Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của chủng nấm Sò PN50 thu thập tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.91 KB, 10 trang )

Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4
doi: 10.15625/vap.2022.0153

ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CHỦNG NẤM
SỊ PN50 THU THẬP TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ - HÀ NỘI
Trần Đông Anh*, Đỗ Thị Thu Quỳnh, Nguyễn Thị Thu Hương, Ngơ Xn Nghiễn,
Nguyễn Thị Bích Thùy, Nguyễn Thị Luyện, Nguyễn Xuân Cảnh, Phạm Thị Dung
Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
*Email:
TĨM TẮT
Trong sản xuất nấm Sò, việc tuyển chọn được các chủng nấm Sị có năng suất cao, chất lượng tốt hoặc
mang những đặc tính riêng biệt được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Chủng nấm Sò PN50 là
chủng nấm được thu thập tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Nội có hình thái quả thể đẹp, kích thước lớn, mùi
thơm độc đáo, thể hiện tiềm năng ứng dụng trong sản xuất cao. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành
đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của chủng nấm Sị PN50 trên mơi trường nhân giống và trên giá thể nuôi
trồng. Trên môi trường chứa dịch chiết khoai lang, chủng nấm Sị PN50 có thời gian mọc kín đĩa là 8,33 ngày
và đạt tốc độ mọc 5,40 mm/ngày, tương đồng với khi nuôi cấy trên môi trường chứa dịch chiết khoai sọ và
tốt hơn so với môi trường chứa dịch chiết khoai tây; hệ sợi nấm trên môi trường chứa dịch chiết khoai sọ
thưa hơn hai môi trường cịn lại. Ở 30 oC chủng PN50 có sự sinh trưởng hệ sợi tốt nhất với thời gian mọc kín
đĩa là 6,25 ngày và tốc độ mọc sợi đạt 7,20 mm/ngày, các chỉ tiêu này giảm dần ở các mức nhiệt độ 25 oC,
20 oC và 15 oC; ở hai mức nhiệt độ 35 oC và 10 oC không quan sát thấy sự mọc của hệ sợi. Hệ sợi chủng PN50
sinh trưởng trên mơi trường chứa saccharose có thời gian hệ sợi mọc kín đĩa sớm nhất (8,00 ngày) và tốc độ
mọc trung bình nhanh nhất là 5,63 (mm/ngày); hệ sợi sinh trưởng chậm nhất trên môi trường chứa α-lactose,
mất 16,11 ngày hệ sợi mới mọc kín đĩa, chỉ đạt 2,59 mm/ngày. Giá thể có tỷ lệ phối trộn mùn cưa:bơng = 1:3
có sự sinh trưởng của hệ sợi tốt hơn so với các tỷ lệ phối trộn khác, tuy nhiên, trong giai đoạn hình thành quả
thể, giá thể có tỷ lệ mùn cưa:bơng = 1:1 lại có các đặc điểm của quả thể tương đương với giá thể có tỷ lệ mùn
cưa:bơng = 1:3 cả về đường kính mũ nấm, chiều dài cuống nấm và số cánh nấm/cụm nhưng lại tốt hơn các
giá thể còn lại về khối lượng nấm tươi/bịch cũng như hiệu suất sinh học, lần lượt đạt năng suất 0,53 kg/bịch
với hiệu suất sinh học 48,18 %.
Từ khóa: Nấm Sị, Pleurotus, PN50.


1. GIỚI THIỆU
Nấm Sị (Pleurotus) là nhóm nấm ăn được ni trồng phổ biến trên thế giới hiện nay. Với 5 - 6
loài được ni trồng, nấm Sị có sản lượng đứng thứ hai (chiếm 27 %) trong số 5 chi nấm ăn được
nuôi trồng nhiều nhất [1]. Trong sản xuất nấm Sò, việc tuyển chọn được các chủng nấm Sị có năng
suất cao, chất lượng tốt hoặc mang những đặc tính riêng biệt được coi là một trong những nhiệm vụ
hàng đầu. Có nhiều phương pháp để đạt được nhiệm vụ này, trong đó việc tìm kiếm, tuyển chọn
các chủng nấm Sị bản địa trong tự nhiên thường được tiến hành hơn cả. Ở Việt Nam mặc dù nấm
Sị đã được ni trồng trong thời gian dài với nhiều loài khác nhau như nấm Sị tím, nấm Sị nâu,
nấm Sị trắng,… tuy nhiên các chủng nấm này chủ yếu có nguồn gốc từ nước ngồi, cho đến nay
chưa có cơng bố nào sử dụng nguồn gen nấm Sò thu thập trong tự nhiên tại Việt Nam. Chủng nấm
Sò PN50 là chủng nấm được thu thập tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Nội có hình thái quả thể đẹp,
kích thước lớn, mùi thơm độc đáo, thể hiện tiềm năng ứng dụng trong sản xuất cao. Trong nghiên

