Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

MỘT SỐ CÁCH DẪN VÀO BÀI TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN BẬC THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 16 trang )

MỘT SỐ CÁCH DẪN VÀO BÀI TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN BẬC THPT
Phan Thị Huyền Trân
- Trường THCS và THPT Long Cang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm
bàn luận một cách sôi nổi. Với bộ môn Ngữ văn, việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo
hứng thú cho học sinh (HS) học tập bộ môn cũng là một vấn đề quan tâm nhiều nhất đối
với tất cả các giáo viên (GV) dạy văn.


Thế nhưng phần lớn HS chưa thực sự say mê, u thích học bộ mơn này, chưa thực
sự thấy hứng thú trong những tiết học văn. Do đó chúng tơi chọn đề tài Các cách dẫn vào
bài tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn cho HS bậc THPT.
II. MỤC ĐÍCH LÀM ĐỀ TÀI
- Góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo hứng thú học tập các bộ mơn cho HS
trong nhà trường nói chung.
- Góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học và khơng biết cách học môn
Ngữ văn của HS trong nhà trường hiện nay.
- Từ đó tạo điều kiện cho GV phấn khởi hơn trong những giờ dạy văn.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- HS bậc THPT.
- HS trường THCS và THPT Long Cang.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU VIẾT THAM LUẬN
- Tham khảo tài liệu tham khảo và SGK để tìm ra những kiến thức cơ bản phục vụ
cho việc viết đề tài và áp dụng đề tài vào trong quá trình giảng dạy.
- Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy của các GV bộ môn khác và GV dạy
Ngữ văn trong nhà trường.
- Nghiên cứu về tình hình học tập của HS đối với các mơn học nói chung và mơn
Ngữ văn nói riêng về khả năng nắm bắt kiến thức, hứng thú trong học tập bộ môn.


- Nghiên cứu về tâm tư, nguyện vọng và thái độ, sự ham thích của HS trong việc
học mơn Ngữ văn.
- Nghiên cứu về chương trình nội dung kiến thức SGK môn Ngữ văn về các
phương pháp giảng dạy HS phù hợp với lứa tuổi.
- Dùng phương pháp khảo sát thực nghiệm và phân tích nội dung; phương pháp trắc
nghiệm khách quan; phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Chúng ta đều biết, môn Văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhân cách HS,
đặc biệt đối tượng của môn Văn là những tác phẩm văn thơ, là những kiến thức về
ngơn ngữ. Chính vì vậy, để thực hiện một giờ học có hiệu quả, người GV cần phải biết
cách tạo hứng thú cho HS trong giờ học, như việc sử dụng nhiều phương pháp: phân tích,
diễn giảng, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi ý, thảo luận nhóm … sẽ giúp HS cảm thấy hứng thú,
tích cực, sơi nổi hơn, không gây sự nhàm chán trong một tiết học môn Ngữ văn.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Thực tế những năm gần đây cho thấy HS cấp THPT nói chung và HS ở trường Long
Cang nói riêng rất yếu mơn Ngữ văn, khơng ham thích học văn.


- Hiện nay, HS từ bậc Tiểu học lên bậc THCS cịn có rất nhiều em chưa đọc thơng
viết thạo. Đây là một trở ngại quá lớn khi các em lại phải tiếp tục tìm hiểu, khám phá
những kiến thức cao hơn, rộng lớn hơn, trừu tượng hơn. Từ đó dẫn đến việc mất dần
kiến thức và kỹ năng cơ bản, dẫn đến chán học, không hứng thú học văn.
- Chương trình vẫn cịn những bài dạy dung lượng kiến thức lớn so với
thời lượng từ 45 – 90 phút nghiên cứu trên lớp nên HS lại càng khó tiếp thu kiến
thức. Chính điều này mà HS bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ kiến
thức Ngữ văn.
- HS lười học, không chịu đầu tư suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài trong giờ học,
khâu chuẩn bị bài còn hời hợt, tiếp thu bài chậm.
- Theo điều tra ban đầu số lượng HS ham thích học mơn Ngữ văn cịn rất ít.

