Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Pháp Luật Về Mô Hình Cơ Sở Giáo Dục Tư Thục Của Một Số Nước Đông Nam Á Và Những Kiến Nghị Với Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN KIM DUNG

PH¸P LUËT Về MÔ HìNH CƠ Sở GIáO DụC TƯ THụC CủA
MộT Số NƯớC ĐÔNG NAM á Và NHữNG KIếN NGHị VớI VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN KIM DUNG

PH¸P LUËT Về MÔ HìNH CƠ Sở GIáO DụC TƯ THụC CủA
MộT Số NƯớC ĐÔNG NAM á Và NHữNG KIếN NGHị VớI VIÖT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ THU THỦY

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Kim Dung


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MƠ HÌNH CƠ SỞ
GIÁO DỤC TƢ THỤC VÀ PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH
CƠ SỞ GIÁO DỤC TƢ THỤC ....................................................... 13
1.1.

Khái niệm, đặc điểm cơ sở giáo dục tƣ thục .................................. 13

1.2.


Mơ hình cơ sở giáo dục tƣ thục ....................................................... 15

1.3.

Khái quát pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục tƣ thục ............... 16

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục
tư thục ................................................................................................. 16
1.3.2. Nội dung của pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục tư thục ............... 17
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MƠ HÌNH CƠ SỞ
GIÁO DỤC TƢ THỤC CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐÔNG NAM
Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .........................22
2.1.

Thực trạng pháp luật về giáo dục tƣ thục của Singapore ............ 22

2.2.

Thực trạng pháp luật về giáo dục tƣ thục của Malaysia .............. 34

2.3.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình cơ sở giáo
dục tƣ thục ở các nƣớc Đơng Nam Á.............................................. 42

Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 44
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MƠ HÌNH CƠ SỞ GIÁO

DỤC TƢ THỤC ................................................................................ 45


3.1.

Thực trạng pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục tƣ thục tại
Việt Nam............................................................................................ 45

3.2.

Định hƣớng và kiến nghị hồn thiện pháp luật Việt nam về
mơ hình cơ sở giáo dục tƣ thục ....................................................... 70

3.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt nam về mơ hình cơ sở
giáo dục tư thục .................................................................................. 70
3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt nam về mơ hình cơ sở giáo
dục tư thục .......................................................................................... 71
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu hướng tồn cầu hố và hội nhập, việc thúc đẩy đầu tư trong
mọi lĩnh vực, đặc biệt đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đã và đang được Chính
phủ quan tâm. Nhiều chính sách mới cần được ban hành để thu hút đầu tư
nước ngoài cũng như phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Các văn
bản pháp luật ban hành trước đây như Luật Giáo dục 2005 và Luật Giáo dục
Đại học 2012 dường như đã khơng cịn phù hợp. Các quy định trong luật này

như loại hình cơ sở giáo dục tư thục, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước
ngồi, vấn đề nguồn vốn chưa được định danh rõ ràng cũng như chưa có các
quy định về phân quyền quản trị tài chính, tài sản với quản trị giáo dục. Trong
khi đó, với tốc độ phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của đông đảo người
dân, các cơ sở giáo dục tư thục có vốn đầu tư trong nước và cơ sở giáo dục có
vốn đầu tư nước ngồi đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tạo nên xu thế
du học tại chỗ. Nhưng các mơ hình cơ sở giáo dục tư thục phát triển theo hình
thức tự phát, chưa có mơ hình chuẩn của một cơ sở giáo dục tư thục để định
danh phần tài sản góp vốn, chưa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của nhà đầu
tư, quyền và trách nhiệm của hội đồng trường, mối quan hệ giữa nhà đầu tư
và hội đồng trường để điều chỉnh các hoạt động giáo dục.
Nhìn ra các nước trên thế giới, đặc biệt là hệ thống giáo dục tư thục
ở Singapore, Malaysia, họ có một hệ thống các văn bản pháp lý để điều
chỉnh việc thành lập, quản trị và hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục. Các
văn bản pháp lý này có những quy định cụ thể để hướng dẫn nhà đầu tư
muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục là phải thành lập một pháp nhân công ty
để pháp nhân này là chủ sở hữu của cơ sở giáo dục tư thục. Pháp nhân công
ty này phải tuân theo các quy định của pháp luật về đầu tư kinh doanh. Sau
khi pháp nhân công ty được thành lập thì pháp nhân này sẽ chịu trách

1


nhiệm tuân thủ các quy định về giáo dục khi thành lập, quản trị và vận
hành cơ sở giáo dục tư thục.
Vậy, pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục tư thục nào hiệu quả để Việt
nam có thể học tập để điều chỉnh, định hướng và quản lý các cơ sở giáo dục tư
thục tại Việt nam nhằm tránh các tranh chấp về vốn đầu tư, tài sản góp vốn, đảm
bảo chất lượng đào tạo đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của Việt nam ?
Để xây dựng được một hệ thống văn bản pháp lý quản lý giáo dục

