Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi nylon thân thiện với môi trường trên địa bàn thành phố Thủ Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.49 KB, 12 trang )

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V
Doi: 10.15625/vap.2022.0161

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI NYLON
THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
THỦ ĐỨC
Nguyễn Thị Tịnh Ấu1 *, Nguyễn Hải Âu2, Nguyễn Thị Ngọc Quyên3
0F

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh,
01 Võ Văn Ngân, Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
2
Viện Mơi trường và Tài ngun, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh,
142 - Tơ Hiến Thành, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
3
Trường Đại học Tây Nguyên, 567 Lê Duẩn, Ea Tam, Thành phố Bn Ma Thuột, Đắk Lắk
1

TĨM TẮT
Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ túi nylon thân thiện với môi trường đã xuất hiện trong khoảng 10 năm
trở lại đây. Tuy nhiên do nhận thức cũng như thái độ quan tâm đến môi trường của người tiêu dùng chưa cao
dẫn đến nhu cầu sử dụng mặt hàng túi nylon thân thiện với môi trường chưa nhiều, các doanh nghiệp vẫn còn
e ngại trong việc sản xuất đại trà loại túi nylon này. Mặt khác, Nhà nước dù đã ban hành một số chính sách
khuyến khích sản xuất và tiêu dùng túi nylon thân thiện với môi trường nhưng chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất,
chưa có sự tác động mạnh mẽ đến xu hướng sản xuất và tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố.
Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi nylon
thân thiện với môi trường. 6 giả thuyết được đặt ra với 6 yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
túi nylon thân thiện với môi trường, các giả thuyết đã được thống kê và kiểm định thơng qua cơng cụ phân
tích thống kê SPSS, AMOS. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận rằng: “Xu hướng xã hội, tính sẵn có của túi
nylon thân thiện với môi trường”; “Sự quan tâm và thái độ đối với mơi trường” và “Đạo đức cá nhân” có tác
động tích cực đến “Hành vi sử dụng túi nylon thân thiện mơi trường”.


Từ khóa: Túi nylon thân thiện, mơi trường, hành vi, tiêu dùng, SPSS.

1. MỞ ĐẦU
Theo đánh giá của Liên hợp quốc thì ơ nhiễm mơi trường và biến đổi khí hậu là hai mối đe dọa
lớn nhất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự
gia tăng quá mức các hoạt động của con người, trong đó có các hoạt động tiêu dùng tạo ra chất thải
gây ô nhiễm môi trường và sự khai thác quá mức các khu rừng nguyên sinh, các hệ sinh thái ven
biển, trên bờ và đất liền khác.
Túi nylon là sản phẩm của ngành công nghiệp hiện đại, với nhiều mẫu mã và những tiện ích
mà chúng đem lại và được làm chủ yếu từ nylon và nhựa tổng hợp. Nguyên liệu để sản xuất túi
nylon chủ yếu được làm từ hạt nhựa tổng hợp từ dầu mỏ và một vài phụ gia khác nhau với nhiều
kích thước khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng riêng. Ban đầu, túi nylon chỉ được dùng với mục
đích đựng hàng hố khi đi mua sắm hay dùng cho sinh hoạt trong gia đình. Ngày nay, chúng gần
như bao trùm hầu hết các hoạt động trong xã hội hiện đại.
Túi nylon là một vật dụng khơng thể thiếu góp phần làm gia tăng lượng rác thải nhựa thải ra
*

Tác giả liên hệ, địa chỉ email:

69


Nguyễn Thị Tịnh Ấu, Nguyễn Hải Âu, Nguyễn Thị Ngọc Quyên

môi trường mỗi ngày. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai
nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nylon được tiêu thụ [1]. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng
trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và nylon mới phân hủy hoàn toàn, gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa đến hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia [2].
Trong khoảng vài thập niên gần đây, túi nylon được người tiêu dùng Việt Nam lạm dụng và tiêu

