Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN một số biện pháp tạo sự hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học ngữ văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.13 KB, 29 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Chúng ta biết rằng môn Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã
hội, có tầm quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, nhân cách đạo đức cho
học sinh. Đại văn hào Nga M.Gorki đã từng nói “Văn học là nhân học”, càng đi
sâu vào phân tích, tìm hiểu chức năng của văn học thì ta càng thấy được tính cần
thiết của bộ mơn này trong đời sống của mỗi con người nói chung và học sinh nói
riêng. Đó là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục.
Đồng thời môn Ngữ văn cũng là mơn học thuộc nhóm cơng cụ. Nó cịn thể hiện rõ
mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt mơn văn sẽ tác động tích cực tới các
mơn học khác, ngược lại các mơn học khác cũng góp phần học tốt mơn văn. Điều
đó đặt ra u cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn
kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú và sinh động của cuộc sống. Khi bàn về
vấn đề này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Văn học, nghệ thuật là một vũ khí
vơ song”.
Thực tế cho thấy học sinh học môn Ngữ văn một cách nghiêm túc rất ít,
hứng thú và say mê mơn học lại càng hiếm hơn. Đối với dạy học Ngữ văn trong
nhà trường THCS hiện nay, việc tạo hứng thú học tập cho học sinh được coi là một
yêu cầu cấp thiết. Lười, ngại, chán học văn là thực trạng được "rung chuông" nhiều
năm nay. Nó giống như một vết đau chưa có thuốc chữa trị. Hơn nữa trong xã hội
hiện đại khoa học cơng nghệ phát triển như vũ bão thì những vấn đề trong văn học
với khơng ít người là viển vông, phi thực tế.
Môn Văn không phải là môn học thời thượng. Do vậy theo quan điểm dạy
học theo hướng “Tích cực hố” lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm
thì vai trị của người thầy là người tổ chức - chủ đạo, học trò là người chủ động
khám phá - lĩnh hội kiến thức. Giáo viên cần không ngừng sáng tạo, đổi mới trong
từng tiết dạy nhằm phát phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh để cho các em không những hiểu mà còn cảm được những vấn đề trong văn
bản, đồng cảm với cảm xúc, thái độ của tác giả, hình thành những kĩ năng cần
thiết, rút ra những bài học nhân sinh quý báu. Nhờ có Văn học mà đời sống tinh
-1-




thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt
chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình
hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta
đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại. Văn học bồi đắp cho
học sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống và ngôn ngữ Mẹ đẻ... Thời
nào cũng vậy, tác phẩm Văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh lọc tâm
hồn con người, làm người “gần người hơn”.
Xuất phát từ lí do đó giúp tôi viết sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp
tạo sự hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Ngữ văn lớp 9” nhằm góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
1.2. ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học ngữ văn là một việc làm mà
có lẽ rất nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy đã trăn trở nghiên cứu và áp
dụng vào bài dạy của mình. Hơn nữa vấn đề này cũng đã được đề cập trong nhiều
tài liệu nghiên cứu nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế bài dạy
của mình khơng phải giáo viên nào cũng biết vận dụng một cách hiệu quả để có thể
dễ dàng nâng cao chất lượng dạy và học bởi vì thực tế chưa có những biện pháp cụ
thể mang tính hệ thống áp dụng cho từng bài dạy do vậy ít nhiều giáo viên cịn có
sự lúng túng.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Ngữ văn Trung học
cơ sở, mỗi lần lên lớp, bản thân tôi luôn băn khoăn trước việc học của các em. Môn
Ngữ văn cũng là một bộ mơn quan trọng trong chương trình giáo dục nhưng tại sao
các em ít đạt điểm khá giỏi mặc dù thang điểm cũng có 9, 10; mặc dù giáo viên rất
nhiệt tình giảng dạy? Ngày nay do sự lên ngơi của cơng nghệ giải trí, kéo theo
cơng nghệ nghe nhìn, làm văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy
giảm, dẫn tới học sinh khơng thích học văn. Từ đó dẫn đến các em chưa có hứng
thú học văn. Khi lên lớp giáo viên kiểm tra vở soạn, một số em đã học lớp 8, lớp 9

mà vẫn chưa biết cách soạn một bài giảng văn (văn bản) cho đúng cách, chưa biết
tóm tắt một văn bản cho ngắn gọn, đảm bảo nội dung. Như vậy làm sao các em
-2-


cảm thụ được những cái hay, cái đẹp của văn bản? Làm sao các em có thể đồng
cảm với những chiều sâu tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong những đứa con tinh
thần của mình? Có những em cịn chưa hề đọc trước văn bản ở nhà mặc dù gia
đình rất tạo điều kiện về thời gian học tập cho các em. Cịn với phân mơn Tiếng
Việt, ở phân mơn này có sự tích hợp giữa kiến thức mới và kiến thức cũ của bậc
tiểu học, với kiến thức văn bản trong chương trình nhưng đa số các em chỉ học bài
cũ mà không chuẩn bị bài mới mặc dù giáo viên đã dặn dò rất kĩ. Đặc biệt ở phân
mơn Tập làm văn thì các em có vẻ hời hợt nhất và cho rằng “khó” nên gần như các
em ít nghiên cứu. Kiến thức có được chủ yếu do giáo viên cung cấp, học sinh thụ
động. Hoặc nếu khó q hay muốn có điểm cao thì với sự phát triển như vũ bão
của công nghệ thông tin, chỉ cần các em lên mạng tìm kiếm thì sẽ có những bài văn
mẫu để sao chép. Chính vì lẽ đó mà có những học sinh, dù đã học đến lớp 9 nhưng
vẫn chưa biết cách làm một bài văn nghị luận, thậm chí em cịn khơng phân biệt
được đâu là kiểu bài tự sự, đâu là kiểu bài miêu tả hay thuyết minh.
Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong giờ học Ngữ văn ?
Làm thế nào để giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn
cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên. Mặt khác, qua
đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra hệ thống các giải pháp cụ thể nhất để vận dụng một
cách hiệu quả vào việc dạy học bộ môn. Từ đây, giáo viên có thể nhận thức được
rõ nét về các cách vận dụng, các mức độ, hình thức vận dụng phương pháp này
trong từng bài học cụ thể. Đây chính là điểm mới của sáng kiến này.
1.3.PHẠM VI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Ý tưởng này xuất phát từ việc gặp nhiều khó khăn trong q trình giảng dạy
do vậy sáng kiến sẽ đưa ra một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh
trong giờ học Ngữ văn bậc trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng cho học

sinh. Ngữ văn là môn nghệ thuật tổng hợp vốn sống, vốn văn hố, chính trị của con
người và xã hội nên nó có một vị trí vơ cùng quan trọng trong việc giáo dục, bồi
dưỡng, phát triển năng lực, nhân cách cho người học. Vận dụng một số biện pháp
tạo hứng thú học tập cho học sinh trong mơn Ngữ văn chính là giúp các em có
thêm những hiểu biết về cuộc sống góp phần hình thành nhân cách con người Việt
-3-


Nam hiện đại. Phạm vi của sáng kiến này tôi chỉ áp dụng vào một số tiết dạy lớp 9
tuy nhiên các giải pháp đưa ra ở đây cũng rất dễ dàng có thể áp dụng tất cả các
khối lớp ở bậc trung học cơ sở tùy theo bài dạy cụ thể.
2. PHẦN NỘI DUNG.
2.1. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN.
Hiện nay một thực tế đáng báo động là tình trạng học sinh lười, chán học môn
Văn. Các em xem môn Văn không phải là môn học thời thượng, dễ điểm cao. Chỉ
cần tham khảo sách học tốt Ngữ văn, Thiết kế bài giảng hay lên mạng là có đáp án.
Nếu như Tốn, Anh, Lý,... phải có giáo viên hướng dẫn, chỉ bảo một cách tận tình
mới hiểu thì mơn Văn khơng phải mất nhiều cơng "đầu tư" như vậy. Đó khơng chỉ là
tâm lý của các em mà nó cịn là tâm lý của một bộ phận không nhỏ các bậc phụ
huynh. Dẫn đến trọng môn này khinh môn kia.
Hơn nữa HS từ bậc Tiểu học lên bậc THCS còn có rất nhiều em chưa đọc
thơng viết thạo. Đây là một trở ngại quá lớn khi các em lại phải tiếp tục tìm hiểu,
khám phá kiến thức cao hơn, rộng lớn hơn, trừu tượng hơn. Từ đó mất dần kiến
thức và kỹ năng cơ bản, dẫn đến chán học, không hứng thú học văn.
Đồng thời trong chương trình vẫn cịn những bài dạy dung lượng kiến thức
lớn so với thời lượng chương trình. Điều này khiến HS bị hạn chế rất nhiều trong
việc tiếp thu và cảm thụ kiến thức Ngữ văn. Thậm chí có những lúc học sinh tiếp
nhận kiến thức theo kiểu nhồi nhét, dạy học văn như nhà nghiên cứu văn học.
Một số GV còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, không biết làm thế
nào để tạo sự hứng thú cho HS trong học tập và nắm bắt được những kiến thức

trọng tâm của bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động nhất. Do đó còn tồn tại
phương pháp dạy học theo kiểu đọc chép, học sinh thụ động, thiếu sáng tạo. Điều
đó có nghĩa học sinh khơng biết cách tự học. Từ đó dẫn đến học sinh học thiếu
hứng thú, đam mê.
Bên cạnh đó, một trong những điều gây nên nỗi bức xúc trong đời sống xã
hội và nhà trường là sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức trong một bộ phận không
nhỏ học sinh. Học văn không chỉ là học văn chương mà còn là học làm người. Thế

-4-


nhưng thực tế chúng ta đã thấy hàng loạt những hành động không văn minh một tý
nào ở một bộ phận học sinh, xem thường pháp luật, đạo lí, dẫm đạp lên truyền
thống tốt đẹp của cha ông, gây nên những tiếng chng báo động về văn hóa học
đường. Về vấn đề này GS Phan Trọng Luận đã có dịp đề cập trong một bài viết có
tên là “Nỗi lo giá lạnh tâm hồn” (Phan Trọng Luận - Xã hội - văn học - nhà trường,
Nxb ĐHQG Hà Nội - 2002). Điều này cũng góp phần gây nên nỗi bức xúc trong
đời sống xã hội và nhà trường. Cụ thể nơi tơi đang cơng tác, việc học sinh khơng
có hứng thú với môn Ngữ văn luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở của nhiều thầy cô
giáo và các bậc phụ huynh.
Năm học 2015-2016, tôi được Nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn
lớp 9. Tôi đã làm bài kiểm tra khảo sát khi tôi chưa đổi mới phương pháp và kết
quả đạt được đó là :
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL

%
SL
%
9.1
36
3 8,3 % 13 36,2% 17
47,2% 3 8,3 %
9.2
37
3 8,1% 14 37,8% 17 46,%
3 8,1%
Với kết quả trên tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Lớp

Tổng số

Giỏi

Khá

như sau:
2.2. CÁC GIẢI PHÁP.
2.2.1. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
a. Phương pháp vấn đáp.
Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để
học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua
đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận
thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
a1. Vấn đáp giải thích - minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài
nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học

sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các
phương tiện nghe - nhìn.
Ví dụ - Tiết 22 + 23:

HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

Giáo viên

Học sinh
-5-


Em có nhận xét gì về tài dùng binh và hình * Quang Trung - Nguyễn Huệ có tài
ảnh của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong dùng binh như thần và oai phong
chiến trận ?

lẫm liệt trong chiến trận.

GV vừa giải thích vừa đua ra hình ảnh
minhh họa về tài dùng binh của Quang
Trung- Nguyễn Huệ.

a2. Vấn đáp tìm tịi (đàm thoại Ơxrixtic): Giáo viên dùng một hệ thống câu
hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự
vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết.
Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có khi
giữa trị với trị, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tịi, giáo
viên giống như người tổ chức sự tìm tịi, còn học sinh giống như người tự lực phát
hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui
của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.

* Ví dụ - Tiết 43 + 44 : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHƠNG KÍNH.
Giáo viên
Học sinh
Tinh thần của người chiến sĩ thể hiện Khơng có kính, ừ thì có bụi
qua những câu thơ nào ?

Bụi phun tóc trắng như ngườigià

Em nhận xét gì về tinh thần của những Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
người chiến sĩ qua những câu thơ ấy ?

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Khơng có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tn mưa xối như ngoàitrời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khơ mau thơi.
* Phát hiện: Anh dũng, lạc quan, bất
chấp khó khăn, nguy hiểm.
-6-


b. Phương pháp hoạt động nhóm :
Cách tổ chức nhóm có thể dần tiếp cận theo mơ hình trường học mới ( VNEN)
b1. Thảo luận nhóm.
* Đặc điểm: Thảo luận nhóm là mơi trường thuận lợi để học sinh cùng nhau
bàn bạc những vấn đề về nội dung và ý nghĩa của một văn bản văn học, phân tích
ngơn ngữ, phong cách nghệ thuật văn bản, là biện pháp tích cực để khai thác
những hướng khác nhau trong cảm thụ văn chương. Giáo viên có cơ hội phát hiện
vốn sống, đặc điểm tâm lí và khả năng tiếp nhận văn học của từng cá nhân. Qua
đó giáo viên hỗ trợ cho từng em theo cách riêng phù hợp. Trong phương pháp này,

giáo viên trở thành người hướng dẫn và tạo sự tương hỗ giữa học sinh với nhau,
học sinh tự giác tiến hành các hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Phương thức học tập
hợp tác và phương thức tự học đều được phát huy tốt . Mối quan hệ giữa các thành
viên trong tập thể nhóm, lớp trở nên gần gũi và thân thiết hơn. Có thể chia nhóm
theo số lượng (nhóm nhỏ: 2, 3, 4 học sinh; nhóm lớn: 5, 6 học sinh trở lên) hay
chia nhóm theo tính chất (nhóm ngẫu nhiên, nhóm tình bạn, nhóm kinh nghiệm,
nhóm hỗn hợp).
* Cách tổ chức:
- Bước 1: Thành lập nhóm.
Sau khi giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết và những nhiệm vụ đặt ra cho
nhóm, giáo viên hướng dẫn cách thức tổ chức nhóm. Giáo viên cần dựa vào đặc
điểm tình hình của lớp để phân nhóm cho thích hợp.Chú ý khi lựa chọn câu hỏi
thảo luận nhóm: Nội dung phải rõ ràng, phù hợp với tình hình học tập, khả năng
nhận thức của đối tượng; câu hỏi phải phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học
sinh; nội dung câu hỏi phải xoay quanh bài học.
- Bước 2: Thảo luận nhóm
Giáo viên phát phiếu có ghi nội dung câu hỏi hặc nêu yêu cầu cho các nhóm,
ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm vụ. Sau đó bầu nhóm trưởng, thư
ký, giao trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm. Việc lựa chọn nhóm trưởng
(có thể làm từ trước) rất cần thiết. Vì nhóm trưởng là người điều động được tất cả

-7-


các thành viên tham gia tích cực vào cuộc thảo luận. Người nhóm trưởng phải là
người biết lắng nghe, khuyến khích những người rụt rè, ngăn chặn những người
nói nhiều, theo dõi, quan sát phản ứng của các thành viên để điều chỉnh cho phù
hợp. Sau đó, cả nhóm tập trung giải quyết vấn đề. Trong khi học sinh làm việc,
giáo viên cần bao quát lớp, có thể đến từng nhóm hỗ trợ, động viên, nhắc nhở để
các nhóm hoạt động tích cực và đảm bảo tiến độ thời gian. Trong q trình quan

sát các nhóm làm việc, người giáo viên phải phát hiện sai lầm (nếu có) của các
nhóm, những sai lầm mang tính điển hình và chưa được sửa chữa để cuối phần
hoạt động nhóm, giáo viên có nhận xét, góp ý.
- Bước 3: Thơng báo kết quả.
Sau khi các nhóm hồn thành cơng việc, giáo viên hoặc lớp trưởng điều
khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng cách trình bày trên giấy rơ - ki hoặc
bảng mê - ka. Các em cũng có thể trình bày miệng. Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung, cùng thống nhất kết quả.
Lưu ý: Ngồi những vấn đề mà các nhóm thảo luận, giáo viên cũng có thể
đặt ra những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực, chủ động của nhóm.
- Bước 4: Kết luận vấn đề.
Giáo viên tóm tắt từng vấn đề, tổng hợp, liên kết các ý của từng nhóm theo
thứ tự để nêu bật được nội dung của bài học. Giáo viên còn đưa ra những nhận xét
về kết quả của từng nhóm giúp học sinh nhận xét, đánh giá quá trình làm việc. Các
em sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu kết luận của giáo viên và kết quả của nhóm mình
để bổ sung, điều chỉnh những gì cần thiết. Đồng thời các em tự rút kinh nghiệm về
q trình làm việc của nhóm, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề .
* Ví dụ - Tiết 31:

TRAU DỒI VỐN TỪ

Giáo viên cho học sinh thảo luận trong phần thực hiện các bài tập 7 và 8/
103,104.
- Bước 1: Thành lập nhóm.
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm (mỗi tổ 2 nhóm). Phát yêu cầu bài tập có ghi
sẵn ra phiếu học tập cho học sinh. Tổ 1 và 2 làm bài tập 7; tổ 3 và 4 làm bài tập 8.
-8-


- Bước 2: Thảo luận nhóm: Học sinh nhận phiếu, tiến hành thảo luận và ghi

kết quả ra phiếu học tập. Nhóm trưởng điều hành nhóm của mình thực hiện tốt. Giáo
viên quan sát quá trình hoạt động của học sinh và có sự nhắc nhở nếu cần thiết.
- Bước 3: Thơng báo kết quả.
Sau khi các nhóm đã thực hiện xong, giáo viên cho một nhóm ở tổ 1, một
nhóm ở tổ 2 lên bảng thi bằng cách ghi ra bảng các cách giải thích về nghĩa của các
từ: Nhuận bút, thù lao; tay trắng, trắng tay; kiểm điểm, kiểm kê; lược khảo,
lược thuật. Sau đó cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên khuyến khích
bằng cách ghi điểm cho từng cá nhân trong nhóm nếu trả lời tốt. Tương tự giáo
viên cho tổ 3 và 4 lên trình bày bài tập 8.
Lưu ý: Ngồi những vấn đề mà các nhóm thảo luận, giáo viên cũng có thể
đặt ra những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực, chủ động của nhóm.
- Bước 4: Kết luận vấn đề.
Giáo viên tóm tắt từng vấn đề, tổng hợp, liên kết các ý của từng nhóm theo
thứ tự để nêu bật được nội dung của bài học. Giáo viên còn đưa ra những nhận xét
về kết quả của từng nhóm. Các em sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu kết luận của giáo
viên và kết quả của nhóm mình để bổ sung, điều chỉnh những gì cần thiết. Đồng
thời các em tự rút kinh nghiệm về quá trình làm việc của nhóm, cách xử lý tình
huống, cách giải quyết vấn đề .
b.2. Sử dụng hình thức điền bảng
* Đặc điểm: Hoạt động này dùng trong những giờ ôn tập. Thay bằng việc
cho học sinh lập bảng thống kê kiến thức bình thường, ta có thể làm thành những
thẻ (tờ phiếu) kiến thức, sau đó phát cho nhóm và yêu cầu các nhóm học sinh dùng
thẻ này để điền vào ô trống trên bảng thống kê, hoặc sơ đồ. Mục tiêu cuối cùng là
giúp học sinh thống kê được kiến thức. Cách này nhẹ nhàng mà huy động được sự
tham gia của cả lớp.
* Cách tổ chức: Giáo viên làm một bảng tổng kết trong đó chỉ có đề mục và
các tiêu chí thống kê. Phần nội dung các ô trong bảng sẽ được chuyển thành các
thẻ, các thẻ này phát cho các nhóm.
* Ví dụ - Tiết 77:


ƠN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI.
-9-


- Bước 1: Thành lập nhóm.
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm (mỗi tổ 2 nhóm). Phát thẻ kiến thức tương
ứng với những nội dung bỏ trống. Trong bảng thống kê các văn bản Thơ hiện đại
Việt Nam, giáo viên giữ lại các ô: Thứ tự, tên văn bản, tác giả, năm sáng tác, thể
loại, nội dung chủ yếu, đặc điểm nghệ thuật. Các ô nội dung khác bỏ trống để học
sinh dán thẻ kiến thức.

TT Tác phẩm, tác giả
01

02

T.loại

Năm

Nội

dung Đặc sắc nghệ

ST

chủ yếu

thuật


Đồng chí
(Chính Hữu)
Bài thơ về tiểu đội
xe khơng kính
(Phạm Tiến Duật)
Đồn thuyền đánh cá

03
04

05

06

(Huy Cận)
Bếp lửa
(Bằng Việt)
Khúc hát ru những
em bé lớn trên lưng
mẹ (Nguyễn Khoa
Điềm)
Ánh trăng
( Nguyễn Duy)
- Bước 2: Thảo luận nhóm.
Học sinh nhận thẻ, tiến hành thảo luận để tìm và đưa ra những thẻ kiến thức

phù hợp với các ơ trống . Nhóm trưởng điều hành nhóm của mình thực hiện tốt.
Giáo viên quan sát quá trình hoạt động của học sinh và có sự nhắc nhở nếu cần thiết.
- Bước 3: Thơng báo kết quả.
Đại diện các nhóm học sinh lên trình bày và dán phiếu vào bảng tổng kết.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 10 -


Lưu ý: Ngồi những vấn đề mà các nhóm thảo luận, giáo viên cũng có thể
đặt ra những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực, chủ động của nhóm.
- Bước 4: Kết luận vấn đề.
Giáo viên tóm tắt từng vấn đề, tổng hợp, liên kết các ý của từng nhóm theo
thứ tự để nêu bật được nội dung của bài học. Giáo viên còn đưa ra những nhận xét
về kết quả của từng nhóm. Các em sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu kết luận của giáo
viên và kết quả của nhóm mình để bổ sung, điều chỉnh những gì cần thiết. Đồng
thời các em tự rút kinh nghiệm về q trình làm việc của nhóm, cách xử lý tình
huống, cách giải quyết vấn đề. Trong hoạt động này, có thể sử dụng nhiều hình
thức khen thưởng với các nhóm có kết quả đúng.
* Ví dụ - Tiết 24:

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tiếp theo)

- Bước 1: Thành lập nhóm.
Giáo viên có thể chia lớp thành 2 nhóm. Sau đó u cầu học sinh hồn thành
sơ đồ.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

SỐ LƯỢNG

NGHĨA

- Bước 2: Thảo luận nhóm.
Học sinh tiến hành thảo luận để tìm và đưa ra những câu trả lời phù hợp với

các ô trống. Nhóm trưởng điều hành cơng việc của nhóm. Giáo viên quan sát hoạt
động của học sinh và có sự nhắc nhở nếu cần thiết.
- Bước 3: Thông báo kết quả.

- 11 -


Đại diện các nhóm học sinh lên điền vào bảng tổng kết. Các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
Lưu ý: Ngồi những vấn đề mà các nhóm thảo luận, giáo viên cũng có thể
đặt ra những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực, chủ động của nhóm.
- Bước 4: Kết luận vấn đề.
Giáo viên tóm tắt từng vấn đề, tổng hợp, liên kết các ý của từng nhóm theo
thứ tự để nêu bật được nội dung của bài học. Giáo viên còn đưa ra những nhận xét
về kết quả của từng nhóm. Các em sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu kết luận của giáo
viên và kết quả của nhóm mình để bổ sung, điều chỉnh những gì cần thiết. Đồng
thời các em tự rút kinh nghiệm về q trình làm việc của nhóm, cách xử lý tình
huống, cách giải quyết vấn đề. Trong hoạt động này, có thể sử dụng nhiều hình
thức khen thưởng với các nhóm có kết quả đúng.
b.3. Thuyết minh biểu tượng.
* Đặc điểm: Hình thức này kích thích khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và
khả năng diễn đạt của học sinh. Nó cũng đơn giản, thích hợp với nhiều giờ học tập
làm văn. Mục đích chủ yếu là kỹ năng làm văn, đặc biệt là đối với văn thuyết minh.
* Cách tổ chức:
- Bước 1: Thành lập nhóm.
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 - 10 học sinh ,
trong đó nên có một số học sinh có năng khiếu về hội hoạ). Mỗi nhóm sẽ vẽ một
bức tranh biểu tượng trong khoảng thời gian quy định sau đó thuyết minh ý nghĩa
của nó.
- Bước 2: Thảo luận nhóm.

Học sinh tiến hành thảo luận và tiến hành vẽ tranh, viết bài thuyết minh ý
nghĩa về biểu tượng đó.
- Bước 3: Thơng báo kết quả: Từng nhóm lên thuyết trình về biểu tượng
của nhóm mình. Các nhóm khác đặt câu hỏi phản biện với nhóm thuyết trình. Giáo
viên cần tìm ra một ban giám khảo: Giáo viên và một số học sinh trong lớp.
- Bước 4: Kết luận vấn đề.

- 12 -


Giáo viên tóm tắt từng vấn đề, tổng hợp, liên kết các ý của từng nhóm theo
thứ tự để nêu bật được nội dung của bài học. Giáo viên còn đưa ra những nhận xét
về kết quả của từng nhóm. Các em sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu kết luận của giáo
viên và kết quả của nhóm mình để bổ sung, điều chỉnh những gì cần thiết. Đồng
thời các em tự rút kinh nghiệm về quá trình làm việc của nhóm, cách xử lý tình
huống, cách giải quyết vấn đề.
* Ví dụ : Tiết 5 - LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
- Bước 1: Thành lập nhóm.
- Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm (mỗi tổ 2 nhóm) và yêu cầu mỗi nhóm vẽ
một đồ vật bất kỳ theo yêu cầu của đề bài và giới thiệu về đồ vật đó.
- Bước 2: Thảo luận nhóm.
Các nhóm sẽ vẽ đồ vật theo ý thích và thuyết trình về đặc điểm, cấu tạo,
chủng loại, cơng dụng của đồ vật đó trong gia đình.
- Bước 3: Thơng báo kết quả.
Đại diện các nhóm lên trình bày.Các nhóm khác đặt câu hỏi phản biện với
nhóm thuyết trình. Giáo viên cần tìm ra một ban giám khảo: Giáo viên và một số học
sinh trong lớp. Khi trình bày, giáo viên nên cho học sinh treo tranh lên và giới thiệu.
- Bước 4: Kết luận vấn đề.
Giáo viên tóm tắt từng vấn đề, tổng hợp, liên kết các ý của từng nhóm theo thứ

tự để nêu bật được nội dung của bài học. Giáo viên còn đưa ra những nhận xét về kết
quả của từng nhóm. Các em sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu kết luận của giáo viên với
kết quả của nhóm mình để bổ sung, điều chỉnh và các em tự rút kinh nghiệm về q
trình làm việc của nhóm, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề.
Lưu ý: Hoạt động này do học sinh thực hiện theo ý tưởng riêng của nhóm,
cho nên ban giám khảo cần nhìn nhận và đánh giá cho phù hợp, không nên đánh
giá theo ý kiến chủ quan. Với dạng này thì cũng có thể áp dụng cho học sinh làm
đồ vật sau đó thuyết trình.
c. Phương pháp đóng vai, diễn kịch

