Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh long biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.1 KB, 112 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là mơ hình kinh tế quan trọng, có mặt trong mọi
ngành, mọi lĩnh vực kinh tế và ở mọi thành phần kinh tế trên lãnh thổ đất nước. Chính
vì thế khu vực kinh tế DNVVN đã thu hút được một lực lượng lao động lớn trong xã
hội, tạo ra tổng sản phẩm quốc nội cho nền kinh tế và nguồn thu đáng kể cho ngân sách
quốc gia.
Doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng là loại hình kinh tế đuợc thành
lập hợp pháp theo luật doanh nghiệp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với
pháp nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, chính vì thế nó là mơ
hình kinh tế sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả nhất, có khả năng tiếp cận với khoa
học hiện đại, công nghệ tiên tiến, để biến lao động thủ cơng thành lao động sử dụng
máy móc hiện đại với công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản
phẩm tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới.
DNVVN được đánh giá là bộ phận năng động hoạt động có hiệu quả của nền
kinh tế, mức độ đóng góp của DNVVN vào nền kinh tế ngày càng lớn khoảng 39%
GDP, 32% tổng vốn đầu tư toàn nền kinh tế, sử dụng trên 90% số lao động có việc làm
thường xun, đây là bộ phận có vai trị quan trọng trong q trình sản xuất, lưu thơng
hàng hóa cung ứng dịch vụ, là tiền thân của q trình tích tụ tập trung vốn, tập trung
sản xuất trở thành những cơng ty, tập đồn kinh tế lớn cho nền kinh tế trong tương lai,
là bộ phận kinh tế quan trọng trong nền kinh tế hội nhâp.
Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển, Chính phủ đã hỗ trợ cho bộ
phận DNVVN bằng các chương trình chính sách : Chương trình tài trợ vốn, chương
trình hỗ trợ cơ sở hạ tầng là vấn đề mà Chính Phủ cùng các cấp và cả ngân hàng đang
hết sức quan tâm tìm các giải pháp tốt nhất để huy động vốn trong nền kinh tế, trong

1


bản thân doanh nghiệp cũng như nguồn vốn từ nước ngồi, và có vốn rỗi thì cần có giải
pháp để đầu tư vốn một cách có hiệu quả, đây vừa là nhiệm vụ vừa là thị phần đầu tư


tín dụng.
Hướng tới DNVVN là bước đi của nhiều ngân hàng thương mại. Đối với Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Long Biên, kể từ năm 2009
DNVVN được nhắc đến như một đối tượng khách hàng quan trọng, đoạn phân khúc thị
trường thể hiện rõ trong kế hoạch kinh doanh hàng năm. Vì vậy, sau khi hồn thành
chương trình đào tạo cao học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân tơi chọn đề tài “
Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Chi nhánh Long Biên” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc
sỹ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát: Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Long Biên”
Mục tiêu cụ thể:
-

Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về DNVVN, đồng thời làm rõ vai trò của

DNVVN đối với nền kinh tế quốc dân.
-

Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và vai trị tín dụng ngân hàng đối với sự

phát triển DNVVN,
-

Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh mở rộng tín dụng

DNVVN và các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng.
-


Trên cơ sở phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại

NHNNo&PTNT Chi nhánh Long Biên, đánh giá mặt thành cơng, những điểm cịn hạn
chế, ngun nhân của việc hạn chế và đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng
tín dụng cho nhóm đối tượng DNVVN tại Chi nhánh

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực trạng về tín dụng của NHTM đối với DNVVN
- Phạm vi nghiên cứu : Theo hình thức cấp tín dụng thì tín dụng NHTM đối với
DNVVN bao gồm: cho vay, cho thuê, bảo lãnh , thấu chi và các hình thức khác. Trong
phạm vi này tác giả chỉ nghiên cứu về thực trạng hoạt động cho vay DNVVN tại
NHNo&PTNT Chi nhánh Long Biên, giai đoạn 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012. Thuật
ngữ tín dụng đối với DNVVN trong luận văn được hiểu là cho vay đối với DNVVN
4. Câu hỏi nghiên cứu:
-

Những khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNVVN là gì

-

Tại sao phải mở rộng tín dụng đối với các DNVVN?

