Tải bản đầy đủ (.docx) (213 trang)

1. La_Mach-Tran-Huy_Cap Truong.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 213 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CỐT LÕI
CỦA HỆ THỐNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC:
NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đồng Nai, năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

MẠCH TRẦN HUY
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CỐT LÕI
CỦA HỆ THỐNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC:
NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI
TS. NGUYỄN VĂN TÂN

Đồng Nai, năm 2022



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh với tên đề tài “các yếu
tố ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi của trường đại học tư thục: nghiên cứu tại thành
phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi với sự hướng dẫn của cả
hai giảng viên hướng dẫn là GS.TS Nguyễn Trọng Hoài và TS. Nguyễn Văn Tân.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đồng Nai, ngày 25 tháng 11 năm 2022
NCS. Mạch Trần Huy


ii

LỜI CẢM ƠN
Trải qua suốt thời gian học tập tại Trường Đại Học Lạc Hồng và quá trình
nghiên cứu đề tài này, cá nhân tôi luôn nỗ lực và luôn cố gắng học hỏi cho bản
thân thì cịn có sự đóng góp rất lớn từ phía Nhà trường trong việc truyền đạt kiến
thức, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân tôi trong suốt thời gian học tập cũng như
nghiên cứu. Với việc hỗ trợ và tạo điều kiện như trên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến:
Tất cả các Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn một cách nhiệt
tình, đã truyền đạt kiến thức sâu rộng theo hướng tốt nhất trong suốt q trình tơi
học tập ở Trường Đại Học Lạc Hồng.
Tất cả các Thầy, Cô là các cán bộ của Khoa đào tạo Sau đại học đã tạo điều
kiện thuận lợi về thời gian, trang thiết bị học tập cùng môi trường học tập tốt.
Xin cảm ơn các Thầy, Cô và các cán bộ quản lý đang công tác tại các trường
Đại học Tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện về thời gian cũng
như điều kiện làm việc để tôi cập nhật thông tin, số liệu, khảo sát và viết bài trong

thời gian làm luận án.
Đặc biệt, tôi rất trân trọng và cảm ơn GS.TS Nguyễn Trọng Hồi và
TS. Nguyễn Văn Tân đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận án này.
Cuối cùng, tơi gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình, là những người ln ủng hộ tôi và kịp thời động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để tơi hồn thành được cơng trình nghiên
cứu này.
Xin chân thành cảm ơn,
NCS. Mạch Trần Huy


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT..........................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................xi
TĨM TẮT.......................................................................................................................xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài luận án............................................................................................1
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn.....................................................................................................1
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết.....................................................................................................5
1.1.3 Đánh giá chung bối cảnh thực tiễn và bối cảnh lý thuyết........................................7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................9
1.3 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................10
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................10
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................10

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................11
Về nội dung........................................................................................................11
Về không gian và thời gian................................................................................11
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án................................................................11
1.5.1 Ý nghĩa khoa học của luận án................................................................................11
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án.................................................................................12
1.6 Kết cấu của luận án...................................................................................................12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU............................14
2.1 Tổng quan các khái niệm về năng lực.......................................................................14
2.1.1 Năng lực cốt lõi của tổ chức...................................................................................14
2.1.1.1 Khái niệm năng lực cốt lõi của tổ chức...............................................................14
2.1.1.2 Cấu thành năng lực cốt lõi.................................................................................16
2.1.1.3 Quan điểm của luận án về năng lực cốt lõi........................................................18
2.1.2
2.2

Năng lực cốt lõi của ĐHTT...............................................................................19
Khung lý thuyết.....................................................................................................21


2.3

iv
Tổng quan các nghiên cứu trước...........................................................................25

2.3.1

Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài..............................................................25

2.3.2


Tổng quan các nghiên cứu trong nước..............................................................32

2.3.3

Khoảng trống nghiên cứu..................................................................................36

2.4

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi của ĐHTT.......................................37

2.4.1

Về cơ sở vật chất................................................................................................38

2.4.2

Về nguồn lực tài chính.......................................................................................39

2.4.3

Về đội ngũ quản lý, giảng viên..........................................................................40

2.4.4

Về chất lượng và số lượng sinh viên.................................................................41

