Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Làng Nghề Trong Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Nông Thôn Ở Tỉnh Vĩnh Phúc - Luận Văn Ths. Kinh Tế 6752630.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.74 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

_________________________

VŨ THỊ HỒNG THẮM

LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI NÔNG THÔN Ở TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

_________________________

VŨ THỊ HỒNG THẮM

LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI NÔNG THÔN Ở TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số

: 60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. AN NHƢ HẢI

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN................................................ 6

1.1. Làng nghề, đặc điểm và phân loại làng nghề .............................................. 6
1.1.1. Đặc điểm của làng nghề ............................................................................ 6
1.1.2. Phân loại làng nghề ................................................................................ 13
1.2. Vai trò và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề .................... 14

1.2.1. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn . 14
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề ........................... 23
1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số tỉnh trong nước ................... 27
1.3.1. Khái quát sự phát triển làng nghề của một số tỉnh ................................... 27
1.3.2. Một số bài học từ các tỉnh có thể vận dụng vào phát triển làng nghề ở
tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................................... 38
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ
HỘI NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY ................ 40

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tác động đến sự
phát triển làng nghề ................................................................................ 40
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh ......................................... 40
2.1.2. Những lợi thế và hạn chế của Vĩnh Phúc trong phát triển làng nghề ..................48

2.2. Tình hình phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay ...... 49
2.2.1. Các chủ trương và chính sách nhằm phát triển làng nghề của Nhà
nước và chính quyền địa phương ............................................................ 49
2.2.2. Q trình tổ chức hỗ trợ và khuyến khích phát triển làng nghề ............... 51
2.3. Đánh giá thực trạng làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông
thôn Vĩnh Phúc....................................................................................... 56
2.4. Những vấn đề đặt ra trong phát triển làng nghề gắn liền với yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội ............................................................................... 71


Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC ............................................... 77

3.1. Xu hướng vận động của làng nghề Việt Nam và phương hướng phát
triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 ..................................... 77
3.1.1. Xu hướng vận động của làng nghề Việt Nam trong 10 năm tới............... 77
3.1.2. Phương hướng tổng quát và những mục tiêu cụ thể phát triển làng
nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 ..................................................... 80
3.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề ở Vĩnh Phúc trong
thời gian tới ............................................................................................ 87
3.2.1. Hồn thiện cơng tác quy hoạch phát triển làng nghề trên toàn địa bàn .... 87
3.2.2. Giải pháp về nguồn lực ........................................................................... 90
3.2.3. Giải pháp về thị trường ........................................................................... 99
3.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở nông thôn ...................................... 103
3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền địa phương ................. 106
KẾT LUẬN...................................................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 111


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Phát triển làng
nghề là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, đặc biệt là đối với khu vực
nông thôn. Thực tế đã chứng minh vai trò quan trọng của làng nghề đối với
phát triển kinh tế nông thôn. Sự phát triển làng nghề sẽ góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, sử dụng và phát
huy các nguồn lực về lao động, vốn và các nguồn lực khác trong nhân dân để
phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tác động
đến việc phân cơng lao động xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân,
thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng nơng thơn mới.
Chính vì thế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chủ trương, biện pháp khuyến khích tạo điều kiện để các làng nghề được khôi
phục và phát triển. Thực hiện chủ trương đó, các địa phương đã đưa vào quy
hoạch phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, làng nghề truyền thống và
xây dựng các làng nghề mới.
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở phía bắc khu vực đồng bằng Sơng Hồng,
một tỉnh đồng bằng có trung du và miền núi, một tỉnh thuần nơng. Ngồi nghề
nơng, tồn tỉnh hiện có 39 làng nghề, trong đó có 8 làng nghề truyền thống,
theo đó là những nghề phụ gia đình. Một số làng nghề này đã trở nên quen
thuộc và đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm tiêu dùng trên địa
bàn, trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Những sản phẩm của các làng
nghề mang bản sắc văn hoá của địa phương như làng gốm Hương Canh, làng
đá Hải Lựu, làng mộc Bích Chu, làng đan lát Triệu Đề, mộc Thanh Lãng. Nghề

1



mây tre đan xuất khẩu đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và tạo
nguồn thu nhập cho nhiều hộ nông dân ở xã Cao Phong huyện Lập Thạch…
Trong thời gian qua, các cấp đảng và chính quyền trong tỉnh đã có
những chính sách và biện pháp khuyến khích khơi phục và phát triển các làng
nghề trên địa bàn. Đã tổ chức đào tạo nghề cho nhiều người dân trong tỉnh với
nhiều phương thức khác nhau. Đã có những biện pháp hỗ trợ các làng nghề
nhằm phát huy lợi thế của các địa phương… Tuy nhiên, phần lớn các làng
nghề vẫn trong tình trạng bị mai một hoặc cịn tồn tại thì sản xuất cầm chừng,
sản xuất chưa ổn định, kém phát triển, quy mơ cịn nhỏ bé, thiếu kiến thức và
kinh nghiệm quản lý v.v… Những tiềm năng và lợi thế của làng nghề vẫn
chưa được phát huy, thu nhập và đời sống của người dân chưa được cải thiện
rõ rệt. Nếu không tiếp tục đẩy mạnh và có những giải pháp thiết thực cho việc
khơi phục và phát triển những làng nghề này thì sẽ làm mất đi một nguồn lực
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương; những mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn khơng được thực hiện như mong muốn.
Nhằm góp phần tìm giải pháp cho việc giải quyết tình trạng trên, tơi
chọn đề tài: “Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh
Vĩnh Phúc” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chun ngành
Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển làng nghề ở nông thôn là vấn đề rất quan trọng cả về lý luận
và thực tiễn đối với cả nước nói chung, các tỉnh nói riêng, nên đã thu hút được
nhiều người và tổ chức quan tâm nghiên cứu. Đến nay, ở nước ta đã có những
cơng trình nghiên cứu về phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn, phát triển
làng nghề ở Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn ở những khía cạnh và phạm vi khác nhau. Đó là:

2



- Đề tài cấp Bộ: “Bảo tồn và phát triển các làng nghề vùng đồng bằng
sơng Hồng trong q trình cơng nghiệp hóa” của Viện Kinh tế học, Trung
tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, tháng 12 năm 1999.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước có mã số KC.0809 “Nghiên cứu cơ sở
khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết
vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam” do PGS.TS Đặng Kim Chi làm
chủ nhiệm nghiên cứu chun sâu về mơi trường làng nghề nói chung.
- Đề tài nghiên cứu khoa học do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam chủ trì: “Nghiên
cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH,HĐH nơng
thơn VIệt Nam” tháng 9 năm 2003.
- Đề tài “Hồn thiện các giải pháp kinh tế - tài chính nhằm khôi phục
và phát triển các làng nghề ở nông thôn vùng đồng bắng sơng Hồng” của Học
viện Tài chính (Bộ Tài chính), năm 2004.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Mai Thế Hởn với đề tài: “Phát triển làng
nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội”,
năm 2000.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Minh Yến với đề tài: “Phát triển làng
nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH ”, năm
2003.
- “Làng nghề thủ cơng truyền thống Việt Nam” của Bùi Văn Vượng.
Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1998.
- “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong q trình cơng nghiệp
hóa” của tiến sĩ Dương Bá Phượng, Nxb. Khoa học và Xã hội, 2001.
Ngoài ra còn nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham
luận tại các hội thảo quốc tế và trong nước đề cập đến sự phát triển của làng
nghề, làng nghề truyền thống với nhiều nội dung khác nhau.
Các cơng trình và các bài viết trên đã nghiên cứu các vấn đề khác nhau
về làng nghề nói chung hoặc một tỉnh nói riêng trong những năm gần đây,


3


như vấn đề: bảo tồn, khôi phục và phát triển làng nghề; giải quyết việc làm và
thu nhập thông qua phát triển làng nghề cho lao động nông nhàn; thị trường
cho đầu ra cho các làng nghề; giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở các
làng nghề… Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống
về làng nghề trong phát triển trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở Vĩnh
Phúc. Đề tài tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng lặp với các cơng
trình khoa học đã cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là làm rõ vị trí, vai trị,
thực trạng làng nghề ở Vĩnh Phúc hiện nay từ đó đề xuất phương hướng, giải
pháp cơ bản, thiết thực nhằm phát triển làng nghề góp phần đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn tỉnh Vĩnh Phúc dưới góc
độ Kinh tế chính trị học.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên đề tài đặt ra
các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trong phát triển
kinh tế xã hội ở Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát
triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Các quan hệ kinh tế xã hội trong phát triển làng nghề trước u cầu
phát triển kinh tế nơng thơn góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
* Phạm vi nghiên cứu: Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ

năm 2000 đến nay.

4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà
nước Việt Nam để nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp của
Kinh tế chính trị học và một số khoa học kinh tế khác bao gồm: trừu tượng hóa,
lơgic và lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê kinh tế, dự báo, điều tra, khảo sát,
so sánh… để phân tích thực hiện nội dung nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề trên
một địa phương trung du miền núi phía Bắc trong phát triển kinh tế xã hội ở
nông thôn.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trước u cầu đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu, thiết thực nhằm thúc đẩy
phát triển đúng hướng, có hiệu quả các làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời
gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về làng nghề trong phát triển kinh
tế-xã hội ở nông thôn.
Chƣơng 2: Thực trạng làng nghề trong phát triển kinh tế-xã hội ở nông
thôn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay.
Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển làng

nghề ở Vĩnh Phúc.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN

1.1. Làng nghề, đặc điểm và phân loại làng nghề
1.1.1 Đặc điểm của làng nghề
1.1.1.1. Khái niệm về làng nghề
Làng nghề là phạm trù ghép của hai từ “làng” và “nghề”. Làng là một
phạm trù dùng để chỉ một khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có
đời sống riêng về nhiều mặt, và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong
kiến. Làng ở Việt Nam đã xuất hiện từ thời Hùng Vương, nó được hình thành
trên cơ sở những cơng xã nơng thơn, trong đó mỗi cơng xã gồm một số gia
đình, có một tinh thần cộng đồng, cộng cảm, sống quây quần trong một khu
vực địa lý nhất định. Sự tập trung đó là do nghề trồng lúa nước (đã có ở nước ta
vào khoảng thế kỷ thứ VII TrCN) phải thường xuyên chống thiên tai mà cơng
việc này một gia đình khơng thể đảm đương được, cần có sự liên kết của cộng
đồng, gắn bó với nhau và cùng chung sống chết.
Lúc đầu, nguồn sống cơ bản của người dân trong các làng là sản phẩm
nơng nghiệp. Q trình phát triển của lực lượng sản xuất làm cho sản xuất
nơng nghiệp có của dư thừa, làm ra đời kinh tế hàng hoá. Dần dần trong làng
có những người làm nghề bn bán, rồi có những người chế tác cơng cụ lao
động, sản xuất đồ mộc, đan lát đồ dùng, nuôi tằm, kéo tơ, dệt vải... tức là
chuyển sang sản xuất thủ nghiệp. Trong thời kỳ đầu, sản xuất công nghiệp chỉ
ở quy mô gia đình và bị phụ thuộc kinh tế tự nhiên giống như cách mô tả của
V.I.Lênin: "ở đây, nghề thủ công với nông nghiệp chỉ là một mà thôi" [34,

tr.411-412]. Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, phân cơng lao động xã
hội và kinh tế hàng hố, những người sản làm nghề thủ công vốn coi công
việc của mình là một nghề phụ trong nghề nơng chuyển sang thành một nghề

