Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.29 KB, 2 trang )
Xì mũi thế nào cho đúng?
Xì mũi là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tống các chất ứ đọng,
giúp lấy lại sự thông thoáng. Động tác này tuy đơn giản nhưng đa
phần các cháu nhỏ dưới 5 tuổi không biết cách thực hiện. Xì mũi
không đúng cách rất nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị viêm xoang,
viêm khí phế quản.
Mũi luôn tiết ra dịch. Chất nhày từ các xoang chảy tới mũi cũng
chứa dịch. Khi bị kích thích bởi một số yếu tố (lạnh - ẩm, hơi khí, bụi...),
mũi và xoang sẽ tiết ra nhiều dịch hơn và dịch này cũng đặc hơn, gây ứ
đọng trong mũi. Lúc này, trẻ thường không biết xịt ra mà lại hít mạnh
vào. Kết quả là các chất này sẽ từ mũi đi xuống họng hoặc đi ngược vào
xoang, gây viêm xoang.
Khi bảo xì, trẻ thường bịt cả 2 lỗ mũi để xì. Như vậy, các chất ứ đọng
cũng đi ngược vào trong xoang hay xuống họng, gây viêm họng, viêm
khí phế quản.
Cha mẹ và các cô giáo cần hướng dẫn cho trẻ từ 3-4 tuổi trở lên cách xì
mũi đúng:
- Chỉ bịt một lỗ mũi, một bên để thoáng.
- Hơi cúi đầu, ngậm mồm, thở mạnh ra.
- Đổi bên và làm lại như vậy, mỗi bên làm 2-3 lần cho sạch.
Khi trẻ bị ngạt hoặc tắc mũi, phải nhỏ thuốc co mạch trước, 1-2 phút sau
mới thực hiện xì mũi. Nếu không sẽ gây phản tác dụng như đã nêu.
Ngoài ra, xì mũi quá mạnh còn có thể gây chảy máu mũi.
Khi trẻ bị bệnh lây lan như sởi, cúm... nên cho trẻ xì mũi ra khăn giấy
dùng một lần. Đặt khăn ở trước lỗ mũi để ngăn các chất xì bắn tung tóe,
làm bệnh lan truyền.