Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN CỬA HÀNG TIỆN LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 44 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
Đề tài: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG
TRONG VIỆC LỰA CHỌN CỬA HÀNG TIỆN LỢI
PT cịn sai sót nhiều, tuy nhiên có phần ưu điểm là vẽ
được biểu đồ Radar

Giảng viên: Chu Nguyễn Mộng Ngọc
TP Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 11 năm 2022


TÓM TẮT
“Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh” là một trong những môn học quan trọng
cung cấp cho sinh viên, người học một giới thiệu về thống kê và nhiều ứng dụng của thống kê
trong đời sống. Ứng dụng của phân tích dữ liệu và phương pháp thống kê là một phần không
thể thiếu của việc tổ chức và trình bày các tài liệu văn bản, và các kết quả thống kê cung cấp
những hiểu biết để ra quyết định và tìm giải pháp cho vấn đề.
Hiện nay, sự xuất hiện và lớn mạnh của các CHTL đã đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách
hàng khi mua sản phẩm. Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đã giảm tỷ lệ mua hàng ở các chợ
truyền thống. Thay vào đó, họ thường xuyên đến các siêu thị mini, các cửa hàng bán các sản
phẩm chăm sóc cá nhân, CHTL. Để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của đối
tượng khách hàng tiềm năng là sinh viên trong việc lựa chọn cửa hàng tiện lợi, chúng em đã
thực hiện một khảo sát trực tuyến với 160 sinh viên trên phạm vi một số trường đại học ở TP.
Hồ Chí Minh để xây dựng một đề tài nghiên cứu về mức độ hài lòng của sinh viên xoay quanh
các yếu tố tiêu biểu: Hàng hóa - Giá cả - Dịch vụ - Nhân viên - Cơ sở vật chất. Thông qua các
công cụ thống kê mô tả, nghiên cứu sẽ đánh giá, rút ra kết luận và đưa ra những giải pháp đề
xuất để các cửa hàng tiện lợi cải thiện và phát huy.



1


MỤC LỤC

TÓM TẮT...................................................................................................................... 1
MỤC LỤC...................................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...............................................................................4

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.................................................................................................4
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:........................................................................................4
III. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:..........................................................................................5
IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT:.................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN - KHOA HỌC........................................................5
I. CÁC KHÁI NIỆM:.........................................................................................................5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:....................................................................................................6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................8
I. MỤC TIÊU DỮ LIỆU THU THẬP:...............................................................................8
II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU:.....................................................................8
III. BẢNG CÂU HỎI THU THẬP:...................................................................................9
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................9
I. PHÂN TÍCH MÔ TẢ:....................................................................................................9
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN...................................................................36
I. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................................................36
II. KẾT LUẬN................................................................................................................. 37
III. HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU.......................................................................37
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................40

PHỤ LỤC..................................................................................................................... 41

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng tần số, tần suất thể hiện độ tuổi của ĐTKS
Bảng 2: Bảng tần số, tần suất thể hiện giới tính của ĐTKS
Bảng 3: Bảng tần số, tần suất nơi ở hiện tại của ĐTKS
Bảng 4: Bảng tần số, tần suất nguồn thu nhập hiện tại của ĐTKS
Bảng 5: Bảng tần số, tần suất thể hiện mức thu nhập trong một tháng của ĐTKS
Bảng 6: Bảng tần số, tần suất thể hiện lựa chọn đã từng mua sắm ở CHTL
Bảng 7.1: Bảng tần số, tần suất số lần SV đến CHTL trong một tuần
Bảng 7.2: Bảng tóm tắt dữ liệu với bộ tóm tắt 5 số
Bảng 8: Bảng tần số, tần suất khoảng thời gian SV thường đến mua sắm ở CHTL
Bảng 9: Bảng tần số, tần suất nhu cầu đến CHTL của SV
Bảng 10: Bảng tần số, tần suất các sản phẩm thường mua trong CHTL của SV
Bảng 11.1: Bảng tần số số tiền sẵn lòng chi tiêu cho một lần mua sắm tại CHTL của SV
Bảng 11.2: Bảng chéo đánh giá mức thu nhập trung bình trong 1 tháng và số tiền sẵn lòng chi
tiêu cho 1 lần mua sắm ở CHTL của SV
Bảng 12: Bảng tần số thể hiện lựa chọn CHTL thường xuyên đến nhất của sinh viên
Bảng 13.1: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn Circle K
Bảng 13.2: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn Family Mart
Bảng 13.3: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn GS25
Bảng 13.4: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn Ministop
Bảng 14: Bảng tần số, tần suất thể hiện mức độ hài lòng chung của đối tượng khảo sát

Bảng 15: Bảng tần số, tần suất thể hiện mức độ sẽ tiếp tục đến CHTL trong tương lai của SV
Bảng 16: Bảng tần số, tần suất thể hiện mức độ sẽ giới thiệu CHTL đến mọi người của SV