- 13 -


- Đóng vai rất có tác dụng trong việc phát triển "kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
ứng xử" của học sinh. Nó mang đến cho học sinh cơ hội thực tập kĩ năng. Đây
cũng là một thủ pháp thâm nhập tìm hiểu tâm tư, thái độ và tình cảm của con
người, nó gây hứng thú và chú ý, tạo điều kiện, làm nảy sinh óc sáng tạo của học
sinh. Đồng thời khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực
hành vi đạo đức và chính trị - xã hội. Sau khi đóng vai xong, giáo viên có thể
phỏng vấn học sinh đóng vai: Vì sao em lại ứng xử như vậy? Cảm xúc, thái độ của
em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách ứng xử (đúng hoặc sai). Lớp
thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp?
Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao? Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết
trong tình huống.
* Ví dụ 1: Tiết 154+155 - BỐ CỦA XI-MÔNG
Giọng đọc phải thể hiện đặc điểm tâm trạng của các nhân vật.
- Nhân vật cậu bé Xi-mông trước và sau khi gặp bác Phi-líp.
- Nhân vật bác Phi-líp trước và sau khi hiểu hồn cảnh của Xi-mơng.
- Nhân vật chị Blăng-sốt khi nó chuyện với con trai và với bác Phi-líp.
- Người dẫn truyện.

Chú ý giọng điệu các nhân vât. Học sinh thực hiện. Giáo viên nhận xét, uốn nắn.
2.2.2. Sử dụng sơ đồ tư duy.
* Đặc điểm: Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy (SĐTD ) là chú trọng tới
màu sắc, hình ảnh, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). SĐTD là công cụ đồ
họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau. Vì vậy có thể sử dụng SĐTD vào hỗ trợ
dạy kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, hệ thống kiến thức sau mỗi
bài, mỗi chương. Thực tế cho thấy có một số học sinh có xu hướng khơng thích
hoặc ngại học Ngữ văn do đặc trưng của bộ mơn này là ghi chép nhiều, khó nhớ.
Một số em học tập chăm chỉ nhưng thành tích học tập chưa cao. Các em thường
học bài nào chỉ biết bài nấy, khơng biết tích hợp kiến thức cũ với kiến thức mới.
Do đó, việc sử dụng thành thạo SĐTD trong dạy học sẽ giúp các em có được
phương pháp học tập tích cực, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư
duy. Do đặc điểm của bản đồ tư duy nên người thiết kế bản đồ phải chọn lọc thông
- 14 -


tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi những thông tin cần thiết nhất và lôgic nhất. Học
sinh dần dần hình thành cách ghi chép hiệu quả.
* Cách tổ chức: Với một giờ giảng theo hướng lấy người học làm trung
tâm, học sinh được nắm quyền chủ động trong việc tiếp cận và giải quyết nội dung
của bài học. Giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn và điều chỉnh, giúp người
học đi đúng hướng trong việc nhận thức và giải quyết vấn đề. Các giờ giảng như
thế sẽ được tiến hành như sau:
- Giáo viên giới thiệu nội dung sẽ thiết kế (phần này đã được thực hiện ở giờ
trước, với phần giao bài tập về nhà). Có thể tiến hành theo nhóm hoặc cá nhân.
- Giáo viên phổ biến mục tiêu và yêu cầu của giờ học.
- Người học sẽ trình bày nội dung đã chuẩn bị theo suy nghĩ của mình.
- Các nhóm khác sẽ nhận xét, trao đổi ý kiến xoay quanh nội dung vừa được
trình bày.
- Giáo viên sẽ nhận xét, chỉnh sửa, đánh giá, rút kinh nghiệm và chốt lại nội

dung bài học với những nội dung quan trọng cần chú ý. Phần nhận xét của giáo
viên thường tập trung vào các vấn đề sau:
+ Độ chính xác của tri thức và tính logic của nội dung.
+ Nội dung cơ bản và đạt được mục tiêu của bài học hay khơng.
+ Tính sáng tạo của sự diễn đạt (cách sử dụng từ khóa, ký hiệu, hình ảnh…)
cũng như khả năng liên tưởng, kết nối các nội dung.
+ Sự tuân thủ quy tắc của một bản đồ tư duy, ví dụ như sự hài hòa về màu
sắc và độ mềm mại của đường nét để phân biệt các nhánh.
- Giáo viên có thể gợi mở những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
nội dung bài học, giúp học sinh mở rộng phạm vi kiến thức.

- 15 -


* Ví dụ: Tiết 25 - TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.
a. Thiết kế Trị chơi ơ chữ, Ngơi sao may mắn/ Vui để học.
Để làm cho tiết học Ngữ văn thêm sinh động, hấp dẫn, giảm căng thẳng
trong tiết học và nhằm củng cố các kiến thức liên quan đến bài học, giáo viên có
thể thiết kế các trị chơi ơ chữ., Ngơi sao may mắn/ Vui để học.
*. Trị chơi ô chữ.
- Khi đưa ra câu hỏi trong trò chơi Giải ô chữ, GV cần chuẩn bị sẵn những
câu hỏi gợi mở để HS nhanh chóng tìm ra ơ chữ, không để làm ảnh hưởng đến tiết
học. Cuối cùng học sinh sẽ tìm ra được từ khố chính là nội dung bài học hoặc một
phần của bài học.
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Đọc, tìm hiểu nội dung bài học.
+ Xác định nội dung quan trọng nhất cần sử dụng trị chơi.
+ Sắp xếp các ơ chữ trong bảng phụ, nếu dạy ứng dụng công nghệ thông tin chỉ

việc cài đặt chế độ trong máy, khi giảng dạy thực hiện từng bước với từng câu hỏi.
+ Hướng dẫn thể lệ, cách thức thực hiện trò chơi.
- Thời lượng tiến hành trị chơi là 4' – 5' .
* Ví dụ: Tiết 22 + 23 -

HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
( hồi thứ mười bốn)

- 16 -


- Dạy xong bài này, giáo viên cho học sinh tham gia vào trị chơi. Giáo viên
có thể tiến hành phân nhóm hoặc hoạt động cá nhân.
- Yêu cầu của trò chơi: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản về tác giả
Ngô Gia Văn Phái và tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí cũng như các nhân vật trong
truyện. Đặc biệt, khi kết thúc trò chơi học sinh phải nắm được giá trị lớn của văn bản
đó là hình tượng người anh hùng QT- NH trong chiến cơng đại phá quân Thanh.
- Giáo viên treo bảng phụ và lần lượt nêu ra các câu hỏi cho các nhóm thực
hiện, bắt đầu từ nhóm 1. Các nhóm có quyền lựa chọn ơ hàng ngang. Nếu nhóm
nào khơng trả lời được theo thời gian quy định thì phải nhường lượt cho nhóm
khác tiếp tục trị chơi.
- Nhóm nào tìm được kiến thức ở ơ hàng ngang thì được cộng điểm, tìm
được ơ hàng dọc khi chưa giải hết ơ hàng ngang sẽ là đội thắng cuộc.
- Cụ thể:

*. Trò chơi Ngôi sao may mắn/Vui để học.
- Khi đưa ra câu hỏi trong trị chơi Ngơi sao may mắn/Vui để học, GV cần
chuẩn bị sẵn những câu hỏi gợi mở để HS nhanh chóng tìm ra câu trả lời, khơng để
làm ảnh hưởng đến tiết học. Nội dung của những câu hỏi và câu trả lời liên quan
đến các kiến thức trong bài học. Điều đặc biệt là các trò chơi này thường được sử

dụng với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ thông tin.
- 17 -


- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Đọc, tìm hiểu nội dung bài học.
+ Xác định các nội dung quan trọng nhất cần sử dụng trong trò chơi.
+ Sắp xếp các ô chữ, các câu hỏi trong bảng phụ, nếu dạy ứng dụng công
nghệ thông tin chỉ việc cài đặt chế độ trong máy, khi giảng dạy thực hiện từng
bước với từng câu hỏi. Trong số các ô chữ, các câu hỏi thì có một ngơi sao may
mắn, nếu nhóm hoặc cá nhân nào chọn đúng thì được cộng thêm điểm hay được
chức mừng bằng một tràng pháo tay.
+ Giáo viên hướng dẫn thể lệ, cách thức thực hiện trò chơi.
- Thời lượng tiến hành trò chơi là 4' – 5' .
* Ví dụ: Tiết 67 + 68 - LẶNG LẼ SA PA.
- Dạy xong bài này, giáo viên cho học sinh tham gia vào trị chơi. Giáo viên
có thể tiến hành phân nhóm hoặc hoạt động cá nhân.
- Yêu cầu của trò chơi: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản về truyện
Lạng lẽ Sa pa cũng như các nhân vật trong truyện.
- Giáo viên chiếu các ô chữ, các nhóm thực hiện chọn ơ, bắt đầu từ nhóm 1.
Các nhóm có quyền lựa chọn ơ bất kì. Nếu nhóm nào khơng trả lời được theo thời
gian quy định thì phải nhường lượt cho nhóm khác tiếp tục trị chơi.
- Cụ thể: Bảng ô chữ, câu hỏi và đáp án như sau:
+ Ô chữ:

1

2

3


4

+ Câu hỏi:
Câu 1: Tác giả của vă bản “ Lạng lẽ Sa Pa” là ai?
a. Nguyễn Thành Long
b. Nguyễn Quang Sáng
c. Kim Lân
Câu 2: Ngôi sao may mắn.
- 18 -


Câu 3: Nội dung của văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” là gì?
a. Truyện khắc hoạ thành cơng hình ảnh những người lao động bình thường
mà tiêu biểu là anh thanh niên.
b. Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công
việc thầm lặng.
c. Truyện khắc hoạ thành cơng hình ảnh những người lao động bình thường
mà tiêu biểu là anh thanh niên. Qua đó, khẳng định vẻ đẹp của con người lao động
và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Câu 4: Đáp án nào không đúng về nghệ thuật của văn bản “Lặng lẽ Sa
Pa”?
a. Xây dựng tình huống hợp lí.
b. Kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
c. Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp kỳ ảo.
d. Cách kể chuyện lôi cuốn.
+ Đáp án:
Câu 1: Tác giả của văn bản “Lạng lẽ Sa Pa” là ai?
a. Nguyễn Thành Long
Câu 3: Nội dung của văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” là gì?

c. Truyện khắc hoạ thành cơng hình ảnh những người lao động bình thường
mà tiêu biểu là anh thanh niên. Qua đó, khẳng định vẻ đẹp của con người lao động
và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Câu 4: Đáp án nào không đúng về nghệ thuật của văn bản “Lặng lẽ Sa
Pa”?
c. Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp kỳ ảo.
b. Sử dụng phim, đoạn phim, tranh ảnh minh họa.
Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với mơn Ngữ văn thì kho tư liệu là
điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nhưng hiện nay ở môn học này, các đồ
dùng trực quan hầu như khơng có, tranh ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa khơng
nhiều. Chính vì vậy bản thân giáo viên phải chú trọng xây dựng thư viện tư liệu
phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng
- 19 -


thư viện tư liệu thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian
như trước đây. Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn: Internet, sách, tài
liệu, báo chí, tạp chí ...
* Ví dụ: Tiết 01 + 02 - PHONG CÁNH HỒ CHÍ MINH
Giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh minh hoạ cho lối sống giản dị của
Bác: ngôi nhà sàn đơn sơ tại Phủ Chủ tịch; bộ trang phục quen thuộc: bộ bà ba màu
nâu, bộ ka ki đã bạc màu…; đơi dép cao su …Hoặc giáo viên cũng có thể tìm thêm
một số bài báo, các câu chuyện về những cuộc gặp gỡ giữa Bác với các em thiếu
nhi, các chị phụ nữ, các cựu chiến binh, ...
* Ví dụ: Tiết 143 + 144 + 145: NHỮNG NGÔI SAO XA XƠI
HDĐT ( 3-5P): BẾN Q
Giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh, đoạn phim về những cơ gái trong
phim“ Ngã ba Đồng Lộc” giúp học sinh hình dung rõ hơn về công việc, đời sống
của những nữ thanh niên xung phong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ... Ngồi
ra, giáo viên có thể khai thác thêm những hình ảnh, đoạn phim nói về đề tài chiến

tranh của các phim truyện, phim tài liệu, các ký sự, phóng sự , ...
2.2.4. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.
a. Ra đề kiểm tra : Khi kiểm tra để lấy điểm miệng không nên cứng nhắc là
kiểm tra vào đầu tiết học; có thể linh hoạt chuyển đổi giữa tiết hoặc cuối tiết học.
Cũng có thể cho điểm miệng trong quá trình tham gia xây dựng bài mới. Xây dựng
đề kiểm tra 15 phút trở lên, thì giáo viên cần có sự phân loại đối tượng học sinh.
Đề kiểm tra phải đảm bảo những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng học sinh đã
học ở từng bài, từng chương hoặc từng phần kiến thức. Không nên ra những dạng
câu hỏi đánh đố hay những loại câu hỏi ngoài kiến thức sách giáo khoa. Hiện nay
ra đề kiểm tra dựa theo 3 mức độ nhận thức từ thấp đến cao (nhận biết, thông hiểu,
vận dụng). Đối với bộ môn Ngữ văn, đề kiểm tra của ba phân mơn có sự khác
nhau. Đối với Tiếng Việt: đề có nhiều câu hỏi với những hình thức khác nhau. Tuỳ
theo đặc điểm từng phần kiến thức mà có tỉ lệ câu hỏi phù hợp. Đối với Văn:
Không nên có trắc nghiệm vì ở loại bài này, ngồi việc kiểm tra kiến thức còn rèn
kĩ năng diễn đạt cho học sinh. Đề Tâp làm văn nên là những đề có mệnh lệnh.
- 20 -


