Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Skkn một số biện pháp sửa lỗi khi sử dụng tiếng việt của học sinh trong trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 36 trang )

SỞ GD - ĐT TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI KHI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
CỦA HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG”

Tác giả sáng kiến: Vũ Quang Bình
Mã sáng kiến: 04.51.

VĨNH PHÚC, NĂM 2021

skkn


MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu .................................................................................................... 1
2. Tên sáng kiến ................................................................................................... 1
3. Tác giả sáng kiến ............................................................................................. 2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ........................................................................... 2
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ........................................................................... 2
6. Ngày sáng kiến được áp dụng đầu tiên ......................................................... 2
7. Mô tả bản chất của sáng kiến ......................................................................... 2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN ................................................................................... 2
I. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 2
II. Thực trạng vấn đề ............................................................................................. 2
1. Lỗi chính tả........................................................................................................ 3
1.1. Thói quen sử dụng “ngơn ngữ chat” dẫn đến viết sai chính tả ...................... 3
1.2. Phát âm địa phương dẫn đến viết sai chính tả ................................................ 4


1.3. Lỗi viết hoa tuỳ tiện ....................................................................................... 5
1.4. Sai do nhầm lẫn giữa các âm vị khác nhau hoặc cùng một âm vị ................. 5
2. Lỗi về từ ............................................................................................................ 6
2.1. Lỗi lựa chọn.................................................................................................... 6
2.1.1. Chọn sai từ................................................................................................... 6
2.1.2. Chọn từ, ngữ sáo rỗng ................................................................................. 7
2.1.3. Chọn từ, ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản ......................................... 8
2.2. Lỗi kết hợp ..................................................................................................... 8
2.2.1. Kết hợp sai nghĩa từ vựng ........................................................................... 8
2.2.2. So sánh khập khễnh .................................................................................. 10
3. Lỗi về câu ........................................................................................................ 11
3.1. Lỗi sai khi sử dụng dấu câu.......................................................................... 11
3.2. Lỗi do học sinh chưa ý thức rõ về các thành phần trong câu....................... 12
3.3. Lỗi diễn đạt................................................................................................... 12
III. Biện pháp cụ thể ............................................................................................ 13
1. Khắc phục những hệ lụy của “ngôn ngữ @” .................................................. 13
2. Hướng dẫn học sinh cách phát âm: ................................................................ 14
3. Hướng dẫn học sinh cách viết hoa, viết thường sau dấu câu .......................... 14

skkn


4. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng dấu câu ..................................................... 15
5. Hướng dẫn học sinh cách đặt câu, chữa câu ................................................... 17
5.1. Cách đặt câu ................................................................................................. 17
5.2. Phương pháp chữa câu ................................................................................. 18
6. Hướng dẫn học sinh một số mẹo sửa lỗi chính tả ........................................... 20
IV. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài ............................................ 23
8. Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có) .............................................. 24
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ........................................... 24

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung
sau: ...................................................................................................................... 25
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): ..................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 27
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 28

skkn


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” đối với bộ môn Ngữ
Văn nếu chỉ chú trọng đến cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên hay tổ chức dạy
học... vẫn là chưa đủ; chúng ta còn cần quan tâm đến việc học tập và nâng cao
năng lực sử dụng tiếng Việt bởi đó chính là công cụ quan trọng để các em giao
tiếp và khám phá tri thức, hình thành kĩ năng.
Để thực hiện quan điểm giáo dục toàn diện theo chỉ đạo của Bộ GD - ĐT,
chúng ta không thể bỏ qua bộ môn Ngữ văn bởi từ bao đời nay “Văn học là nhân
học”. Dạy văn trong nhà trường là một môn học quan trọng và ngày càng được
quan tâm nhiều hơn. Dạy văn là dạy làm người, dạy cho học sinh cách nói, cách
viết sao cho đúng và hay. Vì thế, nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ là
truyền thụ cho học sinh vốn văn hố tri thức phổ thơng về Văn học mà còn phải
giúp học sinh vận dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong cách nói, cách viết sao cho
đúng, chuẩn mực. Để đạt được điều đó thì vai trò của người giáo viên rất quan
trọng, giáo viên phải chủ động trong việc tìm tịi, nhận diện các lỗi mà học sinh
thường hay mắc phải để giúp học sinh hồn thiện năng lực viết văn và nói năng

trong cuộc sống.
Trong q trình giảng dạy và chấm bài, tơi thấy hiện tượng học sinh viết
sai chính tả rất phổ biến. Việc mắc lỗi nhiều lần như vậy sẽ làm giảm giá trị của
câu văn, bài viết gây khó chịu cho người đọc. Nhất là do thói quen nói năng ở
địa phương và việc học sinh chưa có ý thức sửa chữa hoặc khơng phát hiện được
lỗi sai khi nói và viết. Vì thế, tơi chọn áp dụng sáng kiến: “MỘT SỐ BIỆN
PHÁP SỬA LỖI KHI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”. Việc lựa chọn đề tài này sẽ có tác

dụng định hướng cho học sinh những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt về
các phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong
cách ngôn ngữ… Từ đó nhằm khắc phục và hạn chế được cho học sinh những
lỗi cơ bản thường mắc phải.
2. Tên sáng kiến: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI KHI SỬ DỤNG TIẾNG
VIỆT CỦA HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.

1

skkn


3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Vũ Quang Bình
- Số điện thoại: 0913379966
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Vũ Quang Bình
- Giáo viên trường PT DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Trong trường THPT và THCS khi giảng dạy cũng như chấm trả bài kiểm tra

của học sinh.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng đầu tiên
- Tháng 9 năm 2020
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lí luận
Văn bản là một thực thể có hai mặt: hình thức và nội dung. Hình thức của
văn bản là thuộc tính vật chất của nó tác động vào giác quan của người tiếp
nhận; khi nói, hình thức đó chính là ngữ âm, tác động vào thính giác; khi viết,
hình thức đó hiện ra bằng chữ viết, tác động vào thị giác. Nội dung của văn bản
là những ý nghĩa hàm chứa bên trong văn bản, mà những thuộc tính vật chất của
mặt hình thức có thể gợi ra trong não bộ người tiếp nhận. Hai mặt ấy gắn bó chặt
chẽ với nhau, quy định lẫn nhau. Quan tâm tới văn bản chính là phải quan tâm
tới hai mặt, hình thức và nội dung của nó. Nhận thức này rất cần thiết đối với sự
rèn luyện về năng lực nói và viết.
Lâu nay, theo thói quen, ta thường dùng hai tiêu chuẩn đúng và hay để
đánh giá một văn bản (nói và viết). Đó là một thói quen đúng đắn. Có thể xem
nói và viết đúng chính là làm cho văn bản đáp ứng những yêu cầu về tính chính
xác; nói và viết hay chính là làm cho văn bản đáp ứng những yêu cầu về tính
nghệ thuật.
II. Thực trạng vấn đề
Thực trạng những lỗi phổ biến khi sử dụng tiếng Việt
Trong quá trình giảng dạy, qua các bài kiểm tra theo phân phối chương
trình, qua việc chấm bài tôi nhận thấy phần đông học sinh đều không phát hiện
2