2.4.5

Về ứng dụng khoa học công nghệ.....................................................................42


2.4.6

Về đào tạo và nghiên cứu khoa học...................................................................43

2.5
2.5.1

Phát triển giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích đề xuất...............................45
Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................46

2.5.1.2 Cơ sở vật chất và NLL của trường ĐHTT.........................................................47
2.5.1.3 Nguồn lực tài chính và NLL của trường ĐHTT................................................48
2.5.1.4 Đội ngũ quản lý, giảng viên và NLL của trường ĐHTT...................................50
2.5.1.5 “Đào tạo, nghiên cứu khoa học và NLL của trường ĐHTT”............................51
2.5.1.6 “Ứng dụng khoa học công nghệ và NLL của trường ĐHTT”...........................52
2.5.1.7 “Chất lượng sinh viên, số lượng sinh viên và NLL của trường ĐHTT”...........53
2.5.2

Khung phân tích đề xuất cho nghiên cứu..........................................................55

2.5.3

“Mơ hình nghiên cứu đề xuất”...........................................................................56

Tóm tắt chương 2............................................................................................................57
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.......................................................................58
3.1 Quy trình nghiên cứu.................................................................................................58
3.2 Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................60
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính.................................................................................60

Mục đích:............................................................................................................60
Đối tượng mục tiêu.............................................................................................60
Phương thức.......................................................................................................60
Thời gian thực hiện:...........................................................................................61
3.2.2 Nghiên cứu định lượng...........................................................................................61
Thiết kế mẫu nghiên cứu chính thức..................................................................62
Thu thập thơng tin mẫu nghiên cứu....................................................................63


v
Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................64
3.3 “Kết quả nghiên cứu định tính và thang đo nghiên cứu”..........................................68
3.3.1 Thang đo “Cơ sở vật chất”.....................................................................................68
3.3.2 Thang đo “Nguồn vốn”..........................................................................................69
3.3.3 Thang đo “Đội ngũ quản lý, giảng viên”................................................................70
3.3.4 Thang đo “Đào tạo và nghiên cứu khoa học”.........................................................71
3.3.5 Thang đo “Ứng dụng khoa học công nghệ”...........................................................72
3.3.6 Thang đo “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên”.......................................73
3.3.7 Thang đo “Năng lực cốt lõi của ĐHTT”................................................................74
Tóm tắt chương 3............................................................................................................75
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................76
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu...............................................................................................76
4.1.1 Về đặc điểm tổ chức:..............................................................................................76
4.1.2 Về thành phần tham gia khảo sát:..........................................................................76
4.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha....................................................................................78
4.2.1 Thang đo “Cơ sở vật chất”.....................................................................................79
4.2.2 Thang đo “Nguồn vốn”..........................................................................................79
4.2.3 Thang đo “Đội ngũ quản lý, giảng viên”................................................................80
4.2.4 Thang đo “Đào tạo và nghiên cứu khoa học”.........................................................81
4.2.5 Thang đo “Ứng dụng khoa học công nghệ”...........................................................81

4.2.6 Thang đo “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên”.......................................82
4.2.7 Thang đo “Năng lực trường ĐHTT”......................................................................83
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA..............................................................................83
4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA..............................................................83
4.3.2 Xác định mơ hình hiệu chỉnh.................................................................................86
4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA...........................................................................87
4.5 Kiểm định giả thuyết.................................................................................................90
4.5.1 Kiểm định giả thuyết bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)............................90
4.5.2 Phân tích Bootstrap................................................................................................92
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu...................................................................................93
4.6.1 Thảo luận về yếu tố “Cơ sở vật chất”.....................................................................93
4.6.2 Thảo luận về yếu tố “Nguồn lực tài chính”............................................................95
4.6.3 Thảo luận về yếu tố “Đội ngũ quản lý, giảng viên”...............................................95