hiệu quả, đặc biệt đối với loại hình cơ sở giáo dục tư thục thì các nhà làm
luật cần phải tham khảo, học tập từ hệ thống pháp luật về giáo dục ở các
nước khác như Singapore, Malaysia, đặc biệt các quy định về thành lập,
quản trị và hoạt động của các cơ sở giáo dục tƣ thục hay cịn gọi là cơ
sở giáo dục ngồi cơng lập.
Trong những năm gần đây khi mà nền kinh tế phát triển, nhu cầu học
tập ngày càng nâng cao, nhiều cha mẹ học sinh tìm đến các trường tư thục với
mong muốn con em mình được hưởng một chế độ giáo dục năng động, hiện
đại, đồng thời có cơ hội được học các chương trình quốc tế mà các trường tư
thục được cấp phép giảng dạy. Nhiều trường tư thục có vốn đầu tư trong nước
và cả vốn đầu tư nước ngồi được thành lập. Ngồi khía cạch tích cực là khối
trường tư thục đã đóng góp rất lớn vào hệ thống giáo dục quốc dân, giảm
thiểu gánh nặng cho các trường công lập, giảm số học sinh du học nước
ngồi, thì những bất cập, những tranh chấp đến từ mơ hình tư thục bắt đầu lộ
diện và có một sự ảnh hưởng không nhỏ tới học sinh. Vấn đề quản lý nhà
nước được đặt ra là phải quản lý hoạt động của khối trường tư thục sao cho
vừa đảm bảo phát triển và vừa đảm bảo quản lý nhà nước. Không để cho quản
lý nhà nước trở thành rào cản đầu tư. Vướng mắc đầu tiên xuất phát từ việc
mơ hình trường tư thục là một loại hình kinh doanh giáo dục (Trong Hiệp
định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS - General Agreement on Trade in

2


Services) mà Việt Nam đã ký kết khi tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) cũng đã xếp giáo dục và đào tạo vào lĩnh vực dịch vụ), nhưng các
vấn đề liên quan đến đầu tư kinh doanh trong giáo dục chưa được quy định đủ
trong các văn bản pháp lý điều chỉnh các hoạt động này. Các quy định pháp lý
điều chỉnh hoạt động giáo dục tư thục vẫn còn sơ sài và chưa bao phủ hết các
hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, dẫn tới sự lách luật, lạm dụng luật hoặc có

một số hoạt động vì chưa có khung pháp lý nên khơng thể điều chỉnh các hoạt
động này. Nổi cộm trong các tranh chấp phát sinh từ việc chưa có đủ khung
pháp lý điều chỉnh là các tranh chấp về quyền điều hành nhà trường, mối liên
hệ giữa quyền sở hữu vốn của nhà đầu tư và quyền quản trị nhà trường. Đây
là loại hình kinh doanh có điều kiện nhưng vốn của nhà đầu tư không được
định danh bằng một văn bản pháp lý có xác nhận của cơ quan nhà nước như
các hoạt động đầu tư kinh doanh khác. Toàn bộ các quy định hiện hành quy
định đầu tư vào giáo dục tư thục chỉ đề cập đến vốn góp của nhà đầu tư tư
nhân mà khơng có quy định việc định danh nguồn vốn, việc biểu quyết của
nhà đầu tư trường tư thục theo tỷ lệ vốn góp được áp dụng theo hình thức
cơng ty TNHH hay cơng ty cổ phần? Trong toàn bộ hệ thống văn bản pháp
luật điều chỉnh hoạt động giáo dục tư thục đều khơng có bất kỳ điều khoản
nào quy định về việc đầu tư vào giáo dục, mơ hình đầu tư vào giáo dục của
nhà đầu tư tư nhân hay còn gọi là giáo dục tư thục là loại mơ hình nào, vậy
vấn đề cấp thiết đặt ra là phải bổ sung, xây dựng các văn bản pháp lý để điều
chỉnh các hoạt động này.
Luật giáo dục 2019 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 và Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học 2018 đã được Quốc
hội thông qua ngày 28/11/2018. Trong luật mới này, đã có những sửa đổi, bổ
sung tạo nên hành lang pháp lý để quản lý hoạt động giáo dục tư thục. Sau
luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn sẽ được chuẩn bị để ban hành, các nội

3


dung này thực sự cần sát thực tế, đúng, đủ để loại bỏ những sự bất cập đang
xảy ra trong hệ thống giáo dục tư thục hay còn gọi là ngồi cơng lập.
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục
tư thục của một số nước Đông Nam Á và những kiến nghị với Việt Nam”
làm luận văn Thạc sĩ với mục đích hồn thiện pháp luật về giáo dục tư thục

hiện nay ở Việt nam cả về phương diện nghiên cứu khoa học và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Ở các nước Đông nam Á, các cơ sở giáo dục tư thục phát triển rất
mạnh mẽ và đã có những đóng góp lớn cho hệ thống giáo dục công lập như
Singapore, Malaysia. Việc thành lập, quản trị và hoạt động của các cơ sở
giáo dục tư thục được điều chỉnh bởi đạo luật quy định riêng cho các cơ sở
giáo dục tư thục.
Về cơ sở giáo dục tư thục ở các nước Đơng Nam Á đã có một số cơng
trình khoa học đề cập đến, ví dụ theo bài báo nghiên cứu “Để trở thành trung
tâm giáo dục thì cần phải thay đổi quản trị và cải tổ chính sách ở Malaysia và
Singapore” của Mok, K.H (2008) trên tạp chí quốc tế về cải cách giáo dục
xuất bản ngày 1/7/2008. Bài viết đề cập đến việc Chính phủ Malaysia đã
cương quyết trong việc cải tổ và thay đổi chính sách quản trị theo xu hướng
doanh nghiệp hố để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt ở các trường đại
học công lập. Bắt đầu từ tháng 1 năm 1998, Đại học Malay, trường đại học
lâu đời nhất ở Malaysia, đã được hợp nhất cùng với tám trường đại học công
lập khác trong nước. Trước khi việc hợp nhất diễn ra, thì việc điều hành tất cả
các trường đại học cơng lập được thực hiên theo mơ hình định hướng quản lý
nhà nước. Bộ Giáo dục quản lý các trường đại học theo cơ chế tập trung. Các
trường không có nhiều tự chủ do theo cơ chế nhà nước.
Tuy nhiên khi chính sách thay đổi theo Luật Đại học sửa đổi, các
trường đại học được hợp nhất dự kiến sẽ gây quỹ thông qua tất cả các loại

