Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ tổng hợp thùy dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.48 KB, 61 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm toán

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CƠNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH
VỤ TỔNG HỢP THÙY DUNG.....................................................................3
1.1. Đặc điểm về tài sản cố định hữu hình tại Cơng ty TNHH Thương
mại và Dịch vụ tổng hợp Thùy Dung.........................................................3
1.2.Tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình tại cơng ty.................8
1.2.1. TSCĐHH tăng do mua sắm............................................................8
1.2.2.TSCĐHH giảm do thanh lý..............................................................8
1.3. Tổ chức quản lý TSCĐHH trong Công ty............................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU
HÌNH TẠI CƠNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG
HỢP THÙY DUNG.......................................................................................11
2.1. Kế tốn chi tiết TSCĐ hữu hình tại Cơng ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung..................................................................11
2.1.1. Thủ tục chứng từ...........................................................................11
2.1.1.1. Chứng từ tăng TSCĐHH..........................................................11
2.1.1.2. Chứng từ giảm TSCĐHH.........................................................22
2.1.2. Quy trình ghi sổ chi tiết TSCĐ hữu hình.....................................28
2.2. Kế tốn tổng hợp TSCĐHH tại Cơng ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung..................................................................34
2.2.1. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐHH tại Cơng ty......................34
2.2.2. Kế tốn tổng hợp khấu hao TSCĐHH tại Công ty TNHH Thương


mại và Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung....................................................37

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm tốn

2.2.3. Kế tốn tổng hợp sửa chữa TSCĐHH tại Cơng ty TNHH Thương
mại và Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung....................................................41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HỒN THIỆN KẾ TỐN TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CƠNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ TỔNG HỢP THÙY DUNG........................................................47
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế tốn TSCĐHH tại Cơng ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung.......................................47
3.1.1. Ưu điểm..........................................................................................47
3.1.2. Nhược điểm....................................................................................48
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện............................................................49
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế tốn Tài sản cố định hữu hình tại
Cơng ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung............50
3.2.1. Về công tác quản lý Tài sản cố định hữu hình............................50
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế
tốn...........................................................................................................51
3.2.3. Về chứng từ và ln chuyển chứng từ.........................................52
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết......................................................................52
3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp..................................................................53
KẾT LUẬN....................................................................................................54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm toán

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

TSCĐ

Tài sản cố định

TSCĐHH

Tài sản cố định hữu hình

HĐGTGT

Hóa đơn giá trị gia tăng

TTBTC


Thơng tư Bộ tài chính

TK

Tài khoản

GTGT

Giá trị gia tăng

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm toán

DANH MỤC BẢNG BIỂU
I. BẢNG
Bảng 1.1. Danh mục TSCĐHH tại Công ty...................................................4
Bảng 1.2: TSCĐHH phân loại theo nguồn cấp năm 2013...........................5
Bảng 1.3: TSCĐHH phân loại theo đặc trưng kỹ thuật năm 2013............6
Bảng 1.4: TSCĐHH phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng........7
Bảng 1.5 TSCĐHH của Cơng ty phân loại theo quyền sở hữu...................7
Bảng 2.1. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.......................................39
Bảng 2.2. Bảng báo giá..................................................................................42
II. BIỂU
Biểu 2.1. Giấy đề nghị duyệt mua TSCĐ.....................................................13

Biểu 2.2. Quyết định duyệt mua TSCĐ.......................................................14
Biểu 2.3. Hợp đồng kinh tế mua TSCĐ.......................................................15
Biểu 2.4. Biên bản giao nhận TSCĐ............................................................18
Biểu 2.5 Hóa đơn Giá trị gia tăng................................................................20
Biểu 2.6. Biên bản bàn giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng..........................21
Biểu 2.7. Đề nghị thanh lý TSCĐ................................................................24
Biểu 2.8 Quyết định về việc phê duyệt phương án thanh lý TSCĐ..........25
Biểu 2.9. Hóa đơn Giá trị gia tăng...............................................................27
Biểu 2.10. Thẻ TSCĐ (mua sắm mới)..........................................................29
Biểu 2.11. Sổ chi tiết TSCĐ (mua sắm mới)................................................30
Biểu 2.12. Thẻ TSCĐ (thanh lý)...................................................................32
Biểu 2.13. Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ......................................................33
Biểu 2.14 Số nhật ký chung.........................................................................35
Biểu 2.15: Sổ cái tài khoản 211.....................................................................36
Biểu 2.15. Sổ Cái TK214...............................................................................40
Biểu 2.16. Hóa đơn GTGT sửa chữa xe ơ tơ...............................................43
SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm toán