vi
4.6.4 Thảo luận về yếu tố “Đào tạo và nghiên cứu khoa học”........................................97
4.6.5 Thảo luận về yếu tố “Ứng dụng khoa học công nghệ”..........................................98
4.6.6 Thảo luận về yếu tố “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên”.....................100
4.6.7 Thảo luận về yếu tố “Năng lực cốt lõi của ĐHTT”..............................................102
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ....................................................105
5.1 Kết luận...................................................................................................................105
5.2 Hàm ý quản trị.........................................................................................................111
5.2.1 Hàm ý quản trị về cải thiện “Cơ sở vật chất” cho nâng cao NLL của các ĐHTT tại
Tp.HCM........................................................................................................................111
5.2.2 Hàm ý quản trị về cải thiện “Nguồn vốn” cho nâng cao NLL của các ĐHTT tại
Tp.HCM........................................................................................................................113
5.2.3 Hàm ý quản trị về phát triển “Đội ngũ quản lý, giảng viên” cho nâng cao NLL của
các ĐHTT tại Tp.HCM.................................................................................................115
5.2.4 Hàm ý quản trị về phát triển “Đào tạo và nghiên cứu khoa học” cho nâng cao NLL

của các ĐHTT tại Tp.HCM...........................................................................................117
5.2.5 Hàm ý quản trị về phát triển “Ứng dụng khoa học công nghệ” cho nâng cao NLL
của các ĐHTT tại Tp.HCM...........................................................................................119
5.2.6 Hàm ý quản trị về nâng cao “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên” cho
nâng cao NLL của các ĐHTT tại Tp.HCM...................................................................121
5.2.7 Hàm ý quản trị về nâng cao “Năng lực cốt lõi các ĐHTT” tại Tp.HCM.............123
5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu....................................................126
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8


vii

DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT
AMOS

Analysis of Moment Structures

AUN-QA

ASEAN


University

Network

Assurance


Cao đẳng

CNH

Công nghiệp hóa

CĐNCL

Cao đẳng ngồi cơng lập

CĐTT

Cao đẳng tư thục

CĐDL

Cao đẳng dân lập

CSGD

Cơ sở giáo dục

CFA


Confirmatory Factor Analysis

CFI

Comparative Fit Index

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐH

Đại học

ĐHDL

Trường Đại học dân lập

ĐHTT

Trường Đại học tư thục

ĐHCL

Trường Đại học cơng lập

ĐHNCL

Trường Đại học ngồi cơng lập


EFA

Exploratory Factor Analysis

GDĐH

Giáo dục đại học

GDP

Gross Domestic Products

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Đội ngũ quản lý, giảng viên

GDU

Trường ĐH Gia Định

H

Hypothesis

HĐH


Hiện đại hóa

HUTECH

Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM

HIU

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng

HSU

Trường ĐH Hoa Sen



Quality


viii

HUFLIT

Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM

HVUH

Trường ĐH Hùng Vương Tp.HCM


KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

KH

Ứng dụng khoa học cơng nghệ

NCL

Ngồi cơng lập

NLL

Năng lực cốt lõi (Core competence)

NV

Nguồn vốn

NCKH

Đào tạo và nghiên cứu khoa học

NL

Năng lực trường Đại học tư thục

NTTU


Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

RMSEA

Root Mean Square Error of Approximation

SEM

Structural Equation Model

SV

Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên

STU

Trường ĐH Công nghệ Sài Gịn

SIU

Trường ĐH Quốc tế Sài Gịn

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TLI

Tucker & Lewis


UBND

Ủy ban nhân dân

UEF

Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM

VHU

Trường ĐH Văn Hiến

VLU

Trường ĐH Văn Lang


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thang đo “CSVC”..................................................................................69
Bảng 3.2 Thang đo “NV”.......................................................................................70
Bảng 3.3 Thang đo “GV”.......................................................................................71
Bảng 3.4 Thang đo “NCKH”.................................................................................72
Bảng 3.5 Thang đo “KH”.......................................................................................73
Bảng 3.6 Thang đo “SV”........................................................................................74
Bảng 3.7 Thang đo “NL”.......................................................................................75
Bảng 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu.............................................................................77
Bảng 4.2 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo CSVC.....................................79
Bảng 4.3 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo NV Lần 1................................80

