Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trắc nghiệm hóa học lớp 8 có đáp án bài (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.42 KB, 5 trang )

Bài 37: Axit – bazơ – muối
Câu 1: Phân tử axit gồm có
A. một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (– OH).
B. một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có
thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
C. một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
D. một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với một nguyên tử phi kim.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các
nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3 ...
Câu 2: Cơng thức hóa học của axit có gốc axit (= S) và (≡ PO4) lần lượt là:
A. HS2; H3PO4.
B. H2S; H(PO4)3.
C. H2S; H3PO4.
D. HS; HPO4.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Công thức hóa học của axit có gốc axit (= S) và (≡ PO4) lần lượt là: H2S; H3PO4.
Câu 3: Chất nào sau đây là axit?
A. H2SO4.
B. NaCl.
C. Ba(OH)2.
D. MgSO4.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các
nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Axit: H2SO4.
Bazơ: Ba(OH)2.


Muối: NaCl; MgSO4.


Câu 4: Cho các chất sau: H2SO3, KOH, FeCl3, Na2CO3, Ca(OH)2, HNO3, CuSO4.
Số axit, bazơ và muối lần lượt là:
A. 3, 2, 2.
B. 2, 3, 2.
C. 2, 2, 3.
D. 1, 3, 3.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các
nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
→ Axit: H2SO3, HNO3.
Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm
hiđroxit (– OH).
→ Bazơ: KOH, Ca(OH)2.
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều
gốc axit.
→ Muối: FeCl3, Na2CO3, CuSO4.
Câu 5: Tên gọi của chất có cơng thức hóa học H2SO4 là
A. axit sunfuric.
B. axit sunfurơ.
C. axit sunfuhiđric.
D. axit lưu huỳnh.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
H2SO4: axit có nhiều oxi.
→ Tên axit: axit + tên của phi kim + ic.
→ H2SO4: axit sunfuric.

Câu 6: Tên gọi của các chất có cơng thức hóa học: HCl, NaOH, Al2(SO4)3 lần lượt
là:
A. axit clohiđric, natri hiđroxit, nhôm(III) sunfat.
B. axit cloric, natri hiđroxit, nhôm sunfat.
C. axit clohiđric, natri(I) hiđroxit, nhôm(III) sunfat.
D. axit clohiđric, natri hiđroxit, nhôm sunfat.


Hướng dẫn giải
Đáp án D
HCl: axit clohiđric.
NaOH: natri hiđroxit.
Al2(SO4)3: nhôm sunfat.
Câu 7: Cơng thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe(OH)2.
B. Fe2O3.
C. Fe(OH)3.
D. FeO.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Cơng thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là Fe(OH)3.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây khơng có sự phù hợp giữa tên gọi và cơng thức
hóa học?
A. HNO3: axit nitric.
B. CuSO4: đồng(II) sunfat.
C. Fe2O3: sắt(III) oxit.
D. FeS: sắt sunfua.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
FeS: sắt(II) sunfua.

Câu 9: Cơng thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit H2SO4,
H2CO3, HNO3, H3PO4 lần lượt là:
A. SO2, CO2, N2O5, P2O5.
B. SO3, CO2, N2O5, P2O5.
C. SO2, CO, N2O5, P2O5.
D. SO3, CO2, N2O5, P2O3.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Axit
H2SO4
H2CO3
HNO3
H3PO4
Oxit axit
SO3
CO2
N2O5
P2O5
tương ứng


Câu 10: Cơng thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit K2O, MgO, BaO,
Fe2O3 lần lượt là:
A. KOH, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)3.
B. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2.
C. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3.
D. K(OH)2, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)2.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Oxit

K2O
MgO
BaO
Fe2O3
Bazơ
KOH
Mg(OH)2
Ba(OH)2
Fe(OH)3
Câu 11: Cơng thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ Mg(OH)2, Cu(OH)2,
Fe(OH)3, Ca(OH)2 lần lượt là
A. MgO, CuO, Fe2O3, CaO.
B. Mg2O, CuO, FeO, CaO.
C. MgO, Cu2O, Fe2O3, CaO.
D. MgO, CuO, FeO, CaO.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Bazơ
Mg(OH)2
Cu(OH)2
Fe(OH)3
Ca(OH)2
Oxit
MgO
CuO
Fe2O3
CaO
Câu 12: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. KOH, BaCl2, H2SO4, NaOH.
B. NaOH, K2SO4, NaCl, KOH.

C. NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.
D. KOH, Ba(NO3)2, HCl, NaOH.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.
Câu 13: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
A. HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, NaCl.
B. HCl, H2SO4, Ba(NO3)2, K2CO3, NaOH.
C. Ba(OH)2, Na2SO4, H3PO4, HNO3, H2SO3.
D. HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, H3PO3.


Hướng dẫn giải
Đáp án D
Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ: HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, H3PO3.
Câu 14: Có 3 chất rắn là: Cu, Fe, CuO đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn. Để
nhận biết 3 chất rắn trên, ta dùng thuốc thử là
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch CuSO4.
C. dung dịch HCl.
D. khí O2.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Lấy các mẫu thử.
Khi cho từng chất tác dụng với dung dịch HCl:
- Chất không tác dụng (không tan) là Cu.
- Chất tan, cho khí bay ra là Fe.
Phương trình hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
- Chất tan nhưng khơng có khí thốt ra và tạo thành dung dịch màu xanh là CuO.
Phương trình hóa học: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

Câu 15: Cho 320 gam lưu huỳnh trioxit tác dụng với nước. Số mol axit sunfuric thu
được là
A. 4 mol.
B. 6 mol.
C. 8 mol.
D. 10 mol.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Phương trình hóa học: SO3 + H2O → H2SO4.
320
n SO3 =
= 4 (mol).
80
Theo phương trình hóa học: n H2SO4 = n SO3 = 4 (mol).



×