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

CHÚ THÍCH

1

ĐTKS

Đối tượng khảo sát

2

CHTL

Cửa hàng tiện lợi

3

SV

Sinh viên


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tính đến năm 2021, Việt Nam có hơn 3.000 CHTL và kênh bán lẻ này sẽ còn tăng trưởng
mạnh. Theo nghiên cứu của Hãng tư vấn A.T.Kearney (Mỹ), Việt Nam đứng thứ 6 toàn cầu về
chỉ số phát triển thị trường bán lẻ, trong đó, CHTL và siêu thị mini đang rất "nóng". Cụ thể, các
chuỗi như Circle K, FamilyMart, MiniStop, GS25... đã tăng gấp 4 lần (tính đến năm 2021) về
điểm bán.
Với tình hình cạnh tranh gay gắt, các thương hiệu cần tìm hướng đi riêng để tạo chỗ đứng khác
biệt trong lòng khách hàng, đồng thời vẫn đảm bảo sự hài lòng. CHTL với nhiều ưu điểm của
mình đang dần chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam. Family Mart, GS25, Ministop và Circle K
có xu hướng phát triển thành mơ hình "lai" trong việc cung ứng đa dạng mặt hàng bách hóa và
quán cà phê thức ăn nhanh tại chỗ. 04 cái tên trên chính là ví dụ điển hình cho những chuỗi
CHTL phát triển tới con số hàng trăm cửa hàng và vẫn đang tiếp tục được mở rộng tại
TP.HCM.
Vậy đâu là lý do những chuỗi cửa hàng này “lên ngôi” trong thị trường Việt Nam? Những yếu
tố nào ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, đặc biệt là đối tượng sinh viên trong
việc lựa chọn 04 CHTL điển hình Circle K, Family Mart, Ministop, GS25?
Bài nghiên cứu này sẽ làm rõ những câu hỏi trên thông qua việc khảo sát, phân tích và đưa ra
kết luận cho đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng trong
việc lựa chọn CHTL”.
4


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu về hành vi tiêu dùng của sinh viên tại các CHTL.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên đưa ra quyết định lựa chọn CHTL.
- Cung cấp cho các CHTL hiểu biết về đối tượng khách hàng tiềm năng là sinh viên để phát
triển, hoàn thiện những yếu tố còn thiếu nhằm phục vụ tốt hơn, mở rộng hơn chuỗi cửa hàng.

- Có cái nhìn tổng quan, thực tế hơn (về dịch vụ, giá cả, hàng hóa, chất lượng phục vụ,..) để các
cửa hàng tiện lợi tăng hiệu quả cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng thị trường.

III. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:
- Khảo sát giúp khách hàng có thể chia sẻ cảm nhận cũng như bày tỏ quan điểm của mình
như chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng…, để có thể nhận được trải nghiệm mua hàng tốt
nhất cho các lần mua sau.
- Giúp các doanh nghiệp có được các thơng tin chi tiết liên quan đến người tiêu dùng có xu
hướng như thế nào, thích gì về một sản phẩm và mức giá trị nào mà họ mong muốn để mua sản
phẩm. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có phương hướng để cải thiện và phát triển sản phẩm tốt hơn,
phù hợp với người tiêu dùng và mang lại doanh số cao hơn.
- Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để thử nghiệm các sản phẩm hay dịch vụ mới từ đó giúp
doanh nghiệp tìm ra điểm thiếu sót và tìm ra chiến dịch truyền thông phù hợp, đem lại hiệu quả
cao nhất cho mỗi chiến dịch.

IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT:
● Thời gian khảo sát: 15/10/2022 - 22/10/2022
● Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang học tập và sinh sống trên tồn địa bàn TP. Hồ Chí
Minh
● Số mẫu khảo sát: n = 160

5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN - KHOA HỌC
I. CÁC KHÁI NIỆM:
Cửa hàng tiện lợi (Convenience Store) là cơ sở bán lẻ quy mô nhỏ với sản phẩm là các mặt
hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: đồ ăn, bánh kẹo, nước giải khát, sản phẩm ăn liền, dược phẩm
không kê đơn, đồ vệ sinh cá nhân,...kết hợp với một số dịch vụ cho người tiêu dùng như: thẻ
điện thoại, thẻ nạp game, thanh toán tiền điện nước, rút tiền,… Đa số những CHTL mở cửa

xuyên suốt 24h và hoạt động cả ngày lễ; thường có quầy chế biến thức ăn nhanh ngay tại chỗ
và không gian cho khách hàng nghỉ ngơi. Giá sản phẩm ở các CHTL thường cao hơn so với
những cửa hàng tạp hóa truyền thống do nhập số lượng hàng tồn kho ít hơn.
Hành vi người tiêu dùng (Consumer Behavior) là những phản ánh hành vi mua của khách
hàng dưới sự kích thích của các yếu tố bên ngoài cũng như bên trong tâm lý trong quá trình đưa
ra quyết định mua sản phẩm/dịch vụ nào đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng ở cửa hàng tiện lợi:
Về phía khách hàng:
- Tuổi tác
- Giới tính
- Mức trung bình thu nhập hàng tháng
- Nhu cầu mua sắm
Về phía cửa hàng tiện lợi:
- Hàng hóa
- Giá cả
- Dịch vụ
- Nhân viên
- Cơ sở vật chất
- Chăm sóc khách hàng

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Sự tiện nghi của các cửa hàng tiện lợi:
Cửa hàng tiện lợi cung cấp khá đầy đủ các mặt hàng, các ưu đãi giảm giá dành cho khách hàng
thân thiết, đặc biệt có máy tính tiền, hóa đơn cụ thể để đối chiếu. Các cửa hàng có thể cung cấp
6


cho người tiêu dùng những món hàng cần thiết trong cuộc sống cá nhân từ đồ ăn, thức uống
đến cây kim, sợi chỉ; từ bàn chải đánh răng đến các loại văn phòng phẩm. Đặc biệt các mặt
hàng đều được sắp xếp ngăn nắp, chỉn chu và thuận tiện. Thậm chí một vài CHTL cịn giúp

thanh tốn các loại hóa đơn điện nước, điện thoại, nạp và rút tiền,…
Những mô hình cửa hàng được hoạt động 24/7, đáp ứng được mọi nhu cầu về thời gian của
khách hàng trong cuộc sống hiện đại. Hầu hết các cửa hàng tạp hóa và siêu thị mở cửa từ lúc 7h
sáng đến 10h tối. Nhưng với những khách hàng nào có nhu cầu mua hàng vào lúc tối muộn thì
những cửa hàng 24/7 là sự lựa chọn hoàn hảo và thuận tiện nhất. Đây chính là một trong những
ưu điểm cực lớn của các chuỗi CHTL so với mơ hình kinh doanh tạp hóa khác. Hiện nay các
CHTL 24h được tập trung chủ yếu tại các thành phố, đô thị lớn đông dân cư để tạo sự thuận
tiện cho mọi khách hàng. Đặc biệt còn cung cấp thực phẩm, đồ uống nhập khẩu, đồ ăn nhanh
đa dạng và có các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn hẳn so với các loại hình kinh doanh tạp
hóa thơng thường.
Thật khơng thể phủ nhận được rằng CHTL ngày càng trở nên cần thiết và hữu ích trong thời
đại phát triển nhanh chóng này. Đặc biệt các chuỗi cửa hàng này dần trở thành điểm đến yêu
thích của giới trẻ Việt Nam, nhất là các bạn sinh viên, nơi có thể là một địa chỉ mua sắm thuận
tiện, một chỗ trú chân, một nơi ăn uống chuyện trị thậm chí học tập hay làm việc cùng bạn bè.
Cửa hàng tiện lợi đang dần trở nên quen thuộc và được dự báo sẽ thống lĩnh thị trường bán lẻ
cũng như thay đổi thói quen của khơng ít người tiêu dùng, đặc biệt là dân thành thị.
2. Doanh thu của các chuỗi cửa hàng tiện lợi qua các năm:

7


Circle K hiện chính là chuỗi cửa hàng lớn nhất thị trường này với gần 400 cửa hàng, tập trung
tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ra mắt tại Việt Nam từ cuối năm 2008, chuỗi cửa hàng
tiện lợi Mỹ đã trở nên thân thuộc với thế hệ Z. Chỉ cần mua một món đồ bất kỳ, bạn sẽ có
khơng gian có thể ngồi làm việc, đầy đủ wifi và điều hồ mát lạnh, có đồ ăn phục vụ bất cứ khi
nào…
Năm 2018, Circle K đạt quy mô doanh thu hơn 2.300 tỷ đồng sau 10 năm có mặt tại Việt Nam.
Con số này tăng trưởng 33% so với trước đó một năm. Biên lợi nhuận gộp cho thấy sự cải thiện
đáng kể, vượt 31%, đây cũng là mức hết sức ấn tượng trong ngành bán lẻ. Chúng ta đều biết
rằng, giá các mặt hàng bày bán trong Circle K là tương đối đắt đỏ nếu so với các chuỗi cửa