241


Trần Đông Anh và cs.

cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của chủng nấm Sị PN50 trên mơi
trường nhân giống và trên giá thể nuôi trồng.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu là chủng nấm Sò PN50 thu thập tại Vườn Quốc gia Ba
Vì - Hà Nội (Hình 1) với các đặc điểm hình thái đặc trưng cho các lồi thuộc chi nấm Sò như mũ
nấm dạng phễu lệch, phiến men, cuống ngắn, phần gốc cuống có xuất hiện lớp lơng mịn. Hệ sợi
chủng nấm được phân lập và lưu giữ tại Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.

1 cm

1 cm


Hình 1. Quả thể chủng nấm Sò PN50 tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Nội

2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá sự sinh trưởng của hệ sợi nấm
trên môi trường nhân giống theo Magday và cs. (2014) [2], Hoa & Wang (2015) [3]; phương pháp
đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của hệ sợi, quả thể nấm trên giá thể nuôi trồng theo Earnshaw và
cs. (2012) [4], Dlamini và cs. (2012) [5].
* Các thí nghiệm trên mơi trường nhân giống:
Thí nghiệm 1. Đánh giá ảnh hưởng của một số loại dịch chiết đến sự sinh trưởng của hệ sợi
chủng nấm Sò PN50: chủng PN50 được nuôi cấy trên môi trường agar chứa dịch chiết của khoai
tây (PDA), khoai sọ (YGA) và khoai lang (SPGA) với thành phần môi trường như sau: Môi trường
PGA (g/L): 200 g dịch chiết khoai tây + 20 g glucose + 15 g agar; môi trường YGA (g/L): dịch
chiết 200 g khoai sọ + 20 g glucose + 15 g agar; môi trường SPGA (g/L): dịch chiết 200 g khoai
lang + 20 g glucose + 15 g agar.
Thí nghiệm 2. Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự sinh trưởng của hệ sợi nấm chủng
nấm PN50: chủng PN50 được nuôi trên môi trường dịch chiết tốt nhất của thí nghiệm 1 ở các mức
nhiệt độ 10 ºC, 15 ºC, 20 ºC, 25 ºC, 30 ºC và 35 ºC.
Thí nghiệm 3. Đánh giá ảnh hưởng của nguồn carbon đối với sự sinh trưởng của hệ sợi nấm
chủng nấm PN50: chủng PN50 được nuôi cấy trên 8 môi trường chứa 20 g nguồn carbon khác nhau
(saccharose, maltose, α-lactose, D-fructose, glucose, xylose, tinh bột tan, dextrin) với dịch chiết tốt
nhất của thí nghiệm 1 và nhiệt độ tốt nhất của thí nghiệm 2.

242


Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của chúng nấm Sị PN50 thu thập tại Vườn Quốc gia Ba Vì …

Trên mỗi cơng thức trong các thí nghiệm trên, hệ sợi chủng PN50 được nuôi trên 3 đĩa Petri,
lặp lại 3 lần. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: tốc độ mọc trung bình của hệ sợi (mm/ngày), thời gian

hệ sợi mọc kín đĩa, độ dày hệ sợi nấm. Trong đó tốc độ mọc trung bình của hệ sợi nấm được tính
theo cơng thức:
Δ𝑆
Δ𝑡
trong đó: Vtb là tốc độ mọc trung bình của hệ sợi nấm (mm/ngày),
𝑉𝑡𝑏 =

