Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cvtd tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (agribank) chi nhánh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.43 KB, 48 trang )

BÁO CÁO THỰC TẾ GIÁO TRÌNH
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài Báo cáo nhóm của Đợt thực tập nghề 2013 này, ngoài sự cố
gắng của bản thân các thành viên trong nhóm, chúng tôi còn nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía các thầy cô giáo và ban lãnh đạo Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, nhóm chúng tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo trong khoa Kế toán – Tài chính của trường
Đại học Kinh tế Huế đã dạy bảo tận tình, trạng bị cho chúng tôi những kiến thức hữu
ích trong ba năm đại học vừa qua. Đặc biệt, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến hai cô Nguyễn Hồ Phương Thảo và Nguyễn Thị Bình Minh đã nhiệt tình
hướng dẫn và góp ý để có thể hoàn thành bài Báo cáo nhóm này.
Đồng thời, trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Agribank
Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm trong quá trình thu thập những
thông tin cần thiết để nghiên cứu và nắm bắt được tình hình thực tế của Ngân hàng.
Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 10 năm 2013
Nhóm sinh viên thực hiện
Nhóm 6
BÁO CÁO THỰC TẾ GIÁO TRÌNH
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế vĩ mô những năm qua, có thể thấy Việt Nam
vẫn còn chịu tác động không thuận lợi từ sự phục hồi tăng trưởng chậm của kinh tế thế
giới, cùng với những khó khăn tồn tại suốt thời gian dài. Với tư cách là trung tâm tiền
tệ tín dụng của nền kinh tế, các NHTM đảm nhận trọng trách cân bằng cung – cầu về
vốn cho xã hội, góp phần đưa nền kinh tế phát triển theo những định hướng đã đề ra.
Ở nước ta, hoạt động của các NHTM chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay, trong
đó tín dụng cho vay đóng vai trò quan trọng, mang lại nguồn thu nhập trực tiếp và chủ
yếu cho các ngân hàng. Xét trong điều kiện kinh tế như hiện nay, sức mua yếu, doanh


nghiệp hoạt động khó khăn, hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được, lượng hàng tồn
kho tăng…, các ngân hàng buộc phải thực hiện chính sách đẩy mạnh các chương trình
CVTD cá nhân. Hoạt động tín dụng này giúp khách hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của mình ngay trong hiện tại, làm tăng mức tiêu dùng hàng hóa, thúc đẩy hoạt động
sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội. Do đó
thực hiện hoạt động CVTD, các NHTM vừa tạo nên sự hài hòa giữa cung cầu trong
lĩnh vực tiêu dùng, vừa góp phần giải quyết được nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng của nền
kinh tế.
Những năm trở lại đây, hoạt động tín dụng này có thị trường tiềm năng, dự báo
có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên xét trên
địa bàn Thừa Thiên Huế và đi sâu vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, đây vẫn là một hình thức còn khá mới lạ và nhiều tiềm năng chưa được khai
thác, vì thế nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp
nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
(Agribank) chi nhánh Thừa Thiên Huế”. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các
NHTM nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa
Thiên Huế nói riêng nhận thức mới về tầm ý nghĩa và quan trọng của việc nâng cao
chất lượng nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân, cụ thể là hoạt động CVTD, qua đó
có những chính sách chiến lược hợp lý, góp phần mang lại hiệu quả trong hoạt động
của ngân hàng.
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đầu tiên là hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản liên quan đến tín dụng ngân
hàng và CVTD của NHTM, tiếp đến phân tích thực trạng CVTD tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế. Cuối cùng, trên cơ sở đánh
giá thông qua một số phương pháp định tính và định lượng, chỉ rõ những thành tựu đạt
được cũng như những vấn đề còn hạn chế, bài nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng cho nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu tình hình nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế, trong đó chú trọng đến hoạt
động vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu phục vụ cho mục đích tiêu
dùng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế.
Thời gian: Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính:
- Tổng hợp và tham khảo từ các sách báo ngân hàng, các văn bản pháp luật, các
thông tin cần thiết từ Internet.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tế bằng cách so sánh, đối chiếu.
Phương pháp định lượng:
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu: thống kê số liệu thứ cấp từ
ngân hàng sau đó xử lý, tổng hợp và đưa ra những nhận định
- Phương pháp so sánh để phân tích những biến động qua từng thời kỳ.
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG, HOẠT ĐỘNG CVTD
VÀ CHẤT LƯỢNG CVTD CỦA NHTM
1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn hoặc tài sản
từ NHTM cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất
định trên nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện cả vốn lẫn lãi cho bên cho vay khi đến hạn
thanh toán, nói cách khác NHTM là trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm
thừa sang nơi thiếu vốn.
1.1.2. Nguyên tắc và điều kiện cho vay
Nguyên tắc cho vay: Sử dụng vốn vay đúng mục đích và phải hoàn trả gốc, lãi
đúng hạn.

Điều kiện cho vay:
- Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn phải có năng lực
pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo Luật dân sự.
- Có khả năng tài chính và trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có tài liệu chứng minh khả năng sử dụng vốn vay phù hợp với qui định của
pháp luật và khả năng hoàn trả vốn vay.
1.1.3. Phân loại cho vay
- Phân theo mục đích sử dụng vốn: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công
thương nghiệp, CVTD cá nhân, cho vay mua bán bất động sản, cho vay sản xuất nông
nghiệp và cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
- Phân loại theo thời hạn tín dụng: Cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn
- Phân loại theo mức độ tín nhiệm của khách hàng: Cho vay không có bảo đảm
và cho vay có bảo đảm.
- Phân loại theo phương thức cho vay: Cho vay từng lần và cho vay theo hạn
mức tín dụng.
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 5
- Phân loại theo phương thức hoàn trả nợ vay: Cho vay trả nợ một lần khi đáo
hạn, cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, cho vay trả góp và cho vay trả nợ nhiều lần nhưng
không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy theo khả năng của khách hàng để trả nợ bất cứ
lúc nào.
1.2. Tổng quan về hoạt động CVTD
1.2.1. Khái niệm CVTD
CVTD là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu
dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình.
1.2.2. Đối trượng CVTD
- Căn cứ vào quy mô của đối tượng cho vay, gồm: khách hàng cá nhân và hộ
gia đình.
- Căn cứ vào thu nhập của đối tượng cho vay, gồm: Nhóm đối tượng có thu
nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập cao