6


độc lập. Tuy họ đã rời bỏ sản xuất nông nghiệp, nhưng vẫn gắn chặt với làng
quê, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sống bằng nghề thủ công nghiệp.
Bên cạnh những người này, trong làng vẫn có những người làm nơng nghiệp
kiêm thợ thủ cơng. Trong q trình phát triển, số người trong làng chuyển hẳn
sang sản xuất các mặt hàng thủ cơng dần tăng lên, có đội ngũ thợ, có quy trình
cơng nghệ, quy mơ sản xuất hàng thủ công tăng lên đến một mức độ nhất định
làm cho làng thuần nông chuyển biến thành các làng nghề.
Tuy đã được hình thành từ lâu, nhưng đến nay, ở nước ta vẫn tồn tại
những quan niệm khác nhau về làng nghề. Chẳng hạn, theo giáo sư Trần
Quốc Vượng, "Làng nghề là làng tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nơng và chăn
ni nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trội một số nghề cổ
truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chun
nghiệp. có phường, có ơng trùm, có phó cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã
chuyên tâm, có quy trình cơng nghệ nhất định "sinh ư nghệ, tử ư nghệ", "nhất
nghệ tinh, nhất thân vinh", sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra
các mặt hàng thủ công" [44, tr.27].
Đây là quan niệm tuy đúng với làng nghề truyền thống, nhưng lại
khơng thích hợp với các làng nghề nói chung và càng khơng phải là làng nghệ
mới được đi vào hoạt động. Nếu cho rằng phát triển làng nghề phải có nghề
cổ truyển nổi trội, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chun nghiệp thì
ngày nay rất khó có được một loại làng nghề như vậy.
Một quan niệm khác cho rằng, "Làng nghề là những làng đã có từ 50 hộ
hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phương trở lên làm nghề chiếm

phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm" [23, tr.15]. Còn trong Dự
thảo Nghị định của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển
ngành nghề nơng thơn được Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn đệ trình
tháng 5/2005, thì "Làng nghề là tơn, ấp, bản có trên 35% số hộ hoặc lao động

7


tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn và thu nhập từ ngành nghề nông
thôn chiểm trên 50% tổng thu nhập của làng".
Các định nghĩa trên đã khắc phục được nhược điểm của quan niệm thứ
nhất, quan tâm đến phải có tỷ lệ người làm nghề và thu nhập từ ngành nghề,
nhưng lại cố định tiêu chí xác định làng nghề và việc cố định những tiêu chí
trong khái niệm sẽ làm cho các nhà hoạch định chính sách khó xử lý khi chế độ
ưu đãi đối với làng nghề đã thay đổi thì phải chăng khái niệm cũng thay đổi.
Quan niệm thứ tư của Theo TS. Dương Bá Phượng thì “Làng nghề là
làng ở nơng thơn có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông
nghiệp và kinh doanh độc lập”. Quan niệm này đã nêu lên được hai yếu tố cơ
bản cấu thành của làng nghề là làng và nghề, nêu lên được vấn đề nghề trong
làng tách ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập nên phù hợp với điều
kiện mới hơn, tránh được hạn chế của quan niệm thứ hai, song vẫn mắc phải
hạn chế của quan niệm thứ nhất.
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh quy mô các hoạt động thủ công nghiệp,
trong đó có hai chỉ tiêu cơ bản là giá trị sản xuất và lao động làm nghề thủ
công nghiệp. Song, do nghề gắn với làng vốn có điểm xuất phát là nông
nghiệp, nên phải so sánh tỷ lệ lao động (hay hộ) và thu nhập của thủ công
nghiệp với tổng số lao động và tổng thu nhập của làng. Nghĩa là, tỷ lệ lao
động làm nghề và tỷ lệ thu nhập do nghề mang lại so với lao động và thu nhập
của làng là tiêu thức xác định làng đó có phải là làng nghề hay khơng.
Thuật ngữ LÀNG NGHỀ được tạo thành từ hai chủ thể “làng” và

“nghề”. Nghề được đề cập ở đây là nghề TTCN được tiến hành trong phạm vi
làng và gắn với làng. Có thể hiểu một cách đơn giản làng nghề là làng có hoạt
động TTCN. Tuy vậy, không phải quy mô của nghề ở bất cứ mức độ nào thì
làng cũng được gọi là làng nghề. Làng được gọi là làng nghề khi các hoạt
động TTCN đủ lớn đến một mức độ nào đó và mang tính ổ định. Như vậy,
khái niệm làng nghề phải thể hiện cả về định tính và định lượng. Định tính

8


của làng nghề thể hiện sự khác biệt của làng nghề so với làng thuần nơng
(hoặc có ngành nghề phụ quy mô nhỏ) hoặc với phố nghề ở thành thị. Định
lượng của khái niệm làng nghề là chỉ ra làng nghề đạt đến quy mơ nào và
mang tính ổn định ra sao. Vì có điểm xuất phát là làng gắn với nông nghiệp
nên quy mô TTCN của làng phát triển đến mức độ nào đó mới được gọi là
làng nghề vì ở trong làng nên việc định lượng, xác định quy mơ nghề vừa phải
xem xét chính bản thân hoạt động TTCN, vừa phải đặt trong quy mô làng về
số hộ, số lao động, thu nhập từ hoạt động kinh tế bởi vì đặc trưng đầu tiên của
làng Việt Nam là gắn với số hộ, số lao động và thu nhập từ nơng nghiệp. Có
nhiều chỉ tiêu phản ánh quy mơ các hoạt động TTCN, trong đó hai chỉ tiêu cơ
bản là giá trị sản xuất và lao động làm nghề TTCN. Tuy vậy, do nghề gắn liền
với làng vốn có điểm xuất phát là nơng nghiệp nên phải so sánh tỷ lệ lao động
(hay hộ) và thu nhập của TTCN với tổng số lao động và tổng thu nhập của
làng. Như vậy, tỉ lệ lao động làm nghề và tỉ lệ thu nhập do nghề đưa lại so với
lao động và thu nhập của làng là bao nhiêu thì được gọi là làng nghề. Vấn đề
đặt ra ở đây cũng tương tự như trong kinh tế học thường gặp như khái niệm
trang trại và tiêu chí trang trại, khái niệm hộ nghèo và chuẩn phân loại hộ
nghèo,…
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những điểm hợp lý của các quan niệm nêu
trên và nghiên cứu của bản thân, theo tác giả luận văn thì làng nghề là làng ở