Δ𝑆 = S1 + S2 + S3 + … + Sn (mm),
Δ𝑡 = t1 + t2 + t3 + … + tn (ngày),
Độ dày hệ sợi được đánh giá theo thang điểm cao, trung bình, thấp. Trong đó:
+: Độ dày hệ sợi thưa,
++: Độ dày hệ sợi trung bình,
+++: Độ dày hệ sợi dày.
* Thí nghiệm trên giá thể ni trồng: Đánh giá sự sinh trưởng và hình thành quả thể của
chủng PN50 trên giá thể mùn cưa kết hợp với bông hạt với ba tỉ lệ 1:1, 1:3 và 3:1. Ở các công thức
đều bổ sung 5 % cám mạch và 1 % CaCO3. Mỗi công thức nuôi trồng trên 3 bịch, 1,5 kg/bịch, lặp
lại 3 lần. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: tốc độ mọc trung bình của hệ sợi (mm/ngày), thời gian hệ
sợi mọc kín bịch, độ dày hệ sợi nấm, thời gian hình thành mầm quả thể nấm, năng suất sinh học
(kg/bịch), năng suất thực thu (g/bịch), hiệu suất sinh học (%). Trong đó năng suất sinh học là tổng
khối lượng nấm tươi thu được của 1 bịch trong toàn bộ thời gian thu hái, năng suất thực thu là khối
lượng nấm tươi thu được của 1 bịch sau khi đã loại bỏ các quả thể không sử dụng được, phần gốc
nấm nơi có dính giá thể. Hiệu suất sinh học được tính theo cơng thức:
𝐵𝐸 (%) =

𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑛ấ𝑚 𝑡ươ𝑖
𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑙𝑖ệ𝑢 𝑘ℎô

2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê bằng phân tích ANOVA 1 yếu tố bằng phần mềm
IRRISTAT 5.0. Các giá trị trung bình được so sánh bằng phép thử LSD.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá ảnh hưởng của một số loại dịch chiết đến sự sinh trưởng của hệ sợi chủng nấm
Sò PN50
Trong thí nghiệm này, chủng PN50 được ni cấy trên môi trường agar chứa dịch chiết của
khoai tây (PDA), khoai sọ (YGA) và khoai lang (SPGA). Kết quả của thí nghiệm được thể hiện qua
Bảng 1.
Bảng 1 cho thấy chủng nấm Sị PN50 có sự khác nhau về các chỉ tiêu theo dõi khi nuôi cấy
trên môi trường chứa dịch chiết khác nhau ở mức ý nghĩa 5 %. Hệ sợi chủng PN50 có thời gian
mọc kín đĩa chậm nhất trên môi trường chứa dịch chiết khoai tây với 9,78 ngày, trong khi trên môi
trường chứa dịch chiết khoai sọ và khoai lang thời gian hệ sợi mọc kín đĩa tương đương nhau, lần
lượt là 8,33 và 8,25 ngày. Tốc độ mọc của hệ sợi là chỉ tiêu quan trọng trong nuôi trồng nấm, tốc
243


Trần Đông Anh và cs.

độ mọc nhanh sẽ giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, đồng thời việc sợi nấm phủ kín giá thể nhanh
sẽ hạn chế sự sinh trưởng của nấm tạp, giảm được tác hại của các điều kiện ngoại cảnh bất lợi và
rút ngắn thời gian thu hoạch. Trên môi trường chứa dịch chiết khoai tây, chủng PN50 có tốc độ
mọc sợi chậm nhất, đạt 4,60 mm/ngày và tốc độ mọc trên môi trường YGA và SPGA là tương
đương nhau, lần lượt là 5,45 và 5,40 mm/ngày. Trên môi trường YGA, mặc dù hệ sợi mọc nhanh
hơn so với mơi trường PGA tuy nhiên lại có hệ sợi thưa hơn so với môi trường PGA, trong khi độ
dày của hệ sợi nấm trên môi trường PGA và SPGA là tương đương nhau (Hình 2, 3).
Như vậy mơi trường chứa dịch chiết khoai lang thể hiện là môi trường ni cấy tốt nhất cho hệ
sợi chủng nấm Sị PN50. Môi trường này được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Bảng 1. Sự sinh trưởng hệ sợi chủng nấm Sị PN50 trên mơi trường bổ sung một số dịch chiết khác nhau
Thời gian mọc kín đĩa
(ngày)

Tốc độ mọc hệ sợi

(mm/ngày)

Độ dày hệ sợi

1 (YGA)

8,25

5,45

+

2 (SPGA)

8,33

5,40

+++

3 (PDA)

9,78

4,60

+++

LSD0,05


0,15

0,25

CV (%)

1,3

1,4

Chỉ tiêu
Công thức

Ghi chú: +++: hệ sợi dày; ++: hệ sợi trung bình; +: hệ sợi thưa.

