Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Skkn chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tổ chức các hoạt động để rèn kĩ năng hợp tác cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 26 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN LẬP A

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐỂ RÈN KĨ NĂNG HỢP TÁC
CHO HỌC SINH LỚP 3

Lĩnh vực/ Môn:
Cấp học:
Tên tác giả:
Đơn vị công tác:
Chức vụ:

Công tác chủ nhiệm
Tiểu hc
Nguyn Hi Chiu
Trng Tiu hc Tõn Lp A
Giỏo viờn

Năm học: 2020 - 2021


MỤC LỤC
A - ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................2
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ.............................................................2
1. Cơ sở lí luận: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm các mục tiêu:. .2
2. Cơ sở thực tiễn:.........................................................................................3
II. MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:.....................................4
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ÁP


DỤNG:..............................................................................................................4
1. Đối tượng:.................................................................................................4
2. Thời gian thực hiện:..................................................................................4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................5
I. KHẢO SÁT THỰC TẾ:................................................................................5
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN..................................................................6
1. Tổ chức các hoạt động dạy kĩ năng hợp tác:.............................................6
1.1 Hoạt động 1: Nhận thức về hợp tác....................................................6
1.2 Hoạt dộng 2: Tác dụng của hợp tác....................................................6
1.3 Hoạt động 3: Vận dụng bài học..........................................................7
1.4 Hoạt động 4: Thực hành hợp tác........................................................8
2. Tổ chức các hoạt đông rèn kĩ năng hợp tác:..............................................9
2.1 Rèn kĩ năng hợp tác trong các môn học:.............................................9
2.2. Rèn kĩ năng hợp tác trong các giờ sinh hoạt lớp và hoạt động tập
thể:...........................................................................................................13
2.3 Rèn kĩ năng hợp tác qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp:..............14
2.4 Rèn kĩ năng hợp tác ở nhà:...............................................................14
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN...........................................................................15
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................17
1. Kết luận:......................................................................................................17
2. Khuyến nghị:...............................................................................................17


1/16
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, giáo dục kĩ năng sống đã được đưa vào giảng dạy cho học sinh trong
nhà trường phổ thơng với nhiều hình thức khác nhau. Người học được tiếp cận với
chương trình giáo dục kĩ năng sống và được coi như một nội dung của chất lượng giáo
dục.
Những năm gần đây, giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống được đưa vào chương

trình giảng dạy tiểu học. Kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết
cho cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Đó là khả năng làm chủ bản thân, khả năng
ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực
trước những khó khăn, tình huống của cuộc sống.
Kĩ năng sống gồm các kĩ năng cốt lõi sau:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng suy nghĩ, tư duy phê phán
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng tư duy sáng tạo
- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc…
Giáo dục và rèn kĩ năng đưa vào chương trình dạy Tiểu học qua bộ tài liệu: Giáo
dục kĩ năng sống đối với các lớp: 1, 2, 3, 4, 5 và tích hợp vào các môn học: Tiếng Việt,
Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Khoa học… Ngoài ra, giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học
sinh còn được thực hiện trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể, hoạt
động Đội và sao nhi đồng để học sinh vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ
nhiều hoạt động, từ việc trang bị kiến thức đến thực hành rèn luyện kĩ năng. Đó là một
q trình khó thực hiện và khó đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình dạy và rèn luyện cho học sinh tiểu học những kĩ năng cần thiết
cho cuộc sống, tôi đặc biệt chú trọng đến việc dạy và rèn luyện kĩ năng hợp tác. Theo
tơi, đó là kĩ năng cần thiết để học sinh hòa nhập cộng đồng, tích cực tham gia vào các
hoạt động học tập, rèn luyện, vui chơi cùng thầy, cô, bạn bè, mọi người xung quanh.
Đó cũng là xu hướng làm việc và cuộc sống trong tương lai của các con trong thời đại
hội nhập và phát triển.
Vì thế, tơi nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Tổ chức các hoạt động để rèn kĩ
năng hợp tác cho học sinh lớp 3”. Tôi muốn góp phần vào chất lượng giáo dục tồn
diện, đặc biệt là thực hiện tốt một trong năm nội dung của phong trào: “Xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm các mục tiêu:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.
Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực,


2/16
loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và
hoạt động hằng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và
phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Giáo dục và rèn kĩ năng hợp tác cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3
nói riêng nhằm giúp các con hiểu:
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một cơng
việc, một lĩnh vực nào đó vì một mục đích chung.
- Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cùng làm
việc có hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm.
Dạy và rèn kĩ năng hợp tác giúp cho học sinh:
- Kĩ năng hợp tác thúc đẩy sự phát triển của các cá nhân và xã hội. Kĩ năng đó
giúp học sinh có thái độ, hành vi và thói quen tích cực để giải quyết các vấn đề trong
học tập và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Kĩ năng hợp tác rất cần thiết đối với học sinh, nó giúp các con hịa nhập, kết
hợp với thầy cơ, bạn bè, mọi người trong cộng đồng trong các hoạt động trong và
ngoài nhà trường. Các con xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung
quanh để sống tích cực, chủ động an tồn, hài hịa và lành mạnh.
- Kĩ năng hợp tác đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu về nhân
lực trong tương lai, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ
giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
- Hợp tác là kĩ năng giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư

duy sáng tạo. Kĩ năng này giúp bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực
hành, lịng say mê học tập và ý chí vươn lên.
- Kĩ năng hợp tác giúp cho học sinh học tập và rèn luyện tích cực các kĩ năng
khác như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy tích cực, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng
giải quyết xung đột, kĩ năng cảm thông, thương lượng….
2. Cơ sở thực tiễn:
- Học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng cịn nhỏ, chưa tham gia
nhiều vào các hoạt động chung trong học tập và sinh hoạt cộng đồng. Các con chưa
tích cực tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động, chưa biết kiên trì lắng nghe ý kiến,
quan điểm của mọi người, thích làm theo ý riêng của mình nên cần được giáo dục và
rèn luyện kĩ năng hợp tác.
- Đa số các con còn nhút nhát, chưa tích cực hoạt động, chưa sẵn lịng giúp đỡ
mọi người, chưa tự giác cùng mọi người vượt qua khó khăn để hồn thành tốt nhiệm
vụ của mình nên cần được trải nghiệm qua các hoạt động chung.
- Hiện nay, đời sống ngày càng được nâng cao về chất lượng, trẻ em được quan
tâm, chăm sóc nhiều hơn nên thường ỉ nại vào sự giúp đỡ của cha, mẹ, người thân,
thầy cô… Các con thường không dám gánh vác và chịu trách nhiệm trong các hoạt
động mà mình tham gia nên cần tạo cho các con cơ hội để khắc phục những nhược
điểm trên.