Biểu 2.17. Phiếu chi.......................................................................................44
Biểu 2.18: Sổ chi tiết sửa chữa lớn TSCĐ...................................................45
Biểu 2.19: Sổ cái tài khoản 241.....................................................................46
III. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình mua mới TSCĐ hữu hình.........................................11

Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh lý TSCĐ...........................................................22

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm toán

LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản cố định là một trong những bộ phận của của tư liệu sản xuất giữ
vai trò chủ yếu và tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh, chúng
được coi như một bộ phận tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế
quốc dân. Xã hội loài người càng phát triển địi hỏi các cuộc cách mạng cơng
nghiệp phải tập trung giải quyết mọi vấn đề về cơ khí hóa, tự động hóa cho
q trình sản xuất, mà thực chất là đổi mới cải thiện tài sản cố định. Trong
điều kiện của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đặt ra như
một vấn đề cấp bách vì tài sản cố định là điều kiện để tăng năng xuất lao động
và phát triển nền kinh tế quốc dân. Nước ta đang trong quá trình phát triển vì
vậy đổi mới hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung và
của doanh nghiệp nói riêng luôn được quan tâm và chú trọng. Với việc trang
thiết bị tốt sẽ tạo tạo được nhiều sản phẩm tốt làm tăng sản phẩm nền kinh tế
quốc dân, thu nhập bình quân đầu người cải thiện hơn.
Trên thực tế, muốn đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị
trường, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải không ngừng đổi mới trang thiết
bị, đồng thời đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả và hợp lý. Hiệu quả sử dụng
tài sản cố định quyết định đến việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Bởi vậy phải xây dựng được chu trình quả lý tài sản cố định một cách

khoa học. Cơng tác kế tốn với các chức năng nhiệm vụ là công cụ đắc lực
của quản lý, cung cấp các thơng tin phục vụ quản lý thì tổ chức tài sản cố định
là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quản quản lý và hiệu quản sử
dụng tài sản cố định.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung là một
đơn vị hạch tốn độc lập với chức năng nhiệm vụ chính là doanh nghiệp du
lịch thương mại….. Do đó tài sản cố định của Cơng ty có ảnh hưởng rất lớn
đến Cơng ty.

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

1

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm tốn

Trong thời gian thực tập ở Cơng ty em đã được sự giúp đỡ của phịng
kế tốn nói riêng và của cả Cơng ty nói chung, đặc biệt có sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo Th.S Trương Anh Dũng, em đã từng bước tiếp cận thực tế
với quá trình kinh doanh của Cơng ty đặc biệt đi sâu tìm hiểu cơng tác Kế
tốn tài sản cố định của Cơng ty. Do vậy em mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề:
“Hoàn thiện kế tốn tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Thương
mại và Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung”.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình
tại Cơng ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung

Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Cơng ty
TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hồn thiện kế tốn tài sản cố định
hữu hình tại Cơng ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Thùy
Dung
Do điều kiện về thời gian cũng như những hạn chế về trình độ và kinh
nhiệm mặc dù rất cố gắng nhưng chuyên đề không tránh khỏi những sai sót.
Vì vậy em mong nhận được sự góp ý kiến, nhận xét của thầy cơ và bạn đọc để
có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình.

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

2

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm toán

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TẠI CƠNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP
THÙY DUNG
1.1. Đặc điểm về tài sản cố định hữu hình tại Cơng ty TNHH Thương mại
và Dịch vụ tổng hợp Thùy Dung
* Danh mục TSCĐHH
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Thùy Dung là doanh
nghiệp chuyên kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế; Nhà

hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, kinh doanh nhà hàng, khách
sạn, Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác (kinh doanh cơ sở lưu trú trên
tàu); Điều hành tour du lịch; Vận tải hành khách đường thủy nội địa, vận tải
khách du lịch bằng đường thủy; Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng
không thường xuyên với nhà hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới …). Cơ
sở lưu trú khác, dịch vụ lưu trú trên tàu. Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch
vụ tăng cường sức khỏe tương tự (trừ hoạt động thể thao), dịch vụ massage…
Do vậy TSCĐHH của Công ty là tương đối lớn, đa dạng và phong phú. Thêm
vào đó, Cơng ty không ngừng đổi mới trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao
nâng cao hiệu quả kinh doanh của TSCĐHH giảm bớt được giá thành của mỗi
đơn đặt hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty.
Các TSCĐHH mà Công ty đang sử dụng phần lớn là tài sản cố định tự
có, thuộc quyền sở hữu của Cơng ty, do Cơng ty mua sắm, xây dựng, hình
thành từ nguồn vốn của Cơng ty, cấp trên cấp, nguồn vốn tự có, nguồn vốn
vay ,…bên cạnh đó Cơng ty cịn th một số TSCĐHH khác theo hình thức
th tài chính. Việc th tài chính TSCĐHH mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho cơng ty.

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

3

Lớp: Kế tốn K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm tốn

Bảng 1.1. Danh mục TSCĐHH tại Cơng ty

STT

Tên tài sản trích khấu hao

Nguyên giá

I

Nhà cửa vật kiến trúc

672.032.000

1

Trụ sở làm việc

311.986.000

2

Nhà hàng

360.046.000

II

Phương tiện vận tải

1


Toyota – Cary

463.268.182

2

Toyota – Zace

350.000.000

3

Toyouta Hice

313.272.727

4

Toyota Country

445.846.500

Thiết bị, dụng cụ quản lý

174.320.065

III

1.576.890.909


1

Máy in HP

32.458.095

2

Máy in màu Canon

38.970.000

3

Máy Photocoyp Toshiba 650

40.970.000

4

máy tính HP Pavilion DV4 ( 19280)

38.744.334

5

Máy tính VOSTRO T6570

10.414.000


6

Máy tính HP probook

12.763.636

...
Tổng cộng

2.523.242.974

* Phân loại TSCĐHH
Để tạo điều kiện cho công tác quản lý và hạch tốn TSCĐHH thì việc
phân loại TSCĐHH nhất thiết phải được tiến hành. Hiện nay, Công ty áp
dụng việc phân loại TSCĐHH theo các cách sau đây nhằm quản lý và sử dụng
TSCĐHH một cách hiệu quả:
- Phân loại theo nguồn cấp
- Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật
- Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng
SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

4

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm toán


- Phân loại theo quyền sở hữu
 Phân loại theo nguồn cấp
TSCĐHH của Công ty được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau nên
Công ty phân loại TSCĐHH theo cách này nhằm tổ chức theo dõi, quản lý
TSCĐHH một cách hợp lý, trên cơ sở đó có biện pháp khai thác sử dụng các
nguồn vốn có hiệu quả và theo dõi kiểm tra được tình hình thanh tốn các
khoản vay đầu tư vào TSCĐHH đúng thời hạn. TSCĐHH của Công ty hiện
nay được hình thành từ những nguồn vốn cơ bản là của Cơng ty, nguồn vốn tự
có, nguồn vốn vay. Năm 2013 nguồn vốn tự bổ sung chiếm tỷ trọng lớn nhất
68,09%. Điều này chứng tỏ, Công ty đã chủ động trong việc đầu tư mua sắm
TSCĐHH, nâng cao năng lực sản xuất.
Bảng 1.2: TSCĐHH phân loại theo nguồn cấp năm 2013
Đơn vị: VNĐ

NGUỒN

Nguyên giá

Nguồn vốn đi vay

290.789.157

Tự bổ sung

1.647.805.222

Nguồn khác

242.324.297
Cộng


2.523.242.974

 Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật
Phân loại theo cách này cho biết được kết cấu TSCĐHH ở Công ty theo
đặc trưng kỹ thuật. Theo cách phân loại này, TSCĐHH của Cơng ty gồm có:
- Nhà cửa, vật kiến trúc;
- Máy móc, thiết bị;
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;
- Thiết bị, dụng cụ quản lý;
- Tài sản cố định hữu hình khác.

