Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Skkn đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh theo định hướng dạy học tích hợp qua bài dạy đập đá ở côn lôn ( ngữ văn 8 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.29 KB, 42 trang )

Thông tin chung về sáng kiến
1.Tên sáng kiến:

i mi phng pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh theo định
hướng dạy học tích hợp qua bài dạy “ Đập đá ở Côn Lôn”( Ngữ văn 8 )
Bộ môn Ngữ văn cấp THCS.

2.LÜnh vùc ¸p dơng s¸ng kiÕn:

3.Thêi gian áp dụng sáng kiến: nm hc 2018-2019

4.Tác giả:

Họ và tên: ng Th Mai Hng

Năm sinh:
Nơi thờng trú:

1981
128 ng Trn Quang Khi- phng Nng Tnh

Trình độ chuyên môn:
Chức vụ công tác:

i hc
Giỏo viờn

Ni lm vic:

Trng THCS Hn Thuyờn.


in Thoi:

0911242655

5.Đơn vị áp dơng s¸ng kiÕn:

Tên đơn vị áp dụng sáng kiến : Trêng THCS Hµn Thun
Địa chỉ: Trần Bích San -Thành phố Nam nh-in thoi: 03503
847328

Trờng THCS Hàn Thuyên

1

skkn

GV: ng Th Mai Hương


BO CO SNG KIN
PHN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra s¸ng kiÕn:
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hóa với
mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội
nhập với cộng đồng quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối
cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng
đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn
nhân lực.Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết phải bắt
đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo đó là xác định những gì cần đạt được( đối
với người học) sau một quá trình đào tạo. Đồng thời do sự phát triển nhanh,
mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học cơng nghệ vì vậy phải coi

trọng dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của loài người, từ đó biết cách
vận dụng vào thực tế cuộc sống, trên cơ sở đó mà học tập suốt đời
Trước những yêu cầu trên Bộ giáo dục đào tạo đã thực hiện đổi mới
chương trình giáo dục phổ thơng, đặc biệt là tập trung vào việc đổi mới phương
pháp dạy học( PPDH). Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới
giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực
tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát
huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi
mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành
động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng
quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông. Luật Giáo dục số
38/2005/QH 11, Điều 28 quy định : Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh. Báo cáo chính
trị Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI cũng chỉ rõ: Đổi mới chương trình, nội
dung, phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện i ;
Trờng THCS Hàn Thuyên

2

skkn

GV: ng Th Mai Hng


nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục
truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng
thực hành... Hưởng ứng nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI “ Tiếp tục đổi mới

mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi
trọng và phẩm chất năng lực của người học , tập trung phát triển trí tuệ, thể
chất hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.”nên phương pháp dạy học môn
Ngữ văn cũng phải đổi mới theo tinh thần của Nghị quyết.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2018-2019 của trường
THCS Hàn Thuyên chúng tôi là việc thực hiện kế hoạch  giáo dục theo định
hướng phát triển năng lực phẩm chất cho HS, tăng cường  tổ chức các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, chú ý rèn đạo đức, lối sống, trách nhiệm làm người cho
học sinh là khâu" đột phá" với giải pháp đẩy mạnh chất lượng dạy học các môn
KHXH bằng việc tổ chức hoạt động NGLL, câu lạc bộ và ngoại khố nhằm thực
hiện đúng bản chất dạy – học tồn diện trong trường phổ thơng.
Cùng với chương trình-SGK theo tinh thần cải cách giáo dục, vấn đề
phương pháp dạy họcVăn đã trở thành yêu cầu đổi mới ngày càng cấp bách.
Môn Ngữ văn là một trong những môn công cụ nhằm hồn thiện nhân cách học
sinh, vì thế phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh chính là nâng
cao chất lượng cho mơn học này.Tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy
học Ngữ văn ở THCS là: Đề cao hoạt động tích cực, tư duy cảm nhận và ứng
dụng lý tưởng thẩm mĩ và kỹ năng văn bản vào cuộc sống cá thể và giao tiếp
cộng đồng của mỗi học sinh. Nghĩa là dạy văn phải vừa dạy cách cảm nhận, vừa
rèn cách hành động có văn hóa. Ở đó, vai trị tổ chức sư phạm giờ lên lớp của
người thày đã đổi khác: giáo viên khơng cịn đóng vai trị đơn thuần là người
truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, gợi
mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm
nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu
kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Học sinh l ch th
Trờng THCS Hàn Thuyên