-

Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lại lợi ích gì cho
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Long Biên?


-

Làm thế nào để mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ?

3


5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu:
5.1

Khung nghiên cứu

Vai trò của DNVVN đối với sự phát triển kinh tế
Vai trị tín dụng ngân hàng đối với DNVVN
Khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của các DNVVN
Mở rộng tín dụng cho DNVVN

Các chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định lượng

Phương pháp mở rộng tín dụng

- Sự thoả mãn, hài lịng của KH về các SP tín dụng, trình độ cán bộ
Chỉ tiêu về quy mơ tín dụng
Chỉ tiêu về kết quả thu được trong hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu về chất lượng và an tồn tín dụng

Thực trạng hoạt động cho vay các DNVVN tại
NHNo&PTNT CN Long Biên


Đo lường kết quả mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại CN Long Biên

Thành công và hạn chế trong mở rộng cho vay

Đánh giá các nhân tố khách quan và chủ quan

Nguyên nhân hạn chế mở rộng cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh

Đưa ra các giải pháp, kiến nghị mở rộng hoạt động tín dụng
đối với DNVVN tại CN Long Biên

4


5.2 Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập thông tin, thống kê và xử lý số liệu
Sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh

của Chi nhánh: kết quả huy động vốn, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, cơ cấu dư nợ,
số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng...Q trình này cho phép thơng
kê được các số liệu nội bộ liên quan đến hoạt động kinh doanh, tín dụng của Chi nhánh
-

Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình mở rộng tín dụng đối với

DNVVN tại Chi nhánh theo thời gian: tình hình cho vay- thu nợ - dư nợ; cơ cấu dư nợ

cho vay đối với DNVVN; số lượng khách hàng vay vốn, tình hình nợ quá hạn và nợ
xấu; thu nhập từ hoạt động cho vay...
-

Phương pháp điều tra chọn mẫu
Để đo lường kết quả mở rộng tín dụng đối với DNVVN, luận văn sử

dụngphương pháp điều tra với nội dụng nhằm lấy ý kiến đánh mức độ hài lòng của các
DNVVN khi vay vốn của ngân hàng, cụ thể: danh mục sản phẩm dịch vụ, năng lực và
phong cách phục vụ, mức độ tin tưởng của DN đối với ngân hàng, đánh giá về cơ sở
vật chất…Sử dụng phiếu điều tra khảo sát tiến hành điều tra các doanh nghiệp vừa và
nhỏ có quan hệ tín dụng với ngân hàng
Phiếu điều tra gồm 2 phần, Phần 1: đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố tới
sự thỏa mãn của các khách hàng và phần 2 : đánh giá mức độ hài lòng của các
DNVVN khi vay vốn của ngân hàng. Phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert với 5 mức
được sử dụng, tương ứng với mức 1 là hồn tồn khơng đồng ý( hồn tồn khơng đồng
ý) ; mức 5 là hồn tồn đồng ý ( hoàn toàn quan trọng).

5


Chon mẫu số lượng là 200 DNVVN vay vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Long
Biên trong đó có : 52 doanh nghiệp siêu nhỏ, chiếm tỷ lệ 26%. 98 doanh nghiệp nhỏ
chiếm tỷ lệ 49%; 50 doanh nghiệp vừa chiếm tỷ lệ 26%. Về ngành nghề kinh doanh, có
102 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ 51%. Có
12 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng vận tải chiếm tỷ lệ 6%. Có 5
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 2,5%. 30 DN hoạt động
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ 15%. 38 DN hoạt động trong lĩnh vực tiểu
thủ công nghiệp, chế biến chiếm tỷ lệ 19%. 13 DN hoạt động trong các lĩnh vực khác:
chiếm tỷ lệ 13%.

5.3 Nguồn dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: Sổ sách kế toán, báo cáo nội bộ của Chi nhánh, các tài liệu nội bộ
khác; các bài báo tạp chí thơng tin hiệp hội chính quyền, các cơng trình nghiên cứu
khoa học trong và ngồi nước đã được cơng bố.
- Dữ liệu sơ cấp: từ nguồn điều tra, phỏng vấn.