- Một số GV cịn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, không biết làm thế nào
để tạo sự hứng thú cho HS trong học tập và nắm bắt được những kiến thức trọng tâm
của bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động nhất.
- Trên cơ sở đó, việc giúp HS ham thích học môn Ngữ văn, nắm bắt được những
kiến thức cơ bản của bài học, là một yêu cầu cấp thiết mà mỗi GV trong tổ Ngữ văn
chúng tôi cần phải nghiên cứu, tìm tịi sáng tạo trong giảng dạy để đạt được hiệu quả
cao.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ
Trước khi đi đến các biện pháp cụ thể để giúp cho HS ham thích học văn, mình phải
tìm hiểu xem tâm tư của HS “tại sao khơng có hứng thú học văn?”; “các em có những
mong muốn gì khi học mơn văn?”.
Sau khi nhận được đề tài tham luận, chúng tôi mở cuộc khảo sát về việc giúp HS ham
thích học môn Ngữ văn ở các lớp đang giảng dạy. Các em có rất nhiều ý kiến xung quanh
vấn đề tại sao khơng có hứng thú học văn?”, nhưng đa số đều cho rằng: bài dài, khó học,
điểm khơng được cao, khơng có thời gian học bài, học văn buồn ngủ…
Ngồi ra, ở các khối lớp cịn có các ý kiến như sau:
- HS khối 12 cho rằng: văn lớp 12 bài quá dài, kiến thức quá nhiều, một số tác phẩm
khó hiểu (đọc thêm: Tiếng hát con tàu; đọc văn: Đàn ghi ta của Lor-ca; ….); học
nhiều nhưng đi thi cho toàn bên ngoài; vào tiết là trả bài, giảng bài rất buồn ngủ….
- HS lớp 10 thì có ý kiến là phần văn học trung đại khó hiểu, từ ngữ khó học, nhàm
chán, buồn ngủ, khơng gắn với thực tiễn, không hiểu không dám hỏi GV….
Từ những nguyên nhân trên, khi được hỏi mong muốn của các em khi học văn là gì
thì các em thành thật trả lời:
- Bài học ngắn hơn, từ ngữ dễ học hơn, những bài khơng thi thì khơng học.


- GV dạy văn nên kể chuyện vui để tiết văn sinh động hơn, liên hệ thực tế nhiều hơn,
….
- Mong thầy cô cho điểm cao hơn, kiểm tra dễ hơn, ĐTB môn cao, ôn thi sát đề…
Một số ý kiến cá nhân thu được từ cuộc khảo sát từ những HS thường xuyên không

thuộc bài, không chép bài văn:
- Em Hồ Minh Hiếu (12c1): mong muốn vào tiết 5 nên dành 5-10p cuối tiết để chơi
trò chơi, kể chuyện vui.
- Em Phạm Minh Tỷ (12c1): văn học tiết đôi rất buồn ngủ, chán, đã vậy còn học 2
tiết cuối; mà học 2 ngày liên tiếp nên khơng có thời gian học bài. Do đó mong muốn
đổi thời khóa biểu.
- Em Huỳnh Trọng Nhân (12c1): mong GV ít gọi trả bài, ít kiểm tra ( nếu có thì học
ít bài lại), không kiểm tra bài soạn.
- Em Nguyễn Tuấn Kiệt (12c2): mong sao bài văn có thể chuyển thành một bài hát,
bài rap để dễ thuộc hơn…
- Em Nguyễn Văn Gọn (12c2): có mong muốn khi khơng thuộc bài thì GV không
được la, không cho điểm (lần sau trả lại), khơng bắt chép bài phạt, khơng gọi điện
về gia đình…
- HS lớp 10 hệ GDTX thì mong muốn GV dặn HS nào ngày mai trả bài thì HS đó sẽ
học bài; thi phần nào thì học phần đó, cuối năm đảm bảo phải không thi lại, tiết học
phải sinh động vui vẻ, có lồng ghép trị chơi…
Đa số các em mong muốn những gì thuận lợi cho mình, việc khơng thích học văn
khơng phải do các em mà là từ phía nhà trường, GV. Khi lên lớp, người giáo viên đóng
vai trị chủ đạo để điều tiết khơng khí lớp học. Chính vì thế mà việc vào bài mới cũng
đóng vai trị quan trọng. Vậy để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên khi lên lớp dạy phải
tạo được hứng thú cho HS ngay từ những phút đầu vào bài. Do đó, chúng tơi mạnh dạn
đưa ra giải pháp: MỘT SỐ CÁCH DẪN VÀO BÀI TẠO HỨNG THÚ CHO HS HỌC
NGỮ VĂN.
1. Liên hệ giữa bài cũ và bài mới
- Trước khi vào bài mới bao giờ Gv cũng kiểm tra bài cũ. Chính vì thế ta có thể liên
hệ giữa bài cũ và bài mới ở một phần nội dung nào đó. Sau khi hỏi HS về nội dung trọng
tâm ở bài học trước, ta có thể hỏi thêm một câu hỏi nhỏ có liên quan đế nội dung bài học
mới rồi từ đó liên hệ để đi vào bài mới.
Vd: Khi trả bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Gv sẽ đặt câu
hỏi về nội dung yêu nước để liên hệ đi đến bài học mới Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)



