Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.99 KB, 21 trang )

TRƯỜNG THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NGUYỄN TRỌNG KỶ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỘI THI GVDG CẤP THCS
NĂM HỌC 2022-2023

Cam ranh ngày 1 tháng 10 năm 2022

BÁO CÁO
Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giảng dạy
Tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trườngnăm học 2022-2023

Tên biện pháp: Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh
trong giờ học Ngữ văn
Họ và tên giáo viên: Đặng Thị Anh Thư
Đơn vị công tác:
Môn dự thi:

Trường THCS Nguyễn Trọng Kỷ
Ngữ Văn

I. Lý do chọn biện pháp
1. Thực trạng
Môn Ngữ văn trong trường THCS là một môn học rất quan trọng, chiếm
thời lượng lớn trong chương trình học của học sinh. Mơn Ngữ văn góp phần
giáo dục tư tưởng và bồi dưỡng định hướng cho học sinh hình thành những nhân


cách tốt đẹp. Văn học giúp cho các em hiểu hơn về lịch sử hình thành đất nước,

skkn


2
văn hóa, phong tục tập quán của các vùng miền khác nhau. Thơng qua tác phẩm
văn học có thể tái hiện được bức tranh hiện thực cuộc sống hay một giai đoạn
hào hùng của lịch sử dân tộc. Ví dụ: Qua tác phẩm văn học “Lão Hạc” của nhà
văn Nam Cao đã phần nào tái hiện cuộc sống khổ cực của người nơng dân nghèo
và giá trị tình người, niềm thương cảm sâu sắc của người đọc qua tác phẩm văn
học đó. Hơn nữa, mơn văn cịn giúp các em học sinh trau dồi vốn từ và cách sử
dụng ngôn từ phù hợp với những tình huống, hồn cảnh, đối tượng giao tiếp. Có
thể nói văn học như một cuốn phim truyền tải đầy đủ những cung bậc cảm xúc
của con người một cách sinh động và chân thực đến lạ thường.
*thuận lợi
- Được tập huấn chyen môn
- Được sự quan tâm của BGH
- Công nghệ thông tin phát triển
- CSCV của trường khá đầy đủ
- Đa dạng tài liệu tham khảo
- Giáo viên tích cực đổi mới các phương pháp dạy học tích cực đã đem lại
kết quả tốt.
Khó khăn:
- Về phía học sinh, nhiều em khơng có hứng thú với các môn xã hội đặc
biệt là môn Ngữ Văn. Chính vì khơng có hứng thú học tập mơn Ngữ văn nên
nhiều em khơng thích học văn. Việc lựa chọn các em vào đội tuyển học sinh giỏi
Ngữ văn ở các nhà trường rất khó khăn. Khi được chọn vào đội tuyển Ngữ văn

skkn



3
của trường, các em lại khơng tồn tâm tồn ý học tập và chỉ mong được vào đội
tuyển Toán, Anh...dẫn đến kết quả học tập mơn Ngữ văn cịn thấp. Hơn nữa, phụ
huynh học sinh còn áp đặt con em mình khơng nên học mơn xã hội mà nên học
các mơn tự nhiên. Điều này có lẽ được bắt nguồn từ thực tế của xã hội. Đối với
những môn tự nhiên, việc chọn trường để học sau này phong phú hơn, cơ hội
việc làm cũng dễ dàng hơn so với các ngành liên quan đến các mơn xã hội. Vì
vậy, học sinh khơng có hứng thú, thâm chí cịn thờ ơ, lạnh nhạt với mơn Ngữ
văn.
Tơi đã tìm hiểu về hứng thú học tập và kết quả học tập môn Văn của học
sinh ở các lớp tôi dạy. Tôi sử dụng phiếu khảo sát và kiểm tra khảo sát đầu năm
học sinh lớp 6/1 mà tôi giảng dạy thu được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm học 2021-2022 ở lớp 6/1 (gồm 40 học sinh)
trường THCS Nguyễn Trọng Kỷ.
+ Về hứng thú học tập:
Có hứng thú học tập mơn