6


7


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Các vấn đề về sự phát triển của các DNVVN, Ngân hàng hỗ trợ DNVVN và mở
rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN đã được đề cập trong rất nhiều các tài liệu,
cơng trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới.

1. Các nghiên cứu về Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được biết đến trên thế giới từ những
năm đầu thế kỷ XX, và khu vực DNVVN được các nước quan tâm phát triển từ những
năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, tùy tình hình đặc điểm kinh tế của từng nước mà có
khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ khác nhau.
Trong tài liệu“ Tổng quan doanh nghiệp vừa và nhỏ’” của tổ chức hợp tác va
phát triển kinh tế OECD năm 2000, đã đưa ra tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và
vừa của một số quốc gia và khu vực như sau:
Tại Nhật bản: doanh nghiệp sản xuất có dưới 300 lao động hoặc vốn đầu tư dưới
100 triệu Yên thì được coi là DNVVN

Tại Mỹ: DNVVN là doanh nghiệp có dưới 500 lao động hoặc có số vốn đầu tư
dưới 3,5 tr USD
Ở Italia: DNVVN là doanh nghiệp tư nhân và độc lập có số cơng nhân dưới 200
người và có tổng doanh thu dưới 400 tr EUR.

8


Mặc dù khu vực DNVVN đã được các nước quan tâm và phát triển từ những
năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên ở Việt Nam khái niệm DNVVN vừa mới được biết
đến từ những năm 1990 đến nay.
Trong cơ chế bao cấp, DNNN được chia thành doanh nghiệp loại 1, loại 2 loại 3
với tiêu chí phân loại là số lao động trong biên chế và phân cấp trung ương – địa
phương. Trong đó DNVVN tương ứng với Doanh nghiệp loại 2 và loại 3.
Trước năm 1998, một số địa phương tổ chức đã xác định DNVVN dựa trên các
tiêu chí khác nhau như: số lao động(dưới 500 người), giá trị tài sản cố định(dưới 10 tỷ),
số dư vốn lưu động(dưới 8tỷ), doanh thu hàng tháng(dưới 20 tỷ). Ngày 20-6-1998,
Chính phủ đã có cơng văn số 681/CP/KCN về việc định hướng chiến lược và chính
sách phát triển DNVVN. Theo cơng văn này, DNVVN là những DN có số vốn đang ký
dưới 5 tỷ đồng và số lao động thường xuyên là dưới 200 người. Ngày 23-11-2001, theo
Nghị định 90/2001/NĐ-CP thì DNVVN là Doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ
đồng và số lao động dưới 300 người. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên chính thức quy
định về DNVVN. Ngày 30-6-2009, theo NĐ56/2009/NĐ-CP; DNVVN được xác định
theo các tiêu chí ngành nghề, số lao động, tổng nguồn vốn. Cho đến nay đây là văn
bản mới nhất quy định việc phân loại DNVVN tại nước ta.
DNVVN là loại hình doanh nghiệp với quy mơ vốn và số lao động khơng địi
hỏi lớn so với loại hình DN lớn. Chính vì thế mà DNVVN dễ thành lập và phát triển,
do đó tại các quốc gia trên thế giới loại hình DNVVN có số lượng ngày càng tăng và
đóng góp của DNVVN đối với tồn nền kinh tế ngày càng lớn. DNVVN có vai trị hết
sức quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới.

Trong tài liệu “ Promoting SMEs for development”; báo cáo tại Hội nghị quản
lý các DNVVN tổ chức lần thứ 2 tại Istanbul, Turkey, năm 2004. Đã đưa ra các số liệu
thể hiện mức độ đóng góp vào GDP và việc làm tại các nước phát triển, các nước có
thu nhập thấp, các nước có thu nhập trung bình của DNVVN và khu vực phi chính