Nội dung chủ đạo của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ X-XIV là nội dung yêu nước với âm
hưởng hào hùng. Âm hưởng đó được thể hiện rõ trong những tác phẩm VH đời Trần.


Hào khí Đơng A cuộn trào trong lời Hịch tướng sĩ vang dậy núi sông của Trần Hưng Đạo,
khúc khải hồn ca đại thắng Phị giá về kinh của Trần Quang Khải, áng văn vơ tiền
khống hậu Phú sơng Bạch Đằng của Trương Hán Siêu,... và cả trong lời Tỏ lòng của kẻ
làm trai thời loạn - Phạm Ngũ Lão. Hơm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nỗi lịng của bậc
võ tướng toàn tài, người con của làng Phù Ủng ấy.
Hoặc khi trả bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) Gv sẽ hỏi về nhân vật Tnú có
những phẩm chất nào, sau khi HS trả lời GV sẽ liên hệ đi đến bài học mới Những đứa con
trong gia đình (Nguyễn Thi)
- Với cách vào đề này thể nhớ được bài cũ và bắt đầu hình thành nội dung bài học
mới.
2. Từ một nhận định, đánh giá để đi vào bài mới
- Gv có thể lấy một câu nhận định, đánh giá từ một nhà văn, nhà thơ hay một nhà phê
bình văn học để đi vào đề. Nhưng nhận định, đành giá đó cần phải phù hợp, có ý
nghĩa tích cực và có liên quan đến bài học mới.
- Cách dẫn này giúp các em có thêm được kiến thức mới, giúp ích cho phần làm văn,
đồng thời bổ sung, làm giàu vốn kiến thức cho người Gv.
Vd: Vào bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy, ta có thể dẫn như sau:
Nhà thơ Tố Hữu, trong bài thơ Tâm sự đã viết:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu, Trái
tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.”
Đó là cách đánh giá của ông về một nhân vật trong truyền thuyết đặc sắc: Truyện An
Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Trải qua hàng nghìn năm đến nay, câu chuyện

ấy vẫn đem lại cho chúng ta những bài học sâu sắc. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
về câu chuyện đó.
3. Liên hệ từ thực tế để vào bài
- Văn chương nghệ thuật luôn gắn liền với thực tiễn, và nhiều năm gần đây việc tích
hợp giáo dục thực tiển, kĩ năng sống…đang được áp dụng rất phổ biến trong tất cả các
môn học. Phân môn Ngữ văn là môn cần được áp dụng một cách sát sao hơn hết, do đó
việc liên hệ từ thực tế để dẫn dắt vào bài (hay ngược lại) là một việc cần thiết.
- Việc liên hệ thực tế để đi vào bài sẽ giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn, các em sẽ


được mở mang tầm mắt thay vì chỉ chăm chú nhìn vào SGK, vào lí thuyết sng. Nó cịn
giúp các em bổ sung vào phần dẫn chứng khi làm văn .
Vd: GV có thể đi từ nạn bạo hành gia đình đang diễn ra rất phổ biến trong xã hội ngày nay
để vào bài “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu).