3/16
- Tuy nhiên, mỗi học sinh đều ham hiểu biết, đều mong muốn được thể hiện
mình nên việc đưa các con vào các hoạt động chung để hợp tác với mọi người giúp
cho các con phát triển được năng lực, sở trường của bản thân, giúp các con luôn cố
gắng vươn lên trong học tập.
II. MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Phân tích, đối chiếu với thực trạng giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống nói
chung, kĩ năng hợp tác nói riêng ở trường Tiểu học Tân Lập A.

- Tìm ra các biện pháp áp dụng vào các hoạt động giáo dục để giúp rèn luyện kĩ
năng hợp tác cho học sinh lớp 3 đạt được hiệu quả cao.
- Vận dụng vào thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Tân Lập A.
- Rút ra bài học để tiếp tục áp dụng cho các năm học sau.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ÁP
DỤNG:
1. Đối tượng:
Việc tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng hợp tác đối với học sinh lớp 3 của
trường Tiểu học Tân Lập A.
2. Thời gian thực hiện:
- Năm học: 2020 - 2021
- Báo cáo kết quả: Tháng 3 năm 2021.
- Dạy thực nghiệm tại lớp 3A5 Trường Tiểu học Tân Lập A.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp đọc tài liệu
- Phương pháp tìm hiểu thực tế
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.


4/16
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHẢO SÁT THỰC TẾ:
Nội dung giáo dục kĩ năng sống được tích hợp vào các mơn học trong chương
trình. Học sinh tiểu học được giáo dục các kĩ năng cơ bản là:
1. Kĩ năng tự phục vụ
2. Kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người
3. Tôi là ai? (Kĩ năng nhận thức)
4. Kĩ năng phịng tránh tai nạn, thương tích
5. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm

6. Kĩ năng quản lí thời gian
7. Kĩ năng hợp tác.
Theo thông tư 30/2014/TT - BGDĐT và thông tư 22/2016/TT - BGDĐT về
đánh giá học sinh tiểu học, một số kĩ năng đã được đưa vào đánh giá năng lực và phẩm
chất của học sinh là: kĩ năng tự phục vụ (tự phục vụ, tự quản), kĩ năng giao tiếp và kĩ
năng đảm nhận trách nhiêm (tự tin, trách nhiệm), và kĩ năng hợp tác (hợp tác)
Đầu năm học, tôi tổ chức cho học sinh lớp 3A5 hoạt động nhóm: “Làm cây hoa
kì diệu” gồm hình cái cây có lá và hoa ghi những mơ ước của mình. Tơi chia lớp thành
4 nhóm với u cầu mỗi nhóm làm một cây hoa dán vào bảng nhóm. Nhóm làm được
cây hoa có càng nhiều lá và hoa ghi những ước mơ của mỗi người càng được nhiều
điểm. Sau 20 phút, tơi nhận được sản phẩm là những bảng nhóm tồn lá và hoa dán
khơng thành hình cây hoa hay tán cây vì khơng có thân cây, khơng có cành cây. Mỗi
học sinh đều đua nhau cắt, dán, viết nhiều lá và hoa nhất và dán tất cả các sản phẩm
của mình vào một khu vực trên bảng nhóm để đếm số lượng. Như vậy, các con chưa
hợp tác với nhau để làm công việc chung.
Lần thứ hai, tôi cho các con làm lại cây hoa với hướng dẫn: “Các con hãy cùng
bàn bạc, chia nhau công việc, cùng làm việc để có cây hoa với thân cây, cành cây, lá
cây và những bông hoa”.
Sau 20 phút cho học sinh làm việc, tôi vẫn không nhận được sản phẩm theo yêu
cầu đề ra của cả 4 nhóm.
Chưa có nhóm nào hồn thành sản phẩm của nhóm. Các con chưa biết bàn bạc,
phân công trách nhiệm, chưa biết kết hợp cùng nhau để làm việc và các con rất thờ ở
với sản phẩm chung, coi đó khơng phải là trách nhiệm của mình.
Qua theo dõi q trình làm việc nhóm của học sinh, tơi có nhận xét và đánh giá
kết quả làm việc của 36 học sinh lớp 3A5 như sau:
Đánh giá
Tốt
Chưa tốt
Không tham gia
Nội dung công việc

SL
%
SL
%
SL
%
Bàn bạc, thảo luận
6hs
16.7
15hs
41.7
15hs
41.7
Phân công công việc
2hs
5.6
5hs
13.9
29hs
80.5
Thực hiện công việc
5hs
13.9
23hs
63.9
8hs
22.2
Chịu trách nhiệm
0hs
0

6hs
16.7
30hs
83.3


5/16
Như vậy, tuy đã được rèn kĩ năng sống trong đó có kĩ năng hợp tác thơng qua
các bài học và các hoạt động ở lớp 2 nhưng học sinh vẫn chưa vận dụng được vào thực
tế. Hiệu quả làm việc nhóm chưa cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Do học sinh cịn nhỏ, chưa tham gia
nhiều vào các hoạt động nhóm. Do các con cịn hạn chế về diễn đạt. Do các con được
chiều chuộng, được làm hộ, làm thay nhiều việc. Do các con chưa gặp nhiều khó khăn
trong học tập, trong cuộc sống. Do các con thiếu kiên nhẫn, chưa biết nhường nhịn,
giúp đỡ. Do đặc điểm muốn thể hiện mình nhưng lại sợ phải chịu trách nhiệm….
Giáo dục và rèn kĩ năng hợp tác là một quá trình lâu dài và áp dụng vào nhiều
hoạt động, nhiều mơn học. Để có được sự hợp tác hiệu quả, cần vận dụng những kĩ
năng sống khác như: Tự nhận thức, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách
nhiệm, ra quyết định …
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức các hoạt động dạy kĩ năng hợp tác:
1.1 Hoạt động 1: Nhận thức về hợp tác
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nhận thức rõ hợp tác là cần thiết trong học tập cũng như trong
cuộc sống.
b. Cách tiến hành:
- Kể chuyện: Chiếc ô tô bị sa lầy (Nội dung chuyện ở phần phụ lục)
- Thảo luận nhóm:
+ Chiếc ơ tơ gặp sự cố gì giữa đường?
+ Nhờ đâu mà khó khăn được giải quyết?

