Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Skkn công nghệ thông tin sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 14 trang )

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.Đặt vấn đề
Dân tộc Việt Nam ta có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến
công huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân
u của mình. Như chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Đã là người Việt Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử nước mình vì đó là
đạo lí mn đời của dân tộc “ Uống nước nhớ nguồn”. Thông qua môn Lịch Sử
học sinh tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lí làm người Việt Nam; vì
chính đó là cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc không phải chỉ ở
thời xưa mà cả ngày nay và mai sau.
Thế nhưng, trong nhiều năm qua, do những khó khăn về kinh tế, xã hội và
nhận thức chưa đúng về học bộ môn lịch sử nên chất lượng học tập lịch sử ngày
càng giảm sút, đến mức báo động như trong một chương trình “ chuyển động 24h
của VTV1 trước đây đã đưa một clip với một loạt câu hỏi phỏng vấn “ Quang
Trung và Nguyễn Huệ có mối quan hệ như thế nào?” thì một sự trả lời tự tin của
bạn học sinh: “Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai anh em” . Một câu trả lời mà
khiến cho những người làm công tác giáo dục và cụ thể là giáo viên dạy lịch sử
phải giật mình và suy ngẫm. Và một số học sinh hiểu rằng “Nguyễn Du là ông
của Quang Trung” và thậm chí các em cịn khơng biết được tên và ý nghĩa của vi
dùng tên của các vị anh hùng dân tộc để đặt tên cho các con đường, các trường


học chính nơi các em ở và học tập. Đúng là thật báo động và trăn trở. Một bộ
phận không nhỏ học sinh chưa nắm được hoặc còn mơ hồ về những kiến thức cơ
bản của lịch sử, kéo theo đó là những chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân
tộc dần giảm sút.
Ở nhiều nơi, giáo viên chủ yếu vẫn dạy học bằng phương pháp dạy học


truyền thống, giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền đạt hết những nội dung kiến
thức trong sách giáo khoa, còn học sinh cố gắng chép đầy đủ những nội dung mà
thầy cô đọc cho chép là đủ không cần mở rộng thêm nữa.Thế nên việc giảng dạy
của giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, chưa gây được hứng thú
học tập cho học sinh. Về phía học sinh, chưa chú tâm học tập, chưa chủ động suy
nghĩ, tìm tịi nhiều em vẫn cho rằng học môn Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự
kiện khô khan, Lịch sử là môn học nghiên cứu về quá khứ, mà quá khứ là những
cái đã qua không thể thay đổi được nên chỉ cho quá khứ chứ không áp dụng vào
thực tiễn.
Do đó muốn khắc phục được vấn đề này thì việc gây hứng thú học tập cho
học sinh là điều không thể thiếu trong giờ học lịch sử. Vì thế việc đổi mới phương
pháp sử dụng thiết bị dạy học môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở là việc làm vơ
cùng cần thiết. Và thực tế ngày nay thì ngành giáo dục vẫn luôn và đang tiếp tục
đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm,
người thầy giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, tìm tịi,
khám phá, lĩnh hội kiến thức mới. Vì vậy, mỗi giáo viên cần có sự chủ động, sáng
tạo tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp nhằm gây hứng thú học tập bộ
môn cho học sinh. Việc sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ cho việc đổi mới
phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong
việc đổi mới phương pháp dạy học. Và đối với bộ môn Lịch Sử, việc sử dụng đồ
dùng trực quan vào giảng dạy là một việc làm rất cần thiết, giúp các em dễ hình


dung lại sự phát triển của xã hội loài người và gây hứng thú học tập cho học sinh
qua các hình ảnh minh họa.
Thực tế nơi tơi đang cơng tác, học sinh của trường phần lớn là đối tượng học
sinh người dân tộc thiểu số và là con em gia đình nơng dân, đời sống kinh tế cịn
nhiều khó khăn, điều kiện học tập khơng có, học sinh ít được tiếp cận với các vấn
đề lịch sử, văn hóa chuyên sâu từ các kênh thơng tin. Và từ tình hình thực tế giảng
dạy, kinh nghiệm của bản thân. Qua tìm hiểu lắng nghe ý kiến của các giáo viên

