Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiếng anh của sinh viên thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.77 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngoại ngữ - ngôn ngữ nước ngoài - chuyên ngành ngày càng được nhắc tới như
một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế là Công
nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình này, vấn đề đặt ra là ngành
giáo dục và đào tạo cần có những đổi mới cơ bản và mạnh mẽ nhằm cung cấp cho
đất nước những con người lao động có chuyên môn và hiệu quả cao trong hoàn
cảnh mới. Việc dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành ở bậc đại học và sau đại học
cũng không nằm mgoài mục tiêu trên. Ngoại ngữ chuyên ngành như "chiếc cầu
nối" kinh tế và văn hóa Việt Nam với thế giới bên ngoài.
Thế giới đang bước vào thời kì kinh tế tri thức. Xã hội mới phồn vinh ở thế kỉ XXI
phải là một xã hội của tri thức và dựa vào tri thức, vào tư duy sáng tạo của con
người. Để có thể vươn lên hội nhập vào cộng đồng thế giới, chúng ta phải học hỏi
kinh nghiệm của các nước tiên tiến, đồng thời cần biết áp dụng những kinh nghiệm
đó một cách sáng tạo, tìm ra được phương thức phát triển phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Khi tri thức xã hội thay đổi nhanh chóng theo nền
kinh tế tri thức thì người lao động cũng phải biết tự đổi mới kiến thức và năng lực
của mình cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Người
lao động phải có khả năng tự định hướng và tự vươn lên để thích ứng với đòi hỏi
mới của xã hội. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi đề cập đến các vấn đề cơ bản
hiện nay của ngoại ngữ chuyên ngành nói chung, ngoại ngữ chuyên ngành khoa
học kĩ thuật và công nghệ nói riêng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả dạy
- học để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập ở Việt Nam hiện nay.
Hà nội ngày 11 tháng 5 năm 2011


MỤC LỤC
Nội dung trang
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.................................................................3
2.Mục đích nghiên cứu đề tài............................................................3
3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu.......................................................4


4.Mục đích,nhiệm vụ.........................................................................4
5.Phương pháp nghiên cứu................................................................5
6.Cái mới của đề tài...........................................................................5
7.Ý nghĩa khoa học............................................................................5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.Một số vấn đề chung về vấn đề nghiên cứu
1.1:Khái niệm thế nào là phương pháp luận
nghiên cứu khoa hoc?.......................................................................5
1.2:Tầm quan trọng của tiếng anh trong thời đại hiện nay..............6
1.3:Khả năng tiếng anh của sinh viên
của các trường đại học nói chung....................................................7
CHƯƠNG 2:Thực trạng về khả năng tiếng anh của sinh viên trường đại
học Thương Mại...............................................................................8
CHƯƠNG 3:giải pháp về vấn đề nghiên cứu...................................9
3.1:giải pháp đôi với giáo viên giảng dạy.........................................10
3.2:giải pháp đối với sinh viên...........................................................12
A.Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay và
trong thời đại bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu. Làm thế nào để có thể đi
tắt, đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới? - Phải
đầu tư, phát triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ.
Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong
sự phát triển của đất nước. Nói chung, không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu
tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường
xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với
người Việt Nam hiện đại
Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi
dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một
ngoại ngữ, thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài, chủ yếu chỉ nhằm ứng phó,

lấy điểm trung bình để “qua ải” tại các kỳ thi như trình độ của đa phần sinh viên tốt
nghiệp đại học hoặc của một số viên chức nhằm hợp thức hóa bằng cấp tại Việt
Nam.
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
Năm 1492, Christopher Columbus - nhà thám hiểm nổi tiếng người Ý tiến hành
cuộc hải trình vòng quanh thế giới. Từ chuyến đi lịch sử này, ông có cơ sở thực
tiễn để chứng minh rằng, trái đất - nơi loài người đang sống có dạng hình cầu (The
world is global) . Nhưng lịch sử có logic của nó, hơn nửa thiên niên kỷ sau, dựa
trên những hệ quả thực tế và hiệu ứng cuộc cách mạng công nghệ thông tin - viễn
thông, dựa trên đời sống hiện thực của nền văn minh kỹ thuật số, nhà báo lão luyện
của tờ The New York Times - Thomas L. Friedman đã nêu lên thuật ngữ mới: Thế
giới phẳng (The world is flat). Vậy, Thế giới phẳng là gì? Trong thế giới đó, ngoại
ngữ có vai trò như thế nào?
3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là khả năng tiếng anh của sinh viên đại học Thương
Mại và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếng anh của sinh viên đại học Thương
Mại
Phạm vi nghiên cứu
• Về không gian:toàn thể giáo viên,sinh viên đang học tại trường đại học
Thương Mại
• Về thời gian:tôi nghiên cứu đề tài trong vài năm trở lại đây
• Về nguồn tài liệu
tôi có sử dụng -giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học của PGS-
TS Phương Kỳ Sơn(giảng viên trường đại học Thương Mại)
-nguồn tài liệu và ý kiến trên các báo và các diễn đàn sinh
viên
-giáo trình tiếng anh của trường đại học Thương Mại,trường
đại học ngoại ngữ,đại ọc ngoại thương......
4.Mục đích,nhiệm vụ

