BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
BÀI TẬP NHĨM CHƯƠNG 4
Đề tài:
Phân tích mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu
của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
3
0
Tieu luan
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
BÀI TẬP NHĨM CHƯƠNG 4
Đề tài:
Phân tích mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu
của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
3
0
Tieu luan
Danh sách nhóm 4:
3
0
Tieu luan
Mục lục:
Lời mở đầu............................................................................................................................ 2
Phần 1. Khái niệm về chính sách cổ tức:.............................................................................. 3
I.
Khái niệm:.............................................................................................. 3
1. Cổ tức: ................................................................................................. 3
2. Các hình thức chi trả cổ tức: ............................................................... 3
3. Chính sách cổ tức (Dividend Policy): ................................................. 6
4. Vai trò của chính sách cổ tức: ............................................................. 6
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức: .................................. 6
II.
Tác động của hình thức cổ tức và giá cổ phiếu của doanh nghiệp:....... 7
Phần 2: Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dược
Hậu Giang (DHG): ............................................................................................................... 8
I.
Tình hình tổng quan về cơng ty: ............................................................ 8
1. Giới thiệu về công ty: ............................................................................8
2. Tổng quan về ngành Dược và các công ty Dược niêm yết ở Việt Nam
..................................................................................................................15
3. Tổng quan về thông tin chi trả cổ tức của công ty từ 2015 - 2020:......
........................................................................................................... 20
4. So sách tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
(DHG) và Doanh nghiệp cùng ngành là Công ty Cổ phần Traphaco
(TRA): ...................................................................................................... 23
II.
Phân tích tác động của hình thức chi trả cổ tức đến giá cổ phiếu: ......25
1. Phân tích tác động của hình thức chi trả cổ tức đến giá cổ phiếu: ... 25
2. Đánh giá về chính sách cổ tức của công ty DHG từ năm 2015 –
2020: ........................................................................................................ 38
3
0
Tieu luan
Lời mở đầu
Thị trường tài chính Việt Nam nói chung hay thị trường chứng khốn Việt Nam nói
riêng, hiện nay đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Việc người dân hiện nay
ngày càng tiếp xúc nhiều hơn đối với việc đầu tư chứng khoán do nguồn lợi nhuận mang
mà việc đầu tư vào chứng khoán mang đến thường sẽ cao hơn so với việc gửi tiết kiệm
ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh tỷ suất sinh lợi cao thì thị trường chứng khốn Việt Nam
khơng kém phần rủi ro do thị trường chịu nhiều yếu tố tác động, vì thế khi tham gia vào thị
trường nhà đầu tư cần xem xét đến nhiều yếu tố nhằm xác định đúng giá và xác định sự
tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai.
Trong đó, chính sách cổ tức ln là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà đầu
từ khi tham gia thị trường cần quan tâm. Chính vì thế, nhằm làm sáng tỏa tầm quan trọng
và tác động của chính sách cổ tức đối với giá cổ phiếu, nên nhóm em chọn đề tài “Phân tích
mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu của cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang”
làm đề tài tiểu luận của chúng em.
2
3
0
Tieu luan
Phần 1. Khái niệm về chính sách cổ tức:
I.
Khái niệm:
1.
Cổ tức:
-
Là khoản lợi nhuận sau thuế của công ty dành trả cho các cổ đông hiện hành của
công ty.
Cổ tức có thể được trả cho cổ đơng dưới nhiều hình thức khác nhau, như: bằng tiền
-
mặt, bằng cổ phiếu hoặc bằng tài sản. Việc lựa chọn các hình thức cổ tức khác nhau đều có
những tác động; ảnh hưởng nhất định đến giá trị sổ sách cổ phần, giá trị cơng ty, vốn đầu
tư…
2.
Các hình thức chi trả cổ tức:
Thơng thường doanh nghiệp trả cổ tức cho nhà đầu tư thơng qua ba hình thức:
❖
Cổ tức bằng tiền mặt (Cash Dividend):
-
Là việc doanh nghiệp trả cổ tức trực tiếp bằng tiền mặt. Hội đồng quản trị của doanh
nghiệp, căn cứ trên kết quả hoạt động kinh doanh và các kế hoạch kinh doanh quyết định
tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt.
- Ưu điểm:
+ Nhà đầu tư chắc chắn thu được lợi nhuận từ cổ phiếu. Đây cũng là điều rất nhiều
nhà đầu tư mong muốn khi đầu tư cổ phiếu của một doanh nghiệp bất kỳ.
+ Nhà đầu tư thường xem xét đến chính sách chi trả cổ tức tiền mặt của công ty theo
thời gian, chi trả cổ tức có ổn định và tăng trưởng qua các năm hay không để đánh giá độ
hấp dẫn của cổ phiếu khi đầu tư. Những doanh nghiệp chi trả cổ tức đều đặn hàng năm
luôn thu hút được nhà đầu tư.
- Nhược điểm:
+ Nhà đầu tư chịu thuế 2 lần. Lần thứ 1 là khi cơng ty có lợi nhuận sau thuế (thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp – ở Việt Nam hiện nay là 20%), và thuế suất đánh vào
cổ tức cho thu nhập cá nhân nhà đầu tư (5% cho Việt Nam).
3
3
0
Tieu luan
+ Chi trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm phần lợi nhuận được giữ lại sử dụng trong
đầu tư kinh doanh và thành lập quỹ dự phòng cho các dự án mới. Ở góc độ tâm lý nhà đầu
tư nếu chính sách cổ tức quá ổn định và cơng ty khơng đầu tư thêm nhiều máy móc thiết
bị qua các năm sẽ làm giảm khả năng hoạt động kinh doanh, điều này làm giảm sức thu
hút đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp.
❖
Mua lại cổ phiếu (Stock buyback – Share repurchases):
- Là hình thức trả cổ tức của doanh nghiệp, thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt thì doanh
nghiệp sẽ trả cổ tức cho nhà đầu tư bằng cách mua lại cổ phiếu trên thị trường. Hình thức
chi trả cổ tức ít được cơng ty sử dụng, thường diễn ra lúc thị trường có dấu hiệu suy yếu,
giá cổ phiếu tụt giảm.
- Ưu điểm:
+ Việc mua lại cổ phiếu thường được công ty tiến hành cao hơn thị giá, do đó giúp
nhà đầu tư có lợi khi bán lại cổ phiếu để nhận “cổ tức” từ công ty.
+ Hỗ trợ tăng giá cổ phiếu công ty trong ngắn hạn. Việc mua lại cổ phiếu ở giá cao
hơn thị giá như một tín hiệu phát ra từ công ty muốn ám chỉ cho thị trường là giá cổ phiếu
đang bị giao dịch thấp hơn giá trị thực mà công ty mong đợi. Số lượng cổ phiếu mua lại
làm giảm số cổ phiếu lưu hành trên thị trường (Outstanding Shares), làm EPS tăng lên.
Nếu chỉ số P/E trước khi công ty mua lại cổ phiếu không đổi, do EPS tăng do đó thị giá
cổ phiếu cũng tăng theo.
- Nhược điểm:
+ Nhược điểm đầu tiên là nhà đầu tư có thể chịu thuế đầu tư khi bán lại cổ phiếu cho
doanh nghiệp. Thuế suất đánh vào các khoản lợi nhuận chênh lệch đầu tư vốn hiện nay ở
Việt Nam là 20%.
+ Giá cổ phiếu chỉ tăng trong ngắn hạn, nếu cơng ty khơng chứng minh năng lực tài
chính vững vàng, dịng tiền kinh doanh khơng tiếp tục sinh ra thì thị trường sẽ hành động
ngay lập tức để phản ánh đúng giá trị cổ phiếu được giao dịch. Ngoài ra, một vấn đề lưu
ý khác là cổ đơng có thể đang bị ban lãnh đạo, điều hành của công ty “qua mắt” nếu việc
công bố thông tin mua lại cổ phiếu có thể phục vụ mục đích trục lợi cho họ
4
3
0
Tieu luan
❖
Cổ tức bằng cổ phiếu (Stock Divedend):
-
Là việc công ty thay vì trả cổ tức tiền mặt, mua lại cổ phiếu thì sẽ phát hành thêm
cổ phiếu cho cổ đơng. Việc phát hành cổ tức bằng cổ phiếu không làm thay đổi vốn chủ sở
hữu. (Shareholder’s equity), và tỷ lệ nắm giữ của mỗi cổ đông trong doanh nghiệp không
đổi (do cùng nhận một tỷ lệ tương ứng cho phần tăng thêm).
Doanh nghiệp có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu từ các nguồn sau:
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Retained Earnings).
+ Các quỹ dự phòng doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển (investment &
development fund).
+ Thặng dư vốn cổ phần (share premiums).
- Ưu điểm:
+ Nhà đầu tư tránh được thuế đánh vào cổ tức tiền mặt, khi nhận thêm cổ tức bằng
cổ phiếu. Đối với công ty có hoạt động kinh doanh tốt, tâm lý nhà đầu tư luôn muốn nhận
cổ tức bằng cổ phiếu hơn bằng tiền mặt.
+ Cơng ty có thể tránh việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt khi đang cần dùng số tiền đó
để đầu tư vốn lưu động hoặc tài sản cổ định (Nhà máy, thiết bị, v.v…). Bên cạnh đó, việc
trả cổ tức bằng cổ phiếu cịn giúp tăng thanh khoản giao dịch cổ phiếu, khi số lượng cổ
phiếu phát hành thêm tăng lên, và giá được điều chỉnh giảm tương ứng. Do đó, cơ hội cổ
phiếu đến với nhiều nhà đầu tư hơn, và cơ hội tăng giá cho chính bản thân cổ phiếu cũng
xảy ra.
- Nhược điểm:
+ Do số cổ phiếu lưu hành tăng lên, vốn hóa không đổi nên thị giá một cổ phiếu sau
khi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giảm.
5
3
0
Tieu luan
+ Bên cạnh đó, nếu cơng ty sử dụng tiền thay vì trả cổ tức tiền mặt vào các dự án
không tạo thêm khả năng lợi nhuận cho nhà đầu tư, giá cổ phiếu có thể giảm, khiến nhà
đầu tư mất đi cơ hội nếu nhận tiền mặt cổ tức thay vì cổ tức bằng cổ phiếu
3.