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

5

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm toán

Việc phân loại TSCĐHH theo đặc trưng kỹ thuật giúp cho công tác
quản lý, sử dụng TSCĐHH dễ dàng hơn và có phương pháp trích khấu hao
phù hợp với mỗi loại TSCĐHH. TSCĐHH của Công ty phân loại theo đặc
trưng kỹ thuật được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 1.3: TSCĐHH phân loại theo đặc trưng kỹ thuật năm 2013
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu


Nguyên giá

Nhà cửa, vật kiến trúc

672.032.000

Máy móc, thiết bị

174.320.065

Phương tiện vận tải

1.576.890.909

TSCĐHH khác

100.220.000

Tổng céng

2.523.242.974

Từ biểu trên ta thấy phương tiện vận tải và máy móc thiết bị chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng TSCĐHH của Công ty, phù hợp với đặc trưng ngành
nghề sản xuất kinh doanh của Công ty.
 Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng
Phân loại theo cách này để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐHH của
Công ty và biết được TSCĐHH sử dụng cho mục đích gì. Từ đó có phương án
đầu tư, mua sắm, trang bị TSCĐHH mới hợp lý và sử dụng TSCĐHH đúng

mục đích. Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐHH ở Công ty, TSCĐHH được
chia thành 2 loại như sau: TSCĐHH dùng trong sản xuất kinh doanh và
TSCĐHH chờ xử lý.

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

6

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm tốn

Bảng 1.4: TSCĐHH phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng
Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu

Nguyên giá
2.371.942.396

TSCĐHH dùng cho SXKD

151.400.578

TSCĐHH chờ xử lý
Tổng céng


2.523.242.974

Qua bảng số liệu trên cho thấy TSCĐ chờ xử lý của Công ty chiếm tỷ
trọng khá lớn trong tổng TSCĐHH (6,1%). Những TSCĐHH này là những tài
sản hư hỏng chờ thanh lý và những tài sản đã mua sắm nhưng chưa cần dùng.
 Phân loại theo quyền sở hữu
Cách phân loại này cho ta thấy được TSCĐHH hiện có của Cơng ty là bao
nhiêu, trong số đó bao nhiêu thuộc quyền sở hữu của Cơng ty và từ đó Cơng
ty có biện pháp th hoặc mua sắm, trang bị thêm TSCĐHH để phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay, TSCĐHH thuê ngồi của
Cơng ty đều theo hình thức th tài chính. Tuy nhiên, tỷ lệ TSCĐHH th tài
chính của Cơng ty còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng TSCĐHH (chỉ
chiếm 5,82%). Tỷ lệ TSCĐHH thuộc quyền sở hữu của Công ty cao chứng tỏ
Công ty chủ động được tài sản đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đây là điều tốt nhưng Công ty cũng cần chú trọng đến hoạt động th tài
chính vì có nhiều đơn đặt hàng sản xuất trong thời gian ngắn, thì mua sắm
máy móc, thiết bị có thể tốn kém hơn so với thuê tài chính.
Bảng 1.5 TSCĐHH của Cơng ty phân loại theo quyền sở hữu
Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu

Nguyên giá

TSCĐHH thuộc Công ty

2.376.484.413

TSCĐHH th Tài chính


146.858.561

Tổng céng

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

2.523.242.974

7

Lớp: Kế tốn K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm tốn

1.2.Tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty
1.2.1. TSCĐHH tăng do mua sắm
TSCĐHH của Công ty chủ yếu là tăng do mua sắm mới. Việc trang bị
TSCĐHH phải có kế hoạch cụ thể, phải hợp lý và căn cứ vào nhu cầu thực tế
và phải có sự phê duyệt của Giám đốc cơng ty.
- Khi có nhu cầu mua sắm TSCĐHH (những TSCĐHH lớn có liên quan
đến việc nâng cao năng lực sản xuất của Cơng ty) thì Cơng ty phải có tờ trình
xin phép được đầu tư thiết bị gửi Hội đồng quản trị quyết định. Trường hợp
mua sắm TSCĐHH khơng lớn lắm thì chỉ cần bộ phận có nhu cầu gửi tờ trình
lên Giám đốc duyệt.
- Nếu được Giám đốc Công ty duyệt thì Giám đốc thành lập ban mua sắm
TSCĐHH. Ban này phát thư mời chào để tìm đơn vị có đủ khả năng cung cấp
thiết bị với giá cả và chất lượng phù hợp nhất…sau khi tìm được nhà cung cấp thì