Vd: Trước khi vào bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, GV liên hệ chương trình
truyền hình Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của đài HTV7 lúc 12h55 mỗi ngày.
4. Sử dụng kênh hình trong giờ học văn ở đầu tiết
Vào đầu tiết, GV có thể cho HS xem một đoạn phim hoặc một số hình ảnh có liên
quan đến bài học mới, từ đó kích thích trí tị mị giúp các em đi vào tìm hiểu bài mới một
cách dễ dàng hơn.
Vd: các tác phẩm đã chuyển thể thành phim: Vợ nhặt (Kim Lân), Vợ chồng A Phủ (Tơ
Hồi), Chí Phèo (Nam Cao), Truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy…thì ta có
thể cho xem một đoạn phim.
Đối với các tác phẩm khác thì Gv có thể cho xem tranh, ảnh rồi dẫn vào bài.
5. Vận dụng một số trò chơi để vào bài
Để giảm bớt sự căng thẳng sau vài phút trả bài, Gv có thể cho HS chơi một trị chơi
nhỏ để đi vào bài. Với cách làm này vừa tạo được khơng khí vui nhộn, sơi động trong giờ
học, giảm bớt sự nhàm chán, buồn ngủ vừa giúp các em có thêm sự nhạy bén, linh hoạt

trong giao tiếp
Vd: Học bài Đặc điểm ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết, Gv mời 2 HS (HS năng động) lên
bảng. Một HS sẽ diễn tả các từ ngữ đã cho sẵn: con bướm, bác sĩ, giáo viên… (khơng được
nói). HS cịn lại sẽ nhìn vào hành động, cách diễn tả đó để đốn từ ngữ. Sau đó, GV sẽ
chốt lại, đây là một trong những đặc điểm của ngơn ngữ nói, cịn ngơn ngử viết thì có
những đặc điểm nào? Hơm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài Đặc điểm ngơn ngữ nói và
ngơn ngữ viết.
Vd: Dạy bài Hồi trống Cổ thành (La Quán Trung) GV có thể cho HS chơi trị chơi ơ chữ.
Ơ chữ là một thành ngữ có 16 chữ cái, nói về tính khí của một nhân vật trong truyện
hay nghi ngờ người khác, không tin tưởng bất kì ai. (ĐA NGHI NHƯ TÀO THÁO)
Ơ chữ là một thành ngữ có 16 chữ cái, nói về tính khí của một nhân vật trong truyện
rất ư là nóng nảy, suy nghĩ đơn giản (NÓNG NHƯ TRƯƠNG PHI)
Vd: Dạy bài Tam đại con gà (truyện cười), GV cho HS đốn ơ chữ có 15 chữ cái nói về
tính tình của người không biết chữ mà lại hay khoe, tỏ ra thông thái. (DỐT MÀ HAY
KHOE CHỮ)
C. KẾT LUẬN
Trên đây là một số giải pháp của tôi đưa ra nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong
giờ học môn Ngữ văn. Chúng tơi tin tưởng rằng nó sẽ rất cần thiết để cho nhiều giáo viên
giảng dạy bộ môn Ngữ văn và các bộ môn khác tham khảo, học tập. Song với khả năng và
kinh nghiệm có hạn, thiết nghĩ bài tham luận cịn rất nhiều hạn chế như tính mới, tính lơ-


gíc nên chúng tơi rất mong được sự tham gia góp ý của các đồng nghiệp xa gần để hồn
thiện và được áp dụng rộng rãi.


GIẢI PHÁP TẠO SỰ HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
KHI DẠY BÀI THƠ “TỪ ẤY” CỦA TỐ HỮU
Nhóm Văn Trường THCS&THPT Lương Hòa
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

