháp khô 20
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng nhà máy xi măng Quán Triều 36
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ sản xuấ nhà máy xi măng Lưu Xá 40
Hình 3.3 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống lọc bụi túi vải 44
Hình 3.4. Sơ đồ nguyên lý của lọc bụi tĩnh điện 45
Hình 3.5 Sơ đồ buồng tĩnh điện 45
Hình 3.6 Thiết bị lọc bụi tĩnh điện 46
Hình 3.7 Thiết bị lọc bụi túi và các ống khói 46
Hình 3.8 Hệ thống mương rãnh thoát nước 48
Hình 3.9 Cấu tạo bể tự hoại 48
Hình 3.10: Hệ thống lọc bụi khói lò nung clinker nhà máy xi măng Lưu Xá 54
Hình 3.11: Quan trắc tiếng ồn đợt 1 trong khu vực sản xuất qua các năm 62


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU

Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển về cơ sở hạ tầng nên nhu cầu về
vật liệu xây dựng là rất lớn. Chính vì vậy, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng luôn là nghành được đầu tư, ưu tiên phát triển trước. Và trên thực tế

ở nước ta, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng luôn gắn liền với sự phát triển
của đất nước, mạnh nhất là từ khi thống nhất đất nước (1975) đến nay.
Xi măng là một trong những nguyên liệu cơ bản để xây dựng các công
trình công nghiệp và dân dụng của nhà nước, nhân dân. Đến năm 2000
nhà nước ta đã có 60 công ty xi măng và đã sản xuất một lượng xi măng
khá lớn (trên 11 triệu tấn một năm) và theo dự tính nhu cầu xi măng sẽ tăng
4-5 lần mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng cơ bản trong cả nước. Các công
trình công nghiệp, đường sá, cầu cống, các công trình văn hóa, thể thao kể
cả nhu cầu xây dựng của nhân dân vì vậy trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ
20 nhiều nhà máy xi măng được xây dựng với công nghệ hiện đại sản xuất
bằng lò quay thay thế dần công nghệ lò đứng đã lạc hậu. Tuy nhiên không
thể thay thế trong một thời gian ngắn vì vậy việc sản xuất xi măng bằng lò
đứng vẫn tiếp tục hoạt động trong điều kiện hiện nay.
Vấn đề sản xuất xi măng trong những năm qua đã đáp ứng được nhu
cầu cơ bản về xây dựng trong thời kỳ hiện nay nhưng bên cạnh kết quả đạt
được vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đáng lo ngại. Không những công nhân
trực tiếp sản xuất chịu ảnh hưởng của tác động môi trường do nhiệt, tiếng
ồn, bụi, hơi khí độc và mùi hôi thối của nước thải mà còn ảnh hưởng đến
nhân dân vùng lân cận.
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu
tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ
xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
Đi đôi với nhiệm vụ sản xuất-kinh doanh, các công ty, nhà máy, xí
nghiệp và các cơ sở sản xuất - đặc biệt là tại các nhà máy xi măng - hiện đã có
những chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường như xây dựng các hệ thống
xử lý khói bụi, nước thải, thực hiện các báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường

định kỳ hàng năm và tuân thủ các quy định khác của pháp luật trong việc bảo
vệ môi trường tuy nhiên việc thực hiện các công tác này đôi khi còn chưa triệt
để, mang tính hình thức.
Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà
trường, Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thế Hùng, tôi tiến hành
nghiên cứu luận văn: “Đánh giá việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường
tại một số nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong
những năm gần đây”.
*Mục đích và yêu cầu của đề tài
*Mục tiêu tổng quát của đề tài là:
Tìm hiểu thực trạng môi trường không khí của một số nhà máy sản xuất
xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và khu vực lân cận và đề xuất giải
pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường của các nhà máy.
*Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Đánh giá được kết quả công tác lập ĐTM và việc thực hiện các công
tác bảo vệ môi trường của hai nhà máy xi măng trên .
- Đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường không khí của hai nhà
máy xi măng và khu vực xung quanh Nhà máy xi măng giai đoạn 2012-2014 .
- Ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phát sinh từ
sản xuất của 2 nhà máy xi măng nghiên cứu
- Đề xuất được giải pháp giảm thiểu các ảnh hưởng của khí thải tới môi
trường xung quanh và biện pháp giúp cho các nhà máy xi măng thực hiện tốt
hơn công tác bảo vệ môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
* Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập

- Là cơ hội giúp học viên áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn,
rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp số liệu và có cái nhìn tổng quan về thực
trạng môi trường địa phương.
- Là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm trong thực tế. Đồng thời nâng cao kiến thức thực tế, bổ sung tư liệu
học tập, kiến thức, kinh nghiệm.
Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Làm tài liệu tham khảo cung cấp cho các ban ngành về công tác quản lý,
bảo vệ môi trường.
Ý nghĩa trong thực tế
- Biết được mặt mạnh, mặt yếu kém, những khó khăn và tồn tại
trong công tác quản lý, thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại một số
nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Giúp người dân hiểu hơn về môi trường của mình.
- Đề xuất và kiến nghị các giải pháp bảo vệ môi trường sao cho phù hợp
với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nhà máy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan ngành xi măng
1.1.1. Ngành xi măng trên thế giới
Xi măng luôn là loại vật liệu cơ bản và thông dụng nhất được sử
dụng rộng rãi trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội, giáo dục quốc phòng…
Tất cả các ngành nghề kinh tế đều cần tới xi măng và sự phát triển của
ngành công nghiệp xi măng kéo theo nhiều ngành nghề sản xuất dịch vụ khác

phát triển như xây lắp, sản xuất thiết bị phụ tùng, bê tông, bao bì và các dịch
vụ tư vấn khảo sát thiết kế, thăm dò chất lượng và trữ lượng.
Nền kinh tế thế giới trong những năm qua (2000 - 2007) bước vào giai đoạn
phát triển ổn định và có thiên hướng chú ý vào nền kinh tế Châu Á. Tiêu dùng xi
măng trong những năm trở lại đây không ngừng tăng trưởng và là động lực quan
trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một số nước đang phát
triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia… (trên thế giới hiện nay có
khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng, tuy nhiên các nước có ngành công nghiệp
xi măng chiếm sản lượng lớn của thế giới thuộc về Trung Quốc, Ấn Độ và một số
nước như khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và Indonesia).
Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020: Tăng hàng
năm 3,6% năm nhu cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch lớn giữa các khu
vực trên thế giới: (nhu cầu các nước đang phát triển 4,3% năm, riêng châu Á
bình quân 5%/năm, các nước phát triển xấp xỉ 1%/năm. Ngoài ra tình trạng dư
thừa công suất của các nhà máy là phổ biến ở Đông Âu, Đông Nam Á (Thái
Lan, ngược lại ở Bắc Mỹ).
Các nước tiêu thụ lớn xi măng trong những năm qua phải kể đến: Trung
Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Italya, Braxin,
Iran, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Ai Cập, Pháp, Đức…[25]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Hiện nay trên thế giới đang sử dụng các công nghệ sản xuất xi măng rất
hiện đai, có khả năng tự động hóa rất cao. Có các chủng loại xi măng phổ biến
sau: Porland thông dụng (PC), Porland hỗn hợp (PBC), Porland - puzolan,
Porland - xỉ lò cao, Porland bền sunphat, Porland mac cao, Porland đóng rắn
nhanh, Porland giãn nở, Porland dành cho xeo tấm lợp uốn sóng amiăng - xi
măng, Porland cho bêtông mặt đường bộ và sân bay, xi măng alumin, xi măng
chống phóng xạ, xi măng chịu axit, xi măng chịu lửa, v.v

1.1.2 Ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam
1.1.2.1 Vị trí ngành công nghiệp xi măng trong nền kinh tế Việt Nam
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm
nhất ở nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt).
Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của
ngành Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng.
Đến nay đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và
phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: khoảng 33 thành viên
thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công
ty nhỏ và các trạm nghiền khác. [25]
Tuy nhiên sản lượng xi măng sản xuất trong những năm qua không đáp
ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước:
Bảng 1.1: Sản lượng xi măng các năm gần đây (triệu tấn)
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
SL
7,6
9,53
11,1
12,7

