Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn dạy học gắn liền thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh trong phần quang hợp ở thực vật – sinh học 11 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.1 KB, 22 trang )

BIỆN PHÁP:
DẠY HỌC GẮN LIỀN THỰC TIỄN NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ
HIỆU QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG PHẦN QUANG HỢP Ở
THỰC VẬT – SINH HỌC 11 NÂNG CAO
Họ và tên giáo viên: Võ Hoàng Tuấn Minh
Đơn vị:

Trường THPT Thị Xã Quảng Trị - Tỉnh Quảng Trị

I. MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ
trọng tâm "đột phá chiến lược" đó là: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục
từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Nghị quyết cũng đã đưa ra giải
pháp tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức, kĩ năng của
người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập

1

skkn


trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học tạo cơ sở để người học tự
cập nhật, tự đổi mới tri thức, phát triển năng lực.
Sinh học là môn học được lựa chọn trong nhóm mơn khoa học tự nhiên ở
giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Môn Sinh học hình thành, phát triển
ở học sinh năng lực sinh học, đồng thời góp phần cùng các mơn học, hoạt động
giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng


lực chung. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật gần gũi với
đời sống hằng ngày của học sinh. Sự phát triển của sinh học đang ngày càng rút
ngắn khoảng cách giữa kiến thức lí thuyết cơ bản với công nghệ ứng dụng. Môn
Sinh học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên, phát triển khả năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn và khả năng định hướng nghề nghiệp sau giáo dục phổ
thông.
Tuy nhiên thực tế giảng dạy môn Sinh học ở các trường phổ thông hiện
nay giáo viên chủ yếu chỉ chú trọng cung cấp kiến thức lí thuyết, rèn luyện kĩ
năng bằng các bài thi, bài kiểm tra lí thuyết, trắc nghiệm. Nhiều biện pháp dạy
học phát huy tính tích cực học tập cho học sinh vẫn chưa được thực hiện hiệu
quả trong đó dạy học gắn với thực tiễn còn nhiều hạn chế.

2

skkn


“Những gì tơi nghe, tơi sẽ qn; Những gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ; Những gì
tơi làm, tơi sẽ hiểu.” (Khổng Tử). Điều đó cho thấy tầm quan trọng của học tập
trải nghiệm từ thực tế. Từ đó tơi chọn biện pháp : “DẠY HỌC GẮN LIỀN
THỰC TIỄN NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ HIỆU QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH TRONG PHẦN QUANG HỢP Ở THỰC VẬT – SINH HỌC
11 NÂNG CAO”
II. NỘI DUNG
1. Đánh giá thực trạng
Hiện nay, việc học môn Sinh học trong nhà trường chưa được học sinh coi
trọng đúng mức. Mục tiêu học môn Sinh học cũng bị sai lệch bởi việc học môn
này của học sinh chủ yếu theo nhu cầu trước mắt là để thi tốt nghiệp và thi tuyển
sinh đại học. Trong khi đó, các trường đại học, cao đẳng có tuyển sinh khối B
(tốn, hóa, sinh) lại khơng nhiều, hơn nữa, có khá nhiều ngành liên quan đến

sinh học nhưng chưa thật sự cuốn hút người học nên dẫn tới thực tế là người học
ham mê môn Sinh học ngày càng giảm.
Việc dạy môn Sinh học trong nhà trường hiện nay mới chỉ dừng lại ở dạy lý
thuyết, sự gắn bó giữa “học” và “hành”, giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa bài học
và sự liên hệ với đời sống – xã hội... chưa được quan tâm thiết kế một cách bài
3

