Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.46 KB, 110 trang )

LỊCH SỬ VÀ LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC
LỊCH SỬ VÀ LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC
Tác giả: LÊ NGỌC HÙNG

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay nhu cầu tìm hiểu lý luận xã hội học rất lớn, ngay cả khi một số
cuốn sách về lịch sử xã hội học và lý thuyết xã hội học hiện đại của tác giả
nước ngoài đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt. Trong các cuộc hội
thảo khoa học lớn nhỏ và cả trên giảng đường đại học vang lên những ý kiến
chỉ ra sự thiếu hụt của lý thuyết, phê phán sự tràn lan của các nghiên cứu
"thuần túy" thực nghiệm thiếu lý luận. Trong các tài liệu, bài viết vẫn còn khá
phổ biến quan niệm điều tra được cái gì thì trình bày cái đó, cịn tùy ai muốn
gọi nó là cái gì cũng được. Cứ làm xã hội học thực nghiệm cung cấp số liệu
thực tế không cần đến lý thuyết xã hội học, không cần biết là những kết quả
nghiên cứu thực nghiệm đó có thực sự mang tính khoa học hay khơng.
Tình trạng làm xã hội học theo kiểu "thực nghiệm trước, lý luận sau"
hay chỉ cần thu thập số liệu bằng điều tra, khảo sát được ví như việc "đặt cỗ
xe kéo trước đầu con ngựa". Đối với cách làm xã hội học khơng cần tới lý
thuyết có thể phải viện dẫn lời nhắc nhở, cảnh báo của F. Engels cách đây
hơn một thế kỷ: "sự khinh thường lý luận là con đường chắc chắn nhất đưa
chúng ta đến chỗ suy nghĩ theo lối tự nhiên chủ nghĩa, tức là suy nghĩ sai".
Các khoa học, theo cách phân chia cổ điển, gồm ba loại: một là khoa
học nghiên cứu về giới tự nhiên vơ sinh - khoa học chính xác ví dụ cơ học,
hai là khoa học nghiên cứu những cơ thể sống, ví dụ sinh vật học, và ba là
những khoa học lịch sử nghiên cứu điều kiện sinh hoạt của lồi người, những
quan hệ xã hội và những hình thức của kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Khác với các khoa học tự nhiên vô cơ và hữu cơ, đặc trưng của các
khoa học về lịch sử trong đó có xã hội học là lịch sử xã hội khơng lặp lại, cho
nên sự nhận thức về nó chỉ mang tính chất tương đối. Các khoa học này tập



trung làm sáng tỏ những mối liên hệ nhân quả và những đặc điểm, tính chất
của những sự kiện, hiện tượng, q trình xã hội diễn ra trong những hồn
cảnh lịch sử xác định về không gian và thời gian. "Vì vậy mà trong lĩnh vực
này, kẻ nào đi tìm những chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng, những chân lý thực sự,
nói chung khơng biến đổi, thì kẻ đó sẽ chẳng kiếm được là bao, ngoài những
điều nhạt nhẽo và những điều nhàm tai loại tồi nhất, ví dụ như: nói chung
người ta khơng thể sống mà khơng lao động, rằng cho đến nay người ta
thường chia ra thành kẻ thống trị và kẻ bị trị, rằng Na-pô-lê-ông chết ngày
mồng 5 tháng Năm 1821, v.v."
Lịch sử xã hội học là lịch sử của các lý thuyết xã hội học đấu tranh với
nhau, cạnh tranh và bổ sung lẫn nhau trong việc giải quyết những vấn đề mà
cuộc sống thực của con người luôn đặt ra trước xã hội học. Trong tiến trình
phát triển xã hội lồi người, như F.Engels đã từng nhận xét, luôn xuất hiện
những con người khổng lồ biết phát hiện vấn đề và đưa ra câu trả lời cho
những câu hỏi lớn của thời đại. Sự kiện như vậy cũng xảy ra trong suốt chiều
dài lịch sử xã hội học. Các nhà xã hội học vĩ đại thế kỷ XIX gồm Auguste
Comte, Herbert Spencer, Karl Marx, Emile Durkheim, Max Weber, Georg
Simmel đã đưa ra những kiến giải khác nhau đối với hàng loạt những câu hỏi
như: Trật tự xã hội là gì? Sự đồn kết xã hội là gì? Sự thống nhất xã hội là gì
và làm thế nào tạo ra được chúng? Cái gì gắn kết con người với nhóm, với xã
hội? Lịch sử phát triển xã hội đã diễn ra như thế nào và sẽ đi tới đâu?
Từ các nỗ lực trả lời những câu hỏi này đã xuất hiện và phát triển các ý
tưởng sâu sắc, các lý thuyết đồ sộ của xã hội học thế kỷ XIX. Trên cơ sở đó
đã nảy sinh, khai triển nhiều trường phái lý thuyết xã hội học nổi tiếng nhằm
giải đáp những câu hỏi bao trùm thế kỷ XX. Trong số đó nổi lên chủ thuyết xã
hội học chức năng với các đại diện tiêu biểu, ví dụ Talcott Parsons và Robert
Merton; chủ thuyết mâu thuẫn với các tác giả Wright Mills, Ralf Dahrendorf
cùng các nhà lý luận khác như Jurgren Habermas và Michael Foulcault; chủ
thuyết tương tác biểu trưng của George Mead, Herbert Blumer và các đồng
sự. Những thập niên cuối của thế kỷ XX chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của