9


thức. Ở các nước phát triển: DNVVN đóng góp trên 55% GDP và 65% tổng số việc
làm; khu vực phi chính thức đóng góp trên 12% GDP và 18% tổng số việc làm. Ở các
nước có thu nhập trung bình: DNVVN đóng góp 40% vào GDP và 55% tổng số việc
làm, khu vực phi chính thức đóng góp 30% vào GDP và 49% tổng số việc làm. Ở các
nước thu nhập thấp DNVVN đóng góp 15% vào GDP và 31% tổng số việc làm; cịn
khu vực phi chính thức đóng góp đóng góp 45% vào GDP và 41% tổng số việc làm.
Như vậy, tầm quan trọng của DNVVN tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế. Ở các
nước thu nhập thấp, đặc biệt là trong nền kinh tế chậm phát triển, đóng góp của
DNVVN đến việc làm và GDP là ít hơn so với khu vực kinh tế phi chính thức. Trong
khi đó ở các nước càng phát triển thì tỷ lệ đóng góp của DNVVN đến việc làm và GDP
càng cao hơn so với khu vực phi chính thức. Các DNVVN mang lại lợi ích về mặt kinh
tế, vì thế mà ở các nước phát triển khuyến khích càng nhiều các doanh nghiệp, các chủ
thể có thể tham gia vào khu vực chính thức. Các nước đang phát triển cần có chính
sách phân chia lại khu vực chính thức và phi chính thức để tăng GDP và giải quyết vấn
đề việc làm.
Trong nghiên cứu “ Vai trò DNVVN trong cung ứng và tăng tốc độ lưu thơng
hàng hóa” của Thạc sỹ Nguyễn Đức Toàn; năm 2012 đã chỉ ra được những đóng góp
của DNVVN vào nền kinh tế Việt Nam: Các DNVVN của Việt Nam hiện nay chiếm
khoảng 98% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc với tỷ trọng GDP cung cấp cho nền
kinh tế của các DNVVN có xu hướng ngày càng tăng. Nếu năm 2002 chiếm 9,02%,
đến năm 2004 tỷ lệ này khoảng 24%–25,5%, năm 2006 tỷ trọng đóng góp khoảng 26%
GDP và năm 2009 tỷ trọng đóng góp hơn 30% GDP. DNVVN có vai trị trong tạo việc

làm và thu nhập cho người lao động: Năm 2008, số lao động hoạt động trong DNVVN
chiếm tỷ trọng 62,18%, với tổng mức thu nhập là 13.430.831 triệu đồng, trong khi đó
tổng thu nhập lao động tồn nền kinh tế là 21.599.509. Năm 2009, số lao động hoạt
động trong DNVVN chiếm tỷ trọng 66,74%, với tổng mức thu nhập là 18.807.110 triệu
đồng, trong khi đó tổng thu nhập lao động toàn nền kinh tế là 28.180.242 triệu đồng.

10


DNVVN cịn có vai trị trong việc thu hút vốn đầu tư. Năm 2008, phân theo qui mô
vốn cả nước có 154.766 DNVVN với số vốn đăng ký 348.033 tỷ đồng, tăng 17,35% so
với năm 2007; Năm 2009, phân theo qui mơ vốn cả nước có 186.254 DNVVN với số
vốn đăng ký 418.844 tỷ đồng, tăng 20,35% so với năm 2008.
Bên cạnh ba vai trò quan trọng trên của DNVVN đối với nền kinh tế, Trong
cuốn sách “DNVVN Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS Trần
Kim Hào, TS Nguyễn Hữu Thắng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Năm 2006 đã đưa ra
thêm các vai trị quan trọng khác của DNVVN: góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đóng góp khơng nhỏ vào
ngân sách nhà nước, đóng góp vào q trình tăng tốc độ cơng nghệ, đóng góp khơng
nhỏ vào xuất khẩu, là tiền đề tạo ra những doanh nghiệp lớn, làm lành mạnh môi
trường đầu tư và kinh doanh, ngồi ra cịn góp phần tạo ra mơi trường kinh tế mang
tính văn hóa thị trường, góp phần tạo ra những nhà quản lý giỏi.
Tóm lại, DNVVN có vai trị hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội
của mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do quy mơ hoạt động
nhỏ do đó các DNVVN rất cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và Ngân hàng
chính là kênh tài trợ vốn lớn nhất dành cho các DN này. Có rất nhiêu tài liệu phân tích
về vấn đề ngân hàng hỗ trợ vốn cho các DNVVN, sau đây luận văn xin đưa ra một số
các tài liệu nghiên cứu, bài viết tiêu biểu mà tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu.