4


kênh (bài báo về “tầm nhìn 2020” do Tác giả M. N. N. Lee đăng trong Tạp
chí giáo dục ở Malaysia ngày 9.8.2010), gần giống như điều hành một doanh
nghiệp và không chỉ ở trong tháp ngà (như trước đây). Các trường đại học
công lập, sau khi thành lập ở Malaysia, được cho là đa dạng hóa nguồn tài

chính bằng cách thu học phí của sinh viên, tăng số lượng sinh viên, phân
nhánh hợp tác chặt chẽ với các lĩnh vực kinh doanh và cơng nghiệp, và cung
cấp các khóa học chuyên nghiệp, tư vấn và dịch vụ cộng đồng.
Chính phủ Malaysia tin rằng việc trao thêm quyền tự chủ và sự linh
hoạt cho quản trị và tài chính đại học cơng sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh
tồn cầu của giáo dục đại học; do đó, vào cuối những năm 1990, chính phủ đã
đưa ra những cải cách quản trị mới cho các trường đại học công lập theo
đường lối tập đồn – hình thức cơng ty.
Lấy trường đại học Sains Malaysia làm ví dụ, cấu trúc quản trị mới của
trường đại học này bao gồm Hội đồng quản trị (bao gồm tám thành viên), chủ
tịch, hiệu trưởng, đại diện của cộng đồng địa phương, hai đại diện của chính
phủ và ba người khác từ khu vực tư nhân. Hội đồng quản trị là cơ quan quyền
lực cao nhất của trường đại học trong việc quyết định các hướng phát triển và
chiến lược chính cho trường đại học. Với quyền quyết định mạnh mẽ dựa trên
Hội đồng quản trị và hiệu trưởng, trường đại học hiện đang hoạt động như
một cơng ty kinh doanh lớn. Mơ hình quản trị mới thực sự hữu ích trong quản
trị trường đại học, đặc biệt là tác động của thay đổi quản trị từ khía cạnh
doanh nghiệp. Đồng hành với việc trao quyền và để duy trì trách nhiệm, Bộ
Giáo dục Đại học đã thành lập một đơn vị kiểm toán để tiến hành đánh giá
độc lập về hiệu suất đại học, cụ thể là: tự chủ, quy trình kiểm tốn và xếp
hạng đại học – mơ hình này đã định hình cơ chế quản trị giáo dục đại học ở
Malaysia (tác giả Morshidi & Abdul, R.A xuất bản tháng 1 năm 2008 về
Chính sách cho giáo dục đại học trong thế giới thay đổi)

5


Bài nghiên cứu trên cho thấy, trước khi có được mơ hình quản trị đại
học theo xu hướng mơ hình tập đồn thì Chính phủ Malaysia đã thấy những
khuyết thiếu trong việc quản trị tập trung, không trao quyền tự chủ về tài

chính, việc quản trị tài chính theo cơ chế nhà nước sẽ dẫn tới những bó buộc
trong quá trình phát triển và quản trị hoạt động của các trường đại học.
Cũng tại bài viết trên Tạp chí quốc tế về cải cách giáo dục, Mok.H.K
cũng đề cập đến những cải tổ về mặt quản trị, đặc biệt việc thay đổi mơ hình
quản trị đại học của Singapore. Perry Lim, giám đốc giáo dục đại học của Bộ
Giáo dục Singapore cho biết rằng sẽ mất vài năm hiện thực hóa mục tiêu kết
hợp các trường đại học quốc gia. Khi được hỏi về lý do chính đằng sau cải
cách, Lim nói rõ rằng việc thành lập các trường đại học quốc gia ở Singapore
khơng phải do tài chính, bởi vì tất cả các trường đại học hợp nhất vẫn được
chính phủ tài trợ rất nhiều. Lý do chính đằng sau việc thành lập là quản trị,
với một ý định mạnh mẽ để làm cho các trường đại học quốc gia cũ có đủ
năng lực cạnh tranh. Cụ thể, sau khi các trường đại học quốc gia được thành
lập, họ có thể đáp ứng thị trường tồn cầu đang thay đổi theo cách chủ động
hơn. Thay vì quản trị theo cơ chế nhà nước, tất cả các trường đại học hợp nhất
sẽ được điều hành như các tập đoàn kinh doanh. Như vậy, quản trị đại học đã
được linh hoạt hơn trong việc điều hành hoạt động của họ, và quyền tự chủ và
quyền quyết định hơn được trao nhiều hơn cho ban quản trị trong các vấn đề
nhân sự và tài chính.
Mơ hình quản trị mà Chính phủ Singapore cải tổ là trao quyền tự chủ
nhiều hơn cho đại học công lập và cho phép cơ chế quản trị theo xu hướng tập
đồn kinh doanh, giống như Mơ hình quản trị đại học của Malaysia. Mơ hình
này được áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục.
Ở Việt nam, mơ hình quản trị của các cơ sở giáo dục công lập vẫn đang
theo cơ chế quản lý nhà nước tập trung. Nhiều các cơ sở giáo dục tư thục được

