MỤC LỤC
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG….…………….……….…………………...02
PHẦN II. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................02
PHẦN III. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Mục tiêu của sáng kiến..........................................................................03
2.Mô tả bản chất sáng kiến.......................................................................03
3. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến............................................17
4. Những thông tin cần được bảo mật.....................................................18
5. Thực hiện áp dụng sáng kiến...............................................................18
PHẦN IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN............................................18
PHẦN V. HIỆU QUẢ THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN................18
PHẦN IV. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.....................................................18
2. Khả năng ứng dụng và triển khai........................................................19
3. Những bài học kinh nghiệm.................................................................19
4. Những kiến nghị, đề xuất.....................................................................19
1
skkn
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần thân bài khi
làm bài văn tự sự trong phân môn tập làm văn lớp 6 ở trường THCS Lê Thánh
Tôn”
2.Tác giả: Dương Thị Lệ Minh
3. Đồng tác giả: khơng có
4. Chủ đầu tư thực hiện: Dương Thị Lệ Minh
5. Lĩnh vực áp dụng: Ngữ văn
6. Thời gian, bắt đầu áp dụng/áp dụng thử: năm học 2018 – 2019
7. Địa điểm áp dụng/áp dụng thử: trường THCS Lê Thánh Tôn
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta được biết, văn học chính là chìa khóa giúp cho con người biết
yêu, biết ghét, biết cảm nhận, biết vui buồn theo đúng cách, biết cái thiện, ác, tốt xấu
trong cuộc sống. Trong dạy học Ngữ Văn là giúp HS am hiểu về các tác phẩm Văn
học, nâng cao vốn từ ngữ tiếng Việt và với đặc thù của bộ môn Ngữ văn,thì hiệu quả
cao nhất, kết quả cuối cùng phải đạt được là các em có thể tạo lập văn bản-viết bài
làm văn sao cho đúng, cho hay, cho hấp dẫn, cho mạch lạc.
Để làm được như vậy, học sinh cần nắm vững nhiều kiến thức tổng hợp: cách
sử dụng từ ngữ, cách viết câu, sử dụng các biện pháp tu từ của phân mơn Tiếng Việt;
khả năng hiểu, phân tích một vấn đề, cảm nhận cái hay, cái đặc sắc của tác phẩm, biết
cảm xúc rung động trước cái đẹp của ngơn từ của phân mơn Văn. Trong đó, yếu tố
không thể thiếu là phải biết cách tổ chức, sắp xếp các đoạn văn để có được một bài
văn trên cơ sở phù hợp giữa nội dung và hình thức thẩm mỹ. Đồng thời, thơng qua đó
mà nội dung thơng tin, ý tưởng, tình cảm của học sinh trong bài viết được thể hiện
một cách rõ ràng, hệ thống, mạch lạc.
Thế nhưng trong thực tế giảng dạy những năm qua, tôi thấy các em chưa biết lập
dàn bài, dựng đoạn ( ở phần Thân bài trong các kiểu văn bản thường chỉ có một đoạn
văn ) trước khi bước vào khâu viết văn bản. Mặc dù nội dung gồm nhiều ý nhưng các
em chỉ viết mỗi một đoạn dài 2-3 trang, làm cho ý tưởng của các em trình bày lộn xộn,
nhập nhằng, không thu hút sự chú ý của người đọc làm cho người đọc mệt mỏi đôi khi
lười đọc.
2
skkn
Từ những lí do trên, trong phạm vi đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi quyết
định chọn giải pháp “ Hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần thân bài khi làm
bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn lớp 6 ở trường THCS Lê Thánh Tôn”
nhằm củng cố thêm kĩ năng làm bài tập làm văn cho học sinh.
III. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Mục tiêu của sáng kiến
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quan trọng của
chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông. Hiện nay các nước trên thế
giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ để
hình thành và phát triển các hoạt động ngơn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc,
viết cho người học.
Nếu như nghe và đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin
thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần
được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
Việc vận dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài
khi làm bài Văn tự sự phân môn Tập làm văn lớp 6 nhằm giúp cho học sinh có thói
quen viết trong mơi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách có hệ
thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống
hằng ngày. Cụ thể:
- Giúp học sinh nắm được cách viết phần thân bài chính xác và hiệu quả nhất.
- Hình thành các kĩ năng viết phần thân bài một cách khoa học
- Khơi dậy khả năng tư duy, hứng thú của học sinh khi viết văn, đặc biệt là khi viết
thân bài
2. Mô tả bản chất sáng kiến:
2.1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết:
Trong nhà trường nói chung, trong trường THCS nói riêng, Ngữ văn là một môn
học trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng các vấn đề văn học (bao
gồm: tác phẩm, tác giả, các quá trình văn học,…) có nghĩa là góp phần tạo cho học
sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận cũng như
khả năng biết đánh giá đúng đắn, khoa học các hiện tượng.
Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát triển
khả năng tạo lập văn bản mới ( nói và viết ).
Tập làm văn là phân môn hướng tới nhiệm vụ thứ hai này. Nó giúp học sinh hình
thành những kĩ năng cần thiết để làm được bài văn. Người học sinh từ tiểu học đến
trung học ( kể cả vào đại học ) đã và sẽ được làm văn theo ba dạng sau đây :
Dạng sáng tác văn học như : miêu tả, tường thuật, kể chuyện ( tự sự ) và một số
thể thơ quen thuộc như : thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ tứ tuyệt, thơ lục bát,…
Dạng bài nghị luận với hai nội dung chủ yếu là nghị luận xã hội và nghị luận văn
học ( trong chương trình THCS ở lớp 7, 8, 9).
Dạng văn hành chính cơng vụ như đơn từ, biên bản, thông báo, báo cáo, hợp
đồng.
3
skkn
Đặc trưng cơ bản của nhóm thứ nhất là kích thích trí tưởng tượng phong phú, xây
dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh. Đặc trưng của nhóm thứ hai là nhằm hình thành
và phát triển tư duy lí luận với khả năng lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Loại
văn hành chính cơng vụ thì có đặc trưng là khn mẫu, cơng thức.
Trong chương trình Ngữ văn THCS ở lớp 6 học sinh được học văn tự sự trong
suốt cả Học kì I. Tuy học sinh đã học văn tự sự ở lớp 4 bậc Tiểu học gần như hết một
học kì nhưng nhiều lí do các em làm kiểu văn này chưa tốt nhất là phần Thân bài,
thường các em chỉ viết có một đoạn văn. Không chỉ ở học sinh lớp 6 mà ngay cả học
sinh lớp 7, 8, 9 khi làm một bài Tập làm văn khi viết phần Thân bài các em thường chỉ
viết có một đoạn văn hoặc tách đoạn khơng chính xác. Đó là điều mà tơi ln trăn trở
trong q trình dạy học nhất là dạy học sinh làm một bài Tập làm văn.
Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trị của mình làm được những bài văn hay
nhưng đó khơng phải là việc dễ. Bài văn hay trước hết phải là viết đúng (đúng theo
nghĩa tương đối, nghĩa là trong khn khổ nhà trường). Hay và đúng có quan hệ mật
thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết đúng theo yêu cầu của đề bài, đúng
những kiến thức nội dung cơ bản, hình thức trình bày…
Hình thức trình bày là sự thể hiện hình thức bố cục của bài văn trên trang giấy.
Một bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào bài làm, chưa cần đọc đã thấy
rõ ba phần : Mở bài, Thân bài và Kết bài. Muốn thế người viết khơng phải chỉ chú ý
đến nội dung mà cả hình thức cũng phải rõ ràng.
Yêu cầu là vậy nhưng trong thực tế dạy - học tôi thấy bài văn của học sinh chưa
đáp ứng được yêu cầu đó. Học sinh chưa nắm vững kĩ năng làm bài; đặc biệt chưa biết
được yêu cầu của phần thân bài có thể nhiều đoạn. Nhiều lúc các em phân đoạn tùy
tiện hoặc chưa nắm được tầm quan trọng của việc tách đoạn nên chưa có ý thức phân
đoạn. Những học sinh lớp 6 mới rời ghế tiểu học, giáo viên tiểu học thường chỉ hướng
cho các em viết mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi phần ấy viết thành một đoạn văn. Vì
thói quen đó nên các em cũng chỉ hiểu và làm như vậy thành lối mòn. Ở các tiết trả
bài, các em chỉ chăm bẫm vào điểm số chưa quan tâm đến những lời phê của GV để
rút kinh nghiệm và xem nhẹ lỗi phân đoạn khơng chính xác.
Về phía giáo viên, trước đây khi dạy văn tự sự cho các em, tôi mới chỉ giúp các
em nắm bắt những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Trong quá trình dạy chỉ dạy
văn tự sự ở những tiết học Tập làm văn, chưa tận dụng được thời gian ở phân mơn
Văn học, Tiếng Việt để tích hợp với phần Tập làm văn. Đặc biệt chưa chú trọng luyện
tập và ra bài tập về nhà cho các em để từ đó hình thành kĩ năng làm bài.
Do đó, tơi thấy cần phải tìm tịi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt nhất giúp học
sinh làm tốt bài văn tự sự ngay từ những ngày đầu tiếp cận với chương trình Ngữ văn
cấp THCS, nhất là biết cách phân đoạn phần Thân bài. Qua thời gian tìm tịi và vận
dụng, cho đến nay tơi đã tìm cho mình một số cách làm mang lại hiệu quả khả quan.
Trong cách làm đó vấn đề tích hợp có vai trị rất quan trọng. Đó cũng là yêu cầu của
dạy học Ngữ văn hiện nay.
Vì thế, theo tơi việc vận dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân đoạn
phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn lớp 6 là một yêu
cầu thiết yếu. Nhưng làm như thế nào và bằng cách nào để yêu cầu đạt hiệu quả ?
Đây là vấn đề tôi muốn đề cập trong giải pháp nhỏ này.
4
skkn
2.2. Nội dung nghiên cứu:
2.2.1 Chuẩn bị :
Để tiết dạy thành cơng thì khâu chuẩn bị bài là hết sức quan trọng. Trước khi lên lớp,
giáo viên cần làm các việc sau :
- Làm tốt khâu soạn giảng : Đối với bài học môn Tập làm văn lớp 6 đặt trọng tâm là
thực hành : xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết, thực hành làm văn bản.
Với từng kiểu bài, giáo viên phải định hướng mục đích yêu cầu của bài, nghiên cứu
từng phần cụ thể để đưa vào những bài tập rèn viết văn tự sự thích hợp
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập : Phải chú ý hệ thống câu hỏi - bài tập nhằm
tạo điều kiện tốt nhất để học sinh không chỉ trả lời, thảo luận với giáo viên mà cịn
được trao đổi, thảo luận với bạn học để tìm ra chân lí ( khơng gị ép, miễn cưỡng).
Điều quan trọng là xây dựng kế hoạch hoạt động của giờ học, hệ thống câu hỏi – bài
tập và lựa chọn cách kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh nhằm kích thích tính chủ
động, sáng tạo của học sinh trong giờ học.
- Chuẩn bị tốt phương tiện dạy học (có thể là bảng phụ, tranh ảnh minh họa các sự
việc chính): Chú ý lựa chọn những phương tiện dạy học cần thiết phù hợp với từng
tiết dạy. Việc sử dụng thích những phương tiện dạy học sẽ làm cho giờ học thêm phần
sinh động, học sinh hứng thú hơn khi tiếp xúc với những kiến thức bổ trợ trực quan,
tích cực khai thác nội dung học tập, làm cho tiết học nhẹ nhàng hơn, tập trung hơn và
hiệu quả hơn.
2.2.2. Phương pháp giảng dạy :
Thông qua môn Tập làm văn, qua bài làm văn của mình, các em bộc lộ những tri thức,
vốn sống tư tưởng, tình cảm của cá nhân. Vì thế người giáo viên phải biết nắm lấy ưu
thế này để phát huy những khả năng của các em, đồng thời thông qua các bài tập để
rèn cho học sinh kĩ năng viết bài văn tự sự được tốt hơn. Để đạt được hiệu quả mong
muốn người giáo viên khơng chỉ truyền thụ kiến thức có sẵn trong giáo án mà cịn
phải có sự sáng tạo khi lên lớp.
Trong phân môn Tập làm văn lớp 6 ở Học kì I tập trung vào các kiến thức văn bản tự
sự :
1. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
2. Tìm hiểu chung về văn tự sự
3. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
4. Chủ đề và dàn bài văn tự sự
5. Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
6. Lời văn, đoạn văn tự sự
7. Thứ tự kể trong văn tự sự
8. Ngôi kể trong văn tự sự
9. Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
10. Kể chuyện tưởng tượng
Để giúp học sinh biết phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự, tôi hướng dẫn
học sinh các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập một văn
bản tự sự chủ yếu phần Thân bài như : kể chuyện dân gian, kể chuyện đời thường, kể
chuyện tưởng tượng. Cụ thể là đi sâu các kiến thức văn bản tự sự ở Học kì I.
5
skkn
Bên cạnh đó phải tích hợp các kiến thức được học về truyện kể dân gian, truyện
trung đại phần Văn học và biết lựa chọn từ ngữ, sử dụng từ có chọn lọc phần Tiếng
Việt.
Tất nhiên các kiến thức thuộc văn bản tự sự được học trong Học kì I học sinh cũng
phải nắm được mới làm tốt một bài văn tự sự và sẽ được kiểm chứng qua tiết luyện
nói, tiết làm bài viết.