skkn


được lỗi sai khi nói, thậm chí trong bài viết học sinh cịn mắc khá nhiều lỗi

chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu... Thực tế phân phối chương trình dành cho phần
Tiếng Việt ít, thời lượng một tiết trả bài 45 phút nên việc sửa chữa lỗi sử dụng
tiếng Việt cho học sinh của giáo viên trên lớp chưa được nhiều.
Qua thống kê, học sinh mắc phải những lỗi sau:
1. Lỗi chính tả
Chính tả là phân mơn nhằm rèn cho học sinh kĩ năng viết, nghe, đọc và
làm các bài tập chính tả, rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngơn ngữ. Kĩ năng chính
tả thực sự cần thiết khơng chỉ đối với học sinh mà còn với tất cả mọi người. Khi
đọc một văn bản viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung
văn bản đó. Trái lại, một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó
nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc khơng hiểu đầy đủ văn bản. Viết chính
tả đúng cịn giúp học sinh học tốt các phân môn khác, là cơ sở cho việc học bộ
mơn Tiếng Việt ở tiểu học. Chính tả cịn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính
và thái độ cần thiết trong cơng việc như: cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, lịng
tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên hiện nay nhiều học sinh vẫn mắc lỗi
sai chính tả trong q trình sử dụng tiếng Việt. Qua kết quả thống kê các loại lỗi,
tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại lỗi như:
1.1. Thói quen sử dụng “ngơn ngữ chat” dẫn đến viết sai chính tả
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và intenet, một loại
ngôn ngữ mới do giới trẻ sáng tạo đã ra đời - “ngôn ngữ @”. Ngơn ngữ này ngày
càng phát triển và có những tác động lớn đến tiếng Việt. Những xu thế ngôn ngữ
“chat” của giới trẻ chia ra làm hai nhóm như sau: Xu hướng đơn giản hóa. Đây là
khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua phòng chat hay diễn đànchúng ta có
thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như: wá, wyển (quá, quyển); wen (quen);
wên (quên); iu (yêu); lun (ln); bùn (buồn); bitk? (biết khơng?); bít rùi (biết rồi);
mí (mấy); dc (được); ko, k (khơng); u (bạn, mày), ni (nay), en (em), m (mày), ex
(người yêu cũ), t (tao), hem (khơng), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v. Xu hướng thứ
hai là phức tạp hóa . Xu hướng này tuy không phát triển mạnh mẽ như xu hướng
thứ nhất nhưng nó vẫn tồn tại như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của
giới trẻ: dzui (vui), thoai (thơi), dzìa (về), rồi (rồi), khoai (khó) >

(lỗi), em4jl (email).v.v. Xu hướng này cịn phát triển đến mức ngay cả những người
3

skkn


“trong cuộc” nhiều khi cũng không thể hiểu hết được những nội dung do những
sáng tạo mang nặng tính cá nhân như vậy.
Khơng dừng lại ở đó, thứ ngơn ngữ này còn được các em đưa vào trong
những bài làm văn:
- Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em hứa sẽ lun (luôn) cố gắng hok
(học) hành chăm chỉ.
- Khơng bít (biết) tự khi nào hoa phượng được gọi là hoa học trò.
- Nỗi bùn (buồn) trong thơ Huy Cận cũng là nỗi bùn (buồn) chung của một lớp
nhà thơ mới khi họ khơng tìm thấy mối dây liên hệ với cuộc sống thực tại.
Xuân Dịu (Diệu) là nhà thơ của mùa xuân, tình iu (yêu) và tuổi trẻ
Việc sử dụng "ngôn ngữ chat" thường xuyên sẽ làm các em khơng ý thức
được trách nhiệm giữ gìn, phát triển ngôn ngữ dân tộc, quên đi bài giảng về sự
trong sáng của tiếng Việt mà thầy cô đã dày cơng dạy bảo. Nếu cứ theo đà này thì
thật khó để tìm những ngơn từ đẹp, lời văn hay trong lứa tuổi thanh thiếu niên.
1.2. Phát âm địa phương dẫn đến viết sai chính tả
- Nghĩa của các từ ngữ và vỏ ngữ âm của chúng gắn bó với nhau chặt
chẽ. Để người khác hiểu đúng ý nghĩa muốn diễn đạt, cần phát âm đúng hình
thức ngữ âm, viết đúng hình thức chính tả của từ ngữ. Việc phát âm sai, viết sai
chính tả dẫn đến người nghe, người đọc hiểu sai ý định cần truyền đạt.
- Do thói quen phát âm của địa phương, của cá nhân ở một số từ ngữ nên
dẫn đến hiện tượng phát âm sai, viết sai. Cụ thể, người viết có thể dễ mắc lỗi
chính tả khi viết các từ:
+ Bắt đầu bằng : ch/tr; d/gi/r; x/s; l/n...
+ Chứa các vần : iu/ưu; iêu/ươu, ay/ây; ua/ươ...

Ví dụ:
Phát âm

Viết sai

Viết đúng

Xím

Xím

Thím

Ốc biêu

Ốc biêu

Ốc bưu

Ơng lời

Ơng lời

Ông trời

Bẩu ban

Bẩu ban

Bảo ban


Liu giữ

Liu giữ

Lưu giữ

Uống riệu

Uống riệu

Uống rượu
4

skkn


+ Phát âm sai L và N (đây là lỗi phát âm sai phổ biến của học sinh huyện
Kim Sơn) dẫn đến viết sai. Việc phát âm sai, dẫn đến viết sai chính tả thường có
thể gây hiểu lầm, làm cho văn bản thiếu chính xác, giảm hiệu quả truyền đạt.
Ví dụ:
Phát âm

Viết sai

Viết đúng

Tha nỗi

Tha nỗi


Tha lỗi

Nối đi

Nối đi

Lối đi

Lết la

Lết La

Nết na

Nàng nước

Nàng nước

Làng nước

No nắng

No nắng

Lo lắng

Nung ninh

Nung ninh


Lung linh

1.3. Lỗi viết hoa tuỳ tiện
Số lượng học sinh viết hoa tuỳ tiện không nhiều nhưng chúng ta cũng cần
chú ý sửa lỗi, đặc biệt là chữ T, chữ N, chữ C,..
Ví dụ: - Trọng Thuỷ bước Tới gần Mỵ Châu.
- Trọng Thuỷ nhìn theo bóng Người ấy.
- Thánh Gióng là tác phẩm giàu tinh thần yêu Nước.
- Cơ ấy đang nói Chuyện với mẹ tơi…
1.4. Sai do nhầm lẫn giữa các âm vị khác nhau hoặc cùng một âm vị
Trên thực tế bài kiểm tra, học sinh thường hay mắc lỗi: lỗi do lẫn lộn giữa
hai âm vị khác hẳn nhau như: S - X, CH - TR, L - N và lỗi do chưa phân biệt
được các chữ viết khác nhau của cùng một âm vị:
Ví dụ:
[K] :  C

[Z] : D

 K

 GI

 Q

 R

Ví dụ:
Viết sai


Viết đúng

Viết sai

* Cặp: D, GI, R:

Viết đúng

* Cặp: L - N:

Sinh da

Sinh ra

Lết la

Nết na

Dữ gìn

Giữ gìn

Bao nâu

Bao lâu

Giản gị

Giản dị


Có nỗi

Có lỗi
5

skkn


Bịn dịn

Bịn rịn

Nó mặt

Ló mặt

Rãi bày

Giãi bày

Nâng nâng

Lâng lâng

Giương gian

Dương gian

( chỉ trạng thái)


Giấu vết

Dấu vết

Nỗi lầm

Lỗi lầm

Rao sắc

Dao sắc

Lền nếp

Nề nếp

Rao nộp hàng

Giao nộp hàng…

Niên miên

Liên miên…

2. Lỗi về từ
Trong ngơn ngữ thì từ là cái quan trọng nhất. Nói cách khác, trong ngơn
ngữ, từ là chất liệu cơ bản, được sử dụng để tạo ra những đơn vị, kết cấu ở bậc
cao hơn. Vì thế, khơng có từ, con người không thể tiến hành giao tiếp được, và
như vậy, bản thân ngơn ngữ cũng khơng tồn tại. Có thể xem xét vai trị của từ từ
hai góc độ.Về phía người tạo lập văn bản (người nói, người viết), để truyền đạt

một nội dung thơng báo nào đó, tất nhiên phải tạo ra lời cụ thể, tồn tại dưới một
loại hình ngơn bản cụ thể. Trong q trình tạo câu, tạo đoạn... trong ngôn bản,
công việc cơ bản của người nói (viết) là lựa chọn và kết hợp từ để tạo thành câu,
đoạn v.v... Về phía người tiếp nhận văn bản (người nghe, người đọc), khi nghe,
đọc, trước hết là tiếp xúc với từ (dưới dạng âm thanh hay kí hiệu chữ viết) và
hiểu được từ, trên cơ sở đó mới hiểu được câu, đoạn... và cuối cùng là hiểu được
nội dung tồn ngơn bản. Từ có vai trị vô cùng quan trọng như vậy, nên năng lực
ngôn ngữ của một cá nhân thể hiện rõ nhất, dễ nhận thấy nhất qua việc dùng từ,
xét ở cả hai mặt: đúng và sai, hay và dở. Trong quá trình sử dụng từ ngữ, học
sinh thường mắc các lỗi sau:
2.1. Lỗi lựa chọn
Nói đến lỗi lựa chọn từ, chủ yếu là xét qua hai mối quan hệ :
- Giữa nội dung muốn biểu đạt với nghĩa của từ được dùng.
- Giữa giá trị phong cách của từ được dùng với phong cách ngơn ngữ văn bản.
Trên cơ sở đó, lỗi lựa chọn từ được chia thành ba kiểu lỗi sai nhỏ:
2.1.1. Chọn sai từ
Chọn sai từ là chọn từ mà nghĩa của nó khơng phù hợp với nội dung muốn
biểu đạt, tức khái niệm, hành động, tính chất, trạng thái... mà người viết muốn
nói đến. Nói cách khác, chọn sai từ là hiện tượng nghĩa của từ được dùng và nội
dung muốn biểu đạt có sự chênh lệch ở mức độ này hay mức độ khác.
6

skkn


Ví dụ:
(a) Tất cả mọi hành động, suy nghĩ của mình, chị Út đều dồn vào tương
lai của đàn con.
(b) Trái lại, lũ quan lại dưới triều đình chỉ biết hợp tác với nhau, dùng mọi
âm mưu, thủ đoạn để bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ .

Trong ví dụ (a) dồn có nghĩa là: cùng một lúc tập trung tất cả cả yếu tố, bộ
phận vào một nơi, một vật chứa đựng nào đó. Nhưng nội dung mà học sinh
muốn biểu đạt là nhắm vào, hướng về: chị Út hướng tất cả mọi suy nghĩ, hành
động của chị vào tương lai của đàn con.
Trong ví dụ (b), có ba từ chọn sai: dưới, hợp tác, xa xỉ. Dưới chỉ vị trí
thấp hơn trong khơng gian so với một vị trí xác định nào đó, hay thấp hơn các vị
trí khác nói chung. Nghĩa của từ dưới trong câu không phù hợp với nội dung
muốn biểu đạt: thuộc phạm vi. Cịn hợp tác có nghĩa là: cùng chung sức với
nhau trong một công việc, một lãnh vực hoạt động nào đó, nhằm một mục đích
chung. Nói hợp tác cịn bao hàm sự đánh giá cao, tốt đẹp. Nhưng nội dung mà
học sinh muốn biểu đạt là: hợp thành một phe cánh, một lực lượng để thực hiện
âm mưu, hành động xấu xa. Xa xỉ có nghĩa là: tốn nhiều tiền mà không thật cần
thiết, chưa cần thiết. So với nội dung muốn biểu đạt: quá sang trọng và mang
tính chất lãng phí, thì nghĩa của từ xa xỉ hồn tồn khơng phù hợp.
2.1.2. Chọn từ, ngữ sáo rỗng
Tữ, ngữ sáo rỗng là những từ, ngữ đọc lên nghe rất kêu (sáo), nhưng
nghĩa của chúng vượt quá tính chất, mức độ cần thiết so với nội dung muốn biểu
đạt, trở nên cường điệu, huênh hoang, rỗng tuếch.
(a) Bài thơ Tiếng ru của Tố Hữu (...) là một đỉnh cao muôn trượng.
(b) Chúng ta phải ra sức học tập để góp một phần cơng lao vĩ đại của
mình đưa đất nước tiến lên tầm cao thời đại.
Trong ví dụ (a), học sinh đã đánh giá bài thơ Tiếng ru của Tố Hữu là đỉnh
cao muôn trượng. Một bài thơ, dù là thành cơng đến đâu, cũng khó mà đạt đến
đỉnh cao mn trượng.
Trong ví dụ (b), học sinh muốn đóng góp một phần- chỉ một phần thôi công lao vĩ đại của mình để đưa nước nhà tiến lên tầm cao của thời đại. Quả là
quá huênh hoang, đại ngôn.
7

skkn



2.1.3. Chọn từ, ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản
Từ, ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản là những từ, ngữ mà giá
trị phong cách của nó khơng phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản. Cũng
giống như các ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, không phải tất cả các đơn vị từ
vựng và cụm từ cố định đều có thể sử dụng trong tất cả các lãnh vực giao tiếp.
Mà ở đây, thường xảy ra hiện tượng chuyên dùng, tức là việc ưu tiên sử dụng từ,
cụm từ cố định hay có xu hướng cố định hóa trong từng lãnh vực giao tiếp khác
nhau. Giá trị phong cách của từ, ngữ là nét nghĩa phụ của từ, ngữ, cho biết từ,
ngữ thường được ưu tiên sử dụng trong phạm vi giao tiếp nào, tức là phong cách
ngôn ngữ nào (trong phong cách khẩu ngữ tự nhiên hay phong cách ngôn ngữ
gọt giũa, trong phong cách ngôn ngữ hành chánh, khoa học hay phong cách
ngôn ngữ văn chương...). Nếu một từ, ngữ nào đó vốn được chuyên dùng trong
phong cách ngôn ngữ này, nhưng học sinh lại sử dụng trong phong cách khác,
thì đó chính là hiện tượng chọn từ, ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản. Trong
bài viết của học sinh, kiểu lỗi này thường thể hiện ở việc sử dụng các đơn vị từ
vựng, các cụm từ cố định hay có xu hướng cố định hóa thuộc phong cách khẩu
ngữ tự nhiên mà bài viết của học sinh lại thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
Do đó, các từ, cụm từ này trở thành lỗi sai.
Ví dụ:
(a) Ðọc tác phẩm, em thấy thương yêu và cảm phục anh Trỗi, chị Quyên
quá chừng!
(b) Chị Út Tịch là một người phụ nữ anh hùng quá xá cỡ !
Trong các ví dụ trên, các tổ hợp từ quá chừng, quá xá cỡ, chúng thuộc
phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Dùng những tổ hợp này trong bài viết là sai
phong cách ngôn ngữ văn bản.
2.2. Lỗi kết hợp
Lỗi kết hợp là loại lỗi dùng từ, ngữ được xét qua mối quan hệ về nghĩa từ
vựng giữa các từ, ngữ trong cấu tạo cụm từ. Dựa vào đặc điểm, tính chất của các
hiện tượng vi phạm, có thể chia lỗi kết hợp thành các kiểu lỗi nhỏ như : kết hợp