3


skkn

GV: ng Th Mai Hng


tích cực trong tiếp cận tác phẩm,cảm nhận văn chương, lựa chọn ứng xử thẩm
mỹ và tự ứng dụng vào cuộc sống. Văn học phải thực sự là nhân học theo nghĩa
toàn diện (hiểu biết, tư tưởng, kỹ năng ). Từ đó HS khơng cịn ngại học Văn, trái
lại ln có hứng thú với mơn học
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, năm học 2014-2015, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục
tiếp tục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng tích hợp.Có thể nói một
trong những định hướng lớn về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo
hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh là việc tổ chức dạy học theo
hướng tích hợp. Qúa trình dạy học tích hợp lấy chủ thể người học làm xuất phát
điểm và đích đến, trong đó tích hợp là việc tổ chức nội dung dạy học của GV
sao cho học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát
triển được những năng lực cần thiết. Vậy tại sao phải dạy học tích hợp ? Đó là
do u cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng
cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực
tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội,
đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều mơn
học. Trong mơn học Ngữ văn,dạy học tích hợp là việc tổ chức các nội dung của
các phân môn: văn học, tiếng Việt, làm văn trong các bài học, giúp học sinh
từng bước nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc tiếp nhận và tạo lập
các văn bản thuộc các kiểu loại và phương thức biểu đạt. Mặt khác tính tích hợp
đó cịn thể hiện ở mối liên thông giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống,
liên thông giữa kiến thức, kĩ năng của môn Ngữ văn với các môn học thuộc

ngành khoa học xã hội nhân văn và các ngành học khác, nhằm giúp học sinh có
được kiến thức và kĩ năng thực hành tồn diện, góp phần giáo dục đạo đức cơng
dân , kĩ năng sống, hiểu biết xã hội ( giáo dục đạo đức, lối sống ; giáo dục pháp
luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng
Trêng THCS Hàn Thuyên

4

skkn

GV: ng Th Mai Hng


lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an tồn giao thơng...). Dạy học
theo hướng tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh,
có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ
đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp
những hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa, văn học, lịch sử, địa lý, phong tục, vốn
sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân vào giải quyết các tình huống
thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, giúp tiết kiệm được thời
gian, gây hứng thú học tập và kích thích sự suy nghĩ có hệ thống.Từ đó giúp các
em phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, phát triên ngôn ngữ…
Hiện nay trong xu hướng đổi mới cách dạy, cách học, giáo dục phổ thông
nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung
sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học
sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc
học. Dạy học không đơn thuần là truyền thụ cho người học một hệ thống tri thức
khoa học mà là dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào đời sống
thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của

cuộc sống. Nó nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá
trình nhận thức. Do vậy việc dạy học theo hướng tích hợp chính là giúp người
học chủ động, sáng tạo tự biến đổi bằng cách tích hợp các kiến thức từ các
nguồn khác nhau biến nó thành cái riêng của mình và nó thực sự giúp các em
phát triển được tư duy sáng tạo
Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã chọn đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh theo định
hướng dạy học tích hợp qua bài dạy “ Đập đá ở Cụn Lụn( Ng vn 8 )

Trờng THCS Hàn Thuyên

5

skkn

GV: ng Thị Mai Hương


PHN II. Mô tả giải pháp kỹ thuật
i.Mô tả giải ph¸p kü tht tríc khi TẠO RA SÁNG KIẾN:
Chương trình giáo dục định hướng năng lực là xu hướng giáo dục quốc
tế đã được bàn đến từ những năm 90 của thế kỉ XX khi chương trình giáo dục
nội dung định hướng nội dung dạy học khơng cịn thích hợp bởi phương pháp
mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động của người học
Trong nhiều năm học qua, phương pháp dạy học môn Ngữ Văn đã có
nhiều đổi mới, nhiều giáo viên đã thực sự là người tổ chức sư phạm khéo léo,
nhanh nhạy, luôn đặt học sinh trước tình huống văn học và gợi mở để các em tự
lựa chọn cách khám phá, tiếp nhận v ng x. Đại đa số giáo viên đều
thay đổi phơng pháp của mình theo hớng phát huy tính tích
cực của học sinh thông qua các phng phỏp v k thuật dạy học tích

cực như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo
dự ỏn .Trong một số giờ giáo viên đà triển khai tốt việc sử dụng
các đồ dùng và phơng tiện dạy häc .Vai trị của giáo viên khơng cịn là
người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động
học của học sinh cả ở trong và ngồi lớp học; Vì vậy, giáo viên các bộ mơn liên
quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy
học. Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong
dạy tích hợp, liên mơn.Nhiều nhà trường đã đầu tư phương tiện dạy học có thể
đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Sự phát triển của
CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta
triển khai tốt dạy học tích hợp.
Tuy vậy số giáo viên thường xuyên chủ động sáng tạo trong việc phối hợp các
phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn cịn nặng
về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải
quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thơng qua khả năng vận dụng tri
thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tinTrêng THCS Hàn Thuyên

6

skkn

GV: ng Th Mai Hng


truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và
hiệu quả cao .Việc dạy học theo hướng tích hợp liên mơn khiến một số khơng ít
giáo viên cảm thấy lúng túng bởi:
 + Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học
khác.

               + Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi
dạy theo chủ đề tích hợp, liên mơn, các giáo viên sẽ  vất vả hơn, phải xem xét, rà
sốt nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những
thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp.
. Định hướng dạy học tích hợp, liên mơn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại
nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng
lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
          

 + Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin , truyền thông) phục vụ

cho việc dạy học trong nhà trường  còn nhiều hạn chế nhất l cỏc trng nụng
thụn.
- Từ thực trạng khi giảng dạy bộ môn Ng vn nói chung và tiết
dạy 58 - Bài : “Đập đá ở Côn Lôn” (Ngữ văn 8) nói riêng, tôi nhận thấy
cần phải thực sự đổi mới phơng pháp thì mới thu hút đựơc sự
chú ý, gây hứng thú cho các em học sinh. Ngoài ra chúng tôi
cũng nhận thấy không nên dạy theo khuụn mẫu nh những gì đÃ
có sẵn, cần sử dụng linh hoạt các phơng pháp dạy học đồng
thời chỳ ý n s khác biệt về năng lực và sở thích của mỗi học sinh để tạo
điều kiện phát triển tối đa năng lc ca tng hc sinh. Bi vy tôi đà t chức
dạy học theo hướng tích hợp liên mơn vào việc dạy và học văn theo từng chủ đề,
từng bài dạy nhằm phát triển năng lực học sinh từ đó n©ng cao chÊt lỵng
häc tËp cđa häc sinh. Đối tượng áp dụng là học sinh lớp 8D, trường THCS
Hàn thuyên.
II. m« tả giải pháp kỹ thuật sau khi có sáng kiến:

Trờng THCS Hàn Thuyên

7


skkn

GV: ng Th Mai Hng


A. KHÁI QUÁT VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
DẠY HỌC TÍCH HỢP
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục
tiêu về đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần
có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng này.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái
gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương
pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng
kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường
việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng
tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học
tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên mơn cần bổ sung

các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các
vấn đề phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành
và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm
thơng tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của
Trêng THCS Hàn Thuyên

8

skkn

GV: ng Th Mai Hng


tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương
pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương
pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hồn thành
nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy
học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những
hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở
ngoài lớp...
Tài liệu tập huấn về Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THCS của Bộ giáo dục và
đào tạo đã chỉ rõ:
Để đáp ứng với yêu cầu dạy học Ngữ văn theo hướng hình thành và phát
triển năng lực, cần chú ý đến việc tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng
tích hợp. Q trình dạy học tích hợp lấy chủ thể người học làm xuất phát điểm
và đích đến, trong đó tích hợp là việc tổ chức nội dung dạy học của GV sao cho
học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực

khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thơng qua đó lại hình thành
những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển được những năng lực cần thiết.
Trong mơn học Ngữ văn, dạy học tích hợp là việc tổ chức các nội dung của các
phân môn văn học, tiếng Việt, làm văn trong các bài học, giúp HS từng bước
nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc tiếp nhận và tạo lập các văn
bản thuộc các kiểu loại và phương thức biểu đạt.
Chương trình Ngữ văn THCS đã khẳng định “lấy quan điểm tích hợp làm
nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn
các phương pháp giảng dạy”. Với đặc trưng của mình, mơn Ngữ văn cho phép
thực hiện việc tích hợp như một yêu cầu tự thân. Bởi tác phẩm văn học vẫn luôn
được coi là nghệ thuật của ngôn từ, việc tiếp nhận văn bản văn học trước hết là
tiếp xúc với phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ; mặt khác, việc thực hành tạo lập
các văn bản thông dụng trong nhà trường và xã hội cũng sử dụng ngơn ngữ làm
Trêng THCS Hµn Thuyªn

9

skkn

GV: Đặng Thị Mai Hương


công cụ. Như vậy, cả ba nội dung văn học, tiếng Việt và tập làm văn trong môn
học này đều có điểm đồng quy là tiếng Việt và đều có mục đích là hình thành
cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt trong tiếp nhận và tạo lập văn bản. Quan
điểm tích hợp sẽ dẫn đến những thay đổi trong việc xác định mục tiêu mơn học.
Với quan điểm tích hợp, ba phân môn trên sẽ được phối hợp triển khai để cùng
hướng tới một mục đích chung là năng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS,
cụ thể là hình thành 4 kĩ năng nghe, đọc, nói, viết, từ đó hình thành cho HS năng
lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học nghệ thuật một cách chủ động, tích