Để hồn thành những định hướng đã đặt ra, dựa trên thực tế đã làm, tôi xin trình bày
những biện pháp chính đã áp dụng như sau :
a/ Hình thành những kiến thức cần phải có khi viết một đoạn văn tự sự:
Khi viết bài Tập làm văn học sinh phải biết lập dàn ý, mỗi ý lớn trong dàn ý sẽ viết ít
nhất là một đoạn văn.
Năm lớp 8, các em mới được học cách xây dựng đoạn văn trong văn bản nên GV cung
cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm của đoạn văn cho HS nắm và vận dụng:
-Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng,
kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
Đoạn văn thường do nhiều câu tạo nên.
-Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ
được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa ) nhằm duy trì đối
tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ
hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
-Các câu còn lại trong đoạn văn ( không phải là câu chủ đề ) là câu triển khai có
nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ câu chủ đề của đoạn văn bằng các cách diễn đạt :
diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng-phân-hợp.
-Khi viết đoạn văn phải chú ý đến câu chủ đề. Mỗi ý trong bố cục lớn sẽ được triển
khai thành một đoạn theo nhiều cách (diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổngphân-hợp ). Sử dụng từ ngữ gợi tả, biện pháp tu từ hợp lí, câu đủ chủ-vị, các câu liên
kết chặt chẽ với nhau. Đoạn văn trình bày đúng quy cách.
Nội dung của các đoạn phần Thân bài đều phải hướng vào một mục đích cần làm sáng
rõ được nêu ra ở Mở bài, phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau qua các từ ngữ, câu liên
kết.
*Những căn cứ để phân đoạn :
Có hai căn cứ để tách đoạn văn :
- Bố cục của văn bản : Thường chia làm ba đoạn :
+ Đoạn văn làm phần Mở bài : Nêu đối tượng được nói đến, nhiệm vụ của đề tài. Đó
cũng chính là cơ sở và phương hướng để triển khai đề tài và qua đó mà xác lập mục
tiêu cần đạt được đến của văn bản.
+ Đoạn văn ( hay nhiều đoạn văn ) làm phần Thân bài : Trình bày, giải thích, … nội
dung của đề tài, theo hướng nhiệm vụ đã đề ra. Thân bài phải thực hiện vừa đủ
( không thiếu, không thừa ) những nhiệm vụ đề ra ở phần Mở bài, hướng vào mục
đích cần đạt đến của văn bản.
+ Đoạn văn làm phần Kết bài : Nhận xét chung về đề tài hoặc nhiệm vụ của đề tài
( như giá trị, công dụng, ảnh hưởng, tầm quan trọng,…), đánh giá kết quả đạt được,
gợi mở những hướng xem xét khác, …
- Những biến đổi trong quan hệ nội dung giữa các đoạn văn :
Sau đây là bốn nội dung quan hệ thường gặp :
6
skkn
+ Đề tài : Quan hệ giữa các vật, việc, hiện tượng khác nhau : mỗi vật, việc, hiện
tượng đó được tách thành một đoạn văn.
+ Không gian : Quan hệ giữa các điểm, hướng không gian của một vật, việc, hiện
tượng. Mỗi điểm, hướng khơng gian của nó được tách thành một đoạn văn.
+ Thời gian : Quan hệ giữa các thời điểm, thời hạn của một vật, việc, hiện tượng. Mỗi
thời điểm, thời hạn của nó được tách thành một đoạn văn.
+ Phương diện của đề tài : Quan hệ giữa các mặt, các đặc điểm, các tác dụng khác
nhau của một vật, việc, hiện tượng. Mỗi mặt, mỗi đặc điểm, mỗi tác dụng của một đề
tài được tách thành một đoạn văn.
Ở bài văn tự sự phần Thân bài ít nhất từ hai đến ba đoạn.
Văn tự sự ở lớp 6, học sinh chỉ được học một tiết về đoạn văn : Tiết 20- Lời văn, đoạn
văn tự sự.
Để học sinh có được những chuẩn mực về đoạn văn vừa nêu trên tôi mạnh dạn đầu tư
vào tiết 20. Ở tiết này, học sinh :
- Hiểu đoạn văn tự sự : gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống
dòng.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
Tơi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đoạn văn bằng Hoạt động 3 khi dạy trên lớp và
chú ý phần Luyện tập ở bài tập 1.
Minh họa : *Tiết 20 – Lời văn, đoạn văn tự sự
*Hoạt động 2: .Tìm hiểu đoạn văn tự sự:
2.Đoạn văn tự sự:
-H đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) sgk/59.
-Đoạn văn (1) nói lên ý chính nào?
-Đoạn (1):biểu đạt ý: Vua Hùng kén rể.43434
-Câu văn nào nói lên ý chính ấy?
-Nhắc lại chủ đề của đoạn văn là gì?
-Nếu chủ đề của bài văn tự sự là vấn đề chủ yếu của bài văn
thì câu thể hiện ý chính của đoạn văn được gọi là gì?
- Câu thể hiện ý
-Câu chủ đề.
chính gọi là câu chủ
-Vậy câu chủ đề của đoạn văn là gì?
-Các câu trong đoạn (1) có quan hệ gì với ý chính của đoạn đề.
- Các câu cịn lại:
văn?
-Các câu trong đoạn văn nói lên nguyên nhân vì sao Vua Hùng làm rõ cho câu chủ
phải kén rể: vua có con gái đẹp, có lịng yêu thương nên muốn đề.
kén rể tài giỏi các câu thể hiện ý phụ để dẫn đến ý chính.
-Nếu đảo lại nói “Vua Hùng muốn kén một người rể thật
xứng đáng bởi vì ơng có một người con gái người đẹp như
hoa, tính tình hiền dịu” được khơng? Vì sao?
Khơng vì tự sự là kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn
đến sự việc kia nên phải kể sự việc theo thứ tự trước sau, có
dẫn dắt thì người đọc mới theo dõi và cảm nhận được.
-Tương tự hướng dẫn H phân tích đoạn (2) và đoạn (3).
-Vậy câu chủ đề của đoạn văn là gì? Câu chủ đề có hình
thức ra sao? Các câu khác trong đoạn văn phải được trình
bày như thế nào?
7
skkn
G nhận xét và nhấn mạnh: Mỗi đoạn văn có thể có từ 2 câu trở
lên nhưng chỉ diễn đạt một ý chính, các câu trong đoạn văn *Học ý 2, ghi nhớ
sgk/59
phải kết hợp chặt chẽ với nhau để làm ý chính đó.
G chốt ý 2, ghi nhớ sgk/59H đọc ghi nhớ
GV chốt thêm : Đoạn văn được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu
viết hoa lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống dịng.
*Hoạt động 3: Luyện tập và thực hành
Bài tập 1/60:
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
a)Ý của đoạn thể hiện ở câu “cậu chăn bò rất giỏi”, cái ý giỏi
được thể hiện qua nhiều ý phụ cụ thể như:
+Chăn suốt ngày từ sáng tới tối.