6


thành lập nhưng chưa có chính sách cụ thể hướng dẫn mơ hình quản trị, đặc
biệt về vấn đề quản trị phần vốn đầu tư, quản trị hoạt động theo hướng tập đoàn

kinh doanh như Singapore và Malaysia. Việt nam cũng chưa có riêng một luật
giáo dục tư thục để điều chỉnh cụ thể hoạt động quản trị của cơ sở giáo dục như
Singapore và Malaysia.
Tác giả thấy rằng cần có các nghiên cứu chuyên sâu về nguồn vốn đầu
tư của tư nhân cho giáo dục tư thục và phương thức quản trị, điều hành nguồn
vốn. Đây là vấn đề chưa được đề cập tới trong bất cứ văn bản pháp lý nào, và
cũng chưa có bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào mặc dù vấn đề quản trị nguồn
vốn đầu tư tại các cơ sở giáo dục tư thục đã xảy ra rất nhiều các tranh chấp vì
khơng có hành lang pháp lý điều chỉnh. Thực tế, chỉ có một số bài viết đề cập
đến vấn đề tự chủ đại học như bài viết của giáo sư Phạm Đỗ Nhật Tiến về
“kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng các quy định pháp lý về tự chủ đại
học” và bài viết “tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt nam:
của PGS.TS Lê Trung Thành và TS Đoàn Xuân Hậu của Đại học Kinh tế
quốc dân trình bầy trong hội thảo về “ góp ý xây dựng luật giáo dục đại học”
vào tháng 5 năm 2018 tại Uỷ ban văn hoá thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc
hội. Một trong những nội dung tự chủ là tự chủ tài chính nhưng mới chỉ giới
hạn đến tự chủ tài chính trong đại học cơng lập, chứ chưa nêu lên vấn đề quản
trị nguồn vốn đầu tư ở cơ sở giáo dục tư thục.
Việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về giáo dục tư thục là những
việc cần làm ngay để tạo sự phát triển ổn định cho giáo dục. Đặc biệt nội
dung về quản trị nguồn vốn đầu tư tại các cơ sở giáo dục tư thục. Các quy
định pháp luật này cần rõ ràng và minh bạch thì mới giúp ổn định nguồn vốn
đầu tư và định hướng đầu tư trong bối cảnh cần thu hút thêm đầu tư tư nhân
vào giáo dục, đảm bảo giáo dục tư thục hồn thành vai trị quan trọng của

7


mình là giảm thiểu gánh nặng cho cơng lập và đóng góp cho sự phát triển của
giáo dục nói chung.

3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu pháp luật của các nước Đông Nam Á cụ thể là Singapore
và Malaysia về việc thành lập, quản trị và hoạt động của các cơ sở giáo dục tư
thục, đồng thời nghiên cứu pháp luật hiện hành của Việt nam về giáo dục tư
thục để có những kiến nghị đóng góp sửa đổi pháp luật điều chỉnh hoạt động
giáo dục tư thục ở Việt nam.
Ngoài ra, luận văn nghiên cứu thực trạng mơ hình của các cơ sở giáo
dục tư thục của Việt nam (ở Hà nội và thành phố HCM), cụ thể là việc thành
lập (mô hình tổ chức vốn đầu tư, phân định quyền sở hữu), quản trị (quyền điều
hành, quyền quản trị nhà trường), và hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng thành lập, quản trị và hoạt động của cơ
sở giáo dục tư thục ở một số nước Đông Nam Á và Việt nam, trong đó tập
trung vào các bất cập trong việc thành lập và quản trị cơ sở giáo dục tư thục ở
Việt Nam khi chưa có đủ văn bản pháp luật điều chỉnh gồm:
- Xác định quyền sở hữu nguồn vốn đầu tư tại các trường tư thục có
vốn đầu tư trong nước khi nhà đầu tư xin cấp phép thành lập cơ sở giáo dục
tư thục.
- Hoạt động quản trị nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư và quản trị hoạt
động đào tạo.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Trong khn khổ của luận văn này, tác giả phân tích một số vấn đề lý
luận về mơ hình cơ sở giáo dục tư thục và pháp luật của một số các nước

8


Đông Nam Á như Singapore, Malaysia và quy định về mơ hình giáo dục tư
thục để đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật Việt nam về mơ

hình giáo dục tư thục.
4. Những đóng góp mới về mặt khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn nghiên cứu pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục tư thục ở
một số nước Đơng Nam Á, từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Việt nam về xây dựng mơ hình cơ sở giáo dục tư thục trên cơ sở học tập mơ
hình các nước Đơng Nam Á đã thành cơng –mơ hình giáo dục tư thục mà các
hoạt động đầu tư, hoạt động quản trị nhà trường được tách bạch rõ ràng.
Như vậy, các tranh chấp khơng đáng có về quyền điều hành, cơ chế
quản trị đang xảy ra tại các mơ hình giáo dục tư thục hiện hành sẽ khơng cịn.
Quyền lợi người học được đảm bảo cao nhất. Khi mà hệ thống giáo dục tư
thục có được một hành lang pháp lý vững chắc thì sẽ giúp các hoạt động của
loại hình này hoạt động ổn định, khơng có tranh chấp về quyền điều hành
hoặc quản trị phần vốn (mơ hình cơ sở giáo dục cơng lập có nguồn vốn của
nhà nước thì sẽ không gặp phải sự tranh chấp nguồn vốn như tư thục). Khi
hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục ổn định thì hệ thống giáo dục tư thục
mới có thể hồn thành tốt vai trị giảm thiểu gánh nặng cho giáo dục công lập,
đáp ứng được nhu cầu của người dân trong các loại hình học tập. Kinh tế xã
hội sẽ phát triển mạnh khi đất nước có một nền giáo dục phát triển mạnh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Phương pháp luận của bất kỳ khoa học nào cũng là lập trường xuất phát
điểm để tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử cung cấp cho việc nghiên cứu của bất kỳ ngành khoa
học nào các quy luật, nguyên tắc, phạm trù, khái niệm của triết học duy vật