nơng thơn có một (hay một số) nghề thủ cơng hầu như được tách hẳn ra khỏi
nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỉ lệ nhất định về lao động làm
nghề cũng như về mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập
của làng. Tên gọi của làng nghề gắn liền với tên gọi của các nghề thủ công như
nghề gốm sứ, đúc đồng, ươm tơ, dệt vải, dệt tơ lụa... Trước đây, làng nghề chỉ
bao hàm các nghề thủ công nghiệp. Ngày nay, do sự phát triển mạnh của ngành
kinh tế dịch vụ, nên ở các tỉnh cịn có các nghề bn bán dịch vụ trong nông
thôn cũng được gọi là làng nghề. Trong một làng nghề có thể chỉ có một nghề,

9


nhưng cũng có thể có nhiều nghề. Điều này là tuỳ theo số lượng ngành nghề
thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ ưu thế có trong làng.
1.1.1.2. Đặc điểm của làng nghề
Khác với làng thuần nông và phố nghề, làng nghề được ra đời và phát
triển ở nông thơn, có mối quan hệ chặt chẽ với nơng nghiệp, lao động mang
tính chất thủ cơng và chủ yếu là lao động tại chỗ; vốn ít, kỹ thuật và cơng
nghệ lạc hậu và mang tính chất thủ cơng; hộ gia đình là hình thức tổ chức sản
xuất chủ yếu, đa số sản phẩm được sản xuất có tính chất đơn chiếc và nhiều
sản phẩm mang bản sắc văn hoá của vùng, của dân tộc.
Quá trình phát triển kinh tế thị trường, CNH và HĐH nông nghiệp,
nông thôn làm cho các quan hệ kinh tế ở làng xã thay đổi, các làng nghề cũng
biến đổi theo. Dưới đây là những đặc điểm chủ yếu của làng nghề.
- Làng nghề có quan hệ gắn bó với nơng nghiệp, nhưng ít phụ thuộc
vào nông nghiệp.
Ở nước ta trước đây cũng như hiện nay, hầu hết các nghề đều lấy làng
làm địa điểm hoạt động. Do thủ cơng nghiệp hình thành trong các làng, nên
giữa nghề nơng và nghề thủ cơng nghiệp có mối quan hệ gắn bó, bổ sung cho
nhau. Sự phát triển của thủ công nghiệp trong làng phụ thuộc rất lớn vào nông

nghiệp. Bên cạnh các hộ chuyên làm thủ công nghiệp, đa số các hộ trong làng
làm nông nghiệp kiêm thủ công nghiệp. Sự phát triển của nông nghiệp tạo
điều kiện để các hộ chuyển sang làm nghề thủ công nghiệp. Nông nghiệp
được coi như "bàn đạp" để phát triển thủ công nghiệp trong làng. Hầu hết
nguyên liệu của thủ công nghiệp trong làng do nông nghiệp tao ra (như chế
biến nông sản, dệt vải, dệt chiếu...), một phần lớn nguồn vốn để hình thành làng
nghề ban đầu có nguồn gốc từ tích luỹ nơng nghiệp, sản phẩm làm ra trước hết
là phục vụ nông nghiệp và cư dân nông thơn.
Cùng với q trình phát triển kinh tế, xã hội, khi trình độ kinh tế phát
triển cao hơn, hoạt động của làng nghề càng có xu hướng độc lập hơn đối với
nông nghiệp. Nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề được đa dạng hoá trong

10


đó có cả sản phẩm của các ngành cơng nghiệp ở thành thị. Hơn nữa, khi nước
ta đã là thành viên chính thức của WTO, nguyên liệu cho sản xuất của làng
nghề còn bị cạnh tranh quyết liệt từ các bạn hàng nước ngoài. Do tác động
của cách mạng khoa học và cơng nghệ, lợi thế ngun liệu có nguồn gốc trực
tiếp từ tự nhiên giảm xuống, làm cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề
gắn liền với ngun liệu tại chỗ từ nơng nghiệp có xu hướng giảm xuống.
Làng nghề ngày càng có tính độc lập hơn đối với nông nghiệp.
- Lao động trong làng nghề là sự kết hợp giữa kỹ năng, kỹ thuật cao
với tay nghề khéo léo của thợ thủ công, giữa lao động tại chỗ với lao động từ
nơi khác đến.
Trong các làng nghề hiện nay, trừ một số khâu công việc hoặc những
cơng việc mang tính bí quyết nghề nghiệp, cịn lại là lao động phổ thơng, trình
độ thấp, hầu hết là lao động tại địa phương. Ngày nay, do tác động của cách
mạng khoa học và công nghệ, xu hướng tự do hoá thương mại, nên việc sản
xuất của làng nghề phải dựa vào những phương tiện, công cụ lao động mới.