Ngoài ra, còn có một số đối tượng và sản phẩm mới được NHNN hỗ trợ như
xây nhà cho người thu nhập thấp, công nhân lao động, mua nhà ở thu nhập thấp, nhà ở
công nhân.
1.2.3. Đặc điểm hoạt động CVTD
Đặc điểm về quy mô: Với mục đích vay để tiêu dùng, hơn nữa nhu cầu của đại
bộ phận dân cư với các loại hàng hóa xa xỉ là không cao hoặc người vay cũng đã có
một khoản tiền tích lũy trước với các loại tài sản có giá trị lớn nên qui mô các khoản
vay nhỏ. Tuy nhiên số lượng các khoản vay lớn khiến cho tổng quy mô CVTD khá
lớn.
Đặc điểm về rủi ro: Nhìn chung các khoản CVTD có độ rủi ro cao vì bên cạnh
sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội… nó
còn chịu tác động của những nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân khách hàng như
tình trạng sức khỏe, khả năng trả nợ, vấn đề đạo đức.
Đặc điểm về lãi suất: Nếu như các khoản cho vay SXKD thường có lãi suất
thay đổi theo thị trường thì lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao và cố định. Khi đưa
ra mức lãi suất cố định này các ngân hàng đã dự tính đến: yếu tố lãi suất huy động đầu
vào, phần bù rủi ro và chi phí.
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 6
Có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế: Số lượng các khoản CVTD sẽ tăng lên
trong thời kỳ kinh tế phát triển. Lúc này, người dân có mức thu nhập tương đối cao và
ổn định, tình hình kinh tế xã hội đầy lạc quan. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy
thoái, khi thu nhập của người dân bị cắt giảm họ sẽ có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu
dùng.
Đặc điểm về chi phí và lợi nhuận:
- Về chi phí: Do thông tin thân nhân, lai lịch và tình hình tài chính của khách
hàng thường không đầy đủ và khó thu thập, ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí cho công
tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Hơn nữa, ngân hàng phải chịu một chi phí đáng kể
để quản lý số lượng lớn hồ sơ khách hàng. Vì thế, CVTD trở thành một trong những
khoản mục có chi phí lớn nhất trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
- Về lợi nhuận: Ngân hàng thường đặt lãi suất cao đối với các khoản CVTD

đồng thời số lượng các khoản CVTD rất lớn làm cho tổng lợi nhuận thu được là đáng
kể.
1.2.4. Các hình thức CVTD
1.2.4.1. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- CVTD cư trú: Là khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu mua, xây
dựng, cải tạo nhà cho khách hàng. Đặc điểm của những món vay này là quy mô
thường lớn, thời gian dài.
- CVTD phi cư trú: Đây là những khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời
sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí Đặc
điểm của những khoản tín dụng này là thường có quy mô nhỏ, thời gian tài trợ ngắn.
1.2.4.2. Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay
- Cho vay tín chấp: Không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá
nhân và công ty đang công tác để phục vụ cho các mục đích cá nhân. Hình thức này
chỉ áp dụng với một số khách hàng nhất định - người có thu nhập thường xuyên và ổn
định.
- Cho vay cầm đồ: Ngân hàng giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo các nghĩa
vụ của người vay. Danh mục các loại tài sản và điều kiện các loại tài sản được cầm đồ
được ngân hàng quy định.
- Cho vay thế chấp lương: áp dụng cho khách hàng có, thu nhập ổn định, ngoài
các khoản chi tiêu thường xuyên hàng tháng thì còn một phần tích lũy để trả nợ vay.
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 7
- Cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ tiền vay: áp dụng đối với khách
hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua các tài sản có giá trị, thời gian sử dụng lâu dài.
1.2.4.3. Căn cứ vào cách thức hoàn trả
- CVTD trả góp: Chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng CVTD của ngân hàng. Hình
thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc những khách hàng mà thu
nhập định kỳ của họ không đủ để thanh toán hết số nợ trong một lần.
- CVTD phi trả góp
* CVTD trả một lần: Số tiền đi vay của khách hàng sẽ được thanh toán một lần
khi hợp đồng tín dụng đến hạn. Khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ và thời hạn

vay ngắn, giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian thu nợ.
* CVTD tuần hoàn: Ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc
phát hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai.
1.2.4.4. Căn cứ vào hình thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng
- CVTD trực tiếp: Ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của mình. Hình
thức này rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, quyết
định có cho vay hay không hoàn toàn do ngân hàng quyết định.
- CVTD gián tiếp: Ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh do những công ty
bán lẻ đã bán chịu cho người tiêu dùng. Giữa ngân hàng và công ty bán lẻ ký một hợp
đồng mua bán nợ, trong đó ngân hàng đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng
được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại sản phẩm được bán chịu.
1.2.5. Vai trò của hoạt động CVTD
- Đối với nền kinh tế: Cung ứng vốn tín dụng hỗ trợ cho tiêu dùng đã kích cầu
cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các hộ gia đình và kinh doanh cá thể hoàn thành kế
hoạch sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển. Nhờ vậy mà góp
phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước, thúc đẩy xã hội phát triển, ổn định đời
sống, ai cũng có công ăn việc làm, là tiền đề quan trọng để ổn định trật tự xã hội.
- Đối với ngân hàng: tăng khả năng khách hàng sử dụng các tiện ích của ngân
hàng như: tiền gửi, tiền thanh toán, các dịch vụ chuyển tiền, chuyển khoản, kiểm đếm,
giữ hộ… tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh,
nâng cao thu nhập đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng.
- Đối với khách hàng vay: hỗ trợ cho người dân trong việc chi tiêu nhằm nâng
cao mức sống, sức khỏe, trình độ dân trí, góp phần làm giảm đi các hiện tượng cho vay
nặng lãi, giúp những người nghèo giảm bớt gánh nặng trongviệc trả lãi. Ngoài ra,
người dân có thể tiết kiệm tích lũy để đầu tư, phát triển.
1.3. Tổng quan về chất lượng CVTD
1.3.1. Khái niệm chất lượng CVTD
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 8
Trong phạm vi nghiên cứu, chất lượng CVTD là chất lượng các khoản CVTD
tại ngân hàng. Các khoản CVTD có chất lượng khi vốn vay được khách hàng sử dụng