Mục đích:giúp cải thiện khả năng tiếng anh của sin viên trường đại học thương
mại
Nhiệm vụ:làm rõ tầm quan trọng của ngoại ngữ(đặc biệt là tiếng anh)
trong thời kỳ hội nhập
5.Phương pháp nghiên cứu
Để hiểu được vấn đề đang nghiên cứu,tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như:
• Lấy phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp chủ đạo
• Phương pháp khảo sát thực tiễn(điều tra,phỏng vấn...)
• Phương pháp thống kê
• Phương pháp phân tích tổng hợp
6.Cái mới của đề tài
Phần nào giải thích được vấn đề tại sao khả năng tiếng anh ủa sinh viên đại học
thương mại còn kém hơn các trường cùng khối ngành kinh tế và giải pháp nhằm
khắc phục vấn đề đó
7.Ý nghĩa khoa học
-Về lý luận:bổ sung được về mặt lý thuyết
-Về thực tiễn:nhằm nâng cao khả năng tiếng anh của sinh viên trường đại học
Thương Mại
B.Nội dung
Chương 1.Một số vấn đề chung về vấn đề nghiên cứu
1.1:Khái niệm thế nào là phương pháp luận nghiên cứu khoa hoc?
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một bộ môn khoa học nghiên cứu về
cách thức lựa chọn phương pháp trong nghiên cứu khoa học sao cho phù hợp, đạt
được hiệu quả cao nhất. Năm 1990 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã quyết định đưa môn
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào các chương trình đào tạo sau đại
học và đang dạy thử nghiệm ở bậc đại học ở nước ta.
1.2:Tầm quan trọng của tiếng anh trong thời đại hiện nay
Các nhà nghiên cứu đã thống kê rằng những người sử dụng được tốt ngôn ngữ
tiếng Anh rất có khả năng thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, thăng tiến nghề

nghiệp hoặc kinh doanh của mình. Những nghiên cứu đó cũng chứng minh rằng có
sự tương tác dữa khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh với mức thu nhập cao hơn,
di chuyển du lịch nhiều nơi hơn và thành công hơn trong kinh doanh thương mại.
Lý do đơn giản vì tiếng anh đã trở ngôn ngữ thông dụng nhất toàn cầu. Thông tin
theo WikiPedia:
• Có hơn 400 triệu người dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng
tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.
• Tiếng Anh có vốn từ lớn nhất trong tất cả ngôn ngữ với hơn 500.000 từ trong
quyển Oxford Dictionary.
• Là ngôn ngữ của khoa học công nghệ và kinh doanh vốn từ Anh càng ngày
càng thêm nhiều từ mới.
• Những quốc gia có thu nhập đầu người cao trên thế giới đều thành thạo tiếng
Anh hết, tiếng mẹ đẻ hoặc học trong trường.
• Tiếng Anh Trong Sự Nghiệp
Bất kể bạn chọn lối nghiệp nào, cho dù ngành tin học, kỹ thuật, du lịch hoặc
quản trị kinh doanh, có một khả năng giao tiếp tiếng Anh mạnh mẽ sẽ tăng
đáng kể xác suất thành công của bạn. Nói chung , bạn phải hơn hẳn những
người trong lĩnh vực nghề nghiệp và trên địa bàn như mình thì bạn sẽ có cơ
hội hơn.
Việt Nam giao dịch với khách hàng quốc tế và các nhà cung cấp 100% bằng
tiếng Anh, thậm trí cả các mails nội bộ luôn vì nhanh và chính xác hơn. Dĩ
nhiên hầu hết giờ nơi nào cũng bắt buộc phải chứng minh có bằng tiếng Anh
nhưng tôi cần nhấn mạnh là khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh THỰC
SỰ THÀNH THẠO mới là quan trọng!
Thật sự chỉ có một kiến thức sơ về tiếng Anh sẽ không giúp bạn phát triển
nghề nghiệp quan hệ quốc tế được. Khi nói chuyện với một người nước
ngoài trực tiếp, họ sẽ đánh giá đẳng cấp của bạn và giá trị của bạn đối với họ
bằng cách bạn sử dụng tiếng Anh. Nếu bạn nói chỉ ở mức trung bình, mọi
người sẽ nghĩ rằng bạn đang trung bình. Âm thanh thể hiện sự tự tin hay
không, mô tả ngắn gọn chính xác, phát âm chuẩn dễ hiểu, hiểu biết sài ngôn