+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
* Kết luận:
+ Trong cuộc sống có nhiều việc mà một mình chúng ta khơng thể làm được. Vì
vậy, cần có sự đóng góp cơng sức của nhiều người để giải quyết cơng việc đó.
+ Hợp tác là cùng nhau làm việc một cách tích cực, hịa thuận và vui vẻ.
- Lấy ví dụ về sự hợp tác có hình ảnh minh họa:
+ Học sinh cùng nhau cắt, dán cây hoa kì diệu.
+ Tổ cùng nhau trưng bày sản phẩm thủ công
+ Giáo viên và học sinh cùng nhau chuẩn bị cho lễ khai giảng
+ Các cơ diễn viên múa cùng tạo hình trên sân khấu
+ Các chú công nhân cùng nhau đổ bê tông cho ngôi nhà
+ Các cô chú công nhân chuyển gạch đã nung ra khỏi lị gạch.
+ Cơng nhân may làm việc theo dây chuyền.
+ Các cô chú ở đài truyền hình làm chương trình: “Vui hội trăng rằm” …
1.2 Hoạt dộng 2: Tác dụng của hợp tác
a. Mục tiêu:
Học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của hợp tác trong học tập và trong cuộc
sống hàng ngày.


6/16
b. Cách tiến hành:
- Đọc truyện: Màu của cầu vồng (Nội dung ở phần phụ lục)
- Đàm thoại:
+ Mỗi màu sắc đều tự cho mình là quan trọng như thế nào?
+ Điều gì đã xảy ra khi các màu sắc kết hợp với nhau?
+ Cầu vồng gồm những màu sắc nào kết hợp với nhau?
+ Con rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
- Lấy ví dụ về tác dụng của hợp tác, có hình ảnh minh họa:
+ Các chú bộ đội chung sức kéo những khẩu pháo nặng hàng tấn lên dốc cao.

+ Nhiều tốp thợ: Thợ nề, thợ mộc, thợ sơn, thợ cắt kính, thợ điện… cùng góp
phần xây dựng một ngơi nhà.
+ Đàn ong cùng nhau xây cái tổ cho hàng trăm con ong cùng ở….
* Kết luận:
+ Hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho tập thể, sẽ làm cho bầu không khí trong tập
thể, trong cuộc sống, trong công việc dễ chịu hơn.
+ Thiếu sự hợp tác với nhau trong công việc và cuộc sống sẽ ảnh hưởng tới kết
quả chung và có thể dẫn đến mất đồn kết.
1.3 Hoạt động 3: Vận dụng bài học
a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức về hợp tác để thực hiện một công việc cụ thể, liệt kê các
hành vi cần thiết khi hợp tác.
b. Cách tiến hành:
- Cho học sinh thực hành làm bài tập với yêu cầu: Đánh dấu + vào ô trống
trước những công việc con cho là đúng.
Việc của ai người ấy lo.
Phân công nhiệm vụ cho nhau trong công việc chung.
Khi thực hiện công việc chung, luôn bàn bạc với mọi người.
Trong công việc chung, ai cũng phải làm việc như nhau.
Để người khác làm, cịn mình thì chơi.
Làm thay cơng việc cho mọi người.
Hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau trong công việc chung.
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo khả năng của từng người.
- Học sinh nêu những việc làm đúng, giáo viên phát vấn để học sinh hiểu rõ hơn
về những biểu hiện của sự hợp tác và những biểu hiện không hợp tác.
- Cho học sinh thi tiếp sức: kể các việc có thể vận dụng kĩ năng hợp tác để cùng
làm với các bạn trong trường lớp:
+ Làm việc nhóm trong giờ học
+ Cùng nhau tổng vệ sinh trường lớp
+ Vẽ chung bức tranh cổ động bảo vệ môi trường

+ Múa hát tập thể


7/16
+ Chơi trị chơi: Chuyền bóng, lấy bóng trên cao. Rồng rắn lên mây, chạy tiếp
sức, nhóm ba nhóm bảy, nhảy cóc về đích…
- Cho học sinh kể thêm: những việc có thể hợp tác với người thân để làm ở nhà:
+ Quét dọn nhà cửa
+ Nấu ăn
+ Đi chợ cùng mẹ
+ Tổ chức buổi lễ sinh nhật, mừng thọ, Tết…
+ Đi du lịch với gia đình …
* Kết luận:
- Để thực hiện một cơng việc chung, cần có sự lắng nghe, bàn bạc, giúp đỡ, chia
sẻ và ý thức trách nhiệm của từng cá nhân.
1.4 Hoạt động 4: Thực hành hợp tác
a. Mục tiêu:
Học sinh biết được các hình thức của hợp tác trong học tập, rèn luyện và sinh
hoạt hàng ngày.
b. Cách tiến hành:
- Tổ chức cho học sinh trong mỗi tổ, nhóm thực hành hợp tác: Tổ chức cho học
sinh cùng thực hiện một công việc chung và nêu các việc thể hiện sự hợp tác mà tổ đã
thể hiện trong q trình làm việc. Ví dụ: Trưng bày sản phẩm thủ cơng, thảo luận
nhóm trong giờ học, phân loại đồ dùng học tập chung …
- Tổ chức cho học sinh cả lớp thực hành hợp tác: Tổ chức cho học sinh cả lớp
cùng thực hiện công việc chung như tổng vệ sinh lớp học.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm việc.
+ Bầu (cử) nhóm trưởng.
+ Nêu những việc cần làm.
+ Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.

+ Bàn bạc cách làm.
+ Tiến hành thực hiện công việc.
+ Tự kiểm tra kết quả làm việc, giúp đỡ nhau hồn thành cơng việc.
+ Báo cáo kết quả làm việc.
- Sau khi thực hành hợp tác, giáo viên tổ chức đánh giá hiệu quả hợp tác của
các nhóm để các con rút kinh nghiệm với câu hỏi: “Các con học được gì khi hợp tác
với nhau trong công việc?”
* Kết luận:
- Rất nhiều việc cần có sự hợp tác, cần sẵn sàng hợp tác với những người xung
quanh ở mọi lúc, mọi nơi.
- Trong quá trình hợp tác, cần đồn kết, giúp đỡ mọi người. Hợp tác thật sự là
có thái độ vui vẻ, thích thú và lịch sự khi làm việc cùng nhau.
- Có thể từ chối hợp tác nếu cơng việc chung có mục đích xấu, có hại cho cá
nhân hoặc xã hội.