các chủ thuyết này và nhất là chủ thuyết lựa chọn duy lý với sự đóng góp
quan trọng của các tác giả như George Homans, Peter Blau và nhiều tác giả
khác. Trong lịch sử phát triển lý thuyết xã hội học trên thế giới không thể
không kể tới những xu hướng phát triển khác, nhất là các nghiên cứu lý luận
của các nhà xã hội học Nga (Liên Xô cũ), các nhà xã hội học Bungari, Đức.
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các lý thuyết xã hội học thành một dòng
chảy xiết suốt chiều dài lịch sử phát triển xã hội là vấn đề cơ bản có tính triết
học của nó. Đó là vấn đề mối quan hệ giữa con người và xã hội. Vấn đề cơ
bản của xã hội học cũng có hai mặt, nhưng khơng phải mặt quyết định luận:
cái gì có trước, xã hội hay con người; cũng khơng phải là mặt nhận thức của
nó. Vấn đề là con người tác động tới xã hội như thế nào và xã hội có ảnh
hưởng như thế nào tới con người.
Trong thế kỷ XIX vấn đề cơ bản có tính chất triết học của xã hội học
được diễn đạt bằng những câu hỏi của thời đại, ví dụ, trật tự xã hội, nhất trí
xã hội, thống nhất xã hội là gì? Biến đổi xã hội là gì? Và làm thế nào tổ chức
được xã hội ổn định, trật tự?
Trong thế kỷ XX xã hội học tiếp tục trả lời nhiều câu hỏi cần thiết và
quan trọng xoay quanh vấn đề cơ bản này. Đồng thời lý thuyết xã hội học tập
trung tìm hiểu để đưa ra câu trả lời mới đối với những câu hỏi như: xã hội tạo
thành từ các cá nhân, các nhóm như thế nào? Con người biến đổi xã hội ra
sao? Trên cơ sở giải quyết những câu hỏi của thời đại trước, những câu hỏi
mới đang xuất hiện.
Vấn đề cơ bản của xã hội học thế kỷ XXI có thể diễn đạt thành những
câu hỏi, ví dụ mối quan hệ hài hịa giữa con người và xã hội là gì? Quy luật
hình thành và vận động của mối quan hệ đó là gì? Làm thế nào tạo ra được
mối quan hệ hài hòa đó?
Lịch sử cho thấy các lý thuyết xã hội học không những khác nhau ở
quê hướng xứ sở - nước này hay nước kia; ở cấp độ phân tích vĩ mô - xã hội

hay vi mô - cá nhân hoặc kết hợp cả hai: vĩ mơ -vi mơ, mà cịn khác nhau ở
góc nhìn lạc quan - tích cực hay bi quan - tiêu cực và khác nhau cả cách tiếp


cận nghiên cứu định lượng và định tính. Nhưng tất cả các lý thuyết xã hội học
rất phong phú, đa dạng đó đều cùng hướng vào trả lời câu hỏi: bản chất của
mối quan hệ giữa con người và xã hội là gì?
Có thể nói, đường xốy trơn ốc đi lên của tất cả các lý thuyết xã hội học
đều xoay quanh một cái trục đối tượng nghiên cứu. Đó là tìm ra các quy luật
của sự nảy sinh, vận động, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa xã hội và
con người. Xã hội học với tất cả các lý thuyết, phạm trù, khái niệm và phương
pháp của nó đều hướng vào nghiên cứu quy luật, đặc điểm, tính chất, cơ chế,
điều kiện hình thành, bộc lộ, biến đổi, phát triển mối quan hệ giữa con người
và xã hội trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, nhất là trong thời kỳ hiện đại,
đương đại.
"Lịch sử & lý thuyết xã hội học" được viết ra nhằm đáp ứng nhu cầu
tham khảo tài liệu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của bạn đọc quan tâm tới
khoa học xã hội và nhân văn. Cuốn sách sẽ giúp ta mở rộng tầm nhìn khoa
học, khách quan, biện chứng, nghiêm túc và cởi mở trong việc tiếp thu, đánh
giá và vận dụng lý luận khoa học xã hội học vào cuộc sống đang đổi mới hiện
nay. Trong cuốn sách này các lý thuyết xã hội học được trình bày thành hai
phần. Phần I giới thiệu các quan niệm của một số tác giả tiêu biểu của những
thời kỳ dựng xây và phát triển khoa học xã hội học. Phần II trình bày một số
chủ thuyết lớn trong xã hội học hiện đại, trong đó nhấn mạnh lý thuyết của
một số nhà khoa học nổi tiếng của thời kỳ kế tục và phát triển mới khoa học
xã hội học ở thế kỷ XX.
Lê Ngọc Hùng

Phần I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC
Chương I. SỰ RA ĐỜI KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
Khoa học xã hội học gọi ngắn gọn là xã hội học tất yếu ra đời trong bối
cảnh kinh tế - xã hội ở châu Âu thế kỷ XIX, cụ thể là ở Pháp vào nửa đầu thế


kỷ XIX. Tính tất yếu đó bộc lộ ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều
kiện vật chất và tinh thần, các tiền đề cần thiết cho sự nhận thức đời sống xã
hội. Lúc bấy giờ các cuộc cách mạng công nghiệp và thương mại đã làm lung
lay tận gốc hệ thống thiết chế kinh tế - xã hội cũ từng tồn tại hàng ngàn năm
trước đó ở Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Italia và các nước khác. Hình thái kinh tế
- xã hội kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sức mạnh bành
trướng của lực lượng sản xuất và thị trường hàng hóa công nghiệp của nền
đại công nghiệp.
Dưới tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóa sản xuất và đặc
biệt là tự do hóa lao động, hệ thống tổ chức quản lý kinh tế - xã hội theo kiểu
truyền thống đã bị thay thế bằng các phương thức tổ chức kinh tế - xã hội
hiện đại. Kiểu sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát huy tác dụng. Hình
thành và phát triển hệ thống nhà máy, xí nghiệp, tập đồn kinh tế có khả năng
tạo ra khối lượng lớn hàng hóa, thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành
thị, mở rộng hệ thống thị trường nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản
phẩm công nghiệp.
Hoạt động buôn bán và sản xuất được tổ chức lại theo quy mơ đại cơng
nghiệp cơ khí lúc đầu đã xuất hiện ở Anh, sau đó ở Pháp, Hà Lan, Đức và các
nước khác. Điều đó đã tạo ra những bước đột chuyển trong quá trình biến đổi
kinh tế - xã hội ở các nước này. Riêng về mặt kinh tế, chỉ sau khoảng một
trăm năm phát triển, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã sản xuất được một khối
lượng tổng sản phẩm ước tính bằng tổng khối lượng của cải vật chất do loài
người tạo ra trong suốt lịch sử phát triển từ trước cho tới khi xuất hiện chủ
nghĩa tư bản. Đại công nghiệp đã sản xuất ra khối lượng khổng lồ hàng hóa
với giá rẻ, được Marx và Engels ví như là những viên "trọng pháo bắn thủng

tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại
một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục". Kết quả là nền tảng kinh
tế - xã hội theo lối phong kiến và cùng với nó là chế độ phong kiến, quan hệ
xã hội phong kiến châu Âu bị trốc tận gốc và sụp đổ tan tành".