b. Chấm bài kiểm tra: Chấm bài kiểm tra không chỉ đòi hỏi chấm đúng đáp
án mà còn là yếu tố quan trọng đối với việc tao hứng thú học tập cho các em. u
cầu phải chấm chính xác, cơng bằng. Cùng với con điểm được thể hiện trong phần
ghi điểm, giáo viên nên nhận xét thêm về thực trạng của bài làm. Ví dụ như việc
sai các lỗi chính tả hoặc lỗi lặp từ, lỗi diễn đạt, chưa làm tốt được phần nào, hoặc
còn thiếu phần nào để các em biết những hạn chế của mình và sẽ khắc phục lần
sau...Đồng thời giáo viên nên chú ý đến việc sửa lỗi trực tiếp vào bài kiểm tra.
Những phần nào mà các em chưa làm được hoặc làm sai sẽ gạch chân trực tiếp vào
phần đó, sau đó sửa lại sang phần bên lề của bài kiểm tra hoặc sẽ bổ sung những ý
cịn thiếu bằng cách gợi ý. Chính việc ra đề và chấm bài kiểm tra đã đề cao hơn
trách nhiệm của người thầy.
2.2.5. Giao tiếp, ứng xử với học sinh trong giờ học.

- Khi lên lớp, giáo viên đóng vai trị chủ đạo để điều tiết khơng khí lớp học.
Do đó, thái độ, tâm lý, tác phong của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý
học sinh. Chính vì thế mà hiện nay ngành giáo dục đã và đang phát động phong
trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” có nghĩa là cần tạo bầu khơng khí
thân thiện, gần gũi với học sinh và “Mỗi giáo viên là một tấm gương sáng để học
sinh học tập và làm theo”. Và đặc biệt, vai trò của thầy cô như là tấm gương phản
chiếu cho các em, vậy cách ăn mặc và đi đứng ra sao, nói năng như thế nào là một
vấn đề đáng quan tâm hiện nay.
- Nếu giáo viên có thái độ thân thiện, tích cực sẽ tạo nên sự gần gũi, thân
thiện, yêu mến. Và khi các em có thái độ yêu mến thầy cơ giáo nào thì cũng đồng
nghĩa các em sẽ u thích mơn học đó. Ngược lại, nếu giáo viên tỏ thái độ khó gần,
thiếu thiện cảm với học sinh thì các em sẽ ngại giao tiếp và xa lánh giáo viên, khi
đó chúng ta chưa đạt được mục đích của giáo dục. Chính vì vậy, chúng ta khơng
nên để những vấn đề cá nhân, riêng tư ảnh hưởng đến chất lượng của tiết học. Là
giáo viên dạy Ngữ Văn, tất nhiên chúng ta phải có sự ứng xử tinh tế, ngôn ngữ giao
tiếp chuẩn mực và khéo léo, phải nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của
học sinh. Dù sao, các em cũng đã bước vào ngưỡng cửa của tuổi dậy thì, do đó
những thay đổi về tâm sinh lí là những điều dễ bắt gặp.
- 21 -


2.2.6. Việc đánh giá, nhận xét học sinh trong tiết học.
Khi kiểm tra bài cũ, nếu xảy ra hiện tượng học sinh khơng thuộc bài hoặc
khơng làm bài thì giáo viên cũng không nên sử dụng những ngôn ngữ xúc phạm
các em. Khi giảng bài mới, giáo viên thường nêu ra câu hỏi gợi mở để thu hút các
em. Nhiều học sinh xung phong trả lời và có câu trả lời đúng thì đó là điều rất
thành cơng. Ngược lại, nếu khơng có em nào giơ tay thì giáo viên sẽ nói thêm một
câu khích lệ các em “nếu ai trả lời đúng cơ sẽ cho điểm”. Cùng với đó là hiện
tượng có học sinh trả lời nhưng câu trả lời ấy khơng đúng, giáo viên sẽ khơng phê
bình mà nhận xét về câu trả lời của học sinh đó một cách tích cực để khơng làm

mất đi sự hứng thú học tập. Khi các em trả lời đúng hoặc có những phát hiện sáng
tạo, chúng ta nên động viên khích lệ các em bằng điểm số.
2.2.7. Cơng tác hướng dẫn tự học ở nhà cho học sinh:
Việc hướng dẫn học sinh tự học là một hoạt động hết sức quan trọng đối với
bất kỳ bộ môn học nào. Hoạt động này quyết định rất lớn đến việc tự học, tự tìm
hiểu của học sinh, giúp học sinh phát huy được tính chủ động của mình và cũng
giúp tiết học thành công.
+ Bước 1: Khi kết thúc bài học, giáo viên hướng dẫn các em về xem lại
những nội dung trọng tâm trong bài học (trong phần củng cố bài học ngoài việc
giáo viên nhắc lại những kiến thức trọng tâm thì giáo viên phải có định hướng cho
HS tham gia tổng kết bài, nêu những kiến thức trọng tâm…)
+ Bước 2: Khi hướng dẫn các em chuẩn bị bài mới cho tiết học sau, giáo
viên phải cụ thể hóa các nội dung trọng tâm của bài học đó ra, đồng thời yêu cầu
học sinh chuẩn bị kỹ để tiết sau GV có thể kiểm tra. Tùy theo phân mơn mà có
những hướng dẫn cụ thể.
* Ví dụ: TIẾT 56+57 -

BẾP LỬA ; HDĐT ( 3-5 P) :

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ.
- Bài cũ:
+ Đọc thuộc lòng bài thơ Bếp lửa.

