Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Luận án tiến sĩ: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.64 KB, 199 trang )

B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

NGUYN NGC TON

ĐảNG CộNG SảN VIệT NAM LÃNH ĐạO
XÂY DựNG QUÂN ĐộI NHÂN DÂN VIệT NAM
Về CHíNH TRị Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2011

LUN N TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hµ NéI - 2014


B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

NGUYN NGC TON

ĐảNG CộNG SảN VIệT NAM LÃNH ĐạO
XÂY DựNG QUÂN ĐộI NHÂN DÂN VIệT NAM
Về CHíNH TRị Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2011

Chuyờn ngnh: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 62 22 03 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS, TS Vũ Nhƣ Khôi
2. PGS, TS Nguyễn Xuân Tú

Hµ NéI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN

Nguyễn Ngọc Toàn


MỤC LỤC
Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

4

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

8

Chƣơng 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ

CHÍNH TRỊ (2001 - 2011)
1.1.
1.2.

28

Yêu cầu khách quan và chủ trương của Đảng xây dựng quân
đội về chính trị (2001 - 2005)

28

Đảng chỉ đạo xây dựng quân đội về chính trị (2001- 2005)

62

Chƣơng 2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI
VỀ CHÍNH TRỊ (2006 - 2011)
2.1.
2.2.

77

Những nhân tố mới tác động và chủ trương đẩy mạnh xây
dựng quân đội về chính trị (2006 - 2011)

77

Đảng chỉ đạo xây dựng quân đội về chính trị (2006 - 2011)

95


Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ (2001 - 2011)

113

3.1.

Kết quả và nguyên nhân

113

3.2.

Một số kinh nghiệm của quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng
quân đội về chính trị (2001 - 2011)

KẾT LUẬN

130
151

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

155


PHỤ LỤC

168


4
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011" là vấn đề nghiên cứu
đã được tác giả luận án quan tâm, ấp ủ và trăn trở từ lâu. Trên cơ sở tích luỹ
kiến thức, tham khảo kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học trong và
ngồi nước có liên quan, đồng thời dựa vào kết quả thực tiễn xây dựng quân
đội về chính trị trong tồn qn, thơng qua số liệu điều tra, khảo sát về chất
lượng chính trị ở một số đơn vị tiêu biểu từ năm 2001 đến năm 2011, được sự
giúp đỡ của, các nhà khoa học đã cho phép tác giả triển khai đề tài này.
Trong đề tài luận án, tác giả tập trung đi sâu làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn để luận giải quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011, qua đó
rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào q trình xây dựng qn đội về
chính trị hiện nay. Đây là một cơng trình khoa học độc lập, khơng trùng lặp
với bất cứ cơng trình khoa học nào đã công bố.
Kết cấu luận án gồm: Mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3
chương (6 tiết), kết luận, danh mục các cơng trình của tác giả đã công bố liên
quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của dân, do dân, vì dân, ra
đời do nhu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở
nước ta. Sức mạnh chiến đấu của quân đội là sức mạnh tổng hợp của nhiều

yếu tố, trong đó yếu tố chính trị - tinh thần là nền tảng, là ưu thế tuyệt đối.
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, mang bản chất giai cấp
cơng nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Quân đội nhân dân Việt


5
Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Bản chất của Đảng quy định bản chất giai cấp và mục tiêu, lý
tưởng chiến đấu của qn đội. Chính vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng,
lãnh đạo, giáo dục rèn luyện quân đội, Đảng luôn luôn coi xây dựng quân đội
nhân dân vững mạnh về chính trị là một nguyên tắc cơ bản nhằm làm cho
quân đội luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy
của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thực tiễn xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân đội
gần 70 năm qua đã khẳng định xây dựng quân đội về chính trị là nhân tố quyết
định sức mạnh của quân đội. Kể từ khi xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng
đầu tiên đến khi thành lập quân đội cách mạng (ngày 22-12-1944), trải qua
Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong thời kỳ hoà bình xây dựng
và bảo vệ đất nước, Đảng ln ln kiên định phương hướng xây dựng quân
đội về chính trị, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng
tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng quân đội về chính trị trong bối
cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong nước biến đổi nhanh chóng, phức tạp,
vừa có những thời cơ, thuận lợi mới, vừa phải đối mặt với những nguy cơ,
khó khăn, thách thức mới. Vì thế xây dựng quân đội về chính trị trong giai
đọan hiện nay đang đặt ra những vấn đề rất mới cả về nhận thức, tổ chức và
hoạt động thực tiễn, đòi hỏi phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng quân đội về chính trị, nâng chất lượng