Biến đổi kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc đời sống chính trị, văn hóa, xã
hội. Của cải, đất đai, tư bản khơng cịn tập trung trong tay tầng lớp phong
kiến, quý tộc, tăng lữ mà rơi vào tay giai cấp tư sản. Sự phân chia giai cấp,
sự phân tầng xã hội và sự phân hóa giàu -nghèo diễn ra trên quy mơ rộng lớn
với tính chất quyết liệt, sâu sắc. Nền công nghiệp quy mô lớn đã đẩy nhanh
q trình đơ thị hóa cùng với sự tích tụ dân cư, phát triển giao thông và cơ sở
hạ tầng.
Kỹ thuật, cơng nghệ và khoa học phát triển nhanh chóng góp phần hình
thành và phát triển tầng lớp xã hội mới là những người trí thức, đội ngũ hành
chính, quản lý và công nhân kỹ thuật. Sản xuất kiểu công nghiệp với quy mơ
lớn địi hỏi phải mở mang bn bán, giao lưu và thị trường nguyên vật liệu và
thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cơng nghiệp. Từ đó hình thành nên
tầng lớp thương nhân, doanh nhân.
Sự phân hóa trong lối sống của thành thị và nơng thơn diễn ra tốc độ
nhanh chóng tỉ lệ thuận với quá trình đơ thị hóa. Quan hệ giữa thành thị và
nơng thôn trở thành quan hệ phụ thuộc.
Nông dân bị tách ra khỏi ruộng đất trở thành người làm thuê, người bán
sức lao động cho giới chủ tư bản công nghiệp ở thành phố. Việc nông dân rời
bỏ cộng đồng làng quê, nông thôn ra thành phố sinh sống đã kéo theo những
biến đổi to lớn trong thiết chế gia đình với hệ giá trị, chuẩn mực và cấu trúc
đặc trưng cho xã hội truyền thống dựa vào phương thức sản xuất phong kiến.
Đời sống cá nhân và gia đình bị xô đẩy, bị xé vụn và bị cuốn hút vào hoạt
động kinh tế kiểu thị trường và lối sống cạnh tranh, vụ lợi. Lối sống nông thôn
dựa vào kinh tế nơng nghiệp, vào quan hệ gia đình, dịng họ bị thay đổi và

nhường chỗ cho lối sống thành thị - xuất hiện "chủ nghĩa thành thị" - dựa vào
kinh tế cơng nghiệp và quan hệ chức năng.
Các hình thức tổ chức xã hội theo kiểu phong kiến trước đây bị lung lay,
xáo trộn và biến đổi mạnh mẽ. Tổ chức và thiết chế tôn giáo, cụ thể là Giáo
hội trước kia rất có thế lực nay bị mất dần vai trò và quyền lực thống trị trong
đời sống xã hội trước sức ép của hoạt động kinh tế diễn ra sôi động. Việc nhà


thờ bị tách khỏi nhà nước và nhà trường là một biểu hiện rõ rệt nhất của sự
biến đổi xã hội trong lĩnh vực tổ chức đời sống vật chất và tinh thần ở xã hội
châu Âu thế kỷ XVIII-XIX.
Do đó, luật pháp ngày càng phải tập trung vào việc điều tiết các quá
trình kinh tế, các quan hệ lợi ích và quan hệ xã hội mới xuất hiện, chưa từng
có trong xã hội phong kiến. Ví dụ, luật pháp trở nên duy lý để thiết chế hóa và
điều tiết các quan hệ mua bán sức lao động sao cho có lợi cho chủ tư bản
trong việc tìm kiếm lợi nhuận làm giàu và bóc lột cơng nhân. Ngay cả thiết chế
hành chính, tổ chức hành chính, tổ chức xã hội kiểu phong kiến, quân chủ
độc đoán, chuyên chế cũng buộc phải thay đổi theo xu thế duy lý, theo hướng
thị dân hóa và cơng dân hóa.
Tóm lại, sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa
đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi sâu rộng
trong đời sống xã hội. Quan hệ, tương tác và cấu trúc xã hội trở nên phức
tạp, mất ổn định gây ra những hệ quả khó lường. Từ đó nảy sinh nhu cầu
thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn định xã hội; nảy sinh nhu cầu tìm hiểu, giải
thích các hiện tượng, các quá trình kinh tế xã hội và giải quyết các vấn đề của
thời kỳ khủng hoảng xã hội lúc bấy giờ. Nói cách khác, xã hội học đã ra đời
một cách tất yếu thong bối cảnh kinh tế xã hội châu Âu thế kỷ XIX nhằm đáp
ứng nhu cầu nhận thức và nhu cầu thiết lập sự ổn định, trật tự xã hội.
2. Bối cảnh chính trị, văn hóa và tư tưởng
Các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng nhất góp phần làm thay đổi

căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội châu Âu thế kỷ
XVIII-XIX là các cuộc cách mạng, nhất là Đại cách mạng Pháp năm 1789.
Cuộc cách mạng này đã mở đầu cho thời kỳ tan rã chế độ phong kiến, nhà
nước quân chủ và thay thế trật tự xã hội cũ bằng một trật tự chính trị xã hội
mới với sự thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản.
Về mặt văn hóa - tư tưởng, Đại cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII với
khẩu hiệu "tự do, bình đẳng, bác ái" đã khơi dậy những biến đổi mang tính
cách mạng trong văn hóa, tư tưởng, nhận thức và hành động chính trị của


giai cấp công nhân và quần chúng lao động về quyền con người và quyền
bình đẳng giai cấp.
Cùng với sự biến đổi chính trị có tính chất cách mạng ở Pháp là các
biến động chính trị theo con đường "tiến hóa" ở Anh, Đức, Italia và các nước
khác. Đặc điểm chung của những thay đổi to lớn trong đời sống chính trị châu
Âu lúc bấy giờ là quyền lực chính trị chuyển sang tay giai cấp tư sản và một
thiểu số người nắm giữ tư liệu sản xuất. Biến đổi chính trị xã hội đã góp phần
củng cố và phát triển chủ nghĩa tư bản. Điều này thể hiện ở việc hình thành
những điều kiện có lợi cho tự do buôn bán, tự do sản xuất, tự do cạnh tranh,
tự do ngôn luận tư sản và đặc biệt là tự do bóc lột sức lao động cơng nhân,
làm căng thẳng thêm quan hệ mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp thống trị - tư
sản và giai cấp bị trị - vơ sản.
Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã hội và nhất là giữa
giai cấp công nhân vô sản và giai cấp tư sản đã lên tới đỉnh điểm làm bùng nổ
cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vào nửa cuối thế kỷ XIX - Công
xã Pari năm 1871, và sau này là cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm
1917. Các cuộc cách mạng này đã thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình cách
mạng và lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong các tầng lớp tiến bộ xã hội, nhất là
giai cấp công nhân, vô sản và các dân tộc bị áp bức trên phạm vi tồn thế
giới.