14,64
16,8
18,4
20
21,7
23,6
26,9
TT
9,3
10,1
11,1
13,62
16,48
20,5
24,38
26,5
28,2
32,1
35,8
NK
1,46
0,5
0,3
0,2
1,33
3,75
5,98
6,0
6,5
8,5

8,9
(Nguồn: VLXD đương đại)
Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào
tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì thế
Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát
triển kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
1.1.2.2 Các loại sản phẩm chính
Hiện nay trên sản phẩm xi măng trên thị trường có nhiều loại, tuy nhiên
thông dụng trên thị trường Việt Nam gồm hai loại sản phẩm chính:
Xi măng Portland chỉ gồm thành phần chính là clinker và phụ gia
thạch cao. Ví dụ: PC 30, PC 40, PC 50.
Xi măng Portland hỗn hợp vẫn với thành phần chính là clinker và
thạch cao, ngoài ra còn một số thành phần phụ gia khác như đá pudôlan, xỉ lò.
Ở thị trường các loại xi măng này có tên gọi như PCB 30, PCB 40. [17]
1.2 Thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp xi măng
Trong những năm gần đây, một số nhà máy sản xuất xi măng lớn tập
trung nhiều vào thị trường trong nước do thị trường này đang tăng trưởng
mạnh mẽ. Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay đã có khoảng 14
nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/năm, 55
cơ sở xi măng lò đứng, lò quay chuyển đổi tổng công suất thiết kế 6 triệu
tấn/năm, khoảng 18 triệu tấn xi măng được sản xuất từ nguồn clinker trong
nước (ứng với 14,41 triệu tấn clinker).
Hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng sử dụng phương pháp kỹ thuật
khô, ngoại trừ những nhà máy có lò trộn xi măng đứng với thiết bị và kỹ thuật
lạc hậu, thì những nhà máy còn lại có năng suất trộn xi măng từ 1,4 triệu đến
2,3 triệu tấn mỗi năm với thiết bị và trình độ kỹ thuật tương đương với nhữn

nhà máy khác ở Đông Nam Á.
Việt Nam đang có khoảng 31 dự án xi măng lò quay với tổng công suất
thiết kế là 39 triệu tấn được phân bổ ở nhiều vùng trên cả nước. (Đa số tập
trung ở miền Bắc, miền Trung và chỉ có 4/31nằm ở miền Nam).
Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực. Hầu
hết các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu đầu vào
lớn, trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó nguồn cung xi
măng ở phía Bắc thì dư thừa trong khi miền Nam lại thiếu hụt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp:[25]
Các DN miền Bắc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác nguyên vật
liệu đầu vào do đó chủ động được về năng lực sản xuất. Doanh nghiệp miền
Nam thì ngược lại.
Giá than đá, thạch cao và clinker những nguyên liệu đầu vào chính dùng
cho sản xuất xi măng vẫn tăng đều qua các năm. Mà những nguyên liệu đầu
vào này Việt Nam phải nhập khẩu với khối lượng rất lớn. Ngoài ra giá gas,
dầu hiện nay biến động ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển tăng. Ảnh hưởng
tiêu cực đến sản xuất và kết quả hoạt động của ngành.
Trình độ công nghệ của ngành lạc hậu cũ kỹ thừa hưởng của Nga,
Pháp, Trung Quốc những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng.
(Không riêng gì Việt Nam, Trung Quốc cũng đang lâm vào tình trạng này).
Hiện này với các dự án dây chuyền, nhà máy xi măng lớn đang triển khai
hy vọng sẽ thay thế công nghệ cũ, giúp năng lực sản xuất được tăng lên gấp
nhiều lần.
Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu vào máy móc thiết bị ngành xi măng là rất
lớn, đó là sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khi muốn gia
tăng công suất, đổi mới công nghệ.

