Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đọc hiểu văn bản Đổng Mẫu - văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.14 KB, 4 trang )

I - Gợi dẫn
1. Sơn Hậu là tác phẩm thuộc thể loại tuồng – một thể loại sân khấu dân gian. Tuồng là loại hình nghệ
thuật độc đáo của dân tộc ta, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX. Sơn Hậu thuộc loại
tuồng pho (còn gọi là tuồng cung đình hay tuồng thầy), viết về đề tài trung với vua hoặc đánh giặc bảo vệ
đất nước, bảo vệ triều đình.
2. Tác phẩm gồm ba hồi. Lấy khung cảnh câu chuyện là triều đình nhà Tề của Trung Quốc. Phe chính
nghĩa trung thành với vua Tề, ra sức bảo vệ nhà Tề. Phe phi nghĩa là gia đình họ Tạ, âm mưu cướp ngôi
vua. Cuối cùng, phe Đổng Kim Lân, phe chính nghĩa, đã chiến thắng, nhà Tề được lập lại.
Hệ thống nhân vật của tác phẩm chia làm hai tuyến : chính nghĩa và phi nghĩa. Phe chính nghĩa gồm :
Đổng Kim Lân, Khương Linh Tá, Phàn Định Công, Đổng Mẫu… Phe phi nghĩa gồm : Tạ Thiên Lăng, Tạ
Ôn Đình, Tạ Lôi Phong, Tạ Lôi Nhược, Hổ Bôn…
3. Đoạn trích thuộc hồi ba của vở tuồng. Sơn Hậu là vùng đất trọng yếu nơi biên cương, vua Tề cho cha
con Phàn Định Công trông coi. Vua Tề ốm nặng, thái sư Tạ Thiên Lăng ra sức chuẩn bị cướp ngôi. Khi
vua Tề mất, họ Tạ cướp ngôi. Đổng Kim Lân đã cùng Khương Linh Tá cứu hoàng tử.
Đoạn trích bắt đầu từ đoạn Hổ Bôn bắt mẹ của Kim Lân là Đổng Mẫu. Tạ Ôn Đình bắt Đổng Mẫu viết
thư khuyên Kim Lân hàng Tạ để cứu mẹ. Đổng Mẫu không chịu khuất phục. Tạ Kim Lân đau lòng nhìn
cảnh mẹ mình bị hành hạ, định hàng giặc để cứu mẹ nhưng Đổng Mẫu quyết định không chịu. Trước thái
độ kiên trung của người mẹ, Kim Lân đã tìm kế hoãn binh, giả hàng. Sau nhờ bà Tam cung (chị của Ôn
Đình) giúp đỡ, Đổng Mẫu được tha. Kim Lân và Phàn Diệm đem quân về đánh đổ họ Tạ. Triều Tề được
khôi phục, hoàng tử lên ngôi, mẹ con Đổng Mẫu đoàn tụ.
Đoạn trích thuộc hồi cuối của tác phẩm, cao trào của vở kịch được đẩy lên ở hồi kịch này. Đoạn trích
cũng mang dáng dấp kết cấu của một vở kịch : mâu thuẫn, cao trào mâu thuẫn, mâu thuẫn được giải
quyết.
- Mâu thuẫn :
+ Giữa Kim Lân và họ Tạ vì họ Tạ bắt Đổng Mẫu – mẹ của Kim Lân để ép Kim Lân ra hàng.
+Giữa trung và hiếu : Kim Lân hàng giặc để cứu mẹ là giữ chữ hiếu thì phạm tội bất trung. Giữ trung thì
bất hiếu. Kim Lân phải đấu tranh tư tưởng. Đổng Mẫu dạy con phải giữ chữ trung.
- Cao trào : Kim Lân định hàng, Đổng Mẫu không đồng ý, giận dữ.
- Mẫu thuẫn được giải quyết khi Kim Lân giả hàng để hoãn binh.
4. Đọc đoạn trích cần phân biệt giữa lời chỉ dẫn sân khấu và ngôn ngữ nhân vật (xuống giọng ở các từ in
nghiêng).