2. Các nghiên cứu về việc hỗ trợ vốn của ngân hàng dành cho các

DNVVN
Trong tài liệu nghiên cứu “ Financing SMEs and Entrepreneurs” organisation
for economic co-operation and development; november 2006. Tài liệu đã đưa ra những
trở ngại của DNVVN trong việc tiếp cận nguồn tài chính: Do sự thiếu thơng tin về cả
hai phía ngân hàng và doanh nghiệp, do những quy định cứng nhắc hoặc thiếu sót trong
khuôn khổ pháp lý, do các sản phẩm và dịch vụ tài chính khơng đáp ứng được nhu cầu

11


của các DN. Các ngân hàng từ chối cung cấp tài chính cho các DNVVN bởi các
DNVVN thường là các cơng ty rất trẻ do đó thiếu điều kiện về tài sản đảm bảo, hoặc
các cơng ty có khả năng đạt được lợi nhuận lớn tuy nhiên nguy cơ thua lỗ cũng rất lớn.
Các DNVVN cho thấy mơ hình hoạt động sản xuất với sự biến động liên tục của tốc độ
tăng trưởng và thu nhập, với những biến động lớn hơn so với các công ty lớn, tỷ lệ
sống thấp hơn so với các công ty lớn. Cho vay DNVVN rủi ro hơn so với cho vay các
công ty lớn, do đó các khoản tín dụng dành cho DNVVN thường các Ngân hàng tính
với lãi suất cao hơn. Điều này làm khó khăn cho các DNVVN vay tiền vì giá tín dụng
là quá cao.
Trong bài viết “Banks can do more to help SMEs” năm 2011,đã đưa ra những
lợi ích của NHTM khi thực hiện hỗ trợ và tư vấn cho các DNVVN, bên cạnh lợi nhuận
đạt được từ việc hỗ trợ tín dụng, NHTM có thể tận dụng các mối quan hệ với DNVVN,
các NHTM có thể tiếp cận với số lượng lớn các DNVVN khác, ngồi ra có cả các cơng
ty lớn bởi hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một phần của chuỗi sản xuất, cung
ứng hàng hóa trong đó có người mua và nhà cung cấp liên kết với các công ty lớn của
địa phương hoặc đa quốc gia.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc cho vay đối với các DNVVN không những chỉ
đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, mà còn đem lại nguồn khách hàng tiềm năng cho các
ngân hàng và phát triển kinh tế đất nước. Do đó, cần phải mở rộng tín dụng đối với
nhóm khách hàng này.


3. Các nghiên cứu về mở rộng tín dụng đối với các DNVVN
Có rất nhiều nghiên cứu về mở rộng tín dụng đối với các DNVVN ở nước ta. Mỗi
một nghiên cứu lại tiếp cận phương pháp phân tích theo các chỉ tiêu khác nhau, nhưng
các tài liệu nghiên cứu đều đưa ra những nhận định, định nghĩa giống nhau về hoạt
động mở rộng tín dụng là sự tăng lên về quy mơ và chất lượng tín dụng. Cụ thể, luận