9


biện chứng và triết học duy vật lịch sử từ đó giúp ta có khả năng nhận thức
được một cách chung nhất, khái quát nhất và đầy đủ nhất. Khi nghiên cứu vấn

đề khoa học, cần phải xuất phát từ hai quan điểm:
- Quan điểm duy vật: vấn đề cần phải được nghiên cứu trong mối quan
hệ với đời sống vật chất của xã hội, coi đó là nguồn gốc sâu xa của sự xuất
hiện, tồn tại và phát triển.
- Quan điểm biện chứng: nghiên cứu vấn đề đặt trong sự vận động,
phát triển, biến đổi, trong những mối liên hệ biện chứng và những mâu
thuẫn vốn có của nó.
Như vậy, khi áp dụng phương pháp luận vào nghiên cứu vấn đề “pháp
luật về tổ chức mơ hình cơ sở giáo dục tư thục của một số nước Đông Nam Á
và kiến nghị đối với Việt nam” cần phải xem xét các yếu tố sau:
Thứ nhất, học tập pháp luật các nước Đơng Nam Á quy định về mơ
hình cơ sở giáo dục tư thục để từ đó định hướng mơ hình cơ sở giáo dục tư
thục Việt nam. Quy định về mơ hình phải ở trong sự phát triển của nền
kinh tế và pháp luật trong từng thời kỳ lịch sử. Vì thế khi nghiên cứu đề
xuất mơ hình cơ sở giáo tư thục của Việt nam phải gắn với các điều kiện cụ
thể, tức là phải cân nhắc tất cả những đặc điểm và điều kiện đặc thù của sự
tồn tại, phát triển của thực tiễn trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế,
của các quan hệ xã hội …
Thứ hai, vấn đề về quản trị cơ sở giáo dục phải đặt trong mối quan hệ
biện chứng với các yếu tố quy định chúng. Trong đó pháp luật là yếu tố thuộc
kiến trúc thượng tầng của xã hội, bởi vậy, pháp luật quy định về mơ hình
quản trị của cơ sở giáo dục tư thục phải được xem xét trong mối quan hệ giữa
nhà đầu tư và hội đồng trường - yếu tố quyết định nó, Bên cạnh đó, các yếu tố
về quản trị nhà trường, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, của hội đồng

10


trường, của hiệu trưởng cũng cần nghiên cứu để xây dựng hành lang pháp lý
nhằm đảm bảo phát triển giáo dục tư thục trong khn khổ pháp luật, vì vậy

khi nghiên cứu cần phải chú ý đến tất cả yếu tố đó.
Phương pháp phân tích tổng hợp
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu các
ngành khoa học nói chung và vận dụng trong nghiên cứu đề tài “pháp luật về
tổ chức mơ hình cơ sở giáo dục tư thục của một số nước Đông Nam Á và
kiến nghị đối với Việt nam nói riêng”. Phân tích là phương pháp phân chia
cái toàn thể ra thành những yếu tố cấu thành đơn giản hơn. Nhờ phương
pháp này, các góc cạnh của vấn đề sẽ được phân tích sâu sắc. Tổng hợp là
phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố, các mặt đã
được phân tích, vạch ra mối liên hệ của chúng nhằm nhận thức sự vật hiện
tượng trong tính tổng thể. Từ những phân tích các quy định trong pháp luật
về giáo dục tư thục ở một số nước Đông Nam Á cho thấy các sự kết nối chặt
chẽ các quy định bắt buộc về đầu tư kinh doanh với các quy định về quản trị
và hoạt động cơ sở giáo dục để tạo lên một chỉnh thể thống nhất nhằm đảm
bảo quản lý nhà nước trong đầu tư giáo dục.
Phương pháp quy nạp
Phương pháp quy nạp là đi từ nhận thức sự vật riêng lẻ, từ những kinh
nghiệm đến những nguyên lý chung, tức là đi từ cái riêng đến cái chung; diễn
dịch là phương pháp đi từ những tri thức chung đến tri thức về cái riêng. Vận
dụng phương pháp này trong nghiên cứu các đặc thù hoạt động của các
trường tư thục, nhằm khái quát các đặc điểm mâu thuẫn, các đặc điểm phát
triển để từ đó có những khái qt chung về mơ hình trường tư thục cần các
chế định gì để vừa đảm bảo quản lý nhà nước vừa định hướng phát triển.
Phương pháp so sánh pháp luật
Trên cơ sở của phương pháp này, các hiện tượng pháp lý, các sự kiện