Chính sách cổ tức (Dividend Policy):
-
Là chính sách ấn định mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và chi trả cổ tức
cho cổ đơng. Qua đó giúp cơng ty trong việc chia lợi nhuận cho cổ đông so với việc giữ
lại lợi nhuận để tái đầu tư vào cơng ty.
4.
Vai trị của chính sách cổ tức:
-
Chính sách cổ tức có ảnh hưởng quan trọng đến rủi ro; và tỷ lệ tăng trưởng thu nhập
của cổ tức trong tương lai của cổ đông.Nếu công ty tái đầu tư lợi nhuận nhiều; và bên cạnh
đó vẫn duy trì được mức sinh lời trên một đồng vốn; thì sẽ gia tăng thu nhập và cổ tức cho
cổ đơng hiện hành và ngược lại.
Chính sách cổ tức tác động trực tiếp đến giá trị tài sản thực tế của cổ đông.
-
- Một mặt cổ tức là thu nhập ở hiện tại và chắc chắn; mặt khác chính sách cổ tức có thể
giảm thiểu các khoản chi phí khi thu nhập về đến tay cổ động; vì thu nhập thực tế có thể
bị sụt giảm do các yếu tố như thuế thu nhập, chi phí giao dịch.
-
Thơng qua việc trả cổ tức còn thể hiện dấu hiệu thông tin về hiệu quả hoạt động của
công ty ra ngồi thị trường; đến các nhà đầu tư khác.
-
Khi đó, nó sẽ tác động đến mối quan hệ giữa cung và cầu về cổ phiếu của công ty.
Cho nên việc tăng giảm cổ tức của mỗi cơng ty có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu của
công ty trên thị trường.
5.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức:
Có nhiều ngun nhân ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của một công ty, cụ thể như:
- Những quy định pháp lý
- Nhu cầu hoàn trả nợ vay
- Cơ hội đầu tư
6
3
0
Tieu luan
- Mức doanh lợi vốn của công ty
- Sự ổn định về lợi nhuận của công ty
- Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn
- Xu thế của nền kinh tế
- Quyền kiểm sốt cơng ty
- Thuế thu nhập cá nhân…
II.
Tác động của hình thức cổ tức và giá cổ phiếu của doanh nghiệp:
• Trả cổ tức bằng tiền:
-
Việc chi trả cổ tức hay giữ lại lợi nhuận phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc
nguồn vốn, cơ hội phát triển trong tương lai cuả công ty... Hầu hết các cơng ty có mức cổ
tức bằng tiền mặt ổn định qua các năm sẽ giúp cho mức giá cổ phiếu tăng cao do cổ phiếu
ổn định về dòng tiền qua các năm và có mức sinh lời chắn chắn, giúp cho nhà đầu tư cảm
thấy an tâm hơn, làm cho nhu cầu về cổ phiếu nhiều hơn, giá cổ phiếu tăng và ngược lại.
• Trả cổ tức bằng cổ phiếu:
-
Khi chi trả cổ tức bằng tiền mặt thì vốn chủ sở hữu sẽ giảm do có một lượng tiền
mặt tương ứng đã đi ra khỏi tài sản của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp bị ảnh hưở ng
về khả năng thanh tốn nợ và việc đầu tư của cơng ty trong tương lai, vì thế các doanh
nghiệp sẽ thường sử dụng hinhg thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Khi danh nghiệp chi trả
cổ tức bằng cổ phiếu sẽ tạo ra 1 lượng cổ phiếu mới được tạo ra làm, nguồn cung tăng cao
làm cho cho giá cổ phiếu giảm hay bị pha loãng.
7
3
0
Tieu luan
Phần 2: Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu của Công ty
Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG):
I.
Tình hình tổng quan về cơng ty:
1. Giới thiệu về công ty:
1.1. Thông tin chung.
-
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
-
Tên tiếng Anh: DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY
-
Tên viết tắt: DHG PHARMA
-
Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
-
Điện thoại: (0292). 3891433 – 3890802 – 3890074.
-
Fax: 0292.3895209.
-
Email:
-
Website: www.dhgpharma.com.vn
-
Mã số thuế: 1800156801
Logo công ty
-
Tiền thân của Cơng ty Cổ phần Dược H ậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành
lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U
Minh, tỉnh Cà Mau.
-
Sau 30/4/1975: Ban Dân Y Khu Tây Nam B ộ giải thể, giao Xí nghiệp Dược phẩm
2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý.
-
Năm 1982: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất
3 đơn vị: Xí nghiệp Quốc doanh Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm Cấp 2, Trạm Dược
Liệu
8
3
0
Tieu luan
-
Năm 1988: UBND Tỉnh Hậu Giang quyết định sát nhập Công ty Cung ứng vật tư,
thiết bị y tế và Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.
-
Ngày 02/9/2004: Cổ phần hóa Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang thành Cơng ty
Cổ phần Dược Hậu Giang.
-
Ngày 02/09/2004: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang TP. Cần Thơ chuyển đổi
mơ hình hoạt động thành CTCP Dược Hậu Giang và chính thức đi vào hoạt động với vốn
điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng. Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán DHG ngày
21/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
1.2. Đánh giá về tình hình hoạt động:
a) Điểm mạnh
- Top 10 công ty Dược khủng nhất ở Việt Nam thu nhập trên 2.000 tỷ trong năm
2016 Công ty dược Hậu Giang đứng thứ 2 sau công ty CP TRAPHACO trong ngành dược
Việt Nam.