Khơng có hứng thú học tập mơn

Ngữ văn

Ngữ văn

Tổng số
SL

%


SL

%

9

22,5

31

77,5

40

+ Về kết quả khảo sát đầu năm:
Giỏi

Tổng

Khá

Trung bình

Yếu

số

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

40

1

2,5

7

17,5

30

75,0

2

5,0


skkn


4

2. Nguyên nhân
Vậy nguyên nhân của những thực trạng trên là gì? Theo tơi, có rất nhiều
ngun nhân nhưng chủ yếu tập trung ở những nguyên nhân sau:
+ Trong các nhà trường, các giờ học môn Ngữ văn chưa lôi cuốn, thu hút
được học sinh học tập bộ môn này.
+ Học sinh học môn Ngữ văn chủ yếu là để phục vụ kiểm tra, khảo sát, thi
vào lớp 10 THPT, thi THPT quốc gia.
+ Học sinh xem môn Ngữ văn là mơn khó học, trừu tượng, nhiều chữ, rất
ngại học.
+ Học sinh khơng có hứng thú học tập mơn Ngữ văn nên nảy sinh ra tâm
lý chán, ghét môn học.
+ Học sinh cịn cho rằng học mơn Ngữ văn sau này ra trường khó xin
việc, mà có việc làm thì chế độ tiền lương, thưởng không cao…
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Giúp học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của môn học,thêm u thích và tích
cực học mơn văn.Từ đó sẽ nâng cao chất lượng học taapj của học sinh.
-góp phần đào tạo những thế hệ học sinh không chỉ thành thạo kỹ nang mà
cịn có tâm hồn cao thượng,biết vươn tới chân- thiện- mỹ trong cuộc sống
b)Mục tiêu riêng:

skkn



5
GV giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động học
tập; hứng thú với môn ngữ văn hơn,tạo bầu khơng khí lớp học sơi nổi hơn.
- Giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện.
II. Giải pháp thực hiện
a. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc cho học sinh thấy được ý
nghĩa của bộ mơn Ngữ văn
+ Học văn là để nói, viết, để làm người, để giao tiếp, hợp tác, môn văn
giúp cho học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng nói và viết hay, chuẩn. Bởi
nghĩ được mà khơng nói được, khơng viết được, khơng diễn đạt được thì sẽ
khơng ai hiểu, chính vì vậy mơn văn có vai trò rất quan trọng trong việc rèn
luyện kỹ năng giao tiếp – là chìa khóa thành cơng đối với mỗi người.
+ Môn Ngữ văn là một bộ môn quan trọng đối với học sinh bởi vì đây là
một trong những môn học quan trọng dùng để đánh giá học lực của học sinh, là
mơn quan trọng trong các kì thi cuối năm, chuyển cấp, tuyển sinh đại học…
+ Học môn Ngữ văn góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất như:
yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các năng lực chung như:
giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, đặc biệt là
năng lực ngôn ngữ, biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống,
biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong
cuộc sống, giúp con người biết ứng xử với nhau một cách văn minh hơn. Ví dụ:
Khi học sinh học đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” trích trong Dế Mèn
phiêu lưu kí của nhà văn Tơ Hồi. Các em học sinh thấy được một nhân vật Dế

skkn


6
Mèn khỏe mạnh, cường tráng nhưng tính nết cịn kiêu căng, xốc nổi, khi trêu
Chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt thật đáng trách, nhưng cũng thật đáng

thương khi biết nhận ra được những sai lầm của mình để khắc phục những tồn
tại, hạn chế của bản thân. Qua nhân vật Dế Mèn, các em cũng nhận thức được
những bài học về tình bạn, lối sống, cách ứng xử trước tình huống trong cuộc
sống để từ đó hình thành nên những tính cách tốt đẹp sau này. Trong dạy học
môn Ngữ văn, tôi lấy dẫn chứng về những người có niềm đam mê mơn văn, học
giỏi văn đã thành đạt trong cuộc sống để học sinh thấy được ý nghĩa của việc
học mơn Ngữ văn như: chính trị gia Nguyễn Phú Trọng. Ơng hiện là Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bí thư Qn ủy Trung ương, lãnh đạo cao nhất
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam. Năm 1963, ông học Khoa
Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ năm 1965 đến năm 1967, Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái - nay là Thái
Nguyên). Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Ngữ văn.(Nguồn thamkhảo
Phú Trọng)
b. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc tạo tâm thế học môn
Ngữ văn
“Tạo tâm thế” cho học sinh trong giờ học Ngữ văn thực chất là việc giáo
viên tạo cho học sinh một tư thế vững vàng, một tâm lý thoải mái, một xúc cảm,
hứng thú và một tâm hồn đam mê khi tiếp cận một tác phẩm văn học cụ thể. Bởi
vậy, văn học là môn học gắn với vẻ đẹp, là học cách khám phá vẻ đẹp của tự