Hình 2. Hệ sợi chủng nấm Sị PN50 sau 6 ngày ni cấy trên mơi trường bổ sung dịch chiết khác nhau

Hình 3. Hệ sợi chủng nấm Sị PN50 sau 10 ngày ni cấy trên mơi trường bổ sung dịch chiết khác nhau

244


Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của chúng nấm Sị PN50 thu thập tại Vườn Quốc gia Ba Vì …

3.2. Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của hệ sợi chủng nấm Sị PN50
Trong thí nghiệm này, chúng tôi nuôi cấy chủng PN50 trên môi trường SPGA ở các mức nhiệt
độ khác nhau. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của hệ sợi chủng nấm Sò
PN50 được chỉ ra trên Bảng 2. Qua Bảng 2 có thể thấy ở mức ý nghĩa 5 %, chủng nấm Sị PN50 có sự
khác nhau về các chỉ tiêu nghiên cứu khi nuôi cấy trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Bảng 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của hệ sợi chủng nấm Sị PN50

Chỉ tiêu
Cơng thức
1 (10 oC)

Thời gian mọc kín đĩa
(ngày)

Tốc độ mọc hệ sợi
(mm/ngày)

Độ dày hệ sợi

-

-

-

o

10,67

4,22

++

o

3 (20 C)


10,33

4,36

++

4 (25 oC)

2 (15 C)

8,67

5,19

+++

o

6,25

7,20

+++

o

6 (35 C)

-


-

-

LSD0,05

0,15

0,25

CV (%)

1,3

1,4

5 (30 C)

Ghi chú: +++: hệ sợi dày; ++: hệ sợi trung bình; +: hệ sợi thưa.

Ở mức nhiệt độ 30 oC, chủng PN50 có thời gian mọc kín đĩa và tốc độ mọc nhanh nhất, chỉ mất
khoảng 6 ngày hệ sợi đã mọc kín mặt thạch, đạt tốc độ 7,20 mm/ngày. Trong khi ở nhiệt độ 25 oC hệ sợi
chủng PN50 có thời gian mọc kín đĩa chậm hơn với 8,67 ngày và tốc độ mọc đạt 5,19 mm/ngày. Khi nuôi ở
15 oC và 20 oC, hệ sợi chủng PN50 có sự sinh trưởng chậm hơn so với khi ni ở 25 oC. Ở 10 oC và 35 oC
không quan sát thấy sự mọc của sợi nấm. Ở 25 oC và 30 oC, chủng PN50 có độ dày hệ sợi cao hơn so với ở
nhiệt độ 15 oC và 20 oC (Hình 4, 5).

Hình 4. Hệ sợi chủng nấm Sị PN50 sau 6 ngày nuôi cấy ở các mức nhiệt độ khác nhau

245



Trần Đơng Anh và cs.

Hình 5. Hệ sợi chủng nấm Sị PN50 sau 10 ngày ni cấy ở các mức nhiệt độ khác nhau

Như vậy có thể thấy, ở 30 oC chủng PN50 có sự sinh trưởng hệ sợi tốt hơn các mức nhiệt độ khác.
Mức nhiệt độ này được dùng làm nhiệt độ nuôi cấy trong các nghiên cứu tiếp theo.

3.3. Đánh giá ảnh hưởng của nguồn carbon đối với sự sinh trưởng của hệ sợi nấm chủng nấm PN50
Ở thí nghiệm này, chúng tơi ni cấy chủng PN50 trên môi trường chứa dịch chiết khoai lang
ở 30 oC, bổ sung các nguồn carbon khác nhau. Kết quả thu được thể hiện trên Bảng 3.
Bảng 3. Ảnh hưởng của nguồn carbon đến sự sinh trưởng của hệ sợi chủng nấm Sị PN50
Chỉ tiêu

Thời gian mọc kín đĩa
(ngày)

Tốc độ mọc hệ sợi
(mm/ngày)

Độ dày hệ sợi

1 (D-Fructose)

10,33

4,36

++


2 (α- Lactose)

16,11

2,79

+

3 (Tinh bột tan)

8,22

5,47

++

4 (Saccharose)

8,00

5,63

+++

5 (Glucose)

8,22

5,47


+++

6 (Maltose)

8,33

5,40

+++

7 (Xylose)

10,33

4,36

++

8 (Dextrin)