12


văn xin được trích một số quan điểm của các nghiên cứu đã được công bố trong nước
thời gian qua.
Luận văn thạc sỹ với đề tài “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị
Gấm, ĐHKTQD, năm 2010. Tác giả định nghĩa mở rộng cho vay là tăng quy mô và tốc
độ cho vay, tức là tăng dư nợ, tăng khối lượng khách hàng, tăng khối lượng tín dụng,
tăng thị phần và tỷ trọng cho vay. Bên cạnh các nội dung như: những vấn đề cơ bản về
cho vay và mở rộng cho vay của NHTM đối với DNVVN, thực trạng hoạt động cho
vay DNVVN tại NHNN, các giải pháp và kiến nghị. Tác giả sử dụng các chỉ tiêu đánh
giá hoạt động mở rộng cho vay gồm: số lượng khách hàng, dư nợ cho vay, cơ cấu cho
vay, tốc độ tăng trưởng dư nợ, nợ xấu và lợi nhuận. Tuy nhiên, các chỉ tiêu tác giả đưa
ra chỉ mới phản ánh tới việc mở rộng tín dụng về quy mơ, số lượng và đánh giá chất
lượng các khoản cho vay DNVVN mà khơng quan tâm tới mức độ an tồn trong hoạt
động cho vay cụ thể là việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng để thực hiện hoạt động cho
vay DNVVN.
Luận án tiến sỹ Võ Việt Hùng, năm 2009, Trường đại học TP Hồ Chí Minh, đề tài “
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả
cũng định nghĩa mở rộng tín dụng là sự tăng lên về quy mơ tín dụng, tuy nhiên mở
rộng tín dụng tín dụng theo tác giả còn bao gồm là cung ứng thêm cho thị trường
những sản phẩm tín dụng mới với chất lượng tốt hơn. Tác giả sử dụng các chỉ tiêu định

lượng để đo lường kết quả của hoạt động mở rộng tín dụng gồm các chỉ tiêu cơ bản
sau: Chỉ tiêu về hoạt động cho vay thể hiện qua tốc độ tăng trưởng về doanh số cho vay
và tốc độ tăng trưởng về dư nợ cho vay qua các năm; chỉ tiêu đo lường mức độ an tồn
trong hoạt động tín dụng thể hiện qua hệ số sử dụng vốn ngắn hạn, tỷ lệ nợ xấu. Chỉ
tiêu về kết quả thu được từ hoạt động tín dụng thể hiện qua tốc độ tăng trưởng thu nhập
từ hoạt động tín dụng, thu nhập mang lại từ hoạt động tín dụng. Điểm nổi bật của luận

13


văn là các chỉ tiêu về mặt định lượng đã đánh giá được cả về mặt quy mô, mặt chất
lượng và độ an toàn khi thực hiện hoạt động mở rộng tín dụng trên địa bàn. Tuy nhiên,
tác giả chưa đưa ra các chỉ tiêu định tính đo lường kết quả mở rộng tín dụng, hay nói
đúng hơn là đo lường mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm tín
dụng do ngân hàng cung cấp, chưa đánh giá được mặt chất lượng sản phẩm tín dụng
của ngân hàng, do đó chưa nhận xét được đầy đủ thực trạng mở rộng tín dụng về mặt
định tính.
Luận án tiến sỹ với đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng DNVVN
trong q trình hội nhập tại Quảng Ninh” của Ngiên cứu sinh Phạm Huy Văn, 10/2008
đã chỉ ra cơ sở lý luận về phát triển tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN trong q
trình hội nhập với các nội dung bao gồm: vị trí vai trị của tín dụng ngân hàng đối với
DNVVN, khái niệm đặc điềm DNVVN cùng với vị trí, vai trị và đặc điểm của
DNVVN, kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với các nước trên thế giới, thực
trạng, giải pháp phát triển tín dụng. Điểm nổi bật của luận văn này là đưa ra một số
kinh nghiệm của các nước phát triển về tín dụng ngân hàng đối với DNVVN. Tuy
nhiên luận án chưa chỉ ra được những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Bài viết của TS Nguyễn Văn Hưng và Ths Phạm Hùng Thắng ( NHNN Chi nhánh
Hà Nội) đăng trên website với nội dung “Đẩy mạnh tín dụng
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội”, năm 2011. Điểm nổi bật của bài viết
là qua việc phân tích thực trạng cho vay DNVVN của các TCTD trên địa bàn Hà Nội,

đã chỉ ra được những mặt hạn chế, tồn tại cho vay đối với DNVVN Hà Nội, chỉ ra các
nguyên nhân gây ra tồn tại đó, và trên cơ sở đó đã đề xuất một số nhóm giải pháp mở
rộng tín dụng đối với DNVVN. Tuy nhiên những giải pháp chưa gắn với hoàn cảnh của
nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này để có những định hướng cụ thể cho việc mở
rộng tín dụng.