dùng quá mức, điều đó đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Theo thống kê, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nylon/tháng. Riêng Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nylon [3].
Để ngăn chặn sự gia tăng mức độ tiêu thụ túi nylon, hạn chế lượng rác thải nhựa ra môi trường
như hiện nay, các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp đã phát động mạnh mẽ các chương trình
khuyến khích về tiêu dùng xanh (tiêu dùng sinh thái) nhằm giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm
nhựa, túi nylon dùng một lần và thay thế vào đó là các sản phẩm có thể tái sử dụng, các loại túi
thân thiện với môi trường, bắt đầu từ hệ thống các siêu thị và cửa hàng tự chọn đến với người dân.
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng quan tâm và nhận thức được các vấn đề về mơi trường từ đó
nảy sinh ý định sử dụng túi nylon thân thiện với môi trường. Tác động lớn nhất ảnh hưởng đến ý
định sử dụng túi nylon thân thiện với môi trường là họ cảm thấy việc tiêu dùng các loại sản phẩm
túi nylon thân thiện với mơi trường của mình có ý nghĩa thực tiễn, có hiệu quả tác động tích cực
đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hành vi sử dụng túi nylon thân thiện với môi trường
của người tiêu dung là mục tiêu của nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các
nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp có các giải pháp để thúc đẩy hành vi sử
dụng túi nylon thân thiện với mơi trường, góp phần tạo ra mơi trường thuận lợi để người tiêu dùng
có hành vi thực tế thay vì chỉ có ý định hoặc có thái độ tốt với túi nylon thân thiện với môi trường.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Túi nylon thân thiện với môi trường
Tại khoản 9, điều 3 của Nghị định 19/2015/NĐ-CP [4] có đưa ra định nghĩa sản phẩm thân
thiện với mơi trường. Theo đó, “sản phẩm thân thiện với mơi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu
chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái. Túi nylon thân thiện với môi trường là các
loại túi nylon mà nguyên liệu sản xuất ít gây tác hại về mơi trường và q trình phân hủy sinh học
trong mơi trường tự nhiên hoặc bãi chôn lấp của chúng được rút ngắn hơn so với sản phẩm túi
nylon thông thường.
Hiện nay, việc sử dụng túi nylon đã rất phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các hộ
gia đình. Mặc dù đem lại sự tiện lợi, giá thành rẻ nhưng việc phát sinh ngày càng nhiều túi nylon khó
phân hủy ra mơi trường đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe con người.

Chính vì thế, trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đã
nghiên cứu, điều chế và ứng dụng vật liệu polymer dễ phân hủy sinh học nhằm mục đích ngăn
ngừa, hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Túi nylon dễ phân hủy sinh học đã ra đời nhằm cải thiện môi
trường sống mà vẫn đảm bảo những nhu cầu mong muốn của con người. Túi thân thiện với môi
trường (tên gọi tắt là túi mơi trường) cịn được gọi là túi vải khơng dệt vì túi này được làm từ vải
khơng dệt, nó có khả năng tự hủy trong mơi trường.
70


Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường trên địa bàn…

Thông thường loại túi này tự phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên từ 3-6 tháng do
tác động của các loại vi sinh. Loại túi này thường có giá thành cao hơn từ 1,5-2 lần.
2.1.2. Hành vi người tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng là một thuật ngữ chỉ tất cả các hoạt động liên quan đến việc mua
hàng, sử dụng và ngưng sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Hành vi người tiêu dùng bao
gồm các phản ứng và thái độ về cảm xúc, tinh thần và hành vi của người tiêu dùng khí sử dụng sản
phẩm trước đó [5]. Dựa theo lý thuyết các yếu tố đưa ra quyết định và hành động xã hội (Reeder,
1971), bất kỳ hành vi nào của con người đều có thể được giải thích trong mơ hình tâm lý xã hội.
Theo Reeder, mọi hành vi dẫn đến quyết định của con người bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mục
tiêu, niềm tin định hướng, tiêu chuẩn giá trị, thói quen và phong tục, kỳ vọng, cam kết, lực lượng,
cơ hội, khả năng và hỗ trợ.
Nghiên cứu này sẽ tập trung vào những đặc điểm tác động đến hành vi sử dụng túi nylon thân
thiện với môi trường của người tiêu dùng, giá cả, địa điểm mua, xã hội, cá nhân và tâm lý. Trong
đó: Yếu tố sản phẩm tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng khi mua sắm, bao gồm thông tin
rõ ràng của túi nylon thân thiện với mơi trường, thơng tin an tồn về sức khỏe, môi trường và tiết
kiệm năng lượng được cung cấp trên bao bì sản phẩm. Yếu tố giá cả và điều kiện kinh tế tác động
đến sự lựa chọn của người tiêu dung. Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu
dùng gồm các nhóm liên quan (nhóm người có vai trị tham khảo đối với người tiêu dùng), gia
đình, bạn bè, những người xung quanh, chính phủ, các phương tiệnn thơng tin đại chúng (báo đài, ti