cùng bộ mơn. Những ý kiến góp ý, chỉ đạo của Ban giám hiệu, các đồng chí tổ
chun mơn, với mong muốn sẽ tạo ra một giờ học lịch sử có hiệu quả, cuốn hút
học sinh tìm hiểu lịch sử một cách tích cực nhất. Tơi lựa chọn sáng kiến kinh
nghiệm để nghiên cứu là ” Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử
ở trường trung học cơ sở” .
2. Nội dung
1. Thực trạng vấn đề:
Xuất phát từ thực tiễn hiện nay có rất nhiều học sinh cho rằng môn Lịch sử
là môn phụ không quan trọng như các mơn Tốn, Lý, Hố cho nên thường lơ là
trong việc học tập và kết quả là chất lượng học tập của các em ở bộ môn lịch sử là
chưa cao. Cũng trong thực trạng hiện nay, bố mẹ thường hướng con em của mình
học những mơn khoa học tự nhiên để sau này ra trường dễ tìm việc làm, vì vậy mà
mơn Lịch sử khơng được coi trọng.Trong khi đó bộ mơn Lịch sử là mơn có tác
dụng rất lớn trong việc hình thành cho các em lịng u nước, tự hào về dân tộc,
biết phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ơng, hay nói cách khác, mơn Lịch sử là
mơn góp phần rất lớn trong việc hồn thiện nhân cách học sinh. Điều này rất phù


hợp với mục tiêu đào tạo của nền giáo dục nước ta, đó là đào tạo ra những con
người phát triển toàn diện cả đức lẫn tài
Và trong thực tế hiện nay việc dạy và học môn Lịch sử chưa hồn thành tốt
vai trị của mình. Bên cạnh nhiều giáo viên bộ môn Lịch sử rất mê và tâm huyết
với nghề, đầu tư vào trang giáo án, trình độ cao, chuyên môn vững, phương pháp
giỏi, thường xuyên cập nhật tri thức và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy nhưng vẫn có giáo viên trình độ chun mơn chưa cao, vẫn giữ phương pháp
đọc- chép, ít áp dụng và cải tiến phương pháp nên chưa gây được sự hứng thú
trong học tập bộ môn lịch sử cho học sinh. Một số giáo viên có mặc cảm, tự ti về vị
trí “ phụ” của mơn lịch sử mà khơng hứng thú trong việc tìm tịi nghiên cứu, bồi
dưỡng chun mơn dẫn đến chất lượng dạy học chưa hiệu quả. Về phía học sinh
nhiều em thực sự u thích mơn lịch sử, trong giờ học các em chủ động, tích cực,

say mê học tập, thực hiện các yêu cầu bài tập của giáo viên sau bài học, nhiều em
đạt điểm tốt trong các bài kiểm tra, chọn bộ môn lịch sử để dự thi học sinh giỏi cấp
huyện, cấp tỉnh… tuy nhiên có một số lượng khơng nhỏ học sinh có thái độ thờ ơ
với bộ môn lịch sử không hiểu hết tầm quan trọng của bộ mơn. Chính vì vậy học
theo kiểu đối phó, chỉ đơn thuần học thuộc qua môn, không hiểu bản chất, học
trước quên sau, không phát huy được tính tự giác trong mơn học. Chính thái độ học
tâp đó dẫn đến tình trạng học sinh khơng cịn “mặn mà” với mơn lịch sử.
Thực tế nơi tơi đang công tác xã Iako, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, là một xã
cịn đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế , đa phần là gia đình thuần nơng điều kiện
cho con em đi học là vơ cùng khó khăn.Vì phân nữa là người đồng bào dân tộc
thiểu số, đời sống còn đang thiếu thốn, cái ăn, cái mặc chưa đủ, nên ý thức đi học
khơng cao, dân trí thấp. Các em học sinh khơng có điều kiện tiếp cận với cơng
nghệ thơng tin để học và tìm hiểu. Trường học với cơ sở vật chất thiếu thốn mà
một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch sử là phải gây được