+Dù nắng, mưa như thế nào,bò đều được ăn no căng bụng.
b)Ý chính: nói hai cơ chị ác, hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền
làm, đối xử với Sọ Dừa tử tế. Muốn nói được ý này thì phải dẫn
dắt từ chỗ: “Ngày mùa, tơi tớ ra đồng làm cả”, nghĩa là do thiếu
người, con gái phú ông cũng phải làm việc đưa cơm cho Sọ
Dừa. Nếu không người ta sẽ thắc mắc, phú ông nhà giàu thế, tơi
tớ đâu mà cịn bắt ba cơ con gái đưa cơm cho đứa chăn bị?
Câu một đóng vai trị dẫn dắt, giải thích.
c)Ý chính đoạn này là nói “ tính cơ cịn trẻ con lắm”. Các câu
sau nói rõ cái tính cịn trẻ con ấy biểu hiện như thế nào.
III. Luyện tập:
*) BT 1:
- Đoạn 1: Sự việc Sọ
Dừa đi ở chăn bị
cho phú ơng.
+ Câu chủ
đề: Cậu chăn bò rất
giỏi.
- Đoạn 2: SV thái độ
của con gái phú ông
đối với Sọ Dừa.
+ Câu chủ
đề: Câu 2
- Đoạn 3: Tính nết
cơ Dần.
+ Câu chủ
đề: Câu 2
Qua tiết học, học sinh đã hiểu đoạn văn tự sự : gồm một số câu, được xác
định giữa hai dấu chấm xuống dòng; biết tìm ý chính của mỗi đoạn trong một
văn bản tự sự đã học, tìm đúng câu chủ đề và thứ tự triển khai các câu chủ đề
trong một đoạn văn.
b/ Chú trọng việc luyện viết đoạn văn phần Thân bài của học sinh ngay từ đầu
năm học trong tất cả các giờ dạy phân môn Tập làm văn.
Để giúp học sinh biết phân đoạn phần Thân bài khi làm bài văn tự sự, tôi đã hướng
dẫn cho các em trong một số tiết dạy Tập làm văn sau :
* Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Khi dạy tiết này, ở Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của sự việc trong văn tự sự, sau
khi học sinh từ văn bản mẫu “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đã hiểu được vai trò của sự việc
trong văn tự sự, tôi đặt câu hỏi phát vấn học sinh: “Ở từng sự việc khi kể lại em sẽ viết
thành một đoạn văn như thế nào?”
HS: có thể dựa vào văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” trình bày một vài đoạn văn thích
hợp với các sự việc được nêu.
Sau đó, tơi cho học sinh quan sát ví dụ minh họa ở bảng phụ (một vài sự việc cho học sinh
bước đầu hiểu được một sự việc có thể viết thành một đoạn văn)
Sự việc
(1) Vua Hùng kén rể
Đoạn văn
Hùng Vương thứ mười tám có một người
con gái tên là Mị Nương, người đẹp như
hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương
8
skkn
nàng hết mực, muốn kén cho con một người
chồng thật xứng đáng.
(2)Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hơn.
Một hơm có hai chàng trai đến cầu hôn.
Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ
[…]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một
người ở miền biển, tài năng cũng không
kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.
[…], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
(3)Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
Vua Hùng băn khoăn […].Vua phán :
“Hai chàng đều vừa ý ta […]. Hai chàng tâu
hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo :
“Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh
chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa
chín hồng mao, mỗi thứ một đơi.”
* Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
Dạy bài này, tôi gợi ý cách phân đoạn phần Thân bài khi chốt ý ở Bài tập 1 câu c.
Minh họa ( giáo án tiết 14 )
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
*Hoạt động 3:Luyện tập và thực hành
II. Luyện tập :
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1
A.Ở lớp:
-Lần lượt gọi HS trả lời câu a, b nhận xét,
Bài tập 1:SGK/45,46
sửa chữa.
a) Chủ đề của truyện :
- Câu c :
- Biểu dương : người nơng
+Thảo luận theo nhóm cùng bàn (3 phút) và dân thơng minh, nhanh trí.
cử đại diện trình bày nhóm khác nhận xét,
- Chế giễu : tên cận thần
bổ sung Gv chốt ý bằng bảng phụ
tham lam. Sự việc tập trung vào
+Giảng giải thêm cho HS :
chủ đề : Việc người nông dân
- Chủ đề của bài văn tự sự : có khi được
xin thưởng năm mươi roi và đề
nói ra(Tuệ Tĩnh ), có khi khơng trực tiếp nói ra
nghị chia đơi phần thưởng đó.
( Phần thưởng ).
b) Ba phần của truyện :
- Các sự việc phải thích hợp với chủ đề.
- Mở bài : câu 1
- Bố cục thường có ba phần : Có nhiều
- Thân bài : từ “ Ơng ta tìm
cách Mở bài ( Đọc thêm : SGK/47) và Kết bài : đến … hai mươi nhăm roi .”
Sự việc kết thúc ( Phần thưởng ), sự việc tiếp
- Kết bài : câu cuối
tục ( Tuệ Tĩnh).
c) So sánh truyện Phần thưởng
với truyện Tuệ Tĩnh :
( bảng phụ )
Bảng phụ
Nội dung so sánh
- Về bố cục
+ Mở bài
+ Thân bài
Truyện Phần thưởng
Giới thiệu tình huống.
- Tìm vua dâng ngọc.
- Quan địi chia phần
9
skkn
Truyện Tuệ Tĩnh
Nói rõ ngay chủ đề.
- Tuệ Tĩnh từ chối chữa bệnh
cho người nhà giàu đến trước
thưởng.
- Xin thưởng roi.
vì ơng ta bệnh nhẹ
- Tuệ Tĩnh chữa ngay cho
+ Kết bài
con trai người nơng dân vì
bệnh chú bé nguy hiểm hơn.
- Viên quan bị đuổi ra.
Tuệ Tĩnh lại bắt đầu một cuộc
- Người nông dân được chữa bệnh mới.
thưởng.
- Về chủ đề
Tố cáo tên cận thần tham Hết lòng thương yêu cứu giúp
lam bằng cách chơi khăm người bệnh.
một vố.
Sau khi cho học sinh quan sát phần chốt ý ở bảng phụ, tôi cũng phát vấn học sinh :
? Phần Thân bài của truyện Phần thưởng có mấy sự việc và được trình bày bằng mấy
đoạn văn?
HS: Truyện Phần thưởng có ba sự việc trong phần Thân bài, mỗi sự việc viết thành
một đoạn văn.
? Phần Thân bài của truyện Tuệ Tĩnh có mấy sự việc và được trình bày bằng mấy
đoạn văn?
HS: Truyện Tuệ Tĩnh có hai sự việc trong phần Thân bài, mỗi sự việc viết thành một
đoạn văn.
GV: Các em cần chú ý trong văn bản tự sự phần Thân bài thường trình bày một sự
việc bằng một đoạn văn.
* Tiết 48- Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường.