Bảng 4.4 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo NV Lần 2................................80
Bảng 4.5 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo GV..........................................81
Bảng 4.6 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo NCKH....................................81
Bảng 4.7 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo KH.........................................82
Bảng 4.8 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo SV..........................................82
Bảng 4.9 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo NL..........................................83
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s - Biến độc lập...........................84
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s - Biến phụ thuộc......................84
Bảng 4.12 Kết quả phân tích EFA..........................................................................85
Bảng 4.13 Các biến sau khi hiệu chỉnh..................................................................86
Bảng 4.14 Kết quả phân tích hồi quy chưa chuẩn hóa...........................................89
Bảng 4.15 Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mơ hình lý thuyết...................................91
Bảng 4.16 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu....................................................91
Bảng 4.17 Kết quả Bootstrap với 1000 lần............................................................92
Bảng 4.18 Kết quả thống kê yếu tố “Cơ sở vật chất”............................................94
Bảng 4.19 Kết quả thống kê yếu tố “Nguồn vốn”..................................................95
Bảng 4.20 Kết quả thống kê yếu tố “Đội ngũ quản lý, giảng viên”.......................96
Bảng 4.21 Kết quả thống kê yếu tố “Đào tạo và nghiên cứu khoa học”...............98
Bảng 4.22 Kết quả thống kê yếu tố “Ứng dụng khoa học công nghệ”................100


x

Bảng 4.23 Kết quả thống kê yếu tố “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên”
....................................................................................................................................... 101
Bảng 4.24 Kết quả thống kê yếu tố “Năng lực cốt lõi của ĐHTT”......................103


xi


DANH MỤC HÌNH
Hinh 2.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất....................................................................56
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu...............................................................................59
Hinh 4.1 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh...............................................................87
Hinh 4.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA............................................88
Hinh 4.3 Kết quả SEM mơ hình nghiên cứu tác giả đề xuất..................................90


xii

TÓM TẮT
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi của trường đại học tư

thục: nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh”, với mục tiêu khám phá thang đo về
các yếu tố tác động đến năng lực của ĐHTT tại Tp.HCM và thang đo năng lực cốt lõi
của ĐHTT tại Tp.HCM. Bên cạnh đó, xác định mức độ tác động của các yếu tố này đến
năng lực cốt lõi của ĐHTT tại Tp.HCM. Trên cơ sở đó, đề xuất hàm ý quản trị giúp các
trường có những đối sách thiết thực để nâng cao năng lực của đơn vị mình. Đồng thời,
đề xuất hàm ý đối với chính phủ về cải cách chính sách, thể chế và những hỗ trợ cần
thiết, kịp thời để tạo điều kiện cho các ĐHTT tại Tp.HCM nâng cao năng lực hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững. Luận án này được nghiên cứu trên cơ sở khoảng trống lý
thuyết về các yếu tố ảnh hưởng và cơ chế nâng cao năng lực cốt lõi của ĐHTT tại
Tp.HCM trong bối cảnh hội nhập và đổi mới GDĐH mà tác giả nhận ra qua quá trình
lược khảo tài liệu và xem xét quá trình phát triển lý thuyết về năng lực của tổ chức,
năng lực của ĐHTT và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi của ĐHTT. Trên cơ
sở đó, tác giả xây dựng mơ hình lý thuyết cho nghiên cứu tổng quát. Nghiên cứu này
được thực hiện tại các ĐHTT tại Tp.HCM, Việt Nam.
Nghiên cứu này kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mơ hình nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính được thực hiện với thơng qua kỹ thuật phỏng vấn sâu và

thảo luận nhóm với mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi của
ĐHTT tại Tp.HCM, xác định thang đo các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu. Thang
đo được đánh giá sơ bộ thông qua kỹ thuật kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả sau đánh giá sơ bộ là nền tảng chính thức cho
việc thiết kế lại bảng câu hỏi, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu chính thức sau này.”
Nghiên cứu định lượng được thực hiện sử dụng kỹ thuật khảo sát sử dụng bảng
câu hỏi với quy mô mẫu là 465. Đối tượng tham gia khảo sát là các đội ngũ quản lý,
giảng viên đang công tác tại các ĐHTT tại Tp.HCM. Hình thức khảo sát là gửi bảng câu
hỏi giấy đến người tham gia khảo sát bằng cách phát trực tiếp hoặc gửi nhanh bằng dịch
vụ giao nhận hàng hoặc đồng thời gửi bản mềm để thu thập theo nhóm trường ĐH.
Cuộc khảo sát này được thực hiện từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 02 năm 2021. Mục
tiêu của