hứng thú, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh đó là cần phải có đồ
dùng như phịng bộ mơn, bản đồ, tranh ảnh, hiện vật, tư liệu lịch sử để tái hiện lại
hiện tượng, nhận vật lịch sử. Như vậy phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch
sử hiện nay còn nhiều hạn chế.
Và để khắc phục những khó khăn đó tơi thiết nghĩ phải ln đổi mới hình
thức và phương pháp dạy học. Việc dạy học  lịch sử chỉ với những phương tiện
truyền thống như bảng đen, lời nói của thầy giáo và một ít phương tiện dạy học
mang tính tĩnh (bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ) chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, mức độ
ghi nhớ của học sinh sẽ thấp và chóng quên. Trong khi đó nếu học sinh được xem
phim tư liệu, bản đồ, sơ đồ động (được thiết kế theo logic sự kiện), tranh ảnh với
màu sắc sinh động kết hợp với lời nói của giáo viên thì khả năng ghi nhớ của các
em sẽ tăng lên. Không những thế, nếu làm được điều này chúng ta sẽ tạo ra được
một bầu khơng khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các em đồng
thời khắc sâu những kiến thức mà các em tiếp thu được. Rõ ràng, việc kết hợp

cùng một lúc hai hay nhiều phương tiện truyền thông sẽ giúp cho nguời học
tiếp thu thơng tin nhanh, chính xác và nhớ lâu hơn.
2.2 Các biện pháp để giải quyết vấn đề
Ứng dụng công nghệ thơng tin vào dạy học lịch sử thì điều kiện cần có ở đây: Máy
tính, màn hình máy thơng tin hoặc màn hình máy chiếu.
Khi ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy lịch sử có thể áp dụng dưới các
hình thức sau:
Được sử dụng như một phương tiện bảng phụ, chiếu các lược đồ, tranh ảnh, vi deo.
Các tư liệu có liên quan để hỗ trợ cho bài học tìm hiểu lịch sử


Được sử dụng để xây dựng bài giảng điện tử để dạy học bài học lịch sử. Toàn bộ
kế hoạch lên lớp được lập trình sẵn. Các hoạt động dạy và học được thiết kế hợp lí
trong một cấu trúc chặt chẽ.
2.2.1 Sử dụng tranh ảnh, lược đồ, video, tư liệu lịch sử để minh họa cho nội dung
kiến thức.
Lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có
những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu
hơn. u cầu bộ mơn địi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện,
hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Cho nên khi
học lịch sử các em tị mị, hứng thú muốn biết về quá khứ, những gì đã diễn ra,
những sự kiện lịch sử, những trận đánh lịch sử hào hùng, muốn xem các bậc anh
hùng mà hằng ngày các em được nghe ca ngợi. Tất cả các em muốn thấy ở trước
mắt mình và muốn có cảm giác như đang sống cùng với thời kì lịch sử đó, và hình
ảnh, các video là nguồn tư liệu phong phú nhất khi ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học, có thể nói bài học nào có ứng dụng cơng nghệ thơng tin thì bài học đó
đều có hình ảnh minh họa, để giúp các em cùng sống lại với quá khứ lịch sử, khắc
sâu kiến thức .
Sau khi giáo viên đã trình bày song phần nội dung kiến thức của từng mục, từng
bài giáo viên nên đưa ra các hình ảnh minh họa cho nội dung bài vừa học qua đó

các em nhận thức được sâu hơn vấn đề cụ thể:

Khi học lịch sử 9 bài 24 Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân (1945-1946) Tìm hiểu phần I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng
Tám.


Giáo viên đặt câu hỏi: Sau cách mạng tháng Tám thì nước ta gặp những khó khăn
gì?
Học sinh trả lời những khó khăn mà nước ta gặp phải về mặt qn sự, chính trị,
kinh tế, tài chính văn hóa- giáo dục- xã hội. Giáo viên phân tích những khó khăn
trong đó có nạn đói năm 1944-1945 do Nhật –Pháp gây ra dẫn đến chết chóc. Giáo
viên chiếu hình ảnh về nạn đói 1945 để minh họa và cho học sinh thấy được tình

cảnh nơng dân lúc bấy giờ


Khi dạy bài 16 (Lịch sử 9) Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong
những năm (1919-1925) giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh di tích Bến cảng nhà
Rồng (nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước)

Ảnh nhà Rồng

Khi dạy xong bài 30 (Lịch sử 9): Hồn tồn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
(1973-1975) giáo viên có thế cho học sinh quan sát Dinh Độc Lập.