Thị trường, thị phần và các yếu tố ảnh hưởng:
Hiện nay trên thị trường giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền
Bắc thường thấp hơn giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền Nam
khoảng 200.000 đồng/ tấn tùy từng loại dao động xung quanh mức chênh lệch
này. (tính đến cuối tháng 4 đầu tháng 5/2008). Tại sao có mức khác biệt này:
như đã nêu ở trên, các doanh nghiệp phân bố không đều giữa các miền, giá
đầu vào của nguyên vật liệu, cước phí vận chuyển, tổng nhu cầu xi măng tại
miền Nam chiếm tới 40% tổng nhu cầu trong khi các doanh nghiệp miền Nam
chỉ đáp ứng được 50% tổng nhu cầu đó.[25]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
Ngoài ra do xi măng là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nên
Chính phủ vẫn nắm quyền kiểm soát giá cả, giá cả bị chặn đầu ra – nhưng giá
nguyên liệu đầu vào không ngừng xu thế tăng lên. Đó là khó khăn rất lớn cho
doanh nghiệp sản xuất trong ngành.
Thị phần tiêu thụ lớn nhất thuộc về Tổng công ty Xi măng Việt Nam
chiếm khoảng 40% toàn thị trường – Thị phần tiêu thụ xi măng trong 04
tháng đầu năm 2008 con số này là 41,1% . Các doanh nghiệp lớn trong
ngành đều thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam như: Hà Tiên1, 2, Xi
măng Hoàng Thạch, Xi măng Hải Phòng… hơn 33 đơn vị gồm công ty
con, công ty cổ phần - tổng công ty nắm quyền chi phối, công ty liên
doanh liên kết.

Hình 1.1: Biểu đồ sản lượng cung cấp cho thị trường và doanh thu từ năm
1995 -2007 của Tổng công ty xi măng Việt Nam
Thị phần của các doanh nghiệp xi măng nhỏ chiếm 31% toàn thị trường –
04 tháng đầu năm 2008 con số này là 28,9% - do vốn nhỏ, khả năng cạnh tranh
kém. Thị phần của các doanh nghiệp liên doanh là 29% - 04 tháng đầu năm

2008 con số này là 30%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
1.3 Sơ lƣợc các công nghệ sản xuất xi măng [17]
Xi măng là chất kết dính thủy lực rất quan trọng hiện nay, được sử dụng
rộng rãi trong các nganh xây dựng. Thành phần của xi măng cơ bản gồm có:
Cao: 59-67%; SiO
2
: 16-26%; Al
2
O
3
: 4-9%; Fe
2
O
3
: 2-6%; MgO: 0,3-3%
Tùy vào từng chủng loại xi măng và nhu cầu sử dụng mà ta thay đổi
thành phần khoáng của clinker hoặc phụ
:
Xi măng Portland chỉ gồm thành phần chính là clinker và phụ gia thạch
cao. Ví dụ: PC 30, PC 40, PC 50.
Xi măng Portland hỗn hợp vẫn với thành phần chính là clinker và thạch
cao, ngoài ra còn một số thành phần phụ gia khác như đá pudôlan, xỉ lò. Ở thị
trường các loại xi măng này có tên gọi như PCB 30, PCB 40.
Muốn có xi măng Porland bền sunphat ta cần giữ trong thành phần
khoáng của clinker hàm lượng C3A ≤ 5 %, C3S ≤ 58 % đối với xi măng bền
sunphat thường và C3A ≤3 %, C3S ≤ 50 % đối với xi măng bền sunphat loại

cao. Ta cần thiết kế và tính toán tốt bài phối liệu sống, hơn thế nữa, cần phải
chọn lựa loại nguyên liệu để hàm lượng Al
2
O
3
trong sét hoặc trong hỗn hợp
sét không vượt quá 14 - 16 % thì mới phối liệu được thành phần hóa của liệu
sống và clinker. Riêng việc hạn chế hàm lượng kiềm trong xi măng bền
sunphat các loại trên cũng đòi hỏi có sự chọn lựa nguyên liệu sét và loại than
mà tro của nó ít kiềm (K
2
O + Na
2
O).
Nói chung thì từ trước tới nay có các CNSX xi măng chủ yếu là: CNSX
xi măng lò đứng, lò quay khô, lò quay ướ
.
- Phương pháp ướt (phối liệu vào lò dạng bùn past, độ ẩm trong
khoảng 18 – 45%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
- Phương pháp khô (độ ẩm phối liệu vào < 1%)
- Phương pháp bán khô (phối liệu vào lò được ép thành viên với độ ẩm
12 – 18%)
1.3.1 Công nghệ sản xuất xi măng lò đứng

Cấu tạo: Lò đứng là thiết bị có khoảng không làm việc dạng
tháp đứng, tiết diện tròn hoặc các hình dạng khác. Chiều cao lò thường là

L= 8 ÷ 12m, đường kính D= 2.4 ÷ 3m. Nhiên liệu được trộn với phối liệu
và được tạo thành viên trước khi nạp vào lò, nhờ vậy nhiên liệu cháy truyền
nhiệt trực tiếp cho phối liệu tạo hiệu quả sử dụng nhiệt tương đối cao.