Trong tiết này, tôi gợi ý cách phân đoạn phần Thân bài ở Hoạt động 2: Hướng dẫn học
sinh theo dõi cách làm một đề Tập làm văn kể chuyện đời thường.
Minh họa ( giáo án tiết 48 )
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Ghi bảng
*Hoạt động 2:Cách làm một đề tập làm văn kể chuyện đời 2.Cách làm bài văn
thường.
kể chuyện đời
-H đọc đề bài : kể chuyện về ông (bà) của em.
thường.
-Đề yêu cầu ta làm việc gì ?
Đề: Kể chuyện về
-Kể chuyện đời thường : người thật, việc thật
ông hay bà của em
-Kể chuyện về ơng(bà) của em, kể về tính tình, phẩm
(Xem dàn ý SGK
chất, biểu lộ tình cảm u mến, kính trọng của em
trang 120)
đối với ông (bà).
-H đọc dàn bài SGK /120 .
-Trong phần thân bài theo em có mấy ý lớn? Đủ chưa?
-Hai ý :Ý thích của ơng em và ông yêu các cháu.
-Em có ý kiến bổ sung nào khác.
-Có thể nêu hình dáng của ơng nhưng chỉ là giới thiệu để
phân biệt với người khác chứ không đi vào miêu tả cụ thể .
( Liên hệ văn miêu tả )
- Nhắc đến một người thân mà nhắc đến ý thích của
người khác có thích hợp khơng ?
-Bài làm nêu ý thích của ơng em là rất phù hợp. Vì ý thích
của mỗi người giúp ta phân biệt được người đó với người
10
skkn
khác.
-H đọc bài tham khảo trang 120, 121.
-Bài làm đã nêu được chi tiết gì đáng chú ý về người
ơng ?
-Ý thích riêng thích trồng cây xương rồng, thương cháu.
-Những chi tiết và việc làm ấy có vẽ ra được một người
già có tính siêng năng khơng ? Phân tích.
- Già, chăm chút cây hoa, ngăn nắp. Tính khí riêng : thích
trồng cây xương rồng.
-Cách thương cháu của ơng có gì đáng chú ý ?
-Chăm chút đến việc học của cháu, dạy cháu cách sắp xếp
ngăn nắp, dạy cháu đọc sách để mở rộng hiểu biết.
-Tóm lại kể chuyện về một nhân vật cần chú ý đạt được
những gì ?
-Kể được đặc điểm của nhân vật hợp với lứa tuổi ,có tính
khí, ý thích riêng, có chi tiết, có việc làm đáng nhớ, có ý
nghĩa .
-Cách mở bài giới thiệu người ông như thế nào ? Đã giới
thiệu cụ thể chưa ?
-Phần thân bài nội dung đầy đủ chưa ? Cách kết bài có
hợp lý khơng ?
-Qua việc phân tích trên , giúp em những điều gì về các
đề văn kể chuyện đời thường.
*Phần Thân bài nêu hai ý lớn : Ý thích của ơng em và ơng
u các cháu. Mỗi ý lớn được viết thành mấy đoạn văn ?
-Ý thích của ơng em : được viết thành đoạn hai đoạn văn.
-Ông yêu các cháu : được viết thành ba đoạn văn.
Gv chốt : Thân bài trong câu chuyện đời thường cũng
giống như truyện kể dân gian, em có thể viết nhiều đoạn văn
thích hợp với các sự việc mà em đã sắp xếp khi kể.
* Tiết 53- Kể chuyện tưởng tượng.
Trong tiết này, tôi gợi ý cách phân đoạn phần Thân bài ở Hoạt động 3: Hướng dẫn
học sinh đọc truyện Lục súc tranh cơng, tóm tắt và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng
tạo.
Minh họa ( giáo án tiết 53 )
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Ghi bảng
*Hoạt động 2 : Đọc truyện Lục súc tranh cơng, I.Kể
chuyện
tưởng
tóm tắt và chỉ ra những chi tiết, những sự việc tượng :
tưởng tượng sáng tạo:
-Thế nào là kể chuyện
-H đọc thầm văn bản.
tưởng tượng?
-Truyện tưởng tượng được
-Trong truyện trên, người ta tưởng tượng ra những kể như thế nào?
gì ?
Sáu con gia súc nói được tiếng người. Chúng kể
công và kể khổ .
11
skkn
-Người xưa tưởng tượng ra cảnh năm con vật kể
công kể khổ dựa trên những sự thật nào?
Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống
vật.
-Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ?
Nhằm thể hiện tư tưởng : Các giống vật tuy khác
nhau nhưng đều có ích cho người – khơng nên so bì
nhau .
-Với nhiều yếu tố tưởng tượng thú vị, tác giả dân
gian muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
Con người phải biết làm trịn trách nhiệm, mỗi
người một việc khơng nên so bì, tị nạnh với nhau.
-Vậy truyện tưởng tượng được kể ra dựa trên cơ
sở nào ? nhằm mục đích gì ?
H đọc ghi nhớ 2 /133sgk
-H đọc văn bản : Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu
-Đọc truyện "Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu",
em nhớ tới truyền thuyết nào em đã học?
Truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy".
-H kể tóm tắt lại truyện.
-Em hãy so sánh sự khác nhau giữa ngôi kể và thứ
tự kể giữa hai câu chuyện?
-Bánh chưng, bánh giầy:
+ngôi kể:ngôi thứ ba
+Thứ tự kể:theo thứ tự trước-sau.
-Giấc mơ trị chuyện với Lang Liêu:
+Ngơi kể:ngơi thứ nhất
+Thứ tự kể: kể ngược :từ hiện tại về quá khứ.
G giảng: Trong kể chuyện tưởng tượng, chúng ta có
thể sử dụng ngơi kể và thứ tự kể tuỳ theo sự tưởng
tượng của mình.
-Em cho biết những điều có thật, có ý nghĩa trong
câu chuyện?
-Sự việc tác giả cùng bạn ngồi thức canh nồi bánh
chưng trong đêm 29 tết.
-Những chi tiết xung quanh nhân vật Lang Liêu mà
tác giả nhớ được.
-Tìm những chi tiết tưởng tượng, ý nghĩa của việc
tưởng tượng?
-Tưởng tượng một giấc mơ được gặp Lang Liêu.
-Trong giấc mơ Lang Liêu đi thăm dân tình nấu
bánh chưng .
-Trị chuyện với Lang Liêu để hỏi, suy nghĩ của
12
skkn
Lang Liêu khi làm bánh .
-Ý nghĩa :
+Giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nguồn gốc Bánh
chưng, bánh giầy .
+Giáo dục truyền thống của dân tộc.
+Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc.
G giảng: Lời kết của em bé khi giấc mộng tan là một
sáng tạo tưởng tượng cao hơn sự tưởng tượng sáng tạo
đã có trong truyền thuyết, đưa câu chuyện cũ trở thành
câu chuyện ngày nay. Đây là cách tưởng tượng theo
hướng hiện đại hoá truyền thống.