sai nghĩa từ vựng, kết hợp trùng lặp, thừa từ và so sánh khập khễnh.
2.2.1. Kết hợp sai nghĩa từ vựng
Kết hợp sai nghĩa từ vựng là kiểu lỗi sai thể hiện qua hiện tượng kết
hợp từ tạo thành cụm từ mà nội dung nghĩa giữa các thành tố không tương hợp
8

skkn


với nhau, làm cho nghĩa của cả cụm trở nên luẩn quẩn, mơ hồ hay lệch lạc so
với ý đồ biểu đạt.
Xem xét các ví dụ dưới đây :
(a) Vì thế mà văn học thời kì này đã để lại bao tác phẩm quý giá về văn
học yêu nước của nhiều tác giả như Nguyễn Ðình Chiểu, Nguyễn Thơng...
(BVHS).
(b) Chị Sứ đang nằm trong sự thâm độc của bọn giặc, gần kề cái chết,
nhưng chị không hề lo sợ về mình, chỉ nghĩ đến cách mạng, đồng đội (BVHS).
(c) Chị Út Tịch được giao nhiệm vụ cực kì quan trọng trong khi chị đang
có con chưa thành người(BVHS).
(d) Khơng có miếng ăn, người mẹ khơng tiếc gì cái chết của chính mình
mà chỉ thương cho các con vơ tội, phải chết oan uổng (BVHS).
(e) Nỗi thất vọng của tình yêu cịn lớn hơn vì tình u dẫn đến khơng đưa
tới hạnh phúc (BVHS).
Trong ví dụ (a) , nội dung biểu đạt của cụm từ bao tác phẩm quý giá về
văn học yêu nước, luẩn quẩn. Sự luẩn quẩn này bộc lộ qua mối quan hệ về nghĩa
giữa bao tác phẩm quý giá với văn học yêu nước.
Trong ví dụ (b), sự lệch lạc của cụm từ đang nằm trong sự thâm độc của
bọn giặc bộc lộ qua mối quan hệ về nghĩa giữa đang nằm với sự thâm độc của
bọn giặc. Bởi vì sự thâm độc của bọn giặc khơng phải là một phạm vi không
gian, cho nên không thể kết hợp với đang nằm.

Trong ví dụ (c), nội dung biểu đạt của cụm từ đang có con chưa thành
người có sự mâu thuẫn về nghĩa giữa đang có con với chưa thành người. Ðã nói
đang có con thì khơng thể nói chưa thành người. Bởi vì con ở đây cũng là con
người.
Trong ví dụ (d), khơng tiếc gì khơng tương hợp với cái chết của chính
mình. Bởi vì khơng tiếc gì có nghĩa là: sẵn sàng rời bỏ, sẵn sàng chịu mất đi,
chịu hi sinh. Mà cái chết của chính mình thì khơng thể nào là đối tượng của việc
sẵn sàng rời bỏ, sẵn sàng chịu mất đi, chịu hi sinh.
Trong câu (e), nội dung biểu đạt của cụm từ dẫn đến khơng đưa tới có sự
mâu thuẫn về nghĩa giữa dẫn đến với khơng đưa tới. (Ngồi ra, trong câu này,
học sinh còn chọn sai từ của, phải thay bằng từ trong mới đúng).
9

skkn


Hiện tượng kết hợp sai nghĩa từ vựng có nhiều mức độ khác nhau, dẫn đến
hậu quả khác nhau. Kết hợp sai nhẹ sẽ làm cho cụm từ luẩn quẩn hay lệch lạc về
nghĩa. Các câu (a), (b) thuộc trường hợp này. Kết hợp sai nặng có thể làm cho
các thành tố trong cụm từ mâu thuẫn với nhau về nghĩa. Chẳng hạn như trong
các câu (c), (d), (e) đã dẫn.
2.2.2. So sánh khập khễnh
So sánh khập khễnh là loại lỗi kết hợp, trong đó đối tượng được so sánh
và đối tượng dùng để so sánh khơng có dấu hiệu tương đồng hay dấu hiệu tương
đồng khơng tiêu biểu.
Trên bình diện tu từ, so sánh là một biện pháp trau chuốt, gọt giũa từ ngữ,
trong đó, người viết đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một dấu hiệu tương
đồng nào đó, nhằm làm nổi bật lên đặc điểm của đối tượng được nói đến. So
sánh tu từ nếu được vận dụng đúng, giữa đối tượng được so sánh và đối tượng
dùng để so sánh có dấu hiệu tương đồng, mang tính chất tiêu biểu, thì ngơn ngữ

trở nên sinh động, giàu sắc thái gợi tả, gợi cảm.
Ví dụ:
Chế độ phong kiến nanh ác đã cướp lại miếng mồi ngon của nó. Thúy
Kiều sẽ như đóa hoa trên ngọn sóng, ba chìm bảy nổi, phiêu dạt khơn cùng
(NLPBCL, T.III).
Nhưng nếu học sinh không nắm vững cách dùng biện pháp tu từ này thì
dễ dẫn đến hiện tượng so sánh khập khiễng, một kiểu lỗi kết hợp.
Ví dụ:
(a) Mẹ con chị Út giống như những vì sao trên trời, sau cơn mưa, những vì
sao ấy quần tụ lại với nhau, sáng lấp lánh(BVHS).
(b) Sức mạnh của đoàn kết như một đàn trâu cày phăng phăng
thửa ruộng(BVHS).
(c) Nếu như những thiên thần thoại, truyền thuyết giống như những lớp
sóng cồn giữa đại dương ầm ì vang dội, thì những câu ca dao, dân ca giống như
cơn gió thoảng giữa trưa hè ru ngủ hồn ta”(BVHS).
Trong câu (a), giữa Mẹ con chị Út, đối tượng được so sánh, và những vì sao
trên trời, đối tượng dùng để so sánh, khơng có điểm tương đồng nào cả. Biện
pháp so sánh này không thể chấp nhận được. Trong ví dụ (b), đối tượng dùng để
10

skkn


so sánh q thơ vụng. Khơng thể dùng hình ảnh một đàn trâu cày phăng phăng
thửa ruộng để ví von với sức mạnh của đoàn kết. Trong câu (c), học sinh đã
dùng phép so sánh hai lần. Thứ nhất là so sánh những thiên thần thoại, truyền
thuyết với những lớp sóng cồn giữa đại dương. Ở đây, khó mà xác định được
dấu hiệu tương đồng giữa hai đối tượng. Thứ hai là so sánh những câu ca dao
với cơn gió thoảng giữa trưa hè. Ðọc thoáng qua, tưởng chừng như có thể chấp
nhận được. Nhưng cân nhắc kĩ, chúng ta thấy cách so sánh này vẫn khập khễnh.