hiệu quả, đúng mục đích, khách hàng trả nợ đúng hạn còn ngân hàng thì thu hồi được
gốc và lãi. Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại vừa tạo được
hiệu quả xã hội.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CVTD
1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng
- Khả năng tài chính của ngân hàng: Khi ngân hàng có tình hình tài chính lành
mạnh thì không những có thể mở rộng quy mô trên thị trường, nâng cao vị thế mà còn
từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm của mình, trong đó có CVTD, nhưng
ngược lại nếu tình hình tài chính không tốt nó không những sẽ cản trở ngân hàng phát
triển mà còn khiến chất lượng của dịch vụ ngày một đi xuống.
- Chính sách cho vay của ngân hàng: Chính sách cho vay vạch ra cho các cán
bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõ ràng để xem xét các nhu cầu vay vốn. Vì
vậy, chính sách cho vay tác động một cách mạnh mẽ tới CVTD.
- Trình độ, đạo đức của các cán bộ tín dụng: Không chỉ yêu cầu về trình độ
chuyên môn, các cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp tốt. Các hành vi sai trái
của cán bộ ngân hàng có thể gây ra những hậu quả xấu cho ngân hàng.
- Công nghệ của ngân hàng và khả năng kiểm soát quản lý hoạt động: Công
nghệ hiện đại giúp giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, chính xác; phát hiện
ra những sai trái trong quá trình sử dụng vốn. Từ đó, ngân hàng có thể hạn chế những
rủi ro có thể gặp phải, đồng thời đưa ra những biện pháp thích hợp.
1.3.2.2. Các nhân tố ngoài ngân hàng
- Nhân tố khách hàng: Khách hàng chính là đối tượng trực tiếp tác động tới kết
quả kinh doanh của ngân hàng. Việc thu nợ có diễn ra theo đúng quy định hay không
hoàn toàn phụ thuộc vào tổng thu nhập của khách hàng trong tương lai. Bên cạnh đó
còn phụ thuộc vào ý thức trả nợ hoặc một số trường hợp bất khá kháng.
- Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội: Chính trị ổn định thì nền kinh tế phát
triển, nâng cao đời sống, thúc đẩy hoạt động tiêu dùng trong xã hội. Ngược lại, sẽ
khiến người dân có tâm lý tiết kiệm chi tiêu, tăng tỷ lệ thất nghiệp, kinh tế bị trì trệ và
khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng CVTD.
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 9

- Môi trường pháp lý: Hệ thống các văn bản pháp luật chặt chẽ, phù hợp với
nền kinh tế - xã hội làm cho các thủ tục trong ngân hàng đơn giản và nhanh chóng,
giúp khách hàng tiếp xúc với nguồn vốn một cách nhanh chóng và sử dụng hiệu quả.
Ngược lại sẽ khiến cho khách hàng khó tiếp cận với nguồn vốn.
- Môi trường tự nhiên: Các biến cố tự nhiên như là thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng
rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh, đẩy người dân vào tình trạng khó khăn. Đây
là những rủi ro bất khả kháng, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng và khiến cho
chất lượng cho vay của ngân hàng cũng không được nâng lên.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng CVTD
1.4.1. Các chỉ tiêu định tính
- Đảm bảo nguyên tắc cho vay và điều kiện vay vốn: Để đánh giá chất lượng
một khoản CVTD, trước hết cần xem xét khoản vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho
vay không, sau đó có đảm bảo điều kiện vay vốn không. Đây là những nguyên tắc và
điều kiện tối thiếu mà bất cứ một khoản CVTD nào cũng phải được bảo đảm.
- Số lượng khách hàng đi vay: Chỉ khi chất lượng cho vay của ngân hàng tốt và
đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng một cách nhanh chóng và đầy đủ thì mới có khả
năng giữ chân được những khách hàng hiện tại và tiếp cận được nhóm khách hàng
tiềm năng, từ đó gia tăng tổng số lượng khách hàng đến vay ngân hàng.
- Uy tín của ngân hàng: Đây là một chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Ngân hàng
tồn tại được chính là nhờ vào sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng.
- Thái độ phục vụ và thủ tục thực hiện: Thái độ phục vụ nhiệt tình, thủ tục tuân
theo đúng quy định, quy chế CVTD của ngân hàng được cán bộ tín dụng làm nhanh
chóng chính xác, an toàn cũng góp phần làm tăng chất lượng hoạt động CVTD.
- Quá trình thẩm định: Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình quyết định
và theo dõi khoản vay. Quá trình thẩm định phải tuân theo nguyên tắc, các căn cứ và
nội dung thẩm định của từng ngân hàng. Một khoản vay tiêu dùng có chất lượng là
khoản vay đã được thẩm định và phải đảm bảo các bước của quá trình thẩm định.
1.4.2. Các chỉ tiêu định lượng
1.4.2.1. Vòng quay vốn