II - Kiến thức cơ bản
Cũng giống như thơ văn trung đại, kịch bản sân khấu trung đại thường mượn bối cảnh lịch sử Trung Quốc
đã thể hiện những quan niệm của tác giả về cuộc sống. Vở tuồng Sơn Hậu cũng không nằm ngoài quy
luật chung ấy. Đề tài của vở tuồng là vấn đề trung quân ái quốc. Cốt truyện lấy bối cảnh lịch sử Trung
Quốc, từ ngôn ngữ kịch, nhân vật đều mang dấu ấn lịch sử Trung Quốc. Nhưng không vì thế mà tác phẩm
xa lạ với người Việt Nam. Tác phẩm đề cập đến một vấn đề chung của xã hội phong kiến : sự tranh giành
quyền lực. Chủ đề tư tưởng nổi bật của tác phẩm là ca ngợi những tấm lòng trung nghĩa. Đoạn trích Đổng
Mẫu mang đầy đủ những nét đặc trưng về nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Trong đoạn trích có sự xuất hiện của cả hai phe. Bên chính nghĩa có Đổng Mẫu và Đổng Kim Lân. Bên
phi nghĩa có Tạ Ôn Đình, Tạ Lôi Nhược và Hổ Bôn. Phe họ Tạ muốn Đổng Kim Lân quy hàng nhưng
Đổng Kim Lân không chịu, một lòng phò giúp Phụng Cơ và hoàng tử, chuẩn bị khôi phục nhà Tề. Phe họ
Tạ đã dùng thủ đoạn để dụ hàng Kim Lân. Đó là bắt Đổng Mẫu, mẹ của Kim Lân. Chúng muốn lợi dụng
tình mẫu tử để khiến Kim Lân phải khuất phục. Đây là một tình tiết rất quen thuộc trong văn học trung
đại. Thường những người trung nghĩa với vua với nước thì đều là những người hiếu nghĩa với cha mẹ.
Mâu thuẫn của đoạn trích là mâu thuẫn giữa họ Tạ và Đổng Kim Lân. Theo sự phát triển của tình tiết,
mâu thuẫn ấy đẩy lên thành mâu thuẫn giữa trung với vua và hiếu với mẹ của Đổng Kim Lân.
Đúng như tiêu đề, đoạn trích này không nhằm ca ngợi Kim Lân. Đối tượng ngợi ca, trung tâm của đoạn
trích này là Đổng Mẫu. Ngay ở những câu thoại đầu tiên, bà đã tỏ ra là một người mẹ kiên cường. Khi Ôn
Đình ép bà viết thư dụ hàng Kim Lân, bà đã rất khảng khái. Câu hỏi “Bằng không nữa thì bay mần chi ?”
đã là câu trả lời dứt khoát. Nó cho thấy bà không hề phải suy nghĩ khi lựa chọn giữa việc kêu con đầu
hàng để mình được sống hay là chấp nhận cái chết để con làm tròn nghĩa vụ với vua với nước. Từ đầu đến
cuối đoạn trích bà đã thể hiện rất rõ khí tiết của mình. Là một người phụ nữ, nhưng khi đứng trước cường
quyền, bà đã dám cất lên những lời khảng khái. Người mẹ ấy đã chứng tỏ mình là người hiểu biết đạo lí.
Đổng Mẫu là tấm gương sáng về lòng trung nghĩa. Không hề run sợ trước cái chết, bà đã lên tiếng phê
phán lũ người bất trung. Bà dùng những tấm gương trong lịch sử để chỉ ra cái kết cục tất yếu cho kẻ phản
vua :
Ông cha mi hưởng lộc Tề quân
Anh em gã cướp ngôi Thiện đế
(Mi có học mà !)
Kìa Đường thất Hoàng Sào khởi nguỵ, chết chẳng toàn thi

Nọ Hán gia Vương Mãng khi quân, tử vô táng địa…
Bà đã tỏ ra là một người hiểu biết lẽ sống ở đời.
Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào với sự xuất hiện của Đổng Kim Lân. Kim Lân đã phải đứng trước một
sự lựa chọn : trung với vua và hiếu với mẹ. Tâm trạng rối bời của Kim Lân được thể hiện rất rõ :
Mặt nhìn tường tận
Thân lạc mã yên
Cả tiếng kêu, kìa hỡi từ thân
Hà do bị tặc thần hãm tróc (mẹ ôi !)
Trước cảnh mẹ bị hành hạ, Kim Lân đã xuôi lòng, chàng đưa ra cái lí của mình :
Loài côn trùng… thành chi đại nghĩa !
Con dù bỏ mẹ,
Sao phải đạo con,
Chân đạp vuông đầu hãy đội tròn,
Mất thảo ấy sao rằng hiếu tử ?
Trước lời doạ nạt của Ôn Đình, Kim Lân đã buông xuôi :
Thống thiết ! Thống thiết !
Mẫu thân ! Mẫu thân !
(Trăm lạy hai tướng quân)
Xin thư tay cho mỗ lời phân,
Phương khứ tựu cho minh sẽ quyết
Nhưng Đổng Mẫu đã không chấp nhận để cho con trở thành kẻ bất trung. Bà đã tỏ thái độ rất kiên quyết.
Bà thà chịu gia hình chứ không muốn để con thành kẻ bất trung. Bà đã dùng lí lẽ vừa để thuyết phục con,
vừa là để dạy con điều phải trái :
Trượng phu đừng thoái chí,
Thoái chí bất trượng phu.
Lí lẽ bà đưa ra chứng tỏ bà là người hiểu biết lễ nghĩa. Những lời nói của bà đã làm ngời sáng hình ảnh
một bà mẹ vĩ đại :
Con hãy ngay cùng nước cùng vua.
ấy là thảo với cha với mẹ.
Hãy phò an nghiệp chúa,