tổng hợp, trước hết là chất lượng chính trị của quân đội để đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việc, đi
sâu làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng quân đội về chính trị trong thời
kỳ cách mạng mới, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2011, qua đó, góp phần đập


6
tan mọi âm mưu, thủ đoạn nham hiểm hòng "phi chính trị hố qn đội" của
kẻ thù, xây dựng Qn đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, bảo đảm cho quân đội luôn xứng đáng là lực lượng
nịng cốt trong cơng cuộc bảo vệ Tổ quốc và góp phần xây dựng xã hội chủ
nghĩa là cần thiết và cấp bách. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài:
"Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam
về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011" làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả lý
luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận án làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng qn đội về
chính trị từ năm 2001 đến năm 2011, tổng kết những kinh nghiệm, qua đó
nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng qn đội về chính trị
trong tình hình mới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011.
* Phạm vi nghiên cứu
Thời gian từ năm 2001 đến năm 2011, với quá trình Đảng lãnh đạo xây
dựng qn đội về chính trị trong tồn qn, trên phạm vi cả nước.
Phạm vi khảo sát: khảo sát điểm ở một số đơn vị, nhà trường trong toàn
quân, số liệu nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2011.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Đóng góp mới của luận án
- Đánh giá khái quát kết quả Đảng lãnh đạo xây dựng quân đội về chính
trị từ năm 2001 đến năm 2011.


7
- Rút ra những kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng
quân đội về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011.
* Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào tổng kết quá trình Đảng
lãnh đạo xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới. Kết
quả này góp thêm luận cứ để đấu tranh chống lại các luận điểm sai trái cố tình
xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy Lịch sử Đảng trong các nhà trường quân đội và làm tài liệu giáo
dục truyền thống cho các đơn vị trong toàn quân.


8
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1. Tài liệu nước ngồi liên quan đến đề tài
Đã có nhiều cơng trình, nhóm cơng trình của nước ngồi nghiên cứu liên
quan đến Đảng Cộng sản lãnh đạo xây dựng quân đội về chính trị. Tuy nhiên,
tác giả tập trung làm rõ các công trình, nhóm cơng trình khoa học của các tác
giả Liên Xơ trước đây và Trung Quốc, vì thực tiễn ở các nước này Đảng Cộng
sản đã thực hiện xây dựng quân đội về chính trị qua các thời kỳ lịch sử.
1.1.1. Những cơng trình khoa học xuất bản ở Liên Xô (trước đây)
V. I. Lênin vĩ đại là người sáng lập ra nhà nước xã hội chủ nghĩa và