ngữ ẩn và hài hước hay không và nhiều yếu tố khác nữa: tất cả cái đó thể
hiện đẳng cấp và giá trị so sánh của bạn và sẽ để lại một ấn tượng khó quên.
• Cơ Hội Cao Học và Tiếp Cận Thông Tin
Ngoài cơ hội sự nghiệp, học tiếng Anh giỏi có thể nâng cao cơ hội được
chấp nhận vào chương trình đào tạo tiên tiến nhiều trường đại học ở nước
ngoài. Trao đổi sinh viên và các chương trình hợp tác nghiên cứu càng ngày
càng mở rộng cho các trí thức trẻ ngày nay. Học tiếng Anh cũng có thể mở
rộng khả năng truy cập tin tức, thông tin và kiến thức. Hơn 90% các bài
How-To-Articles phần lớn được tạo ra chỉ bằng tiếng Anh. Bạn hầu hết có
thể tự dậy cho mình bất cứ kỹ năng gì nếu bạn chịu khó tìm và đọc những
nguồn tiếng Anh
1.3:Khả năng tiếng anh của sinh viên của các trường đại học nói chung
Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh giao cho nhóm nghiên cứu Trường
ĐH Khoa học xã hội - nhân văn TP Hồ Chí Minh đề tài nghiên cứu "Đánh giá hiệu
quả đào tạo tiếng Anh như một ngoại ngữ tại các trường đại học trên địa bàn TP Hồ
Chí Minh". Một phần kết quả từ đề tài nghiên cứu này đã được TS Vũ Thị Phương
Anh - Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP Hồ Chí
Minh và thạc sĩ Nguyễn Bích Hạnh - Trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn TP
Hồ Chí Minh công bố nhân tuần lễ Khoa học công nghệ và giáo dục đại học năm
2004.
Chính sách ngôn ngữ: Số 1 thế giới!
Theo đánh giá, nếu xét dưới góc độ chính sách ngôn ngữ, Việt Nam là một trong
những nước đặt nặng vai trò của năng lực ngoại ngữ trong đào tạo và sử dụng nhân
lực. Trong tuyển dụng, trình độ ngoại ngữ là một trong những yêu cầu quan trọng
để bổ nhiệm và lựa chọn nhân sự. Trong đào tạo, đa số các nước việc dạy ngoại
ngữ chỉ được thực hiện trong nhà trường phổ thông, thì ở Việt Nam đây vẫn xem là
môn học bắt buộc ở bậc đại học. Đó là chưa kể Bộ Giáo dục - Đào tạo còn có
những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về năng lực ngoại ngữ của sinh viên; trong đó
có những quy định như là điều kiện bắt buộc để được công nhận tốt nghiệp đại học,
là một trong những yêu cầu thi tuyển hoặc tốt nghiệp của các chương trình đào tạo

sau đại học, là điều kiện bắt buộc để được tham gia chương trình đào tạo sau đại
học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Chính sách thì được xem là hàng đầu
thế giới nhưng vì sao các đơn vị tuyển dụng nói riêng và xã hội nói chung lại đánh
giá không cao về trình độ ngoại ngữ của sinh viên?
Cử nhân: Tiếng Anh chưa đủ dự bị đại học!
- Có trên 50% sinh viên
cho biết có đi học thêm
tiếng Anh. Đây là một
con số đáng báo động vì
điều này cho thấy chương
trình đào tạo hiện nay
không đáp ứng được nhu
cầu học tập của một nửa
số sinh viên trong chương
trình mặc dù họ vẫn tham
gia mọi giờ lên lớp, mọi
bài kiểm tra và đa số đều
đạt !
- Chỉ có 3% sinh viên cho
biết có chứng chỉ tiếng
Anh quốc tế. Nếu quy đổi
theo chuẩn quốc tế thì hệ
thống chứng chỉ trình độ

×