Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về xử lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.18 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 838.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Pháp luật về xử lý chất thải y tế từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng” là do tác giả thực hiện dưới dự hướng dẫn của
PGS.TS. Vũ Thị Duyên Thủy. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực.
Kết quả nghiên cứu của luận văn dựa trên quá trình thu thập thơng tin, khảo
sát. Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ PHÁP
LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ ......................................................... 9
1.1. Khái quát về xử lý chất thải y tế ................................................................ 9
1.2. Khái quát về pháp luật xử lý chất thải y tế............................................... 19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
Y TẾ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .......... 32
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về xử lý chất thải y tế ................ 32
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật xử lý chất thải y tế ở thành phố Đà Nẵng 48
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT XỬ LÝ CHẤT
THẢI Y TẾ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......................... 65

3.1. Định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật xử lý
chất thải y tế .................................................................................................... 65
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về xử lý chất thải y tế ...................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật Hình sự

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTRYT

: Chất thải rắn y tế

CTYT

: Chất thải y tế


CSYT

: Cơ sở y tế

LBVMT

: Luật Bảo vệ môi trường

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nguy cơ nhiễm khuẩn do chất thải y tế gây ra ............................... 16
Bảng 2.1: Danh mục chất thải y tế thông thường được phép thu gom phục
vụ mục đích tái chế ......................................................................................... 43
Bảng 2.2: Xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện tuyến thành phố Đà
Nẵng ................................................................................................................ 53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Bảo vệ mơi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại;
là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp
phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh

quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” và “Đầu tư cho
bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”1.
Đó là quan điểm của Nghị quyết 41 NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ
Chính trị về việc bảo vệ mơi trường (BVMT) trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và những diễn
biến phức tạp của biến đổi khí hậu hiện nay, Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI
đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT. Quan điểm về BVMT một lần
nữa được khẳng định “Mơi trường là vấn đề tồn cầu. BVMT vừa là mục tiêu
vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững.
Việc BVMT bao gồm: Giải quyết ô nhiễm do những nguồn nước thải, ô
nhiễm do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp sinh học, các chất thải trong y
tế, v.v… Để xử lý các loại chất thải trên là một vấn đề thật sự khó khăn và
nan giải. Với mỗi loại chất thải đều phải cần có những biện pháp xử lý khác
nhau từ những khâu thu gom đến tiêu hủy cuối cùng. Một trong số các chất
thải cần phải đặc biệt quan tâm đó là các chất thải y tế (CTYT) vì tính đa dạng
và phức tạp của chúng, khi có rất nhiều cơ sở y tế (CSYT) trở thành nguồn
gây ô nhiễm môi trường.

1 Nghị quyết số 41-NQ/TW.

1


Chất thải nguy hại, trong đó có chất thải y tế (CTYT) đã và đang trở
thành một trong những vấn đề pháp lý xã hội cấp bách ở nước ta nói riêng và
trên thế giới nói chung, khi có rất nhiều cơ sở y tế trở thành nguồn gây ô
nhiễm môi trường. CTYT chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, độc hại ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.CTYT chứa đựng các yếu tố truyền

