Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bệnh thoái vị đĩa đệm đốt sống cổ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.51 KB, 4 trang )



Bệnh thoái vị đĩa đệm
đốt sống cổ
Đau vùng cổ là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở những người trên 40
tuổi do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống
cổ là nguyên nhân hay gặp.
Những tư thế nào gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ?
Bình thường cột sống cổ có 7 đốt sống, từ C1 đến C7. Giữa các đốt sống từ
C2 trở xuống có các đĩa đệm. Mỗi đĩa đệm dày khoảng 3mm, được cấu tạo
bởi các vòng sợi, mâm sụn và nhân nhầy. Khi cột sống di động nhân nhầy di
chuyển làm giảm lực tỳ đề lên các đốt sống. Ở những người trên 40 tuổi, đĩa
đệm bị thoái hóa, vòng sợi bị nứt rách gây thoát vị nhân nhầy ra khỏi giới
hạn của các vòng sợi gọi là thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có thể diễn ra từ từ trên cơ sở một đĩa đệm đã bị thoái hóa
hoặc khởi phát đột ngột sau một động tác cúi, nghiêng hoặc ưỡn cổ quá mức,
mạnh và đột ngột (động tác vặn cổ đột ngột trong một số bài massage, động
tác gập, ưỡn có quá mức trong một số bài tập Yoga ).

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Hầu hết là khởi hành từ từ, với biểu hiện đau mỏi và hạn chế vận động cột
sống cổ, đau sau khi ngủ dậy, vận động vài động tác đỡ đau. Những trường
hợp này bệnh thường diễn biến từng đợt. Tuy nhiên, có khoảng 15% bệnh
khởi phát đột ngột, sau một sang chấn cúi hoặc ưỡn cột sống cổ quá mức.
Tùy thuộc vào vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (TTĐĐCSC) mà bệnh có
thể có các biểu hiện khác nhau.
Đau, là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đau có thể khu trú ở vùng cổ hoặc
vùng vai gáy lan lên chẩm. Đau rát, đau nông ở vùng cổ do rễ thần kinh chi
phối, hoặc đau cơ vùng vai gáy. Đau tăng khi vận động cột sống cổ.
Đau vai gáy cấp tính hay vẹo cổ cấp: Đau vùng vai gáy một bên, thường
xuất hiện sau khi ngủ dậy. Đau tăng khi ho hắt hơi. Nguyên nhân thường do


lao động nặng hoặc bị lạnh gây nên tình trạng co cứng cơ đột ngột. Bệnh có
thể khỏi sau vài ngày nhưng dễ tái phát.
Đau vai gáy mạn tính: đau âm ỉ, khi tăng khi giảm. Hạn chế vận động cột
sống cổ khi gấp, duỗi, nghiêng, xoay, đôi khi có thể nghe thấy tiếng lạo xạo
khi vận động quay cổ.
Ấn vào mỏm vai cột sống cổ thấy đau, có điểm đau cạnh cột sống cổ, co
cứng cơ cạnh cột sống. Có tư thế giảm đau như: nghiêng đầu về một bên, vai
bên đau nâng cao hơn bên lành. Đau tăng lên khi vừa ấn đầu bệnh nhân
xuống vừa cúi, ngửa, xoay nghiêng cổ. Tầm vận động của cột sống cổ bị hạn
chế.
Hội chứng rễ thần kinh cổ: Gặp ở 100% trường hợp thoát vị đĩa đệm
cột sống cổ. Đau vùng gáy lan theo vị trí do rễ thần kinh chi phối. Thường
gặp ở một bên. Tùy theo vị trí đĩa đệm bị thoát vị và rễ thành kinh chi phối
mà đau có thể lan tới mỏm vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay, ngực vùng
trước tim. Tương ứng với cá vùng có cảm giác đau, người bệnh có thể có
biểu hiện yếu cơ delta, cơ nhịp đầu cánh tay, cơ duỗi các ngón tay, cơ gấp
ngón tay và cơ bàn tay
Lưu ý trong sinh hoạt khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Với những trường hợp cấp tính, cần nghỉ ngơi tuyệt đối (bất động 5 - 7 ngày
đầu) Với những trường hợp không cấp tính, nên nghỉ ngơi tương đối: tránh
những động tác làm bệnh nặng thêm như mang vác nặng, bẻ cổ, nên nằm
nghỉ khi đau nhiều. Ngoài ra, có thể bất động cột sống cổ bằng đai cổ, để cổ
trong tư thế thẳng. Tuy nhiên để tránh tình trạng phụ thuộc vào đai cổ phải
kết hợp điều trị và tập luyện. Tuy nhiên để tránh tình trạng phụ thuộc vào đai
cổ kết hợp điều trị và tập luyện nhẹ nhàng theo phương pháp vật lý trị liệu.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bị chèn ép dây thần kinh nên dùng thêm Tê
nhức chân tay Bảo Nguyên để hỗ trợ tình trạng tê buốt chân tay.

×