11


pháp lý được nghiên cứu trong mối quan hệ so sánh với nhau. Việc so sánh có

thể tiến hành ở các mức độ khác nhau, từ việc so sánh hệ thống pháp luật với
hệ thống pháp luật, ngành luật đến ngành luật… trên cơ sở đó rút ra những nét
giống nhau, khác nhau, đặc thù của các hiện tượng đang nghiên cứu. Phương
pháp này sẽ giúp đưa ra các so sánh về hệ thống pháp luật của các nước Đông
nam Á (nơi có văn hố tương đồng Việt nam) với hệ thống pháp luật Việt
nam quy định về các mô hình trường tư thục. Từ việc so sánh các quy định
của hệ thống pháp luật này sẽ đưa ra được các điểm khuyết thiếu mà hệ thống
pháp luật về giáo dục của Việt nam cần hoàn thiện.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về mơ hình cơ sở giáo dục tư thục và
pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục tư thục.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục tư thục của
một số nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt nam.
Chương 3: Thực trạng pháp luật về cơ sở giáo dục tư thục tại Việt nam
và định hướng, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt nam về mơ hình cơ sở
giáo dục tư thục.

12


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ MƠ HÌNH CƠ SỞ GIÁO DỤC TƢ THỤC VÀ PHÁP LUẬT VỀ
MƠ HÌNH CƠ SỞ GIÁO DỤC TƢ THỤC
1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ sở giáo dục tƣ thục
Cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục tư thục được phân biệt rõ
qua hình thức đầu tư, điều hành và quản trị, cụ thể:
Khái niệm cơ sở giáo dục công lập: Cơ sở giáo dục công lập do nhà

nước đầu tư. Việc quản trị nguồn vốn và lợi nhuận được thực hiện theo quy
chế tài chính được phê duyệt theo các quy định về sử dụng tài sản công. Hội
đồng quản trị, hiệu trưởng do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm.
Khái niệm cơ sở giáo dục tƣ thục: Cơ sở giáo dục tư thục do nhà
đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư, thành lập và điều hành hoạt động. Việc quản trị
nguồn vốn được thực hiện theo ý chí của nhà đầu tư, vận dụng cơ chế biểu
quyết theo số vốn góp được kiểm sốt và đầu tư bằng vốn của các cá nhân
hoặc tổ chức kinh tế. Hội đồng quản trị của cơ sở đó gồm hầu hết các
thành viên khơng do cơ quan có thẩm quyền bầu.
Đặc điểm của cơ sở giáo dục tƣ thục: Cơ sở giáo dục tư thục được tự
chủ về toàn bộ hoạt động tài chính, nhân sự và chương trình học bên cạnh các
quy định về chương trình phải tuân theo quy định của chính phủ, được quyền
lựa chọn học sinh, sinh viên. Cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục tư thục được
đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân, không phải vốn nhà nước. Toàn bộ thu nhập
của cơ sở được thu từ nguồn học phí. Việc quản trị cơ sở giáo dục tư thục
được thực hiện theo các quy định của pháp luật về giáo dục, có những đặc
điểm chung về hội đồng trường, hiệu trưởng và quản trị về mặt học thuật như
cơ sở giáo dục công lập. Các hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục được tự
chủ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho người học.

13


Theo quy định tại Điều 48 của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 thì
khái niệm về cơ sở giáo dục tư thục hay còn gọi là trường tư thục được
định nghĩa như sau “Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân
sách nhà nước”
Theo định nghĩa tại Luật Giáo Dục 2005 thì trường tư thục do các

thành phần kinh tế trong xã hội thành lập, trong đó bao gồm cả cá nhân, chưa
đề cập rõ hình thức cơ sở giáo dục tư thục có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong bối cảnh xã hội phát triển, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào
lĩnh vực giáo dục tại Việt nam ngày càng nhiều, nên trong Luật giáo dục số
43/2019/QH14 thay thế Luật giáo dục 2005, thì khái niệm về trường tư thục
đã được làm rõ hơn “Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động” [28, Điều 47].
Nhìn vào pháp luật các nước Đơng nam Á, thì định nghĩa về cơ sở giáo
dục tư thục có khác biệt, cụ thể:
Theo quy định tại Luật giáo dục Đại học tư thục Malaysia 2015 thì:
Tổ chức giáo dục đại học tư thục có nghĩa là một tổ chức hoặc tổ
chức giáo dục, bao gồm Đại học hoặc Cao đẳng Đại học, hoặc một
cơ sở chi nhánh, được phê duyệt và đăng ký theo Đạo luật này,
không được thành lập hoặc duy trì bởi Chính phủ [12, Điều 1].
Theo quy định tại Luật giáo dục tư thục Singapore 2011 thì:
Giáo dục tư thục có nghĩa là bất kỳ người nào đề nghị cung cấp
hoặc cung cấp giáo dục tư nhân dù ở Singapore hay ở nơi khác, vì
lợi nhuận, cùng với giáo dục khác; hoặc là tự nó hoặc liên kết hoặc
hợp tác với hoặc bằng cách liên kết với bất kỳ người nào khác; và
trường đó đã được đăng ký theo Đạo luật Giáo dục [19, Điều 1].