8/16
Qua các hoạt động trên, học sinh đã hiểu được: Thế nào là hợp tác? Vì sao cần
hợp tác với mọi người xung quanh? Hợp tác đem lại những lợi ích như thế nào? Nên
làm gì khi hợp tác với mọi người? Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu để học sinh nắm
được tầm quan trọng và một số điều cần lưu ý của kĩ năng hợp tác. Để học sinh có kĩ
năng hợp tác lại cần một q trình rèn luyện lâu dài, kiên trì và thường xuyên giúp các
học sinh nhỏ hiểu rõ, có ý thức và thái độ, hành vi đúng khi thực hiện. Đó là quá trình
rèn kĩ năng hợp tác.
2. Tổ chức các hoạt đơng rèn kĩ năng hợp tác:
2.1 Rèn kĩ năng hợp tác trong các mơn học:
Có thể giáo dục và rèn kĩ năng sống nói chung, kĩ năng hợp tác nói riêng trong
q trình dạy học các mơn học và tổ chức các hình thức dạy học trong các giờ học.
Trong các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, phương pháp làm
việc nhóm là thực hành và vận dụng kĩ năng hợp tác một cách rõ ràng, cụ thể nhất.

Phương pháp này có thể áp dụng vào tất cả các mơn học: Tiếng Việt, Tốn, Đạo đức,
Tự nhiên xã hội, Thủ công, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Tin học, Thể dục.
Để thực hành kĩ năng hợp tác trong các môn học, giáo viên cần nắm vững và
giúp học sinh hiểu và nắm được một số kĩ thuật trong dạy học như: Kĩ thuật chia
nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật
đọc hợp tác, kĩ thuật trình bày 1 phút, kĩ thuật hoàn tất nhiệm vụ… Các kĩ thuật này
giúp giáo viên và học sinh tổ chức thực hiện hoạt động nhóm thuận lợi và hiệu quả.
Trong q trình dạy học, tơi thường tổ chức các hình thức làm việc nhóm sau:
a. Nhóm đơi:
Nhóm đơi là hình thức được áp dụng thường xuyên nhất trong các hoạt động
nhóm. Đó là sự hợp tác cùng làm việc của hai học sinh để khám phá, giải quyết, vận
dụng các vấn đề theo yêu cầu học tập. Đây là hình thức dễ tổ chức, dễ thực hiện và tiết
kiệm được thời gian. Hình thức này phát huy được tính tích cực của học sinh. Mỗi học
sinh đều phải tham gia vào hoạt động chung: được thể hiện năng lực của bản thân,
được trực tiếp chia sẻ, giúp đỡ bạn (hoặc u cầu bạn giúp đỡ). Qua hoạt động nhóm
đơi, các con được tự mình suy nghĩ, trao đổi với bạn, báo cáo kết quả làm việc. Vì thế
mà mỗi học sinh được rèn kĩ năng giao tiếp, đặc biệt là kĩ năng diễn đạt bằng lời.
Tùy từng nội dung bài mà có thể chia và ghép nhóm đơi khác nhau:
+ Nhóm cùng bàn
+ Nhóm theo số đếm
+ Nhóm theo biểu tượng
+ Nhóm theo sở thích
+ Nhóm theo trình độ
+ Nhóm tương trợ
Làm việc nhóm đơi thường được tiến hành qua 4 bước:
+ Ghép nhóm đơi
+ Giao nhiệm vụ


9/16

+ Nhóm đơi làm việc
+ Báo cáo kết quả trước lớp
+ Tổng kết vấn đề, nhận xét kết quả làm việc
Làm việc nhóm đơi thường được vận dụng qua các dạng bài tập:
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.
- Đọc tài liệu (xem tư liệu, hình ảnh) và trả lời câu hỏi.
- Thực hành làm sản phẩm….
Quá trình trao đổi, thực hành cùng bạn trong hợp tác nhóm đơi làm tăng khả
năng khám phá và phát triển các thao tác tư duy trong quá trình nhận thức của học
sinh. Đồng thời hai học sinh cùng có trách nhiệm với kết quả làm việc của nhóm, giúp
đỡ, động viên nhau cùng tiến bộ.
Ví dụ về hình thức hợp tác nhóm đơi: Bài tập 2 tiết: Ôn tập và kiểm tra giữa kỳ
II môn Tiếng Việt (Sách Tiếng Việt 3 tập 2 trang 74).
Sau khi nhận yêu cầu và cùng nhau thảo luận nhóm đơi, đa số các nhóm đơi đều
có thể báo cáo kết quả như sau:
Học sinh A: Tác giả đã nhân hóa làn gió bằng những từ ngữ nào?
Học sinh B: Tác giả nhân hóa làn gió bằng từ: mồ cơi, tìm, ngồi
Học sinh A: Biện pháp nhân hóa giúp bạn hình dung như thế nào về làn gió đó?
Học sinh B: Làn gió giống như một bạn nhỏ mồ cơi, cơ đơn, khơng có bạn bè.
Bạn có đồng ý với ý kiến của tớ không?
Đổi vai:
Học sinh B: Tác giả nhân hóa sợi nắng bằng những từ ngữ nào?
Học sinh A: Đó là các từ: gầy, run run, ngã.
Học sinh B: Những từ ngữ đó khiến bạn nghĩ đến ai?
Học sinh A: Tớ nghĩ đến những người tàn tật, khó khăn trong xã hội. Bạn có
đồng ý với tớ không?
Như vậy, hai học sinh đã hợp tác với nhau để giải quyết được yêu cầu của bài
tập, học sinh này bổ sung góp ý cho học sinh kia để đem lại một kết quả làm việc
chung. Kiến thức được các con trao đổi ít nhất là hai lần: một lần trong khi thảo luận,

một lần khi báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, thêm ít nhất một lần kết luận của giáo
viên sẽ giúp các con nắm bài rõ hơn, kĩ hơn, ghi nhớ lâu hơn. Hình thức hợp tác trong
nhóm đơi được học sinh lớp 3A5 thực hiện tương đối tốt. Sau một thời gian tổ chức
hoạt động nhóm đơi thường xun, các con đã chủ động nhận nhiệm vụ, thảo luận, báo
cáo, rút kinh nghiệm sau hoạt động. Những học sinh nhút nhát, chậm chạp cũng tham
gia làm việc nhóm đơi tích cực.
b. Nhóm ba, nhóm bốn:
Nhóm ba, nhóm bốn là hình thức tổ chức dạy học có thể sử dụng thường xun
trong các mơn học, các giờ học. Làm việc nhóm ba, nhóm bốn được tổ chức khi yêu