Như vậy, trong loại truyện sáng tạo, yếu tố tưởng
*Học ghi nhớ / 133sgk
tượng đóng vai trị quan trọng nhưng không phải là
tưởng tượng lung tung, tuỳ tiện, mà phải có cơ sở, có
căn cứ vào cuộc sống thực.
-H nhắc lại ghi nhớ.
-Các truyện : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ; Truyện
sáu con gia súc so bì cơng lao có bố cục như thế
nào, có giống với bài tự sự thông thường không ?
-Bố cục ba phần, giống với bài tự sự thông thường.
-Phần Thân bài trong hai truyện vừa tìm hiểu có
mấy đoạn văn ?
-Truyện : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ; Truyện sáu
con gia súc so bì cơng lao có 8, 9 đoạn văn ở phần
Thân bài, mỗi đoạn kể về một sự việc.
Gv chốt ý : Thân bài của truyện tưởng tượng
cũng giống như truyện kể dân gian và kể chuyện
đời thường, em có thể viết nhiều đoạn văn thích
hợp với các sự việc mà em đã sắp xếp khi kể.
Chuyển sang luyện tập.
c/ Giúp học sinh ý thức được cách phân đoạn phần Thân bài trong các tiết làm
bài Tập làm văn:
Song song với việc hình thành cho học sinh những kiến thức cần phải đạt đến khi viết
một đoạn văn tự sự là việc giúp cho học sinh ý thức được cách phân đoạn phần Thân
bài trong các giờ làm bài Tập làm văn.
Để thực hiện việc làm kể trên tôi đã áp dụng trong các tiết dạy sau :
* Tiết 17, 18- Viết bài Tập làm văn số 1
Đề bài : Hãy kể lại một truyền thuyết em thích bằng lời văn của em.
Tơi đã hướng dẫn các em đọc kĩ đề, tìm hiểu đề, làm thế nào để kể lại câu chuyện mà
em vẫn đảm bảo nội dung, không bị lặp từng câu chữ trong văn bản:
- Đọc thật kĩ câu chuyện truyền thuyết mà em thích nhất bằng lời văn của em.
- Dùng lời văn của em kể lại, không chép nguyên văn sách giáo khoa.
-Trong quá trình tìm hiểu đề, lập dàn ý tôi đặt câu hỏi :
? Truyền thuyết mà em định kể có mấy sự việc chính ?
HS : ( sẽ trả lời theo nội dung truyền thuyết đã chọn )
13
skkn
Và dựa vào câu trả lời của học sinh tôi nhắc nhở các em cách phân đoạn phần Thân
bài theo các sự việc được kể : mỗi sự việc có thể kể thành một đoạn văn.
Chú ý phải biết chuyển đoạn, tức là có “lời chuyển” để các đoạn văn trong bài văn
được lôgic, chặt chẽ.
Cụ thể phần thân bài của truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh như sau:
Phần dàn bài
Phần trình bày thành đoạn văn( Minh họa)
II. Thân bài
Một hơm, có hai chàng trai đến cầu hơn. Một người
1. Hai người tài cùng đến cầu cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh,
hơn
đơi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn
a. Sơn Tinh
Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Sơn Tinh
- Người vùng Tản Viên.
có tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía
- Có tài lại: Làm nổi lên cồn đơng, phía đơng nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây,
bãi, núi đồi.
phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
b. Thủy Tinh
- Người ở miền biển.
- Tài năng: Gọi gió, hơ mưa.
c. Hùng Vương băn khoăn
- Vua Hùng thấy hai người đều
tài giỏi.
- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến
sớm thì cưới Mị Nương làm
vợ.
- Lễ vật: Voi chín ngà, gà chín
cựa, ngựa chín hồng mao.
Cịn người kia cũng khơng thua kém, cả than hình
tốt lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc
rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là
người cai quản cả đại dương rộng lớn.
Thủy Tinh hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn
gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão
cũng phải mưa tạnh mây tan.
Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận
cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không
biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc
rồi phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người
con gái,biết gả cho người nào? Thơi thì mai ai mang
sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua
Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp
bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín
hồng mao, mỗi thứ một đơi khơng thể thiếu thứ gì.”
2. Cuộc giao tranh dữ dội.
a. Nguyên nhân
- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu
về núi.
- Thủy Tinh đến trễ, tức giận,
quyết cướp lại Mị Nương.
Mọi lễ vật đều nghiêng về miền rừng núi nhiều hơn,
nên chỉ trong thời gian ngắn Thần Núi đã đầy đủ lễ
vật.Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật
tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh
đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân
đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.
b. Diễn biến cuộc giao tranh.
- Thủy Tinh tấn công: Làm
dông bão, dâng nước sông.
- Sơn Tinh phản công: Dời
núi, dựng thành lũy, nước cao
Thủy Tinh hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn
ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất
trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập
ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng
lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập
14
skkn
bao nhiêu, thì núi cao bấy
nhiêu.
- Đánh nhau mấy tháng. Thủy
Tinh đành rút quân.
trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy
quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu
hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước
trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn Tinh khơng
hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy
núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao
đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy.
Chàng đưa tay ngang miệng huýt một hồi sáo dài, từ
trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,…
nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng
tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới.
Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững,
trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành
rút quân, phần thắng thuộc về Sơn Tinh và nhân dân
lại được ấm no như trước. Từ đó, ốn nặng, thù sâu,
hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn
Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải
thất bại quay về.
* Tiết 24- Trả bài Tập làm văn số 1
- Quá trình chấm bài : tôi nhận xét cụ thể trong bài làm của học sinh ngồi các lỗi sai
thường gặp ở hình thức bài làm như : chính tả, ngữ pháp, cách dùng từ, lời văn… tơi
cịn nhận xét thêm cho học sinh về cách phân đoạn phần Thân bài.
- Trả bài trên lớp :
Sau khi lập dàn ý xong, tôi hỏi học sinh ( dựa vào bài làm của một số học sinh ):
? Em đã viết được mấy đoạn trong phần Thân bài ở bài làm của em?
Dựa vào câu trả lời của HS, tôi gợi ý, dẫn dắt cho các em có thể viết nhiều đoạn ở
phần Thân bài cho đề bài này vì truyền thuyết thường có nhiều sự việc xảy ra trong
diễn biến câu chuyện.
* Tiết 37, 38- Viết bài Tập làm văn số 2: Kiểu bài là: Bài văn tự sự kể chuyện đời
Thường khi cho học sinh làm bài viết số 2 ở những năm học trước tôi nêu một vài câu
hỏi về những lỗi sai mà học sinh vấp phải ở bài viết số 1 để các em tránh khi làm bài
số 2 như : chính tả, cách viết câu, cách trình bày bố cục, … Để thực hiện giải pháp đề
ra, tôi cho các em nêu lại lỗi sai ở bài trước là chưa phân đoạn ở Thân bài để các em
định hướng cho bài làm của mình được tốt hơn. Qua bài làm, học sinh hiểu được một
bài văn tự sự kể chuyện đời thường khi viết Thân bài cũng có nhiều đoạn tương ứng
các sự việc mà các em kể ra.