14


Theo quy định tại Luật giáo dục tư thục Hàn quốc 2016 thì:
Trường tư thục có nghĩa là một trường được thành lập bởi một
pháp nhân, không phải là tổ chức công cộng, hoặc các cá nhân
khác [17, Điều 2].
Từ các quy định của Malaysia hoặc Singapore hay của Việt nam cho
thấy đặc điểm chung về điều kiện ban đầu để thành lập cơ sở giáo dục tư

thục là nhà đầu tư phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định và
đăng ký thành cơng vì khơng phải do nhà nước đầu tư. Tuy nhiên, trong
Luật giáo dục tư thục của Singapore có thể thấy thêm một đặc điểm rất rõ là
“vì lợi nhuận”. Trong Luật giáo dục tư thục của Hàn quốc ghi rõ là cơ sở
giáo dục tư thục “được thành lập bởi một pháp nhân”.
Từ các khái niệm về cơ sở giáo dục tư thục của các nước và của Việt
nam, cũng như đặc điểm chung về điều kiện ban đầu để thành lập cơ sở giáo
dục tư thục theo quy định các nước, cho thấy: cơ sở giáo dục tƣ thục là cơ sở
giáo dục do tƣ nhân thành lập dƣới hình thức tổ chức có tƣ cách pháp
nhân, và việc phải đăng ký đầu tƣ kinh doanh theo quy định của pháp
luật đƣợc coi là điều kiện để nhà đầu tƣ xin phép thành lập một cơ sở
giáo dục tƣ thục.
1.2. Mơ hình cơ sở giáo dục tƣ thục
Theo Luật giáo dục 2019 có hiệu lực vào ngày 1.7.2020, cơ sở giáo
dục được chia thành 2 loại: cơ sở giáo dục công lập do nhà nước đầu tư
thành lập, cơ sở giáo dục tư thục do nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
đầu tư thành lập. Theo quy định tại luật này thì cơ sở giáo dục tư thục
gồm 2 loại: cơ sở giáo dục có vốn đầu tư trong nước do nhà đầu tư là tổ
chức và cá nhân đầu tư thành lập. Cơ sở giáo dục tư thục có vốn đầu tư
nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi đầu tư thành lập.

15


Theo Luật giáo dục tư thục ở Malaysia hay Singapore, Hàn quốc thì
khơng phân biệt nhà đầu tư như Việt nam mà phải đáp ứng tiêu chí đăng ký
và phải đăng ký thành cơng và nhà đầu tư phải có tư cách pháp nhân.
1.3. Khái quát pháp luật về mô hình cơ sở giáo dục tƣ thục
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục

tư thục
Khái niệm của pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục tƣ thục:
Bao gồm các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận điều chỉnh về thành lập, tổ chức, quản trị và hoạt động của cơ sở
giáo dục tư thục.
Đặc điểm của pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục tƣ thục
- Pháp luật về cơ sở giáo dục tư thục bao gồm các quy phạm bắt
buộc và quy phạm trao quyền, theo đó các tổ chức, cá nhân có thể thành
lập cơ sở giáo dục tư thục. Tuy nhiên phải đáp ứng đủ các điều kiện của
luật định và phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bao gồm các quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau
như pháp luật về giáo dục, kinh doanh, dân sự…
- Bị tác động chi phối bởi yêu cầu đổi mới và phát triển của xã hội.
Tuy nhiên, vì pháp luật về giáo dục tư thục của Việt nam chưa có đủ
các văn bản quy định bao hàm được hết các khía cạnh của việc thành lập,
quản trị và hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục như nguồn vốn đầu tư khi
thành lập chưa được định danh bằng văn bản pháp lý (giấy phép). Khi khơng
thành lập doanh nghiệp thì quyền điều hành phần vốn của nhà đầu tư không
áp dụng Luật Doanh nghiệp được vì nhà đầu tư cá nhân khơng nằm trong loại
hình thành lập mà Luật doanh nghiệp quy định. Vì khơng nằm trong đối
tượng được điều chỉnh của luật danh nghiệp, nên việc tranh chấp, không
thống nhất ý kiến về quyền điều hành, về mục tiêu phát triển nhà trường, và

16


các vấn đề khác liên quan đến vốn chưa được giải quyết bằng các quy phạm
bắt buộc của Luật doanh nghiệp, do vậy những tranh chấp này vẫn đang tồn
tại ở một số các cơ sở giáo dục tư thục.
1.3.2. Nội dung của pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục tư thục

Nội dung pháp luật về mơ hình cơ sở giáo dục tư thục bao gồm các quy
định điều chỉnh một số nội dung sau:
- Điều chỉnh việc thành lập cơ sở giáo dục tư thục gồm các nội dung về
quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, việc góp vốn cũng như các điều kiện phải
đáp ứng để thành lập cơ sở giáo dục tư thục.
- Điều chỉnh việc quản trị, điều hành sở giáo dục tư thục, cụ thể như
hoạt động của hội đồng trường, quyền và trách nhiệm của hội đồng trường,
của hiệu trưởng và các chức danh quản lý khác.
- Điều chỉnh việc hoạt động cơ sở giáo dục tư thục và các vấn đề khác
như chấm dứt, giải thể, trong đó quy định cụ thể về phạm vi hoạt động học
thuật của cơ sở giáo dục như chương trình giảng dậy, đội ngũ giảng viên phải
đáp ứng, điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo học tập.
Pháp luật Việt nam điều chỉnh việc thành lập, quản trị và hoạt động của
cơ sở giáo dục tư thục bao gồm các nội dung quy định về đầu tư trong nước
và nước ngồi. Đó là Nghị định chính phủ số 46/2017/NĐ-CP về điều kiện
đầu tư và thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư trong nước và Nghị định
Chính phủ số 73/2012/NĐ-CP về hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh
vực giáo dục (cho thời kỳ từ 2012 đến 7 2018), Nghị định chính phủ số
86/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác đầu
tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Tại Nghị định số 73 và 86 này đã
có những hướng dẫn rất rõ ràng về điều kiện đầu tư, điều kiện thành lập và
hoạt động của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngồi do nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư: “cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngồi là cơ sở giáo