8,56

5,26

++

LSD0,05

0,15


0,25

CV (%)

1,3

1,4

Công thức

246


Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của chúng nấm Sị PN50 thu thập tại Vườn Quốc gia Ba Vì …

Hình 6. Hệ sợi chủng nấm Sị PN50 sau 6 ngày nuôi cấy ở trên môi trường chứa nguồn carbon khác nhau

Qua Bảng 3 có thể thấy, ở mức ý nghĩa 5 %, chủng PN50 có sự khác nhau về các chỉ tiêu theo
dõi khi nuôi cấy trên các môi trường chứa nguồn carbon khác nhau. Hệ sợi sinh trưởng trên mơi
trường chứa Saccharose có thời gian hệ sợi mọc kín đĩa sớm nhất (8,00 ngày) và tốc độ mọc trung
bình nhanh nhất là 5,63 (mm/ngày) và chậm nhất trên môi trường chứa α-lactose, mất 16,11 ngày
hệ sợi mới mọc kín đĩa, chỉ đạt 2,59 mm/ngày. Ba mơi trường chứa tinh bột tan, glucose và maltose
có thời gian mọc kín đĩa và tốc độ mọc sợi tương đương nhau, chỉ đứng sau mơi trường chứa
saccharose. Tiếp theo đó là các môi trường chứa dextrin, D-fructose và xylose. Trên ba môi trường
chứa saccharose, glucose, maltose, hệ sợi nấm có độ dày tốt hơn so với các mơi trường cịn lại. Độ
dày hệ sợi nấm thưa nhất trên môi trường chứa α-lactose (Hình 6).
3.4. Đánh giá sự sinh trưởng và hình thành quả thể của chủng PN50 trên giá thể nuôi trồng
Bên cạnh việc đánh giá các ảnh hưởng của một số điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh đến sự
sinh trưởng của hệ sợi nấm trên môi trường agar, chúng tôi cũng tiến hành đánh giá sự sinh trưởng

và hình thành quả thể của chủng PN50 trên một số giá thể ni trồng. Trong thí nghiệm này chúng
tơi ni trồng chủng PN50 trên giá thể mùn cưa và bông hạt với sự phối trộn theo tỉ lệ khác nhau.
Kết quả thu được thể hiện qua Bảng 4, 5.
Bảng 4. Sự sinh trưởng, phát triển của chủng PN50 trên giá thể nuôi trồng
Chỉ tiêu
Công thức
1 (Mùn cưa : bông =
1:1)
2 (Mùn cưa : bông =
3:1)
3 (Mùn cưa : bông =
1:3)
LSD0,05
CV (%)

Thời gian hệ
sợi mọc kín
bịch
(ngày)

Tốc độ sinh
trưởng của hệ
sợi
(mm/ngày)

Độ dày
hệ sợi

Thời gian hình
thành mầm mống

quả thể
(ngày)

Thời gian
quả thể
trưởng
thành (ngày)

20,89

7,18

+++

28,55

30,11

23,78

6,31

+++

31,55

34,89

19,28


7,78

++

27,83

29,05

0,94
2,1

0,28
2,3

0,56
1,1

0,68
1,3

247


Trần Đông Anh và cs.

Qua Bảng 4, 5 chúng tôi nhận thấy khi nuôi trồng chủng PN50, các giá thể có tỉ lệ phối trộn
khác nhau giữa mùn cưa và bơng hạt có sự khác nhau về các chỉ tiêu nghiên cứu ở mức ý nghĩa
5 %. Trên giá thể có tỷ lệ phối trộn mùn cưa: bơng = 1:3 chủng PN50 thể hiện sự sinh trưởng và
phát triển tốt hơn so với các tỷ lệ khác như thời gian mọc kín bịch cũng như tốc độ mọc nhanh hơn,
lần lượt đạt 19,28 ngày và 7,78 mm/ngày đồng thời cũng có thời gian hình thành quả thể nhanh hơn

(27,83 ngày) và thời gian quả thể trưởng thành sớm hơn (29,05 ngày) tính từ khi cấy giống. Các chỉ
tiêu này thấp nhất ở giá thể có tỷ lệ mùn cưa:bơng là 1:1. Tuy nhiên, trên giá thể mùn cưa:bông =
1:1, hệ sợi nấm có độ dày thưa hơn so với hai giá thể cịn lại (Hình 7).
Bảng 5. Đặc điểm quả thể, năng suất và hiệu suất sinh học của chủng nấm Sị PN50
Đường kính
mũ nấm
(cm)