Đây là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng CVTD của ngân hàng, phản ánh
số vòng chu chuyển vốn tín dụng. Vòng quay của vốn tín dụng càng cao càng chứng tỏ
nguồn vay ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 10
xuất và lưu thông hàng hóa. Hệ số này cao cho thấy tình hình quản lý vốn tín dụng tốt,
chất lượng cho vay cao. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện khả năng thu nợ tốt, hiệu quả
cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, cần xét đến một nhân tố quan trọng là dư nợ bình
quân. Khi dư nợ bình quân thấp sẽ làm cho vòng quay lớn nhưng lại không phản ánh
chất lượng cho vay cao bởi nó thể hiện khả năng cho vay kém của ngân hàng.
1.4.2.2. Chỉ tiêu doanh số và tăng trưởng dư nợ CVTD
- Doanh số CVTD: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tất cả các khoản vay mà NH
đã cho vay nhằm mục đích tiêu dùng, không kể món vay đó đã thu hồi hay chưa. Nó
thể hiện mức cho vay trong kì từ đó phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt
động CVTD và tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH. Doanh số CVTD càng cao thì
việc mở rộng hoạt động CVTD của NH càng tốt, quy mô cho vay càng lớn.
- Tăng trưởng dư nợ CVTD
• Mức độ tăng trưởng dư nợ tuyệt đối CVTD
= dư nợ CVTD năm nay - dư nợ CVTD năm trước
• Mức dư nợ tương đối CVTD
Hai chỉ tiêu này đánh giá chất lượng CVTD của NH theo quy mô. Một Ngân
hàng có mức dư nợ cho vay tương đối và tuyệt đối trong năm tăng tức hoạt động
CVTD của Ngân hàng đã được mở rộng.
1.4.2.3. Tỷ lệ nợ xấu CVTD
Chỉ tiêu này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục CVTD của ngân hàng.
Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có khả năng tăng lên có thể là dấu hiệu cho
thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay.
Ngược lại, cho thấy chất lượng của các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có
thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi cách phân loại nợ.
1.4.2.4. Hệ số thu nợ
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 11

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của khoản CVTD đối với tổng các khoản cho
vay, nói lên được mức độ phát triển của CVTD. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín
dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kì nào đó, với
doanh số CVTD nhất định thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ
này càng cao càng tốt.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CVTD TẠI
NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
GIAI ĐOẠN 2010-2012
2.1. Khái quát về ngân hàng Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
là chi nhánh loại 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, thành lập theo quyết định
603/NH-QĐ ngày 22/02/1990 của Thống đốc NHNN Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ
chính trị theo định hướng kinh doanh của ngành trên cơ sở hướng phát triển kinh tế xã
hội địa phương, chú trọng đầu tư vào các chương trình dự án trong việc triển khai chủ
trương lớn của Đảng nhà nước về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ du
lịch đặc biệt đầu tư vốn phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn của tỉnh.
Mạng lưới bao gồm Hội sở chính tại số 10 Hoàng Hoa Thám, 8 chi nhánh tại trung
tâm huyện, 3 chi nhánh trên địa bàn thành phố, 15 phòng giao dịch trên toàn Tỉnh.
Từ khi thành lập đến nay, qua hơn 20 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển
NHNo&PTNT Tỉnh TT-Huế đã không ngừng vươn lên đạt được nhiều thành tựu hết
sức to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế tỉnh nhà, đem đến
niềm tin, cơ hội cho nhiều cá nhân, DN ở mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
- Logo Ngân hàng:
- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
- Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 12
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Development
- Gọi tắt là: Agribank

- Địa chỉ: 10 Hoàng Hoa Thám - Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và các phòng ban
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 13
Phòng
Nguồn
vốn-Kế
hoạch
tổng hợp
Phòng
Hành
chính
nhân sự
Phòng
Kế toán-
Ngân
quỹ
Phòng
Kinh
doanh
hội sở
Phòng
Ngoại
hối
Phòng
Kiểm tra-
Kiểm
toán nội
bộ
Phòng
Điện

toán
Phòng
Marketing
và Dịch vụ
sản phẩm
CN
Bắc
Sông
Hươn
g
CN
Nam
Sông
Hươn
g
CN
Nam
Đông
CN
A
Lưới
CN
Phú
Lộc
CN
Trườn
g An
CN
Phong
Điền

CN
Phú
Vang
CN
Hươn
g
Thủy
CN
Quản
g
Điền
CN
Hươn
g Trà
Các Phòng Giao dịch trực thuộc các Chi nhánh Ngân hàng huyện
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng (phối hợp)
Sơ đồ - Tổ chức bộ máy quản lý của NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 14
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
So sánh tốc độ
tăng trưởng %
2011/
2010
2012/

2011
1. Thu nhập 190.114 238.494 162.808 25,45 -31.73
Thu lãi tiền gửi 104 146 108 40,38 -26,03
Thu lãi cho vay 81.162 92.701 78.217 13,44 -15,5
Thu lãi khác 87.609 124.794 60.843 42,44 -51,25
Thu từ hoạt động dịch vụ 3.282 4.228 3.956 28,82 -6,43
Thu từ hoạt động KD ngoại hối 1.512 599 356 -60,38 -40,57
Thu nhập khác 16.445 16.656 19.328 1,28 16,04
2. Chi phí 167.456 216.251 172.396 29,14 -20,28
Chi phí hoạt động tín dụng 121.774 167.678 115.165 37,70 -31,32
Chi phí hoạt động dịch vụ 482 488 591 1,24 21,11
Chi phí KD ngoại hối 988 223 132 -77,43 -40,81
Chi phí hoạt động chung 44.212 47.862 56.508 8,26 18,06
3. Lợi nhuận trước thuế 22.658 22.243 -9.588 -1,83 -143,11
(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ tại Agribank Thừa Thiên Huế)
Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh và biến động tăng giảm của các
khoản mục trong kinh doanh của ngân hàng Agribank Thừa Thiên Huế, chúng ta có
thể nhận thấy sự sụt giảm đáng kể thu nhập cũng như lợi nhuận trước thuế của ngân
hàng.
Nhìn lại năm 2011, thu nhập của ngân hàng tăng đáng kể so với năm 2010,
song bên cạnh đó thì chi phí cũng tăng đã dẫn đến lợi nhuận năm này đã không tăng
mà còn giảm so với năm trước, cụ thể đã giảm 1,83%. Mức giảm này tuy không lớn
song đã đánh dấu một năm tăng trưởng không khả quan cho Agribank Huế. Vì bên
cạnh việc thực hiện mục tiêu của mình, Agribank còn phải thực hiện mục tiêu của nhà
nước, hỗ trợ nông dân, lực lượng chiếm đa số dân số nước ta nên đã đem lại không ít
khó khăn cho Agribank. Có thể thấy Agribank Huế đã tham gia rất nhiều chương trình
tình thương, tình nghĩa trong năm 2011, điển hình là đã đóng góp trên 442 triệu vào
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 15
các quỹ tình nghĩa, tham gia tặng quà khuyến mãi lớn cho khách hàng… Chính những
điều này đã đội chi phí của Agribank lên rất nhiều trong năm qua.