- Công ty dược Hậu Giang 8 năm liền được vinh danh Công ty niêm yết tốt nhất của
Forbes, 9 năm liên tiếp góp mặt vào Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất của Nhịp
cầu Đầu tư (ngày 10/7), Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2020 do Vietnam
Report bình chọn (ngày 21/7) ..., đến khi DHG Pharma vừa báo lãi 6 tháng tăng 17%,
hoàn thành 56% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
9
3
0
Tieu luan
- Ở năm 2019, DHG ngàng lại càng khẳng định tên tuổi của mình trong ngành dược.
Nguồn: vietnamreport
- CTCP Dược Hậu Giang (mã chứng khoán DHG) là nhà sản xuất và phân phối
thuốc lớn nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết với biên lợi nhuận gộp trên 40% và tỷ
suất sinh lợi (ROE) trên 20% hàng năm.
b) Điểm yếu
- Nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu nhập khẩu nên chịu ảnh hưởng các yếu tố đầu
vào như: tỷ giá ngoại tệ, biến động giá nguyên liệu, chính sách thuế nhập khẩu, ...
- Môi trường cạnh tranh gay gắt khi có nhiều doanh nghiệp tham gia ngành, cả các
doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngồi.
c) Vị thế cơng ty trong ngành Dược
- Là doanh nghiệp dẫn đầu ngành Dược nội địa, với thế mạnh là hệ thống phân phối
sâu rộng. Cơng ty có mặt tại 64 tỉnh thành với 18 công ty con, 28 chi nhánh, 67 hiệu thuốc
trong bệnh viện. Sản phẩm của Dược Hậu Giang có mặt trong 98% hệ thống bệnh viện đa
khoa trên 64 tỉnh thành và các trung tâm Y tế. Ngồi ra, cơng ty còn xuất khẩu sản phẩm
sang các nước như Moldova, Ukraine, Romania, Nga, Mông C ổ, Campuchia, Lào và Hàn
10
3
0
Tieu luan
Quốc. Công ty đã đạt các chứng chỉ chất lượng như GMP của WHO, ISO/IEC 17025 của
VILAS, ISO 9001:2000.
- Công ty có năng lực sản xuất lớn nhất ngành cơng nghiệp dược Việt Nam.
- Bệnh dịch Covid-19 tác động mạnh vào nền kinh tế thế giới và Việt Nam, làm đứt
gãy các chuỗi cung ứng khiến nhiều doanh nghiệp có nửa đầu năm 2020 hoạt động vơ
cùng khó khăn. Song vượt lên thách thức, DHG vẫn có kết quả kinh doanh tích cực. Lũy
kế 9 tháng, DHG ghi nhận doanh thu 2.544 tỷ đồng, hoàn thành 65,8% kế hoạch năm; lợi
nhuận trước thuế 589 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ và hồn thành 82% kế hoạch
năm.
-Thành tích này củng cố vị thế của DHG là doanh nghiệp dược Generic lớn nhất Việt
Nam cả về doanh thu, lợi nhuận, hệ thống phân phối và năng lực sản xuất. Trải qua 46
năm hoạt động, DHG đã xây dựng cho mình một hệ thống phân phối sâu rộng và lớn nhất
cả nước thơng qua 34 chi nhánh phân phối hàng hóa trên tồn quốc, từ thành thị đến nơng
thơn, với hơn 32.000 khách hàng.
- Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là lợi thế vượt trội của DHG mà các doanh
nghiệp khác trong ngành muốn xây dựng không phải dễ, khơng chỉ ở câu chuyện chi phí,
thời gian, mà cịn là thương hiệu sản phẩm Dược Hậu Giang đã cắm rễ sâu trong lòng
người tiêu dùng.
- Về năng lực sản xuất, DHG sở hữu nhà máy có cơng suất thiết kế lớn nhất Việt
Nam, giúp Công ty chủ động sản xuất, tăng trưởng sản lượng từ thị trường hiện hữu,
hướng đến xuất khẩu, đấu thầu tập trung.
- Hiện DHG đang hoạt động với 2 nhà máy sản xuất dược phẩm có hệ thống máy
móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, Japan-GMP - đây là những tiêu chuẩn rất khắt
khe trong thực hành sản xuất thuốc trên thế giới.
- Trong kế hoạch của DHG, Công ty tiếp tục xem xét chọn lựa các sản phẩm chiến
lược để nâng cấp lên tiêu chuẩn EU, Japan… và đẩy mạnh các dự án hợp tác chuyển giao
công nghệ với Taisho và các đối tác quốc tế.
11
3
0
Tieu luan
d) Chiến lược Phát triển và Đầu tư
- Công ty tập trung xây dựng trên hệ thống phân phối rộng khắp có mặt tại 64/64
tỉnh thành trên cả nước.
- Tập trung vào các sản phẩm thuốc Generic với chi phí thấp. Trong thời gian tới
công ty sẽ chuyển dần cơ cấu thuốc sang dịng thực phẩm chức năng có tỷ lệ lợi nhuận
cao hơn.