“Từ ấy” (SGK Ngữ văn 11, Tập hai) là một bài thơ nằm trong đề tài thơ ca cách
mạng. Đối với học sinh, thơ ca cách mạng là những bài thơ thường mang lại sự thiếu hấp
dẫn nếu như giáo viên chỉ đơn thuần cung cấp cho các em những kiến thức khơ khan.
Trước tình hình đó, người giáo viên cần phải tìm hiểu và đề ra các giải pháp hợp lí để tạo
được sự hứng thú cho học sinh khi dạy tác phẩm này.
II. Giải pháp
1. Vào bài hấp dẫn
Để tạo ấn tượng sâu sắc cho học sinh ngay từ đầu bài học, giáo viên cần phải chuẩn
bị lời vào bài thật công phu. Lời vào bài hấp dẫn là khâu gợi tâm lí, tạo tâm thế hứng thú
tìm hiểu bài mới cho học sinh.
Khi dạy bài thơ “Từ ấy”, giáo viên có thể vào bài mới bằng cách trích dẫn một đoạn
trong hồi kí của Tố Hữu như sau: … Vào một đêm mưa lâm thâm người ta hẹn tôi ra cầu
nhà máy điện. Khi tơi đến, một người bước lại và nói “Hơm nay tơi kết nạp đồng chí vào
Đảng cộng sản Đơng Dương. Mong đồng chí ln ln trung thành với Đảng, đặt lợi ích và
lí tưởng của Đảng lên trên lợi ích và tính mạng của mình. Trong mọi hồn cảnh, đồng chí
hãy chiến đấu kiên cường dũng cảm với tinh thần của một người chiến sĩ cộng sản…” Tôi
cảm thấy những lời đó thật thiêng liêng, và nhận rõ ngay mình đang bước vào một cuộc
đời mới… (Trích hồi kí Nhớ lại một thời )
Sau lời trích dẫn đó, giáo viên có thể dẫn dắt tiếp: Tố Hữu đã rất vui sướng khi đón
nhận cuộc đời mới này. Tâm trạng đó được ơng thể hiện rất rõ qua bài thơ “Từ ấy”. Bài
thơ đã ghi lại giây phút mê say của nhà thơ khi bắt gặp ánh sáng của Đảng soi đường. Đó
khơng chỉ là cảm xúc vui sướng, phấn khởi mà còn là phẩm chất cao đẹp của người cộng
sản muốn hồ nhập và cống hiến hết mình cho cuộc đời.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin
Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trình chiếu cũng góp phần quan trọng trong việc
tạo hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên không nên biến giờ dạy thành giờ triển
lãm hoặc lựa chọn hình ảnh, âm thanh minh họa khơng phù hợp. Giáo viên phải lựa chọn
việc trình chiếu sao cho phát huy được óc quan sát, tưởng tượng của học sinh.
Ví dụ: Trước khi phân tích đoạn một của bài thơ, giáo viên cho các em xem một



đoạn phim tư liệu ngắn về lễ kết nạp đảng viên mới trang nghiêm. Điều đó sẽ giúp các em


cảm thụ tốt niềm vui sướng, say mê của nhà thơ Tố Hữu khi được giác ngộ lí tưởng cách
mạng.
Hoặc khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ “Từ ấy”, giáo viên cung cấp thêm cho
các em một số hình ảnh như sau:

Tố Hữu làm việc với Bác Hồ

Tố Hữu (bên trái) trên đường vào
chiến trường miền
Nam

3. Đọc diễn cảm bài thơ
Để tạo sự hứng thú cho học sinh thì giọng đọc văn bản của giáo viên rất quan trọng.
Ngoài việc phát âm chuẩn, ngừng ngắt đúng chỗ, đọc đúng quy tắc ngữ pháp, đúng với đặc
trưng thể loại, thì điều quan trọng là giáo viên phải thể hiện được cảm xúc của tâm hồn, sự
xúc động chân thành của bản thân. Có như vậy mới giúp học sinh thâm nhập vào thế giới
nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó, giáo viên cịn rèn luyện cho các em cách đọc đúng,
đọc hay để giúp các em cảm nhận được niềm mê say vui sướng của một người khi được
giác ngộ lí tưởng cách mạng.
4. Lời bình của giáo viên
Bình văn cũng là một trong những giải pháp để tạo hứng thú cho học sinh. Một lời
bình hay, đúng lúc sẽ mang đến những cảm xúc mới, sẽ khơi gợi ở các em niềm yêu thích
thơ văn.
Ví dụ: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu xong đoạn một trong bài thơ “Từ ấy”,
giáo viên có thể tạo hứng thú cho học sinh bằng cách mang đến cho các em lời bình như
sau: “Từ ấy” quả đúng là phút giây diệu kì và thiêng liêng, bởi sự giác ngộ này khơng chỉ

làm bừng sáng trí tuệ, nhận thức mà cịn làm bừng sáng cả tâm hồn, tình cảm của nhà
thơ. Nó như mối duyên đầu của một người thanh niên với cách mạng. Tuổi trẻ vốn giàu


mơ ước, giàu khao khát, nay lại được gặp gỡ, được giác ngộ lí tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Đây


là sự gặp gỡ kì diệu của hai mùa xuân: mùa xuân của tuổi trẻ và mùa xuân của lí tưởng,
mùa xuân của tương lai… (Báo Giáo dục và thời đại – ngày 3/2/1992)
5. Gắn bài giảng với thực tế cuộc sống:
Việc gắn bài giảng với thực tế cuộc sống sẽ giúp cho học sinh nhận thấy văn học rất
gần với đời sống, từ đó sẽ tăng thêm niềm yêu thích thơ văn. Khi hướng dẫn học sinh tìm
hiểu xong bài thơ “Từ ấy”, giáo viên có thể cho học sinh liên hệ bản thân bằng cách thực
hiện phiếu học tập với hình thức như sau:
Trường:………………………