hàng thơng thường.
Cũng chính vì cải thiện được tỷ suất lợi nhuận nên Circle K tỏ ra hiệu quả hơn, nhưng công ty
này vẫn lỗ tới 130 tỷ đồng trong năm 2018, nâng tổng số lỗ luỹ kế lên gần 800 tỷ đồng.
Xếp ngay sau, Family Mart cũng cho thấy sức mạnh của mình. Chỉ với khoảng 130 cửa hàng,
nhưng doanh thu trong năm 2019 lên tới 1.360 tỷ đồng. Đây là con số ấn tượng nhất trong các
đơn vị kinh doanh bán lẻ 24/7 tại Việt Nam. Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức ổn định trong
nhiều năm nay, đạt trên 26%. Mức lỗ đang giảm dần xuống còn 50 tỷ đồng năm 2019.
Family Mart cũng là một cái tên gạo cội trên thị trường, vào Việt Nam từ năm 2009 trong một
liên doanh với CTCP Tập đoàn Phú Thái. Nhưng giai đoạn đầu, thương hiệu bán lẻ Nhật tỏ ra
không mấy thành công. Đến cuối năm 2013, hợp tác này chấm dứt. Family Mart xây dựng lại
đế chế, trong khi Phú Thái tách ra lập thương hiệu bán lẻ riêng mang tên B’s Mart.

8


Ministop, chuỗi bán lẻ của Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) năm 2019 đạt doanh thu 994 tỷ đồng, lỗ
141 tỷ đồng.
Một cái tên khác, GS25, thương hiệu Hàn Quốc được vận hành bởi Tập đoàn Sơn Kim đạt gần
200 tỷ đồng doanh thu 2019, nhưng lỗ 67 tỷ đồng.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. MỤC TIÊU DỮ LIỆU THU THẬP:
Thu thập được cả hai dữ liệu định tính và định lượng từ bài khảo sát với đa dạng câu hỏi về các
khía cạnh liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng của sinh viên đối với cửa hàng
tiện lợi, từ đó vận dụng được các cách phân tích để đưa ra nhận xét và kết luận trên các dữ liệu
thu thập được.

II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU:
- Lập bảng khảo sát gồm 16 câu hỏi.

- Khảo sát ý kiến của 160 bạn sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua bảng
khảo sát online được tạo trên Google Form.
- Sử dụng các phần mềm như Microsoft Word, Microsoft Excel để tổng hợp, hỗ trợ thống kê
số liệu.
- Từ những số liệu, thông tin thu thập được khi khảo sát tiến hành phân tích đưa ra những kết
luận và hồn thành bài báo cáo thống kê.

III. BẢNG CÂU HỎI THU THẬP:
Gồm 16 mục câu hỏi với 3 phần chính:
- Về thơng tin người làm khảo sát: Độ tuổi, Giới tính, Nơi ở, Nguồn thu nhập, Mức thu nhập
hằng tháng, Mức độ hài lòng về CHTL lựa chọn.
- Về những yếu tố chung: Mức độ thường xuyên đi CHTL, Khoảng thời gian thường đến mua
sắm, Lý do đi cửa hàng, Những sản phẩm thường mua ở CHTL, Mức chi tiêu TB mỗi lần ghé
CHTL, Lựa chọn thường xuyên nhất.
9


- Về những yếu tố riêng biệt của từng CHTL: Giá cả, Hàng hóa, Dịch vụ, Nhân viên, Cơ sở
vật chất.

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. PHÂN TÍCH MƠ TẢ:
1. Nhóm câu hỏi về thơng tin đối tượng khảo sát:
Câu 1: Bạn bao nhiêu tuổi?
Bảng 1: Bảng tần số, tần suất thể hiện độ tuổi của ĐTKS
Độ tuổi

Tần số

Tần suất


Tần suất %

18-19

132

0,8250

82,50

20-21

23

0,1438

14,38

22-23

5

0,0313

3,13

Tổng

160


1,0000

100,00

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐỘ TUỔI CỦA ĐTKS

Câu 2: Giới tính của bạn là gì?
Bảng 2: Bảng tần số, tần suất thể hiện giới tính của đối tượng khảo sát
Giới tính

Tần số

Tần suất

10

Tần suất %


Nam

47

0,2938

29,38

Nữ


113

0,7063

70,63

Tổng

160

1,0000

100,00

Chúng em đã tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến với 160 sinh viên ở độ tuổi từ 18-23
đến từ các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong số đó, có tới 132
sinh viên ở độ tuổi 18-19 (chiếm 82,50%), 23 sinh viên ở độ tuổi 20-21 (chiếm 14,38%)
và 5 sinh viên ở độ tuổi 22-23 chiếm tỷ lệ 3,13%. Ngoài ra, trong 160 sinh viên tham gia
khảo sát có 47 đối tượng là nam, chiếm tỉ lệ 29,38% và 113 đối tượng là nữ, chiếm tỉ lệ
70,63%.
Lý do chúng em chọn sinh viên là đối tượng khảo sát chính bởi vì đây là đối tượng
khách hàng tiềm năng của các CHTL. Thực hiện khảo sát trên địa bàn TP.HCM là vì các
CHTL này xuất hiện nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh và phân bố dày ở những vị trí gần
các trường học theo mơ hình “combo” tức bán hàng tiêu dùng như một tiệm tạp hoá kết
hợp với bán thức ăn nhanh như một tiệm ăn, vậy nên nhanh chóng thu hút nhiều các bạn
sinh viên vì sự tiện lợi của nó; đồng thời với nguồn nhân lực và điều kiện có hạn chỉ cho
phép chúng em giới hạn trên địa bàn này.
Câu 3: Nơi ở hiện tại của bạn là ở đâu?
Bảng 3: Tần số, tần suất nơi ở hiện tại của ĐTKS
11