Nó địi hỏi lao động trong làng nghề cũng phải được nâng cao trình độ chun
mơn kỹ thuật thì sản phẩm làm ra mới đủ sức cạnh tranh. Cũng do những tác
động này, cơ cấu lao động trong làng nghề cũng phải thay đổi theo hướng
ngày càng hiện đại.
- Khả năng tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn.
Hiện nay, vốn để các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề chủ
yếu là tự có và đi vay trong làng, nhất là của những người họ hàng. Trong
những năm gần đây, lượng vốn mà các làng nghề vay của các tổ chức tín
dụng tuy đã tăng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời, do
tác động của công cuộc đổi mới và do đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn mức sống của người dân tăng lên, lượng tiết kiệm trong dân cư
tăng lên và các dịch vụ nhất là dịch vụ tín dụng nơng thơn được mở rộng sẽ là

11


điều kiện để các chủ kinh tế trong làng nghề tiếp cận dễ dàng hơn với các
nguồn vốn xã hội.
- Trong làng nghề, có sự kết hợp cơng nghệ sản xuất hiện đại với kinh
nghiệm, kỹ thuật thủ công theo hướng tiểu thủ công nghiệp hiện đại, thủ công
nghiệp tinh xảo.
Một số nghề được cơ giới hoá ở một vài cơng đoạn trong sản xuất (ví
dụ xay bột để làm bánh tráng gạo bằng máy thay cho kỹ thuật thủ công trước
đây, cưa gỗ và bào trơn bằng máy trong nghề mộc...). Dưới tác động của việc
đẩy mạnh CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, trình độ cơ giới hố của các
làng nghề ngày càng tăng lên và theo hướng ngày càng hiện đại. Lượng vốn
đầu tư cho một chỗ làm việc trong làng nghề theo đó cũng ngày càng tăng lên.
- Hoạt động kinh tế của làng nghề, có sự chun mơn hố, hợp tác hố,
liên kết giữa các hình thức sản xuất kinh doanh trong làng nghề và giữa các
làng nghề với công nghiệp lớn.

Do tác động của CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, các hình thức sản
xuất kinh doanh trong làng nghề cũng được cơ cấu lại theo hướng giảm số hộ
cá thể, tăng số cơ sở như tổ hợp tác, hợp tác xã, cơng ty. Có sự liên kết giữa
làng nghề với các tổ chức kinh doanh khác như liên kết dịch vụ đầu vào, đầu
ra, liên kết giữa các công đoạn sản xuất do phát triển chun mơn hố. Các
hiệp hội ngành nghề giúp nhau cũng phát triển... Kết cấu hạ tầng cho làng
nghề phát triển mạnh mẽ.
- Sản phẩm được sản xuất ra có sự kết hợp giữa sản xuất hàng loạt với
sản xuất đơn chiếc mang bản sắc văn hoá dân tộc.
Tuy sản xuất trong làng nghề vẫn là sản xuất quy mô nhỏ, nhưng do áp
dụng máy móc, nên để tránh lãng phí trong việc sử dụng máy móc thiết bị
cơng nghệ thì việc sản xuất phải có khối lượng đủ lớn mới giảm được chi phí
sản xuất, mới có lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Đồng thời, do tác động của
cạnh tranh, viêc sản xuất sản phẩm có tính đến những nét đặc trưng gắn với

12


các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương thông qua công nghệ thủ
công, sản xuất đơn chiếc ở một số công đoạn là cần thiết để phát triển làng
nghề hiện đại.
Những đặc điểm nêu trên của làng nghề được xem xét gắn với những
biến đổi của nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH đang diễn ra
mạnh mẽ hiện nay ở cả nước nói chung và mỗi tỉnh, thành nói riêng.
1.1.2. Phân loại làng nghề
Hiện nay, nước ta có có hơn 2.000 làng nghề thủ cơng và làng nghề
truyền thống với rất nhiều nghề khác nhau đang hoạt động. Do sự đa dạng về
chủng loại mặt hàng được sản xuất ra, nên ở nước ta có nhiều loại làng nghề.
Dưới đây là một số tiêu thức dùng để phân loại làng nghề đã có ở Việt Nam.
- Căn cứ vào theo thời gian làm nghề, người ta chia thành làng mới làm

nghề (là những làng mới làm nghề tiểu thủ cơng trong vịng 20-30 năm trở
đây) và là làng nghề lâu đời hay làng nghề truyền thống.
- Căn cứ vào tính chất cũ mới của nghề, người ta chia thành làng làm
nghề mới (là làng những nghề mới xuất hiện trong thời gian gần đây theo yêu
cầu của xã hội đòi hỏi hay theo kỹ thuật tạo thành như nghề tái chế phế liệu:
tái chế chì, tái chế nhựa…) và làng làm nghề truyền thống (là loại làng làm
nghề truyền thống hay rất gần với nghề truyền thống).
- Căn cứ vào số lượng nghề của làng, người ta chia ra làng 1 nghề (cả
làng chỉ làm một nghề thủ cơng) và làng nhiều nghề (là làng ngồi nghề nơng
ra cịn làm từ 2 nghề thủ cơng trở lên hay là loại làng có thêm vừa nghề thủ
cơng, vừa nghề bn).
- Căn cứ vào mặt hàng sản xuất, có thể chia thành làng nghề chế biến
lương thực, thực phẩm; làng nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ;
làng nghề làm đồ gốm sứ; làng nghề làm nghề kim khí; làng nghề sản xuất
các mặt hàng tiêu dùng thông thường; làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng.