cực; từng bước hình thành và phát triển năng lực tư duy và giao tiếp bằng tiếng
Việt. Theo tinh thần trên, nội dung dạy kiến thức luôn gắn kết với vốn kĩ năng,
nội dung dạy tiếng Việt, văn học và tập làm văn được kết hợp nhuần nhuyễn,
dạy tiếng Việt đồng thời dạy văn, qua dạy văn mà củng cố, khắc sâu kiến thức,
kĩ năng tiếng Việt, tập làm văn giúp thực hành tổng hợp những kiến thức, kĩ
năng đó có. Với quan điểm tích hợp, hệ thống các văn bản được đưa vào chương
trình và SGK sẽ là ngữ liệu để gắn kết nội dung học tập của các phân mơn.
Trong chương trình THCS, các văn bản được lựa chọn chủ yếu theo hệ thống
kiểu loại với các tác phẩm tiêu biểu cho mỗi kiểu văn bản đó, đồng thời có nhiều
điểm chung, thuận lợi cho việc khai thác các kiến thức kĩ năng của cả ba phân
môn. Hệ thống câu hỏi và bài tập của các phân môn một mặt vẫn nhằm giúp HS
nắm bắt kiến thức và rèn luyện kĩ năng theo đặc thù của mỗi phân môn, nhưng
quan trọng hơn là thông qua hiểu biết về mỗi phân môn để từng bước nâng cao
năng lực nghe, nói, đọc, viết và năng lực cảm nhận những văn bản được giới
thiệu trong chương trình cũng như những văn bản ngồi chương trình (tương
đương về nội dung và kiểu văn bản).
Mặt khác, tính tích hợp của chương trình và SGK Ngữ văn cịn thể hiện ở
mối liên thông giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống (qua việc tìm hiểu
các văn bản văn học, đặc biệt là các văn bản nhật dụng, văn bản hành chính, qua
chương trình dành cho địa phương), liên thơng giữa kiến thức, kĩ năng của môn
Ngữ văn với các môn học thuộc ngành khoa học xã hội nhân văn và cỏc ngnh
Trờng THCS Hàn Thuyên
Hng

10

skkn

GV: ng Th Mai



học khác, nhằm giúp HS có được kiến thức và kĩ năng thực hành tồn diện, góp
phần giáo dục đạo đức công dân, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội,... Như vậy, tích
hợp trong mơn học Ngữ văn khơng chỉ là phối hợp các kiến thức và kĩ năng của
tiếng Việt và văn học mà cịn là sự tích hợp liên ngành để hình thành một
“phơng” văn hố cho HS trong việc đọc - hiểu tác phẩm văn học và tạo lập
những văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau, có nghĩa là để thực
hiện các mục tiêu đặt ra trong môn học Ngữ văn, HS cần vận dụng tổng hợp
những hiểu biết về ngơn ngữ, văn hố, văn học, lịch sử, địa lí, phong tục, vốn
sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân. Điều này cũng thể hiện rõ một
trong những nhiệm vụ của môn học là hướng đến việc cá thể hoá người học.
Quan điểm dạy học tích hợp cịn gắn với dạy học theo phân hóa. Phân hố
là việc phân chia HS thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm học theo một
chương trình phù hợp với đặc điểm tâm lý, khả năng học tập, nhịp độ học tập,
phù hợp nhu cầu học tập của HS, trên cơ sở đó phát triển tối đa năng lực của
từng HS. Trong môn học Ngữ văn, dạy học phân hóa thể hiện ở việc tạo điều
kiện để mỗi HS bộc lộ thế mạnh và khả năng và sở thích cá nhân trong việc tự
kiến tạo kiến thức cho mình, thơng qua các hoạt động thảo luận nhóm, khuyến
khích các tìm tịi cá nhân, các hướng tư duy và lập luận theo các góc độ khác
nhau trong quá trình học tập. Quá trình tổ chức dạy học này sẽ tạo cho HS một
nền tảng kiến thức, kĩ năng, phương pháp học tập bộ môn, đáp ứng với những
thử thách được đặt ra trong học tập và trong cuộc sống.
B. THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TẠI TRƯỜNG THCS HÀN THUYÊN.
Trong những năm học vừa qua, thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dụcĐào tạo tỉnh Nam Định, trực tiếp là phòng Giáo dục- Đào tạo thành phố Nam
Định, nhất là từ khi bắt đầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới( 2002)
đến nay, trường THCS Hàn Thuyên luôn thực hiện tốt các hoạt động đổi mới
phương pháp dạy học, hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng
học tập của học sinh. Đặc biệt những năm gần đây nhà trường từng bước triển
Trêng THCS Hµn Thuyªn