Bởi vì, nội dung ca dao, dân ca không chỉ là nhẹ nhàng, mát mẻ như cơn gió
thoảng giữa trưa hè.
Lỗi so sánh khập khễnh xuất hiện tương đối ít trong bài viết của học sinh, ít
nhất so với các loại lỗi dùng từ khác.
2.2.3. Sử dụng từ Hán Việt khơng đúng nghĩa
Ví dụ 1: Chúng ta không nên bàng quang trước hiện thực.
→ Viết đúng: bàng quan.
Ví dụ 2: Viện kiểm sốt. → viết sai.
→ viết đúng: Kiểm sát.
Ví dụ 3: Tơi nghe phong phanh nó thi đỗ đại học. → viết sai.
→ viết đúng: Phong thanh
Hoặc: yếu điểm, nghĩa là điểm quan trọng (giống như yếu nhân = người quan
trọng, yếu huyệt = huyệt quan trọng) nhưng lại được dùng với nghĩa là nhược
điểm, thiếu sót, yếu kém,… khi viết: Ngồi những thành tích đáng tự hào trên,
chúng ta cũng cịn một số yếu điểm cần phát huy.
 Lỗi này không đơn thuần là viết sai chính tả mà thực chất là hiểu sai nghĩa.
3. Lỗi về câu
3.1. Lỗi sai khi sử dụng dấu câu
- Đây là lỗi mà học sinh viết sau mỗi dấu chấm câu không viết hoa, hoặc
sử dụng dấu chấm than, dấu ba chấm, dấu gạch ngang... một cách tuỳ tiện.
- Do người viết không hiểu được công dụng của dấu câu; Nhầm lẫn các
thành phần nên không biết chỗ đánh dấu, hậu quả khiến câu không rõ ràng, câu
khác về nghĩa, hoặc có nội dung hồn tồn khác.
Ví dụ: Bị cày khơng được giết thịt.
Nếu thêm dấu phẩy, câu sẽ có nội dung mới như sau:
11

skkn



1, Bị cày, khơng được giết thịt.
2, Bị cày khơng được, giết thịt.
3.2. Lỗi do học sinh chưa ý thức rõ về các thành phần trong câu
- Lỗi câu không đủ các thành phần (Câu thiếu các bộ phận Chủ ngữ, Vị
ngữ, hoặc thiếu cả Chủ ngữ, Vị ngữ).
+ Lỗi thiếu chủ ngữ:
Ví dụ: Bằng trí tuệ sắc bén, thơng minh của người lao động không những
đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế đọ phong kiến.
+ Lỗi thiếu vị ngữ:
Ví dụ: Tình cảm của chúng tôi dành cho người thầy, người thầy đã cho
chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống.
+ Lỗi thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ:
Ví dụ: Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ
bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Lỗi do không biệt rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ:
Ví dụ: Với tơi nó là người bạn tốt.
- Lỗi do không phân định rõ định ngữ, phần phụ chú và vị ngữ:
Ví dụ: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù, yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Lỗi do khơng ý thức rõ về trật tự cần có của thành phần câu:
Ví dụ: Qua mỗi lần như vậy, người ta sẽ tích luỹ được kinh nghiệm và
thành cơng nhất định về sau.
- Lỗi do chưa ý thức rõ về mối quan hệ giữa các câu với nhau hoặc mối
quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu:
Ví dụ: Vì phong trào “ Ba đảm đang” đang phát triển sôi nổi khắp nơi,
nên chị em phụ nữ của chúng ta đã đóng góp rất nhiều thành tích to lớn vào
công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng tổ quốc giầu mạnh.
- Lỗi về câu thiếu thơng tin
Ví dụ: Nó đá bóng bằng hai chân.
Hoặc: Nó nhìn tơi bằng đôi mắt.
3.3. Lỗi diễn đạt

Trong bài viết của học sinh đa phần mắc loại lỗi này.
Ví dụ 1: Con mồi bị trúng tên, giãy giụa, rồi bỏ chạy thục mạng.
12

skkn


 Thiếu lơgíc.
Ví dụ 2: Sau khi thi đỗ, ba tôi mua cho tôi một chiếc đồng hồ.
 Mơ hồ về nghĩa.
Ví dụ 3: Họ úp cái nón lên mặt, nằm ngủ một giấc cho đến chiều.
 Câu sai về logic, trật tự từ khơng đúng trình tự.
III. Biện pháp cụ thể
1. Khắc phục những hệ lụy của “ngôn ngữ @”
- Để khắc phục những hệ lụy của “ngôn ngữ @”, các bạn trẻ cần tích cực
tham gia trao đổi trong những mơi trường tích cực như trường, lớp, Đồn hội,
trau dồi vốn hiểu biết về ngơn ngữ, văn hóa của dân tộc, tiếp thu những yếu tố
mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc, khơng cổ xúy, chạy theo những xu hướng
mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.
- Trong gia đình, các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm, chia sẻ với con
cái, nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện
vọng của giới trẻ hiện nay và đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất,.
giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc, giao lưu học hỏi, cũng như trạng bị
những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong
gia đình.
- Thầy cơ - những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ, những
người định hướng, giúp các em hồn thiện vốn ngơn ngữ của mình cần phải là
những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thầy cô thường
xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh
hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh.

- Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng
Việt, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tạo thêm nhiều cơ
hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh
đó, nhà trường cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại
xu thế đó.
- Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực
góp phần định hướng xã hội; Cần có thái độ cầu thị kiên quyết chống lại những
cách diễn đạt lệch chuẩn, những xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng
và chuẩn hóa của tiếng Việt, từ đó giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn.
13

skkn


2. Hướng dẫn học sinh cách phát âm:
- Âm L: Khi phát âm lưỡi cong, hơi đẩy ra đằng miệng (ngạc lưỡi).
- Âm N: Khi phát âm lưỡi chạm lợi, hơi đẩy lên mũi (lưỡi lợi).
Đây là lỗi phát âm chủ yếu của học sinh khu vực huyện Kim Sơn, do vậy
giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở học sinh, (kể cả lúc nói chuyện ngồi giờ
học) để tạo thành ý thức khi nói và viết. Việc sửa cách phát âm chuẩn L/ N cần chú
ý kiên trì và địi hỏi thời gian dài vì từ cấp dưới học sinh chưa có ý thức sửa chữa.
Lỗi sai lạc về ngữ âm:
Ví dụ :
Viết đúng

Viết sai

Thầy giáo dạy học.

Thày giáo dậy học.


Dậy mà đi.

Dạy mà đi.

Cảm ơn các bạn.

Cám ơn các bạn

Hằng ngày tôi vào học lúc 7h.

Hàng ngày tôi vào học lúc 7h.