skkn


bản và thực hiện còn rời rạc ở các khâu trong q trình giáo dục. Chính vì thế
bản thân sinh học vốn là một môn khoa học thực nghiệm rất gần gũi nay với học
sinh lại là bộ môn khá “khơ khan” và khơng được u thích. Thói quen tiếp nhận
thơng tin lí thuyết một chiều từ giáo viên một cách thụ động làm mất đi sự say
mê, khả năng khám phá, sáng tạo, và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của học
sinh.
Theo khảo sát 82 học sinh ở 2 lớp 11A4 và 11A5 Trường THPT Thị Xã
Quảng Trị có đến 92,7% học sinh khơng hứng thú và khơng quan tâm đến môn
sinh học. Đa số học sinh không có thói quen và nhu cầu vận dụng kiến thức
được học vào thực tiễn. Mà nguyên nhân cơ bản là:
(1) Thứ nhất: Một bộ phận học sinh chưa tích cực trong học tập. Thái độ
học tập còn thụ động, chưa mạnh dạn trao đổi do chưa hiểu sâu, chưa nắm được
kiến thức, thiếu tự tin, thiếu sự tư duy trước những những vấn đề giáo viên đặt
ra.
(2) Thứ hai : Hứng thú và khuynh hướng học tập của học sinh cũng như
tâm lí của phụ huynh bị ảnh hưởng bởi xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại
nên chỉ hướng vào một số mơn khoa học nhất định, có lợi cho việc chọn nghề 
sau dẫn đến nhiều học sinh không chú ý đến môn sinh học.
4


skkn


(3) Thứ ba: Nội dung chương trình mang tính hàn lâm, nặng về lí thuyết
do đó bằng các phương pháp thơng thường giáo viên dạy khó thu hút được học
sinh, đặc biệt là học sinh yếu. Hơn nữa, giáo viên chưa tìm tịi các nội dung gắn
kết với thực tiễn để kích thích niềm say mê, tính tích cực, chủ động của học
sinh.
(4) Thứ 4. Kiến thức cung cấp cho học sinh thiếu sự mới mẻ, chưa có
thơng tin về sinh học hiện đại; tính thực tiễn, ứng dụng chưa cao, chưa sát với
thực tế. 
2. Biện pháp
2.1. Khách thể nghiên cứu
Chọn khách thể nghiên cứu là lớp 11A4, 11A5 Trường THPT Thị Xã
Quảng Trị - Tỉnh Quảng Trị. Lớp thực nghiệm (11A5) và lớp đối chứng (11A4)
tương đương nhau về: Số lượng học sinh, năng lực học tập môn Sinh học, giới
tính, điều kiện kinh tế - xã hội… Hai lớp có cùng một giáo viên dạy mơn Sinh
học
Bảng 1: Bảng tương quan giữa hai nhóm.
Các thơng

Học sinh các nhóm

tin

Kết quả năm học 2018-2019
Môn: Sinh học

5


skkn


Sĩ số

Nam

Nữ

G

K

TB

Y

K

Lớp 11A4

40

15

25

8

25


7

0

0

Lớp 11A5

40

13

27

7

26

7

0

0

2.2. Thiết kế
Lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương.
Bảng 2
Lớp


Kiểm tra trước tác

Tác động

Kiểm tra sau tác

động
11A5

động

- Khảo sát về hứng thú Dạy học gắn liền - - Khảo sát về hứng

Nhóm

của HS để xác định hai trải nghiệm thực tế thú

thực

nhóm

nghiệm

nhau.

tương

đương

- - Kiểm tra kiến thức

của HS

- Kết quả học tập năm
11A4

học lớp 11 đã được xác

- - Khảo sát về hứng

Nhóm đối định là tương đương, Dạy học bình
chứng

nên khơng kiểm tra thường
trước tác động.

thú
- - Kiểm tra kiến thức
của HS

2.3. Qui trình thực hiện
6

skkn


a. Chuẩn bị của giáo viên
(1). Xác định nội dung kiến thức có liên quan đến thực tiễn.
CHỦ ĐỀ
Bài 7: Quang hợp


KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN
- Vai trò của quang hợp
- Bộ máy quang hợp

