Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN NGHIỆP VỤ THANH TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.37 KB, 64 trang )

Câu 1: Hãy phân biệt hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra
chuyên ngành theo quy định luật thanh tra năm 2010?

Thanh tra hành chính
1. Khái niệm:

Thanh tra chuyên ngành
1. Khái niệm:

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động

tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm

đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực

quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ

thuộc trong việc thực hiện chính sách,

quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp

pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được

hành pháp luật chuyên ngành, quy định

giao.


về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản
lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

2. Phương thức thanh tra:

2. Phương thức thanh tra:

Thanh tra hành chính phải tổ chức đồn

Thanh tra chun ngành có thể tổ chức

thanh tra, phải có quyết định thanh tra.

đồn hoặc có thể được thực hiện bởi
thanh tra viên độc lập và trên cơ sở sự
phân công nhiệm vụ.

3. Hệ quả thanh tra:

3. Hệ quả thanh tra:

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động

tra trong nội bộ bộ máy nhà nước; là

thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên

thanh tra của cơ quan cấp trên đối với cơ


ngành, việc chấp hành các quy định về

quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới. Thanh tra

chuẩn kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ

hành chính mang tính kiểm sốt nội bộ

của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc

(được hiểu theo nghĩa rộng là nội bộ của

phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành,

bộ máy nhà nước hay nội bộ của bộ máy

trừ công việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
1


các cơ quan nhà nước, thường là theo hệ

hạn mang tính chất cơng vụ. Mục đích

thống). Mục đích cụ thể của hoạt động

của hoạt động thanh tra chuyên ngành là

thanh tra hành chính là làm trong sạch bộ


bảo đảm sự chấp hành pháp luật của mọi

máy, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong

cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm trật

quản lý, điều hành.

tự kỷ cương, pháp luật phục vụ yêu cầu
quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực.

4. Quyền của các thành viên đoàn

4. Quyền của các thành viên đoàn

thanh tra:

thanh tra:

- Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân

- Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân

công của Trưởng Đồn thanh tra.

cơng của Trưởng Đồn thanh tra.

- u cầu đối tượng thanh tra cung cấp


- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp

thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản,

thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản,

giải trình về những vẫn đề liên quan đến

giải trình về những vẫn đề liên quan đến

nội dung thanh tra.

nội dung thanh tra.

- Kiến nghị với Trưởng Đoàn thanh tra áp

- Kiến nghị Trưởng Đoàn thanh tra áp

dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ,

dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ,

quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra.

quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy


được giao với Trưởng Đoàn thanh tra và

định của pháp luật về xử lý vi phạm hành

chịu trách nhiệm trước Trưởng Đồn

chính.

thanh tra và pháp luật về tính chính xác,

- Kiến nghị xử lý các vấn đề khác liên

trung thực, khách quan của nội dung đã
báo cáo.

quan đến nội dung thanh tra chuyên
ngành.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
được giao với Trưởng Đoàn thanh tra và
2


chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung
thực, khách quan của nội dung đã báo
cáo.
5. Chủ thể:

5. Chủ thể:

Hoạt động thanh tra hành chính chủ yếu


Hoạt động thanh tra chuyên ngành chỉ do

do Thanh tra Chính phủ và các cơ quan

cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo

Thanh tra nhà nước khác (Thanh tra bộ,

ngành, lĩnh vực quyết định và thực hiện.

thanh tra cấp tỉnh, Thanh tra sở, thanh tra

Cụ thể là, Chánh Thanh tra bộ, Chánh

cấp huyện) quyết định và tiến hành.

Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được

Ngoài ra, đối với những vụ việc phức tạp,

giao thực hiện chức năng thanh tra

liên quan đến trách nhiệm quản lý của

chuyên ngành ra quyết định thanh tra và

nhiều cơ quan, đơn vị hoặc đối với những

thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện


vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến

quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần

trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều

thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở, ra quyết

ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà định thanh tra và thành lập Đoàn thanh
nước (Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân

tra.

dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện) ra quyết định
thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra
hoặc Đoàn thanh tra liên ngành để thực
hiện nhiệm vụ thanh tra.
6. Đối tượng:

6. Đối tượng:

Đối tượng của hoạt động thanh tra hành

Đối tượng thanh tra của thanh tra chuyên

chính phải là các cơ quan nhà nước và

ngành là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân


công chức nhà nước. Hoạt động thanh tra

hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó.

hành chính hướng vào việc xem xét, đánh
3


giá việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ
cũng như hiệu quả quản lý của bộ máy
nhà nước.
7. Thời hạn thanh tra:

7. Thời hạn thanh tra:

- Thời hạn cuộc thanh tra được tính từ

- Thời hạn cuộc thanh tra được tính từ

ngày công bố quyết định thanh tra cho

ngày công bố quyết định thanh tra cho

đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi

đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi

được thanh tra.


được thanh tra.
- Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc
lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05
ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành
thanh tra. Trường hợp cần thiết, Chánh
Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng
cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi
cục trưởng thuộc Sở gia hạn thời gian
thanh tra nhưng thời gian gia hạn khơng
được vượt q 05 ngày làm việc.

Câu 2: Phân tích khái niệm Khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, tố
cáo và nhận diện các đạng Khiếu nại?
Khái niệm: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ
4


luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Từ khái niệm có thể thấy: khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu tác
động trực tiếp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính hoặc là đề nghị của
cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp của quyết định kỷ luật đối với cơ quan, tổ
chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi họ cho rằng
quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có
thể kết luận là có sự vi phạm hay không sau khi đã xem xét một cách khách quan và

thận trọng nội dung vụ việc cùng những tài liệu và chứng cứ có liên quan.
Như vậy, khiếu nại là quyền, là hành vi của các chủ thể như cơ quan nhà nước, tổ chức
và cá nhân, còn hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động mang tính quyền lực nhà
nước, chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Quyền khiếu nại của công dân xuất hiện
trong mối liên hệ với quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Q trình cơng
dân thực hiện quyền khiếu nại chính là q trình cung cấp cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền các tài liệu, chứng cứ về sự vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng
dân từ phía cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
* Nhận dạng các kiểu khiếu nại:
- KN Hành chính: Là việc cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức theo
thủ tục luật khiếu nại xem xét lại đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xết lại
quyết định hành chính, hành vi hoặc quyết định kỷ luật cán bộ cho rằng quyết
định hanh vi đó tr với pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Theo Luật khiếu nại năm 2011. Ngồi ra cịn quy định trong các văn bản
thuộc các ngành, lĩnh vực: Thuế, Tài chính, Mơi trường, xử phạt vi phạm hành
chính.
5


Khiếu Nại hành chính bao gồm: Quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật cán bộ cơng chức.
+ Quyết định hành chính: là quyết định bằng văn bản của Cơ quan hành chính
nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp
dụng 1 lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể trong hoạt động quản lý hành
chính.
+ Hành vi hành chính: là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ
theo quy định của pháp luật. Lưu ý là khác với quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại có thể là hành vi của cơng chức nhà nước không làm đúng hoặc

làm trái các quy định của pháp luật. nó được nhận biết là trái pháp luật có thể do
hành động hoặc không hành động, hành động nghĩa là cán bộ, công chức không làm
một việc mà quy định phải làm.
+ Quyết định kỷ luật cán bộ công chức là quyết định bằng văn bản của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách,
cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, cơng
chức thuộc quyền xử lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- KN Tư pháp: Là yêu cầu, đề nghị của công dân, tổ chức với cơ quan tư pháp,
người có trách nhiệm trong cơ quan tư pháp về quyết định, hành vi mà người
khiếu nại cho là không đúng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích chính đáng của họ
và địi bồi thường thiệt hại do việc làm khơng đúng đó gây ra (chủ yếu là các
hoạt động liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử). Hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử được quy định rất rõ trong pháp luật tố tụng, đặc biệt là trong pháp luật tố
tụng hình sự. KN về lĩnh vực này thường có 2 loại. KN liên quan đến quyết định
điều tra, truy tố, xét xử hoặc khiếu nại đối với các quyết định trong việc thực
hiện một số biện pháp như khám xét nhà cửa, kiểm kê, niêm phong tài sản, kê
biên về tài sản…
6


- KN của thành viên trong tổ chức đoàn thể đối với quyết định hoặc việc làm của
tổ chức đó.
- KN trong lĩnh vực lao động, dân sự, kinh tế: là yêu cầu đề nghị người lao động
đối với quyết định hoặc việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động
mà người khiếu nại cho là đã vi phạm quy định về hợp đồng lao động hoặc vi
phạm các quy định pháp luật về lao động gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính
đáng của người lao động. Khiếu nại này được quy định trong Bộ luật lao động và
các văn bản hướng dẫn thi hành.