vi, internet,…), vai trò và địa vị xã hội. Yếu tố cá nhân là các đặc điểm của người tiêu dùng như
tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập, phong cách sống. Yếu tố tâm lý tác động đến sự lựa
chọn của người tiêu dùng khi mua sắm gồm động cơ, nhận thức, hiểu biết, niềm tin và thái độ đối
với môi trường và túi nylon thân thiện với mơi trường.
2.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Căn cứ vào mối quan hệ nhân quả giữa ý định và hành vi tiêu dùng trong lý thuyết hành vi có
kế hoạch của Ajzen [6] và mơ hình hành vi tiêu dùng vì mơi trường của Rylander và Allen [7]. Dựa
vào các nghiên cứu trước đây của Hui-hui Zhao et al. [8] và Qinghua Zhu et al. [9], các yếu tố có
tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh gồm có các nhóm nhân tố: quan
tâm tới mơi trường, nhận thức về tính hiệu quả của sản phẩm, xúc tiến của chính phủ, xúc tiến của
doanh nghiệp, tính sẵn có của sản phẩm và các yếu tố tình huống và nhân tố giới.
Dựa trên kết quả này, mơ hình nghiên cứu dự kiến (Hình 1) được đề xuất với một số yếu tố có
thể ảnh hưởng tới hành vi sử dụng túi nylon thân thiện với môi trường như sau:
H1: Kiến thức và nhận thức về túi nylon thân thiện với môi trường có tác động tích cực đến
hành vi sử dụng túi nylon thân thiện với môi trường.
H2: Sự quan tâm và thái độ đối với mơi trường có tác động tích cực đến hành vi sử dụng túi
nylon thân thiện với mơi trường.
H3: Tính sẵn có của túi nylon thân thiện với mơi trường có tác động tích cực đến hành vi sử
dụng túi nylon thân thiện với môi trường.
H4: Giá thành của túi nylon thân thiện với môi trường có tác động tích cực đến hành vi sử
dụng túi nylon thân thiện với môi trường.
H5: Chủ nghĩa tập thể có tác động tích cực đến hành vi sử dụng túi nylon thân thiện với
môi trường.
71


Nguyễn Thị Tịnh Ấu, Nguyễn Hải Âu, Nguyễn Thị Ngọc Qun

H6: Đạo đức cá nhân có tác động tích cực đến hành vi sử dụng túi nylon thân thiện với
môi trường

Ngồi ra, chúng tơi cũng muốn tìm hiểu xem các biến quan sát trong các nhân tố của nhân
khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng) có sự khác nhau
như thế nào trong việc tác động đến hành vi sử dụng túi nylon thân thiện với môi trường.
Kiến thức và nhận thức về túi nylon
thân thiện môi trường
Sự quan tâm và thái độ đối với
môi trường
Hành vi sử dụng túi
nylon thân thiện với
mơi trường

Tính sẵn có của túi nylon thân thiện
mơi trường
Giá thành của túi nylon thân thiện
môi trường
Chủ nghĩa tập thể
Đạo đức cá nhân
Hình 1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra xã hội học
Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu, bảng câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử
dụng túi nylon thân thiện với môi trường được xây dựng và tiến hành khảo sát. Bảng câu hỏi được
thiết kế gồm 2 phần, phần 1 gồm 5 câu hỏi liên quan đến các đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi,
giới tích, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập; phần hai gồm 24 câu hỏi liên quan đến nội
dung các thang đo được đề xuất trong mô hình nghiên cứu, cụ thể: biến quan sát về “kiến thức nhận
thức” có 3 câu; biến quan sát “quan tâm thái độ” có 4 câu; biến “tính sẵn có của túi nylon thân
thiện mô trường” 3 câu; biến “giá thành của túi nylon thân thiện với mơi trường” có 3 câu; biến
quan sát “chủ nghĩa tập thể” có 4 câu; biến quan sát “đạo đức cá nhân” 3 câu và biến quan sát
“hành vi sử dụng túi nylon thân thiện mơi trường” có 4 câu. Nhằm đảm bảo độ tin cậy nhất định,

quy mơ mẫu được tính dựa trên cơng thức Cochran, 1977 [10] với số lượng mẫu cần thiết tối thiểu
là 384 mẫu.
𝑧 2 . 𝑝(1 − 𝑝)
𝑒2
trong đó: n: kích thước mẫu; z: giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn; z = 1,96 tương ứng với độ tin
cậy là 95 %; e: sai số cho phép. Trong nghiên cứu này e = 5 % là tỷ lệ thông thường được sử dụng;
p: tỷ lệ mẫu dự kiến được chọn, trong nghiên cứu này p = 0,5 là tỷ lệ tối đa.
𝑛=