skkn


7
nhiên, vẻ đẹp của xã hội và của con người, vẻ đẹp của sự sáng tạo nên khơng chỉ
dùng lí trí mà quan trọng hơn là phải giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp ấy
bằng cả tâm hồn và sự rung động trước vẻ đẹp đó.
   Để tạo được tâm thế cho học sinh thì trước hết giáo viên phải biết tạo
cho mình một tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, một tình cảm thân thiện, gần gũi

hồ đồng với học trò. Muốn vậy, giáo viên vừa phải căn cứ vào mỗi bài dạy để
tìm ra hình thức “tạo tâm thế” phù hợp. Chúng ta phải có cảm giác bước vào
một thế giới hoàn toàn mới lạ, tràn đầy hưng phấn, thiết tha với sứ mệnh thiêng
liêng cao cả, là người đưa học sinh đến những cảm xúc của văn chương, của
nghệ thuật ngôn từ.
Như thế trong suốt giờ văn, người thầy phải biết qn mình để sống với
văn, với học trị, để cùng các em say sưa đi vào lĩnh hội tri thức một cách có
hiệu quả. Người dạy văn khơng chỉ là nhà khoa học, nhà sư phạm mà còn là một
nghệ sĩ trên bục giảng. Ví dụ: Khi dạy bài Từ đơn và từ phức Ngữ văn 6 tập 1. Ở
phần khởi động, tôi đặt câu hỏi: Bằng kiến thức em đã được học, các em hãy
viết ra những từ có 1 tiếng và những từ có 2 tiếng ? Tơi tổ chức cho các em chơi
trị chơi Ai nhanh hơn. Đây là trò chơi vừa đòi hỏi học sinh có vốn từ vựng nhất
định, vừa có sự nhanh nhẹn, năng lực thể chất, lại vừa đòi hỏi sự hợp tác ăn ý
với các bạn cùng nhóm. Cách tổ chức: Chia lớp thành 4 đội chơi.. Mỗi nhóm sẽ
lần lượt từng thành viên lên viết các từ chỉ sự vật mà mình biết. Trong thời gian
2 phút, đợi nào viết được nhiều từ sẽ chiến thắng. Sau khi học sinh làm xong, tôi

skkn


8
nhận xét, đặt vấn đề những từ chỉ sự vật đó thuộc từ loại nào rồi dẫn vào bài
mới.
c. Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là phương tiện thuận lợi cho triển khai phương pháp
tích cực. Trong một giờ học có ứng dụng cơng nghệ thơng tin là sẽ góp phần
phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, đặc biệt là sự hứng thú trong học
tập. Tuy nhiên, việc khai thác công nghệ thông tin phải đảm bảo các yêu cầu về
thiết bị máy tính, máy chiếu, đường truyền internet…và tính đặc trưng của
phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên lựa chọn.

Trong dạy học, tơi sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp kiến thức về
tác giả, tác phẩm, các vấn đề liên quan đến cuộc đời của tác giả, những đoạn
video mà tác phẩm đã được chuyển thể thành phim. Ví dụ: Khi dạy bài “Cơ Tơ”
chúng ta có thể cung cấp cho học sinh những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân,
hình ảnh, video về vùng đất, thiên nhiên con người ở quần đảo Cô Tô để học
sinh như đang tham gia một chuyến đi thực tế về vùng biển cô Tô, giúp các em
cảm nhận được sâu sắc hơn về thiên nhiên và con người ở quần đảo Cô Tô của
đất nước.
- Sử dụng công nghệ chiếu vật thể những đoạn văn mà học sinh vừa viết
để cả lớp cùng quan sát, nhận xét, bổ sung.
d. Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc sử dụng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi đào sâu, mở rộng một ý
tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp việc

skkn


9
sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
Bởi theo nghiên cứu khoa học thì hình ảnh, màu sắc là hai trong những yếu tố
tác động nhanh nhất, hiệu quả nhất vào não bộ con người.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập
một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây
dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là
niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cơ
giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động của học trị, của
con em mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học
sinh khơng chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên bản đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức
(huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội
họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến

thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
Ví dụ : Khi học bài Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” có thể cho học
xây dựng sơ đồ tư duy khái niệm truyện ngụ ngôn.