Cho rạng tiết nhân thần.
Lấy chữ trung chữ hiếu con cân.
Những lời nói của Đổng Mẫu thể hiện rõ tư tưởng trung quân ái quốc của nhà nho xưa. Trung với vua là
yêu nước và đó cũng là một cách thể hiện lòng hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ. Khi nhắc con đong
đếm hiếu và trung, bà mẹ đã khẳng định :
(Có phải)
Chữ trung ấy nặng hơn chữ hiếu đó con
Dù bà mẹ đã dùng mọi lời lẽ để thuyết phục, để an lòng Kim Lân, nhưng người mẹ ấy không thể sinh ra
một người con dễ dàng chấp nhận đứng nhìn mẹ bị hành hạ. Kim Lân vẫn một mực muốn cứu mẹ. Trước
thái độ ấy, Đổng Mẫu đã có phản ứng rất gay gắt. Phản ứng này của người mẹ đã đẩy kịch tính của đoạn
trích tới độ cao trào. Bà mẹ đã không thể chấp nhận hành động khuất phục kẻ thù, bất trung với vua để
cứu mẹ của người con. Bà đã rất dứt khoát phản đối ý định thoả hiệp của Kim Lân :
Bớ Kim Lân ! Để tao chết thời mi hãy đầu Tạ tặc.
Thái độ kiên quyết của người mẹ được thể hiện ở cách xưng hô của bà đối với con và với giặc. Thủ đoạn
bỉ ổi và tàn ác của Tạ Ôn Đình đã không thể thực hiện được trước tấm lòng trung nghĩa của Đổng Mẫu.
Tuy chỉ là một người phụ nữ nhưng bà đã hiểu nghĩa vua tôi quân thần hơn cả những kẻ đang ở ngôi cao
như thái sư họ Tạ. Tính cách khảng khái và bản lĩnh kiên cường của Đổng Mẫu đã thể hiện rất rõ trong
đoạn trích. Mâu thuẫn giữa chính và tà, trung và hiếu đều đã được giải quyết nhờ tấm lòng và bản lĩnh của
bà mẹ này.
Trong đoạn trích cũng như trong toàn vở kịch, tác giả sử dụng rất nhiều lối nói đối với tần số xuất hiện
khá dày của từ ngữ Hán Việt. Điều đó tạo nên không khí trang trọng của vở kịch. Mượn chuyện nước
người để nói nước mình là thủ pháp quen thuộc của văn học trung đại. Bởi các tác phẩm tuồng cung đình
thường được biểu diễn tại những nơi trang trọng để giáo dục lòng trung nghĩa.
III - liên hệ
Cấu tạo vở tuồng Sơn Hậu cùng một mô hình với một số vở tuồng của giai đoạn này. Trong Sơn Hậu,
triều đại chính thống của vua Tề được xây dựng như là một biểu tượng của chính nghĩa. Con người chiến
đấu cho một triều đại chính thống đồng thời cũng có nghĩa là con người chiến đấu cho chính nghĩa, cho lẽ
phải. Vở tuồng nhằm đề cao triều đại chính thống và chống lại mọi xu hướng tiếm quyền đoạt vị, nhưng
qua cuộc chiến đấu để khôi phục triều đại chính thống đó, điều đáng chú ý hơn cả là những phẩm chất
đẹp đẽ của con người có dịp được bộc lộ, nhất là khi biểu diễn trên sân khấu, do hiệu quả của nghệ thuật

diễn xuất, ấn tượng về những phẩm chất này lại càng sâu sắc. Xem Sơn Hậu, không ai quên được tình bạn
cao quý của Đổng Kim Lân đối với Khương Linh Tá, hoặc hình ảnh lẫm liệt của bà Đổng Mẫu trước quân
thù. Sơn Hậu là một vở tuồng cổ còn sống mãi với thời gian, chính bởi vì tác giả của nó không tự bó mình
vào vấn đề chính thống hay không chính thống, mà biết xuyên qua đề tài bảo vệ chính thống, đề cao
những tình cảm cao cả, anh hùng…
Trong Sơn Hậu, ngôn ngữ Việt vẫn là chủ yếu chứ không phải từ Hán Việt, như phần lớn vở tuồng thời
Tự Đức. Nói chung tiếng Việt trong Sơn Hậu nôm na, mộc mạc, gần với khẩu ngữ hơn là gần với ngôn
ngữ bác học như trong các truyện Nôm hay thể ngâm khúc của thời này.

×