72


Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường trên địa bàn…

Thực tế đề tài nghiên cứu sử dụng 400 mẫu và tiến hành khảo sát 400 người trong độ tuổi từ
18-50 đang sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn thành phố Thủ Đức thông qua phỏng vấn
trực tiếp, trả lời bảng câu hỏi. Phạm vi thực hiện khảo sát tập trung ở các trường đại học, các trung
tâm thương mại và các chợ truyền thống.
2.3.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 26.0 và AMOS 24. Các thang
đo được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory
Factor Analysis), phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) để kiểm tra
mơ hình đo lường có đạt u cầu hay không. Nghiên cứu sử dụng chỉ số “Chi-square” điều chỉnh
theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative Fit Index), chỉ số GFI
(Goodness of Fix Index), chỉ số Tucker và Lewin TLI và chỉ số RMSEA (Root Mean Square
Error of Approximation). Nếu một mơ hình phù hợp với dữ liệu thị trường thì các giá trị TLI,
CFI, GFI > 0,9; CMIN/df < 3 và RMSEA < 0,08 [11] để đo lường mức độ phù hợp của nghiên
cứu với thị trường. Cuối cùng, mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling)
được sử dụng để kiểm chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định và hành vi sử dụng túi
thân thiện với môi trường.

2.3.3. Thang đo
Các thang đo sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này được xây dựng trên cơ sở tham khảo
các nghiên cứu trước đây cũng như các lý thuyết đã phân tích, từ đó hiệu chỉnh phù hợp với bối
cảnh thực tế tại khu vực nghiên cứu. Thang đo Likert với 5 mức độ từ 1 (hoàn tồn khơng đồng ý)
đến 5 (hồn tồn đồng ý) được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo cụ thể các biến được thể
hiện trong Bảng 1
Bảng 1. Thang đo các biến trong mơ hình nghiên cứu

Thang đo

Hạng mục câu hỏi
Tôi biết rằng được túi nylon thân thiện môi trường ít gây
tác động đến môi trường

Kiến thức và nhận thức Tôi nhận biết được túi nylon thân thiện môi trường thông
về túi nylon thân thiện qua các thông tin ghi trên sản phẩm
môi trường (H1)
Tôi cho rằng sử dụng túi nylon thân thiện
mơi trường là an tồn đối với sức khỏe con người
Chúng ta đang phải đối mặt với các mối đe dọa đến mơi
trường như nóng lên tồn cầu và biến đổi khí hậu
Bảo vệ mơi trường là trách nhiệm chung của toàn dân,
Sự quan tâm và thái độ tồn xã hội
đối với mơi trường (H2) Khi có cơ hội lựa chọn, tơi sẽ chọn sản phẩm ít gây hại
cho môi trường hơn
Sử dụng túi nylon thân thiện môi trường là hành động đem
lại lợi ích cho mơi trường.
Tính sẵn có của túi
nylon thân thiện mơi
trường (H3)


Tơi dễ dàng tìm thấy túi nylon thân thiện mơi trường trong
các nơi mua sắm (siêu thị, chợ,...), các kênh mua hàng
online (shopee, lazada,...)

Ký hiệu
KTNT1
KTNT2
KTNT3

QTTD1
QTTD2
QTTD3
QTTD4
TSC1
73


Nguyễn Thị Tịnh Ấu, Nguyễn Hải Âu, Nguyễn Thị Ngọc Qun

Túi nylon thân thiện mơi trường có mẫu mã đa dạng và
phong phú phù hợp với nhu cầu của tôi

TSC2

Những thơng tin an tồn về sức khỏe và mơi trường ln
được cung cấp trên bao bì sản phẩm

TSC3


Túi nylon thân thiện mơi trường có giá thành cao hơn so
với túi nylon thông thường

GT1

Giá thành của túi nylon
thân thiện môi trường Giá thành túi nylon thân thiện môi trường phù hợp với
những lợi ích mà chúng đem lại
(H4)
Tơi sẵn sàng trả tiền cao hơn để mua các túi nylon thân
thiện môi trường trong tương lai
Các phương tiện thông tin đại chúng (báo đài, ti vi,
internet) hiện nay đưa nhiều thông tin về túi nylon thân
thiện với mơi trường

Chính quyền thành phố tuyên truyền, khuyến khích mọi
Chủ nghĩa tập thể (H5) người sử dụng túi nylon thân thiện môi trường
Các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,...
đều sử dụng túi nylon thân thiện môi trường

Đạo đức cá nhân
(H6)

Hành vi sử dụng túi
nylon thân thiện mơi
trường
(H7)

Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đều sử dụng túi
nylon thân thiện môi trường

Tơi cảm thấy có lỗi nếu sử dụng các sản phẩn gây ảnh
hưởng đến mơi trường
Tơi biết tơi phải có trách nhiệm sử dụng túi nylon than
thiện với môi trường
Sự dụng túi nylon thân thiện với môi trường là nguyên tắc
sống của tôi
Tôi nhất định mua túi nylon thân thiện vì chúng khơng
gây ơ nhiễm mơi trường
Tơi sẵn lịng thay đổi thói quen sử dụng túi nylon sang túi
nylon thân thiện môi trường

GT2
GT3

CNTT1
CNTT2
CNTT3
CNTT4
DDCN1
DDCN2
DDCN3
HV1
HV2

Tôi sẽ thuyết phục người thân và bạn bè mua túi nylon
thân thiện môi trường thay túi nylon thông thường

HV3

Tôi thường sử dụng túi nylon than thiện với môi trường

khi đi mua sắm.