xiii

nghiên cứu định lượng là kiểm định lại mơ hình lý thuyết đã được xây dựng và kiểm tra
mối liên hệ giữa các nhân tố. Phương pháp phân tích được sử dụng trong hoạt động
nghiên cứu chính thức đó là phân tích nhân tố khẳng định CFA và mơ hình cấu trúc
tuyến tính SEM.”
Kết quả kiểm định thang đo đã xác định mức độ tin cậy và phù hợp của các thang
đo. Tuy nhiên, đối với thang đo nguồn vốn, việc kiểm định độ tin cậy được thực hiện 2
lần do kết quả kiểm định lần đầu cho thấy NV2 khơng phù hợp (do NV2 có hệ số tương
quan Biến - Tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,3). Như vậy, kết quả xác định 6 biến độc lập
bao gồm “Cơ sở vật chất”; “Nguồn vốn”; “Đội ngũ quản lý, giảng viên”; “Đào tạo và
nghiên cứu khoa học”; “Ứng dụng khoa học công nghệ”; “Chất lượng sinh viên và số
lượng sinh viên”; và 1 biến phụ thuộc là “Nâng cao năng lực trường ĐHTT”.
Kết quả kiểm định mơ hình phân tích mối quan hệ giữa năng lực đội ngũ quản lý,
giảng viên và năng lực cốt lõi của các ĐHTT tại Tp.HCM đã đóng góp một phần nhỏ
vào hệ thống thang đo các yếu tố tác động đến năng lực cốt lõi của các ĐHTT và thang

đo năng lực cốt lõi của các ĐHTT. Qua đó, giúp các ĐHTT tại Tp.HCM nói riêng và
các ĐHTT ở Việt Nam nói chung hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi
và mức độ tác động của mỗi yếu tố đến năng lực cốt lõi, trên cơ sở đó có các đối sách
phù hợp để nâng cao năng lực theo hướng bền vững.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố “Cơ sở vật chất”; “Nguồn vốn”; “Đội ngũ
quản lý, giảng viên”; “Đào tạo và nghiên cứu khoa học”; “Ứng dụng khoa học công
nghệ”; “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên” có tác động tích cực đến năng lực
của ĐHTT tại Tp.HCM. Kết quả này tương đồng trên một hoặc nhiều khía cạnh với đa
dạng các nghiên cứu trước đây (Wright và cộng sự, 2007; Bontis và cộng sự, 2009;
Hadiyanto, 2010; Rivera-Huerta và cộng sự, 2011; ADB, 2012; Musa và cộng sự, 2012;
Hồng, 2015; Wells và công sự, 2016; Indra và cộng sự, 2017; Zana và cộng sự, 2018;
Krishnaswamy và cộng sự, 2019; Kim và cộng sự, 2019; Kosyakov và cộng sự, 2019;
Kumari, 2019; Vo và cộng sự, 2019; Lam và cộng sự, 2020; Doan, 2020; Ai và cộng sự,
2020; Le, 2020). Do đó, trên cơ sở quan điểm lý thuyết dựa trên nguồn lực (Barney,
1986; Barney, 1991; Barney và cộng sự, 2011; Barney và cộng sự, 2021), lý thuyết
năng lực cốt lõi (Prahalad và cộng sự, 1990) và lý thuyết cạnh tranh dựa trên nguồn lực
(Srivastava, 2005) và quan điểm “nguồn lực” và “khả năng” là 2 yếu tố bổ trợ cho nhau
để hình thành


xiv

và nâng cao năng lực của tổ chức (Shenkar và cộng sự, 1999; Trencher và cộng sự,
2018; Collins, 2020; Burt và Soda, 2021, Mahdi và cộng sự, 2021), khi các yếu tố trên
được cải thiện và phát triển thì năng lực cốt lõi của các ĐHTT sẽ được nâng cao. Từ kết
quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những hàm ý quản trị về nâng cao năng lực cốt lõi của
các ĐHTT tại Tp.HCM và hàm ý chính sách về cải cách quy chế, chính sách và hỗ trợ
của chính phủ để giúp các ĐHTT tại Tp.HCM nói riêng và hệ thống GDĐH tư thục tại
Việt Nam nói chung có thể nâng cao năng lực theo hướng bền vững trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, nhằm đáp ứng quá trình hội nhập giáo dục và đào tạo toàn cầu, thực hiện