Nơi ở hiện tại

Tần số

Tần suất

Tần suất %

Ở cùng ba mẹ

40

0,2500

25,00

Ở trọ

94

0,5875

58,75

Ở ký túc xá

19


0,1188

11,88

Ở cùng bà con

7

0,0438

4,38

160

1,0000

100,00

Tổng

Đa số sinh viên hiện tại tham gia khảo sát ở TP.HCM không ở cùng người thân với tỷ lệ 58,9%
đang ở trọ và 12% đang ở ký túc xá. Điều này cũng ảnh hưởng đến tần suất sinh viên mua sắm
ở CHTL và mức sẵn lòng chi tiêu của ĐTKS. Xấp xỉ 30% số sinh viên còn lại đang ở cùng với
người thân trong đó 24,7% sinh viên đang ở cùng ba mẹ và 4,4% sinh viên ở cùng bà con.
Câu 4: Nguồn thu nhập hiện tại của bạn đến từ đâu?
Bảng 4. Bảng tần số, tần suất nguồn thu nhập hiện tại của ĐTKS
Nguồn thu nhập

Tần số


Tần suất

Tần suất %

Chu cấp từ gia đình

94

0,5875

58,75

Cơng việc làm thêm

8

0,05

5,00

12


Cả 2 nguồn trên

58

0,3625

36,25


Tổng

160

1,0000

100,00

Trong số 160 người làm khảo sát, có 94 người (chiếm 59%) nhận chu cấp hồn tồn từ gia
đình, chiếm hơn một nửa. Bên cạnh đó, chỉ có 8 người (chiếm 5%) có nguồn thu nhập từ cơng
việc làm thêm. 58 người cịn lại (chiếm 36%) có nguồn thu nhập từ cả chu cấp của gia đình và
cơng việc của mình.
Câu 5: Mức thu nhập trung bình trong một tháng của bạn là bao nhiêu?

Bảng 5: Bảng tần số, tần suất thể hiện mức thu nhập trong 1 tháng của ĐTKS
Mức thu nhập
(triệu VNĐ)

Tần số

Tần suất

Tần suất %

1-3

68

0,425


42,5

4-6

78

0,4875

48,75

7-9

8

0,05

5

10-12

6

0,0375

3,75

Tổng

160


1,0000

100,00

13


BIỂU ĐỒ ĐÁNH GIÁ MỨC THU NHẬP TRONG MỘT THÁNG CỦA ĐTKS

Biểu đồ lệch về bên phải. Số liệu thống kê cho thấy, thu nhập hàng tháng của sinh viên phần
lớn rơi vào mức 4 triệu VNĐ - 6 triệu VNĐ (78 sinh viên và chiếm 48,75% số lượng người
tham gia khảo sát), theo sau đó là mức thu nhập từ 1 triệu VNĐ - 3 triệu VNĐ (có 68 sinh viên
và chiếm 42,5% trên tổng số). Mức thu nhập từ 7 triệu VNĐ - 9 triệu VNĐ chiếm 5% và có số
lượng ít nhất là mức thu nhập từ 10 triệu VNĐ - 12 triệu VNĐ chỉ với 6 sinh viên.
Câu 6: Bạn đã từng mua sắm ở cửa hàng tiện lợi chưa?
Bảng 6: Bảng tần số lựa chọn đã từng mua sắm ở CHTL
Lựa chọn

Tần số

Tần suất

Tần suất %

Chưa từng

0

0


0

Đã từng

160

1,0000

100,00

Tổng

160

1,0000

100,00

14


Thông qua khảo sát, chúng em thu được 160 câu trả lời (chiếm 100% số đối tượng làm khảo
sát) đều đã từng đến CHTL. Điều này chứng tỏ mơ hình CHTL đang trở nên rất phổ biến, tiếp
cận đến nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn.
2. Nhóm câu hỏi chung về lựa chọn tiêu dùng đối với CHTL
Câu 7: Bạn đến mua sắm ở CHTL bao nhiêu lần trong một tuần?
Bảng 7.1: Bảng tần số, tần suất sinh viên đến CHTL trong 1 tuần
Số lần


Tần số

Tần suất

Tần suất %

1

21

0,1313

13,13

2

29

0,1813

18,13

3

31

0,1938

19,38


4

25

0,1563

15,63

5

28

0,1750

17,50

6

3

0,0188

1,88

7

14

0,0875


8,75

8

0

0,0000

0,00

9

0

0,0000

0,00

10

5

0,0313

3,13

11

1


0,0063

0,63

12

1

0,0063

0,63

14

2

0,0125

1,25

Tổng

160

1,0000

100,00

Bảng 7.2: Bảng tóm tắt dữ liệu với bộ tóm tắt 5 số
Giá trị nhỏ nhất


1

Tứ phân vị thứ nhất (Q1)

2

Trung vị (Q2)

3

Tứ phân vị thứ ba (Q3)

5

Giá trị lớn nhất

14

15


70,65% số sinh viên thực hiện khảo sát trả lời rằng họ thường đến CHTL khoảng 2-5 lần/
tuần, nhiều nhất là 3 lần/ tuần với tần số 31, chiếm 19,36%. Số lần trung bình các sinh
viên đến CHTL là 4 lần/ tuần. Một số sinh viên có giá trị số lần đến CHTL bất thường,
như 10, 11, 12 và 14 chiếm 5,63%. Có thể thấy sinh viên tới CHTL khá thường xuyên,
nhóm khảo sát cho rằng điều này là do độ phủ sóng rộng khắp của các chuỗi CHTL cũng
như sự đa dạng hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên đúng như tên gọi của nó.
Câu 8: Bạn thường đến mua sắm ở CHTL vào khoảng thời gian nào?
Bảng 8: Bảng tần số, tần suất khoảng thời gian SV thường đến mua sắm ở CHTL

Khoảng thời gian

Tần số

Tần suất

Tần suất %

Giờ tan ca, tan học

72

0,4500

45,00

Giờ ăn

52

0,3250

32,50

Tối muộn

31

0,1938


19,38

Buổi sáng

1

0,0063

0,63

Thời gian rảnh

1

0,0063

0,63

Khi có nhu cầu

3

0,0188

1,88

160

1,0000


100,00

Tổng

16


Khi được khảo sát về khoảng thời gian đi mua sắm ở CHTL phần lớn sinh viên phản hồi
là họ mua sắm vào giờ tan ca, tan học (với 45% sinh viên trên tổng số), phản hồi với số
lượng nhiều thứ hai và thứ ba là họ mua sắm ở CHTL vào giờ ăn và tối muộn (lần lượt
chiếm 32,5% và 19,4%). Số liệu này có thể phản ánh được ưu thế về đố ăn chế biến sẵn
và thời gian hoạt động của CHTL so với các cửa hàng khác hay chợ truyền thống. Một số
lượng nhỏ phản hồi còn lại là mua sắm khi có nhu cầu, vào buổi sáng và thời gian rảnh.
Câu 9: Bạn đến CHTL vì nhu cầu nào?
Bảng 9: Bảng tần số thể hiện nhu cầu đến CHTL của SV
Lựa chọn

Tần số

Tần suất

Tần suất %

Mua đồ ăn, thức uống

152

0,95

95


Không gian để tự học hay làm việc

27

0,169

16,9

Mua sắm hàng hóa, vật dụng

87

0,543

54,3

Nạp/Rút Momo

16

0,1

10

Tổng

160

1,0000


100,00

17


Đối với lý do đến CHTL, 152 đối tượng (chiếm tỷ lệ 95%) đến CHTL với mục đích mua đồ ăn,
thức uống. 87 đối tượng (chiếm tỷ lệ 54,3%) đến để mua sắm hàng hóa, vật dụng. 27 đối tượng
(chiếm tỷ lệ 16,9%) đến để tìm khơng gian tự học hay làm việc. 16 đối tượng (chiếm tỷ lệ 10%)
đến CHTL để nạp/rút Momo.
Dựa vào những số liệu trên, chúng em quan sát được phần lớn khách hàng khi đến CHTL với
mục đích mua đồ ăn, thức uống và hàng hóa, vật dụng. Ngồi ra, tìm khơng gian để tự học, làm
việc hay nạp/rút Momo cũng là một trong những lý do của khách hàng, nhưng chiếm tỷ lệ
không quá lớn. Điều này có thể được lý giải là vì điểm tối ưu của CHTL so với các mơ hình
bn bán khác là ở sự tiện lợi. CHTL cung cấp đa dạng các mặt hàng để khách hàng lựa chọn,
đặc biệt CHTL cịn cung cấp nước sơi, lị vi sóng để khách hàng tự phục vụ. CHTL cũng cung
cấp chỗ ngồi, nhưng với quy mơ vừa và nhỏ thì khơng gian ở CHTL khơng q lớn, điều này
giải thích cho tỷ lệ khách hàng đến CHTL vì lí do trên khá thấp.
Câu 10: Các sản phẩm bạn thường mua ở CHTL là gì?
Bảng 10: Bảng tần số các sản phẩm thường mua trong CHTL của sinh viên
Lựa chọn

Tần số

Tần suất

Tần suất %

Đồ ăn đóng gói (snack, bánh kẹo...)