quân đội của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Chính Người
cũng xác lập ra chế độ cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong xây dựng qn
đội kiểu mới và để lại những căn cứ lý luận khoa học và cách mạng của mặt
công tác này. Trong tác phẩm Tất cả mọi người hãy đấu tranh chống Đênikin,
Người khẳng định: “…Ở đâu mà cơng tác chính trị trong qn đội, cơng tác
của các chính uỷ làm được chu đáo nhất, thì... ở đấy khơng hề có tình trạng
lỏng lẻo trong quân đội, quân đội giữ gìn được trật tự tốt hơn, và tinh thần của
họ cũng cao hơn; ở đấy thu được nhiều thắng lợi hơn” [51, tr. 66].
Cuốn Tóm tắt lịch sử cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong các lực
lượng vũ trang Liên Xơ từ 1918 - 1973, của tập thể nhiều tướng lĩnh, do Đại
tướng A.A.Ê-pi-sép - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải quân
Liên Xô (Chủ biên) [122]. Là cơng trình khoa học tổng kết sâu sắc về q
trình hình thành và phát triển chế độ cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong
lực lượng vũ trang Liên Xơ qua các giai đoạn lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Liên Xô xã hội chủ nghĩa từ 1918 -1973. Tác phẩm đã trích lời của Lênin:
“Hãy chú ý đến cơng tác chính trị, đừng làm yếu cơng tác chính trị”; Người đã
gửi các cán bộ Đảng có trách nhiệm cho mặt trận với “mục đích kiểm tra cơng


9
tác chính trị, thúc đẩy, làm sống lại, đẩy nhanh tồn bộ nhịp điệu, làm khác đi
thì sẽ khơng có bước ngoặt nào về khí thế của bộ đội cả” [122, tr.5].
Cuốn giáo trình Cơng tác đảng - cơng tác chính trị trong các lực lượng
vũ trang Xơ - viết, của tập thể nhiều tác giả biên soạn, do Phó Tiến sĩ sử học,
Phó Giáo sư, thiếu tướng P.I.Các-pen-cơ làm chủ biên [16]. Nội dung cuốn
sách đã đề cập một cách hồn chỉnh và súc tích về cơng tác đảng - cơng tác
chính trị ở đơn vị cơ sở, vừa có tính lý luận chặt chẽ, vừa có tính thực tiễn cụ
thể và phong phú. Giáo trình coi trọng việc nghiên cứu kinh nghiệm cụ thể
của công tác đảng, công tác chính trị, sự tổng kết một cách khoa học tồn bộ
thực tiễn của những cán bộ chỉ huy, chính trị, kỹ sư và kỹ thuật tiên tiến; sự

phát triển những phương pháp sáng tạo trong việc giải quyết những nhiệm vụ
giáo dục cộng sản chủ nghĩa và huấn luyện chiến đấu. Là cuốn sách tham
khảo tốt đối với cơ quan chính trị, cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị, chính ủy,
chính trị viên và các trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cuốn sách đề cập
nhiều đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là đối với đội ngũ
cán bộ chính trị, chính ủy, chính trị viên: “Các cơ quan chính trị nghiên cứu,
lựa chọn, giáo dục đội ngũ cán bộ chính trị, chăm lo phát triển khả năng
nghiệp vụ của họ, đặc biệt chú ý đến số lượng rất lớn cán bộ chính trị ở đại
đội và các phân đội tương đương” [16, tr. 70].
Cuốn sách "Một số vấn đề công tác đảng - cơng tác chính trị trong các
lực lượng vũ trang Liên Xô" của Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phịng Liên Xơ
do Đại tướng A.A.Ê - pi - sép - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải
quân Liên Xô (Chủ biên) [38]. Với cương vị là một nhà lãnh đạo chủ chốt về
công tác đảng, cơng tác chính trị của qn đội Liên Xơ, tác giả đã bàn sâu
những vấn đề cơ bản như: Nên tăng cường sức mạnh của các lực lượng vũ
trang; tổ chức và nội dung của cơ quan chính trị và các tổ chức đảng; vấn đề
trọng điểm của công tác đảng, cơng tác chính trị, cơng tác tư tưởng, rèn luyện