Nguyên tắc hoạt động [17]
Các quá trình biến đổi tạo clinker xảy ra ngay trong cục phối liệu ban
đầu. Nhiệt khí thải và lượng nhiệt tổn thất qua thân lò không lớn.
Trong quá trình nhiên liệu cháy, trong phối liệu xảy ra phản ứng phân
huỷ, bay hơi khí, kích thước viên nhiên liệu giảm dần, tạo những lỗ trống
thuận lợi cho sự thông khí của lò. Nhiên liệu cho lò đứng nung xi măng là
than cốc hoặc than gầy. Các loại than mỡ, than nâu ngọn lửa dài (dùng rất tốt
cho lò quay) lại không thích hợp do nhiều chất bốc, dễ thoát khỏi nhiên liệu
trước khi bắt đầu phản ứng cháy, gây tổn thất nhiên liệu nhiều hơn.
Quá trình hoá lý xảy ra theo chiều cao lò. Phối liệu (gồm cả nhiên liệu rắn)
được tiếp vào lò từ trên cao, sao cho phân bố đều tiết diện ngang. Trong quá trình
dịch chuyển từ trên cao xuống, phối liệu đều trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn sấy nung nóng
- Giai đoạn phân huỷ đất sét và cacbonat
- Giai đoạn nung luyện và kết khối
- Giai đoạn làm lạnh
Quá trình hoá lý còn xảy ra theo tiết diện lò. Gần tường lò, trở lực
thấp gió mạnh, nhiên liệu dễ cháy nên nhiệt độ cao. Theo chiều từ tường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
lò vào, lúc viên nhiên liệu đạt nhiệt độ cao bị co lại và theo xu hướng vẫn
chuyển rơi theo chiều lòng chảo vào tâm làm cho trở lực gió càng vào tâm
càng cao, tốc độ gió càng vào tâm càng yếu. Do đó, vùng tâm lò là vùng
sấy đốt nóng, kế tiếp là vùng phân huỷ, tiếp theo là vùng liệu ở khu vực toả

nhiệt và gần tường lò là vùng kết khối.
Quá trình hoá lý khi nung clinker trong lò đứng còn diễn ra ngay
trong một viên liệu, gió nóng từ phía dưới lên bao quanh viên liệu và sấy
khô bề mặt viên liệu. Oxy khuếch tán vào bề mặt viên liệu làm cho hạt
than trên bề mặt viên liệu cháy toả nhiệt thực hiện quá trình sấy, nung
nóng, phân huỷ nhiệt
Khi bề mặt hạt phối liệu nóng đỏ đạt 1300 C thì lớp bên trong đang
ở nhiệt độ dưới 1000 C, thực hiện quá trình phân huỷ cacbonat còn tâm
hạt phối liệu còn đang ở giai đoạn sấy và đốt nóng. Khi nhiên liệu lớp bên
trong cháy thì nhiên liệu lớp ngoài cùng đã cháy hết, nhiệt độ do bị đốt
nóng toả ra và do các viên liệu xung quanh toả ra làm cho lớp ngoài kết
khối, trong khi đó bên trong còn ở giai đoạn toả nhiệt, tiếp theo là lớp
phân huỷ cacbonat và trong cùng là lớp sấy khô. Vì vậy cần khoảng thời
gian dài đề kết thúc quá trình tạo khoáng clinker trong viên liệu nên năng
suất của lò đứng thấp.
Sau khi nung, clinker cũng được nghiền với những phụ gia thích
hợp thành XMP. Do chất lượng clinker không cao, nghiền clinker lò đứng
dễ hơn nghiền clinker lò quay. XMP lò đứng chất lượng kém hơn XMP
lò quay, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Ở những nước công nghiệp
phát triển, lò đứng có thể dùng nung những loại xi măng đặc biệt, lò đứng
nung clinker nói chung không tồn tại.[17]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12