14


Trong bài viết của THS Nguyễn Thị Mỹ Dung “ tín dụng ngân hàng cho các
DNVVN thời kỳ hậu khủng hoảng” Tạp chí ngân hàng 8/2010, đề xuất các giải pháp
nhằm mở rộng tín dụng để hỗ trợ vỗn cho DNVVN: xây dựng một cơ chế lãi suất linh
hoạt, phát triển các sản phẩm cho thuê tài chính, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng
đối với DNVVN. Tuy nhiên các giải pháp đề xuất còn hạn chế, chưa đa dạng và cụ thể.
Như vậy, qua đánh giá tổng quan các nghiên cứu và tài liệu trong và ngoài nước liên
quan đến DNVVN, hỗ trợ tín dụng và mở rộng tín dụng DNVVN, hệ thống các nghiên
cứu đã góp phần hình thành một cơ sở lý thuyết khá đầy đủ và rõ ràng về khái niệm
DNVVN, vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế, khái niệm mở rộng tín dụng, các chỉ
tiêu đánh giá mở rộng tín dụng và các giải pháp để mở rộng tín dụng dành cho
DNVVN. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đưa ra kinh nghiệm của các ngân hàng
trong nước trong việc mở rộng tín dụng và bài học kinh nghiệm rút ra.Cũng như các
chỉ tiêu phản ánh cịn thiếu sót, chưa chặt chẽ để đảm bảo mở rộng đi đơi với an tồn
vốn. Các giải pháp vẫn cịn mang tính chung chung, chưa cụ thể, chưa mang tính sáng
tạo và gắn liền với thực trạng kinh tế. Đây chính là khoảng trống mà luận văn sẽ tiến
hành nghiên cứu và bổ sung để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu. Đề tài luận văn tiến
hành nghiên cứu và phân tích thực trạng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Long
Biên, chỉ ra những thành công, hạn chế, các nguyên nhân gây ra hạn chế, từ đó đề xuất
các giải pháp để mở rộng tín dụng, các giải pháp này mang tính thực tiễn cao, phù hợp
với các chính sách của Chính Phủ, với hồn cảnh kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ,
hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các

DNVVN trong giai đoạn hiện nay.
Đến nay không có cơng trình khoa học nào đã cơng bố trùng lặp với cơng trình
nghiên cứu của tác giả, đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về mở rộng tín dụng đối
với DNVVN tại NHNo&PTNT Chi nhánh Long Biên trong giai đoạn 2009 đến 6 tháng
đầu năm 2012.

15


16


CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CÁC DNVVN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát hóa một số vấn đề cơ bản về DNVVN
1.1.1 Khái niệm về DNVVN
Nói đến DNVVN đó là nói đến cách phân loại doanh nghiệp dựa trên quy mô
lớn, nhỏ của các doanh nghiệp. Việc phân loại DNVVN phụ thuộc vào các tiêu thức
được quy định để phân loại quy mô doanh nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản trong khái
niệm DNVVN giữa các nước chính là việc lựa chọn các tiêu thức đánh giá quy mơ
doanh nghiệp và lượng hóa các tiêu thức ấy thông qua những tiêu chuẩn cụ thể. Mặc dù
có những khác biệt nhất định giữa các nước về quy định các tiêu thức phân loại
DNVVN, song khái niệm chung nhất về DNVVN có nội dung như sau:
DNVVN là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh
vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính
theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị thu được trong từng thời kỳ theo
quy định của từng quốc gia.
Khái niệm DNVVN mang tính tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát
triển kinh tế xã hội nhất định và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của

từng nước. Thông thường các nước có trình độ phát triển cao thì giới hạn quy định chỉ
tiêu quy mô lớn hơn so với các nước có trình độ phát triển thấp. Chẳng hạn như ở Nhật
Bản, các doanh nghiệp ở khu vực sản xuất có số vốn dưới 1 triệu USD và dưới 300 lao