10
tư tưởng và bồi dưỡng lý luận cho đội ngũ sĩ quan nói chung và nhất là đội ngũ
cán bộ chính trị trong Qn đội và Hải qn Xơ - viết nói riêng.
Bàn về vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với các lực lượng
vũ trang Liên Xô tại chương 1, tác giả đề cập: Cương lĩnh của Đảng Cộng sản
Liên Xô cho rằng việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ
trang là một quy luật khách quan chi phối cơng cuộc xây dựng qn đội, đồng thời
vai trị và ảnh hưởng của các tổ chức Đảng trong Quân đội và Hải đội đã tăng lên.
Điều đó được chứng minh là đúng đắn [38, tr. 98]. Tính quyết định sự lãnh đạo
của Đảng đối với các lực lượng vũ trang Liên Xô trong cuốn sách cũng đề cập rất
rõ: Nhiệm vụ chính của các lực lượng vũ trang Liên Xơ trong giai đoạn hiện nay

là duy trì sự sẵn sàng chiến đấu thường xuyên. Nhiệm vụ đó chỉ có thể thực hiện
thắng lợi khi các chỉ thị và nghị quyết của Đảng và Bộ chỉ huy chiến đấu của
Đảng là Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được chấp hành một cách triệt để [38,
tr. 98]. Đảng Cộng sản và Ban Chấp hành Trung ương Đảng kiểm tra việc thực
hiện một loạt biện pháp thực tiễn trong lĩnh vực quân sự - từ việc xây dựng những
nguyên tắc về lý luận và phương pháp luận quyết định phương hướng xây dựng
quân đội đến việc hoàn thành thực tế các nhiệm vụ cụ thể có liên quan đến cơng
tác huấn luyện và giáo dục cán bộ và chiến sĩ [38, tr. 99].
Trong cuốn sách, tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của cơng tác giáo dục
chính trị - tư tưởng cho Qn đội và Hải đội: Trong khi rất chú trọng đến
trang bị kỹ thuật của Quân đội và Hải quân và phát triển nghệ thuật chiến
tranh, Đảng cho rằng con người xưa và nay bao giờ cũng là lực lượng chủ yếu
trong chiến tranh. Vai trị của cơng tác tư tưởng của Đảng trong Quân đội và
Hải quân, vai trò của cơng tác giáo dục chính trị - tinh thần và tâm lý cho cán
bộ và chiến sĩ nhằm đối phó với chiến tranh hiện đại đang tăng lên rõ rệt. Do
đó, vai trị của Đảng trong việc lãnh đạo các lực lượng vũ trang tăng lên cũng
do những nhân tố tinh thần và tư tưởng quyết định [38, tr.102].


11
Ở chương 3, tác giả đề cập khá rõ đến vị trí, tầm quan trọng của cơng tác
đảng, cơng tác chính trị đối với các lực lượng vũ trang: M.V. Phun-de gọi cơng
tác đảng, cơng tác chính trị là một loại vũ khí bổ trợ mới, đáng sợ đối với quân
thù. Định nghĩa đúng đắn ấy ngày nay vẫn còn giá trị của nó. Cơng tác đảng,
cơng tác chính trị tích cực, có mục đích, thấm sâu vào tất cả mọi mặt của đời
sống và hoạt động của các lực lượng vũ trang [38, tr.214-215]. Về vấn đề
quyết định nội dung của cơng tác đảng, cơng tác chính trị tác giả chỉ rõ: Nội
dung của công tác đảng, công tác chính trị được quyết định bởi nhiệm vụ cụ
thể của quân đội và bởi sự cần thiết phải thường xuyên tăng cường sức mạnh
chiến đấu của các lực lượng vũ trang và rèn luyện nó để đánh thắng bất kỳ kẻ

xâm lược nào trong những điều kiện khác nhau và phức tạp của chiến tranh
hiện đại [38, tr. 215].
Như vậy, trong các cơng trình khoa học của Liên Xơ, các tác giả đã đề
cập đến vị trí vai trị lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang Xô
viết; sự cần thiết phải tiến hành công tác đảng, cơng tác chính trị đối với lực
lượng vũ trang; mục đích, nội dung và cách thức tiến hành cơng tác đảng,
cơng tác chính trị của các lực lượng vũ trang; về vị trí tầm quan trọng của việc
thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội. Đây là những vấn đề
cơ bản, thiết thực để thực hiện xây dựng qn đội về chính trị.
1.1.2. Những cơng trình khoa học xuất bản ở Trung Quốc
Cuốn Giáo trình cơng tác chính trị của Qn Giải phóng nhân dân
Trung Quốc dùng trong các học viện, nhà trường trong thời kỳ mới do Chương
Tư Nghị làm Chủ biên [39]. Nội dung cuốn sách gồm lời nói đầu và mười phần.
Cuốn sách đề cập tương đối tồn diện về lĩnh vực cơng tác chính trị trong Qn
Giải phóng nhân dân Trung Quốc: Khái luận về cơng tác chính trị tư tưởng; nội
dung biện pháp xây dựng tư tưởng - văn hoá; xây dựng đảng bộ (đảng uỷ); xây
dựng cơ quan chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị; xây dựng công tác