tiến hành ký hợp đồng với nhà cung cấp (trường hợp mua TSCĐHH lớn, phải có
tờ trình đề nghị cơng ty ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp).
- Nhà cung cấp sẽ chuyển TSCĐHH trong một khoản thời gian nhất
định, chuyển giao công nghệ, lắp đặt, chạy thử, hai bên tiến hành nghiệm thu
bàn giao thiết bị và lập các chứng từ TSCĐHH, viết hóa đơn.
Trong q trình mua TSCĐHH, giá mua và mọi chi phí liên quan đều
được theo dõi, tập hợp kèm theo hóa đơn chứng từ. Đến đây hợp đồng đã
hoàn thành, hai bên sẽ thanh lý hợp đồng và thanh toán tiền, đồng thời kế toán
làm thủ tục ghi tăng TSCĐHH trước khi đưa vào sử dụng.
Trong năm 2013 do nhu cầu vận chuyển khách du lịch nên Công ty mua
thêm một xe Toyota Country.
1.2.2.TSCĐHH giảm do thanh lý
Nghiệp vụ làm giảm TSCĐHH của Công ty chủ yếu là thanh lý, nhượng
bán. Hàng năm, Công ty tiến hành kiểm kê đánh giá hiện trạng của TSCĐHH,
lên kế hoạch thanh lý những TSCĐHH đã trích hết khấu hao, những TSCĐHH
bị hư hỏng không thể sữa chữa, những TSCĐHH cũ lạc hậu khơng cịn phù hợp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

8

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm tốn

với tình hình thi cơng. Việc thanh lý, nhượng bán do nhân viên phòng thiết bị vật
tư đảm nhiệm nhưng trước đó phải có sự phê duyệt của Giám đốc Công ty.
Trong năm 2013, Công ty tiến hành kiểm kê đánh giá hiện trạng

TSCĐHH và thấy máy Photocopy Toshiba 650 của Công ty đã bị hư hỏng nặng
không thể sửa chữa được và tiến hành thanh lý.
1.3. Tổ chức quản lý TSCĐHH trong Công ty
Việc tổ chức quản lý TSCĐ hữu hình của Cơng ty TNHH Thương mại
và Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung được mô tả như sau:
- Giám đốc điều hành của công ty: Giám đốc điều hành là người chịu
trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày
của công ty, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình phù hợp với các quyết
định, điều lệ của công ty.Trong việc quản lý TSCĐ Giám đốc đóng vai trị là
người đưa ra quyết định đầu tư, thanh lý và nhượng bán TSCĐ, các yêu cầu
liên quan tới việc mua, bán TSCĐ phải được sự thông qua chấp thuận của
Giám đốc trước khi đi vào thực hiện.
- Phó giám đốc phụ trách tài chính: Là người giúp việc cho giám đốc
điều hành cơng ty bổ nhiệm và miễn nhiệm khi có đề nghị của Giám đốc, là
người quản lý các phòng, ban liên quan. Được giám đốc phân công phụ trách
về mặt tài chính. Đối với việc quản lý TSCĐ, giám đốc tài chính là người phê
duyệt đưa ra mức chi phí phù hợp bỏ ra khi mua TSCĐ, mọi sự mua bán đều
được phân tích hợp lý với nguồn lực của Cơng ty trước khi đưa ra quyết định
nộp lên cấp trên.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người giúp giám đốc điều hành và
quản lý trong việc sản xuất kinh doanh của công ty cân đối nhiệm vụ kế
hoạch sản xuất để giao cho các phân đội hàng ngày, tuần, tháng đẩy nhanh
tiến độ thi công sản xuất và nâng cao năng lực công ty đồng thời cũng quản lý
tất cả các phòng còn lại. Dựa trên yêu cầu về mặt trang thiết bị, trong việc
quản lý TSCĐ, Giám đốc phụ trách kỹ thuật là người quản lý trực tiếp sự tồn
tại, tăng giảm của TSCĐ qua các bảng kiểm kê của phịng kế tốn và phịng
SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