mục tiêu và chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2030. Quan trọng hơn
nữa đó là đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai
để góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh mới.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chương 1
Chương 1 của luận án này trình bày các nội dung chính bao gồm lý do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, kết cấu của luận án, và
phần tóm tắt chương. Chi tiết của mỗi nội dung được trình bày như sau:
1.1 Lý do chọn đề tài luận án
Năng lực cốt lõi (NLL) là khả năng của tổ chức trong tích hợp tối ưu các nguồn
lực của tổ chức để tạo nên những điểm mạnh cụ thể so với các tổ chức khác trong
ngành, là nền tảng cơ bản để tạo ra sự khác biệt cho tổ chức và giá trị gia tăng cho các
bên liên quan (Kawshala và cộng sự, 2017). NLL là các phương tiện thiết yếu đảm bảo
sự tồn tại của tổ chức trong dài hạn (Macmillan và cộng sự, 2000). NLL là những cơ
chế quan trọng cho phép tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách cải
thiện các hoạt động liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của mình (Shalash và Al-khafaji,
2014). NLL của một tổ chức trong lĩnh vực giáo dục không khác lĩnh vực kinh doanh về
hiệu suất, bởi vì các khía cạnh năng lực cốt lõi đóng một vai trị quan trọng trong q
trình tạo ra các giá trị gia tăng cho các tổ chức và các bên liên quan (Kahwaji và cộng
sự, 2020).
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn
Giáo dục đại học (GDĐH) ngày càng gia tăng vai trò quan trọng trong một xã hội
năng động hơn theo xu hướng tăng cường hội nhập quốc tế. Theo đó, nhu cầu của xã
hội về nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho những mục tiêu mới về phát triển
kinh tế xã hội và nhu cầu phát triển năng lực toàn diện của lực lượng lao động năng

động ngày càng gia tăng. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn
mới, đòi hỏi năng suất lao động phải cải thiện đáng kể thông qua nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đồng thời đòi hỏi tăng trưởng về số lượng nguồn nhân lực chất lượng
cao (World Bank và MPI, 2016 “Vietnam 2035” Report). Điều này khẳng định vai trò
quan trọng quyết định của GDĐH về mặt thực tiễn đối với công cuộc thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Bối cảnh thực tiễn của
GDĐH nói chung và GDĐH tư thục nói riêng được thảo luận thơng qua các nghiên cứu
trong và ngồi nước như sau.
Theo Parajuli và cộng sự (2020), vai trò thực tiễn của GDĐH trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội của một quốc gia được tích cực ghi nhận. Cụ thể, GDĐH có vai trị


2
quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo thông qua thực hiện sứ
mệnh đào tạo lực lượng lao động có trình độ và khả năng thích ứng cao, tạo ra kiến thức
mới thông qua nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, và thúc đẩy đổi mới thông qua ứng dụng
kiến thức và công nghệ mới (Salmi, 2017).
Ở Việt Nam, GDĐH có tác động tích cực đáng kể đến tình trạng nghèo đói và thu
nhập lâu dài của hộ gia đình (Parajuli và cộng sự, 2020). Trong số tất cả các phân nhóm
giáo dục ở Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay có nhiều lợi thế trên thị
trường lao động về mức độ tham gia lao động, loại công việc và mức thu nhập (Patrinos
và cộng sự, 2017). Trong khi đó, ở cấp độ kinh tế vĩ mô, Việt Nam cần một lực lượng
lao động có tay nghề cao cho hiện tại và cho tương lai để hiện thực hóa mục tiêu trở
thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2035 (Parajuli và cộng sự,
2020). Theo thống kê bởi ngân hàng thế giới, Việt Nam với hơn 95 triệu dân và mức
GDP bình qn đầu người là 2,563 đơ la Mỹ (2018) (World Bank, 2019), Việt Nam
được tồn cầu cơng nhận về sự tiến bộ kinh tế xã hội kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi
mới vào cuối những năm 1980. Từ năm 1990 đến năm 2018, GDP bình quân đầu người
của Việt Nam tăng hàng năm với tốc độ trung bình ấn tượng là 5,5 phần trăm. Tuy
nhiên, có những dấu hiệu cho thấy năng suất lao động có xu hướng giảm kể từ cuối