Hương

11

skkn

GV: Đặng Thị Mai


khai đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất học sinh kết hợp với nội dung dạy học tích hợp, dạy học phân hóa đối
tượng học sinh, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào thực tiễn quản lý và dạy học
có hiệu quả. Các hoạt động nội, ngoại khóa được tổ chức với nội dung và hình
thức phong phú, đa dạng, thu hút sự quan tâm của giáo viên, học sinh, tạo ra sân
chơi lành mạnh bổ ích, là cơ hội cho giáo viên, học sinh phát huy tối đa năng lực
và tư duy sáng tạo. Bên cạnh việc truyền thụ tri thức theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh, nhà trường rất chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống,
rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật phù hợp với khả
năng của học sinh; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến
thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; tổ chức các hoạt động tập thể,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang
hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh và điều
kiện của nhà trường.
Nắm bắt được tinh thần đó tổ Văn-Sử chúng tơi ln đổi mới sinh hoạt
tổ, nhóm chun mơn về phương pháp dạy học , hình thức dạy học và kiểm tra
đánh giá để nâng cao chất lượng môn học. Các giáo viên nắm chắc những định
hướng lớn về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng
lực. Đó là quan niệm : dạy học đọc hiểu và day học tích hợp.
Sau đây là minh họa về 1 tiết dạy thể hiện: Đổi mới phương pháp dạy học
nhằm phát triển năng lực học sinh theo định hướng dạy học tích hợp

PHẦN III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Tiết 58: Văn bản :

ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
-Phan Châu Trinh A. Mục đích yêu cầu .
Giúp học sinh thấy đợc:
1. Kiến thức :
Trờng THCS Hàn Thuyên
Hng

12

skkn

GV: ng Th Mai


- T thế hiên ngang, khí phách hào hùng,niềm lạc quan tin tởng
vào ý chí kiên định của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh
trong hoàn cảnh tù đầy gian khổ .
- Giọng điệu thơ hùng tráng,hình ảnh thơ mạnh mẽ khoáng
đạt của thể thơ thất ngôn bát cú Đờng luật trong lối thơ tỏ chí
của các nhà thơ yêu nớc Việt Nam
- Tích hợp với phần tiếng Việt (bài trờng từ vựng) với phần
tập làm văn (bài Thuyết minh về một thể loại văn học) với Lịch
sử Việt Nam giai đoạn ba mơi năm đầu thế kỉ XX.
- Tích hợp với các bộ môn : Lịch sử, ịa lý, GDCD, Âm nh¹c ,
Mü tht...
- Tích hợp giáo dục quốc phịng an ninh: Hình ảnh các nhà u nước, chiến sĩ
cộng sản trong các nhà lao đế quốc.

2. KÜ năng :
- Gv rèn kỹ năng cho học sinh: kỹ năng tìm hiểu, phân tích
thể thơ thất ngôn bát cú Đờng luật,qua đó nâng cao hiểu biết
về thể thơ.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh : có ý chí, nghị lực biết
vơn lên trong mọi hoàn cảnh
3.Thỏi :
- Bi dng lòng yêu nớc
- Tớch hp giỏo dc quốc phịng an ninh: Lịng biết ơn, kÝnh träng, kh©m
phơc nh÷ng nhà yêu nước, những chiến sĩ cộng sản trong các nhà lao đế quốc
4. Định hướng phát triển năng lc, phm cht :
- Cỏc nng lc: Nng lc năng lực thởng thức văn học, cảm thụ thẩm
mĩ, năng lực hợp tác trong các hoạt động nhóm, năng lực sáng
tạo , năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tiếng Việt,
nói đọc, viết. Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ng
Trờng THCS Hàn Thuyên
Hng

13

skkn

GV: ng Th Mai


- Các phẩm chất : Khâm phục, tự hào trước tấm gương yêu nước của những anh
hùng dân tộc, bồi đáp tình yêu quê hương đất nước, tinh thần lạc quan yờu i,
vt khú khn gian kh.
B. Chuẩn bị.
* Giáo viên:

- Hớng dẫn HS tìm hiểu về lịch sử Việt Nam giai đoạn 19001930 để hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ và vai trò của
Phan Châu Trinh trong giai đoạn lịch sử đó ;

Tìm hiểu về

địa lý, lịch sử Côn Đảo, ôn lại kiến thức về thể thơ thất ngôn
bát cú Đờng luật và thể loại văn thuyết minh.
- Su tầm ảnh chân dung Phan Châu Trinh và hình ảnh ,băng
hình về nhà tù Côn Đảo.
- Quét hình ảnh và soạn giáo án trình chiếu trên công nghệ
thông tin điện tử.
* Học sinh :
- Chuẩn bị theo hớng dẫn tìm hiểu của giáo viên .
- Đọc văn bản và trả lời phần đọc hiểu văn bản.
C. Phơng pháp dạy học : Phi hp phng phỏp dy hc truyền thống và
phương pháp dạy học tích cực
D. TiÕn tr×nh bài dạy.
A. HOT NG KHI NG . ( 2 phỳt )
- Mục tiêu : Giáo viên giới thiệu bài huy động những kiến thức các em học sinh
đã có tạo tâm thế lĩnh hội tác phẩm.
- Phương pháp dạy học : Phương pháp trực quan, phương pháp gợi tìm và
phương pháp thuyết trình
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Hình thức dạy học trong lớp với cách học theo cá nhân