Những biến động chính trị xã hội và đặc biệt là cuộc cách mạng Pháp
đã để lại dấu ấn không phai mờ trong lịch sử xã hội học như sau:
Trước hết, đó là sự kiện xã hội học ra đời lần đầu tiên trên thế giới với
tư cách là một khoa học ở nước Pháp - cái nôi của Đại cách mạng Pháp rồi
sau đó mới xuất hiện ở các nước Anh, Đức, Italia, Mỹ.
Thứ hai, các cơng trình của các nhà xã hội học người Pháp như
Auguste Comte, Emile Durkheim, nhà xã hội học người Anh Herbert Spencer,
nhà xã hội học người Đức Georg Simmel, và đặc biệt là những người sáng
lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, lãnh tụ thiên tài và người thầy của giai


cấp vô sản Karl Marx và Friedrich Engels đều chịu ảnh hưởng của học thuyết
xã hội chủ nghĩa Pháp.
Thứ ba, những biến động kinh tế - chính trị - văn hóa ở xã hội Pháp đã
khiến các nhà xã hội học tiền bối đặt ra những câu hỏi lý luận cơ bản không
chỉ đối với xã hội học của Pháp mà của toàn bộ lý luận xã hội học thế kỷ XIX.
Đó là vấn đề trật tự xã hội, bình đẳng xã hội và vấn đề làm thế nào phát hiện
và sử dụng các quy luật tổ chức xã hội để góp phần tạo dựng, củng cố trật tự
xã hội và tiến bộ xã hội.
Trong bối cảnh kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội như vậy, các nhà tư
tưởng xã hội, các nhà xã hội học châu Âu thế kỷ XIX đã ra sức tìm hiểu, mơ
tả, phân tích các q trình, hiện tượng xã hội để phản ánh và giải thích đầy đủ
những biến động chính trị, xã hội đang diễn ra xung quanh họ. Các nhà xã hội
học thế kỷ XIX tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lớn nảy sinh từ những
khủng hoảng, mất ổn định, mất trật tự chính trị xã hội lúc bấy giờ. Một số nhà
xã hội học tiến bộ đã chỉ ra con đường và biện pháp để lập lại trật tự và duy
trì sự tiến bộ xã hội.
3. Các tiền đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh, phát triển xã hội học
có nguồn gốc từ những tiến bộ to lớn mà loài người đã đạt được "từ xưa đến

nay", nhất là từ thời kỳ vĩ đại mở đầu bằng thời đại Phục hưng vào nửa cuối
thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX. Về tầm cỡ lịch sử vĩ đại của sự tiến bộ
khoa học thời đại này, F. Engels chỉ rõ: "đó là một thời đại cần có những con
người khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ: khổng lồ về năng lực
suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và
về mặt học thức sâu rộng". Kết quả là đã hình thành nên các dịng tư tưởng
triết học cụ thể là triết học cổ điển Đức, các trào lưu tư tưởng xã hội đặc biệt
là chủ nghĩa xã hội Pháp và các lý thuyết kinh tế học và kinh tế chính trị học
Anh.
Các trào lưu tiến bộ của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, dưới
nhiều hình thức và bằng nhiều cách khác nhau đã trở thành tiền đề, nguồn


gốc và những yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống lý luận và phương pháp
luận của khoa học xã hội học thế kỷ XIX.
Các nhà tư tưởng Anh, nhất là những người theo chủ nghĩa tự do và
kinh tế chính trị học Anh thường cổ vũ và bênh vực cho quyền con người
nhằm biện minh cho chủ nghĩa tư bản công nghiệp phát triển mạnh nhất ở
nước này. Khi nghiên cứu các chế độ kinh tế - xã hội, A.Smith (1723-1790) và
D.Ricardo (1772-1823) đã cho rằng các cá nhân phải được tự do thoát khỏi
những ràng buộc và hạn chế bên ngồi để tự do cạnh tranh. Có như vậy, các
cá nhân mới tạo ra được một xã hội tốt đẹp hơn. Nhìn chung, các quan niệm
kinh tế học đã gợi mở ra cách nhìn duy vật biện chứng đối với các vấn đề xã
hội đang nảy sinh do nền kinh tế đại công nghiệp đang ngày càng mở rộng,
sự phân hóa xã hội ngày càng tăng.
Tại Pháp, cái nôi của xã hội học - thời kỳ Phục hưng nửa cuối thế kỷ
XV đã mở đầu cho một thời đại duy lý với các tư tưởng khai sáng và chủ
nghĩa xã hội của những con người khổng lồ như F. Voltaire (1694-1778), J.
Rouseau (1712-1778), D. Diderot (1713-1784), C. H. De Saint-Simon (17601825), C. Fourier (1772-1837) và nhiều người khác. Trong số đó nổi bật lên
nhà triết học, nhà xã hội học Auguste Comte (1798-1857), người đã sáng lập

ra chủ nghĩa thực chứng và khai sinh khoa học xã hội học.
Các nhà triết học và các nhà tư tưởng xã hội Pháp cho rằng con người
chủ yếu bị chi phối bởi các điều kiện và hoàn cảnh xã hội. Họ khẳng định rằng
con người có những "quyền tự nhiên" nhất định mà các thiết chế xã hội phải
tôn trọng và bảo vệ chứ không được phép chà đạp, vi phạm. Từ đó đã hình
thành tư tưởng về sự cần thiết phải xóa bỏ sự áp bức và bất cơng xã hội, phải
thay thế trật tự xã hội cũ bằng một trật tự xã hội mới phù hợp hơn với bản
chất con người và đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Sự biến đổi như
vậy cần phải diễn ra một cách hợp lý, hợp pháp, tiến bộ và bằng con đường
duy lý, "khai sáng" tư tưởng và nhận thức, thậm chí bằng các cuộc cách
mạng. Các tư tưởng tiến bộ, nhân văn, nhân bản, nhân đạo được phản ánh
đặc biệt rõ trong cuộc Đại cách mạng Pháp năm 1789.


Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận
nghiên cứu khoa học là tiền đề cơ bản, quan trọng cho sự ra đời xã hội học.
Các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra ở thế kỷ XVI, XVII và đặc
biệt là thế kỷ XVIII đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp
luận khoa học. Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, thế giới hiện
thực, nhất là đời sống xã hội của con người được xem như là một thể thống
nhất vận động và luôn biến đổi theo quy luật. Các quy luật của xã hội có thể
nhận thức được và giải thích được thơng qua việc sử dụng và phát triển các
khái niệm, phạm trù và phương pháp nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở nhận
thức khoa học có thể biến đổi, cải tạo được xã hội.
4. Sự ra đời xã hội học
Về mặt chữ nghĩa, "xã hội học" (Sociology) là kết quả của việc ghép
chữ "Socius" hay chữ "Societas" nghĩa là xã hội với chữ "Ology" hay "Logos"
có nghĩa là học thuyết, là nghiên cứu.
Về mặt lịch sử, Auguste Comte được ghi nhận là cha đẻ của xã hội học
do đã có cơng khai sinh ra môn khoa học này vào nửa đầu thế kỷ XIX, cụ thể

là năm 1838. Lúc bấy giờ ông dùng thuật ngữ "Xã hội học" để chỉ một lĩnh
vực nghiên cứu mới về các quy luật của tổ chức xã hội, học thuyết về xã hội,
sự nghiên cứu về xã hội loài người. Nhưng về sau trong quá trình phát triển
của mình, xã hội học đã có các quan niệm khác nhau về đối tượng nghiên
cứu tương ứng với mỗi thời kỳ lịch sử của nó.
Ngay từ buổi bình minh của xã hội học, một số nhà khoa học nhất là
Comte đã chủ trương áp dụng mơ hình phương pháp luận của khoa học tự
nhiên và chủ nghĩa thực chứng vào nghiên cứu các quy luật của sự biến đổi
xã hội. Xã hội học sớm nhận thấy sự cần thiết phải sử dụng các phương pháp
quan sát, thực nghiệm, so sánh, phân tích lịch sử, trừu tượng hóa, khái quát
hóa vào nghiên cứu quy luật tổ chức xã hội.
Các khoa học tự nhiên như vật lý học, hóa học, sinh học đã phát hiện
ra các "quy luật tự nhiên" để giải thích thế giới. Chủ nghĩa duy lý khoa học
xuất hiện và phát huy tác dụng mạnh mẽ đầu tiên trong lĩnh vực nhận thức


giới tự nhiên và sau đó là trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội. Thành tựu của
khoa học tự nhiên khơng chỉ là nguồn cổ vũ lớn lao mà cịn là kho tàng lý luận
và công cụ khoa học sắc bén cho các nhà tư tưởng xã hội, các nhà xã hội học
vận dụng để nghiên cứu đối tượng đã được xác định. Xã hội học tìm thấy ở
khoa học tự nhiên các quan niệm về cách xây dựng lý thuyết và các mơ hình
nghiên cứu để áp dụng trong việc tìm hiểu quá trình, hiện tượng xã hội một
cách khoa học. Như vậy, ngay từ đầu nhiệm vụ của xã hội học được xác định
là phải nghiên cứu thành phần, cấu trúc và quá trình vận động, biến đổi của
xã hội. Cùng với việc các hiện tượng, các quá trình xã hội trở thành đối tượng
nghiên cứu, xã hội học đã có ngay các phương pháp, cơng cụ nghiên cứu kế
thừa từ các khoa học khác.
Cùng với các điều kiện và tiền đề nêu trên, sự nỗ lực hoạt động của
các nhà khoa học là hết sức quan trọng để xã hội học ra đời và phát triển
mạnh mẽ. Nhiều nhà khoa học xã hội thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX rất

quan tâm nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội nhằm phát hiện ra các
quy luật của tổ chức xã hội, "các quy luật của sự phát triển và tiến bộ xã hội".
Nhiều nhà tư tưởng, các nhà lý luận xã hội tiến bộ ln tin rằng có thể và cần
thiết phải coi các quy luật mà khoa học phát hiện được là công cụ lý luận, là
ngọn đuốc soi đường xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Tóm lại, xã hội học đã ra đời với tư cách là một khoa học trong lòng xã
hội châu Âu thế kỷ XIX với các điều kiện chín muồi về kinh tế, chính trị, tư
tưởng, văn hóa, xã hội và khoa học. Người tiên phong trên con đường xây
dựng một khoa học mới về xã hội là nhà triết học thực chứng người Pháp tên
là Auguste Comte - nhà xã hội học đầu tiên trên thế giới. Người đã kế thừa và
phát triển tất cả những gì tốt đẹp nhất về mặt tư tưởng và nhận thức mà loài
người đã tạo ra từ trước cho đến khoảng giữa thế kỷ XIX để đưa ra một học
thuyết chính xác, vạn năng cho khoa học xã hội học là Karl Marx và các đồng
chí của ơng. Những người ln soi vào Marx và góp phần làm cho xã hội học
phát triển thành nhiều cành nhánh lý luận và nhiều chủ thuyết, nhiều trường
phái khác nhau là Emile Durkheim, Max Weber và các tác giả khác. Tất cả sự


say mê và nỗ lực nghiên cứu, tất cả những thành công về mặt lý luận và thực
nghiệm và tất cả những thành tựu nổi bật và cả những đóng góp trầm lặng
của các nhà khoa học đều tạo thành một dòng chảy bất tận của lịch sử xã hội
học bắt đầu từ nửa đầu thế kỷ XIX qua thế kỷ XX sang thế kỷ XXI và sẽ tiếp
mãi.

Chương II. SỰ THỐNG NHẤT TRONG TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÁC LÝ
THUYẾT XÃ HỘI HỌC
1. Sự thống nhất của các quan niệm khác nhau về xã hội học
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học
Từ xưa đến nay các nhà xã hội học luôn đưa ra câu trả lời khác nhau
đối với câu hỏi: Xã hội học nghiên cứu cái gì? Một số tác giả này coi xã hội

học là khoa học về hành vi xã hội, một số tác giả khác xem xã hội học là khoa
học về hệ thống xã hội. Đến cuối thế kỷ XX, đúng như một số tác giả nhận
xét: "định nghĩa ngắn gọn như "xã hội học là khoa học nghiên cứu xã hội loài
người và hành vi xã hội" có lẽ khá mơ hồ và chứa đựng ít thơng tin (mặc dầu
xác đáng), hay khơng đủ chính xác để phân biệt xã hội học với các ngành
khoa học khác như tâm lý học".
Nhưng tình hình phong phú, đa dạng, mn hình, mn vẻ của các
quan niệm về xã hội học phổ biến đến mức không ít tác giả tin rằng, sau hơn
một thế kỷ rưỡi phát triển các lý thuyết xã hội học mới chỉ thống nhất với nhau
ở một điểm là khơng có định nghĩa thống nhất về xã hội học. Nhưng một số
người lo ngại về điều này. Một số người chưa biết rằng tư tưởng thống nhất
trong sự đa dạng của lý luận xã hội học đã được Đại hội xã hội học thế giới
lần thứ XII tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha năm 1990 ghi nhận là tư tưởng
chủ đạo của sự phát triển xã hội học. Càng ngày càng trở nên rõ ràng một
điều là khơng thể có và cũng khơng cần thiết có một lý luận chung duy nhất
cho xã hội học toàn thế giới. Một điều khác rõ ràng không kém là mãi đến
thập niên cuối thế kỷ XX xã hội học mới đạt tới một trình độ phát triển trong đó
các lý thuyết xã hội học bình đẳng nhau trong việc tiếp cận đối tượng nghiên
cứu.