Điểm

Lớp:………
Họ và tên:……………………
PHIẾU HỌC TẬP
Bài: TỪ ẤY

- Tố Hữu -

************
Hãy viết một đoạn văn để trả lời các câu hỏi sau: Qua bài thơ, em có suy nghĩ gì
về lí tưởng sống của bản thân? Cho biết lí tưởng hiện nay của em là gì? Em sẽ làm gì để
thực hiện lí tưởng đó?

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Chúng tơi đã thực hiện phiếu học tập này với 37 học sinh lớp 11CB1. Kết quả mà
chúng tôi nhận được rất khả quan. Mặc dù kĩ năng viết đoạn văn của các em chưa tốt
nhưng xét về nội dung thì chúng tôi nhận thấy rằng các em đều xác định được lí tưởng của
mình. Lí tưởng của các em rất gần gũi với tình hình thực tế. Các em biết gắn lí tưởng của
mình với lợi ích của đất nước của nhân dân. Các em còn xác định được rằng để thực hiện
được lí tưởng của mình thì bản thân các em phải học tập thật tốt ngay từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường. Như vậy, việc gắn bài giảng với thực tế cuộc sống trong mỗi giờ học văn
là rất cần thiết và sẽ mang lai hiệu quả tích cực trong việc tạo hứng thú cho học sinh.
Chúng tôi xin được giới thiệu một phiếu học tập của học sinh như sau:


6. Đơn giản hóa kiến thức:
Việc đơn giản hóa kiến thức bằng cách lựa chọn các từ ngữ dễ hiểu sẽ giúp các em
dễ dàng nắm được nội dung của bài học. Ví dụ: Khi phân tích đoạn thơ thứ ba, giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm hiểu bằng sơ đồ như sau:


Sự chuyển biến sâu sắc về tình cảm

EM
của vạn kiếp phơi pha
CON

TƠI

của vạn

nhà

ANH
của vạn đầu em
nhỏ

Tình cảm ruột thịt với quần chúng lao khổ .
Đó là sự giác ngộ về lẽ sống của người công sản

Giáo viên sẽ lần lượt hướng dẫn học sinh tìm hiểu các cụm từ then chốt như: “ vạn
nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn em nhỏ cù bất cù bơ”. Đồng thời, giáo viên mở rộng
liên hệ đến những bài thơ có liên quan như bài “Đi đi em” (em Phước), “Mồ côi” (em
bé mồ cơi). Sau đó giáo viên nhấn mạnh đến tình cảm của Tố Hữu với quần chúng lao
khổ và sự giác ngộ về lẽ sống của người cộng sản.
7. Củng cố bài học:
Bước củng cố bài học cũng đóng vai trị rất quan trong trong việc giúp học sinh
cảm nhận sâu sắc hơn nội dung và nghệ thuật của tác phẩm . Khi hướng dẫn học sinh
tìm hiểu xong bài thơ “Từ ấy”, giáo viên có thể củng cố bài học bằng cách đưa ra một
số câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu các em trả lời nhanh để kiểm tra việc tiếp thu kiến
thức của các em hoặc cho các em nghe bài hát “Từ ấy” (do nghệ sĩ Thụy Vân trình
bày) để một lần nữa khơi gợi cảm xúc trong lòng các em.
III. Kết luận
Việc mang lại cho học sinh sự hứng thú khi học môn Ngữ văn là nhiệm vụ của
người giáo viên. Chúng tơi đã tìm tịi, suy nghĩ và đưa ra được một vài giải pháp nhưng
có thể vẫn cịn một vài điểm thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ
quý thầy cơ để chúng tơi có thể điều chỉnh, sửa chữa và góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy.




×