Cụ thể như đề bài: Kể về một thầy cô giáo mà em quý mến ( sgk/ 99)
Phần dàn bài
Phần trình bày thành đoạn văn( minh họa)
Cơ Kim Anh có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và
II. Thân bài:
- Miêu tả đôi nét về luôn phảng phất hương thơm. Đơi mắt cơ to trịn, đen láy,
vơ cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu
thầy/cô giáo mà em quý dàng. Khi chúng tơi đạt thành tích cao trong học tập, cơ
mến. Nên tả những nét ln nhìn chúng tơi với ánh mắt trìu mến. Cịn mỗi khi
15
skkn
độc đáo và ấn tượng của chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm
buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch
thầy/cô giáo.
văn giàu cảm xúc để truyền tải bài học đến với chúng tơi.
Cơ cịn giúp chúng tơi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của
mình. Giọng nói của cơ thật truyền cảm, khi thì dịu dàng,
ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn
tập trung vào bài học, qn cả thời gian.
- Kể về tính tình, tính Tính cách cơ hiền lành, chính trực, cơ ln nghiêm túc
với cơng việc của mình. Hàng ngày, cơ rất hay vui đùa
cách của thầy/cô giáo.
với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất
nghiêm khắc. Với cô dạy học khơng chỉ là một nghề, mà
cịn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài
giảng của mình, nhiều khi cơ cịn sử dụng cả những đoạn
clip ngắn về bài học, giúp chúng tơi có thể tiếp thu bài
nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cơ vẫn học,
đó là sở thích của cơ. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng
mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cơ lại tiếp tục học bài.
“Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cơ
nói thấm thía lịng chúng tơi.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất Một kỉ niệm đáng nhớ nhất của tôi là vào đầu năm lớp 5
giữa em và thầy/cô giáo tôi bị sốt phải nghỉ học cả tuần, cô đã đến thăm và động
viên tôi. Ngày đầu tiên trở lại lớp học,tơi bước vào lớp
đó là gì?
với tâm trạng lo lắng. Cô biết vậy nên đã ân cần giảng lại
cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn
cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tơi thấy mình nhẹ
nhõm, thầm cảm ơn cơ và các bạn.
- Nay đã lên lớp 6, tình
cảm của em đối với
thầy/cơ giáo đó ra sao?
Đến nay, tơi đã rời xa cô, bước vào năm đầu cấp hai,
những bỡ ngỡ vẫn cịn, nhưng tơi ln cố gắng học tập tốt
hơn để đền đáp công ơn của cô. Tôi thấy rằng, nghề giáo
thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái
đị tri thức qua sơng”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước
sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô
luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”
* Tiết 47- Trả bài Tập làm văn số 2
- Q trình chấm bài : tơi thực hiện như chấm bài Tập làm văn số 1 nhưng thêm lời
khen cho học sinh có tiến bộ khi phân đoạn ở phần Thân bài.
- Trả bài trên lớp :
Sau khi lập dàn ý xong, tôi hỏi học sinh ( dựa vào bài làm của một số học sinh ):
? Em đã viết được mấy đoạn trong phần Thân bài ở bài làm của em?
16
skkn
Dựa vào câu trả lời của HS mà tôi gợi ý, dẫn dắt cho các em có thể viết nhiều đoạn ở
phần Thân bài cho đề bài này vì cũng như truyền thuyết, kể chuyện đời thường cũng
có thể có nhiều sự việc xảy ra trong diễn biến câu chuyện.
* Tiết 49, 50 - Viết bài Tập làm văn số 3
Tiết này tôi thực hiện cũng giống như khi viết bài Tập làm văn số 2, và thêm một
vài lời khen những học sinh có tiến bộ ở bài viết số 2. Khi được khen như thế các em
sẽ tự tin hơn và có quyết tâm sửa chữa những sai sót của bài làm trước để bài viết số 3
này đạt kết quả cao hơn.
* Tiết 64- Trả bài Tập làm văn số 3
Thực hiện giống như tiết Trả bài Tập làm văn số 2 nhưng chú ý khen những học
sinh khác cũng đồng thời chỉ ra cách phân đoạn chưa thích hợp cho một số em có bài
điểm thấp vì chưa đạt yêu cầu khi phân đoạn phần Thân bài. Và nhắc nhở các em ghi
nhận những lỗi sai của mình để làm tốt bài Kiểm tra Học kì I.
Theo tôi với bài Tập làm văn nào của học sinh nếu chúng ta nhắc nhở như thế
sẽ dần dần hình thành cho các em thói quen tự rèn khi viết một bài văn tự sự ở phần
Thân bài. Cách dạy học sinh là chúng ta xem các em như là những người bạn cùng
trao đổi, bàn bạc để đi đến kết quả tốt đẹp, tạo niềm tin cho các em trong giờ học.
3. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Việc luyện viết đoạn văn tự sự là rất cần thiết, học sinh viết tốt đoạn văn tự sự
có nghĩa là học sinh đã nắm được những yêu cầu của đoạn văn.
- Trong thực tế giảng dạy môn Tập làm văn lớp 6 ở trường THCS hiện nay đặt
trọng tâm ở thực hành : xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành
làm văn bản. Do đó điểm mới và khó trong chương trình là phương pháp dạy thực
hành.
- Củng cố kiến thức Tiếng Việt và Văn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn, trí
tuệ để học sinh biết rung động trước cái hay, cái đẹp, hướng các em tới nhu cầu thẩm
mỹ, sáng tạo và biết tôn trọng những giá trị thẩm mỹ khi làm một bài văn tự sự.
- Tập làm văn là một phân mơn khó, đặc biệt u cầu về kĩ năng càng khó hơn,
địi hỏi chúng ta phải dày cơng, kiên trì dạy các em. Là phân mơn có tính thực hành
cao nên giáo viên cần rèn cho học sinh nắm vững lí thuyết để vận dụng vào thực hành
đạt kết quả.
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị: phịng học được trang bị tivi, hoặc máy
tính đèn chiếu để thuận lợi cho việc trình chiếu các bài tập và hình ảnh minh hoạ cho
tiết học.
- Điều kiện nhân lực: học sinh có học tinh thần, ý thức tốt, u thích mơn học,
có tinh thần học hỏi và vận dụng trong học tập.
4. Những thông tin cần được bảo mật: Khơng có
5. Thực hiện áp dụng sáng kiến:
- Thời gian, địa điểm áp dụng sáng kiến: từ năm học 2018 – 2019 tại trường
THCS Lê Thánh Tôn.