skkn


10

Hay sơ đồ tư duy bài "Ếch ngồi đáy giếng” trong chương trình Ngữ văn 6

e. Tạo hứng thú cho học sinh bằng sân khấu hóa tác phẩm văn học
Hình thức dạy học trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn thơng qua việc sân
khấu hóa các tác phẩm văn học đã được tôi thực hiện và mang lại hiệu quả tích
cực, thu hút học sinh bởi phương pháp này thể hiện rõ nét hơn ý tưởng của tác

skkn


11
giả và ý nghĩa của từng tác phẩm văn học, học sinh hứng thú hơn khi tiếp cận
các tác phẩm văn học. Tôi tổ chức cho học sinh thành từng nhóm để “hóa thân”
vào nhân vật trong các tác phẩm thuộc chương trình giảng dạy đặc biệt là các tác
phẩm văn học dân gian. Các em vừa là đạo diễn vừa là diễn viên nên giúp các
em chủ động tiếp cận văn bản, thâm nhập vào thế giới của tác phẩm để cảm
nhận về các nhân vật và chi tiết trong tác phẩm sau đó tái hiện trên sân khấu lớp
học đồng thời cũng phát huy khả năng sáng tạo, tự tin khi nói trước mọi người
của các em. Với những học sinh không tham gia diễn xuất cũng cần đọc văn bản
thật kỹ và cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm để đối chiếu với hình ảnh nhân
vật được tái hiện trên sân khấu lớp học và đưa ra nhận xét của mình. Từ đó, các

tiết học theo hình thức sân khấu đã thực sự tạo được hứng thú cho đại đa số học
sinh để các em học tập có hiệu quả. Khi ơn tập về truyện dân gian (có thể tổ
chức một buổi ngoại khóa về văn học dân gian) tôi giao cho học sinh trong lớp
chuẩn bị trước ở nhà bài Sơn Tinh Thủy Tinh theo định hướng cụ thể:
- Hình thức chuyển thể: Sát nguyên tác.
- Thời gian diễn: 15 phút
- Số lượng nhân vật:
+ Nhân vật chính : chàng trai 01(Sơn Tinh), chàng trai 04 (Thuỷ Tinh)
+ Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mị Nương, Hoàng hậu, Lạc Hầu, Quần
thần, người dẫn truyện, quân của Sơn Tinh, chàng trai 02, chàng trai 03.
Phần 1: Chuyển thể thành vở kịch.
* Các cảnh chính:

skkn


12
- Cảnh 1: Giới thiệu tình huống:
Dẫn truyện: Mưa ! Mưa ! Mưa tầm tã suốt ngày đêm. Mưa mỗi lúc một
xối xả, nước dâng, nước tràn nước ngập, thật khủng khiếp. Vì sao thế ? Chả là
như thế này. Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương người
đẹp như hoa tính nết hiền dịu, vua cha muốn kén cho con một người chồng thật
xứng đáng.
Lạc hầu: Loa ! Loa ! Loa !
Chiềng làng chiềng chạ
Thượng hạ tây đông
Già trẻ gái trai
Nghe Vua truyền ý…
- Hùng Vương thứ 18 có cơ con gái tên là Mị Nương đã đến tuổi lấy
chồng, xinh đẹp tuyệt trần ai có nhu cầu lấy vợ thì hãy vào cung. Loa ! Loa ! Loa.