Bước sang năm 2012, Agribank đã không giữ được vị thế của mình, cả thu nhập
và lợi nhuận đều sụt giảm, cụ thể lợi nhuận đã giảm tới -143,11%. Nguyên nhân là bối
cảnh kinh tế lúc này quá khó khăn, cộng với chính sách thắt chặt tiền tệ làm lãi suất
huy động cũng như cho vay giảm, từ đó làm giảm khoản thu đáng kể cho ngân hàng.
Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy trong 3 năm trở lại đây,
Agribank kinh doanh ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn, điển hình có thể thấy là lợi
nhuận sụt giảm liên tục qua các năm từ 2010 đến 2012. Điều này cũng đưa ra một
thách thức cho Agribank muốn cải thiện tình hình kinh doanh trong năm tới thì đòi hỏi
phải có những biện pháp quảng bá cũng như những chiến lược, phương hướng phát
triển đúng đắn, cọ xát với người tiêu dùng hơn nữa để có thể cạnh tranh với các ngân
hàng TMCP khác.
2.2. Phân tích thực trạng cho vay tiêu dung và chất lượng hoạt động CVTD
tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012
2.2.1. Phân tích thực trạng CVTD tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.2.1.1 Dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.2: Dư nợ CVTD tại Agribank Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
2010 2011 2012
So sánh tốc độ
tăng trưởng (%)
2011/2010 2012/2011
Doanh số cho vay 41755 55370 66565 32,61 20,22
Doanh số thu nợ 46716 59885 67918 28,19 13,14
Dự nợ cho vay 31512 26997 25644 -14,33 -5,01
(Nguồn: Phòng kinh doanh hội sở tại Agribank Thừa Thiên Huế)
- Doanh số cho vay tiêu dùng:
Nhìn chung doanh số CVTD tăng mạnh qua các năm trong giai đoạn từ 2010
đến 2012. Nguyên nhân xuất phát từ những chuyển biến trong nền kinh tế cả nước nói
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 16
chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,1%, thu nhập

bình quân đầu người vào khoảng 1300USD. Đời sống người dân ngày càng nâng cao
kéo theo đó là sự gia tăng trong nhu cầu chi tiêu, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm.
Bằng cách đẩy mạnh các khoản vay tiêu dùng này, Agribank chi nhánh Huế đã có
được sự tăng trưởng nhanh trong Doanh số cho vay của mình, thể hiện qua việc tăng
đến hơn 32% vào năm 2011 và tiếp tục tăng đến 20,22% vào năm 2012 so với cùng kỳ
năm trước đó.
- Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng:
Song song với Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ cũng cho thấy một xu hướng
tăng qua 3 năm, cụ thể từ hơn 46 tỷ vào năm 2010 đã tăng lên gần 60 tỷ một năm sau
đó và đạt mức xấp xỉ 68 tỷ vào năm 2012. Đây là kết quả những nổ lực của tập thể các
cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong việc thực hiện tốt và đẩy nhanh công tác
thu hồi nợ, tạo điều kiện để ngân hàng sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, tránh
tình trạng những khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi.
- Dư nợ cho vay tiêu dùng:
Xét một cách tổng thể có thể thấy rằng Doanh số cho vay lẫn Doanh số thu nợ
của CVTD đều tăng. Tuy nhiên Doanh số thu nợ lại luôn ở mức cao hơn so với cho
vay về mặt tuyệt đối đã khiến cho mức dư nợ CVTD giảm qua các năm. Đến năm
2012, mức dư nợ CVTD đã giảm gần 6 tỷ, tương ứng gần 20%. Đây là kết quả việc
ngân hàng thực hiện theo đúng chỉ thị của NHNN là giảm mức dư nợ cho vay các
khoản vay thuộc lĩnh vực phi sản xuất, tập trung vào lĩnh vực sản xuất để góp phần
khôi phục lại nền kinh tế sau những biến động tiêu cực trong thời gian vừa qua. Vì thế,
dù nhu cầu của người dân trong giai đoạn này tăng nhanh nhưng ngân hàng vẫn đảm
bảo thực hiện theo chủ trương siết chặt tín dụng tiêu dùng, nhất là các khoản vay có
nguy cơ rủi ro cao, các khoản vay cầm cố bằng BĐS. Các điều kiện tín dụng cũng
được các cán bộ ngân hàng sàng lọc một cách chặt chẽ hơn, cần thiết sẽ giảm hạn mức
tín dụng của một số bộ phận khách hàng hoặc rút ngắn thời gian trả nợ.
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 17
2.2.1.2. Phân tích thực trạng CVTD theo hình thức đảm bảo
Bảng 2.3: Dư nợ CVTD theo hình thức đảm bảo giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Tốc độ tăng
trưởng %
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
2011/
2010
2012/
2011
Không có TSBĐ 24176 76,72 21314 78,95 20905 81,52 -12% -2%
Có TSBD 7336 23,28 5683 21,05 4739 18,48 -23% -17%
Tổng dư nợ 31512 100 26997 100 25644 100 -14% -5%
(Nguồn: Phòng kinh doanh hội sở tại Agribank Thừa Thiên Huế)
Biểu đồ 2.1: Dư nợ CVTD tại Agribank Thừa Thiên Huế theo hình thức đảm bảo
Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012, dư nợ cho vay đối với đối tượng có
TSĐB lẫn đối tượng không có TSĐB ở Agribank Thừa Thiên Huế đều giảm khiến