10/16
cầu học tập cần sự chung tay, góp sức của nhóm học sinh để đưa ra ý kiến, tổng hợp ý
kiến, bàn bạc thống nhất.
Để ghép nhóm, có nhiều cách khác nhau:
- Nhóm 2 bàn liền kề
- Nhóm theo sở thích
- Nhóm tương trợ, giúp đỡ nhau
- Nhóm theo trình độ
- Nhóm theo số đếm….
Trong các hình thức đó, tơi thường ghép nhóm 2 bàn liền kề để tiết kiệm thời
gian di chuyển và làm quen nhóm.
Khi tổ chức cho học sinh hợp tác làm việc theo nhóm ba, nhóm bốn thì vai trị
của mỗi thành viên trong nhóm được xác định rõ ràng, khơng bình đẳng như trong
nhóm đơi. Ở đây, xuất hiện vai trị của nhóm trưởng là người nhận nhiệm vụ, đặt câu
hỏi, tổng hợp ý kiến của các bạn và báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.
Làm việc theo nhóm ba, nhóm bốn thường thực hiện theo các bước:
+ Chia nhóm
+ Cử nhóm trưởng
+ Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh từng nhóm nhận nhiệm vụ

+ Nhóm trưởng và các thành viên làm việc nhóm
+ Báo cáo kết quả làm việc nhóm trước lớp
+ Tổng kết vấn đề, nhận xét kết quả làm việc của nhóm.
Trong q trình tổ chức nhóm, làm việc nhóm, học sinh được cùng học, cùng
khám phá, cùng tư duy để có kết quả làm việc chung. Các thành viên nhóm được hoạt
động tích cực, tham gia trực tiếp vào hoạt động chung, được các bạn giúp đỡ lúc gặp
khó khăn, được giúp đỡ các bạn nếu gặp vấn đề thuộc sở trường của mình. Trong
nhóm, các con được rèn tính mạnh dạn, tự tin và phát triển khả năng ngôn ngữ.
Tuy nhiên, vì học sinh lớp 3 cịn nhỏ nên giáo viên cần gợi ý, giúp đỡ học sinh,
nhất là việc chọn cử nhóm trưởng để em nào cũng được thể hiện khả năng của bản
thân và phát huy sở trường theo nhiệm vụ và vai trò khác nhau. Những học sinh nhút
nhát, chưa mạnh dạn được trải nghiệm qua một số hoạt động và tập làm quen, tập vượt
qua sự tự ti để phát huy tính tích cực của mình trong vai trị nhóm trưởng và thành viên
của nhóm.
Hình thức tổ chức nhóm ba, nhóm bốn có hiệu quả trong các dạng bài tập, yêu cầu:
+ Đọc phân vai
+ Kể chuyện phân vai
+ Thảo luận giải quyết tình huống
+ Trò chơi tiếp sức
+ Liệt kê, hệ thống kiến thức
+ Đóng tiểu phẩm….
Ví dụ: Trong bài đạo đức: “Tơn trọng khách nước ngoài”
Bài tập 1 yêu cầu: Đặt tên cho mỗi tranh, ảnh


11/16
Tơi chia lớp thành các nhóm 4, mỗi nhóm đặt tên cho một tranh hoặc ảnh. Sau
khi các nhóm thảo luận sẽ có một hoặc vài cái tên cho bức tranh hoặc bức ảnh của
nhóm mình. Nhóm trưởng của mỗi nhóm sẽ đặt câu hỏi hoặc nêu yêu cầu:
- Tranh vẽ (ảnh chụp) cảnh gì?

- Người nước ngồi trong tranh (ảnh) đang làm gì?
- Thái độ của người nước ngồi và các bạn nhỏ như thế nào?
- Bạn đặt tên tranh (ảnh) là gì?
Sau khi các nhóm nêu kết quả làm việc nhóm, cả lớp sẽ bình chọn tên tranh
(ảnh) nào đúng và hay nhất.
Như vậy, học sinh đã hợp tác trong nhóm để có một kết quả làm việc chung.
Qua hoạt động nhóm, khả năng của nhóm trưởng và các thành viên nhóm được bộc lộ.
Kĩ năng hợp tác cũng được thể hiện rất rõ và cụ thể.
c. Nhóm năm, nhóm sáu:
Bên cạnh việc tổ chức nhóm nhỏ, thỉnh thoảng tơi cũng tổ chức làm việc nhóm
năm, nhóm sáu hoặc có khi nhóm bảy, nhóm tám. Đó là khi yêu cầu học tập cần huy động
sức làm việc, tư duy, đóng góp của nhiều học sinh, những vấn đề cần được đưa ra nhiều ý
kiến để bàn bạc và thống nhất. Trong nhóm năm, nhóm sáu xuất hiện vai trị của:
+ Nhóm trưởng
+ Thư kí nhóm
+ Báo cáo viên
+ Các thành viên
Vì vậy, yêu cầu hợp tác của mỗi thành viên nhóm phải cao mới cho hiệu quả
làm việc nhóm cao. Mỗi thành viên nhóm có một vai trị khác nhau:
- Nhóm trưởng: Tổ chức điều hành nhóm hoạt động
- Thư ký: Ghi chép tổng hợp ý kiến
- Báo cáo viên: Báo cáo kết quả làm việc, giải thích và trả lời thắc mắc.
- Các thành viên: Trao đổi, đóng góp ý kiến.
Tổ chức nhóm càng lớn thì hiệu quả càng phụ thuộc vào kĩ năng hợp tác của
học sinh vì mỗi cá nhân trong nhóm đều phải thực hiện quy tắc chung: tơn trọng phân
cơng của nhóm trưởng, ghi chép đầy đủ, trung thực, báo cáo rõ ràng đầy đủ, tôn trọng
các bạn, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động. Trong đó, nhóm trưởng, thư kí nhóm, báo
cáo viên thể hiện rõ năng lực làm việc của cá nhân.
Đối với học sinh lớp 3, làm được những điều đó là một việc khó. Thế nên, vai
trị của giáo viên trong việc hỗ trợ hoạt động nhóm là rất quan trọng. Cần giúp đỡ các

con từ việc chọn cử nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên đến việc tổ chức làm việc nhóm
rồi báo cáo, đánh giá. Cần ln nhấn mạnh sự hợp tác làm việc và xây dựng mơ hình
hoạt động nhóm để học sinh cả lớp học tập, làm theo.
Ví dụ: Khi dạy bài: Phịng cháy khi ở nhà – TNXH 3.
Với yêu cầu: Nêu các biện pháp phịng cháy khi ở nhà. Tơi tổ chức cho học
sinh thảo luận nhóm 6 và áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn: Ghi ý kiến vào bảng nhóm.