- Cảnh 2: Lạc hầu kén rể
Dẫn truyện: Hay tin Vua Hùng kén chồng cho con gái, rất nhiều chàng
trai tài năng đến để cầu hôn.
Lạc hầu: Các ngươi đâu? Hãy thể hiện tài năng của mình để ta xem có
chàng trai nào xứng đáng làm rể Vua Hùng không?
Dẫn truyện: Mời chàng trai mang số báo danh 01 (Sơn Tinh)
Sơn Tinh: Dạ ! Bẩm tôi là Sơn Tinh - Người chốn non cao có khả năng:
  "Vẫy tay về phía đơng, phía đơng nổi cồn bãi
   Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi"

skkn


13
Lạc Hầu: Được! Được, đấy!  Mời ngươi vào vòng trong.
Dẫn truyện: Mời chàng trai mang số báo danh 02.

Chàng trai 02: -  Dạ, có thần đây!
Lạc hầu: Thể hiện tài năng của mình xem có xứng đáng làm rể vua Hùng
không nào?
Chàng trai 02: - Tài năng của thần ư ! Thần có khả năng  biểu diễn võ
nghệ, đánh đơng dẹp bắc ạ. Thần chưa biết sợ cái gì trên trần gian này ạ!
Lạc hầu: Người hiếu chiến quá, vua Hùng chắc không đồng ý đâu. Mời
về.
Dẫn truyện: Mời chàng trai mang số báo danh 03.
Chàng trai 03: - Dạ, có  thần  đây!
Lạc hầu: Thể hiện tài năng của mình xem có xứng  đáng làm rể vua Hùng
không nào?
Chàng trai 03: - Con vẽ  truyền thần, vẽ phong cảnh q hương hữu tình,
vẽ các lồi mng thú ạ!  ( Đưa nét bút qua lại - Đưa tranh vẽ sẵn lên).  Chưa

hết đâu, con còn có khả năng vẽ cơng cụ: vẽ cày vẽ cuốc.
Lạc hầu : - Thế ngươi muốn con gái nhà vua vừa xinh đẹp đoan trang lại
vừa nết na về đi cày à. Thôi mời về.
Dẫn truyện: Mời chàng trai số 04 (Thủy Tinh)
Thủy Tinh: - Dạ, Có thần đây !
Lạc Hầu: Ngươi hãy thể hiện tài năng cho ta xem nào?

skkn


14
Thủy Tinh: - Dạ! Bẩm! Thần người miền nước thẳm có khả năng, gọi
gió, gió đến hơ mưa mưa về, góp phần điều tiết khí hậu cho cây cỏ xanh tốt
quanh năm, giúp đồng bào ta có nước sinh hoạt và sản xuất đấy ạ! 
Lạc hầu: Ngươi hãy thể hiện tài năng cho ta xem nào. (Đạo cụ âm thanh
tiếng Mưa , Gió…. Đưa tranh vẽ sẵn lên.) 
Lạc hầu: - Được, được đấy! Vậy là chúng ta không phải lo hạn hán nữa
rồi. Mời thần vào vịng trong.
Dẫn truyện: Vượt qua vịng sơ loại vơ cùng cam go. Có hai chàng trai
được chọn vào vịng trong. Một người chốn non cao, một người vùng nước
thẳm. Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Nhưng vua Hùng chỉ có một
người con gái.
Cảnh 3:  Vua Hùng trực tiếp kén rể
Dẫn truyện: Không biết nhà vua sẽ chọn ai đây.
Vua Hùng: Lạc Hầu đâu!
Lạc Hầu :  Dạ! Có con đây:
Vua Hùng:  Nay có hai chàng trai có tài năng lạ, rất xứng đáng làm rể ta
nhưng ta chỉ có 1 người con gái, các ngươi nghĩ sao ?
Lạc hầu:  Hay là
 + Cho hai chàng đấu kiếm. À mà khơng được, nguy hiểm lắm! Hay chơi

trị oẳn tù tì, bốc thăm. Cái trị may rủi này cũng khơng được. Cả hai chàng đều
có tài lạ. Thế thì nhà vua hãy bảo hai chàng ấy sắm  sính lễ: Sản phẩm vùng
nhiệt đới của nước ta vậy. 