- 22 -


+ Nắm nội dung bài thơ : Hình ảnh bếp lửa, hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ,
về bà và tình bà cháu, suy ngẫm về bà và bếp lửa, niềm thương nhớ của cháu.
+ Nắm nghệ thuật bài thơ.
+ Đọc diễn cảm bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Tiếp tục

nghiên cứu kĩ các phần còn lại của bài thứ hai theo hướng dẫn của GV
- Bài mới: Ánh trăng
+ Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm
+ Phân tích bài thơ
+ Nội dung và nghệ thuật của bài thơ
+ Xem phần luyên tập.
2.2.8. Thường xuyên kiểm tra việc học bài và soạn bài mới.
Đây là một hoạt động mang tính bắt buộc thường nhật của giáo viên khi lên
lớp. Trong thực tế, có rất nhiều học sinh lười biếng việc học bài và soạn bài nên có
nhiều em thực vi hiện nhiệm vụ mang tính đối phó, lấy lệ. Do đó chúng ta nên
kiểm tra thường xuyên. HS vi phạm thường xuyên có thể sẽ chấm điểm miệng.
Trong quá trình kiểm tra cần có sự đánh giá, nhận xét theo hướng khích lệ động
viên sự nỗ lực cố gắng của các em.
2.2.9. Hướng dẫn tài liệu cho học sinh. Trên thị trường hiện nay có rất
nhiều sách tham khảo, nhưng chọn những sách tham khảo nào, của NXB nào mới
là điều quan trọng. Do đó giáo viên có thể hướng các em nên chọn những quyển
sách của những NXB có uy tín như NXB Giáo dục, NXB Đại học sư phạm, NXB
Lao động...
2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua một thời gian rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu
trên tôi nhận thấy khả năng hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn
được nâng lên rõ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy,
tơi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn; tự tin say mê hơn với sự nghiệp
trồng người. Ai đó đã từng nói “Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tôi chẳng thấy
khổ chút nào mà ngược lại, tơi thấy mình sung sướng hạnh phúc vì được cống
hiến, góp sức mình làm đẹp cho đời. Các em đã biết lớn lên cùng mơn Văn. Chính
- 23 -


từ những giờ Văn đó, các em am hiểu các tác phẩm văn học, biết viết văn, nâng

cao vốn từ ngữ tiếng mẹ đẻ, có năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ với tư cách là một
công cụ để tư duy, giao tiếp và để học tập. Đồng thời các em đã biết yêu, biết ghét,
biết cảm nhận, biết vui buồn theo đúng cách, biết cái thiện, ác, tốt, xấu trong cuộc
sống. Mỗi tiết Văn các em đã biết cần phải là người có ích cho xã hội, cho cả bản
thân mình. Mỗi tác phẩm là một bài học sống được chắt lọc từ tâm hồn tác giả và
cuộc đời, tạo cho ta một niềm tin vững chắc vào cuộc sống, tin mọi người và tin
yêu mọi thứ. Cuộc sống không hề buồn tẻ và đơn điệu. Các em như thấy mình lớn
hơn, yêu cuộc sống, yêu văn học hơn. Ngồi kia cuộc sống cịn rất nhiều thứ để
học hỏi, ước mơ, nhiều người mà các em có thể đặt niềm tin, nhiều tầm nhìn để lựa
chọn. Những giờ học văn đó đã vun đắp thêm cho các em tình cảm giữa con người
với con người. Nếu trước đó mơn văn trong suy nghĩ của các em thật viễn vông và
nhàm chán, khơng phải là mơn học thời thượng thì giờ đây các em đã biết điều
chỉnh hành vi, lời nói của mình trong cuộc sống và ứng xử với mọi người xung
quanh. Hơn thế, các em được cảm nhận, được nghĩ, được viết bằng cách của chính
mình trong tương quan với cuộc sống thực tiễn của thế hệ mình. Các em không chỉ
được biết nhiều điều tồn tại trong sách vở mà còn bước ra cuộc sống một cách đầy
sinh động bằng những câu chuyện kể, những lời dặn dị, những lời tâm sự hoặc có
khi là cả những tiết chỉ để cơ trị cùng nói về những chủ đề tuổi teen quan tâm.
Vâng, chính niềm say mê của thầy cô trong từng giờ dạy, sự hứng thú của các em
trong mỗi giờ học, sự gần gũi thiết thực của kiến thức, kĩ năng gắn liền với thực
tiễn sẽ giúp các em cứng cáp, trưởng thành hơn bằng chìa khóa riêng của mình.
Rồi đây, khi các em khơng cịn là những cô cậu học sinh dưới mái trường nữa, con
đường tương lai của các em sẽ theo những ngã rẽ khác nhau thì các em vẫn có thể
vững tin trên con đường mà mình đã chọn. Bởi vì các em đã được trang bị ngoài
những kiến thức cơ bản từ sách vở, thì đó cịn là những kĩ năng được hình thành
trong q trình học mơn Ngữ văn. Các em sẽ tự nhận thức và đánh giá về mình, tự
xác định giá trị để định hướng cho suy nghĩ, lối sống và hành động của bản thân.
Các em biết lắng nghe tích cực, biết tự tin trong giao tiếp, biết hợp tác, tôn trọng ý
kiến của nhau.
- 24 -



Như vậy, sau thời gian áp dụng tôi thấy tỉ lệ HS tích cực, hứng thú trong học
văn so với điều tra, theo dõi ban đầu là có sự tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ HS khá giỏi về bộ
môn tăng lên đáng kể. Cụ thể điểm kiểm tra môn Ngữ văn giữa kỳ 1 là.
Lớp

Tổng số

9.1

36

9.2

37

Giỏi
SL
3
4

%
8,3 %
10,8%

Khá
SL
17
18


Trung bình
%
SL
%
47,2% 15 41,7%
48,7% 14 37.8%

Yếu
SL
1
1

%
2,8 %
2,7%

3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý NGHĨA
Chúng ta có thể khẳng định rằng, mơn Văn là mơn học có tác dụng hình
thành nhân cách, hình thành tâm hồn của con người. Và có lẽ trong nhà trường
khơng có mơn khoa học nào có thể thay thế được mơn Văn. Đặc biệt trong thời đại
hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn Văn sẽ giữ lại tâm hồn con
người, giữ lại những cảm xúc nhân văn để con người tìm đến với con người, trái
tim hồ cùng nhịp đập trái tim.
Với phương pháp “ Một số biện pháp tạo sự hứng thú học tập cho học
sinh trong giờ học Ngữ văn lớp 9" đã một phần gây hứng thú hơn trong tiết học,
học sinh đã có sự chuyển biến hơn tích cực giao lưu với thầy cô giáo hơn, trong
mỗi giờ học tất cả học sinh đều tham gia và muốn tham gia vào quy trình dạy học, các em khơng cịn thụ động ngồi nghe giáo viên giảng bài mà cảm thấy hứng
thú hơn, hăng say phát biểu bài hơn. Tuy nhiên đây chưa phải là phương pháp tối

ưu nhất bởi vì cũng khơng phải tiết dạy văn nào chúng ta cũng áp dụng được các
trị chơi một cách hiệu quả. Chính vì vậy khi dạy bất kì một tiết học nào chúng ta
cũng cần kết hợp rất nhiều các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao trong
quá trình giảng dạy của mình.
Phương pháp hoạt động nhóm thì chúng ta đã áp dụng từ rất lâu và ít nhiều
đã đạt kết quả cao trong dạy học, cịn hình thức sử dụng trị chơi khi giảng dạy
mơn ngữ văn thì có nhiều trị chơi đang còn khá mới mẻ đối với mỗi giáo viên.
Mặc dù trong q trình giảng dạy bản thân tơi cũng nhận thấy cịn một số thiếu sót,
hạn chế khi áp dụng các hình thức trên. Bởi kinh nghiệm trên chỉ là kinh nghiệm
- 25 -


×