nhiễm, độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Trong những năm qua, cùng với việc định hướng phát triển kinh tế,
vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn luôn là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra. Bên cạnh đó, việc xử lý CTYT đặt
ra nhiều thách thức ở nước ta, đặc biệt là hai ngành môi trường và y tếGiải
quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều vì có rất nhiều khó khăn như
nguồn kinh phí đầu tư cho xử lý CTYT lớn, chưa kể chi phí cho sử dụng đất,
phương tiện thu gom, vận chuyển, kinh phí vận hành và bảo trì; nhận thức về
công tác thực hiện xử lý chất thải của nhân viên làm công tác xử lý chất thải
chưa cao; các giải pháp về xử lý CTYT chưa đồng bộ, v.v.. Mặt khác, tuy đã
có Luật BVMT cùng với các Nghị định, Thông tư , Quy chế về quản lý chất
thải nguy hại (CTNH) được ban hành nhưng hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật còn chưa đồng bộ, việc ban hành văn bản về BVMT, văn bản hướng dẫn
dưới Luật đơi lúc cịn chậm, một số nội dung cịn bất cập khó thực hiện hoặc
thực hiện hiệu quả chưa cao.
Theo thống kê của Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), hiện cả
nước có khoảng 13. 511 cơ sở khám chữa bệnh và hệ dự phòng từ cấp Trung
ương đến địa phương với lượng chất thải rắn phát sinh vào khoảng 450
tấn/ngày, lượng nước thải phát sinh khoảng 125.000 m3/ngày2. Hiện nay, tình
hình khí thải nguy hại hầu như không được xử lý, chủ yếu phát sinh từ các
phịng thí nghiệm để phục vụ cơng tác nghiên cứu và đào tạo y dược. Quá
2 Nguyễn Hằng, Thực trạng và một số giải pháp quản lý chất thải của ngành Y tế, Tạp chí Mơi trường, tháng 8/2012.

2


trình thiết kế và xây dựng các bệnh viện ở nước ta nói chung đều nằm trong
giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển, chiến tranh đã qua đi con người
đang bước vào một giai đoạn phát triển mới nhưng nhận thức của chúng về
vấn đề môi trường vẫn cịn nhiều hạn chế do vậy quy trình xử lý chất thải cịn

khá lỏng lẻo, chưa nghiêm túc trong đó có CTYT.
Bối cảnh nêu trên là phổ biến ở các địa phương trên cả nước ta, trong
đó có thành phố Đà Nẵng, và đặt ra những yêu cầu cấp bách cần nghiên cứu
tìm ra giải pháp khắc phục.
Đối với thành phố Đà Nẵng, mặc dù trong thời gian qua pháp luật về
xử lý CTYT được triển khai mạnh mẽ, các ban ngành liên quan đã triển khai
các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý những vụ việc vi phạm. Với sự
năng động của một thành phố trẻ đang trên đà phát triển, việc quản lý CTNH,
trong đó có CTYT là việc làm cần được quan tâm một cách đúng mức và có
quy trình xử lý đạt tiêu chuẩn thân thiện với môi trường.
Từ những lý do trên, với mong muốn giải quyết các vấn đề trên, góp
phần BVMT tại địa phương cũng như trên địa bàn cả nước, tác giả quyết định
chọn đề tài “Pháp luật về xử lý chất thải y tế từ thực tiễn tại địa bàn thành phố
Đà Nẵng” để nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề BVMT nói chung và việc xử lý CTYT nói riêng đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và những người làm cơng tác
thực tiễn. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Nguyễn Thị Kim Cúc (2015), “Xử lý rác thải y tế vì mơi trường sống
xanh tại thành phố Đà Nẵng”, Báo cáo chuyên khoa 2, Khoa Điều dưỡng –
Trường Đại học Đông Á.
Nguyễn Việt Dũng (2012), "Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý rác
thải và nước thải y tế tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên", Khóa luận tốt
3


nghiệp, Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên.
Bùi Kim Hiếu (2010), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm môi trường gây ra ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ Luật

học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Liên (2017), “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận
văn Thạc sỹ Luật học, Trường đại học bách khoa – Đại học Đà Nẵng.
Phạm Hồng Ngọc (2016), “Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực
tiễn thành phố Hà Nội”, Luận Văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã
hội Hà Nội.
Viện công nghệ môi trường (2002), “Công nghệ xử lý nước thải bệnh
viện”, Hà Nội.
Một số bài đăng trên các báo, sách, tạp chí:
Bộ Y tế (2000), “Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế”,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu, Đào Ngọc Phong, Vũ Thị Vựng và
công sự (2003), “Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý chất thải y tế ở 6
bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đề xuất các giải pháp can thiệp, Tuyển tập các
báo cáo khoa học Hội nghị mơi trường tồn quốc năm 2005”, Hà Nội , Tr
1007- 1009.
ThS. Nguyễn Thượng Hiền, ThS. Đỗ Tiến Đồn (2017), “Ðánh giá
hiện trạng cơng tác quản lý chất thải y tế nguy hại và đề xuất các giải pháp”,
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện mơi trường, Tổng cục Mơi trường, Tạp chí
Mơi trường số 10/2017.
Phạm Hữu Nghị, Bùi Đức Hiển (2011), “Các quy định pháp luật về
thiệt hại, xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra và định
hướng xây dựng, hồn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước

4


và Pháp luật, Số 1/2011, tr. 40 – 47.
Nguyễn Minh Tuấn, Cao Thị Minh Điểm, Phạm Minh Tuấn (2011),

“Xử lý chất thải y tế bằng công nghệ thân thiện môi trường”, Báo Hoạt động
Khoa học số tháng 7.2011, tr. 36 – 38.
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp kiến thức lý luận, thực
tiễn về quá trình quản lý, xử lý chất thải y tế. Tuy nhiên, hầu như các cơng
trình nghiên cứu nêu trên đều tiếp cận vấn đề từ những góc độ chung, một số
cơng trình tập trung nghiên cứu về một khâu nhất định về xử lý chất thải y tế
chứ chưa tiếp cận từ thực tiễn cơ sở cũng như chưa cập nhật những văn bản
pháp luật mới về BVMT. Chính vì những lý do trên, trên cơ sở kế thừa những
kết quả đạt được từ các cơng trình nghiên cứu trước đó, tác giả sẽ tiếp tục
nghiên cứu các vấn đề chưa được đề cập chuyên sâu, đưa ra những kết quả,
hạn chế cũng như đề xuất hướng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật về xử lý CTYT nhằm góp phần xây dựng các luận cứ khoa học để hoàn
thiện pháp luật về xử lý CTYT ở nước ta nói chung, ở thành phố Đà Nẵng
nói riêng trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu pháp luật về xử lý CTYT cũng
như thực tiễn thi hành tại các CSYT, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý của
đơn vị cung ứng dịch vụ xử lý CTYT nhằm đưa ra hướng hoàn thiện pháp
luật về xử lý CTYT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói
chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn xác định những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

5


- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật xử lý
CTYT ở Việt Nam, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò xã hội, mục tiêu

của việc xử lý CTYT; chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp
thực hiện, cơng tác tun truyền vận động và các yếu tố tác động đến việc xử
lý CTYT hiện nay;
- Nghiên cứu phân tích, đánh giá các quan điểm, đường lối của Đảng và
chính sách, pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam về xử lý CTYT đang
được triển khai thực hiện ở thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật về xử lý CTYT ở thành phố
Đà Nẵng trong khoảng 05 năm gần đây, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân;
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về xử
lý CTYT từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, pháp luật và
thực trạng về xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu pháp luật về
xử lý CTYT ở thành phố Đà Nẵng, không mở rộng ra các địa phương khác ở
trong hay ngoài Việt Nam.
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu tình hình xử lý về CTYT ở
thành phố Đà Nẵng trong khoảng 05 năm gần đây.
Về nội dung, luận văn chỉ nghiên cứu pháp luật về xử lý CTYT, không
mở rộng sang các loại chất thải khác mà đã được nêu trong pháp luật về môi
trường.

6


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Liên hợp quốc và của Đảng, Nhà nước Việt Nam về QLNN về BVMT.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây để giải
quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích các cơng trình nghiên cứu hiện
có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật xử lý
với CTYT ở nước ta hiện nay (ở Chương 1).
- Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu,
báo cáo chuyên môn của cơ quan công an địa phương và phương pháp quan
sát thực tế để đánh giá thực trạng xử lý với CTYT ở thành phố Đà Nẵng trong
5 năm gần đây (ở Chương 2).
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan
điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về xử lý với CTYT ở
thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (ở Chương 3).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về pháp luật xử lý với
CTYT ở thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây. Luận văn cũng là một
trong số ít cơng trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về vấn đề quản lý
Nhà nước với môi trường từ trước đến nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp nhiều kiến thức, thông tin, luận điểm và đề xuất mới
có giá trị tham khảo với các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương
7