tổng dư nợ ngày càng thấp. Đối với cho vay không có TSĐB, năm 2011 giảm đến 12%
(tương ứng giảm 2862 triệu đồng) so với năm 2010; năm 2012 giảm nhẹ hơn ở mức
2% so với năm 2011. Cùng với đó thì hình thức cho vay có TSĐB cũng cho thấy một
xu hướng giảm rõ rệt với mức độ mạnh hơn. Chỉ sau ba năm thì con số này đã giảm
đến hơn 35%. Những nguyên nhân có thể kể đến là:
- Nền kinh tế trong giai đoạn này có nhiều biến động, doanh nghiệp gặp khó
khăn làm cho thu nhập trực tiếp của người lao động giảm mạnh, do đó người dân hạn
chế chi tiêu hơn nên nhu cầu vay tiêu dùng giảm. Bên cạnh đó, lãi suất CVTD thuộc
hàng cao nhất trong tất cả các loại lãi suất cho vay ra của ngân hàng nên cũng góp
phần hạn chế tổng dư nợ CVTD.
- Mặc dù Agribank dự kiến tổng tổng số vốn cho vay tăng thêm trong năm 2012
vào khoảng 54.000 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2011, song trước bối cảnh thị trường
tiền tệ chưa ổn định, nợ xấu gia tăng ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Vì thế, dù muốn
cho vay nhưng Agribank buộc phải thắt chặt đối với những khoản cho vay rủi ro bằng
cách hạn chế cho vay đối với khách hàng có rủi ro cao, đặc biệt cho vay tín chấp; chỉ
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 18
ưu tiên cho vay đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang
nhân dân, trường học, bệnh viện, các tổ chức xã hội; ngoài ra, ngân hàng còn chủ
trương giảm mức dư nợ cho vay tối đa trên mỗi đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó thì
phần lớn những khoản vay CVTD mang tính chất nhỏ lẻ nên không cần thiết phải có
TSĐB. Từ đó, cả dư nợ CVTD tín chấp lẫn có TSĐB của ngân hàng đều giảm là điều
tất yếu.
Nếu xét về tỉ trọng thì cho vay không có TSĐB đã chiếm ưu thế hơn, chiếm tỉ
trọng cao và có xu hướng tăng lên qua các năm, hơn gấp 3 lần so với loại hình cho vay
có TSĐB. Sở dĩ cho vay tín chấp chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ là do:
- Thứ nhất, những đối tượng vay không có TSĐB chủ yếu là những CBCNV
làm việc trong các cơ quan đơn vị mở tài khoản nhận lương tại ngân hàng nên có thể
vay vốn mà ko cần thế chấp tài sản, có thể trích lương hàng tháng để trả nợ. Trong
những năm qua thì mức lương của những đối tượng này được điều chỉnh cao và ổn
định, mặt khác thì quá trình thẩm định cũng dễ dàng và đơn giản hơn nên ngân hàng

có thể tin tưởng và tập trung vào nhóm khách hàng này. Ngược lại thì nhóm đối tượng
đi vay có TSĐB phải trải qua các công đoạn thủ tục rườm rà, giấy tờ phức tạp khiến
việc thẩm định trở nên khó khăn là nguyên nhân khiến ngân hàng cũng như người đi
vay ít lựa chọn phương án này.
- Thứ hai, Ngân hàng cũng chuyển qua đẩy mạnh cho vay thấu chi qua thẻ tín
dụng. Về bản chất đây cũng là CVTD tín chấp, khách hàng có thể quẹt thẻ mua hàng
nhanh gọn mà không sử dụng đến tiền mặt, ngân hàng cũng kiểm soát được khoản tiền
chi tiêu đúng mục đích của khách hàng và giảm thiểu rủi ro khi cho vay.
- Thứ ba, mặc dù cho vay không có TSĐB có mức lãi suất cao hơn nhưng đại
đa số khách hàng lại ưa chuộng do tính thuận tiện của nó, vì vậy Agribank cũng tập
trung vào mảng này nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn.
2.2.1.3. Phân tích thực trạng CVTD theo thời hạn
Bảng 2.4: Dư nợ CVTD theo thời hạn giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh tốc độ
tăng trưởng
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 19
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ

trọng
(%)
2011/
2010
2012/
2011
Ngắn hạn 8167 25,92 3266 12,10 1689 6,59 -60,01 -48,29
Trung - Dài hạn 23345 74,08 23731 87,90 23955 93,41 1,65 0,94
Tổng dư nợ 31512 100 26997 100 25644 100 -14,33 -5,01
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Hội sở tại Agribank Thừa Thiên Huế)
Biểu đồ 2.2: Dư nợ CVTD tại Agribank Thừa Thiên Huế theo thời hạn
Bảng số liệu và biểu đồ về tình hình dư nợ CVTD phân theo thời hạn của Chi
nhánh cho thấy cơ cấu dư nợ cho vay không đồng đều, tỷ trọng dư nợ cho vay trung –
dài hạn trong tổng dư nợ của chi nhánh luôn luôn cao hơn tín dụng ngắn hạn và
khoảng cách này có xu hướng ngày càng lớn. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn gấp 2.86 lần
so với ngắn hạn vào năm 2010, tăng lên 7.27 lần sau 1 năm và tiếp tục tăng nhanh lên
đến 14.18 lần vào năm 2012. Nguyên nhân chính là do khách hàng vay tiêu dùng chủ
yếu dùng vào mục đích mua, sửa nhà, mua xe ô tô mà những loại này thì thường sử
dụng trong thời gian khá dài do đó thời gian vay của khách hàng cũng thường rất dài,
bên cạnh đó vẫn còn đại đa số bộ phận người dân chưa thật sự ổn định về mặt tài chính
nên họ cũng cần một thời gian dài mới có thể trả hết nợ, do đó phương án vay trung-
dài hạn thường được ưa chuộng hơn. Trong khi đó, dư nợ CVTD ngắn hạn chiếm tỷ
trọng thấp và ngày càng giảm. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc đây là những khoản cho
vay nhỏ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tạm thời của khách hàng, như các khoản vay tín
chấp cho cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước vay với số lượng nhỏ và
họ thường có thể trả ngay khi đến hạn. Nắm được điều này, Ngân hàng đã ra sức đẩy
mạnh các khoản vay trung – dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng. Điều này cho thấy một sự chuyển dịch nhẹ từ hoạt động cho vay ngắn hạn sang
trung và dài hạn trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Bên cạnh đó, ngoài các nguyên
nhân từ rủi ro, tính thanh khoản, thuế,… cấu trúc kỳ hạn của lãi suất cũng cho thấy