12/16
Tơi hướng dẫn học sinh hợp tác trong nhóm như sau:
- Chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên
- Các nhóm nhận nhiệm vụ
- Nhóm trưởng phân cơng khu vực ghi ý kiến cho mỗi bạn trong nhóm
- Các thành viên trong nhóm ghi ý kiến của mình vào bảng nhóm
- Thư kí nhóm đọc các ý kiến để cả nhóm nhận xét, để lại các ý kiến cả nhóm
nhất trí, gạch đi các ý trùng lặp, các ý sai.
- Báo cáo viên sắp xếp các ý, trình bày trước lớp những biện pháp phòng cháy.
- Giáo viên tổng hợp ý kiến, nêu kết luận chung.
- Nhận xét hiệu quả làm việc nhóm, tuyên dương các nhóm làm tốt. Nhấn mạnh
vai trị của hợp tác để cơng việc đạt hiệu quả.
Như vậy, việc tổ chức nhóm học tập là điều kiện để giáo dục và rèn kĩ năng hợp
tác. Ngược lại, học sinh được rèn kĩ năng hợp tác, có kĩ năng hợp tác thì nhóm học tập
đạt kết quả cao. Qua đó, năng lực cá nhân của mỗi học sinh được bộc lộ và phát triển.
Các con tích cực, chủ động trong làm việc nhóm tức là có kĩ năng hợp tác.
Để tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, giáo viên cần quan sát, theo dõi hoạt
động của các nhóm, gợi mở, trợ giúp khi các con gặp khó khăn, động viên sự cố gắng,
nỗ lực của các con và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp ở lần sau.
Thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 3, tơi thấy: tổ chức làm việc nhóm năm,
nhóm sáu (hoặc các nhóm lớn hơn) gặp rất nhiều khó khăn. Đầu năm học, giáo viên
cần kiên trì hướng dẫn cụ thể cách làm việc, cách ghi chép, cách báo cáo, cách rút kinh

nghiệm và cần xây dựng những mô hình làm việc nhóm phù hợp với từng mơn học,
từng dạng bài để học sinh làm quen và thực hành. Giáo viên nên đến từng nhóm để
hướng dẫn, giúp đỡ, cổ vũ các con cố gắng. Sau hoạt động nhóm, cần hướng dẫn các
con lắng nghe ý kiến của nhóm bạn, nhận xét nhóm bạn để cùng rút ra kết luận chung.
Đồng thời góp ý cho nhóm bạn, rút kinh nghiệm cho nhóm của mình trong lần làm
việc nhóm sau. Dần dần, các con hình thành những thói quen tốt trong hợp tác nhóm.
2.2. Rèn kĩ năng hợp tác trong các giờ sinh hoạt lớp và hoạt động tập thể:
Ngoài nhiệm vụ học tập qua các môn học, học sinh lớp 3 còn được tham gia
vào các hoạt động hỗ trợ học tập và vui chơi trong giờ sinh hoạt lớp và hoạt động tập
thể. Đây cũng là môi trường để rèn kĩ năng hợp tác và ý thức sinh hoạt trong tập thể,
trong cộng đồng cho các con. Trong giờ sinh hoạt lớp các con được tự đánh giá, nhận
xét, sinh hoạt theo chủ điểm, văn nghệ, trò chơi. Còn trong tiết hoạt động tập thể, các
con được đọc sách báo, tham gia hoạt động hỗ trợ học tập, mở rộng kiến thức, múa
hát, trò chơi, vẽ tranh…. Tất cả các hoạt động chung ấy đều đòi hỏi sự hợp tác và kĩ
năng hợp tác. Có một điều kiện thuận lợi để rèn kĩ năng hợp tác trong sinh hoạt tập thể
là thời gian làm việc chung không bị gị bó, hạn chế như trong giờ học chính khóa. Ở
đây, các con có thể phát huy sở trường, năng khiếu hoặc thể hiện cả những hạn chế của
mình mà không lo bị đánh giá bằng điểm số, bằng nhận xét. Tuy nhiên, sự cạnh tranh,
thi đua để được các bạn và cô giáo khen ngợi lại rõ ràng hơn. Hoạt động nhóm nhiều
học sinh cũng được tổ chức nhiều hơn, phong phú, đa dạng hơn:
+ Tập và biểu diễn các tiết mục văn nghệ, làm báo tường.
+ Làm chung các sản phẩm: Vẽ tranh cổ động, làm bưu thiếp, gói quà tặng, làm
đồ chơi...


13/16
+ Lao động tổng vệ sinh lớp học, chăm sóc bồn cây, khiêng bàn ghế …
+ Làm kế hoạch nhỏ: Thu nhặt phế liệu.
+ Tham gia các cuộc thi do Liên đội, nhà trường, Đồn thanh niên xã hay
Phịng Giáo dục tổ chức.