Ưu điểm : Đầu tư rẻ

Nhược điểm : Chất lượng clinker không ổn định, tốn nhiều năng
lượng, năng suất thấp, không giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, hiện tại

phương pháp này không tồn tại ở những nước công nghiệp phát triển.
Ở Việt Nam, có khoảng 100 lò đứng với tổng sản lượng khoảng 4 triệu
tấn xi măng/ năm. Công nghệ xi măng lò đứng sẽ không được tiếp tục đầu tư,
các nhà máy hiện có phải chuyển đổi công nghệ khác trong tương lai gần.
1.3.2 Công nghệ sản xuất xi măng lò quay
Một thời chất lượng clinker sản xuất bằng phương pháp ướt được coi là
tốt hơn clinker phương pháp khô, chủ yếu do khi nghiền ướt, phối liệu được
trộn đều, phản ứng tốt hơn. Hiện nay, kỹ thuật đồng nhất hoá bằng khí nén
trong sản xuất clinker hoàn thiện hơn rất nhiều. Sản xuất XMP phương pháp
khô là phương pháp chủ yếu hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Phương pháp ướt chỉ tồn tại ở các nhà máy cũ, hoặc trong những điều kiện
đặc biệt thuận lợi về khai thác nguyên liệu.[17]
1.3.2.1 Phương pháp ướt
 Cấu tạo:Lò quay là ống thép hình trụ, trong lót gạch chịu lửa (samốt
hoặc cao nhôm vùng làm nguội, phần nung lót loại gạch chịu lửa kiềm tính
manhêzi, manhêzi – crôm). Để tăng tuổi thọ lò, người ta có thể dùng thêm các
loại gạch cách nhiệt.
Thông thường, với phương pháp ướt, lò có chiều dài L = 80÷120m,
đường kính D = 3÷6m. Tỷ lệ L/D = 30 ÷ 40, hình dạng lò cũng không đơn
điệu. Nhiều loại lò quay có kích thước đốt nóng phình to. Lò đặt với tang góc
nghiêng 2 – 6% so với mặt đất trên bệ đỡ con lăn và quay với tốc độ 0.5 –
1.75 vòng/phút.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13

Hình 1.2 : Lò quay nung clinker theo phương pháp ướt

Nguyên tắc hoạt động

Chuyển vận của nguyên liệu và khí nóng trong lò quay theo nguyên tắc
ngược chiều. Nguyên liệu ướt vào lò từ đầu cao, theo độ nghiêng và lực quay
của lò, chuyển động dần tới phần thấp, cuối lò với vận tốc 35 – 45cm/phút.
Trong quá trình chuyển vận, phối liệu luôn thay đổi bề mặt nhận nhiệt đốt nóng
khí cháy, biến đổi hoá lý thành cục clinker. Nhiên liệu được phun từ đầu thấp,
cháy và truyền nhiệt cho phối liệu, hạ nhiệt độ rồi đi ra ngoài ở phía lò cao của
lò. Nhiệt độ khí thải khoảng 200 - 300 C.[17]
Các quá trình hoá lý xảy ra:
Zone sấy:
Phối liệu vào dạng bùn sệt, nhận nhiệt khí thải, đạt nhiệt độ khoảng
120 - 200 C, xảy ra quá trình mất nước lý học. Để tăng hiệu quả truyền nhiệt,
ở zone này người ta thường mắc thêm các mắt xích kim loại. Vì vậy còn gọi
là zone xích. Ngoài ra các xích sắt còn có tác dụng ngăn bụi thoát khỏi lò.
Chiều dài zone sấy khoảng 35% chiều dài lò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Zone đốt nóng
Trong zone này, nhiệt độ phối liệu tăng từ 120 - 650 C. Quá trình
chủ yếu là cháy tạp chất hữu cơ và mất nước hoá học của các khoáng sét. Đất
sét bị phân huỷ tạo mêta caolinit hoặc các dạng oxit tự do hoạt tính rất cao.
Bắt đầu phân huỷ một phần cacbonat. Zone đốt nóng chiếm khoảng 14%
chiều dài lò.
Al
2
O
3.
2SiO
2