những năm 1990 từ gần 7% năm 1995 xuống còn 3,5% năm 2013 (World Bank và MPI,
2016 “Vietnam 2035” Report). Do đó, con đường hướng tới thịnh vượng của Việt Nam
vào năm 2035 đòi hỏi sự nỗ lực liên tục từ hôm nay để nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo hướng đến “nâng cao năng suất lao động”; “đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng
cao hơn và số lượng nhiều hơn”. Theo đó, nâng cao chất lượng GDĐH và mức độ phù
hợp của các cơ sở GDĐH là vấn đề cấp thiết để thực hiện mục tiêu này.
“Chủ trương xã hội hóa giáo dục và đổi mới giáo dục đã thúc đẩy các trường đại
học, cao đẳng ngồi cơng lập ra đời từ những năm 1988 và phát triển thành hệ thống các
trường đại học ngồi cơng lập (ĐHNCL), trường cao đẳng ngồi công lập (CĐNCL)
như ngày nay”. Hệ thống này dần thể hiện vai trị quan trọng trong nền GDĐH Việt
Nam thơng qua “mở rộng cơ hội học đại học”, “học nghề nghiệp”, “đóng góp đáng kể
cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nhân lực phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa (CNH) và
hiện đại hóa (HĐH) đất nước”. Hơn nữa, sự ra đời và phát triển của hệ thống GDĐH
ngồi cơng lập (GDĐH NCL) đã góp phần san sẻ gánh nặng đối với chính phủ về đầu tư
phát triển GDĐH, bởi vì các ĐHTT, CĐTT khơng được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước mà phải


3
tự chủ về nguồn vốn hoạt động từ “các nguồn lực xã hội” nhưng vẫn “tuân thủ pháp luật
hiện hành” và phải “phù hợp với điều lệ trường ĐH Việt Nam”. Hay nói cách khác, sự
hình thành và phát triển của các trường ĐHTT, CĐTT thể hiện bước tiến mới trong thực
hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục (XHHGD) nền GDĐH Việt Nam thông qua cơ chế
tự chủ về nguồn vốn hoạt động và đầu tư phát triển, tự chịu trách nhiệm nguồn nhân
lực, về mọi hoạt động và hiệu quả hoạt động. Điều này có ý nghĩa về mặt tự chủ nhưng
đồng thời cũng là thách thức đối với các trường ĐHTT, CĐTT ảnh hưởng đến con
đường phát triển bền vững (Vũ Đình Ưng, 2015).
Hệ thống GDĐH tư thục ở Việt Nam chưa bắt kịp xu hướng phát triển của các
nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ, Nhật Bản có 599 trường ĐHTT
trong tổng số 780 trường ĐH, chiếm 76,79%, với tỷ lệ sinh viên vào các trường ĐHTT

là 77,6%; Malaysia có 67 trường ĐH, trong đó có 47 trường ĐHTT, chiếm 78,33%, với
tỷ lệ sinh viên trên 50% (Vo và cộng sự, 2019). Trong khi đó, theo thống kê của Hiệp
hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, hệ thống trường ĐHTT và CĐTT ở Việt Nam tính
đến năm 2016 là 90, chiếm khoảng 20,36 % trong tổng số 442 trường ĐH, CĐ cả nước.
Trong đó, 30 trường CĐTT và 60 trường ĐHTT, với số lượng sinh viên gần 290.000,
chiếm khoảng 13 % tổng số sinh viên cả nước. Hệ thống trường ĐHTT và CĐTT tại
Việt Nam có những đóng góp đáng kể cho xã hội liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực
tương lai cho đất nước và giải quyết công việc làm cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ, viên
chức trong ngành giáo dục. Bên cạnh những đóng góp này, các trường ĐHTT cịn nhiều
hạn chế mang tính cấp thiết, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tồn tại và phát triển của
các cơ sở GDĐH tư thục như sau:
Về cơ sở vật chất: Đa số các trường ĐHTT có cơ sở đào tạo phân tán, quy mô nhỏ,
hơn nữa nhiều cơ sở khơng có quyền sở hữu đất và phải thuê 100% cơ sở vật chất. Bên
cạnh đó, điều kiện thư viện kém, thiếu tài liệu học tập và thiếu các dịch vụ hỗ trợ học
tập, căng tin chưa đảm bảo, khu vệ sinh chưa sạch sẽ, thơng thống, vv, tất cả những
hạn chế này có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của trường bằng nhiều cách (Vo
và cộng sự, 2019).
Về tài chính: Bên cạnh một số trường thuộc sở hữu của các tập đoàn lớn, nhiều
trường ĐHTT có sự góp vốn của nhiều cổ đơng với thành phần phức tạp, khó thống
nhất về chiến lược đào tạo cũng như sự phát triển của trường. Thậm chí, một số trường
phải đối mặt với vấn đề tài chính tiêu cực, mâu thuẫn nội bộ ảnh hưởng xấu đến các
hoạt động