Sự thống nhất trong tính đa dạng, phong phú của các lý thuyết xã hội
học là linh hồn, là sinh khí, là hơi thở của xã hội trong suốt tiến trình lịch sử
của nó. Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ, các lý luận, các lý thuyết, các quan
niệm xã hội học khác nhau đều tập trung vào giải quyết một vấn đề cơ bản
mang tính triết học của nó, đó là mối quan hệ giữa con người và xã hội. Lịch
sử lý thuyết xã hội học là lịch sử của các nỗ lực đặt ra những câu hỏi và đưa
ra những câu trả lời khoa học về bản chất, về quy luật, về đặc điểm và tính
chất của mối quan hệ giữa con người và xã hội. Đến nay có thể định nghĩa
như sau:

Xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luật của sự nảy sinh, biến đổi và
phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các quy luật được phát hiệu,
được trình bày, diễn đạt ra dưới các hình thức khác nhau, do vậy mà có các
loại lý thuyết xã hội học. Lịch sử xã hội học đã chứng kiến sự xuất hiện khi thì
lần lượt khi thì cùng một lúc các quan niệm, các lý thuyết không những khác
nhau mà mâu thuẫn, đối lập và đấu tranh với nhau về cách kiến giải nhiều
khía cạnh, nhiều mặt của một vấn đề triết học - xã hội học là mối quan hệ
giữa con người và xã hội.
Lịch sử lý thuyết xã hội học cũng cho thấy, các câu hỏi nan giải và rắc
rối về đối tượng nghiên cứu của xã hội học gắn liền với nội dung, phương
pháp luận và vị trí của xã hội học trong hệ thống các khoa học.
Các quan niệm khác nhau về vấn đề cơ bản có tính triết học của
xã hội học
Ngay từ lúc mới ra đời của xã hội học đã có phương pháp tiếp cận vĩ
mơ để xác định đối tượng nghiên cứu của nó. Quan niệm này được củng cố
trong sự cạnh tranh từ nhiều phía quan niệm khác nhau. Theo phương pháp
tiếp cận vi mô phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, đối
tượng của các lý thuyết xã hội học là hành vi xã hội, hành động xã hội, tương
tác xã hội và các quá trình, động thái của nhóm xã hội. Theo cách tiếp cận vĩ
mơ hồi sinh và chiếm vị trí nổi trội vào giữa thế kỷ XX, xã hội học là khoa học


về hệ thống xã hội, về cộng đồng xã hội xác định trong lịch sử. Theo cách tiếp
cận "tổng hợp", xã hội học được coi là có nhiệm vụ "bắc cái cầu nối" giữa
những hiện tượng vĩ mô - xã hội lồi người và những hiện tượng vi mơ - hành
vi người.
Vô số các quan niệm, các định nghĩa về xã hội học trong các sách giáo
khoa hiện nay cũng như trước kia đều có thể quy về một trong những cách
tiếp cận trên. Các định nghĩa đó thường cho rằng xã hội học nghiên cứu các

vấn đề thiên về xã hội (ví dụ xã hội lồi người), hoặc các vấn đề thiên về con
người (ví dụ hành vi xã hội), hoặc các vấn đề "tổng hợp, tích hợp" cả xã hội
và con người. Trong các xu hướng quan niệm này đã xuất hiện mầm mống và
tiền đề cho sự định hình ngày một rõ nét quan niệm thứ tư, có thể gọi như
vậy, xã hội học nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và xã hội. Lịch sử
phát triển xã hội học hơn thế kỷ rưỡi qua phản ánh rõ xu thế này.
Thực vậy, ngay từ khi mới ra đời, xã hội học châu Âu với các biến thể lý
luận vĩ mơ và vi mơ của nó, chủ yếu được (A. Comte, K.Marx, H.Spencer,
E.Durkheim và những người khác) xác định là khoa học về sự phát triển xã
hội loài người, về các (hệ thống) xã hội. Xu hướng xã hội học vĩ mô này mạnh
đến mức khi "du nhập" vào một số nước khác, đặc biệt là vào Mỹ phát triển
mạnh thành lý thuyết hệ thống xã hội (T. Parsons). Xã hội học châu Âu đã bị
phê phán là không chú ý tới cá nhân, tới con người. Trước trào lưu vĩ mơ hóa
và hệ thống hóa xã hội học, Homans – một đại diện tiêu biểu của dịng xã hội
học vi mơ (M.Weber, G.Simmel, H.Mead, G.Homans và các tác giả khác) đã
đưa ra luận điểm nổi tiếng: "hãy trả lại con người cho xã hội học" (1964).
Nhưng ngay sau đó khơng bao lâu, trước tình hình "vi mơ hóa", "cá nhân hóa"
và "hành vi hóa" xã hội học, một số tác giả khác lại đòi "trả lại xã hội cho xã
hội học".
Có thể hình dung là từ khi ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX cho tới nay, xã
hội học ln ở trong tình cảnh "thân này ví xẻ làm đơi được". Các nhà xã hội
học vừa muốn tập trung vào nghiên cứu (ví dụ hành vi, hành động) con người
vừa muốn nghiên cứu (ví dụ hệ thống, cấu trúc) xã hội. Nhưng xã hội học tỏ


ra rất khó có thể đứng trung lập giữa hai thái cực của những vấn đề đầy hấp
dẫn và cần thiết như vậy.
Lệch về phía con người, ví dụ tập trung nghiên cứu hành vi xã hội,
hành động xã hội của con người, xã hội học bị các ngành khoa học nhân văn,
đặc biệt là khoa học tâm lý lấn át. Nghiêng về phía xã hội, chẳng hạn tập