Đến với Dinh Độc Lập, các em sẽ được tận mắt chứng kiến một biểu tượng của
chiến thắng, hịa bình thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.



Khi dạy Lịch sử 6 Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X, giáo viên cho
các em xem những hình ảnh về các cơng trình kiến trúc của người Cham-pa, đồng thời
giới thiệu những nét đặc sắc trong các cơng trình kiến trúc đó.

Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam
Khi dạy về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) ( Lịch sử 7 bài 19) để tái hiện
lại hai trận đánh lịch sử kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược
giáo viên có thể sử dụng lược đồ để miêu tả, tái hiện diễn biến trận đánh cho học
sinh khắc sâu kiến thức.
Ở bài 12: Nước Văn Lang ( Lịch sử 6): Giáo viên có thể đưa đoạn phim Nước Nam Kí
sự - Nhà nước Văn Lang (nguồn Youtube) hoặc cho học sinh xem những hình ảnh về
Đền Hùng đặc biệt là những hình ảnh của Đền Hùng vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương, để
giáo dục cho các em công lao to lớn của các Vua Hùng trong sự nghiệp dựng nước, qua


đó các em nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát triển đất
nước. Thực hiện đúng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Các vua Hùng đã có cơng dựng nước.
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
Thực hiện lời dạy của Bác đó là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ
thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là
điều tất yếu. Với Bác Hồ, “giữ nước” trước hết là quyết tâm chiến đấu, hy sinh để bảo
vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập, thống nhất và chủ quyền của đất nước.

Ảnh Đền Hùng Phú Thọ ngày giỗ Tổ linh thiêng
Như vậy có thể nói thơng qua các hình ảnh, video, lược đồ mà giáo viên chuẩn bị
cho từng nội dung từng phần từng bài học giúp cho học sinh như sống lại cùng quá
khứ, minh họa và khắc sâu kiến thức lịch sử cho học sinh và các em nhớ bài được



tốt hơn. Không những thế với các video sống động, hình ảnh đầy màu sắc sẽ tăng
thêm, kích thích sự hứng thú tìm hiểu bài của học sinh hơn khi các em chỉ được
học qua những lời kể khô khan của giáo viên.
2.2.2 Sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng một bài giảng điện tử
Ở đây việc sử dụng cơng nghệ thơng tin khơng cịn đơn thuần chỉ là chiếu hình
ảnh, video để minh họa mà nội dung kiến thức cả một bài học xây dựng với cấu
trúc chặt chẽ . Từng mục của bài học được xây dựng để khai thác kiến thức, và
được thể hiện ngay trên ứng dụng công nghệ thông tin cả kênh chữ lẫn kênh
hình.Cứ như vậy tìm hiểu đến hết nội dung bài học. Và giáo viên sẽ chiếu nội dung
bài học lên màn hình và lần lượt hướng dẫn học sinh phân tích, tìm hiểu kiến thức
lịch sử
Quy trình xây dựng một giáo án ứng dụng công nghệ thông tin
a. Bước chuẩn bị tài liệu:
 + Xử lí phim:
+ Xử lí ảnh: 
b. Bước thiết kế bài giảng điện tử:
c. Bước lên lớp giảng dạy thực tế:
ví dụ khi soạn
a. Bước chuẩn bị tài liệu: Các phần mềm được sử dụng: PowerPoint 2003 (để thiết kế bài giảng);
Photozoom (để phóng các lớn các hình ảnh); paint (để chỉnh lí các hình ảnh);
window movie maker (để cắt các đoạn phim) Các tư liệu cần cho bài giảng: sau khi
định hướng bài giảng và các tài liệu cần thiết như một đoạn phim về Đinh Tiên
Hoàng và kinh đô Hoa Lư; sơ đồ về bộ máy Nhà nước thời Tiền Lê và lược đồ về
cuộc kháng chiến chống Tống.- Cách tìm và xử lí: chúng ta có thể khai thác các
đoạn phim này trên các trang web truyền hình , và đoạn phim tơi khai thác được có
tựa đề “Hoa Lư non nước Tràng An” của VTV1. Các hình ảnh và lược đồ Việt
Nam chúng ta có thể tìm kiếm trên www.googel.com.