- Thị trường chính của cơng ty là thị trường thuộc nội chiếm tới 98.8% lượng sån
phẩm. Công ty cũng xuất khẩu sang một số thị trường khác như là Moldova, Ukraine,
Myanmar, Campuchia, Lào và Singapore.
- DHG lên kế hoạch kinh doanh cho năm 2021 với doanh thu thuần đạt 3.970 tỷ
đồng, tăng 6% so với năm 2020. Đồng thời kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tương đương
năm ngoái, đạt 821 tỷ đồng.
1.3. Cơ hội và thách thức
a) Cơ hội
- Dân số Việt Nam tăng nhanh. Người dân ngày càng quan tâm đến chăm sóc sức
khỏe, đặc biệt phân khúc thu nhập từ trung bình trở lên. Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng
của Ngành Dược Việt Nam cịn cao.
- DHG có nhiều điểm mạnh tạo lợi thế riêng nên có nhiều cơ hội để thu hút đầu tư
liên doanh, liên kết, mua bán sáp nhập, hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ, phân
phối độc quyền, nhập khẩu ủy thác với các tập đoàn dược phẩm lớn trong và ngồi nước.
Là cơ sở để tăng quy mơ, vị thế và thị phần.
- Có điều kiện tiếp cận với trình độ quản lý, kỹ thuật hiện đại.
- DHG Pharma có Quỹ đầu tư phát triển khoa học cơng nghệ và Nhà nước có nhiều
chính sách tạo điều kiện để phát triển sản phẩm, đổi mới trang thiết bị theo định hướng
phát triển.
12
3
0
Tieu luan
- Giá trị cổ phiếu cao, các nhà đầu tư tin tưởng, tạo cơ hội thu hút vốn dễ dàng, mang
đến thặng dư vốn cổ phần cao thông qua việc phát hành cổ phiếu.
- Năng lực và sản lượng sản xuất cao, thuận lợi cho DHG Pharma trong việc thương
lượng với các nhà cung cấp về giá, hậu mãi, hỗ trợ khoa học kỹ thuật và học hỏi kinh
nghiệm.
- Ngoài ra doanh nghiệp cịn có đội ngũ marketing có trình độ và chuyên môn cao
giúp xây dựng vị thế ngày càng vững chắc trên thị trường:
+ Đội ngũ trẻ, sáng tạo, năng động, có trình độ chun mơn và bản lĩnh thương trường. Đội
ngũ marketing lành nghề, luôn đưa ra những ý tưởng lớn để xây dựng những chiến lược
kinh doanh đúng đắn.
+ Một đội ngũ nhân viên sôi nổi, vui vẻ, nhiệt huyết luôn thể hiện niềm đam mê và sẵn sàng
cống hiến cho công việc marketing của công ty.
+ Hết mình trong cơng việc, chăm sóc và mang lại những giá trị cộng thêm cho khách hàng,
đối tác; đồng thời mang lại những giá trị cao cho công ty và cho xã hội.
+ Tạo dựng nên những thương hiệu nhãn hàng nổi tiếng, có được lịng tin của người tiêu
dùng – khách hàng – các bác sĩ, chiếm 50% doanh thu tồn Cơng ty như: Hapacol,
Haginat, Klamentin, Naturenz, Eyelight, Davita Bone, Spivital, Unikids, Apitim, Gavix,
Glumeform, NattoEnzym,…
+ Phối hợp với các viện, trường nghiên cứu, thử tương đương sinh học nhiều sản phẩm.
b) Thách thức
- Mặc dù dẫn đầu thị phần nhưng tỷ lệ thị phần chiếm lĩnh thị trường của DHG
Pharma còn thấp, Ngành Dược Việt Nam phát triển mạnh mún, không tập trung nên cạnh
tranh cao. C ạnh tranh càng cao với tâm lý chuộng thuốc ngoại nhập của người tiêu dùng,
khách hàng và thuốc ngoại nhập giá rẻ, kém chất lượng tràn vào thị trường Việt Nam.
13
3
0
Tieu luan
- Nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu nhập khẩu nên chịu ảnh hưởng các yếu tố đầu
vào như: tỷ giá ngoại tệ, biến động giá nguyên liệu, chính sách thuế nhập khẩu, ... Cơng
ty chữa thiết lập quy trình quản trị rủi ro cụ thể cho yếu tố này.
- Thuốc là mặt hàng Nhà nước quản lý giá, bên cạnh đó, việc tăng giá thuốc cịn chịu
ảnh hưởng bởi yếu tố cạnh tranh và các phương tiện báo đài.
- Thông tư 01 của Bộ Y tế về đấu thầu thuốc trong bệnh viện gây tác động mạnh,
làm giảm doanh thu hệ điều trị của DHG Pharma và ảnh hưởng đến hệ thương mại. Các
quy định mới về cấp xét số đăng ký dược phẩm, thực phẩm chức năng, xét duyệt các công
cụ quảng cáo, ... ngày càng chặt chẽ, khó khăn, mất nhiều cơng sức, chi phí, thời gian và
ảnh hưởng rất lớn đến chiến
14
3
0
Tieu luan
2. Tổng quan về ngành Dược và các công ty Dược niêm yết ở Việt Nam
❖
Quá trình hình thành và phát triển ngành dược ở Việt Nam
-
Tính đến hết năm 2017, có khoảng 180 cơng ty dược phẩm hoạt động tại Việt nam.
