Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giảm thiểu tác hại của chất phóng xạ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.75 KB, 4 trang )




Giảm thiểu tác hại của
chất phóng xạ
Sự cố ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) làm rò rỉ một lượng
lớn chất phóng xạ ra môi trường. Vì vậy, ai cũng cần phải biết phóng xạ ảnh
hưởng như thế nào đối với sức khỏe và cách giảm thiểu tác hại của chúng.
Tác hại của phóng xạ
Khi lò phản ứng hạt nhân gặp sự cố, các hệ thống làm lạnh trục trặc, nhiệt độ
trong lò sẽ nóng lên quá mức, đặc biệt khi nhiệt độ lên quá cao, vỏ kim loại
bọc quanh nhiên liệu uranium của lò phản ứng tan chảy, các chất phóng xạ
cesium và iôt theo hơi nước thoát ra ngoài. Ngoài ra, những vụ nổ đều phơi
lõi của lò phản ứng ra không khí và hỏa hoạn kéo dài nhiều ngày đã đẩy chất
phóng xạ vào khói bụi bốc lên bầu trời, các chất phóng xạ phát tán theo gây
ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.
Cesium phóng xạ tích lại trong mô mỏng, không tồn tại được lâu trong cơ
thể, phần lớn mất đi trong vòng một năm. Tuy nhiên, nó tồn tại lâu trong
môi trường và có thể tiếp tục là vấn đề trong nhiều năm. Iôt phóng xạ sẽ ảnh
hưởng đến dân cư xung quanh khu vực bị nhiễm xạ. Loại iôt độc hại này có
xu hướng đọng lại ở tuyến giáp, làm tăng nguy cơ ung thư tế bào của tuyến
này.
Đối với những người bị nhiễm xạ nặng, có khả năng hệ thống phụ trách việc
sản sinh các tế bào máu, đặc biệt là tủy xương, bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
những bệnh ung thư thể lỏng như ung thư máu sẽ phát triển. Một liều lượng
phóng xạ cao có thể dẫn đến bệnh suy tủy.

Iodure kali có làm giảm nguy cơ tổn thương tuyến giáp?
Tế bào tuyến giáp sử dụng iôt để tổng hợp ra các hormone tuyến giáp. Rắc
rối là các tế bào tuyến giáp không phân biệt được iôt thường hay iôt phóng
xạ, cứ iôt là chúng tóm lấy. Các iôt phóng xạ sẽ được các tế bào tuyến giáp


bắt giữ và tại đây chúng sẽ phát xạ gây tổn thương cho tế bào tuyến giáp.
Những tổn thương này có thể là ung thư hoặc suy giảm chức năng tuyến
giáp. Mức độ thương tổn tế bào tùy thuộc vào nồng độ, thời gian tiếp xúc
với phóng xạ và quan trọng nhất là độ tuổi của đối tượng. Trẻ em dễ bị ung
thư tuyến giáp hơn so với người lớn khi tiếp xúc với phóng xạ.
Nếu được uống một lượng iôt thích hợp trước khi tiếp xúc với phóng xạ thì
iôt phóng xạ này sẽ không tích lũy lại trong tuyến giáp mà đào thải ra ngoài,
do đó tránh được nguy cơ gây thương tổn các tế bào tuyến giáp. Nguyên tắc
này được sử dụng trong những trường hợp bị ảnh hưởng bởi phóng xạ, loại
iôt được sử dụng là muối của iôt với kali, gọi là iodure kali (KI). Tuy nhiên,
việc chỉ định thời gian và liều lượng uống KI phải do cơ quan y tế có thẩm
quyền ở địa phương quyết định, không nên tự ý mua uống.
Rõ ràng chỉ một số ít trường hợp sử dụng KI mới đạt hiệu quả 100%, trong
những trường hợp đó cũng chỉ có ý nghĩa là KI giúp bảo vệ nạn nhân khỏi
những nguy cơ ung thư và suy giảm chức năng tuyến giáp. Nạn nhân vẫn có
thể bị đe dọa tổn thương gây ra bởi iôt phóng xạ và cesium cho những cơ
quan khác trong cơ thể.
Không phải đợi đến những thảm họa hạt nhân iôt phóng xạ mới có cơ hội tấn
công tuyến giáp. Iôt phóng xạ được sử dụng trong điều trị ung thư và bướu
độc tuyến giáp (bệnh Basedow), người bệnh được cho uống chất phóng xạ
và các tế bào ung thư và bướu sẽ bắt giữ nhiều iôt phóng xạ hơn các tế bào
tuyến giáp bình thường. Vào trong tế bào, iôt phóng xạ sẽ phát ra tia xạ làm
các tế bào ung thư và bướu tự tiêu diệt bởi tia xạ.
Iôt phóng xạ sẽ thải ra ngoài qua hơi thở, da, nước tiểu do vậy những
người được điều trị bằng iôt phóng xạ trong giai đoạn sau điều trị nên tránh
tiếp xúc gần gũi, thân mật với người khác, nhất là phụ nữ đang mang thai và
cho con bú.

×