.2H
2
O → 3Al
2
O
3.
2SiO
2
+ H
2
O
Zone phân huỷ cacbonat:
Nhiệt độ lên tới 1000 C. Đây là giai đoạn cuối cùng của các phản
ứng pha rắn :
CaCO
3
→ CaO + CO
2

Zone kết khối
Nhiệt độ phối liệu từ 1000 C tới 1450 C. Đây là zone có nhiệt độ
cao nhất tròn lò, pha lỏng hình thành nhiều 15 – 25%. Các phản ứng tạo
khoáng, kết tinh các khoáng xảy ra nhanh hơn nhờ pha lỏng. Với sự có
mặt pha lỏng có độ nhớt rất cao, cùng tác dụng chuyển động quay theo lò
rồi trượt xuống do trọng lượng , các viên clinker dạng sỏi được hình thành.
Tạo pha lỏng và kết tinh.[17]
12CaO + 2 SiO
2
+ 2 Al
2

O
3
+ Fe
2
O
3
→ 3CaO.SiO
2
+ 2CaO.SiO
2
+
3CaO.Al
2
O
3
+ 4CaO. Al
2
O
3
.Fe
2
O
3

Zone kết khối chiếm khoảng 20% chiều dài lò
Zone làm nguội
Sau zone kết khối, phối liệu đã kết khối tạo thành clinker với thành
phần khoáng cần thiết. Không khí lạnh lấy nhiệt từ khối clinker nóng làm
nhiệt độ clinker giảm dần từ 1450 - 1300 C. Zone làm nguội chiếm 8% chiều


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
dài của lò. Ở đây chưa kể tới thiết bị làm nguội clinker với tôics độ nhanh để
ổn định thành phần pha có tròn clinker XMP. Các thiết bị này làm nguội
clinker với tốc độ rất nhanh từ 1300 C xuống còn 100 C - 150 C và
thường đặt riêng. Phổ biến nhất là thiết bị làm nguội kiểu ghi và kiểu
hành tinh. Clinker ra khỏi thiết bị làm nguội nhiệt độ còn khoảng 100 -
150 C và được chứa trong các xilo đặc biệt làm nguội tiếp trước khi đem
nghiền với phụ gia.
- 1450 – 1300 C clinker nguội tới nhiệt độ để nghiền.
- 1300 - 100 C tạo pha thuỷ tinh, các tinh thể nhỏ mịn.

Ưu điểm: Phối liệu nghiền mịn, chất lượng clinker cao.

Nhược điểm: Lò dài, tốn diện tích, tiêu tốn nhiều năng lượng.

Hình 1.3 : Sơ đồ công nghệ sản xuất XMP phương pháp ướt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
1.3.2.2 Phương pháp khô
 Cấu tạo
Lò quay nung clinker phương pháp khô: Lò quay là ống thép hình
trụ, trong lót gạch chịu lửa (samot hoặc cao nhôm vùng làm nguội, phần
nung lót các loại gạch chịu lửa kiềm tính manhêzi, manhêzi – crôm). Để
tăng tuổi thọ lò, người ta có thể dùng thêm các loại gạch cách nhiệt. Lò
nung là thiết bị thực hiện tốt nhất những quá trình hoá lí như sau: sấy,
đốt nóng, phân huỷ cacbonat, kết khối, làm nguội ở quy mô công nghiệp.

Lò nung được thiết kế sao cho các quá trình truyền nhiệt, truyền khối là
tốt nhất, tạo clinker có chất lượng đáp ứng năng suất cần thiết. Clinker có
thành phần khoáng, hoá đạt tiêu chuẩn. [17]

Hình 1.4 : Lò quay
 Nguyên tắc hoạt động
Phương pháp khô nhằm tăng hiệu quả trao đổi nhiệt ở mức cao nhất
trong lò quay nung clinker. Các quá trình hoá lý của phối liệu khô xảy ra chủ
yếu ở pha rắn (sấy, đốt nóng, phân huỷ cacbonat canxi) được thực hiện trong
thiết bị đặc biệt gọi là hệ thống trao đổi nhiệt kiểu treo. Phần phản ứng pha

×