Phải mất hằng tháng trời tôi mới viết Phải mất hàng tháng giời tôi mấy viết
xong cuốn sách.

xong cuấn sách/

Cho tôi đi chơi với nhé

Cho tôi đi chơi mới nhé.

Sáng nay chúng tôi đi tham quan.

Sáng nay chúng tôi đi thăm quan.

Anh ấy trả lời rất khảng khái…

Anh ấy trả lời rất khẳng khái…


3. Hướng dẫn học sinh cách viết hoa, viết thường sau dấu câu
Để tránh được những lỗi viết hoa, người viết phải nắm được và biết vận
dụng đúng các quy tắc viết chữ hoa.
- Sau dấu chấm:
+ Tất cả các từ (bất kể tên riêng, tên chung) đều phải viết hoa chữ cái mở
đầu âm tiết.
+ Sau khi chấm xuống dòng, tất cả các từ đều phải viết hoa chữ cái mở
đầu âm tiết và thụt vào đầu dòng với khoảng cách của một âm tiết ở dạng cấu
tạo đầy đủ (1 từ).
- Sau dấu phẩy: tất cả các từ đều viết bình thường, trừ các tên riêng, và
các từ có giá trị thay thế tên riêng thì phải viết hoa.
- Sau dấu chấm phẩy: viết như sau dấu phẩy.
- Sau dấu chấm than: phải viết hoa như sau dấu chấm.
14

skkn


- Sau dấu chấm hỏi: phải viết hoa như sau dấu chấm.
- Sau dấu chấm lửng (dấu ba chấm): tuỳ từng trường hợp mà viết hoa hay
viết thường.
+ Viết hoa trong trường hợp: sau dấu ba chấm là một câu mới.
Ví dụ: Họ đã qua Đèo Cả, Đèo Ngang, Đèo Khế… Cuối cùng, họ đã đến
nơi tập kết.
+ Không viết hoa trong trường hợp: sau dấu ba chấm chỉ là một bộ phận
của câu có liên quan với bộ phận ở trước dấu ba chấm.
Ví dụ: Trong các văn bản hiến pháp, ngoại giao… thường có các loại câu
đồng chức năng.
- Sau dấu hai chấm: tuỳ từng trường hợp mà viết hoa hay viết thường.
+ Sau dấu hai chấm là một câu hoặc là bộ phận mở rộng của vị ngữ, bổ ngữ,

hoặc là một bộ phận liệt kê, giải thích cho sự kiện, hành động thì phải viết hoa.
Ví dụ: Nó nhìn thấy cơ gái: Tóc dài, áo nâu, quần xắn gọn tới quá đầu gối.
+ Sau dấu hai chấm là bộ phận mở rộng chủ ngữ của câu hoặc là một bộ
phận tương đương với vị ngữ thì viết thường.
Ví dụ : Các từ: bàn, ghế, tủ… là các thực từ.
- Sau dấu gạch ngang: viết hoa như sau dấu hai chấm.
- Trong dấu ngoặc đơn:
+ Trong dấu ngoặc đơn là một câu mới, độc lập với câu trước đó, hoặc là
một đoạn câu giải thích thì viết hoa chữ cái của âm tiết đầu tiên giống như sau
dấu chấm.
Ví dụ: Mấy lần Thắm cứ nhìn hắn (Hình như có lần cơ đã gặp hắn ở chiến khu).
+ Trong dấu ngoặc đơn là một bộ phận không độc lập, chỉ có chức năng
giải thích hoặc mở rộng cho thành phần nào đó của câu thì viết thường.
Ví dụ: Cô ta cười (lần nào cũng vậy).
- Trong dấu ngoặc kép: chỉ viết thường khi liệt kê một loạt các sự kiện
nhằm mở rộng hoặc giải thích cho thành phần câu. Tất cả các trường hợp khác
đều viết hoa.
Ví dụ: Các con số “ba”, “bảy” đều có giá trị biểu trưng.
4. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng dấu câu
- Dấu chấm:
+ Dùng để kết thúc một câu. Nó được dùng ở cuối câu tả hoặc câu tường thuật.
15

skkn


Ví dụ: Hơm nay lớp tơi được nghỉ học.
Trời đang mưa.
+ Dùng để kết thúc một câu ca dao hay câu thơ.
+ Khi đọc đến dấu chấm phải ngừng nghỉ lâu hơn dấu phẩy và dấu chấm

phẩy. Nói cách khác dấu chấm có độ ngắt quãng dài hơn.
- Dấu phẩy: thường được dùng làm ranh giới ngăn cách giữa các bộ phận
của câu.
Ví dụ: Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã cho thấy bi kịch của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến.
- Dấu chấm phẩy: thường được dùng làm ranh giới giữa các vế của một
câu ghép khi người viết khơng muốn mở rộng câu đơn q dài. Cũng có trường
hợp dấu chấm phẩy được dùng để tách bộ phận giải thích, bổ sung ở phía sau ra
với dụng ý nhấn mạnh.
Ví dụ: Sáng tạo là một vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm
được Cách mạng.
(Lê Duẩn)
- Dấu chấm than: thường được đặt ở cuối câu cảm thán, có khi được đặt
trong ngoặc đơn để biểu thị ý nghĩa khách quan của việc bình giá, thậm chí dùng
dấu chấm than cùng với dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn để vừa nêu ý nghĩa bình
giá, vừa như tự trả lời bằng sắc thái phủ định.
Ví dụ : Nhà tơi nó mới về làm bạn với tơi đấy u ạ !
- Dấu chấm hỏi:
+ Thường được đặt ở cuối câu biểu thị sắc thái nghi vấn hoặc cái ý cần
hỏi. Vì thế dấu chấm hỏi cịn được dùng trong các lời đối thoại: hỏi - đáp.
Ví dụ : Sao hơm nay mẹ về muộn thế ?
+ Có khi được dùng chung với dấu ba chấm có ý làm tăng sắc thái nghi
vấn, có khi được dùng kết hợp với dấu chấm than và dấu chấm lửng để diễn tả
sắc thái nghi vấn nhưng người đọc có thể tự trả lời được.
Ví dụ:

Thơ tơi như chiếc hơn đầu
Gị cơng u dấu đâu nào má em ? !...
(Hoàng Tố Nguyên)


