Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.79 KB, 2 trang )
Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng
chịu không biết bao tai trời ách nước: Giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém… Cứ mỗi lần vượt
qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống:
LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH
Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào đẻ hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha
ông để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở
đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn.Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì
thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn
nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đày nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói”lá lành đùm lá rách” là nói đén thái đọ
nhường cơm xẻ áo giữa nhưng người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đòng, trên cung một
đát nước. Tuy co lành có rách nhưng cũng là lá. Đay là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn,
thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng
người có thể không nhiều, nhưng nhiều ngươigf hợp lại thì sự giúp đỡ trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp
cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phương, một vùng gập hoạn nạn, thì nhưng vùng bên
cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi phường một ít, mỗi nhà một ít, kết quả thành ra rất to lớn.
Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế
mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại
vững vàng. Người ta nói: miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn
còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thống lá lành
đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất
nước ta đã bao lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở
đồng bằng Nam Bộ…, ;làm cho ruộng đòng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh
viện, trường học… bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan
tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giupos đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố
Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa đực
loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành đọng hưởng ứng đã đáp lại ngay. Cos người
góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ mang đén một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món
tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé…