Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sắc thuốc thế nào cho đúng? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.89 KB, 6 trang )






Sắc thuốc thế nào cho đúng?



Người xưa cho rằng: Sắc thuốc đúng cách thuốc mới có công hiệu.


Danh y Hải thượng Lãn ông hướng dẫn cách sắc thuốc như sau: Thuốc một lạng thì
dùng nước tám lạng, nấu bằng nồi đất, dùng giấy bịt kín miệng ấm. Thuốc bổ phải
sắc nhỏ lửa, còn bốn phần. Thuốc công bệnh phải sắc to lửa còn tám phần. Dùng
giấy lọc cho trong nước thuốc mới uống. Nếu để đục sức thuốc không lưu hành.
Thuốc bổ có thể tập trung bã thuốc của vài thang lại nấu lên mà uống thay nước
cũng hay. Thuốc công hạ, phát tán chỉ nên dùng nước đầu là hay, không cần sắc
nước nhì…”.

Sắc thuốc, dưới góc độ khoa học, là một quá trình thuỷ phân chiết xuất hoạt chất
dưới tác dụng của nhiệt độ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng và tác dụng của thuốc,
cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Ấm sắc thuốc:

Nên dùng nồi đất để sắc thuốc, không nên dùng nồi sắt, nồi đồng, kể cả nồi nhôm
để sắc thuốc. Trong một số dược liệu có rất nhiều tanin, nếu dùng ấm sắc bằng kim
loại, trong quá trình sắc thuốc sẽ tạo thành tanat sắt, tanat đồng, tanat nhôm… làm
biến đổi chất thuốc. Dùng nồi nhôm để sắc thuốc, nếu thang thuốc có các vị chua
như Ngũ vị tử, Sơn tra… nồng độ nhôm trong thuốc sắc rất cao có thể gây ảnh


hưởng đến sức khoẻ. Một trong những nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy,
trong tế bào thần kinh trung ương của những người mắc bệnh suy não có sự có mặt
của nhôm. Và nhôm cũng đã được coi là một trong những nguyên nhân gây bệnh
này.

Ngày nay, có nhiều loại ấm sắc thuốc bằng điện của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc. Ưu điểm của các loại ấm này là có đồng hồ định thời gian nên rất chủ động
cho việc sắc thuốc. Bạn có thể sử dụng các ấm sắc trên. Cách sử dụng cũng đơn
giản, chất lượng thuốc sắc cũng rất tốt, người sắc không phải chú ý nhiều đến việc
sắc thuốc. Nếu không thì nên sắc thuốc bằng nồi đất, ấm đất… cũng rất tốt.

- Nước sắc

Nên dùng nước sạch để sắc thuốc, các loại nước thường dùng như nước giếng
trong, nước mưa, nước máy… đều có thể dùng để sắc thuốc.

Thang thuốc có “đại tễ, tiểu tễ”, do vậy lượng nước sắc tuỳ theo thang to hay thang
nhỏ mà đổ nước cho vừa, nước ngập dược liệu 2 đốt ngón tay là được. Những lần
sắc sau có thể đổ ít nước hơn lần đầu.

- Cách sắc thuốc

Trước khi sắc nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước lã ít nhất 30 – 60 phút. Nếu
ngâm thuốc trước khi sắc, chất lượng thuốc sắc sẽ tốt hơn là không ngâm và rút
ngắn được thời gian sắc thuốc.

Sắc “văn hoả” : nhỏ lửa trong thời gian khoảng 60 – 90 phút mỗi lần sắc. Thường
áp dụng để sắc các thuốc có tính chất bồi bổ.

Sắc “vũ hoả”: lửa to, sắc nhanh khoảng 10 – 30 phút, thường áp dụng với các

thang giải biểu, thuốc có tính “phương hương” như Bạc hà, Long não, Tô diệp…

Nếu là thuốc bổ, nên sắc 3 – 4 lần. Nếu là thuốc phát tán, thuốc công hạ, nên sắc 2
– 3 lần.

Một số vị có cách sắc khác nhau: ví dụ: Các thang thuốc có khoáng vật cần sắc
khoáng vật trước, các thuốc có tinh dầu như gừng, bạc hà… thường cho sau khi
thuốc đã sắc gần được. Ngũ vị tử có tác dụng giảm men gan rất tốt nhưng trước khi
sắc phải đập dập nhân… Một số thuốc quý như Nhân sâm… cần sắc riêng rồi mới
hợp với nước thuốc. Các loại cao thuốc, A giao… và mật ong… sau khi sắc chắt
nước thuốc rồi mới hoà các vị trên khi thuốc còn nóng. Sừng tê giác cần mài với
nước, uống riêng với thuốc mà không cần cho vào nồi sắc.

Mỗi thuốc có cách sắc khác nhau. Do vậy cần lưu ý sắc thuốc theo chỉ dẫn của thầy
thuốc.

×