17
skkn
- Những biện pháp đã tiến hành áp dụng: nhìn nhận lại quá trình học tập của
học sinh, đưa ra một số phương pháp để phát huy tính tự giác, tích cực trong học tập,
đặc biệt là khả năng viết văn, phân tách đoạn tạo cho bài văn có bố cục hồn chỉnh
hơn và kết quả học tập mơn Ngữ văn có sự chuyển biến tích cực.
IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Khả năng áp dụng của đề tài với đối tượng là các em học sinh lớp 6 của trường
THCS Lê Thánh Tơn. Để đảm bảo tính khả thi của đề tài thì khi áp dụng xin lưu ý
tới trình độ của các em học sinh để vận dụng phương pháp cho phù hợp.
V. HIỆU QUẢ THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Qua các tiết trả bài, tôi thấy các em có sự tiến bộ rất khả quan. Số em biết tách đoạn
đúng chỗ ngày càng tăng hơn. Cụ thể như sau:
Lớp 6/1 (SS: 28) năm học: 2018-2019
Loại bài
Bài viết số 1
Bài viết số 2
Bài viết số 3
Tách theo bố
cục 3 phần
SL
%
22
78,6%
24
85,7%
26
92,8%
Tách đoạn phần
Thân bài
SL
%
3
10,7%
10
35,7%
20
71,4%
Chưa tách đoạn
Phần thân bài
SL
%
25
89,3%
18
64,3%
8
28,6%
Sau khi thực hiện các giải pháp trên, tôi nhận thấy rằng: Đề tài đã mang lại
những hiệu quả tích cực: khắc phục được tình trạng học sinh khi viết văn mà ý tứ lộn
xộn, chồng chéo, khó nắm bắt. Qua giải pháp này, phần nhiều các em đã biết cách
phân đoạn trong bài viết khá tốt, đã nắm bắt phần nào mối quan hệ giữa các đoạn văn
trên chỉnh thể bài văn.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo tôi đây là một đề tài mang tính ứng dụng thực tế trong giảng dạy. Thứ nhất
đã giúp cho GV tự tin hơn trong việc giảng dạy phân mơn TLV. Thứ 2 giúp HS có
đầy đủ các kĩ năng viết phần thân bài 1 cách trọn vẹn và khoa học nhất.
Có thể nói rằng qua việc thực hiện giải pháp này tôi đã rút ra được cho mình rất nhiều
bài học từ việc xác định kiến thức bổ sung, soạn giáo án cho đến việc giảng dạy.
Nếu ngay từ học kì I của lớp 6 các em có thói quen phân đoạn phần Thân bài một
bài Tập làm văn tự sự đúng các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá
trình tạo lập một văn bản tự sự thì sang học kì II và lên các lớp 7, 8, 9 các em sẽ tạo
lập được các văn bản : miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh đạt yêu cầu.
18
skkn
Thực hiện việc hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài
Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn ở lớp 6 nhằm đạt hiệu quả giáo dục, giúp học
sinh tạo lập văn bản tự sự. Học sinh vận dụng sáng tạo, tổng hợp những kiến thức của
phân mơn Văn học, Tiếng Việt để có thể nói hoặc viết theo những yêu cầu, những đề
tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em.
Giáo viên có cơ hội gần gũi, hiểu biết học sinh hơn, tình cảm giữa thầy trò trở nên
thân thiết.
2. Khả năng ứng dụng và triển khai:
Phạm vi áp dụng của đề tài với đối tượng là các em học sinh lớp 6 của trường
THCS Lê Thánh Tơn. Để đảm bảo tính khả thi của đề tài thì khi áp dụng rộng rãi cần
lưu ý tới trình độ của các em học sinh để vận dụng cho phù hợp.
3.Những bài học kinh nghiệm:
- Khi áp dụng sáng kiến này giáo viên hiểu rõ năng lực viết một bài Tập làm văn của
học sinh, nắm bắt được từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên không chỉ đóng vai trị là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ
chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tịi, khám
phá, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải có năng lực đổi mới
phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt
động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh họa sang cách dạy hoạt động tìm
tịi khám phá.
Về phía học sinh : để việc làm một bài Tập làm văn đạt chất lượng, bản thân học
sinh cũng cần phải :
- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để tự khám phá và
lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.
- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh
luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn.
- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm học tập của bản
thân và bạn bè.
Để viết tốt một bài văn tự sự, học sinh phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc có
sự hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh phải tích cực học tập, chủ động tham gia xây dựng bài học để tự khám phá
và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm một bài Tập làm văn tự sự nói riêng và
các thể loại khác trong chương trình Tập làm văn ở trung học cơ sở nói chung.
4. Những kiến nghị, đề xuất:
- Về phía giáo viên: Trước hết giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như
những tri thức, vốn sống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn
trong quá trình học tập của các em. Là những người trực tiếp thực hiện giảng dạy nên
giáo viên cần nắm rõ những yêu cầu cơ bản của môn học, đặc biệt là phân mơn tập
làm văn để tìm ra và áp dụng biện pháp dạy học phù hợp. Cần học tập để tiếp thu
những cái hay từ đồng nghiệp trong quá trình dạy học.
- Về phía nhà trường : Để tạo điều kiện cho việc dạy – học của thầy trò thuận
lợi, bản thân tôi là người đứng lớp dạy bộ môn Ngữ văn kiến nghị vấn đề sau : Bổ
19
skkn
sung thêm tài liệu tham khảo kĩ năng rèn viết tập làm văn trong bộ mơn Ngữ văn (nếu
có điều kiện và kinh phí) để phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy của GV và bổ sung
vào thư viện cho học sinh tham khảo.
- Về phía Phịng GD và ĐT: Tổ chức thêm các đợt tập huấn, chuyên đề (nếu có
điều kiện và kinh phí) cho bộ mơn Ngữ văn về việc học tập kinh nghiệm giảng dạy
phân môn tập làm văn để giáo viên Ngữ văn có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và
phương pháp giảng dạy.
Xác nhận của người đứng đầu đơn
vị/bộ phận được áp dụng giải pháp
Cam Hiệp Bắc, ngày 25 tháng 3 năm 2020
Tác giả sáng kiến
Dương Thị Lệ Minh
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
................................................................................................................................ .........
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
........................................................................................................................ .................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách Chuẩn kiến thức kĩ năng Tập 1- NXB Giáo dục- Lê Anh Xuân chủ biên.
2. Sách Dạy học Ngữ văn 6- NXB Tổng hợp TP HCM- Lê Thị Mỹ Trinh chủ biên.
3. Sách Giáo khoa Ngữ văn 6- NXB Giáo dục- Nguyễn Khắc Phi chủ biên
4. Sách Giáo viên Ngữ văn 6- NXB Giáo dục- Nguyễn Khắc Phi chủ biên.
5. Giáo trình phương pháp dạy và học làm văn tác giả Mai Thị Kiều Phượng.( Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội)
20
skkn