12
chính trị cơ sở (thực chất là xây dựng đội ngũ chính trị viên đại đội); cơng tác
chính trị trong ngành hậu cần, các quân binh chủng, của học viện và nghiên
cứu khoa học quốc phòng, trong huấn luyện quân sự và chấp hành các nhiệm
vụ và cơng tác chính trị dân quân và nghĩa vụ quân sự.
Bàn về bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, tại phần I,
chương 2, các tác giả khẳng định: "Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng đối với
quân đội là nguyên tắc cơ bản xây dựng quân đội ta. Nhiệm vụ cơ bản của
cơng tác chính trị qn đội chính là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với
quân đội về chính trị, tư tưởng và tổ chức" [39, tr. 56].
Về nguyên tắc cơ bản về sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội:

Thứ nhất là, Quân Giải phóng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng một
cách hồn tồn tuyệt đối, vơ điều kiện. Trong bất kỳ tình huống nào quyết
khơng cho phép bất kỳ người nào tranh quyền với Đảng.
Thứ hai là, ngoài Đảng Cộng sản và cánh tay đắc lực của Đảng Cộng sản
là Đoàn Thanh niên cộng sản, có thể căn cứ theo chỉ thị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng được phát triển hoạt động trong quân đội.
Thứ ba là, mọi hoạt động của Quân Giải phóng nhân dân đều phải phục
tùng cho cương lĩnh đường lối, phương châm, chính sách của Đảng.
Xây dựng chế độ tổ chức đảng thực thi lãnh đạo hoàn bị đối với quân đội:
Trong thời kỳ đầu Hồng quân mới thành lập, Mao Trạch Đông đã thành
lập chi bộ đảng ở cấp đại đội, từ cấp tiểu đoàn trở lên thì thành lập đảng uỷ, từ
cấp đại đội trở lên đều thành lập đại biểu đảng (sau này đổi tên là uỷ viên chính
trị hay cịn gọi là chính trị viên), cấp trung đồn trở lên thì thành lập cục chính
trị và làm cho tổ chức này trở thành chế độ quy định, dựa vào chế độ này, làm
cho quân đội thay đổi tốt lên. Một số chế độ tổ chức này phát triển theo tình thế
phong phú dần lên. Chủ yếu những nội dung sau:


13
Một là, quyền lãnh đạo và chỉ huy cao nhất tập trung vào Trung ương và
Quân uỷ Trung ương.
Hai là, đơn vị cấp trung đoàn trở lên xây dựng ban chấp hành Đảng bộ
(tiểu đồn thì xây dựng ban chấp hành Đảng uỷ cơ sở) để làm cho bộ đội thực
hiện chức năng là hạt nhân đoàn kết và lãnh đạo thống nhất. Xác định thực hiện
chế độ "Thủ trưởng phân công phụ trách dưới sự lãnh đạo tập thể thống nhất
của Đảng uỷ, thực hiện chế độ cơ bản Đảng lãnh đạo quân đội".
Ba là, đơn vị từ cấp trung đồn và tương đương trở lên thiết lập chính uỷ
(uỷ viên chính trị)
Bốn là, từ cấp trung đồn và tương đương trở lên thiết lập cơ quan chính trị.
Năm là, đơn vị đại đội hoặc đơn vị cơ sở thì xây dựng cơ sở đảng. Ngồi