+ Quyên góp, ủng hộ và tham gia hoạt động nhân đạo.
+ Tham gia các hoạt động của địa phương: Lễ hội truyền thống, trồng cây, làm
vệ sinh bảo vệ mơi trường, chăm sóc nghĩa trang các anh hùng liệt sĩ…
Tất cả các hoạt động trên đều phát huy được tính tích cực và kĩ năng hợp tác
của mỗi học sinh. Các con đều hăng hái tham gia, học sinh nào không hợp tác cùng
các bạn sẽ cảm thấy mình bị tách rời tập thể, bị ngại ngùng trước kết quả hoạt động
chung của nhóm, tổ, tập thể lớp. Sự hợp tác tạo nên khơng khí vui vẻ, đồn kết, giúp
đỡ, chia sẻ và thi đua tích cực.
Một thực tế rất phổ biến ở các trường Tiểu học là: lâu nay, tiết sinh hoạt lớp và
sinh hoạt tập thể luôn bị coi nhẹ. Thường thường, giáo viên chỉ làm qua loa, nhanh
chóng tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt tập thể để giành thời gian cho việc ôn tập các mơn
văn hố như: Tốn, Tiếng Việt… Sinh hoạt lớp chỉ đơn giản là nhận xét tuần trước,
nhắc nhở và lưu ý cho tuần sau nên thường tạo ra khơng khí căng thẳng, tẻ nhạt.
Xác định được vai trị của giờ sinh hoạt lớp và sinh hoạt tập thể, tôi đã thực sự
chú trọng, đầu tư thời gian và tâm huyết cho nội dung các tiết học này. Mỗi tháng một
chủ điểm khác nhau, có thể xây dựng nhiều hoạt động chung để các con cùng tìm hiểu,
cùng chia sẻ, cùng thể hiện hiểu biết, năng khiếu của mình. Các con cịn có thể chơi
những trị chơi vui, khoẻ sau những giờ học căng thẳng. Vì thế, học sinh rất mong chờ
các tiết sinh hoạt cuối tuần và tham gia vào các hoạt động theo chủ điểm rất tích cực.
Kĩ năng hợp tác qua đó cũng được rèn luyện rất hiệu quả. Điều tôi tâm đắc nhất khi tổ
chức các hoạt động chung trong giờ sinh hoạt là các con tiến bộ rõ rệt về sự tự tin, tự
nhiên trong giao tiếp, diễn đạt bằng lời. Trước đây, vấn đề đó là hạn chế dễ nhận thấy
của học sinh vùng ngoại thành. Qua hoạt động chung, sự chia sẻ, cảm thơng, gần gũi
giữa cơ và trị, giữa trị và trò cũng được thể hiện rất rõ nét.
2.3 Rèn kĩ năng hợp tác qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Trong các nhà trường nói chung, trường Tiểu học nói riêng cịn có nhiều hoạt
động ngồi giờ lên lớp như:
+ Hoạt động tự quản trước giờ học bao gồm: xếp hàng, kiểm tra vệ sinh, trang
phục, truy bài….
+ Thể dục giữa giờ

+ Chào cờ đầu tuần
+ Mít tinh nhân các ngày lễ lớn
+ Hoạt động ngoại khóa thường kì
+ Giao lưu, gặp gỡ
+ Tham quan, du lịch….
Các hoạt động này cần sự tham gia tích cực của các học sinh nên việc nhấn
mạnh tác dụng của hợp tác và những việc cần làm thể hiện sự hợp tác là rất quan
trọng. Tơi thường xun nhắc nhở học trị cần tham gia các hoạt động chung của lớp,
của trường bằng ý thức tôn trọng tập thể và hợp tác với các bạn. Học sinh lớp 3 còn
nhỏ, tập trung chưa cao, lại ham chơi, ham vui nên thường không cố gắng và tự giác


14/16
trong các hoạt động chung. Vì vậy, tơi ln chú ý để các con tham gia đầy đủ các hoạt
động ngoại khóa, theo dõi, đánh giá và nhắc nhở các con, biểu dương thành tích mà
các con đạt được để động viên các con tiếp tục cố gắng. Giúp học sinh biết hợp tác với
bạn bè trong tổ, trong lớp, trong trường thì mới xây dựng được nếp tự quản và khi xây
dựng được nếp tự quản thì các hoạt động trong giờ học, ngoài giờ học và kĩ năng hợp
tác càng có điều kiện để đạt được hiệu quả cao.
2.4 Rèn kĩ năng hợp tác ở nhà:
Để học sinh biết hợp tác với mọi người xung quanh và luôn có ý thức hợp tác,
sẵn sàng hợp tác, tơi cũng áp dụng một số biện pháp để rèn các con ở gia đình. Đầu
năm học, trong buổi họp phụ huynh, tôi thống nhất với cha mẹ học sinh quan điểm
giáo dục con cái, các biện pháp kết hợp giữa gia đình và nhà trường giúp con tiến bộ,
trong đó có việc cùng giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh. Tôi đề nghị các bậc phụ
huynh cho các con tham gia lao động tự phục vụ bản thân và những cơng việc chung
trong gia đình theo khả năng của con, khơng vì thương con, chiều con mà làm thay,
làm hộ con mọi việc. Các con cần được cùng mọi người làm những công việc chung
để nhận rõ về quyền, bổn phận của mình và hợp tác với các thành viên trong gia đình.
Qua đó, góp phần phát triển tồn diện và xây dựng ý thức hợp tác ở lớp cũng như ở

nhà cho mỗi học sinh.

Đa số cha mẹ học sinh đều phối hợp cùng giáo viên tạo điều kiện cho con
thực hành hợp tác với mọi người trong gia đình, khen các con có ý thức, tiến bộ.
Nhiều phụ huynh còn gặp trực tiếp giáo viên hoặc gọi điện thoại, nhắn tin để
trao đổi thêm khi gặp các vấn đề khó giải quyết.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Sau thời gian thực hiện các biện pháp: “Tổ chức các hoạt động để rèn kĩ năng
hợp tác cho học sinh lớp 3”. Tôi tự đánh giá kết quả như sau:
- Về nhận thức:
Đa phần các con đều hiểu: Thế nào là hợp tác? Hợp tác mang lại lợi ích thiết
thực cho bản thân và tập thể. Cần hợp tác với những người xung quanh để tạo ra sức
mạnh và điều kiện để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong đời sống, đem lại kết
quả tốt đẹp cho công việc chung.
- Về ý thức:
Đa số các con đều có ý thức hợp tác, sẵn sàng hợp tác, chia sẻ công việc chung
với bạn bè và mọi người xung quanh. Các con đã cố gắng, tích cực tham gia cơng việc
chung, biết phục tùng sự phân cơng và nỗ lực hồn thành nhiệm vụ theo khả năng của
từng học sinh. Trong khi cùng làm việc, cùng học tập, các con đã biết giúp đỡ bạn gặp
khó khăn, một số học sinh đã mạnh dạn nhận phần việc khó về phần mình. Các con
cũng biết chịu trách nhiệm về kết quả làm việc chung và khắc phục những khuyết
điểm khi kết quả hoạt động chưa tốt.
- Về kĩ năng:
Tuy học sinh lớp 3 còn nhỏ nhưng đã biết thể hiện kĩ năng hợp tác ở mức độ
tương đối rõ ràng. Các con biết tập hợp nhóm theo yêu cầu của giáo viên, của ban cán
sự lớp. Các con biết chọn, cử nhóm trưởng, nắm được cách làm việc theo từng hình
thức nhóm. Các con biết phát biểu, ghi chép, diễn đạt nội dung thảo luận, biết cùng