9


Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm tốn

vật tư thiết bị gửi lên. Ln sốt xét, theo dõi tình hình sử dụng và sự biến đổi
của TSCĐ để đưa ra các quyết định sửa chữa hay nâng cấp trang thiết bị cũng
như đưa ra các đề nghị mua bán thêm TSCĐ.
- Phịng tài chính kế tốn: có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành chỉ
đạo công tác kế toán thống kê, đồng thời kiểm tra, rà soát cơng tác tài chính
của cơng ty, có trách nhiệm quản lý vốn, tài sản, quỹ, bảo toàn và sử dụng
vốn của công ty một cách hiệu quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng
năm lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác. Là nơi theo dõi
mọi biến động và trích khấu hao cho các trang thiết bị đang được sử dụng.
Phịng kế tốn có nhiệm vụ ghi chép sự tăng, giảm TSCĐ và ghi rõ nguyên
nhân cho sự biến động này. Mọi TSCĐ được phịng kế tốn theo dõi qua các
bảng kê, bảng tổng hơp, chi tiết…mọi sự biến động của TSCĐ cũng được ghi
chép cẩn thận tiện cho việc quản lý, theo dõi và trích khấu hao cho những
trang thiết bị này.
- Phịng kế hoạch - kỹ thuật: Tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh của
công ty, theo tiến độ thực hiện sản xuất, giúp Giám đốc trong việc tổ chức
công tác kỹ thuật, tư vấn cho các đối tác về kỹ thuật, giám sát thực hiện công
tác kỹ thuật. Theo dõi mọi sự biến đổi và khả năng cung ứng của trang thiết bị
cho các kế hoạch để đưa ra những kế hoạch hợp lý, đồng thời là bộ phận đưa
ra yêu cầu mua bán thêm TSCĐ, cũng như các yêu cầu sử dụng TSCĐ nào
cho kế hoạch của Công ty. Thơng qua việc phân tích nhu cầu về kỹ thuật của
từng cơng trình, dự án mà bộ phận này quyết định trang thiết bị được sử dụng.
- Phòng vật tư thiết bị : Quản lý và đảm bảo cung ứng vật tư, trang thiết

bị cho các phân xưởng sản xuất, quản lý và xây dựng định mức vật tư vật liệu
chỉ đạo các phân xưởng sản xuất theo dây truyền sản xuất tiên tiến, xây dựng
kế hoạch đầu tư trang thiết bị cho phù hợp. Có nhiệm vụ bảo quản, duy trì, tu
sửa TSCĐ của Cơng ty, lên kế hoạch cho việc tu sửa, nâng cấp cải tạo mới
trang thiết bị, là bộ phận trực tiếp lưu giữ và bảo quản TSCĐ, thực hiện công
tác điều chuyển thiết bị tới nơi sử dụng.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

10

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm tốn

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TỐN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CƠNG
TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP THÙY DUNG
2.1. Kế tốn chi tiết TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung
2.1.1. Thủ tục chứng từ
2.1.1.1. Chứng từ tăng TSCĐHH
Theo phần 1.2.1. thì TSCĐHH của Cơng ty tăng chủ yếu là do mua sắm
mới. Thủ tục chứng từ mua sắm mới TSCĐHH của Công ty như sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình mua mới TSCĐ hữu hình
Yêu cầu mua TSCĐ

Phê duyệt yêu cầu

mua TSCĐ

Mua TSCĐ

Nhận TSCĐ từ nhà
cung cấp

Chuyển TSCĐ đến
các phòng ban liên
quan

Chuyển chứng từ
cho phòng TCKT

Nhập chứng từ vào
hệ thống

+ Dựa trên nhu cầu thực tế ở các bộ phận, phòng ban, tổ đội lập yêu cầu
mua sắm TSCĐ mới, sau đó chuyển yêu cầu lên cho Giám đốc phê duyệt.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

11

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm toán


+ Sau khi yêu cầu được phê duyệt, bộ phận mua hàng xem xét lựa chọn
nhà cung cấp tốt nhất.
+ Khi nhận được TSCĐ thành lập hội đồng nghiệm thu để kiểm tra chất
lượng, số lượng của TSCĐ.
+ Kế toán TSCĐ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của
các chứng từ liên quan tới TSCĐ được mua sau đó lập biên bản giao nhận
TSCĐ để giao cho các bộ phận, phịng ban có u cầu mua mới TSCĐ.
+ Kế toán TSCĐ nhập chứng từ vào phần mềm và tạo mới thẻ TSCĐ
để theo dõi TSCĐ.
Chứng từ sử dụng TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm
Liên quan đến nghiệp vụ tăng TSCĐ do đầu tư, mua sắm mới TSCĐ tại
Công ty sử dụng các chứng từ sau:
- Giấy đề nghị mua TSCĐ
- Hợp đồng kinh tế mua TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ với nhà cung cấp
- Hóa đơn GTGT
- Biên bản bàn giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng
….
Ví dụ: Trong năm 2013 Cơng ty tiến hành mua sắm mới Xe Ơ tơ
Toyota Country 30 chỗ diễn ra vào tháng 10/2013.
Thủ tục chứng từ như sau:

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

12

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Viện Kế toán – Kiểm tốn

Biểu 2.1. Giấy đề nghị duyệt mua TSCĐ
Cơng ty TNHH Thương mại và Dịch vụ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Tổng hợp Thùy Dung

NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------****-----Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013

GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Ban giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung

Căn cứ:
- Kế hoạch đầu tư, đổi mới trang thiết bị của Công ty
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013 của Công ty
- Tình hình thực tế của đơn vị
- Tình trạng máy móc thiết bị hiện có của Cơng ty tổ vận chuyển có đề
nghị Giám đốc duyệt mua một số TSCĐ sau:
STT

Tên TSCĐ

Nước sản xt

Số lượng


1

Xe Ơ tơ Toyota Country 30
chỗ

Nhật Bản

1 xe

2







Ghi chú

Rất mong được sự lưu tâm giải quyết, xin cảm ơn!
Tổ trưởng
Nguyễn Thanh Sơn
( Ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

13

Lớp: Kế toán K42B



Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm toán

Sau khi nhận được Giấy đề nghị của Tổ vận chuyển gửi lên, HĐQT
xem xét, quyết định phê duyệt đồng ý với đề nghị mua mới TSCĐ của Tổ vận
chuyển:
Biểu 2.2. Quyết định duyệt mua TSCĐ
Công ty TNHH Thương mại và Dịch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

vụ Tổng hợp Thùy Dung

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------****-----Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
( v/v: Phê duyệt giấy đề nghị mua Xe Ơ tơ Toyota Country 30)
Căn cứ:

- Kế hoạch đầu tư đổi mới trang thiết bị của công ty
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013 của Công ty
- Giấy đề nghị Tổ vận chuyển
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt cho Tổ Vận Chuyển mua Xe Ơ tơ Toyota Country 30

chỗ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Điều 2 : Đơn vị tiến hành đấu thấu thu mua tài sản. Biên bản giao nhận tài
sản gửi về phòng Quản lý Vật tư và phịng Tài chính- Kế tốn Cơng ty để theo dõi.
Phó giám đốc
Nguyễn Văn Hùng
( ký, đóng dấu, họ tên)

SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

14

Lớp: Kế toán K42B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Viện Kế toán – Kiểm tốn

Sau khi xem xét và tìm hiểu giá và thỏa thuận với nhà cung cấp Ban
lãnh đạo Công ty quyết định ký Hợp đồng với Nhà cung cấp.
Biểu 2.3. Hợp đồng kinh tế mua TSCĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---o0o---

HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số: 220/HĐKT/2013
- Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
- Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thơng qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.

- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng cung cấp của mỗi bên.
Hôm nay, ngày 20 tháng 10 năm 2013, tại Hà Nội, chúng tôi gồm:
BÊN MUA: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Thùy Dung
Địa chỉ: Số 108A Đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, quận

Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04 6280111
Mã số thuế: 0106039896
Số Tài khoản: 0011.004.103.285 tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam
(VCB chi nhánh Hoàn Kiếm – Hà Nội)
Đại diện ông: Nguyễn Thị Hiền Chức vụ: Giám đốc
(Sau đây gọi tắt là Bên A)
BÊN BÁN : Công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam
Địa chỉ: Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04.3537 2815Fax : 04.3537 2814 Fax : 04.3537 2814
Mã số thuế : 0101117660
Số Tài khoản: 10320321177010 tại NH Techcombank – CN Hai Bà Trưng
Đại diện ông : Nguyễn Thành Nam
Chức vụ : Giám đốc
( Sau đây gọi tắt là bên B)
Sau khi bàn bạc thỏa thuận hai bên cam kết ký hợp đồng theo các điều khoản
và điều kiện dưới đây :
SV: Nguyễn Thị Thanh Lịch

15

Lớp: Kế toán K42B




×