Bài 8: Quang hợp ở các

- Một số đặc điểm phân biệt các nhóm thực vật C3, C4,

nhóm thực vật

CAM

Bài 9: Ảnh hưởng của

- Nồng độ CO2

các nhân tố ngoại cảnh

- Cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng

đến quang hợp

- Nhiệt độ
- Nước

Bài 10: Quang hợp và

- Quang hợp quyết định năng suất cây trồng

năng suất cây trồng


- Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua
quang hợp
- Triển vọng năng suất cây trồng

Bài 13: Thực hành tách

- Thực hành thí nghiệm tách chiết sắc tố

chiết sắc tố từ lá và tách
các nhóm sắc tố bằng
7

skkn


phương pháp hóa học
(2). Đề xuất các biện pháp thực hiện dạy học gắn thực tiễn: Gồm 4 biện pháp
sau:
* THIẾT KẾ BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC
VÀO THỰC TIỄN
Câu 1. Vì sao lá cây có màu xanh?
Cây xanh sẽ sinh trưởng thế nào nếu trồng trong nhà kính màu xanh lục?
Câu 2. Những cây có lá màu đỏ có quang hợp được khơng? Vì sao?
Câu 3. Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay
thành phần quang phổ như thế nào? Hai loại ánh sáng trên thích hợp với những
nhóm thực vật nào?
Câu 4. Khi chiếu sáng qua lăng kính vào 1 sợi tảo dài trong dung dịch có các vi
khuẩn hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi nhận thấy vi khuẩn tập trung ở 2 đầu
sợi tảo. Giải thích hiện tượng.

Câu 5. Tại sao ánh sáng màu đỏ lại cho hiệu quả quang hợp cao hơn ánh sáng
màu xanh tím?

8

skkn


Câu 6. Khi cây xanh được chiếu ánh sáng với một quang phổ đầy đủ và loại ánh
sáng đơn sắc tồn tia đỏ thì loại cây nào gây hiệu quả quang hợp cao hơn? Vì
sao?
Câu 7: Trên cùng 1 cây lá ở ngồi nhiều ánh sáng và lá trong bóng ít ánh sáng
có màu sắc và khả năng quang hợp khác nhau như thế nào?
Câu 8: Các loài tảo biển có màu sắc khác nhau, nguyên nhân của sự khác nhau
đó?
Cho các loại tảo: đỏ, vàng, lam, nâu, lục. Sắp xếp thứ tự có thể gặp từ mặt biển
đến đáy. Giải thích.
Câu 9.  Ở cây thuốc bỏng, nếu hái lá nhai vào buổi sáng sớm ta thấy có vị chua,
nhưng hái lá vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vị chua giảm nhiều). Giải thích.
Câu 10. Những đặc điểm thích nghi của thực vật CAM với điều kiện sống khơ
hạn?
Câu 11. Vì sao thực vật C4 và CAM khơng có hiện tượng hơ hấp sáng?
Câu 12. Vì sao thực vật CAM có năng suất sinh học thấp hơn thực vật C4?
Câu 13. Vì sao hơ hấp sáng gắn liền với nhóm TV C3 ?
Câu 14. Nếu trồng 2 cây trong điều kiện hoàn toàn giống nhau, cây 1 thải CO2,
cây 2 hấp thụ CO2. Nhận xét gì về 2 loài cây trên?