13


- Theo trình độ kĩ thuật, có các làng nghề kĩ thuật giản đơn, làng nghề
có kĩ thuật phức tạp.
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình, tác giả luận văn sử
dụng phương pháp phân loại theo ngành nghề nhằm xem xét sự biến động của
các ngành nghề, từ đó thấy được khả năng phát triển của các làng nghề qua sự
biến động sản phẩm của các ngành nghề.
1.2. Vai trò và những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển làng nghề

1.2.1. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
nông thôn
Làng nghề là một bộ phận trong hoạt động kinh tế ở nơng thơn, có vai

trị quan trọng về nhiều mặt, không chỉ đối với sự phát triển kinh tế, mà còn
đối với sự phát triển xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Nông thôn là khu vực địa lý trong đó dân cư tập trung chủ yếu làm
nghề nông (sản xuất nông nghiệp). Trong nông thôn truyền thống, nông
nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu. Cùng với quá trình phát triển sản xuất xã
hội và phân cơng lao động, ngồi sản xuất nơng nghiệp, ở các nơng thơn cịn
có các hoạt động phi nơng nghiệp như tiểu, thủ công nghiệp và thương
nghiệp. Lúc đầu, tỷ trọng của những hoạt động này tương đối thấp, nhưng
càng về sau tỷ trọng càng được nâng lên.
Nói đến nơng thôn, người ta thường trước hết quan tâm đến hoạt động
kinh tế ở nông thôn. Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu
thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư
nghiệp cùng với các ngành thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu thủ
công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành
thương nghiệp và dịch vụ khác... tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh
tế vùng và lãnh thổ và trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nơng thôn
là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, ở nước ta, làng
nghề được coi là một bộ phận hợp thành trong cơ cấu kinh tế nông thôn.

14


Sự phát triển của làng nghề có tác động nhiều mặt đến sự phát triển
kinh tế - xã hội ở nơng thơn. Vai trị của nó được thể hiện trên các khía cạnh
như sau:
Một là, sự phát triển của làng nghề là một lĩnh vực quan trọng để thu
hút và phát huy các nguồn lực tiềm tàng trong nông thôn.
Bất kỳ một khu vực địa lý hay nền kinh tế nào, nguồn lực sản xuất bao
gồm nhân lực, vật lực, tái lực và trí lực đều được coi là điều kiện đặc biệt
quan trọng tạo nên quá trình sản xuất, cơ sở của sự tăng trưởng kinh tế. Do

nguồn lực sản xuất có giới hạn và ngày càng trở nên khan hiếm, nên việc huy
động hết các nguồn tiềm năng là một địi hỏi bức thiết để có sự tăng trưởng
kinh tế. Điều này liên quan đến nhiều giải pháp, trong đó có việc tổ chức các
hình thức kinh tế. Làng nghề là một hình thức tổ chức kinh tế thích hợp để
huy động và phát huy các nguồn lực kinh tế ở nông thôn.
Việt Nam là nước đông dân và có tốc độ phát triển dân số và lao động
tương đối cao. Do kinh tế nông nghiệp lạc hậu vẫn là chủ yếu, năng suất lao
động quá thấp (hiện nay lao động nông nghiệp chiếm gần 60% lao động xã
hội và dân số nông thôn khoảng 70% dân số tồn quốc), diện tích đất canh tác
ngày càng bị thu hẹp nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm có nguy cơ gia
tăng, đời sống của nơng dân cịn nhiều khó khăn. Sự phát triển của làng nghề
tạo thêm điều kiện sử dụng lao động nông nhàn ở nông thôn (hiện nay ở nước
ta có khoảng 18% thời gian lao động của người sản xuất nông nghiệp bị rỗi
việc do sản xuất nơng nghiệp có tính thời vụ), sử dụng lao động người già, trẻ
em, làm tăng thu nhập của người dân đồng thời tạo thêm nguồn vốn cho đầu
tư phát triển kinh tế-xã hội.
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp giải quyết việc làm
cho cư dân nông thôn và thu được một số kết quả nhất định, nhưng do đất
chật người đông nên bản thân nơng nghiệp khơng có khả năng thu hút hết lao
động dư thừa ở nơng thơn. Trong khi đó hiện nay, khoảng 60 - 65% giá thành

15


sản phẩm TTCN trong làng nghề là chi phí lao động sống, nên việc phát triển
làng nghề là phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm dư thừa ở nông thôn.
Thực tế ở các địa phương vùng Đồng bằng sơng Hồng cho thấy, phát
triển làng nghề góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống cho nông dân và cư dân nông thôn. Trong những năm cuối thế kỉ XX,
các làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng đã thu hút khoảng trên 600.000 lao

động nông thôn. Một số làng nghề không chỉ thu hút lao động trong làng mà
còn sử dụng lao động từ các nơi khác. Ví dụ làng nghề Bát Tràng (Hà Nội)
thu hút thêm 3.000 - 5.000 lao động, làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh) ngồi
3.000 lao động tại chỗ cịn th thêm 1.500 lao động từ các nơi khác. Tại tỉnh
Hải Dương, các làng nghề thu hút khoảng 80.000 lao động, chiếm trên 8% số
lao động xã hội trong tỉnh, thu nhập bình quân của người lao động từ 400 700.000 đồng/tháng, có cơ sở thu nhập của người lao động từ 1 đến 3 triệu
đồng/tháng. Tại tỉnh Nam Định, các làng nghề thu hút 108.680 lao động, thu
nhập bình quân từ 650 - 850.000đồng/người/tháng.
Sự phát triển của các làng nghề đã kéo theo sự phát triển và hình thành
của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm
nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Nghề chế biến lương thực, thực
phẩm khơng chỉ có tác động thúc đẩy nghề trồng các loại cây phục vụ chế
biến phát triển, mà còn tạo điều kiện cho chăn ni phát triển. Ngồi các hoạt
động dịch vụ sản xuất trực tiếp cịn có một số loại dịch vụ sản xuất khác nữa,
đó là dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Các loại dịch vụ này cũng được phát triển
do yêu cầu sản xuất trong các làng nghề ngày càng tăng. Do tạo ra việc làm và
tăng thu nhập cho nơng dân, nên các ngành nghề nơng thơn cịn là động lực
làm chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu,
giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho nông dân.