17


dục do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư, hoạt động
theo quy định của pháp luật Việt nam…” [Điều 2 NĐ86/2018].
Với nội dung quy định này thì cơ sở giáo dục tư thục có vốn đầu tư

nước ngồi đã được định khung mơ hình theo hình thức: cá nhân, tổ chức
đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt nam để thành lập cơ sở giáo dục tư
thục thì phải có tư cách pháp nhân là tổ chức kinh tế. Tổ chức kinh tế do nhà
đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đăng ký thành lập tại Việt nam,
được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (chứng nhận loại hình dự án đầu
tư và số vốn đầu tư cho dự án) và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(chứng nhận tổ chức kinh tế hoạt động hợp pháp tại Việt nam để điều hành
dự án đầu tư, xác định số vốn phải góp của nhà đầu tư).
Nội dung về nhà đầu tư quy định tại Nghị định 86/2018/ND-CP về hợp
tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tương thích với nội dung về
trách nhiệm nhà đầu tư quy định tại Luật đầu tư 2014, quy định nhà đầu tư khi
thực hiện bất kỳ dự án đầu tư nào tại Việt nam thì phải thành lập tổ chức kinh
tế để tổ chức kinh tế đó thực hiện dự án đầu tư. Nội dung quy định này góp
phần làm sáng tỏ cơ chế đầu tư cho nhà đầu tư, khi nhà đầu tư muốn thành lập
cơ sở giáo dục tư thục là trường phổ thông, trường đại học, hay cơ sở đào tạo
ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngồi thì đều phải thành lập tổ chức kinh tế để
nguồn vốn đầu tư vào Việt nam được định danh rõ ràng cho dự án. Nhà đầu tư
là tổ chức kinh tế sẽ quản lý vấn đề đầu tư, tài chính, tài sản theo quy định của
luật doanh nghiệp 2014 (vì nhà đầu tư được thành lập theo quy định của luật
này). Khi quy định rõ về thành lập tổ chức kinh tế trước khi thành lập cơ sở
giáo dục tư thục thì nội dung các văn bản pháp lý về giáo dục chỉ cần quy
định về thành lập và hoạt động của cơ sở giáo duc tư thục không phải quy
định về cơ chế đầu tư và quản trị tài sản, rút vốn, góp vốn vì các nội dung này
đã được quy định rõ ràng ở luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, nội dung Nghị

18


Định Chính phủ số 86/2018/ND-CP quy định về hợp tác đầu tư với nước
ngoài trong lĩnh vực giáo dục mới chỉ quy định về hình thức thành lập và điều

kiện thành lập, chưa quy định về cơ cấu quản trị và hoạt động của các cơ sở
giáo dục tư thục có vốn đầu tư nước ngồi. Sự thiếu hụt này đã được thể hiện
trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật giáo dục đại học 2018 có hiệu
lực từ ngày 1.7.2019, trong luật này đã có một số nội dung mới quy định nhà
đầu tư trường tư thục được phép lựa chọn thành lập tổ chức kinh tế hoặc
thành lập luôn trường tư thục, đồng thời luật này cũng có thêm nội dung quy
định về cơ chế quản trị của nhà đầu tư trường tư thục quản trị về tài chính, tài
sản, tách bạch với cơ chế quản trị hoạt động của nhà trường.
Nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học được lựa chọn một
trong các phương thức sau đây: a) Đầu tư thành lập tổ chức kinh
tế theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp để tổ chức
kinh tế thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục theo quy định
của Luật này; b) Trực tiếp đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại
học tư thục theo quy định của Luật này. Trong trường hợp
này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
phải quy định cụ thể về hội nghị nhà đầu tư và các phương thức
hoạt động của nhà đầu tư; việc lựa chọn áp dụng quy định của
pháp luật liên quan về công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc quỹ xã
hội để giải quyết những vấn đề trong cơ sở giáo dục đại học mà
Luật này chưa quy định; trách nhiệm và quyền hạn của nhà đầu
tư, ban kiểm soát phù hợp với quy định về công ty trách nhiệm
hữu hạn hoặc quỹ xã hội được lựa chọn.
Tuy nhiên, nội dung quy định này chỉ hiệu quả khi nhà đầu tư là tổ
chức kinh tế vì tồn bộ hoạt động của tổ chức kinh tế có Luật doanh nghiệp
2014 điều chỉnh. Khi nhà đầu tư không phải là tổ chức kinh tế thì các vấn

19


đề về quyền điều hành theo nguồn vốn, quyền rút vốn, góp vốn khơng được

điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2014 mà cơ sở giáo dục tư thục tự xây
dựng trong quy chế hoạt động của mình như quy định tại Luật sửa đổi bổ
sung một số điều Luật giáo dục đại học 2018, điều này chưa đủ đảm bảo
tính minh bạch và đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh các hoạt động phát sinh
từ nguồn vốn để phát triển nhà trường. Điều này sẽ gây bất cập trong cơ
chế quản trị hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục.
Nhìn ra các nước như Singapore, Hàn quốc hay Malaysia, đều có Luật
giáo dục tư thục và các luật này đều có các nội dung quy định rõ ràng về đầu
tư vốn, cơ cấu thành lập, quản trị và hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục.

20


×