Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cơn đau trong bệnh zona potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.54 KB, 3 trang )

Cơn đau trong bệnh zona

Bệnh Zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ngoài 50 thì tỉ lệ gặp nhiều hơn. Bệnh tuy
không gây nguy hiểm nhưng cơn đau của nó luôn là nỗi sợ hãi của người bệnh.
Bệnh Zona còn được gọi là bệnh giời leo và do virút Varicella Zonster gây ra (VZV).
Triệu chứng của bệnh
Hàng năm tỉ lệ người mắc bệnh Zona lên tới 1,5 - 3,0%. VZV xâm nhập vào dây thần
kinh và hạch giao cảm, chúng nhân lên ở hạch rễ sau và gây viêm cấp tính. Đồng thời gây
nên sung huyết và thậm chí gây hoại tử. Virút lan đi dọc theo rễ dây thần kinh cảm giác
ngoại vi làm tổn thương bao Myelin gây tăng nhạy cảm ngoại vi và làm cho đau đớn, rát
bỏng khủng khiếp. Cơn đau và rát bỏng dọc theo đường đi của giây thần kinh cảm giác
đó chi phối.
Mụn nước mọc lên từng chùm, sát vào nhau, tạo thành
mảng trong bệnh Zona

Bệnh Zona trước khi toàn phát thường không thấy những biểu hiện đặc hiệu nào báo
trước. Tuy vậy, bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng tương đối giống với một số bệnh
nhiễm trùng hay gặp là nhiễm trùng đường hô hấp trên như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức
khắp người. Tiếp đến là triệu chứng đau, rát, nhức nhối như kim châm hoặc kiến cắn, đôi
khi đau dữ dội và rát bỏng, ngứa rất khó chị.
Đồng thời, vùng da này tăng nhạy cảm cho nên mỗi khi sờ vào đó người bệnh thấy đau,
rát tăng lên rõ rệt. Đau có thể liên lục hoặc gián đoạn, đôi khi cơn đau khủng khiếp làm
cho người bệnh phát khóc.
Sau một vài ngày tại vùng da này xuất hiện một mảng dát màu hồng đỏ rồi xuất hiện các
mụn nước. Mụn nước mọc lên từng chùm, sát vào nhau, tạo thành mảng hoặc có liên kết
với nhau. Có trường hợp trên một mảng da chỉ có một chùm nhưng thường là nhiều chùm
mụn nước. Một số trường hợp các mụn nước mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác làm
lan đầy một vùng da. Ngoài các triệu chứng sốt, đau, rát bỏng, ngứa ở vùng da bị Zona
thì nổi hạch ở vùng lân cận sát với vị trí bị Zona, đặc biệt là Zona ở vùng đầu, mặt, cổ và
liên sườn. Nếu bị Zona ở vùng bả vai hoặc cổ thì hạch vùng nách bên phía bả vai bị bệnh
sẽ bị sưng và đau. Nếu Zona xuất hiện ở đùi hoặc cẳng chân thì có thể hạch ở vùng bẹn


cùng bên chân bị bệnh sưng to, đau. Sự xuất hiện bệnh Zona trên một cơ thể NCT có thể
gặp ở mắt (Zona mắt), đầu, mặt, ở cánh tay, cổ, lưng, ngực, chân. Bệnh thường chỉ xảy ra
một bên của cơ thể do chúng gây tổn thương các rễ thần kinh (một bên lưng, một bên
ngực, một bên mắt).
Khi bị Zona thì sau khoảng từ 2 - 4 tuần lễ, các mụn nước khô, bong vảy và tự khỏi (nếu
không có bội nhiễm hoặc không có biến chứng). Nếu bị bội nhiễm, người bệnh có thể bị
sốt lại và sốt cao hơn, vùng da bị Zona bị mưng mủ và có thể làm lây lan ra nhiều vùng
da khác và cũng rất dễ gây nhiễm trùng máu.
Bệnh Zona không nguy hiểm đến tính mạng, tuy vậy nếu bị Zona ở mắt thì phải hết sức
thận trọng, đặc biệt là gây đau dữ dội và rát bỏng. Zona mắt có thể gây viêm, loét giác
mạc, hậu quả để lại là sẹo giác mạc ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn và có thể gây mù lòa.
Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh Zona đối với NCT là gây đau nhức, rát bỏng vùng
da bị Zona hàng tuần, hàng tháng, có khi kéo dài cả năm mặc dù vùng da đó đã khỏi hoàn
toàn. Chính vì vậy sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, rối loạn giấc ngủ kéo dài và
làm xuất hiện nhiều bệnh khác cho NCT. Tỉ lệ biến chứng đau nhức vùng da sau khi bị
Zona ở NCT chiếm khoảng 1/3 số người bị bệnh. Chính sự đau nhức kéo dài ở vùng da bị
Zona là do tổn thương các rễ thần kinh nên người ta gọi là Zona thần kinh.
Sau khi khỏi bệnh Zona thì VZV sẽ khu trú vào thần kinh, nằm ở sừng sau của tủy sống.
Chúng thường nằm im ở đó tương tự như dạng “ngủ đông”, khi gặp điều kiện thuận lợi
thì chúng lại trỗi dậy và tiếp tục gây bệnh Zona ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Chính vì lẽ
đó mà đa số NCT bị bệnh Zona có thể là do trong quá trình sống đã một lần bị loại VZV
tấn công (gây bệnh), chẳng hạn lúc còn nhỏ đã bị bệnh thủy đậu.
Xử trí việc đau, rát như thế nào?
NCT khi nghi bị bệnh Zona cần đi khám bệnh ngay không nên chần chừ. Nơi khám tốt
nhất là chuyên khoa da liễu. Cần khám càng sớm càng tốt để được điều trị sớm sẽ rất có
lợi cho người bệnh vì sẽ làm giảm thời gian bị bệnh. Trọng tâm của việc điều trị bệnh
Zona là giảm đau và ức chế sự phát triển của virút. Một số nhà chuyên môn khuyến cáo
nên dùng phối hợp thuốc ức chế virút (acyclovir) với thuốc giảm đau (paracetamol,
neurontin), kết hợp với amitriptilin (giảm lo âu, tác dụng an thần) và một số sinh tố như
vitamin B1, B6, B12. Phối hợp thuốc sẽ làm hạn chế sự phát triển của virút, qua đó hạn

chế sự tấn công của chúng vào thần kinh và đặc biệt làm giảm các cơn đau cho người
bệnh, đồng thời làm cho người bệnh ngủ tốt hơn. Ngủ tốt hơn cũng đồng nghĩa với việc
làm giảm cơn đau, tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh.
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU
LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC
Người bệnh bị Zona không được tự động hoặc nghe theo sự mách bả
o
của người khác mà tự mua thuốc để điều trị. Người bệnh cũng tuyệ
t
đối không dùng kháng sinh để điều trị bệnh cho mình vì bất kỳ loại
kháng sinh nào cũng không có tác dụng diệt virút, trừ khi có chỉ đị
nh
của bác sĩ (tức là bệnh đã bị bội nhiễm). Cần vệ sinh da vùng bị bệ
nh
và dùng các loại thuốc sát khuẩn mà bác sĩ kê đơn nhằm mục đích
không để vùng da bị bệnh bội nhiễm vi khuẩn. Người bệnh c
ũng
không nên quá lo lắng và cần có quyết tâm để điều trị bệ
nh chóng
khỏi. Cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để tăng cường
sức đề kháng chống lại virút gây bệnh.

×