7



Câu 3: Tại sao trong hoạt động thanh tra phải "coi trọng cơng tác chính trị tư
tưởng" hãy phân tích nguyên tắc trên và liên hệ việc thực hiện nguyên tắc này tại
cơ quan đơn vị nơi công tác?
Trả lời:
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem
xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách pháp
luật, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan tổ chức cá nhân được thực hiện bởi cơ quan chuyên
trách theo một trình tự thủ tục do PL quy định. Nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý
chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp thực
hiện, phòng ngừa và phát hiện xử lý hành vi vi phạm pháp luật, giúp cơ quan tổ chức, cá
nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật.Phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
Luật Thanh tra năm 2010 quy định hoạt động thanh tra phải " Tuân theo pháp
luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không
trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực
hiện chức năng thanh tra; khơng làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra".( Điều 7, Luật thanh tra năm 2010).
Để tiến hành một cuộc thanh tra do đoàn thanh tra thực hiện, chúng ta phải tuân
theo những nguyên tắc cụ thể phải ""coi trọng cơng tác chính trị tư tưởng" là một trong
những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của đoàn thanh tra.
Cơng tác chính trị, tư tưởng nhằm thống nhất chung về mục đích, yêu cầu, nội
dung cuộc thanh tra cần đạt được trong nội bộ đoàn thanh tra; giữa các thành viên đoàn
Thanh tra với đối tượng thanh tra và đạt sự nhất trí cao trong các cơ quan chức năng có
liên quan đến cuộc thanh tra.

8



Nội bộ đoàn thanh tra cần thống nhất cao về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích,
yêu cầu mà cuộc thanh tra đã đề ra. Việc quán triệt yêu cầu, nội dung, phương pháp
tiến hành, nội quy, kỷ luật cần thực hiện nghiêm túc. Nội quy Đoàn thanh tra phải được
thảo luận dân chủ tạo nên sự thống nhất; công tác quản lý, điều hành của Trưởng đoàn
là những vấn đề quan trọng tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong Đoàn
thanh tra. Đây là nhân tố quan để cuộc thanh tra đạt được mục, yêu cầu đề ra.
Sự thống nhất cao trong đồn Thanh tra khơng chỉ dừng ở việc quán triệt các nội
dung trên. Thực tế cho thấy, diến biến tư tưởng của thành viên Đồn thanh tra chịu
nhiều tác động của xã hội, mơi trường thanh tra, các hành vi chống đối của đối tượng
thanh tra, sự quan tâm của người ra quyết định thanh tra. Mặt khác , trình độ năng lực,
khả năng áp dụng pháp luật của thành viên đoàn thanh tra cũng khác nhau. Vì vậy,
chăm lo cơng tác chính trị tư tưởng trong đoàn thanh tra trước hết là thuộc về người ra
quyết định thanh tra và trưởng đoàn thanh tra.
Trước hết, Trưởng đoàn thanh tra giao nhiệm vụ cho thành viên trong đoàn phải
tùy khả năng cụ thể của từng người. Việc giao nhiệm vụ theo phương châm đúng
người, đúng việc sẽ có tác dụng tốt, tạo tâm lý vững tin cho người được phân công
nhiệm vụ.
Trong khi tiên hành thanh tra, trưởng Đoàn thanh tra phải theo sát công việc của
từng thành viên để kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, tiến độ cơng việc để có sự điều
chỉnh kịp thời. Trưởng đoàn thanh tra ngoài chức trách pháp luật quy định phải là
người bạn để thành viên đoàn thanh tra chia sẻ, là chỗ dựa tin cậy mỗi khi thành viên
đồn thanh tra gặp khó khăn.
Cơng tác chính trị tư tưởng đối với đối tượng thanh tra và đơn vị được cử thanh
tra cũng cần được chú trọng. Tâm lý chung của đối tượng thanh tra là chống đối khơng
hợp tác với đồn thanh tra. Các hình thức chống đối của đối tượng thanh tra rất đa dạng
nhưng phổ biến là không cung cấp hoặc chậm cung cấp hồ sơ, tài liệu cho đoàn thanh