Chiều dài
cuống nấm
(cm)

Số cánh
nấm/cụm
(cánh)

1 (Mùn cưa:bơng = 1:1)

5,52

2,52

7,11

0,53

48,18

2 (Mùn cưa:bông = 3:1)


5,14

1,67

6,33

0,46

41,82

3 (Mùn cưa:bông = 1:3)

5,73

2,35

7,89

0,42

38,18

LSD0,05

0,21

0,37

0,77


0,48

4,67

CV (%)

3,7

4,6

4,2

5,2

6,7

Chỉ tiêu
Cơng thức

a

b

Năng suất sinh
Hiệu suất
học (kg/bịch) sinh học (%)

c

Hình 7. Hệ sợi chủng nấm Sò PN50 trên giá thể nuôi trồng

Ghi chú: a. Mùn cưa:bông = 1:1, b. Mùn cưa:bơng = 3:1, c. Mùn cưa:bơng = 1:3

Giá thể có tỷ lệ phối trộn mùn cưa:bơng = 1:3 có sự sinh trưởng của hệ sợi tốt hơn so với các
tỷ lệ phối trộn khác, tuy nhiên, trong giai đoạn hình thành quả thể, giá thể có tỷ lệ mùn cưa:bơng =
1:1 lại có các đặc điểm của quả thể tương đương với giá thể có tỷ lệ mùn cưa:bơng = 1:3 cả về
đường kính mũ nấm, chiều dài cuống nấm và số cánh nấm/cụm nhưng lại tốt hơn các giá thể còn lại
về năng suất sinh học cũng như hiệu suất sinh học (Bảng 5, Hình 8), trong sản xuất, đây là hai chỉ
tiêu quan trọng, thể hiện năng suất cũng như khả năng chuyển hóa từ ngun liệu khơ thành sinh
khối của nấm từ đó quyết định đến hiệu quả kinh tế của chủng nấm nuôi trồng. Một đặc điểm khá
thú vị là quả thể nấm ni trồng có màu xanh xám trong khi quả thể mọc trong tự nhiên có màu
trắng xám, điều này có thể do ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh trong quá trình nuôi trồng
dẫn đến sự thay đổi về sắc tố của nấm.

248


Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của chúng nấm Sị PN50 thu thập tại Vườn Quốc gia Ba Vì …

mùn cưa:bơng = 1:1

mùn cưa:bơng = 3:1

mùn cưa:bơng = 1:3

Hình 8. Quả thể chủng nấm PN50 trên một số giá thể ni trồng

4. KẾT LUẬN
Chủng nấm Sị PN50 sinh trưởng trên mơi trường chứa dịch chiết khoai lang có thời gian mọc
kín đĩa là 8,33 ngày và đạt tốc độ mọc 5,40 mm/ngày tương đương với khi nuôi cấy trên môi
trường chứa dịch chiết khoai sọ và tốt hơn so với môi trường chứa dịch chiết khoai tây. Trên môi

trường chứa dịch chiết khoai sọ, hệ sợi nấm thưa hơn hai mơi trường cịn lại.
Ở 30 oC chủng PN50 có sự sinh trưởng hệ sợi tốt nhất với thời gian mọc kín đĩa là 6,25 ngày
và tốc độ mọc sợi đạt 7,20 mm/ngày. Các chỉ tiêu này giảm dần ở các mức nhiệt độ 25 oC, 20 oC và
15 oC. Ở hai mức nhiệt độ 35 oC và 10 oC không quan sát thấy sự mọc của hệ sợi.
Trên môi trường chứa saccharose, hệ sợi chủng PN50 có thời gian mọc kín đĩa sớm nhất với
8,00 ngày và tốc độ mọc trung bình nhanh nhất là 5,63 (mm/ngày), chậm nhất trên môi trường chứa
α-lactose, mất 16,11 ngày hệ sợi mới mọc kín đĩa, chỉ đạt 2,59 mm/ngày.
Hệ sợi chủng PN50 sinh trưởng tốt nhất trên giá thể có tỷ lệ phối trộn mùn cưa:bơng = 1:3.
Trong giai đoạn hình thành quả thể, giá thể có tỷ lệ mùn cưa:bơng = 1:1 tốt hơn các giá thể còn lại
về khối lượng nấm tươi/bịch cũng như hiệu suất sinh học, lần lượt đạt năng suất 0,53 kg/bịch với
hiệu suất sinh học 48,18 % trong khi các đặc điểm của quả thể tương đương với giá thể có tỷ lệ
mùn cưa:bơng = 1:3 cả về đường kính mũ nấm, chiều dài cuống nấm và số cánh nấm/cụm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Royse, D. J. (2014). A global perspective on the high five: Agaricus, Pleurotus, Lentinula,
Auricularia & Flammulina. Proceedings of the 8th International Conference on Mushroom
Biology and Mushroom Products, 1-6.
[2]. Magday, Jr. J. C., Bungihan, M. E. & Dulay, R. M. R. (2014). Optimization of mycelial
growth and cultivation of fruiting body of Philippine wild strain of Ganoderma lucidum.
Current Research in Environmental & Applied Mycology, 4(2), 162-172.