+ Xử lí phim: chúng ta dùng WMM (windows movie maker) để tạo ra những đoạn

phim với hình ảnh và âm thanh phù hợp với bài giảng. Từ đoạn phim khai thác
được tôi đã tạo ra 2 đoạn phim với nội dung “những biện pháp của nhà Đinh” và
“kinh đô Hoa Lư”.
+ Xử lí ảnh: các hình ảnh chúng ta tìm được thường có kích thước nhỏ, độ phân
giải thấp nên phải dùng Photozoom để phóng lớn. Ưu điểm của phần mềm này là
khi phóng lớn hình ảnh vẫn khơng bị nh. Nếu là bản đồ thì chúng ta nên dùng
chương trình Paint để xố hết những kí hiệu, chữ viết để biến nó thành bản đồ câm
b. Bước thiết kế bài giảng điện tử: Trên cơ sở giáo án chúng ta có thể hiện thực hố ý tưởng thành giáo án điện
tử theo một trình tự các bước lên lớp. Theo kinh nghiệm giảng dạy thực tế chúng ta
nên có một slide chính sau đó tạo các liên kết đến các slide thành phần. Ở slide
chính và slide thành phần nên có các nút liên kết đến và quay về tranh chính để
giúp giáo viên chủ động hơn trong q trình điều khiển. Khi thiết kế giáo
án theo mơ hình này cần lưu ý: trang chính của giáo án chính là đề cương của bài
giảng. Từ trang chính, các tiểu mục lần lượt hiển thị từng phần, trên cơ sở đó
chúng ta có thể liên kết đến các slide thành phần và quay về trang chính để học
sinh có thể ghi nội dung bài học. Đối với sơ đồ và lược đồ chúng ta cũng cho hiển
thị từng phần theo ý tưởng của người dạy.
c. Bước lên lớp giảng dạy thực tế:
- Đầu tiên giáo viên nên tạo ra động cơ học tập bằng một câu nói của lãnh tụ ( ví
dụ: Dân ta phải biết sử ta …) hoặc đưa ra một nhận định về mục đích của việc học
lịch sử để gây sự hứng thú cho học sinh ở màn hình chờ
- Khâu kiểm tra bài cũ cần nêu câu hỏi và phương án trả lời để học sinh quan sát và
ghi nhớ kiến thức cũ
- Trang chính: Giáo viên cho hiển thị từng phần, từng mục giống như quá trình ghi
bảng đen. Từ đó tạo các siêu liên kết đến các tranh phụ có chứa câu hỏi và nội
dung từng phần hoặc đoạng phim, tranh ảnh, bản đồ
- Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học, giáo viên sử dụng câu hỏi trắc
nghiệm để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh hoặc sử dụng lược đồ
cho học sinh trình bày lại (nếu bài giảng có diễn biến của một trận đánh, một biến
cố, một cuộc chiến tranh …) để đánh giá kĩ năng.

- Cuối cùng là phần chuẩn bị cho bài mới: Giáo viên phải đặt ra các yêu cầu cụ thể
và hướng dẫn học sinh giải quyết các yêu cầu.
* Khi giảng dạy cần lưu ý:+ Nguyên tắc của việc sử dụng trực quan: nêu vấn đề
trước khi cho học sinh xem phim hoặc sơ đồ, bản đồ…trên cơ sở đó giúp học sinh


khai thác và rút ra kết luận. Nếu làm ngược lại thì những tư liệu mà chúng ta đưa ra
chỉ mang tính chất minh hoạ, khơng đem lại hiệu quả cho bài học
+ Để tạo nên hiệu quả,  khi sử dụng các đoạn phim câm (khơng có âm thanh), sơ
đồ, bản đồ… lời nói của giáo viên phải đi liền với các hiệu ứng để cho kênh âm
thanh và kênh hình ảnh luôn kết hợp nhuần nhuyễn với nhau.




×