9



tra; tìm nhiều biện pháp để thời gian thanh tra ghi trong quyết định thanh tra sớm kết
thúc, trong khi đó đồn thanh tra chưa làm rõ được nội dung thanh tra...
Do mỗi cuộc thanh tra đều có mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ thanh tra
khác nhau. Trước hết, Trưởng đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra phải tìm
hiểu đặc điểm, tình hình; gặp gỡ trao đổi, lắng nghe những ý kiến thuận chiều và trái
chiều; tìm hiểu cách tổ chức cơng tác tài chính, kế toán của đơn vị đối tượng thanh tra;
phát huy được vai trị lãnh đạo của tổ chức đảng; sự đóng góp của các đồn thể; tinh
thần thẳng thắn đấu tranh xây dựng cán bộ đảng viên và quần chúng vào cuộc thanh tra.
Đây là giai đoạn ban đầu của một cuộc thanh tra và là gđoạn khó khăn nhất nên trưởng
đồn và thanh viên đồn thanh tra phải có thái độ cảm thông, chia sẻ đối tượng thanh
tra thực sự tin tưởng, trao đổi hết những khó khăn, thuận lợi, những vấn đề mà nội
dung thanh tra hướng tới.
Tuy nhiên, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra với đối tượng thanh
tra phải biết giữ mình khơng bị sa ngã. Đồng thời, cũng là hành động thiết thực, thấm
nhuần lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh" Thanh tra là tai mắt của trên và là người bạn
của dưới".
Công tác chính trị, tư tưởng ở nơi tiến hành thanh tra phải quan tâm và thực hiện
liên tục trong suốt q trình thanh tra. Q trình thanh tra, Trưởng đồn thanh tra và
thanh tra viên phải tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo người ra quyết định thanh tra và sự
đóng góp của các cơ quan chức năng; chấp hành tốt kỷ luật về chế độ chính trị, báo cáo
và tranh thủ sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan.

10


Câu 4. Anh (chị) hãy phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước về cơng tác
phịng, chống tham nhũng?, liên hệ trong nhận thức và thực hiện quan điểm của
Đảng và NN về công tác phòng chống tham nhũng ở ngành, địa phương nơi công
tác.

Trả lời: Kể từ khi thành lập nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và
đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp phòng chống tham nhũng. Năm 1945, Chủ tịch
HCM đã ký sắc lệnh số 64/SL về việc thành lập Ban thanh tra đặc biệt để giám sát, phát
hiện và xử lý cán bộ công chức vi phạm pháp luật trong đó có hành vi tham nhũng.
Ngày 27/01/1946, Chủ tịch HCM ban hành sắc lệnh số 223 về trừng trị các tội danh
đưa và nhận hối lộ, biển thủ công quỹ. CT HCM rất quan tâm về vấn đề phòng, chống
tham ơ, quan liêu lãng phí. Người cho rằng đó chính là thứ giặc nội xâm nguy hiểm
không kém giặc ngoại xâm, nếu tồn Đảng, tồn dân khơng kiên quyết đấu tranh phịng
chống thì sẽ dẫn đến những suy thối đỗ vỡ không thể lường hết được. Cùng với tham
ô, lãng phí cũng bị HCM coi là một tội lỗi đối với đất nước, đối với nhân dân. Lãng phí
có khi cịn có hại nhiều hơn tham ơ, vì lãng phí rất phổ biến, lãng phí của cải, thì giờ,
lực lượng của nhân dân, của Chính phủ. Tham ơ lãng phí cịn làm tha hóa, suy thối
đạo đức cách mạng của cán bộ, phá hoại tinh thần trng sạch, ý chí vượt khó của cán bộ,
nhân dân, xói mịn long tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước.
Công tác chống tham ô, lãng phí là rất quan trọng, phải được tất cả các cấp, các
ngành quan tâm và tiến hành thường xuyên.
Tư tưởng của Hồ Chỉ tịch đã được quán triệt sâu sắc trong các Nghị quyết của
Đảng, trong các văn bản pháp luật của Nhà nước.
Nghị quyết 14/NQ/TW đã chỉ rõ: chống tham nhũng là cuộc đấu tranh hết sức phức
tạp, địi hỏi phải có sự lãnh đạo tồn diện và tuyệt đối của Đảng.
- Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh tế xã hội, nâng cao
đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tang cường đại đồn kết tồn dân.
11


- Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới hệ thống chính
trị, xây dựng Đảng và kiện toàn, tăng cường đoàn kết nội bộ.
- Chống tham nhũng phải gắn liền với chống quan liêu, lãng phí.
- Đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa xây, phịng và chống. Vừa tích
cực phịng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng.

- Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng một cách chủ động, huy động, phối hợp chặt
chẽ mọi lực lượng đấu tranh chống tham nhũng, thực hiện chống tham nhũng ở mọi
cấp, mọi ngành.
- Đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên
trì và thận trọng, khơng nóng vội, khơng chủ quan, phải có kế hoạch cụ thể, có bước đi
vững chắc, sử dụng nhiều biện pháp trong đó lấy giáo dục làm cơ sở, lấy pháp chế làm
đảm bảo.
Những quan điểm đó một lần nữa được khẳng định và nhấn mạnh tại Nghị quyết
04/NQ/TW ngày 21/8/2006 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về phòng chống tham
nhũng, lãng phí. Nghị quyết đã đặt ra mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham
nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển
kinh tế xã hội, cũng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch,
vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương liêm chính và đưa ra hệ thống quan
điểm:
- Đảng lãnh đạo chặt chẽ cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí; phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tồn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp
chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.
- Phịng chống tham nhũng, lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, cũng cố hệ thống chính trị và
khối đại đồn kết tồn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

12


- Vừa tích cực, chủ động phịng ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng,
trong đó phịng ngừa là chính, gắn phịng chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân,
chống quan liêu.
- Phòng chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài; phải
tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có

trọng tâm, trọng điểm.
- Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu
có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngồi.
Quan điểm của Đảng & Nhà nước ta về phòng chống tham nhũng được cụ thể hóa,
thể hiện tập trung trong chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng đến năm 2020
cụ thể như sau:
1. Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính chị dưới sự lãnh
đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhân mạnh trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ
chức đoàn thể và quần chúng nhân dân.
2. Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách vừa lâu dài,
xuyên suốt quá trình phát triển KTXH và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong
thời kỳ mới.
3. Sử dụng tổng thể các giải pháp phịng, chống tham nhũng, vừa tích cực chủ động
trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi vững chắc
có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phịng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn phòng chống
tham nhũng với thực hành tiết kiện, chống quan liêu lãng phí.
4. Xây dựng lực lượng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo
đức nghề nghiệp làm nịng cốt trong cơng tác phịng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng

13


theo hướng chun mơn hóa với các phương tiện, cơng cụ, kỹ năng phù hợp, bảo đảm
vừa chuyên sâu vừa bao quát các lĩnh vực, các mặt của đời sống KT-XH.
5. Đặt q trình phịng, chống tham nhũng trong điều kiện hội nhập, chủ động hợp
tác hiệu quả với các quốc gia, các tổ chức quốc tế; chú trọng tổng kết thực tiển và tiếp
thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngồi trong cơng tác phịng, chống tham nhũng.
Liên hệ thực tiễn:
- Trong lý luận nhận thức:

- Trong công tác phịng, chống tham nhũng tại ngành, địa phương mình:

14


Câu 5: Trình bày nội dung và trách nhiệm của các cấp các ngành trong QLNN về
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo(trang 200-204 giáo trình)
 Nội dung QLNN về công tác giải quyết KN, TC:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục
do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại
quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán
bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức.
-Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của cơng dân, là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân
dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề này, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo của mình
và tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tinh thần đó đã được thể chế hoá
tại Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và đã được sửa đổi bổ sung tại các Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005 và nay là Luật
Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011.
Công tác giải quyết KN, TC lien quan đến tất cả các ngành, vì thế quản lý nhà nước về
cơng tác giải quyết KN, TC cũng là trách nhiệm của nhiều cơ quan. Nội dung công tác
QLNN về giải quyết KN, Tc bao gồm:

+ Ban hành các văn bản pháp luật về giải quyết KN, TC;
15


+ Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về KN, TC
+ Thah tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về KN, TC;
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chưc làm công tác giải quyết KN, TC và tiếp công
dân;
+ Tổng hợp tình hình KN, TC và việc giải quyết KN, TC;
+ Tổng kết kinh nghệm về công tác giải quyết KN, TC.
*Trách nhiệm của các cấp các ngành trong quản lý NN về công tác giải quyết KN,
TC:
Theo quy định tại Điều 63 Luật KN 2011 và Điều 41 Luật TC 2011 thì:
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại của các cơ
quan hành chính nhà nước, quản lý cơng tác giải quyết tố cáo trong các cơ quan hành
chính nhà nước trong phạm vi cả nước.
+ Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi cả nước, thực hiện quản lý nhà nước về
công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của mình.
+ Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
thanh tra sở, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giúp thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước cùng cấp quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Câu: 6 – Trình bày về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao thực
hiện chức năng TT chuyên ngành? Theo quy định của pháp luật hiện nay những
cơ quan nào được giao thực hiện chức năng TT chuyên ngành?
Trả lời

16



NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN CHỨC
NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, Cục thuộc
Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
1. Tổng cục và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục); Cục thuộc Bộ; Chi cục
thuộc Sở có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra bộ, Thanh tra sở tổng hợp trình Bộ
trưởng, Giám đốc sở phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ
thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực;
c) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chánh Thanh tra
bộ, Chánh Thanh tra sở giao;
d) Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng, Giám đốc sở giao;
đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về
thanh tra của mình;
e) Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành với Thanh tra bộ, Thanh tra sở.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục
và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Cục trưởng
thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục trưởng thuộc Cục và tương đương; chế độ
thông tin, báo cáo, hoạt động thanh tra chuyên ngành của Cục thuộc Tổng cục và tương
đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể.

17


- Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng và tương đương, Cục trưởng thuộc

Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành
Tổng cục trưởng và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục trưởng); Cục trưởng
thuộc Bộ; Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được giao.
2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu
của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở; phân công công
chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
3. Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội
dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định
cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp
luật phát hiện qua công tác thanh tra.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN
NGÀNH
- Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành
1. Bộ Công Thương: Cục Quản lý thị trường, Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật an tồn và
Môi trường công nghiệp.

18


2. Bộ Giao thông vận tải: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam,
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt
Nam.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tổng cục Thống kê.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An
toàn bức xạ và Hạt nhân.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tổng cục Dạy nghề, Cục Quản lý Lao động
ngồi nước.
6. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn: Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Lâm nghiệp;
Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi;
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển
nông thôn; Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối.
7. Bộ Ngoại giao: Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
8. Bộ Nội vụ: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tơn giáo Chính phủ.
9. Bộ Tài ngun và Mơi trường: Tổng cục Địa chất và Khống sản, Tổng cục Môi
trường, Tổng cục Quản lý đất đai.
10. Bộ Tài chính: Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Kho bạc Nhà nước; Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
11. Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Tần số vô tuyến điện; Cục Viễn thông; Cục
Quản lý phát thanh, truyền hình và thơng tin điện tử; Cục Báo chí; Cục Xuất bản.
12. Bộ Y tế: Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục Quản lý dược; Cục Quản
lý khám, chữa bệnh; Cục Quản lý môi trường y tế; Cục Y tế dự phịng; Cục An tồn vệ
sinh thực phẩm.
- Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành
19


1. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
2. Cục Hải quan.
3. Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Cục Thuế.
5. Cục Thống kê.
- Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức

năng thanh tra chuyên ngành
1. Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam.
2. Chi cục Thuế.
3. Trung tâm Tần số khu vực.
4. Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
5. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc
Sở Y tế.
6. Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy
sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.

20



×