trung nghiên cứu về cơ cấu xã hội và quá trình xã hội hay hệ thống xã hội, xã
hội học dễ bị triết học, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử và các ngành khoa
học xã hội khác như sử học, kinh tế học trùm lên.
Trong khi đó xã hội học khó có thể một mình thâu tóm cả hai, tức là vừa
nghiên cứu hành vi con người, vừa nghiên cứu hệ thống xã hội. Vì như vậy
xã hội học dễ bị và đã từng bị phê phán là có đối tượng nghiên cứu khơng rõ
ràng, thậm chí bị mất đối tượng nghiên cứu.
Cần thấy rằng, con người và xã hội là những khách thể nghiên cứu của
rất nhiều khoa học khác nhau, không phải của riêng xã hội học. Do vậy, có thể
kết luận rằng, cách định nghĩa xã hội học là khoa học về con người (ví dụ
hành vi, hành động xã hội), về xã hội (ví dụ cấu trúc xã hội, hệ thống) hay cả
con ngươi và xã hội là chưa xác đáng, chưa thuyết phục về mặt lý luận.
Để giải quyết vấn đề đầy tranh cãi này, một số nhà xã hội học nửa cuối
thế kỷ XX đưa ra cách tiếp cận "tổng-tích hợp", một số khác lại thiên về cách
tiếp cận "trung bình". Thực chất các cách giải quyết này khó có thể đứng
trung lập, trung dung giữa "hai dịng" vĩ mơ và vi mơ. Xét cho cùng những
quan niệm đó hoặc lệnh về cách tiếp cận vi mô hoặc lệch về cách tiếp cận vĩ
mơ. Ví dụ, V. Jadop và G. Osipov cho rằng đối tượng nghiên cứu của xã hội
học là quy luật của các hệ thống xã hội, là sự hoạt động của các quy luật "vĩ
mơ" đó trong hành vi, hoạt động của các cá nhân, nhóm xã hội.
Một số tác giả khác nỗ lực tìm cách bắc cầu lý luận để vượt qua cái hố
ngăn cách đã bị khoét sâu từ lúc nào không biết giữa cái vĩ mô - ví dụ cấu
trúc xã hội và hệ thống xã hội sang cái vi mô - hành vi xã hội và hành động xã
hội của cá nhân. Trong số những chiếc cầu được thiết kế cần kể tới: cây cầu
thống nhất vi mô - vĩ mô theo chiều sâu (từ ý thức tập thể đến môi trường


sinh thái) và chiều rộng (từ nhóm hội đến tồn cầu) của George Ritzer; cây
cầu đa chiều (chiều hành động công cụ - chuẩn mực và chiều trật tự cá nhân
- tập thể) của Jeffrey Alexander; cây cầu cấu trúc hóa của Athony Giddens và

nhiều chiếc cầu khác nữa của các tác giả như Rall Collins, James Coleman,
Peter Blau và nhiều người khác.
Qua đó thấy rằng, tuy có lúc mạnh yếu khác nhau nhưng trong suốt
chiều dài lịch sử, các quan niệm xã hội học vĩ mô và xã hội học vi mô luôn sát
cánh bên nhau và cạnh tranh ngấm ngầm hoặc công khai với nhau trong việc
xác định đối tượng nghiên cứu. Chen vào giữa hai dòng lý thuyết xã hội học
này là trào lưu "tổng hợp", lấy mỗi thứ một tí để dung hịa những mâu thuẫn
và đưa ra những giải pháp "trung lập" và những lý thuyết "kết nối".
Trên thực tế quan niệm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội
học đều xem xét và giải quyết những câu hỏi lý luận và phương pháp luận
của một vấn đề cơ bản có tính triết học của xã hội học. Đó là vấn đề mối quan
hệ giữa con người và xã hội. Các quan niệm, các lý thuyết xã hội học khác
nhau theo nhiều kiểu, nhiều cách nhưng đều giống nhau ở chỗ không nghiên
cứu gì khác ngồi các thuộc tính đặc điểm và tính chất của mối quan hệ giữa
con người và xã hội. Đó là hạt nhân của sự thống nhất bên trong của các lý
thuyết đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ thậm chí mâu thuẫn nhau
trong lịch sử xã hội học.
2. Tranh luận và thống nhất trong xã hội học
Như đã nêu ở trên, xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật hình
thành, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội. Quan
niệm này không đột nhiên xuất hiện hay từ trên trời rơi xuống, trái lại nó được
phơi thai trong các ý tưởng đã được nêu lên trong suốt lịch sử phát triển lý
thuyết xã hội học. Có thể tìm thấy mầm mống, gốc rễ của quan niệm này
trong tư tưởng xã hội học của Marx, Durkheim, Weber, Simmel và nhiều nhà
xã hội học khác thế kỷ XIX-XX.
Tuy nhiên, định nghĩa này có thể sẽ gây ra cuộc tranh luận khoa học bổ
ích và lý thú. Các ý kiến tranh luận khoa học (đã có và có thể có) chủ yếu


xoay quanh các chủ đề bắt nguồn từ vấn đề cơ bản của xã hội học. Đó là vấn

đề con người chịu ảnh hưởng và gây ảnh hưởng trở lại đối với xã hội như thế
nào? Đó là vấn đề quan hệ tương tác nhiều chiều, mn hình mn vẻ giữa
con người và xã hội diễn ra theo quy luật nào, cơ chế nào?
Điều đó khơng có gì lạ, bởi lẽ các nhà nghiên cứu xã hội học từ xưa tới
nay không ngừng cạnh tranh với nhau về đối tượng của xã hội học; bởi lẽ các
chuyên gia xã hội học khác nhau ln giải thích khác nhau về vấn đề quan hệ
qua lại giữa con người và xã hội; bởi lẽ các nhà xã hội học khác nhau thường
không thống nhất với nhau về phương pháp luận nghiên cứu vấn đề quan hệ
giữa con người và xã hội.
Nhưng điều ngạc nhiên là ở chỗ rất ít, nếu khơng muốn nói là chưa có
cách định nghĩa xã hội học nào giải đáp ổn thỏa những chủ đề bắt nguồn từ
tính "nước đơi", "lưỡng tính" kiểu "nhị ngun luận" của đối tượng nghiên cứu
xã hội học, đó là mối quan hệ qua lại giữa một bên là con người và một bên là
xã hội.
Tính chất hai mặt của vấn đề cơ bản của xã hội học làm nảy sinh các
cặp phạm trù làm chủ đề cho các cuộc tranh luận khoa học kéo dài cho đến
nay chưa chấm dứt. Đó là cặp chủ đề như: "con người - xã hội", "cá nhân văn hóa", "tự nhiên - xã hội", "chủ quan - khách quan, "chủ thể - khách thể",
"vĩ mô – vi mơ", "định lượng – định tính", "hành động xã hội – cấu trúc xã hội"
v.v.
Các quan niệm về đối tượng nghiên cứu của xã hội học không chỉ khác
nhau, thậm chí cịn trái ngược, mâu thuẫn nhau. Từ đó nảy sinh các cuộc
tranh luận triền miên trong xã hội học. Điều đó dẫn tới hiện tượng gọi là
"khủng hoảng thừa" sự khác nhau và "khủng hoảng thiếu" sự thống nhất
trong lý luận xã hội học. Có thể nói, xã hội học không chỉ ra đời trong bối cảnh
biến động xã hội thế kỷ XIX để trở thành khoa học về các cuộc khủng hoảng
xã hội mà bản thân nó cũng ln ở trong tình trạng khủng hoảng về lý luận.
Trong những thập niên gần cuối thế kỷ XX tình hình tranh luận đó đã
dịu đi một phần là do các nhà nghiên cứu có xu hướng chấp nhận một phần