9

skkn



Câu 15. Nếu trồng 2 cây đậu giống hệt nhau trong điều kiện hoàn toàn như nhau
chỉ khác cường độ chiếu sáng. Sau hai tuần cây 1 có khối lượng tăng gấp đơi,
cây 2 có khối lượng khơng thay đổi. Giải thích?
Câu 16. Thế nào là hiện tượng tự tỉa thưa và tự tỉa cành ở thực vật?
Hiện tượng này xảy ra trong điều kiện nào?
Câu 17. Người ta làm thí nghiệm sau đối với 2 cây A và B:
Thí nghiệm 1: Đưa hai cây vào chng thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục sau
một thời gian thấy cây B chết trước cây A
Thí nghiệm 2: Trồng 2 cây trong nhà kín rồi điều chỉnh tăng nồng độ O2 lên
người ta thấy rằng năng suất quang hợp của cây A cao hơn cây B.
Hãy cho biết cây A, B thuộc nhóm thực vật nào? Vì sao?
Câu 18. Bằng kiến thức quang hợp, hãy làm rõ kinh nghiệm sản xuất nông
nghiệp mà ông cha ta muốn truyền đạt trong những câu trên
a. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
b. Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đỗ, trồng khoai, trồng cà
c. Đất đập nhỏ, luống đánh to
Xung quanh rắc đậu trồng ngô xen vào

10

skkn


Phân tro chăm bón thêm nào
Đậu ngơ hai gánh một sào khơng sai
d. Một lượt cỏ, thêm giỏ thóc
Câu 19. a. Hơ hấp sáng xảy ra ở những lồi thực vật nào sau đây: Ngơ, đậu, lúa,

cao lương, mía, hướng dương? Đề xuất biện pháp giảm thiểu hô hấp sáng?
b. Vì sao nói các cây như: lúa miến, ngơ, rau rền, mía, cỏ gà thuộc nhóm thực
vật có "hiệu suất cao"?
Câu 20. a. Vì sao phải bón CO 2 cho cây trong nhà lưới phủ nilon trước khi mặt
trời lặn và sau khi mặt trời mọc?
b. Giải thích tại sao khi nồng độ CO2 trong dung dịch ni tảo tăng thì bọt khí
ơxi lại nổi lên nhiều hơn.
Câu 21. Nêu một số mơ hình xen canh, gối vụ cây trồng ở địa phương em. Giải
thích cơ sở của biện pháp đó.
Câu 22. Đọc (nghe) câu chuyện:
NGƯỜI NÔNG DÂN VÀ CON QUỶ
Cho biết những cơ quan có giá trị mà anh nơng dân thu hoạch gọi là gì?
Phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế.

11

skkn


Câu 23. Trong thực tiễn sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng người nông
dân cần thực hiện những biện pháp nào?
Câu 24. a.  Một vùng khí hậu bị biến đổi trở nên khơ và nóng hơn nhiều thì tỉ lệ
các loài C3 so với các loài C4, CAM thay đổi như thế nào?
b. Đề xuất giải pháp thích ứng cho cây trồng để ứng phó với biến đổi khí hậu.
* TÌM HIỂU CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHỦ ĐỀ QUANG HỢP VÀO THỰC
TIỄN
- Trong nông nghiệp:
Chọn giống cây trồng, xác định mùa vụ, bố trí cây trồng, xen canh, gối
vụ cây trồng, các biện pháp kĩ thuật canh tác… hợp lí thúc đẩy hiệu quả quang
hợp.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu.
- Nền nông nghiệp laser: trồng cây bằng ánh sáng nhân tạo
- Sản xuất điện nhờ áp dụng quá trình quang hợp của cây
* TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO THÔNG QUA CÁC
DỰ ÁN NHỎ
Định hướng hs thực hiện dự án khảo sát và nghiên cứu với các chủ đề:
- Thực trạng vườn tạp địa phương và giải pháp cải tạo vườn tạp.

12

skkn


Định hướng tìm hiểu: Cơ cấu cây trồng trong vườn.
Bố trí các loại cây trồng.
Nguồn gốc các giống cây trồng.
Hiệu quả kinh tế mang lại.
-> Đề xuất giải pháp cải tạo vườn tạp.
- Mơ hình xen canh, gối vụ cây trồng ở địa phương có năng suất cao.
Định hướng tìm hiểu:
Trải nghiệm các mơ hình xen canh, gối vụ cây trồng ở địa phương.
Cơ sở của việc lựa chọn các đối tượng xen canh, gối vụ.
Hiệu quả mơ hình đem lại.
Đề xuất các mơ hình mới.
- Cải tạo khơng gian nhà phố bằng cây xanh
Định hướng tìm hiểu:
Nhu cầu trang trí nhà ở bằng xây xanh hiện nay.
Thực trạng việc bố trí, lựa chọn đối tượng cây trồng khơng phù
hợp.
Đề xuất ý tưởng cải tạo ban cơng, trang trí khơng gian nhà ở.