17


động; trong thương mại quy định các doanh nghiệp có vốn dưới 300.000USD và dưới
100 lao động thì đều thuộc DNVVN. Ở Đài Loan quy định hiện nay trong ngành xây
dựng, các doanh nghiệp có số vốn dưới 1,4 triêụ USD lao động dưới 300 người; trong
cơng nghiệp khai khống các DN có vốn dưới 1,4 triệu USD, 500 lao động và trong
thương mại dịch vụ có doanh số dưới 1,4 triệu USD và dưới 50 lao động. Đa phần các
nước có sự phân biệt quy mơ các tiêu thức vốn, lao động sử dụng riêng cho những
ngành nghề, lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Tuy vậy vẫn có
một số ít các nước dùng chung một tiêu thức cho tất cả các ngành. Từng thời kỳ các
tiêu thức và tiêu chuẩn giới hạn lại có sự thay đổi cho phù hợp với đường lối chính
sách, chiến lược và khả năng hỗ trợ của mỗi quốc gia. Những tiêu thức phân loại
DNVVN được dùng làm căn cứ thiết lập những chính sách phát triển, hỗ trợ DNVVN
của các Chính phủ.
Ở Việt Nam, khái niệm DNVVN được quy định theo Nghị định số 56/2009/NĐCP ngày 30-6-2009 như sau:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy
định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn
vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế
toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí
ưu tiên), cụ thể:
Bảng 1.0.1:Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quy mô

Doanh nghiệp
siêu nhỏ

Số lao động

Doanh nghiệp nhỏ
Tổng nguồn
vốn

Số lao động

Doanh nghiệp vừa
Tổng nguồn
vốn

Số lao
động

18


I. Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản

10 người trở
xuống

20 tỷ đồng
trở xuống

từ trên 10
người đến

200 người

từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng

II. Công
nghiệp và xây
dựng

10 người trở
xuống

20 tỷ đồng
trở xuống

từ trên 10
người đến
200 người

từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng

III. Thương
mại và dịch
vụ

10 người trở
xuống


10 tỷ đồng
trở xuống

từ trên 10
người đến
50 người

từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng

từ trên
200 người
đến 300
người
từ trên
200 người
đến 300
người
từ trên 50
người đến
100 người

 Những đặc trưng cơ bản:
-

DNVVN tồn tại và phát triển ở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Theo số
liệu mới đây ở nước ta cho thấy, DNVVN chiếm trên 96% trong tổng số DN với
các hình thức: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ

phần, công ty TNHH, DN có vốn đầu tư nước ngồi.

-

DNVVN có khả năng thích ứng nhanh với các diễn biến của thị trường. Do quy mơ
của loại hình DN này nhỏ, dễ dàng chuyển hướng kinh doanh tùy theo sự biến động
của thị trường với mức chi phí về kinh tế thấp.

-

Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả. Việc thuê mướn lao động sản xuất và quản lý
doanh nghiệp dựa trên yêu cầu cơng việc nên nhìn chung là gọn nhẹ và phát huy
hiệu quả lao động

-

DNVVN có vốn ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh, hiệu quả.

1.1.2 Ưu điểm
Với quy mô sản xuất kinh doanh không lớn, việc thành lập một doanh nghiệp có
nhiều thuận lợi nên số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng nhiều lên.

19


+ Trong các ngành nghề dịch vụ, DNVVN thường gần gũi với thị trường, gắn
lièn và tiếp cận với khách hàng hơn so với doanh nghiệp lớn.
+ Do tính sở hữu tập thể và tư nhân, tài sản và tiền vốn là do họ bỏ ra nên có
tính quyết đốn cao, tính dân chủ cao, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm,
thường đi tiên phong trong việc cải tạo và đổi mới kỹ thuât, thích ứng với sự thay đổi

của kỹ thuật và thị trường mạnh.
+ Đứng dưới góc độ về vốn với doanh nghiệp, do sở hữu tư liệu sản xuất tập thể,
họ có khả năng tập hợp các nguồn vốn của nhiều phía góp vốn, thu hút được nhiều lao
động, cung cấp được nhiều việc làm cho đất nước và xã hội.
+ Doanh nghiệp cổ phần tập hợp vốn bởi các cổ đơng, do đó có thể mua bán, sở
hữu cổ phần, chứng khoán theo luật định.

20



×