hoạt động cho vay trung dài hạn sẽ có mức lãi suất cao hơn so với ngắn hạn. Vì thế,
việc tập trung vào các sản phẩm cho vay trung dài hạn cũng góp phần đem lại lợi
nhuận cao hơn cho ngân hàng.
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 20
Dù có sự thay đổi nhỏ trong cơ cấu nhưng nhìn chung thì tổng dư nợ tín dụng
trong lĩnh vực tiêu dùng đã có nhiều thay đổi qua các năm. Đối với dư nợ trung – dài
hạn, mặc dù có tỷ trọng cao nhưng tốc độ gia tăng của năm 2012 so với năm 2011 và
của năm 2011 so với năm 2010 chỉ ở mức thấp, lần lượt là 1,65% và 0,94%. Ngược lại
với đó thì dư nợ ngắn hạn đã giảm mạnh qua 3 năm, cụ thể là năm 2011 giảm 60,01%,
năm 2012 giảm 48,29% so với năm trước đó. Điều này đã dẫn đến một sự sụt giảm
đáng kể về tổng dư nợ sau 3 năm, giảm đến gần 6 tỷ đồng, xấp xỉ 18%. Xét trong giai
đoạn nền kinh tế đang gặp phải nhiều khó khăn, dư nợ tín dụng toàn hệ thống liên tục
giảm mạnh qua các năm và Agribank Thừa Thiên Huế cũng không nằm ngoại lệ.
2.2.1.4. Phân tích thực trạng CVTD theo mục đích sử dụng
Bảng 2.5: Tình hình CVTD theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010 -2012
ĐVT: triệu đồng
Loại hình CVTD
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tốc độ tăng
trưởng (%)

nợ
Tỉ lệ
(%)

nợ
Tỉ lệ
(%)

nợ

Tỉ lệ
(%)
2011/
2010
2012/
2011
Cho vay xây dựng,
sửa chữa, mua nhà ở
20173 64.02 14823 54.9 12920 50.38 -26.52 -12.84
Cho vay mua sắm
phương tiện đi lại
9611 30.5 9730 36.04 10110 39.42 1.24 3.91
Cho vay đáp ứng
nhu cầu học tập
195 0.62 352 1.3 293 1.14 80.51 -16.76
Cho vay thấu chi tài
khoản cá nhân
180 0.57 380 1.41 476 1.86 111.11 25.26
CVTD khác 1353 4.29 1712 6.35 1845 7.2 26.53 7.77
CVTD 31512 100 26997 100 25644 100 -14.33 -5.01
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Hội sở tại Agribank Thừa Thiên Huế)
Biểu đồ 2.3: Dư nợ CVTD tại Agribank Thừa Thiên Huế theo mục đích sử dụng
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 21
Mục đích chính của tín dụng tiêu dùng là tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của khách
hàng. Trong điều kiện hiện nay thì nhu cầu ngày càng gia tăng và phong phú về mục
đích sử dụng. Có thể thấy được qua bảng số liệu:
- Cho vay để xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở luôn chiếm tỉ trọng cao vì nhu cầu
về nhà ở là thiết yếu và giá trị mỗi khoản vay cũng rất lớn. Tuy nhiên giai đoạn này thì
dư nợ hình thức vay này giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỉ trọng. Năm 2010 đạt 20.173
tỉ đồng, chiếm đến 64.02 %, đến 2012 thì con số này chỉ còn ở mức xấp xỉ 50%.

Nguyên nhân là từ năm 2011 thị trường bất động sản đóng băng, giá nhà đất biến
động; kinh tế phục hồi chậm khiến cho người dân Huế - vốn đã rất ngại rủi ro, e dè
hơn nữa trong việc vay tiền chi về nhà ở hay để đầu tư. Mặt khác, đây cũng có thể là
động thái phòng ngừa của Ngân hàng để tránh nợ xấu và nguy cơ tiểm ẩn rủi ro từ
nhiều phía. Do đó, Agribank đưa ra mức lãi suất khá cao khiến nhiều khách hàng
không còn mặn mà với hình thức cho vay này.
- Cho vay để mua sắm phương tiện đi lại chiếm tỉ trọng lớn thứ hai và có xu
hướng tăng trong giai đoạn này. Năm 2010, hình thức cho vay này đạt 9.6 tỉ đồng
chiếm 30.5 %, tăng lên 119 triệu đồng một năm sau đó và đỉnh điểm là vào năm 2012,
khi dư nợ tăng đến 380 triệu đồng đạt 10.11 tỉ đồng đóng góp hơn 39% trong tổng dư
nợ CVTD. Nguyên nhân là vào đầu năm 2011, nhu cầu chuyển đổi phương tiện đi lại
tăng khá mạnh, chính phủ cũng tiến hành giảm thuế nhập khẩu đối với xe máy và xe ô
tô nhằm mục đích kích cầu. Do đó, ngân hàng cũng tập trung vào nhóm đối tượng có
mục đích này.
- Cho vay đáp ứng nhu cầu học tập và cho vay để thấu chi tài khoản cá nhân là
loại hình còn khá mới mẻ với người dân Huế, do đó chiếm tỉ trọng rất nhỏ (chỉ dao
động quanh mức 1%) nhưng có xu hướng tăng nhẹ, là dấu hiệu đáng mừng cho ngân
hàng. Lý giải cho hiện tượng trên là vì ở thành phố Huế, đại đa số người dân có thu
nhập trung bình nên nhu cầu đi du học hoặc cho con em đi du học rất thấp; tuy nhiên
nhu cầu cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục của các bậc phụ huynh ngày càng
tăng cùng với đó là trào lưu cho con du học khiến nhu cầu vay tài trợ cho hoạt động
này có xu hướng tăng. Hoạt động cho vay thấu chi tài khoản cá nhân hứa hẹn tiềm
năng tăng trưởng mạnh mẽ bởi nó giúp giải quyết các vấn đề về tài chính khẩn cấp, bất
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 22
chợt khi không có đủ thời gian làm các thủ tục vay tại Ngân hàng, thủ tục đơn giản và
linh hoạt, lãi suất cạnh tranh giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhiều khách hàng.
Vì thế Ban lãnh đạo Agribank cũng quyết định nâng cao mức dư nợ của các hình thức
này.
2.2.2. Phân tích chất lượng CVTD tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.2.2.1. Doanh số cho vay