HV4

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích thơng tin về nhân khẩu học - Thống kê tần số
Nghiên cứu được thực hiện với số phiếu khảo sát thu về là 400 phiếu, trong đó có 390 phiếu hợp
lệ và 10 phiếu không hợp lệ do thiếu sót trong q trình khảo sát. Tỷ lệ tham gia khảo sát nam chiếm
43,8 % và nữ 56,2 % cho thấy người tiêu dùng là nữ đóng vai trị chủ động và quan tâm nhiều đến
74


Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường trên địa bàn…

việc mua sắm. Độ tuổi của các người được phỏng vấn khá trẻ, từ 18-22 tuổi chiếm 33,6 %, 23-40 tuổi
chiếm 41,4 %, và trên 40 tuổi chiếm 25,0 %. Nhóm tuổi từ 23-40 là nhóm tuổi đã có khả năng tư chủ
về tài chính và cũng là nhóm tuổi dễ tiếp cận với những thông tin mua sắm mới nhất, hiện đại nhất
trên thị trường. Họ dành nhiều sự quan tâm đến việc sử dụng túi nylon thân thiện để bảo vệ mơi
trường hơn. Nhóm tuổi từ 18 đến 22 tuổi và nhóm 40 tuổi trở lên ít quan tâm đến vấn đề sử dụng túi
nylon thân thiện môi trường hơn. Về trình độ học vấn, 28,1 % có trình độ trung học trở xuống, 45 %
là trình độ cao đẳng, đại học và 26,9 % còn lại là sau đại học. Với 71,9 % nhóm khảo sát có trình độ
từ cao đẳng trở lên, đây được xem là nhóm có trình độ học vấn đóng vai trị quyết định trong sự phát
triển xã hội, họ có khả năng tạo nên xu hướng của đất nước trong tương lai, có sự hiểu biết, quan tâm
đến những biến động về môi trường xung quanh. Trong số 390 phiếu khảo sát, người tham gia khảo
sát là sinh viên chiếm 22,1 %; những người kinh doanh, buôn bán là 13,6 %; nhân viên văn phịng,
cơng chức, viên chức chiếm 24,6 %; cơng nhân 17,4 % và nội trợ là 22,3 %. Đối tượng tham gia khảo
sát là sinh viên phần lớn chỉ có khả năng chi trả cho các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, có giá
thành phù hợp với điều kiện kinh tế. Cịn đối với nhóm các nghề nghiệp cịn lại, khi khả năng tài
chính ổn định thì họ có xu hướng quan tâm đến sức khỏe và mơi trường nhiều hơn, vì vậy họ sẽ sẵn
sàng chi trả cho các mặt hàng thân thiện môi trường với giá thành cao hơn. Đặc biệt là nhóm nhân

viên văn phịng, đây là nhóm nghề nghiệp dễ tạo ra văn hóa tiêu dùng chung, có tính lan truyền ý thức
tiêu dùng các sản phẩm thân thiện môi trường.
3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (Bảng 2) cho thấy 7 thang đo được giữ nguyên với
hệ số đều lớn hơn 0,7. Tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số
Cronbach’s Alpha nếu loại biến vẫn thấp hơn Cronbach’s Alpha chung.
Bảng 2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập và biến phụ thuộc

Thang đo
Kiến thức và nhận thức về túi nylon thân thiện môi trường
Sự quan tâm và thái độ đối với môi trường
Tính sẵn có của túi nylon thân thiện mơi trường
Giá thành của túi nylon thân thiện môi trường
Chủ nghĩa tập thể
Đạo đức cá nhân
Hành vi sử dụng túi nylon thân thiện mơi trường

Số biến quan sát
Trước
Sau
3
3
4
4
3
3
3
3
4
4

3
3
4
4

Cronbach’s
Alpha
0,729
0,826
0,815
0,718
0,882
0,817
0,855

3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Theo Hair và cs. [12], hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để
đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá phải thoả mãn
các yêu cầu:
+ Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,5; 0,5 ≤ KMO ≤ 1, trong đó hệ số KMO (KaiserMeyer-Olkin) là chỉ số đo lường sự thích hợp của phân tích nhân tố; hệ số này càng lớn thì ý nghĩa
phân tích nhân tố càng phù hợp.
+ Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với giá trị Sig. < 0,05, đạt được điều kiện này có
nghĩa các biến có tương quan với nhau và thoả mãn điều kiện phân tích nhân tố.
75


Nguyễn Thị Tịnh Ấu, Nguyễn Hải Âu, Nguyễn Thị Ngọc Quyên

+ Tiến hành phân tích nhân tố khám phá cho toàn bộ thang đo và thu được hệ số tải các nhân
tố đều lớn hơn 0,5 (Bảng 3).

+ Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) thể hiện phần trăm biến thiên của
các biến quan sát, hay cho biết nhân tố giải thích được bao nhiêu phần trăm biến thiên của dữ
liệu; hệ số này đạt yêu cầu khi lớn hơn 50 % (là 63,109 %).
Bảng 3. Hệ số tải các nhân tố

Biến quan sát
TSC1
TSC2
CNTT3
CNTT4
CNTT2
TSC3
CNTT1
QTTD2
QTTD3
QTTD4
QTTD1
DDCN2
DDCN3
DDCN1
GT1
GT3
GT2
KTNT2
KTNT3
KTNT1

1
0,880
0,866

0,801
0,793
0,734
0,734
0,666

2

Nhóm nhân tố
3

4

5

0,860
0,852
0,748
0,731
0,891
0,860
0,772
0,832
0,687
0,644
0,701
0,656
0,604

Kết quả ma trận xoay cho 6 nhân tố với 20 biến quan sát cho thấy các biến quan sát ở nhân tố

“Tính sẵn có” TSC1, TSC2 và TSC3 đã nhảy sang nhóm nhân tố “Chủ nghĩa tập thể”. Điều này có
thể hiểu rằng các biến quan sát ở nhân “Tính sẵn có” hội tụ mạnh với các biến quan sát ở nhân tố
“Chủ nghĩa tập thể”, do đó thang đo mới chỉ cịn 5 nhân tố. Phần trăm phương sai trích là
63,109 % (> 50 %) cho ta biết rằng 5 nhân tố được trích nàygiải thích được 63 % sự biến thiên của
20 biến quan sát tham gia vào phân tích EFA.
Kết quả cho thấy hệ số KMO = 0,863 > 0,5 do đó dữ liệu phân tích là hồn tồn phù hợp. Kết
quả kiểm định Bartlett’s Test là 2573,896, với mức ý nghĩa sig. 0,000 (< 0,05), như vậy các biến quan
sát có sự tương quan với nhau nên việc phân tích nhân tố khám phá EFA là hồn tồn phù hợp.

76


Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường trên địa bàn…

3.4. Phân tích nhân tố khẳng định
Để đánh giá sự phù hợp của mơ hình, nghiên cứu sử dụng các chỉ số Chi-square
điều chỉnh bậc tự do CMIN/df < 3; Chỉ số Tucker và Lewis TLI ≥ 0,8; Chỉ số thích hợp so sánh
CFI ≥ 0,8; chỉ số GFI ≥ 0,8 và Chỉ số RMSEA < 0,08. Với các giá trị này, mơ hình được xem như
là chấp nhận được [13]. Phân tích nhân tố CFA trên Amos 24 đã cho ra giá trị của các chỉ số (hình
2), điều đó có thể khẳng định mơ hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu.

Hình 2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

Để đánh giá độ tin cậy của thang đo cũng như tính hội tụ thang đo, nghiên cứu này sử dụng
các chỉ số: Độ tin cậy tổng hợp (CR), phương sai trích trung bình (AVE). CR nằm trong khoảng
từ 0-1, với giá trị càng cao, gần với 1 cho thấy mức độ tin cậy càng cao, giá trị độ tin cậy từ 0,70,9 được chấp nhận. Nếu giá trị này lớn hơn 0,95 được xem như có vấn đề vì có khả năng cao
xảy ra tình trạng trùng lắp biến quan sát, nghĩa là các biến quan sát cùng một nội dung với nhau.
Nếu độ tin cậy tổng hợp có giá trị nhỏ hơn 0,6, điều này cho thấy rằng thiếu độ tin cậy nhất quán
nội tại và cần xem xét lại. Đối với AVE giá trị từ 0,5 hoặc cao hơn cho thấy thang đo đạt tính hội
tụ tốt [14]. Các giá trị độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích trung bình của các thang đo ở bảng

4 nhìn chung đều thỏa mãn yêu cầu CR > 0,7 và AVE > 0,5. Như vậy, có thể khẳng định các
thang đo đạt yêu cầu.
77


Nguyễn Thị Tịnh Ấu, Nguyễn Hải Âu, Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Bảng 4. Độ tin cậy tổng hợp tổng hợp CR và phương sai trích trung bình AVE