Trêng THCS Hàn Thuyên
Hng

14


skkn

GV: ng Th Mai


- Tích hợp: Kiến thức mơn Lịch sử, Ngữ văn; Tích hợp giáo dục quốc phịng an
ninh
- Năng lực hình thành : năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
giải quyết vấn đề.
* Giáo viên cho HS quan sát chân dung các nhà yêu nước, chiến sĩ cộng sản
trong các nhà lao đế quốc cùng với các câu hỏi gợi mở để HS nhận ra các tấm
gương yêu nước bị tù đày qua nhiều thời kỳ trong đó có Phan Châu Trinh
GV: - NhËn xÐt vỊ hiểu biết của học sinh.
- Cho ®iĨm.
- Từ đó dẫn vào bài mới

* Bµi míi

Gv giíi thiƯu bµi :
Gièng nh Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh cũng là một
nhà nho yêu nớc , nhà cách mạng lớn ở nớc ta đầu thế kỉ XX. Tuy
mỗi ngời có một chủ trơng đờng lối cứu nớc khác nhau nhng họ
đều là bạn thân , là đồng chí của nhau . Trong cảnh ngục tù
Phan Châu Trinh cũng có những bài thơ thĨ hiƯn khÈu khÝ cđa
mét ngêi anh hïng khi sa cơ , tiêu biểu là bài thơ : " Đập đá ở
Côn Lôn "...
B. HOT NG HèNH THNH KIN THC MỚI ( 32phút)
- Mục tiêu : Học sinh trình bày khái quát được những nét tiêu biểu về nhà thơ
Phan Châu Trinh v bài thơ : " Đập đá ở C«n L«n "
- Phương pháp dạy học : phương pháp giải quyết vấn đề , phương pháp trực

quan, vấn đáp gợi tìm, đàm thoại
- Kĩ thuật : đặt câu hỏi
- Hình thành các năng lực : năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực tự học, năng
lực tự quản lí bản thân.
- Hình thức dạy học trong lớp : học theo cá nhân
Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

* Hoạt động 1 (9 phút): Tìm hiểu chung về tỏc I. Gii thiu tỏc gi, tỏc
Trờng THCS Hàn Thuyên
Hng

15

skkn

GV: Đặng Thị Mai


giả, phẩm
- GV: Ở tiết học trước cô đã giao cho các con nhiệm
vụ tìm hiểu về tác giả và tác phẩm thông qua phiếu
học tập số 1.
Mời 1bạn lên trình bày kết quả chuẩn bị của mình
về tác giả Phan Châu Trinh.(HS có thể tích hợp
mơn Lịch sử để mở rộng kiến thức về tác giả)
- Häc sinh tr×nh bµy: Hình thức power point
hoặc clip, hoặc sơ đồ tư duy…
-HS: Giới thiệu trên bảng kèm tranh chân dung và

hình ảnh minh họa những tác phẩm chính của Phan
Châu Trinh
+ Đây là bức chân dung tác giả PCT.Khi ngắm
nhìn bức chân dung của ông, con ấn tượng nhất là
ở khuôn mặt vuông chữ điền, vầng trán cao và đôi
mắt đầy thần khí thể hiện một khát vọng lớn lao.
+Về tiểu sử và cuộc đời của ông, con được biết ông
SN 1872 - mất năm 1926 hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu
Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, tỉnh
Quảng Nam. Cha ơng là Phan Văn Bình, có tham
gia phong trào Cần Vương. Mẹ là Lê Thị
Trung ,con gái danh gia vọng tộc, thơng thạo chữ
Hán
+ Ơng từng đỗ phó bảng, được bổ dụng một chức
quan nhỏ, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã bỏ
quan, chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước. Hoạt
động cứu nước của ông đa dạng ,phong phú và sôi
nổi ở cả trong nước và nước ngồi như Pháp, Nhật.
+ Ơng chính là người khởi xướng phong trào Duy
tân, đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ
sớm nhất ở Việt Nam. Cô và các bạn có thể thấy
trong bức chân dung này , ông cắt tóc ngắn khác
hẳn những nhà Nho xưa đã phần nào thể hiện tư
tưởng đổi mới đó.
+Về sự nghiệp sáng tác,Phan Châu Trinh đã viết
một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại
khác nhau: thơ, nghị luận chớnh tr, tiu thuyt din
Trờng THCS Hàn Thuyên
Hng


16

skkn

phm
1. Tỏc gi :