Bảng 2.6: Tình hình cho vay tại Agribank Huế giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
So sánh tương
đối %
2011/
2010
2012/
2011
Doanh số cho vay toàn NH
168428
8
1971889 1135644 17,08 -42,41
CVTD 41755 55370 66565 32,61 20,22
Cho vay khác
164253
3
1316519 1069079 -19,85 -18,80
Tỷ lệ CVTD/Tổng cho vay (%) 2,479 2,808 5,861
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Hội sở tại Agribank Thừa Thiên Huế)
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 23
Bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm có sự biến
động tăng giảm, tuy nhiên CVTD lại tăng, dẫn đến tỷ lệ CVTD/tổng cho vay đã tăng
qua các năm. Doanh số cho vay năm 2011 so với năm 2010 tăng 17,08%; cùng với đó
CVTD cũng tăng 32,6% khiến cho tỷ lệ CVTD/Tổng cho vay cũng tăng nhẹ. Tuy
nhiên, qua năm 2012 thì doanh số cho vay giảm mạnh so với năm 2011, mức giảm là
42,41%, trong khi đó CVTD lại tiếp tục tăng 20,22%, và khiến cho tỷ lệ CVTD/Tổng
cho vay tăng hơn gấp hai lần. Điều này thể hiện nỗ lực của ngân hàng trong việc phát
triển doanh số CVTD. Nhìn trong tổng thể, mặc dù tỷ lệ CVTD tăng qua các năm
nhưng nó chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng doanh số cho vay toàn ngân

hàng. Cụ thể năm 2010 chỉ chiếm 2.479%, năm 2011 chiếm 2.808% và năm 2012
chiếm 5.861%. Nguyên nhân là do bối cảnh kinh tế, thị trường giai đoạn này cũng như
trước đó trầm lắng, với đặc tính người tiêu dùng Việt Nam thường có tiền mới mua
sắm, ít ai có tâm lý đi vay để tiêu dùng bởi vì họ không muốn phải gánh chịu thêm một
khoản tiền lãi của ngân hàng. Đồng thời cũng là do quy trình, thủ tục CVTD tại
Agribank Huế rất chặt chẽ, việc chứng minh nguồn thu nhập của bản thân người tiêu
dùng rất khó để ngân hàng tin cậy. Cuối cùng, do đối tượng của ngân hàng chủ yếu
hướng đến những người nông dân, cũng đồng nghĩa với việc chi tiêu của nông dân
chắc chắn sẽ ít và dè dặt hơn so với các nhóm đối tượng khác. Đây chính là những lý
giải cho việc doanh số CVTD chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong toàn doanh số
cho vay của ngân hàng.
2.2.2.2. Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ
Một khía cạnh không thể thiếu nữa để đánh giá chất lượng CVTD chính là
doanh số thu nợ CVTD và hệ số thu nợ CVTD.
Bảng 2.7: Tình hình thu nợ Agribank T.T.Huế giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
So sánh tương đối
2011/2010 2012/2011
Doanh số CVTD 41.755 55.370 66.565 31,61 20,22
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 24
Doanh số thu nợ CVTD 46.176 59.885 67.918 29,69 13,41
Hệ số thu nợ (%) 110.5 108,15 102,03
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Hội sở tại Agribank Thừa Thiên Huế)
Doanh số thu nợ CVTD của chi nhánh tăng liên tục qua trong giai đoạn này, cụ
thể năm 2011 tăng 32.61%, năm 2012 tăng 20.22% so với cùng kỳ năm trước. Qua các
năm, doanh số thu nợ đều lớn hơn doanh số cho vay. Nguyên nhân là ngân hàng đã thu
được nợ từ các năm trước còn tồn động đến năm hiện tại, dẫn tới thu nợ lớn hơn cho
vay.
Doanh số thu nợ CVTD và doanh số CVTD là hai yếu tố cấu thành hệ số thu

nợ. Nó phản ánh tỷ trọng các khoản CVTD đối với tổng các khoản cho vay, nói lên
được mức độ phát triển của CVTD. Bảng số liệu trên đã cung cấp cho chúng ta hệ số
thu nợ CVTD qua ba năm 2010 -2012 của ngân hàng Agribank chi nhánh Thừa Thiên
Huế. Nhìn chung, hệ số này đều lớn hơn 100%, tức chất lượng tín dụng của ngân hàng
được đảm bảo. Điều này đánh giá cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời
góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng tín dụng.
Vào năm 2010, hệ số thu nợ của ngân hàng là 110.5%, năm 2011 là 108.2%. Hệ
số này được xem là tốt. Bởi lẽ, tình trạng rất nhiều ngân hàng TMCP khác cho vay
được nhưng không thu được nợ, nên việc cân đối cơ bản giữa cho vay và thu nợ tiêu
dùng như vậy là rất đáng khâm phục cho ngân hàng. Điển hình chúng ta có thể thấy tại
Vietcombank, Saccombank và nhiều ngân hàng khác, tình trạng CVTD trở thành các
khoản nợ xấu là phổ biến, ví dụ như các ngân hàng này cấp thẻ tín dụng cho cá nhân
để họ chi tiêu, căn cứ chủ yếu dựa trên bảng lương, thu nhập mà họ tạo ra, đến khi cấp
thẻ cho họ cả vài chục triệu trong thẻ rồi thì họ chuyển đơn vị, công tác, hay rút tiền
rồi bỏ trốn… thì những ngân hàng này rất khó để thu hồi những khoản tiền đã cấp.
Sang năm 2012, hệ số thu nợ có giảm nhẹ, từ 108.12% giảm xuống còn
102.03%. Mặc dù vẫn duy trì khả năng thu hồi nợ CVTD tương đối ổn định song hệ số
này đã có giảm. Điều này phát một tín hiệu cho ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa
trong việc thu hồi nợ cũng như phát triển CVTD. Song trong bối cảnh chung của nền
kinh tế là nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng gia tăng vì khó khăn kimh tế vĩ mô thì
Agribank cũng không phải ngoại lệ, do đó hệ số thu nợ giảm cũng có thể lí giải được.
Nhóm 6 - K44 TCNH Trang 25

×