- Dấu chấm lửng: dùng để thể hiện ý chưa nói hết hoặc các sự kiện, vấn
đề chưa có điều kiện để liệt kê hết. Ngồi ra cịn được sử dụng để biểu thị trạng
16

skkn


thái cảm xúc mạnh, nghẹn ngào khơng nói được, cả ý và lời đều đứt qng
khơng liên tục.
Ví dụ: Cùng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu
thuyết,… thơ Hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá Nhật.
- Dấu hai chấm: thường dùng dẫn giải trực tiếp lời của người nói hoặc
dùng để dẫn lời thuyết minh, giải thích điều vừa mới được trình bày trước đó.
Ví dụ: Anh ấy có một điểm yếu: khơng quyết đốn trong cơng việc.
- Dấu gạch ngang: thường được dùng trước các lời đối thoại. Trong câu,
nó được dùng làm ranh giới giữa bộ phận chính và bộ phận xen lồng dùng giải
thích hay chú thích cho bộ phận trước.
- Dấu ngoặc đơn: thường dùng làm dấu ngăn cách giữa bộ phận chính và
bộ phận chú thích, giải thích. Nói đúng hơn, dấu ngoặc đơn dùng để đóng khung
phần bổ sung, giải thích thêm.
Ví dụ: Khoảng năm 28 tuổi,ông chuyển đến Ê-đê (nay là Tô-ki-ô), sinh
sống và làm thơ Hai-cư với bút hiệu là Ba-Sơ (Ba Tiêu)
- Dấu ngoặc kép: dùng để trích dẫn lời người khác hoặc dẫn lời trực tiếp
của nhân vật thay cho hình thức đối thoại. Có khi nó được dùng để nhắc lại các
từ, các thuật ngữ của một người khác với ý nghĩa mỉa mai, phủ định.
Ví dụ : Sau “vụ” đó, Lê Vi nhớ mãi lời bố mẹ trách móc: “Cả nhà mình
làm nghệ thuật, sao con lại chối từ?”
5. Hướng dẫn học sinh cách đặt câu, chữa câu
5.1. Cách đặt câu
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người trong xã

hội. Để thực hiện chức năng giao tiếp, trong mỗi ngôn ngữ tồn tại những quy tắc
tạo câu đặc trưng cho những ngơn ngữ đó. Trong q trình sử dụng, để giao tiếp
(nói và viết) có hiệu quả, mỗi cá nhân cần phải tuân thủ các quy tắc đó.
Một trong những quy tắc cần chú ý đó là:
+ Cứ phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.
Ví dụ : Nếu trời mưa thì chúng tơi được nghỉ học.(1)
Chiếc xe này máy đã hỏng.( 2)
Trời mưa (3) …
Trên đây là những câu được đặt đúng quy tắc đặt câu tiếng Việt. Câu ( 1)
là câu có hơn một kết cấu chủ - vị ( C-V) trong đó khơng có kết cấu C - V nào
17

skkn


bao hàm kết cấu C - V nào, được gọi là câu ghép; Câu (2) cũng là câu có hơn
một kết cấu C - V, nhưng chỉ có một kết cấu C - V làm nòng cốt, kết cấu còn lại
làm thành phần câu, được gọi là câu phức thành phần; Câu (3) là câu có một kết
cấu C - V, được gọi là câu đơn.
Tuy nhên, các quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt, trong quá trình sử dụng,
vẫn có sự linh hoạt, uyển chyển.
+ Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt ( tức là
chú ý đến quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong câu).
Chẳng hạn những câu như: Cái bàn trịn này vng. Hoặc: Cái bàn gỗ
này làm bằng sắt. Hay: Người chiến sĩ bị hai vết thương một vết ở bên đùi trái
và một vết ở Quảng Trị.v.v… là những câu có quan hệ ngữ nghĩa nội tại khơng
hợp logic nói chung và là những câu sai. Khi nói học sinh rất ít khi mắc nhưng
khi viết, cách diễn đạt thì lại đa số mắc phải loại lỗi này.
Do đó, giáo viên cần nhắc nhở học sinh chú ý đến quan hệ ngữ nghĩa
giữa các từ ngữ trong câu là yêu cầu quan trọng với việc tạo câu. Muốn vậy, khi

viết, nói cần chú ý tới quy luật tương hợp ngữ nghĩa, tức là phải chú ý sao cho
các nét nghĩa trong câu không được mâu thuẫn nhau.
+ Câu phải có thơng tin mới
Xét về cấu trúc nội tại của câu, hai yêu cầu đã nêu là hai yêu cầu cần
nhưng chưa đủ. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, về bản chất là q trình trao đổi
thơng tin. Qúa trình trao đổi thơng tin thật sự có hiệu quả chỉ khi người nói,
người viết đưa ra những thơng tin mới đối với người nghe, người đọc
Ví dụ: Nó đá bóng bằng chân.
Nó nhìn tơi bằng đơi mắt.v.v… là những câu tuy thoả mãn cả hai
điều kiện về cấu tạo ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa, nhưng lại không đáp ứng
được yêu cầu về thông tin. Sửa lại bằng cách thêm định ngữ cho danh từ chỉ
phương tiện, cơng cụ.
Ví dụ: Nó đá bóng bằng chân trái.
Nó nhìn tôi bằng đôi mắt nghi ngờ.v.v…
+ Câu phải được đánh dấu câu phù hợp (chú ý phần 2.4)
5.2. Phương pháp chữa câu
Phải tìm ra nguyên nhân câu sai rồi mới tiến hành sửa
- Tìm hiểu xem câu sai do nguyên nhân từ vựng hay ngữ pháp.
18

skkn


- Câu sai do không hiểu nghĩa của các thực từ, không hiểu cách sử dụng
các hư từ.
- Câu sai do không biết sử dụng dấu câu, không biết tách ý một cách hợp
lí, đặc biệt là khơng biết chấm câu.
- Câu sai do mất tính lơgic trong diễn đạt, tổ chức câu rối loạn, thiếu bộ
phận quan trọng của câu.
- Câu sai do chưa hiểu phong cách chức năng đang sử dụng.

 Dựa vào năm nguyên nhân chung nêu trên, chúng ta căn cứ vào các lỗi
câu cụ thể để sửa một cách chính xác.
Chú ý khi chữa các câu sai, việc thêm bớt từ là cần thiết. Bởi nếu khơng
làm việc đó, chúng ta khơng diễn đạt được mối quan hệ giữa các bộ phận (các
thành phần) của câu.
Ví dụ:
- Bằng trí tuệ sắc bén, thơng minh của người lao động khơng những đấu
tranh trực tiếp mà cịn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến.
- Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó.
- Về cách làm cơng nghiệp hố của nhiề càn bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật,
cán bộ quản lí, cơng nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trung kiến nghị:
 Những câu trên là những câu không phân định rõ thành phần trạng ngữ và
chủ ngữ. Vì thế để sửa lỗi sai trên, ta chỉ cần tách đúng các câu thành phần của
chúng ra, bằng cách: tạo ra chủ ngữ của câu, bỏ quan hệ từ của, từ “qua” hoặc
thêm dấu phẩy sau từ “người”, “chị Dậu”.
Ví dụ 2: Con mồi bị trúng tên, giãy giụa, rồi bỏ chạy thục mạng.
 Câu thiếu tính lơgíc: giãy giụa: trạng thái bị thương nặng, kiệt sức nên không
thể bỏ chạy thục mạng được.
Sửa: bỏ từ “ giãy giụa”.
Với sản xuất, nó là người ln có sáng kiến.
Câu trên dùng sai quan hệ từ làm cho quan hệ giữa các thành phần không
logic, phải sửa lại thành :
Trong sản xuất, nó là người ln có sáng kiến.
Ví dụ 3: Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng
non và xung kích sẽ tiếp bước mình. (1)
19