cách tiếp cận "tổng hợp", "tích hợp" kiểu dung hịa và một phần khác là do xu
hướng làm lý thuyết cấp trung bình mà Robert Merton đã đề ra. Nhưng thời
kỳ êm dịu đó qua đi rất nhanh, ngay sau đó vào những năm cuối của thế kỷ
XX xu hướng nghiên cứu lý luận xã hội học lại hồi sinh. Hàng loạt những câu
hỏi hóc búa về lý luận đã được nêu lên, ví dụ: lý thuyết là gì? Đặc trưng của
xã hội học là gì? Tại sao lý thuyết xã hội học không phát triển nhanh, mạnh
như các khoa học tự nhiên? Chuyện gì đang xảy ra với xã hội học? Có phải
xã hội học đang bế tắc về lý luận không?
Sự quan tâm tới thực trạng lý luận xã hội học lớn đến mức tạp chí
"Diễn đàn xã hội học" của Hiệp hội xã hội học phương Đông đã dành trọn một
số Tạp chí năm 1994 cho chuyên đề đặc biệt về: "Chuyện bất ổn gì đang xảy
ra với xã hội học" để đăng các bài viết khác nhau về vấn đề này. Đồng thời
các tạp chí và các ấn phẩm chuyên ngành xã hội học cũng bày tỏ sự chú ý và
đưa ra những suy nghĩ góp phần giải quyết tình hình "khủng hoảng" lý luận.
Nếu ở các nước phát triển sự khủng hoảng lý luận chủ yếu là do sản
xuất thừa - quá nhiều lý thuyết thuộc đủ mọi loại nhất là lý thuyết công tác thì
ở những nước mới phát triển xã hội học đang xảy ra khủng hoảng thiếu.
Những năm gần đây ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều bài viết nghiêm túc cảnh
báo sự thiếu hụt lý thuyết trầm trọng trong nghiên cứu xã hội học và trong đào
tạo – giảng dạy xã hội học. Hố ngăn cách giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên
cứu thực nghiệm, giữa yếu tố lý luận và yếu tố quan sát đang bị khoét sâu và
trở nên trầm trọng địi hỏi phải có sự nâng cấp kịp thời. Bản chất, biểu hiện,
nguyên nhân và hậu quả của "chủ nghĩa kinh nghiệm trừu tượng" (Abstracted
Empiricism - còn dịch là chủ nghĩa thực nghiệm tách biệt) đã được W.Mills và
một số tác giả vạch ra rất rõ ràng. Điều nguy hại nhất đối với thực trạng này là
việc biến nghiên cứu thực nghiệm khoa học thành nghiên cứu theo chủ nghĩa
kinh nghiệm và tạo ra một thói quen độc đốn có áp lực của một hệ chuẩn
mực - quy tắc của phương pháp xã hội học.
Có thể thấy rằng, việc xã hội học bán rẻ linh hồn khoa học của mình
cho chủ nghĩa kinh nghiệm dưới đủ mọi loại hình thức tất yếu làm tha hóa



chính bản thân nó. Đồng thời cách làm xã hội học theo kiểu đào hố ngăn cách
với lý thuyết tạo ra những sản phẩm "hao hao khoa học" tất yếu làm xói mịn
niềm tin từ phía xã hội đối với bản thân khoa học xã hội học.
Định nghĩa nêu trên có khả năng mở hướng thốt ra khỏi sự khủng
hoảng đó, thốt khỏi nguy cơ đối tượng nghiên cứu bị "biến mất". Thực vậy,
có thể thấy rằng đối tượng nghiên cứu của xã hội học không phải ở chỗ hoặc
là nghiên cứu về "con người" hoặc là nghiên cứu về "xã hội" hay nghiên cứu
"cả hai: con người và xã hội". Vấn đề xã hội học cơ bản ở đây là nghiên cứu
mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ biện chứng giữa một
bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm... và một bên là xã hội với tư
cách là hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội...
Nói một cách hình ảnh, vấn đề không phải là ở chỗ làm cho con người
và xã hội ngày càng xa nhau hay gộp lại, nhập lại làm một, cũng không đơn
thuần là "bắc chiếc cầu thực nghiệm" nối hai bên. Vấn đề cơ bản mang tính
triết học của các lý thuyết xã hội học là mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Về mặt lý luận và phương pháp luận, nhiệm vụ của xã hội học hiện nay là:
nghiên cứu các quy luật, tính quy luật, thuộc tính, đặc điểm, tính chất, cơ cấu,
hình thức, điều kiện của sự hình thành, vận động và phát triển mối quan hệ
tác động qua lại giữa con người và xã hội trong bối cảnh tồn cầu hóa và tri
thức hóa nền kinh tế.
3. Một số cặp chủ đề lý luận xã hội học
“Con người – Xã hội”
Các nhà nghiên cứu cho rằng xã hội không phải là tổng số các cá nhân.
Nhưng thật phi lý khi lý thuyết xã hội học bàn về xã hội khơng có cá nhân.
Ngược lại, bản thân các cá nhân đơn độc, riêng lẻ khơng tạo thành "cái xã
hội". Thật khó có thể lý giải hành động của cá nhân nếu không thấy rằng chủ
thể của nó ln chịu ảnh hưởng của người khác, chịu sự tác động từ phía xã
hội.




×