trong việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế để nâng cao hiệu quả xử lý về
CTYT không chỉ ở thành phố Đà Nẵng mà còn ở các địa phương khác của

nước ta trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, luận văn có thể được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo
cho việc giảng dạy, nghiên cứu các chuyên ngành luật hiến pháp, luật hành
chính ở Học viện Khoa học Xã hội và các cơ sở đào tạo luật khác của nước ta.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các bảng,
biểu, luận văn được kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Khái quát về xử lý chất thải y tế và pháp luật về xử lý chất
thải y tế .
Chương 2: Thực trạng pháp luật về xử lý chất thải y tế và thực tiễn thi
hành ở thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về xử lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.

8


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ PHÁP LUẬT
VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
1.1. Khái quát về xử lý chất thải y tế
1.1.1. Khái quát về chất thải y tế
Khái niệm và phân loại chất thải y tế
Chất thải là những vật và chất mà người dùng khơng cịn muốn sử dụng
và thải ra, là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác3. Chất thải tồn tại trong thực tế rất đa dạng và phong
phú. Việc phân loại chất thải tuỳ thuộc vào tiêu chí khác nhau mà có những
loại chất thải tương ứng.
- Nếu dựa vào dạng tồn tại của chất thải thì có thể chia chất thải thành
chất thải tồn tại dưới dạng rắn (chất thải rắn), lỏng (nước thải), khí (khí thải);

- Nếu dựa vào độ độc hại của chất thải thì có CTNH và chất thải thông
thường. CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy,
dễ nổ, gây ăn mịn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác4.
- Nếu dựa vào địa điểm sản sinh chất thải thì có chất thải sinh hoạt,
CTYT, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp.v.v…
Theo Tổ chức Y tế thế giới, CTYT là tất cả các loại chất thải phát sinh
trong các CSYT, bao gồm các trung tâm nghiên cứu, phịng thí nghiệm và các
hoạt động y tế tại nhà.
Ở Mỹ, Quốc hội thông qua đạo luật theo dõi CTYT Đạo luật Theo dõi
Chất thải Y tế năm 1988 định nghĩa CTYT là chất thải phát sinh trong q
trình nghiên cứu y học, xét nghiệm, chẩn đốn, tiêm chủng, hoặc điều trị cho
người hoặc động vật. Một số ví dụ như thủy tinh, băng gạc, găng tay, các vật
3 Khoản 12 Điều 3 Luật BVMT.

9


dụng sắc nhọn đã bị loại bỏ như kim hoặc dao mổ, gạc và khăn giấy.
Ở Việt Nam, theo Quy chế Quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định CTYT “là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các CSYT bao
gồm CTYT nguy hại và chất thải thông thường” 5.
Hiện nay, theo quy định mới tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLTBYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và môi trường
(TN&MT) quy định về quản lý CTYT (gọi tắt là TTLT 58/2015) thì CTYT là
“chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các CSYT, bao gồm CTYT
nguy hại, CTYT thông thường và nước thải y tế”6. Thông tư cũng quy định
“CSYT bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phịng khám bác sĩ gia
đình; phịng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo
huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người
bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ

làm răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); CSYT dự phòng; cơ sở
đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học” 7.
Chất thải y tế nguy hại là CTYT chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính
nguy hại khác vượt ngưỡng CTNH, bao gồm chất thải lây nhiễm và CTNH
không lây nhiễm8, CTYT nguy hại chiếm từ 10-25% tổng lượng CTYT9.
Trong đó:
- Chất thải lây nhiễm bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các
vết cắt hoặc xuyên thủng như kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của
4 Khoản 13 Điều 3 Luật BVMT.
5 Khoản 1 Điều 3 Quy chế Quản lý CTYT.
6 Khoản 1 Điều 3 TTLT 58/2015.
7 Khoản 7 Điều 3 TTLT58/2015.
8 Khoản 2 Điều 3 TTLT 58/2015.
9 Kim Ngọc, Các quy định chung về Chất thải y tế, />
10


dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong
phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn như chất thải thấm, dính, chứa máu
hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao như mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các
phịng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định
số 92/2010/NĐ-CP ngày 30/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Phịng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phịng
xét nghiệm;
+ Chất thải giải phẫu như mơ, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động
vật thí nghiệm10.

- Chất thải nguy hại khơng lây nhiễm như:
+ Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
+ Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo
nguy hại từ nhà sản xuất;
+ Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân
và các kim loại nặng;
+ Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
+ Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về quản lý CTNH (sau
đây gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT)11.
Chất thải y tế thông thường là CTYT không gây ra những vấn đề nguy
hiểm đặc biệt cho sức khỏe con người và môi trường, chiếm từ 75-90% tổng
lượng CTYT12, bao gồm:
+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con
10 Khoản 1 Điều 4 TTLT 58/2015.
11 Khoản 2 Điều 4 TTLT 58/2015.

11


người và chất thải ngoại cảnh trong CSYT;
+ Chất thải rắn thông thường phát sinh từ CSYT không thuộc Danh
mục CTYT nguy hại hoặc thuộc Danh mục CTYT nguy hại quy định tại điểm
a Khoản 4 điều này nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng CTNH; Sản phẩm
thải lỏng không nguy hại13.
Nước thải y tế là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất, là dung dịch
thải từ cơ sở khám, chữa bệnh, chứa các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc,
đồng vị phóng xạ như nước thải sinh hoạt của cán bộ viên chức, của bệnh
nhân, người nhà bệnh nhân, nước lau sàn nhà, bể phốt của các khu điều trị (ô
nhiễm hữu cơ), nước trong mùa mưa cịn có thể nhiễm những hóa chất phát
sinh trong q trình chuẩn đốn và điều trị bệnh như các chế phẩm thuốc, các

chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ, các khu xét nghiệm, phòng mở.
Tóm lại, CTYT là bất kỳ chất thải nào có chứa chất nhiễm trùng (hoặc
vật liệu có khả năng truyền nhiễm). Bao gồm chất thải phát sinh từ các CSYT
như văn phòng bác sĩ, bệnh viện, phịng khám nha khoa, phịng thí nghiệm, cơ
sở nghiên cứu y khoa và phòng khám thú y, CTYT có thể chứa chất lỏng cơ
thể như máu hoặc các chất gây ơ nhiễm khác. CTYT có các đặc điểm đặc
trưng như sau:
- Chất thải y tế là những vật chất bị thải bỏ, mang toàn bộ đặc điểm
chung của chất thải, tồn tại dưới dạng vật chất ở dạng rắn (chất thải rắn y tế),
dạng lỏng (nước thải y tế), dạng khí (khí thải y tế);
- Nguồn gốc phát sinh CTYT là những vật chất được thải ra từ hoạt
động y tế, từ khu vực khám, chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng,
giám định y khoa, pháp y, y dược cổ truyền. Bên cạnh đó, CTYT cũng có thể
phát sinh trong các hoạt động y tế dự phịng, an tồn vệ sinh thực phẩm, dân

12 Kim Ngọc, Các quy định chung về Chất thải y tế, />13 Khoản 3 Điều 4 TTLT 58/2015.

12


số kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản; Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ
phẩm, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế; Các cơ sở
nghiên cứu, đào tạo, phòng xét nghiệm, nhà hộ sinh, trạm y tế, v.v... Đây là
đặc điểm phân biệt giữa CTYT với các chất thải từ các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt khác.
- Thành phần CTYT gồm:
+ Thành phần vật lý: Bông vải sợi: Gồm bông băng, gạc, quần áo, khăn
lau, vải trải, v.v… Giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh.
Nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây chuyền máu, túi đựng. Thủy tinh: Chai lọ, ống
tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm. Kim loại: Dao kéo mổ, kim tiêm. Thành