skkn



Với nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bật sự hi sinh to lớn của
những người mẹ Việt Nam. (2)
Chúng ta những học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. (3)
→ Những câu trên đều sai vì thiếu thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ, để sửa lại
thành câu đúng cần thêm các thành phần cho câu.
Câu (1) thiếu vị ngữ, nên muốn đúng chỉ việc thêm vị ngữ cho câu : Lòng tin
tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích
sẽ tiếp bước mình là nguồn động lực kích thích sự sáng tạo của thế hệ trẻ.
Câu (2) là câu thiếu thành phần chủ ngữ. Chữa loại câu này bằng cách thêm chủ
ngữ: bỏ từ của, thêm dấu phảy thì tác giả trở thành chủ ngữ
Với nghệ thuật so sánh, tác giả đã làm nổi bật sự hi sinh to lớn của những
người mẹ Việt Nam.
Câu (3) cũng là câu thiếu thành phần vị ngữ, sửa lại bằng cách thêm vị ngữ cho
câu, thêm từ là sau chúng ta.
Chúng ta là những học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa.
6. Hướng dẫn học sinh một số mẹo sửa lỗi chính tả
- Về chính tả, chúng ta nên tuân thủ theo quy ước chung được trình bày
trong từ điển Tiếng Việt và từ điển Phổ thông. Tuy nhiên, do tiếng Việt có nhiều
phương ngữ, thổ ngữ, nên bên cạnh tính thống nhất là chủ đạo nó cũng có những
nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, cách dùng từ giữa các vùng và tạo ra
ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong thực tế 3 “giọng” nói khác nhau: “giọng”
miền Bắc, “giọng” miền Nam, “giọng” miền Trung. Cho nên đặc trưng phát âm
của từng vùng khác với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết
sai chính tả.
- Để giảm bớt nhưng loại lỗi này cần chú ý ghi nhớ để có thể nói và viết
đúng.
Ví dụ :
Cặp: i - y: Vật lí - Vật lý.
Cặp: a - â: Thầy giáo - thày giáo.
Cặp: a - ă: Hàng tháng - hằng tháng.

Cặp: o - ô: Nhỏm dậy - nhổm dậy.
 trong các cặp: a - â; nên lấy “â” làm chuẩn.
20

skkn


a - ă: nên lấy “ a” làm chuẩn.
o - ô: nên lấy “ ô” làm chuẩn.
i - y: từ nào đã quen viết y thì giữ nguyên, các từ mới xuất hiện nên lấy i
làm chuẩn. Vì “i” gần với các ngơn ngữ khác, là âm có tính quốc tế hơn.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân biệt các phụ âm qua một số
mẹo sau:
- Mẹo n - l:
Hiện tượng lẫn lộn n - l là lỗi chính tả phổ biến ở Bắc bộ. Để giảm bớt
hiện tượng này cần chú ý một số quy tắc sau:
+ L đứng trước âm đệm cịn N khơng đứng trước âm đệm( trừ chữ noãn
trong noãn sào, noãn cầu): loa, loét, loắt, luật, luỹ..
+ Trong từ láy phụ âm đầu chỉ cần biết một âm tiết bắt đầu bằng L hay N
là suy ra được âm tiết kia: lạnh lùng, lặn lội, lăm le, nặng nề, no nê, náo nức…
+ Trong từ láy bộ phận vần( không láy phụ âm đầu) khơng có chữ N đứng
ở đầu âm tiết : lệt bệt, lò cò, lộp cộp, lò dò, liên miên, lau chau, lăng xăng,lăm
tăn, lai rai, lởn vởn, lênh khênh…
+ Trong từ láy bộ phận vần: phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất không phải
là GI (hoặc không phải là âm tiết thiếu phụ âm đầu) thì phụ âm đầu của âm tiết
thứ hai không thể là N, (trừ: khúm núm, khệ nệ): khéo léo, khoác loác, cheo
leo,… gian nan, gieo neo, ảo não, áy náy,…
+ Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu là NH, từ đó viết bằng N; những từ
có từ gần nghĩa bắt đầu là Đ (hoặc C/K) Từ đó viết bằng N: lài (nhài), lỡ (nhỡ),
lố lăng, (nhố nhăng), lấp láy (nhấp nháy), lem luốc (nhem nhuốc),…; này, nấy,

nó (đây, đó, đâu, đấy)…
+ Về nghĩa, những từ chỉ hoạt động ẩn náu, chỉ phương hướng thường viết
bằng N: náu, né, nép, nấp, nương, nam, nồm…
- Mẹo: ch - tr:
Có thể nhớ một số quy tắc nhỏ để phân biệt ch/ tr như sau:
+ TR: không kết hợp với những vần bắt đẫu bằng oa, oă, oe, uê: choáng
mắt, loắt choắt, choai choai, choèn choẹt…
+ Từ láy phụ âm đầu phần lớn là CH, (còn từ láy phụ âm đầu là TR rất ít:
trơ trọi, trơ trụi, trống trải, trần truồng, trùng trục, trơ trẽn, trâng tráo, trơn
trạo, trừng trộ, trì trệ, trục trặc, trối trăng…
21

skkn


+ Về ý nghĩa: Các đồ vật trong nhà thường viết bằng CH: chum, chén,
chĩnh, chai, chăn, chảo, chày chổi, chậu…
• Những từ chỉ quan hệ gia đình viết bằng CH: cha, chú, cháu, chắt, chị,
chồng,…
• Những từ ngữ chỉ quan hệ ngữ pháp phủ định viết bằng CH: chẳng,
chăng, chưa, chớ…
• Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp vị trí viết bằng TR: trên, trong, trước…
+ Cây thực vật thân gỗ ra hoa kết quả viết bằng CH: chanh, chôm
chôm... Cây thực vật thân tre, gỗ viết bằng tr: trám, tre, trúc…
+ Cặp: chuyền - truyền:
→ Khi hoạt động, trạng thái diễn ra có thể nhìn thấy vật thể chuyển động,
hoặc là danh từ, viết ch: chuyền bóng, dây chuyền, bay chuyền....
→ Khi hành động hoặc trạng thái của hành động diễn ra khơng nhìn thấy
vật thể chuyển động hoặc là sự thay đổi, chuyển động trừu tượng, viết tr: truyền
máu, truyền thống, truyền nhiệt …

+ Cặp : chuyện - truyện:
→ Khi là danh từ chỉ các tác phẩm, viết “truyện”: truyện ngắn, truyện dân
gian…
→ Khi chỉ hành động hoặc trạng thái của hành động, sự diễn ra của hành
động, viết “chuyện”: câu chuyện, có chuyện, nói chuyện, trị chuyện,....
- Mẹo: R - D- GI:
+ R và GI không kết hợp với những vần bắt đầu bằng: oa, oă, uâ, oe, uê,
uy…: doạ nạt, doanh trại…
+Trong từ láy bộ phận vần: R, láy với B,C, cịn GI, D khơng láy : bứt rứt,
bủn rủn, co ro, cập rập,… R và D láy với L; cịn GI khơng láy: liu diu, lim dim,
lò dò, lầm rầm, lai rai, lào rào…
+ Nếu một từ có hai hình thức viết, một trong hai hình thức đó viết bằng
tr thì từ đó viết bằng GI : giăng- trăng, giầu- trầu, trai - giai, trồng- giồng…
+ Các động từ, tính từ hoặc từ đi kèm, bổ nghĩa cho động từ, tính từ, viết:
r : rầu rĩ, buồn rầu…
Các danh từ hoặc từ đi kèm, bổ nghĩa cho danh từ, viết d: dọc sông, hàng
dọc...
22

skkn


×