13

skkn


* TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIÊM THÔNG QUA CÁC THÍ
NGHIỆM, CÁC TIẾT THỰC HÀNH.
- Thực hành tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương
pháp hóa học.

(3). Thiết kế giáo án có sử dụng phương pháp đề xuất.
(4). Xây dựng thang đo hứng thú của học sinh trước và sau tác động.
(5). Xây dựng thang đo kiến thức để khảo sát kiến thức 2 lớp sau tác động.
b. Khảo sát hứng thú của học sinh trước tác động
- Xây dựng thang đo hứng thú: khi xây dựng thang đo, chúng tôi đã lấy ý
kiến của GV trong bộ môn.
- Khảo sát hứng thú của học sinh ở 2 lớp để xác định sự tương đương về
hứng thú của các nhóm tham gia nghiên cứu.
c. Tiến hành tác động
Sử dụng các biện pháp đề xuất: Thường xuyên vận dụng linh hoạt kiến
thức thực tiễn vào bài học với nhiều hình thức: Tạo tình huống để khởi động,
giải thích vấn đề , vận dụng – mở rộng kiến thức vào thực tiễn, thực hành thí
nghiệm chứng minh,….

14

skkn



Bảng 3: Thời gian tác động
Ngày dạy

Tiết

Bài

Nội dung

PPCT
14/10/2019

8

7

Quang hợp

21/10/2019

9

8

Quang hợp ở các nhóm thực vật

25/10/2019

10


9

Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến
quang hợp

02/11/2019

11

11

Quang hợp và năng suất cây trồng

30/11/2019

14

14

TH: Tách chiết sắc tố từ lá và tách các
nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học

d. Khảo sát hứng thú và kiểm tra kiến thức của học sinh sau tác động.
- Khảo sát hứng thú của HS 2 lớp.
- Kiểm tra 01 tiết về kiến thức
e. Thu tập và xử lí số liệu
Tơi đã thu thập dữ liệu về kiến thức và thái độ thông qua việc:
- Sử dụng thang đo thái độ trước và sau khi tác động đối với 2 lớp để
đo sự thay đổi về hứng thú của HS đối với nội dung được học


15

skkn


- Sử dụng thang đo kiến thức thông qua bài kiểm tra 1 tiết sau thời gian
tác động đối với hai lớp. (Bảng so sánh kết quả 2 bài kiểm tra môn Sinh học của
2 lớp 11A4 (lớp đối chứng), 11A5 (lớp thực nghiệm)
III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG
THỰC TẾ DẠY HỌC
1.Phân tích kết quả về hứng thú học tập của HS
Bảng 4. Phân tích kết quả trước và sau tác động
Lớp thực nghiệm 11A5

Lớp đối chứng 11A4

KQ khảo sát

KQ khảo sát

KQ khảo sát

KQ khảo sát

trước TĐ

sau TĐ

trước TĐ


sau TĐ

Mốt

12

19

14

15

Trung vị

14

21

15

16

Giá trị trung bình

14,8

21,8

15,5


16,6

Độ lệch chuẩn

3,8

4,2

3,6

4,1

Độ tin cậy rsb

0,92

0,89

0,89

0,91

P (TTEST) trước tác động:

0,21

P (TTEST) sau tác động:

0,0000001


Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của 2 nhóm sau tác động là :
16

skkn


0,84

25

20

Biểu

đồ

so

quả khảo sát

16.6
14.8

sánh kết

15
Lớp 11A4
Lớp 11A5

10


thú trước và

5

động

0

hứng
sau tác

Trước tác động

Sau tác động

* Trước tác động:
Từ số liệu ta thấy: Chênh lệch điểm khảo sát trước tác động là 0,7.
Kiểm chứng Ttest độc lập kết quả trước tác động giữa hai lớp là 0,21 lớn
hơn 0,05 cho thấy chênh lệch giữa điểm trung bình giữa hai lớp đối chứng và
thực nghiệm khơng có ý nghĩa.
* Sau tác động:
Điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 21,8 lớp đối chứng là 16,6. Điểm
trung bình lớp thực nghiệm cao hơn đối chứng là 5,2 cho thấy sự khác biệt rõ.

17

skkn



Kiểm chứng Ttest độc lập sau tác động cho kết quả 0,0000001 nhỏ hơn
0,05 rất nhiều cho thấy chênh lệch điểm trung bình giữa hai lớp ĐC và TN rất có
ý nghĩa, khơng phải do ngẫu nhiên mà do tác động.
2. Phân tích kết quả về kiến thức
Bảng 5. Kết quả kiểm tra 1 tiết
Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

11A5

11A4

Điểm trung bình

8,35

7,41

Độ lệch chuẩn

1,05

1,07

Giá trị

Giá trị P của TTEST

0,000071


Chênh lệch giá trị trung bình
0,88
chuẩn (SMD)

Từ kết quả phân tích dữ liệu thu được, cho thấy:
- Điểm TB của lớp thực nghiệm là 8,35 ; của lớp đối chứng là 7,41.
Điểm TB của lớp TN cao hơn lớp ĐC là 0,94.
- Kiểm chứng T-TEST độc lập kết quả kiểm tra sau tác động giữa 2 cho
giá trị P bằng 0,00007 nhỏ hơn 0,05 rất nhiều, cho thấy chênh lệch giữa điểm
18

skkn


TB giữa 2 lớp ĐC và TN rất có ý nghĩa . Điểm TB của lớp TN cao hơn điểm TB
của lớp ĐC là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động, nghiêng về lớp
thực nghiệm.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của bài kiểm tra 2 lớp là
0,88. Theo bảng tiêu chí Cohen, mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
8.6
8.4
8.2
8
7.8
7.6
7.4
7.2
7
6.8

Lớp 11A5

Lớp 11A4

Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra kiến thức giữa 2 lớp
Vậy kết luận: Dạy học gắn liền với thực tiễn đã năng cao hứng thú và hiệu quả
học tập cho học sinh trong phần Quang Hợp ở thực vật -Sinh học 11NC.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:

19

skkn


Qua thực hiện biện pháp tác động tôi nhận thấy: Dạy học gắn liền với
thực tiễn đã năng cao hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh trong
phần Quang Hợp ở thực vật -Sinh học 11NC.
Dạy học gắn liền với thực tiễn không chỉ giúp học sinh vận dụng kiến
thức đã có để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức mà còn vận dụng kiến
thức vào sản xuất đời sống, sinh hoạt hàng ngày: giải thích các hiện tượng tự
nhiên, các vấn đề sinh học trong nông nghiệp. Từ thực tiễn học sinh phát hiện
được các vấn đề thực tiễn liên quan. Từ đó đẩy mạnh thực hiện dạy học theo
phương châm: Học đi đôi với hành.
Dạy học gắn liền thực tiễn sinh động sẽ hình thành động cơ, hứng thú học
tập; rèn luyện kĩ năng tương tác giữa học sinh với học sinh; kĩ năng ứng xử
trong làm việc nhóm; chủ động sáng tạo tư duy hơn trong khám phá kiến thức.
Từ đó học sinh sẽ huy động một cách toàn diện về trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ
năng, phẩm chất và các quan hệ xã hội của bản thân trong quá trình tham gia;
yêu cầu người học phải sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định và thỏa mãn với kết

quả đạt được.

20

skkn



×