249


Trần Đông Anh và cs.

[3]. Hoa, H. T. & Wang, C. L. (2015). The Effects of temperature and nutritional conditions on
mycelium growth of two oyster mushrooms (Pleurotus ostreatus and Pleurotus cystidiosus).
Mycobiology, 43(1), 14-23.
[4]. Earnshaw, D. M., Dlamini, B. E. & Masarirambi, M. T. (2012). Growth and yield of oyster
mushroom (Pleurotus ostreatus) grown on different substrates ammended with varying levels

of wheat bran. International Journal of Life Sciences 1(4), 111-117.
[5]. Dlamini, B. E., Earnshaw, D. M. & Masarirambi, M. T. (2012). Growth and yield response of
oyster mushroom (Pleurotus ostreatus) grown on different locally available substrates.
Current Research Journal of Biological Sciences, 4(5), 623-629.
ABSTRACT

ASSESSMENT OF THE GROWTH, DEVELOPMENT OF THE PN50
OYSTER MUSHROOM STRAIN COLLECTED
IN BA VI NATIONAL PARK - HANOI
Tran Dong Anh*, Do Thi Thu Quynh, Nguyen Thi Thu Huong, Ngo Xuan Nghien,
Nguyen Thi Bich Thuy, Nguyen Thi Luyen, Nguyen Xuan Canh, Pham Thi Dung
Faculty of Biotechnology, Vietnam National University of Agriculture
*Email:
In oyster mushroom production, the selection of oyster mushroom strains with high yield, good quality
or unique characteristics is considered as one of the important tasks. The oyster mushroom strain PN50 is a
mushroom collected in Ba Vi National Park - Hanoi, the fruiting body with beautiful morphology, large size,
unique aroma, shows high potential for application in production. In this study, we evaluated the growth and
development of PN50 oyster mushroom strain on culture medium and cultivation substrate. On the medium
containing sweet potato extract, the PN50 oyster mushroom strain had a period of 8.33 days to grow in a
Petri dish and reached a growth rate of 5.40 mm/day, similar to that when cultured on the medium containing
yam extract and better than the medium containing potato extract; the mycelium on the medium containing
yam extract was thinner than the other two media. At 30 oC, PN50 strain had the best growth of mycelium
with the time to grow full Petri dishes is 6.25 days and the growth rate is 7.20 mm/day, these parameters
gradually decreased at temperatures of 25 oC, 20 oC and 15 oC; at two temperatures of 35 oC and 10 oC, no
mycelium growth was observed. The mycelium of PN50 strain grown on the medium containing saccharose
had the earliest time of the time to grow full Petri dishes (8.00 days) and the fastest average growth rate of
5.63 (mm/day); The mycelium grown the slowest on the medium containing α-lactose, it took 16.11 days for
the mycelium to fully Petri dishes, reaching only 2.59 mm/day. The substrate with the ratio of sawdust:cotton
= 1:3 has a better growth of the mycelium than other mixing ratios, during the period of fruiting body
formation, the substrate has a ratio of sawdust:cotton = 1:1 has the characteristics of fruiting bodies

equivalent to the substrate with the ratio of sawdust:cotton = 1:3 both in terms of diameter of pileus, length of
stipe and number of mushroom pileus/cluster, but better than other substrates in terms of fresh mushroom
weight/bag (0.53 kg/bag) as well as biological efficiency (48.18 %).
Keywords: Oyster mushroom, Pleurotus, PN50.

250



×