Doanh thu bán dược phẩm có mức độ tăng trưởng khá từ 120 tỷ VND năm 2017 lên đến
158 tỷ VND năm 2019, tốc độ tăng trưởng doanh thu bán thuốc hàng năm từ 2017-2019 là
13,84%-13,36% giảm 0,48%.
-
Thị trường dược phẩm tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh từ 4,6 tỷ USD năm
2017 lên 6,6 tỷ USD trong năm 2020. Sự tăng trưởng nhanh chóng này góp phần vào chi
tiêu bình qn đầu người của nước này (cho dược phẩm), từ 37 tỷ USD năm 2015 lên 85 tỷ
USD 2020.
-
Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu tập trung vào sản xuất và phân phối các sản
phẩm thơng thường. Trong khi đó, các sản phẩm khác được nhập khẩu từ nhiều nước. Do
đó, một phần chi tiêu cho dược phẩm của Việt Nam đến từ nhập khẩu. Chính phủ chi 2,1
tỷ USD cho các sản phẩm nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản phẩm trong nước và chỉ 113
triệu USD cho các sản phẩm xuất khẩu.
❖
Ngành dược Việt Nam qua các năm
-
Nhóm cổ phiếu ngành dược thường được xem là nhóm cổ phiếu phịng thủ trên thị
trường. Trước đây, các doanh nghiệp trong nhóm này thường có lợi nhuận tăng đều đặn
hàng năm và mức cổ tức ổn định, giá cổ phiếu cũng khơng có biến động quá lớn.
-
Tuy nhiên, câu chuyện của ngành dược trong năm 2018 có lẽ đã khác khi nhiều cổ
phiếu dược phẩm rớt giá mạnh và biên lợi nhuận có dấu hiệu suy giảm.
-
Cổ phiếu doanh nghiệp đầu ngành CTCP Dược Hậu Giang (DHG)đã giảm mạnh từ
vùng 110.000 đồng/cp về gần 80.000 đồng/cp với thanh khoản thấp về cuối năm 2018.
-
Hoạt động kinh doanh của DHG cũng ghi nhận sự sụt giảm. Doanh thu 9 tháng 2018
đi ngang trên 3.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ghi nhận 512 tỷ đồng, thực hiện được
62% kế hoạch năm và lợi nhuận sau thuế đạt 448 tỷ đồng, giảm gần 10% so với cùng kỳ
2017.
15
3
0
Tieu luan
Về mức chia cổ tức, DHG đã chi trả 30% bằng tiền mặt cho năm 2017 và cũng có
kế hoạch chi trả 30% cho năm 2018. Công ty chỉ mới tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 với tỷ lệ
10%.
CTCP Traphaco (TRA) cũng gặp khó khăn khi doanh thu 9 tháng năm 2018 giảm
3% còn 1.266 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 42% so với cùng kỳ đạt 103,5 tỷ
đồng và mới thực hiện được 1/3 kế hoạch cả năm.
Với kết quả đó, cổ phiếu TRA trên thị trường cũng đi xuống từ vùng giá 110.000
đồng/cp rơi về 70.000 đồng/cp như hiện nay, tương đương với mức sụt giảm khoảng 35%
sau 1 năm.
Cùng giống DHG, Traphaco đã chi trả cổ tức 30% cho năm 2017 và kế hoạch chi
trả 30% trong năm 2018. Công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 với tỷ lệ 20%. Dù vậy, cổ
tức tiền mặt 30% trên thị giá 70.000 đồng/cp cũng không phải là tỷ suất quá tốt, chưa kể
đến sự sụt giảm mạnh về giá.
CTCP Dược Trang thiết bị Y tế Bình Định (DBD)ghi nhận lợi nhuận 9 tháng gần
120 tỷ, giảm 6% so với cùng kỳ. Kéo theo đó, giá cổ phiếu cũng rơi từ trên 50.000 đồng/cp
về vùng 40.000 đồng/cp trong 1 năm qua.
Không chứng kiến sự suy giảm về lợi nhuận như DHG hay TRA nhưng phần lớn
các cổ phiếu dược khác cũng khơng có sự đột biến về lợi nhuận, viễn cảnh tăng trưởng
chậm lại đã khiến giá cổ phiếu nhiều công ty khác cũng sụt giảm mạnh.
CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) ghi nhận lợi nhuận 9 tháng 2018 đạt
163 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Dù vậy, giá cổ phiếu lại liên tục sụt giảm từ vùng
110.000 đồng/cp về khoảng 75.000 đồng/cp, tương ứng giảm trên 30% sau 1 năm.
Hay CTCP Pymepharco (PME) chứng kiến giá cổ phiếu sụt giảm từ vùng giá hơn
70.000 đồng/cp về mức 56.000 đồng/cp. Kết quả kinh doanh của 9 tháng của PME đạt
228 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 6%.
16
3
0
Tieu luan
Một vấn đề đáng quan tâm của ngành dược là biên lợi nhuận gộp có xu hướng giảm.