16


Hai là, sự phát triển của làng nghề không chỉ tạo nguồn vốn cho phát
triển, mà còn là cơ sở quan trọng đầu tiên cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn.
Do đặc trưng cơ sở sản xuất của làng nghề là quy mô nhỏ, công cụ lao
động thủ công, mức đầu tư vốn ban đầu khơng lớn, nên nó dễ dàng huy động
được các khoản vốn nhàn rỗi trong dân, của hộ gia đình, trong họ hàng và đi
vay từ các tổ chức tín dụng.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong làng nghề
thường do người lao động đứng ra tổ chức, lại gắn liền với thị trường, và có
những ưu thế độc đáo riêng biệt về sản phẩm, nên nó có thể phát huy hiệu quả
vốn nhanh, tạo điều kiện thuận lợi trong tích luỹ vốn cho CNH, HĐH. Chẳng
hạn, dệt lụa ở xã Vạn Phúc (Thành phố Hà Đông, Hà Nội) là một nghề thủ
cơng đã có lịch sử 1.200 năm, đã từng được nhiều thị trường nước ngoài biết
đến (tham gia hội chợ quốc tế Mác-xây và Pa-ri ở Pháp năm 1931, 1938, được
thị trường Pháp, Thái Lan, Malaisia ưa chuộng), hàng năm xuất khẩu 2,5-3
triệu mét vải, doanh thu gần 27 tỷ đồng năm 2004 chiếm trên 60% giá trị sản
xuất toàn xã. Đây là nguồn vốn rất quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn [7]. Trong điều kiện kinh tế mở và hội nhập kinh
tế quốc tế, sự phát triển của các làng nghề cịn có thể tạo điều kiện thu hút vốn
đầu tư nước ngoài cho phát triển sản xuất.
Sự phát triển của làng nghề còn là cơ sở xuất phát quan trọng đầu tiên
cho CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Vì đây là những cơ sở kinh tế được
tách ra khỏi nơng nghiệp, bên cạnh sản xuất nơng nghiệp, là hình thức tiền
thân và trung gian giữa công nghiệp truyền thống với công nghiệp hiện đại,
thúc đẩy phân công lao động xã hội ở nông thôn theo hướng tiến bộ.
Làng nghề phát triển sẽ thu hút lao động dôi dư từ nông nghiệp, đồng
thời kết hợp và bổ sung cho nhau giữa yếu tố hiện đại với yếu tố truyền thống,
thực hiện cá biệt hố sản phẩm, lưu giữ cơng nghệ cổ truyền, giữ gìn bản sắc

17


văn hoá dân tộc, tạo ra những sản phẩm mà nền công nghiệp hiện đại không
làm được hoặc làm không có hiệu quả.
Trong giai đoạn đầu của CNH, khi cơng nghiệp hiện đại còn chưa
chiếm ưu thế, làng nghề sẽ là yếu tố hỗ trợ cho phát triển công nghiệp. Nó tạo
điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên, lao động ở nơng thơn, khai thác

nguồn vốn tự có trong dân, mở ra hướng sản xuất nhiều loại sản phẩm phục
vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Làng nghề phát triển mạnh có thể được phát
triển ở các lĩnh vực khơng thể cơ khí hố được, như gia cơng, chế biến kim
loại, chế tạo công cụ thường, công cụ cải tiến, chế tạo máy móc cỡ nhỏ để
phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đặc biệt được phát triển ở
các ngành như chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất
khẩu.
Sự phát triển làng nghề sẽ tạo cơ hội kết hợp và áp dụng các kỹ thuật,
công nghệ mới vào sản xuất cải tạo sản xuất truyền thống, qua đó xây dựng
nền thủ cơng nghiệp hiện đại năng động, có khả năng cung ứng sản phẩm cho
những nhu cầu thị hiếu kiểu mới, kể cả xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Sự phát triển làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trong của nông nghiệp
trong tổng giá trị sản lượng và trong tổng lực lượng lao động ở nông thôn.
Theo V.I.Lênin, làng nghề (hay tiểu thủ công nghiệp) và công nghiệp
cơng xưởng, nhà máy có mối liên hệ mật thiết và vững chắc nhất với nhau.
Làng nghề tạo ra những cơ sở ban đầu về vốn, lao động, thị trường cho CNH
nền kinh tế, là điểm xuất phát của phát triển kinh tế - xã hội ở nơng thơn nói
riêng, tồn bộ nền kinh tế nói chung.
Ba là, sự phát triển của làng nghề tạo thị trường rộng lớn cho phát
triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

18


Thực chất của các cơ sở sản xuất trong làng nghề là những doanh
nghiệp nhỏ. Những cơ sở này có những lợi thế nhất định so với cơ sở quy mơ
lớn. Nó có thể sử dụng ngun vật liệu tại chỗ, tiêu thụ sản phẩm của nông
nghiệp, tạo địa bàn rộng lớn cho phát triển nông nghiệp. Chẳng hạn khi ngành

nghề chế biến phát triển, yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp phải nhiều hơn,
đa dạng hơn và chất lượng cao hơn. Do vậy, trong nơng nghiệp hình thành
những khu vực nơng nghiệp chun mơn hố, tạo ra năng suất lao động cao
và nhiều sản phẩm hàng hố. Từ đó, người nông dân trước yêu cầu tăng lên
của sản xuất sẽ tự thấy nên đầu tư vào lĩnh vực nào là có lợi nhất. Thêm vào
đó, sản xuất trong các cơ sở của làng nghề là một quá trình liên tục, điều này
lại tạo cơ hội về việc làm cho người làm nông nghiệp khi họ bước vào thời kỳ
nông nhàn không thể tránh khỏi do chu kỳ phát triển của sinh ràng buộc.
Đồng thời, làng nghề không chỉ cung cấp sản phẩm tiêu dùng (và nhiều
khi cả các yếu tố đầu vào) để duy trì phát triển sản xuất cơng nghiệp, mà cịn
là thị trường tiêu thụ máy móc, công cụ sản xuất và công nghệ của công
nghiệp thành thị. Theo đà phát triển của CNH, HĐH, các ngành nghề trong
làng nghề sẽ từng bước được hiện đại, nhu cầu trang bị máy móc thiết bị ngày
càng tăng lên, thị trường của công nghiệp được mở rộng. Làng nghề tạo điều
kiện cho phát triển thị trường vốn và lao động.
Hoạt động của các cơ sở sản xuất trong làng nghề cịn tạo điều kiện làm
tăng lượng hàng hố và dịch vụ cung ứng cho thị trường. Làm cho thị trường
hàng tiêu dùng và dịch vụ ở các vùng nông thôn thêm đa dạng và hấp dẫn
hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn.
Bốn là, sự phát triển của làng nghề góp phần đạo tạo nguồn nhân lực
cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Mặc dù trong các làng nghề có sự truyền nghề với những quy định rất
khắt khe, nhưng do tình kinh tế của nó, nên việc tạo ra nguồn nhân lực có
chun mơn kỹ thuật vẫn tích cực diễn ra. Trong làng nghề, ông tổ nghề là