129

0,8063

80,63

Thức ăn chế biến sẵn (bánh bao, bánh mì...)

111

0,6938

69,38

Thức uống

127

0,7938

79,38

18


Nguyên liệu nấu ăn (rau, thực phẩm,...)

42

0,2625


26,25

Đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm

31

0,1938

19,38

Văn phòng phẩm

31

0,1938

19,38

Tùy nhu cầu

1

0,0063

0,63

Tổng cộng

160


1,0000

100,00

Qua số liệu và biểu đồ có thể thấy, đa phần sinh viên đến CHTL để mua đồ ăn đóng gói như
snack, bánh kẹo,... với tỷ lệ 80,63% tương đương 129/160 sinh viên có nhu cầu. Theo sau đó là
thức uống với tỷ lệ 79,38% tương đương 127/160 sinh viên có nhu cầu. Ngược lại, đồ dùng cá
nhân, mỹ phẩm và văn phòng phẩm trong CHTL khơng phải là lựa chọn u thích của sinh
viên với số liệu của cả hai nhóm sản phẩm này đều chiếm 19,38% tương đương 31/160 sinh
viên.
Từ đó, có thể kết luận rằng sinh viên hiện nay có xu hướng chọn CHTL là điểm đến để mua đồ
ăn vặt và thức uống giải khát bởi nó nhanh chóng và thuận tiện trong các thời điểm đầu giờ,
giữa giờ và cuối giờ học. Bên cạnh đó, khi có nhu cầu về các đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm và văn
phòng phẩm, sinh viên sẽ ưu tiên những điểm bán chuyên về những sản phẩm này, có thương
hiệu lớn và uy tín hơn.
Câu 11: Bạn sẵn lịng chi tiêu bao nhiêu cho một lần mua sắm ở CHTL?
Bảng 11.1: Bảng tần số số tiền sẵn lòng chi tiêu cho một lần
19


mua sắm tại CHTL của SV
Mức chi tiêu

Tần số

Tần suất

Tần suất %


10 - 69

83

0,5188

51,88

70 - 129

69

0,4313

43,13

130 - 189

2

0,0125

1,25

190 - 249

3

0,0187


1,87

250 - 309

3

0,0187

1,87

Tổng

160

1,0000

100,00

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ TIỀN SẴN LÒNG CHI TIÊU CHO
1 LẦN MUA SẮM TẠI CHTL CỦA SV

Theo quan sát của nhóm khảo sát, biểu đồ trên là biểu đồ lệch phải. Trong số các đối tượng
khảo sát, 83 đối tượng (chiếm tỷ lệ 52%) sẵn lòng chi tiêu trong khoảng 10 - 69 (nghìn VNĐ);
69 đối tượng (chiếm tỉ lệ 43%) sẵn lòng chi tiêu trong khoảng 70 - 129 (nghìn VNĐ). Mức chi
tiêu càng cao thì số đối tượng lựa chọn càng giảm (thấp nhất là 1% với mức chi tiêu từ 130
nghìn VNĐ - 189 nghìn VNĐ).
Số liệu trên có sự tương quan với thu nhập hằng tháng của đối tượng khảo sát: Thu nhập hằng
tháng của đối tượng rơi vào khoảng 1 - 6 (triệu VNĐ), do đó số tiền sẵn lịng chi tiêu của họ
trong một lần mua sắm cũng ở mức trung bình (từ 10 nghìn VNĐ - 129 nghìn VNĐ).


20


★ Mối tương quan giữa mức thu nhập trung bình trong 1 tháng và số tiền sẵn lòng chi
tiêu cho 1 lần mua sắm ở chtl của sinh viên
Bảng 11.2: Bảng chéo đánh giá mức thu nhập trung bình trong 1 tháng và số tiền sẵn lòng
chi tiêu cho 1 lần mua sắm ở CHTL của sinh viên
Số tiền sẵn lòng chi tiêu cho một lần mua sắm ở CHTL
Mức thu nhập
trung bình
trong 1 tháng

18-78

78-138

138-198

198-258

258-318

Tổng cộng

0-3

52

14


0

1

0

52

3-6

51

23

1

1

3

51

6-9

5

1

1


1

0

5

9-12

3

2

1

0

0

3

Tổng cộng

111

40

3

3


3

111

Hệ số tương quan giữa Thu nhập hàng tháng và Mức sẵn lòng chi tối đa cho 1 lần
mua sắm ở CHTL:
Đo lường độ mạnh yếu trong mối liên hệ tuyến tính giữa Thu nhập hàng tháng và Mức
sẵn lòng chi cho một lần đến CHTL của một mẫu gồm 160 sinh viên tại TPHCM.