4
của trường. Trên thực tế, cơ cấu thu chi của các trường ĐHTT khá tương đồng, trong
đó, nguồn thu chủ yếu là từ học phí, chiếm khoảng hơn 60% tổng thu. Do đó, đa số các
trường ĐHTT bị áp lực về tài chính do nguồn vốn hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn học phí, rủi ro cao do phụ thuộc vào số lượng sinh viên đầu vào và số lượng sinh
viên theo học tại trường. Hơn nữa, các trường ĐHTT phải tự chủ về tài chính mọi mặt,

đa phần do các cá nhân, các doanh nghiệp, hoặc các tổ chức xã hội đầu tư và vận hành
như là một “doanh nghiệp kinh doanh giáo dục”. Với định hướng này, nhiều cơ sở
GDĐH tư thục chú trọng kết quả hoạt động tài chính hơn những chỉ số kết quả khác nên
đa số ít đầu tư vào “những hoạt động khác ngoài hoạt động đào tạo” (Fry, 2009). Đây
cũng là điểm khác biệt quan trọng của ĐHTT ở Việt Nam so với nhiều nước. Ở các
nước phát triển, các trường ĐHTT hầu hết là phi lợi nhuận (Vo và cộng sự, 2019).
Về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực trong hệ thống GDĐH tư thục còn nhiều hạn
chế về số lượng và chất lượng. Đa số các trường ĐHTT vẫn đang tồn tại vấn đề phổ
biến nhất đó là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vị trí quản lý và
giảng viên. Điều này có thể được giải thích bởi “cơ chế chính sách” liên quan đến con
đường phát triển sự nghiệp của “cán bộ quản lý và giảng viên trong hệ thống GDĐH”,
theo đó, các trường ĐHCL có ưu thế hơn các trường ĐHTT trong việc thu hút nguồn
nhân lực có học hàm, học vị cao. Bên cạnh đó, biên chế chuyên trách có sự phân hóa.
Cụ thể là cán bộ có học hàm, học vị thường là người cao tuổi, trong khi hầu hết các
giảng viên trẻ có trình độ cử nhân. Do đó, vẫn cịn tồn tại những bất đồng giữa giáo viên
lớn tuổi và giáo viên trẻ về quan điểm, lối tư duy, phương pháp giảng dạy, phương pháp
đánh giá (Vo và cộng sự, 2019).
Về nghiên cứu khoa học: Do áp lực về nguồn tài chính và quan điểm “doanh
nghiệp kinh doanh giáo dục” nên hầu hết các trường ĐHTT chưa chú trọng “đầu tư hoạt
động nghiên cứu khoa học”. Hơn nữa, vai trò của hội đồng khoa học ở đa số các trường
ĐHTT khá mờ nhạt, ảnh hưởng đến sự phát triển nghiên cứu khoa học theo chiều sâu
(Vo và cộng sự, 2019).
Ngoài những hạn chế trên đây, theo Hiệp hội các trường ĐH và CĐ Việt Nam, các
trường ĐHTT ở Việt Nam vẫn còn đối mặt với những thách thức khác do các nguyên
nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan chủ yếu là vấn đề về
cơ chế, chính sách và cơng tác quản lý nhà nước, trong khi nguyên nhân chủ quan liên
quan đến vấn đề nội tại của trường về việc thực hiện cam kết do một số khó khăn phát




×