19


người có cơng đầu trong việc đưa kỹ thuật, cơng nghệ mới từ nơi khác về địa
phương, làm trấn hưng và phát triển kinh tế của làng. Chế độ học việc cổ

truyền ở các làng nghề đã đào tạo ra nhiều thợ thủ công lành nghề, chuẩn bị
đội ngũ công nhân dự bị cho công nghiệp hiện đại. Qua hoạt động trong làng
nghề, người thợ thủ cơng được rèn thói quen, tính kỷ luật và phương pháp làm
việc cơng xưởng.
Sự phát triển làng nghề tạo điều kiện phát triển thị trường sức lao động,
cung ứng và nâng cao chất lượng lao động cho phát triển công nghiệp. Đồng
thời, phát triển làng nghề cịn góp phần xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ
quản lý sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự lớn mạnh
của làng nghề đồng nghĩa với việc tầng lớp doanh nhân phát triển để có thể
vươn tới đảm đương việc quản lý và điều hành những doanh nghiệp hiện đại.
Tuy nhiên hiện nay, cách đào tạo nghề theo kiểu cha truyền con nối là
một nguyên nhân làm cho nhiều nghề bị thất truyền, trong đó có các nghề thủ
cơng mỹ nghệ truyền thống. Đây cũng là một vấn đề cần được tính đến trong
phát huy vai trò của làng nghề.
Năm là, sự phát triển của làng nghề sẽ là nhân tố góp phần nâng cao
mức sống của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Sự phát triển của làng nghề không chỉ tạo ra điều kiện để góp phần giải
quyết việc làm, mà cịn góp phần quan trọng vào nâng cao mức sống của người
dân. Thực tế ở những nơi có làng nghề phát triển đều cho thấy mức sống chung
của người dân được ổn định hơn và cao hơn so với những nơi chỉ làm nông
nghiệp thuần túy, không làm nghề. Ở đây, người dân khơng chỉ có thu nhập từ
sản xuất nơng nghiệp, mà cịn có thu nhập từ làm các nghề trong làng.
Ở các làng nghề, tỉ lệ hộ khá và giàu thường cao hơn so với các làng
thuần nơng. Tại đây, hầu như khơng có hộ đói. Thu nhập của người dân từ
làm nghề nhiều khi chiếm tỉ lệ cao trong tổng thu nhập của họ. Nhờ thu nhập
từ làm nghề, người dân nơng thơn có thêm điều kiện tốt hơn trong giải quyết

20



nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Nhà cao tầng của các hộ dân được xây
dựng rất nhanh, tỉ lệ số hộ có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỉ lệ
khá. Chẳng hạn, tại làng Tân Lễ ở tỉnh Thái Bình, tỉ lệ hộ khá, giàu chiếm gần
80% trong tổng số hộ của địa phương. Làng nghề Bát Tràng ở Hà Nội có mức
bình qn thu nhập của các hộ thấp cũng đạt tới 10 - 20 triệu đồng/năm, cịn
các hộ cao thì đạt tới hàng trăm triệu đồng trên một năm.
Trong các làng nghề, cùng với những cải thiện trong đời sống kinh tế,
mức sống về văn hoá của dân cư được nâng lên, điều này tác động tích cực
đến xây dựng nơng thơn mới. Tại các làng nghề, người dân có điều kiện kinh
tế hơn trong việc đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông,
trạm biến thế điện, hệ thống thông tin liên lạc và các yếu tố thuộc kết cấu hạ
tầng phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và sức khoẻ của người dân như
trường học, trạm y tế, vệ sinh môi trường… Kết cấu hạ tầng nơng thơn có vai
trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, là một trong
những điều kiện tiền đề để khai thác các nguồn lực và lợi thế của từng vùng,
là điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu và trao
đổi hàng hoá giữa các vùng, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân
cư, góp phần giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thơn, thúc đẩy q
trình đơ thị hố…
Phát triển làng nghề cùng với việc tăng thu nhập của người dân đã tạo
ra một nguồn thu cho ngân sách địa phương. Tuy khơng có đầy đủ số liệu về
mức đóng góp vào ngân sách nhà nước và địa phương của làng nghề, nhưng
ta có thể tham khảo vai trị này ở một số địa phương trong nước. Chẳng hạn, ở
tỉnh Hải Dương, năm 1998, giá trị sản phẩm của ngành nghề nông thôn đạt
560 tỉ đồng; năm 1999 là 608 tỉ đồng và năm 2000 là 637 tỉ đồng. Năm 2005,
tổng giá trị sản xuất tại các làng nghề trong toàn tỉnh ước đạt trên 900 tỉ đồng,
chiếm trên 50% giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi quốc doanh. Trong đó,
riêng làng nghề vàng, bạc truyền thống Châu khê - Phúc Kháng, giá trị sản

21



×