phần tách ra từ cơ thể: Máu mủ từ băng gạc, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ.
+ Thành phần hóa học: Vơ cơ: Hóa chất, thuốc thử, v.v…Hữu cơ: Đồ vải
sợi, phần cơ thể, thuốc, v.v… Thành phần sinh học: Máu, bệnh phẩm, bộ phận
cơ thể bị cắt bỏ, v.v…
Có nhiều cách phân loại CTYT tùy theo từng quan điểm khác nhau:
- Theo nguồn gốc phát sinh CTYT được chia thành 03 loại: CTYT từ
phịng thí nghiệm, chất thải dược phẩm và chất thải bệnh phẩm. Nhóm CTYT
từ phịng thí nghiệm gồm găng tay, ống nghiệm, các vật cấy, cất giữ các chất
gây bệnh, túi máu và các chất thải khác từ phịng thí nghiệm để nghiên cứu
bệnh tật, huyết học, truyền máu, vi sinh học, nghiên cứu mô học, v,v ... Chất
thải dược phẩm gồm thuốc quá hạn sử dụng hồn trả lại, thuốc phịng bệnh,
thuốc bị đổ hoặc hư hỏng hay phải bỏ đi vì khơng cần giữ các chất trị xạ. Chất
thải bệnh phẩm gồm mô người có thể bị nhiễm bệnh hay khơng nhiễm bệnh,
nội tạng, các chi, các bộ phận cơ thể người, nhau thai và các thi thể người, xác
động vật và mô động vật phịng thí nghiệm, v.v...
- Căn cứ vào dạng tồn tại, có thể phân loại CTYT thành chất thải rắn
(CTNH lây nhiễm, CTNH không lây nhiễm và CTYT thông thường), nước
13


thải y tế và khí thải y tế.
- Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học, chất thải trong các
CSYT được phân thành các nhóm sau đây:
+ Chất thải lây nhiễm, bao gồm chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải
lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và chất thải
giải phẫu.
+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm;
+ Chất thải phóng xạ (Theo Thơng tư 22/2014/TT-BKHCN ngày
25/8/2014 cuả Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải
phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng- gọi tắt là Thơng tư 22/2014, thì

chất thải phóng xạ là chất thải chứa các nhân phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm
bẩn các nhân phóng xạ với mức hoạt động lớn hơn mức thanh lý, trong đó
chất thải phóng xạ sinh học bao gồm chất thải có khả năng phân hủy sinh học
và chất thải sinh học y tế. Chất thải sinh học y tế là chất thải có khả năng thối
rữa hoặc gây bệnh phát sinh từ các hoạt động khám, chữa bệnh tại các CSYT,
phịng thí nghiệm y học và từ nhà xác14. Chất thải dạng này bao gồm chất thải
rắn phóng xạ (gồm giấy, khăn lau nhiễm bẩn phóng xạ; xilanh, kim tiêm
thuốc phóng xạ thải bỏ; bao bì, chai lọ đựng thuốc phóng xạ thải bỏ; quần áo,
giầy dép nhiễm bẩn chất phóng xạ và các vật thể nhiễm bẩn phóng xạ khác
được thải bỏ), nước thải phóng xạ (gồm nước thải bị nhiễm bẩn phóng xạ từ
phịng pha chế, phân liều thuốc phóng xạ; nước rửa chai lọ, dụng cụ làm việc
với thuốc phóng xạ; nước thải nhà vệ sinh dùng cho người bệnh đã sử dụng
thuốc phóng xạ; giấy, khăn lau nhiễm bẩn phóng xạ) và nguồn phóng xạ kín
đã qua sử dụng15.
+ Chất thải y tế thông thường.
14 Khoản 3 Điều 2 TT 22/2014.
15 Điều 23 TTLT 13/2014 /TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế quy định
về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

14



×