ra cịn xây dựng hệ thống quân sự và chế độ song quyền lãnh đạo của ban chấp
hành đảng bộ địa phương dưới sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương Đảng
trở thành sự đảm bảo của tổ chức và quân đội quán triệt chấp hành đường lối,
phương châm lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. [39, tr. 56-57].
Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là nhiệm vụ cơ bản của
cơng tác chính trị trong qn đội.
Đảng thơng qua cái gì để thực hiện việc lãnh đạo quân đội? Vấn đề quan
trọng là thơng qua cơng tác chính trị. Có hai cách làm cụ thể:
Thứ nhất là, cơng tác chính trị trong quân đội của Đảng thực hiện tư
tưởng lãnh đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đơng qn
triệt đường lối chính sách phương châm của Đảng, hoàn thành mọi nhiệm vụ
của Đảng đã quy định.
Thứ hai là, xây dựng cơ quan chính trị và thiết lập nhân viên cơng
tác chính trị, quản lý cơng tác tư tưởng và công tác tổ chức của Đảng trong
qn đội. Tồn bộ hoạt động của cơng tác chính trị được tiến hành dưới sự
lãnh đạo của Đảng và cũng đều đảm bảo phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng
trong quân đội.


14
"Cương lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc" được thông qua trong Đại hội
12 đã chỉ rõ: Sự lãnh đạo của Đảng chủ yếu là sự lãnh đạo về chính trị, tư
tưởng và tổ chức.
Sự lãnh đạo của Đảng về chính trị chủ yếu là đường lối, phương châm,
chính sách của Đảng trong các thời kỳ khác nhau là sự thể hiện cụ thể cương
lĩnh của Đảng, là xuất phát từ thực tế, căn cứ vào tình hình thực tế khách quan
và chế định yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, là biểu hiện tập trung của giai
cấp vô sản và lợi ích căn bản của đơng đảo nhân dân [39, tr. 58].
Như vậy, các cơng trình khoa học nước ngồi đã góp phần khẳng định:
Vị trí, vai trị Đảng lãnh đạo quân đội; thực hiện chế độ công tác đảng, cơng

tác chính trị; chế độ chính uỷ, chính trị viên là qui luật khách quan trọng xây
dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vơ sản. Các cơng trình khoa học trên
cũng làm rõ yêu cầu khách quan phải tăng cường cơng tác chính trị của Đảng
đối với lực lượng vũ trang trong tình hình mới. Có một số cơng trình đề cập
khá tồn diện nội dung cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong qn đội qua
các thời kỳ lịch sử của nước mình.
1.2. Tài liệu trong nước liên quan đến đề tài
Vấn đề Đảng lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nói chung, lãnh đạo xây dựng qn đội về chính
trị nói riêng, đã có nhiều cơng trình khoa học, nhiều bài báo đề cập đến với
những mức độ khác nhau, góp phần quan trọng vào quá trình tổng kết lịch sử
chiến tranh cách mạng và khẳng định truyền thống cách mạng vẻ vang của
quân đội ta. Có một số cơng trình nghiên cứu tương đối tồn diện về q trình
Đảng lãnh đạo xây dựng qn đội về chính trị, tổng kết xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam về chính trị qua các thời kỳ cách mạng …
1.2.1. Bàn về những yếu tố tác động và yêu cầu xây dựng quân đội về
chính trị trong thời kỳ mới
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, "Tác động của
những biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến xây dựng quân đội nhân dân