- Phan Châu Trinh
(1872 - 1926 )
- Quê ở làng Tây Lộc ,
Hà Đông , Quảng Nam
- Hiệu là Tây Hồ ,
biệt hiệu Hi MÃ
- Là nhà chí sĩ yêu nớc tiêu biểu của nớc ta
đầu thế kỉ XX

2. Tác phÈm .
Năm 1908, PCT bị khép tội
xúi giục nhân dân nổi loạn
trong phong trào chống thuế
GV: Đặng Thị Mai


ca.. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như:
Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca, Xăng-tê thi tập,
Giai nhân kì ngộ.
- Hs khác có thể đặt câu hỏi, bổ xung kiến thức:về
nội dung chủ yếu trong những sáng tác của tác giả
Phan Châu Trinh (là lòng yêu nước và thương dân )
- GV khắc sâu: Những sáng tác của PCT đều thấm

đẫm tinh thần yêu nước thương dân sâu đậm, tuy
nhiên bên cạnh đó cịn thể hiện cả những tư tưởng
tiên tiến của một nhà dân chủ tiến bộ nữa. Với ơng,
thơ văn chính là 1 vũ khí chiến đấu sắc bén đúng
như lời Phan Bội Châu đã viết trong bài “ Văn tế
Phan Châu Trinh”: Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng,
nhà cường quyền trơng gió cũng gai ghê; Một ngịi
lơng vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn
thêm rạng chói.
- Gv nhận xét phần chuẩn bị bại của HS và cho
điểm
- GV khái quát những ý cơ bản lên màn chiếu: Các
con ạ, có thể nói PCT là một trong những nhà Nho
yêu nước tiêu biểu của nước ta đầu thế kỉ XX.Sức
ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng của ông
tới người dân Việt Nam đương thời lớn tới mức mà
khi ông mất, hàng chục vạn người đã tới đưa tiễn
ông trong sự thành kính và thương tiếc. Đám tang
ơng đã trở thành 1 cuộc truyền đuốc , đưa và giữ
nhiệt huyết đấu tranh đến các thế hệ sau này.
Chiếu hình ảnh đám tang PCT
- H: Ngày nay, để ghi nhớ công lao của cụ, chúng ta
đã có những hành động cụ thể nào?
- HS:+ Ở nhiều tỉnh thành,các con đường được đặt
tên cụ ( Nam Định cũng có)
+ Nhiều trường THCS, THPT mang tên cụ
+Xây dựng nhà tưởng niệm cụ ở Tân Bình,
HCM.
Chiếu hình ảnh nhà tưởng niệm
-GV: Đó đều là những vic lm th hin truyn

Trờng THCS Hàn Thuyên
Hng

17

skkn

Trung Kỡ nên bị bắt đày ra
Côn Đảo. Đến tháng 6 năm
1910, nhờ sự can thiệp của
hội Nhân quyền Pháp, ông
mới được tha. Bài thơ này
làm trong lúc ông cùng các
tù nhân khác bị bắt lao động
khổ sai

GV: Đặng Thị Mai


thống “ uống nước nhớ nguồn” rất đáng trân trọng
của dân tộc ta phải không các con? Và việc tác
phẩm văn chương của ông được đưa vào dạy trong
các nhà trường cũng là 1 cách thể hiện tình cảm của
hậu thế với cụ Phan Châu Trinh.
* Chun: Mét trong nh÷ng sáng tác tiêu
biểu cho tinh thần yêu nớc bất khuất của
cụ là bài thơ: Đập đá ở Côn Lôn
? Cụ mời 1 bạn lên trình bày hồn cảnh ra đời
của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn theo như sự tìm
hiểu của các con.

-HS: Năm 1908,PCT bị khép tội xúi giục nhân dân
nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì
nên bị bắt đày ra Cơn Đảo. Đến tháng 6 năm 1910,
nhờ sự can thiệp của hội Nhân quyền Pháp, ông mới
được tha. Bài thơ này làm trong lúc ông cùng các tù
nhân khác bị bắt lao động khổ sai
HS trình bày
GV : Nơi mà ơng viết bài thơ là tại Cơn Lơn. Con
biết gì về địa danh này, đặc biệt là dưới thời kì Pháp
thuộc?
( Con có thể kết hợp với việc chỉ bản đồ trên màn
chiếu )
*TÝch hợp kiến thức môn địa lý (HS
núi kt hp vi việc chỉ bản đồ trên màn chiếu )
-HS: Côn Đảo là tên 1 quần đảo ngoài khơi, thuộc
tỉnh Bà Rịa-VũngTàu. Côn Đảo là nhà tù đầu tiên
thực dân Pháp thiết lập ở VN , được xây dựng trên
đảo Côn Lôn bắt đầu từ năm 1862 . Đây là nơi giam
giữ những người tù chính trị Việt Nam trong hệ
thống chuồng cọp khét tiếng tàn bạo với những đòn
tra tấn, hành hạ tù nhân vơ cùng dã man.
*Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh:
-GV: Để mở rộng thêm vốn hiểu biết cho các con về
Côn Đảo, cô đã sưu tầm 1 đoạn video. Các con hãy
xem và kể tên những người yêu nước VN đã từng bị
giam cầm ở đây m on video nhc ti.
Trờng THCS Hàn Thuyên
Hng