skkn


15
Vua Hùng: Vừa vuốt râu tỏ ý hài lòng: Hay! Hay đấy! Ta nghĩ rồi. Sính lễ
ấy bao gồm:
  "Một trăm ván cơm nếp
   Một trăm nệp bánh chưng
   Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao
   Mỗi thứ một đôi"
Lạc Hầu : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đâu? Vào cung.
Vua Hùng: Cả hai chàng đẹp trai, khoẻ mạnh, đều có tài năng kì lạ, rất
xứng đáng làm rể ta nhưng ta chỉ có một người con gái (Phân vân - tiếc nuối).
Mà con gái ta thì chỉ lấy một trong hai người làm chồng. Bây giờ phải làm thế
nào nhỉ? Thơi thì thế này: Ngày mai ai đem sính lễ đến trước ta sẽ cho cưới con
gái ta.
Dẫn truyện: Cả hai chàng cùng tâu.
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Tâu đức vua - Sinh lễ cần sắm những gì ạ!
Vua Hùng: Sinh lễ gồm:
   - Mỗi trăm ván cơm nếp
   - Một trăm nệp bánh chưng
   - Voi chín ngà, Gà chín cựa cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đơi.
Hai chàng trai đã nghe rõ chưa, hay ta phải gửi qua facebook cho các ngươi khỏi
quên.
Dẫn truyện:  Mờ sáng hôm sau:


skkn


16
Sơn Tinh cho người mang lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. ( Vua
Hùng và Hoàng hậu nắm chặt tay con gái và chàng rể dặn dò: Nay con gái lấy
chồng xa hãy cùng chồng đồng cam cộng khổ con nhé. Sơn Tinh hãy cùng con
gái ta xây dựng nước Văn Lang giàu đẹp, và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ con nhé!
Thủy Tinh : Mang lễ vật đến sau (Buồn bã - thất vọng) 
- Sao lại thế này. Sính lễ ư, ta đã sắm đủ. Nào là:
            - Mỗi trăm ván cơm nếp
           
- Một trăm nệp bánh chưng
            - Voi chín ngà, gà chín cựa cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một
đôi”. Ta chỉ tiếc là ta đã chậm chân nên đến sau Sơn Tinh giây lát thôi mà
nàng đã theo chồng về vùng núi Tản Viên.
Dẫn truyện: Thủy Tinh buồn bã. Ngồi ngay trước sân đình vị đầu bứt tai,
suy nghĩ.
Thủy Tinh : Gây chiến thôi! Quân đâu? Ta phải gây chiến với Sơn Tinh
để lấy lại Mị Nương. Và chứng minh sức mạnh của ta.
Dẫn truyện:   Ù…ù…ù…. Mây đen kéo đến giơng gió nổi lên.
Thuỷ Tinh:  Mưa ! Mưa ơi hãy về.
           

Gió ! Gió ơi đến đây.

Dẫn truyện: Bất ngờ dơng bão nổi lên mưa gió kéo đến. Những con mưa
nặng hạt, xối xả, kéo dài khiến cho nước dâng lên cuồn cuộn, nhấn chìm làng
mạc, ruộng đồng…


skkn


17
Sơn Tinh:  (Không hề nao núng)
  Hỡi ! Ba quân của ta đâu !
Quân Sơn Tinh: Dạ, có chúng con.
Sơn Tinh: Thuỷ Tinh đang giận ta lắm nên hắn gây mưa lũ triền miên 
cơn bão này chưa qua cơn bão khác đã hình thành. 
- Các ngươi hãy đắp đập ngăn lũ, huy động tất cả các vật dụng có thể nổi
được trên mặt nước để cứu lấy nhân dân đang bị chìm trong biển nước.
Quân Sơn Tinh: Nước dâng mỗi lúc một nhanh, nước ngập ruộng đồng
nước tràn nhà cửa nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi
lềnh bềnh trên một biển nước. Ta phải huy động tất cả lực lượng để cứu lấy nhân
dân.
Dẫn truyện: Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng
quả đồi, dừng từng quả núi, dựng thành lũy đất để ngăn dòng lũ. Hai bên đánh
nhau ròng rã suốt mấy tháng trời mà Sơn Tinh vẫn vững vàng, còn Thủy Tinh
sức đã kiệt. Thủy Tinh đành rút quân về. Cơn giận chưa bao giờ nguôi ngoai.
Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy,
Thần Nước mệt mỏi mà cũng không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương,
đành rút quân về.
Phần 2: Giao lưu cùng người xem
- Giáo viên có thể hỏi học sinh ngồi xem và những học sinh đóng vai các
nhân vật trong tác phẩm các câu hỏi như:
- Cảm xúc của em khi được xem tiểu phẩm? 