Nhân tố
Chủ nghĩa tập thể và tính sẵn có
Sự quan tâm và thái độ đối với môi trường
Đạo đức cá nhân
Giá thành của túi nylon thân thiện môi trường
Kiến thức và nhận thức về túi nylon thân thiện môi trường
Hành vi sử dụng túi nylon thân thiện mơi trường

CR
0,896
0,833
0,806
0,793
0,734
0,852

AVE
0,553
0,509
0,588
0,545
0,581

0,595

3.5. Kết quả mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM
Một mơ hình được đánh giá là phù hợp với dữ liệu khảo sát khi đảm bảo các chỉ số
CMIN/df ≤ 3; TLI, CFI, GFI ≥ 0,9 và RMSEA ≤ 0,08. Như vậy, các chỉ số CMIN/df = 2,722; TLI
= 0,916; CFI = 0,902; GFI = 0,945 và RMSEA = 0,067 đạt yêu cầu nên có thể kết luận mơ hình
phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Việc xử lý mơ hình cho thấy năm nhân tố gồm “Tính sẵn có và
chủ nghĩa tập thể”, “Sự quan tâm và thái độ đối với môi trường”, “Đạo đức cá nhân”, “Giá thành
của túi nylon thân thiện môi trường” và “Kiến thức và nhận thức về túi nylon thân thiện mơi
trường”
đều có giá trị p nhỏ hơn 0,05 (Bảng 5).
Bảng 5. Kết quả mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi nylon thân thiện với mơi trường

Tác động mơ hình cấu trúc

Hệ số

SE

p

Tính sẵn có và chủ nghĩa tập thể tác động đến Hành vi sử dụng
túi nylon thân thiện với môi trường

0,204

0,079

0,001


Sự quan tâm và thái độ đối với môi trường tác động đến Hành vi
sử dụng túi nylon thân thiện với môi trường

0,127

0,090

0,005

Đạo đức cá nhân tác động đến Hành vi sử dụng túi nylon thân
thiện với môi trường

0,324

0,063

0,002

Giá thành của túi nylon thân thiện môi trường tác động đến Hành
vi sử dụng túi nylon thân thiện với môi trường

0,490

0,079

0,000

Kiến thức và nhận thức về túi nylon thân thiện môi trường tác
động đến Hành vi sử dụng túi nylon thân thiện với mơi trường


0,806

0,099

0,000

Kết quả Bảng 5 cho thấy rằng tính sẵn có và chủ nghĩa tập thể, sự quan tâm và thái độ đối với
môi trường, đạo đức cá nhân, giá thành của túi nylon thân thiện và kiến thức, nhận thức đều có tác
động đến hành vi sử dụng túi nylon thân thiện với mơi trường. Có thể kết luận rằng các giả thiết đặt
ra đều được chấp nhập ở độ tin cậy 95 %. Trong đó kiến thức và nhận thức là nhân tố tác động
mạnh nhất, trong khi đó sự quan tâm và thái độ ít tác động đến hành vi sử dụng túi nylon
thân thiện.
4. Kết luận
Từ giả thuyết mơ hình nghiên cứu ban đầu, sau khi thực hiện phân tích dựa trên phần mềm
SPSS 26 và Amos 24, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhân tố “Kiến thức nhận thức về túi nylon
thân thiện môi trường có tác động mạnh nhất đến hành vi sử dụng túi nylon thân thiện môi trường,
78


Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường trên địa bàn…

tiếp đến lần lượt là các nhân tố “Giá thành của túi nylon thân thiện mơi trường”, “Đạo đức cá
nhân”, “Tính sẵn có và chủ nghĩa tập thể”, “Sự quan tâm thái độ đối với môi trường”.
Dựa trên thuyết về nhận thức, kiến thức về mơi trường, có thể ghi nhận rằng khi giới trẻ có
kiến thức và nhận thức về túi nylon thân thiện với mơi trường thì họ sẽ có xu hướng mua sắm và sử
dụng chúng. Thực tế hiện nay cũng đã có một bộ phận giới trẻ tại thành phố Thủ Đức nói riêng và
TP.HCM nói chung chủ động tìm hiểu, theo dõi thơng tin báo đài, internet về các vấn đề môi
trường, các thông tin về túi nylon thân thiện với mục đích muốn chuyển sang sử dụng các sản phẩm
bảo vệ môi trường. Giá thành của túi nylon thân thiện với mơi trường có tác động đến hành vi sử
dụng túi nylon thân thiện với môi trường. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng giá thành của

