Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tăng sức đề kháng cho bé yêu bằng xoa bóp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.46 KB, 6 trang )





Tăng sức đề kháng cho bé yêu bằng xoa bóp


“vuốt ve thắt chặt tình mẫu tử”. Bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương của mẹ dành
cho mình không chỉ qua ánh mắt yêu thương, những câu nói ngọt ngào mà còn qua
từng cái vuốt ve ấm áp của mẹ. Tuy nhiên, công dụng của việc vuốt ve, xoa bóp
cho trẻ không chỉ dừng ở đó mà hoạt động này sẽ giúp bé nâng cao hệ miễn dịch,
tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Lợi ích của việc xoa bóp đối với hệ miễn dịch
Vì sao việc xoa bóp lại có thể giúp bé gia tăng sức đề kháng của trẻ? Các nhà khoa
học đã chứng minh rằng, xoa bóp thường xuyên và đúng cách sẽ giúp tăng cường,
điều chỉnh hệ tiêu hóa, giúp máu lưu thông hoàn thiện hệ tuần hoàn và phát triển hệ
hô hấp còn non nớt của trẻ. Đặc biệt, đối với các bé sinh thiếu tháng, xoa bóp càng
có ý nghĩa hơn trong việc tăng cường hệ miễn dịch giúp bé có thể đề kháng tốt với
bệnh tật và vi khuẩn. Hoạt động này còn giúp kích thích giải phóng hormone – nội
tiết tố trong cơ thể (endorphins), giúp xoa dịu cơn đau và làm giảm quá trình lưu
thông của các nội tiết tố gây đau đớn căng thẳng trong máu của bé.
Nhóm nghiên cứu của trường đại học University of Warwick (Anh) cũng đã hệ
thống lại công dụng của xoa bóp cho trẻ sơ sinh trong bản báo cáo khoa học của
mình bằng những từ ngắn gọn: “Sleep More, Cry Less and Be Less Stressed” (ngủ
ngon hơn, ít khóc và hạn chế bị stress). Với việc bé có giấc ngủ sâu, ít thức giấc và
khóc quấy vào ban đêm, sức đề kháng của trẻ cũng được tăng cường theo. Giấc
ngủ liên quan mật thiết đến sức đề kháng của trẻ vì giúp phát triển các tế bào xung
kích tự nhiên – vũ khí của hệ miễn dịch có tác dụng tấn công vi khuẩn và các tế
bào ung thư. Từ 6 -12 tháng tuổi, bé cần ngủ khoảng từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày.

Bé được “tiếp thêm sức mạnh” chống lại bệnh và vi khuẩn nhờ xoa bóp
Lưu ý khi xoa bóp cho bé


Tuy nhiên, quy trình xoa bóp cho bé cần được thực hiện cẩn thận từng chi tiết.
Trong giai đoạn sơ sinh, làn da cũng như các bộ phận khác trên cơ thể bé rất nhạy
cảm và mỏng manh. Nếu không thực hiện đúng cách, những công dụng tuyệt vời
của xoa bóp không những không được phát huy mà còn “phản tác dụng”. Các bà
mẹ nên lưu ý những nguyên tắc vàng sau đây khi xoa bóp cho trẻ:
Vệ sinh – Xoa bóp cho bé cần chú trọng đến việc ngăn ngừa các nguy cơ vi khuẩn
xâm nhập cơ thể bé thông qua da. Mẹ cần rửa tay diệt khuẩn trước khi xoa bóp cơ
thể của bé. Móng tay cần cắt ngắn để hạn chế vi khuẩn và không làm tổn thương da
trẻ. Tóc mẹ nên buộc gọn gàng và tránh tối đa việc mồ hôi từ trán của mẹ rơi trên
da trẻ.
Lưu ý môi trường xung quanh để đảm bảo chiếc khăn hay tấm đệm đặt bé lên trên
phải được giặt sạch và tiệt khuẩn. Tránh gió, bụi, hạn chế mở cửa phòng cũng như
những người khác chạm vào bé trong suốt thời gian xoa bóp cho trẻ.
Thời gian – Không nên xoa bóp cho trẻ quá lâu trong một lần mà chỉ cần từ 3-5
phút đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, 5-15 phút đối với trẻ 6 – 12 tháng tuổi và tăng
dần thời gian theo khi bé lớn hơn. Mỗi ngày chỉ nên xoa bóp từ 1 – 2 lần. Nên thực
hiện vào sáng sớm hoặc buổi chiều, tắm bé sau khi xoa bóp.
Mỹ phẩm – Nếu sử dụng các loại tinh dầu xoa bóp như: oải hương, vani, chanh…,
mẹ cần bảo đảm chọn đúng loại thích hợp để không làm kích ứng da bé. Nên tham
khảo thêm ý kiến bác sĩ và nhân viên tư vấn tại cửa hàng để biết thêm cách sử
dụng, cách lựa chọn những sản phẩm này. Tuyệt đối không để tinh dầu rơi vào
mắt, mũi, miệng, tai của trẻ và lưu ý ngăn bé mút tay sau khi xoa bóp. Không đổ
trực tiếp tinh dầu lên da bé mà cho vào lòng bàn tay mẹ, xoa đều rồi mới tiến hành
quá trình xoa bóp. Tránh sử dụng dầu xoa bóp trên vùng mặt, đầu của bé để bảo
đảm an toàn.
Tình cảm – Để thắt chặt sợi dây thâm tình, khi xoa bóp cho trẻ, mẹ nên nhìn trẻ
bằng ánh mắt yêu thương; nói với bé những lời êm dịu và vuốt ve trẻ nhẹ nhàng.
Bé có thể cảm nhận được tình cảm của mẹ và phát triển ngôn ngữ qua những tiếp
xúc trực quan như thế.


Bé cảm nhận được tình cảm của mẹ khi xoa bóp

Những điều cần tránh:
Trong quá trình xoa bóp cho trẻ, mẹ nên lưu ý tránh những sai lầm không đáng có
để bảo đảm không làm tổn thương cơ thể mỏng manh của bé:
Khi da bé có dấu hiệu ửng đỏ hay bé tỏ ra khó chịu, cần ngưng ngay việc xoa bóp
và rà soát lại toàn bộ quá trình. Có thể mẹ đã không xoa bóp bé đúng cách, thời
gian thực hiện quá lâu…
Không nên xoa bóp khi bé bị ốm. Khi bé có triệu chứng sốt, đau ốm, da bé sẽ càng
nhạy cảm hơn và việc xoa bóp trực tiếp lên cơ thể bé có thể bị phản tác dụng khiến
bé bị đau, dễ bị cảm lạnh hoặc ốm nặng hơn.
3 bước xoa bóp cho bé:
Xoa bóp mặt: Sử dụng ngón tay cái và nhẹ nhàng đẩy từ mũi ra đến 2 bên tai c
ủa
bé, vẽ thành mặt cười, tiếp đó đẩy qua gò má lên trán và cuối cùng nhẹ nh
àng xoa
bóp má bé.
Xoa bóp bụng: Sử dụng 4 ngón tay đặt nhẹ nhàng lên bụng bé, xoa bóp nhẹ nh
àng
theo vòng tròn thuận chiều kim đồng hồ trên bụng bé.
Xoa bóp ngực: Sử dụng mu bàn tay đặt nhẹ nhàng lên tim bé sau đó xoa
bóp ra 2
bên, chú ý lực đều và vừa phải.

×