skkn



18
- Ý nghĩa câu chuyện này là gì?
- Cảm xúc của em khi được hóa thân vào nhân vật ? Vì sao đồng bào miền
Trung thường chịu ảnh hưởng của các cơn bão? 
- Theo các em, chúng ta cần làm gì để phịng tránh thiên tai do lũ lụt gây
ra?
III. Kết quả thực hiện
Như vậy, bằng việc áp dụng các giải pháp nêu trên ở trường THCS
Nguyễn Trọng Kỷ trong học kỳ II năm học 2021-2022 kết quả học tập của mơn
Ngữ văn của lớp 6/1 đã có sự chuyển biến tích cực. Các em đã có hứng thú hơn
khi học môn Ngữ văn. Một số những chuyển biến cụ thể: các em đã tích cực,
chủ động hơn trong việc chuẩn bị bài đầy đủ ở nhà trước khi đến lớp, tích cực
xây dựng bài ở trên lớp, thích đọc sách hơn đặc biệt và các sách về văn học, giao
tiếp, ứng xử giữa bạn bè có văn hóa hơn, chuẩn mực hơn.
Thông qua khảo sát, khảo nghiệm, bài kiểm tra định kì và kiểm tra
thường xun tơi thấy kết quả học tập môn Ngữ văn đã tăng lên rõ rệt.
I. Học kì I năm học 2021-2022 khi chưa áp dụng giải pháp mới (Lớp
6/1 có 40 học sinh)
+ Về hứng thú học tập (Thông qua khảo sát trên lớp)

Tổng số

Có hứng thú học tập

Khơng có hứng thú học tập

mơn Ngữ văn

Môn Ngữ văn


SL

%

skkn

SL

%


19
40

9

22,5

31

77,5

+ Về kết quả học tập mơn Ngữ văn
Giỏi

Tổng

Khá

Trung bình


Yếu

số

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

40

3

7,5

14

35,0


22

55,0

1

2,5

II. Học kì II năm học 2021-2022 sau khi áp dụng giải pháp mới (Lớp
6/1 có 40 học sinh)

+ Về hứng thú học tập
(Thơng qua khảo nghiệm
trên lớp)
Tổng số

Có hứng thú học tập

Khơng có hứng thú học tập

mơn Ngữ văn

mơn Ngữ văn

SL

%

skkn


SL

%


20
40

25

62,5

15

37,5

+ Về kết quả học tập mơn Ngữ văn
Giỏi

Tổng

Khá

Trung bình

Yếu

số


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

40

9

22,5

17

42,5

14

35,0


0

0,0

Như vậy, kết quả khảo sát đầu năm, học kỳ I khi chưa áp dụng các giải
pháp nêu trên với kết quả học tập mơn Ngữ văn học kỳ II thì tỉ lệ học sinh có
hứng thú tăng lên, theo đó tỉ lệ học sinh giỏi, tỉ lệ học sinh khá cũng tăng lên, tỉ
lệ học sinh trung bình, yếu giảm, chất lượng đại trà được nâng lên rõ rệt.
Trên đây là một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học môn Ngữ văn
mà bản thân tôi đã nghiên cứu, tích lũy và thực hiện có hiệu quả trong giảng dạy
ở trường THCS Nguyễn Trọng Kỷ với đối tượng học sinh lớp 6/1. Mỗi biện
pháp trong dạy học dù hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh
mà người học, người dạy chưa khai thác hết. Chính vì thế mà khơng có biện
pháp nào được cho là lí tưởng. Mỗi giải pháp đều có ưu - nhược điểm của nó.
Vậy người thầy nên xây dựng cho mình một cách thực hiện riêng phù hợp với
môi trường, bản chất của vấn đề cần trao đổi; phù hợp với thành phần nhóm học,
cơng cụ dạy học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của chính mình.
Trong giải pháp tơi đưa ra này chắc chắn ít nhiều có những điểm thiếu sót,
rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp để giải pháp của tơi
được hồn thiện hơn và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học mơn Ngữ văn
ở trường THCS Nguyễn Trọng Kỷ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

skkn



×