một sản phẩm luôn là một trong những yếu tố quyết định đến xu hướng sử dụng sản phẩm đó. Hiện
nay, người tiêu dùng đã nhận biết túi nylon thân thiện với môi trường thông qua các chiến dịch
tuyên truyền bảo vệ môi trường trên các phương tiện truyền thơng, đồng thời họ cũng được chính
quyền địa phương khuyến khích sử dụng túi nylon thân thiện, các sản phẩm bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc phân phối túi nylon thân thiện với mơi trường cịn khá hạn chế ở các siêu thị, chợ
hay các trang mua sắm online, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khi có nhu cầu
mua túi nylon thân thiện mơi trường.
Nghiên cứu này đã góp phần trả lời câu hỏi tại sao người tiêu dùng dù có ý định nhưng vẫn
chưa thực hiện hành vi sử dụng túi nylon thân thiện với môi trường. Để tiêu thụ được túi nylon thân
thiện với mơi trường, trước khi có các chương trình quảng bá để tuyên truyền, giáo dục tạo ra ý
định mua, các doanh nghiệp cũng cần nắm rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hành vi sử dụng túi
nylon thân thiện với môi trường nhằm chuẩn bị các điều kiện để hành vi sử dụng túi nylon thân
thiện với môi trường diễn ra.
Lời cảm ơn
Tác giả xin cảm ơn các ý kiến phản biện, góp ý của các phản biện viên, giúp bài báo được
hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Niall McCarthy (2020), The Countries Polluting The Oceans The Most. Waste Management
Inc.

2. />3. />4. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi
trường, ngày 14/02/2015.

5. Ginsberg, J.M. and Bloom, P.N. (2004). Choosing the right green marketing strategy, MIT
Sloan Management Review, pp. 79–84.

6. Ajzen (1991). The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision
Processes, 50(1), 179–211.


7. Rylander D.H, Allen C. (2001). Understanding green consumption behavior: toward an
integrative framework. American Marketing Association Winter Educator's Conference
Proceedings.
79


Nguyễn Thị Tịnh Ấu, Nguyễn Hải Âu, Nguyễn Thị Ngọc Quyên

8. Hui-hui Zhao, Quian Gao, Yao- ping (2014), What affects green consumer behavior in China?
A case study from Qingdao, Volume 63, 15 January 2014, Pages 143-151. Journal of Cleaner
Production.

9. Qinghua Zhu, Ying Li, Yong Geng, Yu Qi (2013). Green food consumption intention,
behaviors and influencing factors among Chinese consumers, Volume 28, Issue 1, April 2013,
Pages 279-286. Food Quality and Preference.

10. Đinh Phi Hổ, Võ Văn Nhị, Trần Phước (2018). Nghiên cứu định lượng trong kế toán - kiểm
toán, Nhà xuất bản Tài chính.

11. Sharp, A., Høj, S. and Wheeler, M. (2010). Proscription and its impact on anti-consumption
behaviour and attitudes: the case of plastic bags, Journal of Consumer Behaviour, 9, 470-484.

12. Hair et al. (1998). Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International.
13. Hu, L. T., & Bentler, P. M. (1999). Cutoff Criteria for Fit Indexes in Covariance Structure
Analysis: Conventional Criteria versus New Alternatives. Structural Equation Modeling, 6, 1-55.

14. Hair et al, (2021), A Primer on Partial Least Squares Structural Equation Modeling.
FACTORS INFLUENCING THE USE OF ECO-FRIENDLY PLASTIC BAGS
IN THU DUC CITY
Nguyen Thi Tinh Au1 *, Nguyen Hai Au2, Nguyen Thi Ngoc Quyen3

1F

1

HCMC University of Education and Technology,
No. 01 Vo Van Ngan, Linh Chieu, Thu Duc City, Ho Chi Minh City
2

Institute for Environment and Resources, Vietnam National University HCMC,
142 To Hien Thanh, District 10, Ho Chi Minh City

3

Tay Nguyen University, 567 Le Duan, Ea Tam, Buon Ma Thuot City, Dak Lak Province
ABSTRACT

In the last ten years, eco-friendly plastic bags have been increasingly produced and consumed.
However, businesses are still unwilling to produce large quantities of eco-friendly plastic bags due to low
demand and consumers' low environmental awareness and attitude. On the other hand, although the State has
issued a number of policies to encourage the production and consumption of eco-friendly plastic bags, the
policy implementation is still limited. There has not been significant change in the production and
consumption patterns. This study was conducted to determine the factors influencing the use of eco-friendly
plastic bags. According to six different hypotheses, the use of environmentally friendly plastic bags was
theorized to be influenced by six elements. The hypotheses were then statistically tested with the statistical
software SPSS and AMOS. The findings of the study demonstrate that "social trends," "the availability of
eco-friendly plastic bags," and "awareness and attitude toward the environment" are all factors that positively
affect the behaviors of using eco-friendly plastic bags.
Keywords: eco-friendly plastic bags, behavior, consumption, SPSS.

*


Corresponding author, email address:

80



×