18


skkn

GV: ng Th Mai


Chiếu video
-GV: + Gọi HS kể tên.
+ Các con ạ, bọn thực dân đã biến nhà tù Côn
Đảo thành địa ngục trần gian song đây cũng chính
là trường học cách mạng lớn thể hiện ý chí đấu
tranh kiên cường ,bất khuất của những chí sĩ cách
mạng, trong đó có cụ PCT. Các con biết không,
ngay sau khi cụ bị đày ra Côn Đảo, vài tháng sau,
nhiều thân sĩ yêu nước cũng bị bắt và đày ra đây.
Ngày đầu tiên, PCT đã ném 1 mẩu giấy vào khám
của họ để an ủi động viên : Đây là một trường học
thiên nhiên. Mùi cay đắng trong ấy, làm trai giữa
thế kỉ này khơng thể khơng nếm cho biết. Câu chữ
đó phần nào thể hiện chí khí anh hùng trong con
người cách mạng PCT.
GV chuyển: Để tìm hiểu chí khí anh hùng của
người tù yêu nước PCT, cô và các con cùng đọc
hiểu bài thơ.
* Hoạt động 2( 23 phút): Đọc-hiểu văn bản
*Đọc – chú thích
- GV hướng dẫn cách đọc – đọc mẫu – 1 HS đọc – II.Đọc-hiểu văn bản
nhận xét
- Các con theo dõi chú thích SGK đặc biệt các chú
thích 4,5,6. Các từ này khơng nên chỉ hiểu theo

nghĩa ban đầu mà phải hiểu theo nghĩa chuyển
* Thể loại:
? Hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Con có thể kể tên những bài thơ con đã học được
viết theo thể thơ đó?
- HS: Bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát cú
Đường luật (TNBCĐL).
+ Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Vào nhà ngục
Quảng Đông cảm tác
* Bố cục
? Dựa vào hiểu biết về thể thơ TNBCĐL, em hãy
cho biết bài thơ có bố cục mấy phần? Hãy nói rõ
nhiệm vụ từng phần?
Trêng THCS Hµn Thuyªn
Hương

19

skkn

GV: Đặng Thị Mai


- HS: + Đề: Giới thiệu chung vấn đề
+ Thực: Tả thực vấn đề
+ Luận: Bàn luận, mở rộng vấn đề
+ Kết: Tổng kết vấn đề
GV lưu ý HS những điểm này để học bài thuyết
minh về 1 thể loại vn hc tit 61.( Tích hợp
với phần tập làm văn)

? õy l mt bi th tr tỡnh, vy nhõn vật trữ tình
trong bài thơ là ai?
- HS: Nhân vật trữ tình: Người tù đập đá cũng chính
là Phan Châu Trinh
? Để làm nổi bật hình tượng nhân vật trữ tình, bài
thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
- Biểu cảm xen miêu tả
? Em hiểu gì qua nhan đề bài thơ?
- HS: Là công việc vô cùng nặng nhọc, là hình thức
lao động khổ sai của những người tù Cách mạng ở
ngồi Cơn Đảo
GV: Đập đá để phá núi làm đường, khai giao thông,
lấy đá để xây dựng hệ thống nhà tù trên đảo cho
Thực dân Pháp. Đây là công việc chúng bắt tù nhân
làm với công cụ thô sơ. Dưới súng đạn, roi vọt của
bọn cai ngục, khơng ít người đã ngã xuống. Vậy
qua cơng việc ấy, người tù cách mạng đã thể hiện
được chí khí như th no, chỳng ta cựng tỡm hiu
bi th.
*Hai câu đề
? Đọc câu phá đề và trình bày hiểu biết của em về ý
nghĩa của cụm từ “làm trai”?
- HS1: Làm trai là làm người con trai
- HS2: Làm trai là khẳng định sự mạnh mẽ của
người con trai.
- HS3: Làm trai là làm nên những cơng việc lớn lao,
có ý nghĩa cho đời
GV mở rộng : Theo quan niƯm trun
thèng khỏi nim làm trai là sự tự khẳng
định bản thân của ngời con trai trong

Trờng THCS Hàn Thuyên
Hng

20

skkn

1. Hai câu đề
Làm trai đứng giữa
đất Côn Lôn.
Lừng lẫy làm cho lở
núi non.
- Côn Lôn - địa ngục
trần gian - trở thành
GV: Đặng Thị Mai



×