15/16
làm với các bạn và nhận phần việc cho riêng mình. Đặc biệt, có nhiều học sinh biết từ
chối hợp tác làm việc sai, việc xấu như: rủ bạn cùng đánh nhau, hái trộm quả, quay
cóp bài trong giờ kiểm tra…
Với bài tập kiểm tra kĩ năng hợp tác trong nhóm thực hiện cuối tháng 3 năm
2021, tơi u cầu: Sưu tầm tranh ảnh động vật, trưng bày, giới thiệu theo nhóm.
Tơi giao nhiệm vụ cho 4 nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Giới thiệu về cơn trùng
+ Nhóm 2: Giới thiệu về cá, cua, tơm
+ Nhóm 3: Giới thiệu về chim
+ Nhóm 4: Giới thiệu về thú
Kết quả làm việc nhóm là 4 nhóm có sản phẩm trưng bày tương đối khoa học,
đẹp mắt. Các nhóm giới thiệu ảnh sưu tầm được, liên hệ với kiến thức đã học: nêu
được đặc điểm, ích lợi của từng loại động vật, cách chăm sóc, bảo vệ vật ni cũng
như động vật trong thiên nhiên.
Tơi đánh giá kết quả làm việc nhóm của 36 học sinh lớp 3A5 như sau:
Nội dung công việc Bàn bạc, thỏa thuận
Thực hiện
Rút kinh nghiệm
Đánh giá
SL
%
SL
%
SL
%
Trước khi thực hiện đề tài
6hs
16,7
5hs

13,9
8 hs
22,2
Sau khi thực hiện đề tài
32 hs
88,9
31 hs 86,1
35 hs
97,2
Chuyển biến tăng
26 hs
72,2
26 hs 72,2
27 hs
75
Học sinh lớp 3A5 tôi chủ nhiệm đã tham gia tương đối tích cực vào các hoạt
động trong và ngồi giờ học. Nhờ có ý thức và kĩ năng hợp tác, tập thể lớp 3A5 đã đạt
được những thành tích tốt:
- Lớp luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua do nhà trường, Liên đội tổ
chức. Lớp thường xuyên nhận cờ thi đua nhất tuần, nhất tháng của Liên đội.
- Lớp đạt nhất thi văn nghệ, giải ba trang trí lớp.
- Lớp có nhiều giờ học tốt.
- Lớp dẫn đầu trong các đợt quyên góp ủng hộ các bạn nhỏ vùng sâu, vùng xa
và đồng bào bị bão lụt, nạn nhân chất độc da cam.
- Đặc biệt, mỗi giờ học đều có nhiều hoạt động chung, trong đó, học sinh tham
gia tích cực, chủ động tạo nên khơng khí sơi nổi, hào hứng cho hoạt động dạy và học.
Như vậy, những biện pháp mà tơi đã áp dụng trong q trình giáo dục và rèn kĩ
năng cho học sinh lớp 3A5 ở Trường Tiểu học Tân Lập bước đầu cho kết quả tốt. Biện
pháp được Ban giám hiệu nhà trường và tổ chun mơn đánh giá cao, có thể tiếp tục
áp dụng vào những năm học tiếp theo.



16/16
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng các biện pháp “Tổ chức các hoạt động để
rèn kĩ năng hợp tác cho học sinh lớp 3”, tôi rút ra bài học kinh nghiệm:
- Để thực hiện mục tiêu giáo dục: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định
mình và học để cùng chung sống, để hưởng ứng phong trào thi đua: “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”, cần giáo dục và rèn cho học sinh kĩ năng sống,
trong đó có kĩ năng hợp tác.
- Cần tổ chức các hoạt động để học sinh nắm được: Thế nào là hợp tác? Vì sao
cần hợp tác? Nên làm gì khi hợp tác với bạn bè, thầy cô, mọi người xung quanh?
- Rèn kĩ năng hợp tác cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng,
cần quá trình lâu dài, thường xun, tích cực trong các hoạt động trong và ngoài giờ
lên lớp.
- Để rèn kĩ năng hợp tác thành công, giáo viên cần nghiên cứu để có hình thức
tổ chức hoạt động phù hợp với học sinh, theo dõi sát sao, giúp đỡ hỗ trợ và động viên,
khen ngợi kịp thời.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp cần đầu tư thời gian và điều kiện để tổ chức tốt các
tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Cần hợp tác với Ban giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội và cha mẹ học
sinh để giúp các con rèn kĩ năng hợp tác hiệu quả.
2. Khuyến nghị:
Để giúp giáo viên dạy và rèn kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả, tơi đề nghị
Ban giám hiệu nhà trường bổ sung thêm sách, báo, tài liệu về giáo dục kĩ năng sống để
giáo viên chúng tôi học tập, tham khảo thêm.
Đề nghị nhà trường tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất thuận tiện cho việc
tổ chức các hình thức dạy học theo nhóm.

Đề nghị nhà trường và liên đội tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa để
học sinh tham gia và có cơ hội hợp tác hoạt động.
Trên đây là những nghiên cứu và biện pháp mà tơi đã thực hiện trong q trình
giảng dạy và giáo dục học sinh. Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý, nhận xét, xây
dựng của lãnh đạo nhà trường và các đồng chí, đồng nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!


Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Hải Chiều


PHỤ LỤC
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
Tác giả: Nguyễn Thị Mĩ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2010.
2. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học
Nhiều tác giả
NXB Giáo dục Việt Nam - 2010
3. Bài tập thực hành kĩ năng sống 3
Tác giả: Lưu Thu Thủy, Trần Thị Thái Hà, Đào Văn Vi
NXB Đại học sư phạm - 2013

4. Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Tác giả: Đỗ Quốc Anh
NXB Giáo dục Việt Nam - 2010
5. Giáo dục ứng xử tâm lí tuổi học đường
Tác giả: Nguyễn Cơng Khanh
NXB Thanh Niên - 2007



×