21


Gọi x (Triệu VNĐ) là biến Thu nhập, y (Nghìn VNĐ) là biến Mức sẵn lịng chi tối đa.
Ta có:

Trung bình
Độ lệch chuẩn

x

y

4

74,74

Sx = 1,96

Sy = 43,87


Hiệp phương sai mẫu:

Sxy = 17,09
Hệ số tương quan mẫu:

Rxy = 0,2083
Nhận xét: Hệ số tương quan có giá trị là 0,2083 cho ta thấy có mối quan hệ đồng biến
giữa hai biến Thu nhập và Mức sẵn lịng chi. Vì vậy, thu nhập càng cao cho thấy mức sẵn
lòng chi cho một lần mua sắm ở CHTL càng nhiều.
Câu 12: Bạn thường xuyên đến CHTL nào nhất?
Bảng 12: Bảng tần số thể hiện lựa chọn CHTL thường xuyên đến nhất của ĐTKS
Cửa hàng

Tần số

Tần suất

Tần suất %

Circle K

67

0,4188

41,88

Family Mart

24


0,1500

15,00

GS25

26

0,1625

16,25

Ministop

43

0,2688

26,88

Tổng

160

1,0000

100,00

22



Theo như biểu đồ trên, có 41,9% số người làm khảo sát lựa chọn Circle K. Đây có thể được
xem là CHTL phổ biến nhất với đa số sinh viên. Ngồi ra, hơn 30% số lượng người làm khảo
sát cịn lại lựa chọn Family Mart và GS25 là điểm đến u thích của mình. Ministop mặc dù
thương hiệu này ra đời sau nhiều cửa hàng khác (thành lập vào năm 1980), “nhưng chuỗi cửa
hàng Ministop hiện đang vươn lên như một thế lực mạnh mẽ bên cạnh các ông lớn khác như 7Eleven, Circle K, với hơn 5.000 cửa hàng trên toàn thế giới và 144 cửa hàng tại Việt Nam tính
đến năm 2021” - theo “Bài học thành cơng từ mơ hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt
Nam”, brandsvietnam.com vẫn chiếm tỷ lệ cao thứ 2 trong khảo sát với 26,9%.
3. Nhóm câu hỏi riêng về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn tiêu dùng đối với CHTL
Câu 13: Với những yếu tố đề xuất dưới đây về HÀNG HOÁ - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ NHÂN VIÊN - CƠ SỞ VẬT CHẤT, bạn đánh giá thế nào về cửa hàng tiện lợi bạn
thường xuyên đến nhất?
CHÚ THÍCH TỪ NGỮ
CỤM TỪ

HÀNG HỐ

GIÁ CẢ

CHÚ THÍCH
HH1

Hàng hố đầy đủ và đa dạng

HH2

Hàng hóa đảm bảo thời hạn sử dụng

HH3


Đồ ăn, thức uống đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị

GC1

Giá cả phù hợp với chất lượng hàng hóa

23


DỊCH VỤ

NHÂN VIÊN

CƠ SỞ VẬT
CHẤT

MỨC ĐỘ
HÀI LÒNG

GC2

Giá cả được niêm yết rõ ràng

DV1

Các chương trình khuyến mại (combo giảm giá,...)

DV2

Phương thức thanh toán đa dạng


NV1

Tác phong sạch sẽ, gọn gàng

NV2

Thái độ lịch sự, nhiệt tình tư vấn, giải đáp thắc mắc của KH

CSVC1

Khơng gian rộng, có bàn ghế, hệ thống wifi ổn định

CSVC2

Khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ, rộng rãi

CSVC3

Khu vực để xe rộng rãi, an tồn

Mức 1

Rất khơng hài lịng

Mức 2

Khơng hài lịng

Mức 3


Bình thường

Mức 4

Hài lịng

Mức 5

Rất hài lòng

a) CIRCLE K:
Bảng 13.1: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn Circle K
Mức 1
Tần
số

Tần
suất
%

HH1

0

HH2

Mức 2


Mức 3

Mức 4

Tần
số

Tần
suất
%

Tần
Tần
suất Tần số suất
%
%

Tần
số

0%

0

0%

9

13%


30

0

0%

0

0%

4

6%

HH3

0

0%

0

0%

13

GC1

0


0%

0

0%

23

Mức 5
Mức hài lịng
trung bình

Tần
số

Tần
suất
%

45%

28

42%

4,28

27

40%


36

54%

4,48

19%

30

45%

24

36%

4,16

34%

24

36%

20

30%

3,96


24

4,31

4,22


×