15
Việt Nam về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới", Thượng tá, phó tiến
sĩ Trương Thành Trung (Chủ biên) [92]. Trong cuốn sách, các tác giả đã chỉ ra:
"Tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội đến xây dựng qn đội ta về
chính trị có thể nhận ra ở sự thúc đẩy hay cản trở của chúng tới chất lượng của
một số mối quan hệ chính trị - xã hội rất cơ bản đó là:
+ Quan hệ giữa qn đội với hệ thống chun chính vơ sản.
+ Giữa quân đội với dân tộc và nhân dân.
+ Quan hệ giữa lãnh đạo, chỉ huy và phục tùng; quan hệ cán - binh

trong đơn vị.
+ Quan hệ bạn - thù với tư cách là đồng minh hay đối tượng tác chiến
[92, tr. 14].
Các tác giả cũng đưa ra dự báo: Những tác động từ điều kiện kinh tế - xã
hội tới xây dựng quân đội về chính trị diễn ra phức tạp nhiều chiều. Do đó,
trong tương lai, mặt chính trị của quân đội sẽ biến đổi theo những chiều
hướng khác nhau, gồm cả những phát triển tích cực và những yếu tố trở ngại
cho việc giữ vững bản chất chính trị và sức chiến đấu của quân đội ta.
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, "Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai
đoạn cách mạng mới", Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hồi (Chủ
biên) [41]. Các tác giả đã chỉ rõ: Trong giai đoạn cách mạng mới - giai đoạn
đẩy mạnh thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh đất nước đang tiến hành sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế với những thời cơ và
thách thức đan xen phức tạp; chủ nghĩa đế quốc tiếp tục thực hiện âm mưu
chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, kết hợp "diễn
biến hồ bình" với bạo loạn lật đổ và khi cần thiết có thể tiến hành xâm lược
vũ trang hịng xố bỏ chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, chúng ráo riết thực


16
hiện mưu đồ xố bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã
hội và quân đội, thực hiện "phi chính trị hố" qn đội ta. Mặt khác, những
biến đổi về mặt kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cũng tác động
nhiều mặt đến hoạt động của quân đội ta, đặt ra nhiều yêu cầu mới về sự lãnh
đạo của Đảng đối với quân đội [41, tr. 6].
Nguyễn Mạnh Hưởng, Dương Văn Lượng, "Nâng cao giác ngộ mục
tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội trong tình hình mới" [46]. Các tác giả

đã tập trung trình bày những vấn đề cơ bản về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu
của quân đội ta; phân tích những tác động của tình hình thế giới, đất nước,
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới đến quá trình giáo dục giác
ngộ mục tiêu, lý tưởng cho quân đội trong tình hình mới. Các tác giả đã chỉ
rõ: Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới, vấn đề xây dựng quân đội vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
được giao trong giai đoạn cách mạng mới càng trở nên đặc biệt quan trọng.
Theo đó, việc giáo dục nâng cao giác ngộ mục tiêu lý tưởng chiến đấu cho
quân đội là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong xây dựng quân đội ta
hiện nay, nhất là xây dựng quân đội về chính trị [46, tr. 5-6].
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, "Tăng cường công
tác tư tưởng của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu
thời kỳ mới", Thiếu tướng, cử nhân Mai Hồng Bỉnh (Chủ biên) [98]. Từ sự
phân tích làm rõ vị trí vai trị của cơng tác tư tưởng và thực trạng công tác tư
tưởng trong quân đội trong tình hình cách mạng mới, các tác giả đã đi đến
khẳng định: Tăng cường công tác tư tưởng của Đảng trong quân đội nhân
dân Việt Nam là một địi hỏi khách quan của q trình xây dựng qn đội


17
theo phương hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,
đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa [98, tr. 26].
Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bình "Xây dựng Quân đội nhân dân Việt
Nam cách mạng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới" [8]. Bài báo
đã xác định rõ yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng
trong thời kỳ mới đó là:

- Tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thực sự là quân đội
của giai cấp công nhân Việt Nam mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin
đã xác định; làm cho quân đội ta luôn đủ sức chiến đấu, hoàn thành xuất sắc
mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó;
- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
của Đảng, giữ vững nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới, thực sự của dân
do dân vì dân;
- Tiếp tục xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, giữ vững và phát
huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", tạo ra cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội có
đủ sức đề kháng, chống lại sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, khơi
dậy và nhân lên các mặt tốt trong phẩm chất nhân cách và năng lực của người
cán bộ, chiến sĩ cách mạng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới;
- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, đặc biệt là xây dựng,
giác ngộ mục tiêu lý tưởng chiến đấu của các quân nhân.
Tác giả bài báo nhấn mạnh: Vấn đề có tính ngun tắc trong xây dựng
Qn đội nhân dân Việt Nam cách mạng đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh xác định ngay từ ngày đầu thành lập là, xây dựng quân đội vững mạnh