Theo một báo cáo của Chứng khoán KIS, trong thị trường dược phẩm được kiểm sốt chặt
chẽ, khả năng các cơng ty sản xuất dược phẩm nội địa chuyển phần giá tăng lên cho người
tiêu dùng sẽ bị hạn chế. Do đó biên lợi nhuận gộp của nhóm này dự kiến sẽ thu hẹp 2%
đến 5%.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất Dược chất lượng cao với nguồn đầu vào từ đối tác nước
ngoài, sẽ bị ảnh hưởng ít hơn và có cơ hội để gia tăng thị phần, KIS nhận định thêm.
Biên lợi nhuận thu hẹp có tác động từ giá API (thành phần hoạt chất dược phẩm)
nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng đáng kể từ 15% đến 80% từ giữa năm 2018. Trong khi
đó, ngành Dược phẩm nước ta phải nhập khẩu tới 90% nhu cầu nguyên liệu và Trung
Quốc là nhà cung cấp API lớn nhất, chiếm ít nhất 60-70% tổng lượng nhập khẩu các thành
phần dược liệu.
Thị trường dược phẩm cũng chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kênh phân phối khá
quan trọng khi mức tiêu thụ của kênh bán lẻ (OTC) ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho
kênh điều trị (ETC) phát triển.
Theo nghiên cứu của IMS Health, tiêu thụ thuốc của Việt Nam ở kênh OTC chỉ tăng
nhẹ 3,6% CAGR trong 5 năm tới, giảm tỷ trọng trong tổng tiêu thụ ngành Dược xuống
còn 35% vào năm 2021. Thay vào đó, doanh số kênh ETC được dự phóng tăng trưởng
mạnh 10,6% CAGR và sẽ chiếm chủ đạo 65% thị trường Dược phẩm đến 2021.
Theo dữ liệu từ FiinPro, hầu hết các doanh nghiệp dược đều báo lãi tăng trong quý
I/2020, trong đó, Dược Hậu Giang (mã: DHG ) là doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao
nhất với 177 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ, hoàn thành 27% kế hoạch năm.
17
3
0
Tieu luan
Đứng thứ 2 về lợi nhuận là CTCP Pymepharco (mã: PME) ghi nhận 75 tỷ đồng, tăng
8% so với cùng kỳ. Tiếp đó là CTCP Dược phẩm Imexpharm (mã: IMP) với doanh thu
đạt 304 tỷ đồng, tăng 11%, lợi nhuận sau thuế là 41 tỷ đồng, tăng 13%.
Imexpharm kỳ vọng hoạt động kinh doanh sắp tới tăng trưởng mạnh nhờ kênh ETC
(kênh bệnh viện). Cụ thể, doanh thu năm 2020 dự kiến đạt 1.750 tỷ, tăng 23,3% cùng kỳ
và lợi nhuận trước thuế là 260 tỷ đồng, tăng 17%. Như vậy, doanh nghiệp ngành dược đã
hoàn thành 17% kế hoạch doanh thu và 20% kế hoạch lợi nhuận.
Ở chiều ngược lại, dược phẩm Domesco (mã: DMC), dược phẩm Agimexpharm
(mã: AGP) và dược phẩm Trung Ương 2 (mã: DP2) lại có kết quả kinh doanh quý I/2020
theo hướng đi xuống. Trong đó, Domesco ghi nhận doanh thu giảm 6% cịn 290 tỷ đồng,
lợi nhuận đạt 43 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ.
Theo lý giải của Domesco, lợi nhuận công ty giảm là do chi phí bán hàng quản lý
doanh nghiệp tăng lên nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động, trang thiết bị phịng
chống dịch cùng với đó là các chi phí khác để đảm bảo sức khoẻ và mơi trường làm việc
trên tồn hệ thống cơng ty.
Kết thúc quý I, doanh thu của Agimexpharm tăng nhẹ 1,2% so với cùng kỳ lên 131
tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại giảm gần 12% chỉ còn 8,2 tỷ đồng. "Thảm" hơn, lợi nhuận
của Dược phẩm Trung ương 2 còn là con số âm 4,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 2,7
tỷ đồng.
Thực tế, ngành được luôn được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhờ đặc điểm dân số
Việt Nam già hố, xu hướng tiêu dùng chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng, đặc biệt là
trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Tuy nhiên, dịch bệnh có thể mang lại lợi thế cho ngành dược trong ngắn hạn nhưng
nếu kéo dài sẽ tác động đến nguồn nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu, chủ yếu từ Trung
Quốc. Từ đó, các doanh nghiệp dược có thể phải chuyển qua nhập khẩu từ các khu vực
khác với giá thành cao hơn.
18
3
0
Tieu luan
Tại báo cáo thường niên của CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar,
mã: DBD) cho biết, hơn 80% ngun liệu chính cho sản xuất của cơng ty là nhập khẩu,
trong đó Trung Quốc là nhà cung cấp các nguyên vật liệu lớn nhất thế giới nhưng nhiều
nhà máy không thể hoạt động do dịch bệnh Covid-19.
Dược phẩm Domesco cũng cho biết, công ty đang đối mặt với nhiều khó khăn, có
thể ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí làm ngưng trệ hoạt động sản xuất - kinh doanh tại một
số sản phẩm phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu do các sản phẩm chính có nguồn
gốc từ nguyên liệu Trung Quốc
19
3
0
Tieu luan
Tổng quan về thông tin chi trả cổ tức của công ty từ 2015 - 2020:
3.