18
về chính trị, lấy xây dựng quân đội về chính trị làm cơ sở để xây dựng quân
đội vững mạnh mọi mặt. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này
là sẽ giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống cách mạng của quân đội
ta; làm cho quân đội ta thực sự trở thành quân đội cách mạng của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân. [8, tr. 66].
1.2.2. Bàn về quan điểm, chủ trương, nội dung, giải pháp của Đảng lãnh đạo
xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới
Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, "Một số vấn đề về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong thời kỳ mới" [110]. Cuốn sách
đã chọn lọc những bài tham luận của cuộc Hội thảo khoa học với chủ đề:
"Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam trong giai
đoạn mới của cách mạng" do Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự - Bộ
Quốc phòng tổ chức. Theo các tác giả, có thể có nhiều cách tiếp cận khái niệm
Đảng lãnh đạo quân đội, tuỳ theo từng ngành khoa học. Tiếp cận từ khoa học xây
dựng Đảng và thực tiễn Đảng lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong
sự nghiệp cách mạng có thể quan niệm: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân đội
nhân dân Việt Nam là sự tác động toàn diện của Đảng đối với quân đội trên các lĩnh
vực, chính trị, tư tưởng, tổ chức, thông qua phương thức, cơ chế đặc thù nhằm làm
cho quân đội giữ vững bản chất giai cấp công nhân, không ngừng nâng cao chất
lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; xứng đáng là lực lượng chính trị tuyệt đối
trung thành, lực lượng vũ trang sắc bén, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà
Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho [110, tr. 83]. Về Những giải pháp cơ
bản xây dựng Đảng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng quân đội trong giai
đoạn mới của cách mạng, tác giả cuốn sách xác định: Để thực hiện vai trị
lãnh đạo của mình đối với qn đội, Đảng phải được xây dựng vững mạnh về
mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phịng
trong giai đoạn mới của cách mạng. Vì vậy, đẩy mạnh công tác xây dựng


19
Đảng, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện nay cần thực hiện tốt một số
giải pháp cơ bản sau:
Một là, các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải đổi mới tư duy, nhận thức sâu sắc
về nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng quân đội trong giai đoạn mới của cách mạng.
Hai là, các cấp uỷ Đảng trong quân đội và ở các địa phương cần nhận thức sâu
sắc và đúng đắn về lãnh đạo nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng quân đội. Hiểu rõ và
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong xây dựng quân đội.
Ba là, đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh,

thành phố, cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược của quân đội về kiến thức quốc phòng,
xây dựng quân đội. [110, tr. 207-213].
Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự "Xây dựng Quân đội nhân dân
Việt Nam về chính trị", Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Thắng (Chủ
biên) [113]. Tập thể tác giả cuốn sách đã tập trung luận giải một số vấn đề lý
luận xây dựng quân đội kiểu mới về chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin,
quan điểm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam; đi sâu làm rõ quá trình lịch sử xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam về chính trị từ khi thành lập đến nay; khái quát và phân tích
những bài học kinh nghiệm trong q trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam
về chính trị. Trên cơ sở đó phân tích dự báo những yếu tố tác động đến xây dựng
quân đội về chính trị; đề xuất một số định hướng giải pháp cơ bản xây dựng quân đội
vững mạnh về chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng thành công và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Ở điểm 2, phần
thứ nhất, khi bàn về quan điểm xây dựng Quân đội nhân Việt Nam về chính
trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tác giả
viết: Trung thành và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về xây dựng
quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam



×