Đợt chi trả cổ tức của công ty Công ty cổ phần Dược Hậu Giang như sau:
Trả cổ
tức bằng
2015
2016
3.500
3.500
2017
2018
2019
2020
tiền mặt
4.000
Đợt 1
1.000
1.000
3.000
Đợt 2
1.500
2.000
1.000
Đợt 3
500
500
Tình hình chi trả cổ tức của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG):
Năm 2015 và năm 2016 cơng ty có tỷ lệ chi trả cổ tức không đổi là 35% trên mệnh
giá cổ phần (10.000 đồng), công ty sẽ chi trả cổ tức cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của
mình làm 3.500 đồng/cp, cơng ty giữa lại 65% lợi nhuận sau thuế của năm để duy trì hoạt
động sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo.
Năm 2017 Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang có thực hiện thưởng cổ phiếu cho các
cổ đơng với tỷ lệ (2:1) có nghĩa là (Người sở hữu 02 cổ phiếu được nhận 01 cổ phiếu mới)
và dự kiến sẽ phát hành thêm 43.582.165 cổ phiếu việc thưởng cổ phiếu cho các cổ đông
với mục đích Trả cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở
hữu.
Năm 2017 Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang chia đợt chi trả cổ tức cho các cổ đông
nắm giữa cổ phần thành ba đợt và ở mức 30% như sau:
- Ở đợt 1 tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty là10% trên mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng, công
ty tiếp tục chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 1.000 đồng/cp.
- Đợt 2 tỷ lệ chi chi trả cổ tức Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là 15% trên mệnh giá cổ
phần 10.000 đồng, công ty phải trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông là 1.500 đông/cp.
3
0
Tieu luan
- Cuối cùng ở đợt 3 công ty vẫn tiếp tục hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ
đông với tỷ lệ là 5% trên lợi nhuận sau thuế, với số tiền chi trả là 500 đồng/cp.
Nhìn chung thì trong năm 2017 cơng ty vẫn tiếp tục chi trả cổ tức cho các cổ đông
với tổng tỷ lệ của 3 đợt là 30% lợi nhuận sau thuế, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang sẽ
giữ lại tiếp 70% lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty vào năm 2018.
Năm 2018 hình thức chi trả cổ tức của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và tỷ lệ
chi trả cổ tức của cơng ty vẫn khơng có gì thay đổi như năm 2015 và năm 2016 và công
ty vẫn sẽ trả cổ tức cho các cổ đông chia thành ba đợt như năm 2017 là:
- Đợt 1 Công ty sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt với số tiền là 1.000 đồng/cp với tỷ lệ chi trả
là 10% trên mệnh giá 10.000 đồng.
- Đợt 2 1 Công ty sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt với số tiền là 2.000 đồng/cp với tỷ lệ chi
trả là 20% trên mệnh giá 10.000 đồng.
- Đợt 3 1 Công ty sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt với số tiền là 500 đồng/cp với tỷ lệ chi trả
là 5% trên mệnh giá 10.000 đồng.
Tổng tỷ lệ chi trả cổ tức ở năm 2018 là 35% bằng với tỷ lệ chi trả cổ tức của năm
2015 và năm 2016. Do đó thì phần lợi nhuận mà cơng ty giữ lại để tái đầu tư và các hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng sẽ bằng với năm 2015 và năm 2016 là 65% thấp hơn 5%
so với năm 2017.
Năm 2019 Cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang có tổng ty lệ chi trả cổ tức là 40% tăng
5% so với năm 2019 là 35% , Công ty thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt như các năm
trước đó và chi trả thành 2 đợt như sau:
- Với đợt 1 có tỷ lệ chi trả cổ tức là 30% trên mệnh giá 10.000 đồng, công ty chi trả bằng
tiền mặt cho mỗi cổ phiếu là 3.000 đồng/cp cho các cổ đông nắm giữ.
3
0
Tieu luan
- Với đợt 2 có tỷ lệ chi trả cổ tức là 10% trên mệnh giá 10.000 đồng, công ty chi trả bằng
tiền mặt cho mỗi cổ phiếu là 1.000 đồng/cp cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công
ty.
Tỷ lệ chi trả cổ tức của năm 2019 cho thấy được là công ty đã chi trả cổ tức cho cổ
đông với tỷ lệ 40% lợi nhuận sau thuế và giữa lại 60% lợi nhuân sau thuế để thực hiện
việc tái đầu tu cho các hoạt động của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, phần lợi nhuận
giữa lại để tía đầu tư này giảm so với các năm trước đó vì phần lợi nhuận dùng để chi trả
cổ tức của cơng ty tăng lên.
Đến năm 2020 thì lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang khơng
có gì thay đổi so với năm 2019 với phần tỷ lệ chi trả cổ tức là 40% và phần lợi nhuận sau
thuế giữa lại để tái đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là 60%.
Nhưng ở năm 2020 công ty không chia thời gian chi trả cổ tức thành 2 đợt nhứ năm 2019
mà chỉ chia một đợt duy nhất và số tiền mà nhà đầu tư được chi trả là 4.000 đồng/cp
22
3
0
Tieu luan