LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế của quan hệ
kinh tế quốc tế hiện đại. Những phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ đã góp
phần thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Thương mại thế giới đã
tăng lên nhanh chóng. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại
mà cả trong cả lĩnh vực sản xuất, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hoá, xã hội
khác.
Hoà trong bối cảnh đó cùng với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan
hệ” và “là bạn với tấc cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình,
độc lập và phát triển”, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước
và hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng. Với việc gia nhập ASEAN
(7 – 1995), ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế với EU (7 – 1995), tham gia
APEC (11 – 1998), và việc Việt Nam chính thức trở thành viên WTO từ ngày 11
tháng 12 năm 2006. Việt Nam đã và đang từng bước vững chắc hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Sau một năm Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức quốc tế WTO, Nước ta
đã có những mặt tịch cực như xuất khẩu hàng may mặc và một số mặt vẫn còn
hạn chế.
Vì vậy, qua việc tham khảo tài liệu và những kiến thức đã học ở trường, em chon
đề tài Phân tích những ảnh hưởng sau một năm gia nhập WTO ở Việt Nam.
Em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
PHẦN I: NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG
1. về mặt thị trường
Sau gần 1 năm trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền
kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước chuyển đáng mừng như hội nhập sâu hơn, thu
hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh... Song, bên cạnh đó, cũng nảy sinh hàng loạt
vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế cần được giải quyết.
1.1 Xuất khẩu tăng, nhưng không đột biến
Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, trong 11 tháng
năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 43,6 tỷ USD, tăng 30% so với
cùng kỳ năm 2006 và nếu xuất khẩu dầu thô không giảm thì tốc độ xuất khẩu còn
tăng cao hơn nữa. Ông Tuyển nhận xét, một biểu hiện đáng mừng mà từ trước đến
nay chưa từng xảy ra là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp (DN)
trong nước đã tăng cao hơn so với DN có vốn đầu tư nước ngoài (22% so với
18,6%). Một điểm nhấn đáng chú ý nữa là, sau khi đã được dỡ bỏ hạn ngạch, kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may có thể đạt trên 7,5 tỷ USD và nhiều khả năng sẽ đạt
10 tỷ USD vào năm 2010. Bên cạnh đó, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã đa
dạng hơn rất nhiều và thị trường xuất khẩu cũng đã được mở rộng hơn.
Mặc dù vậy, theo ông Tuyển, xuất khẩu của Việt Nam trong gần 1 năm qua vẫn
chưa tăng đột biến. “Điều này đã được tôi dự báo từ trước khi Việt Nam gia nhập
WTO. Và 1 năm sau dự báo này đã đúng. Điều đó cho thấy, chúng ta đã có sự thay
đổi ở nhiều mặt, song còn chậm trễ”, ông Tuyển nói. Cụ thể, cơ cấu kinh tế và sản
phẩm của Việt Nam thay đổi còn chậm; tỷ lệ của hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật
và tri thức trong tổng hàng hoá xuất khẩu chưa tăng mạnh, nên kim ngạch xuất
khẩu chưa tăng đột biến... “Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là lớn, song tỷ
lệ nguyên liệu nhập khẩu lại chiếm tới 80%. Giá trị sản phẩm xuất khẩu của chúng
2
ta vẫn chủ yếu được tạo ra ở khâu gia công”, ông Tuyển nói.
1.2 Còn nhiều vấn đề cần giải quyết
Ông Tuyển nhận xét, đã có nhiều cơ hội được mở ra sau khi Việt Nam trở thành
thành viên của WTO như thị trường xuất khẩu được mở rộng hơn; đổi mới trong
nước được thúc đẩy nhanh và hình thành đồng bộ những yếu tố kinh tế thị trường;
có vị thế mới để triển khai đường lối đối ngoại... Thế nhưng, vẫn còn nhiều vấn đề
cần phải giải quyết, bởi chúng ta cũng đang gặp nhiều thách thức. Cụ thể là cạnh
tranh diễn ra gay gắt ở cả 3 cấp độ sản phẩm và sản phẩm, DN và DN, chính phủ
và chính phủ. “Các sản phẩm của DN không chỉ gặp sự cạnh tranh rất mạnh ở thị
trường nước ngoài, mà ngay cả ở thị trường trong nước. Mặc dù vậy, nhiều yếu tố
liên q`uan tới khả năng cạnh tranh của DN lại nằm ngoài khả năng của DN như
pháp luật, bộ máy thực thi pháp luật, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Điều này lại
nằm trong việc hoạch định chính sách của Chính phủ”, ông Tuyển nói.
Một trong những nguyên nhân của nhập siêu tăng mạnh trong thời gian qua là do
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, cơ cấu sản xuất còn lạc hậu. Bên
cạnh đó, việc phân bổ nguồn lực vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Ông Tuyển cho
biết, hiện giá thép trong nước đang phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu phôi và giá
phôi của nước ngoài, song đầu tư vào sản xuất thép của các DN Việt Nam lại tập
trung vào cán thép, chứ không phải là sản xuất phôi từ quặng. Việc dư thừa công
suất cán thép là một ví dụ.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu thì tác động của giá cả thế giới là điều khó
tránh khỏi. Trên thực tế, các nước khác cũng chịu sự tác động này, nhưng lại ít
biến động về giá như ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân mà ông Trương
Đình Tuyển chỉ ra là do sản xuất ở trong nước phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu
và còn nhiều yếu kém trong quản lý tiền tệ.
“Chúng ta đã tung một lượng tiền đồng lớn ra để mua USD nhằm duy trì tỷ giá,
3
nhưng lại chưa có biện pháp để thu tiền về dẫn đến lượng tiền lưu thông trên thị
trường còn rất lớn. Công tác quản lý nhà nước về thị trường trong bối cảnh thế giới
toàn cầu hoá sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Quá trình sản xuất là cả một dây chuyền
lớn với sự tham gia của nhiều nước và nhiều biến số phức tạp, trong đó có cả biến
số về sự tác động của môi trường và tương tác phát triển. Nếu không quản lý tốt thị
trường tài chính thì việc điều hành nền kinh tế sẽ rất khó khăn”, ông Tuyển lo ngại.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại kết luận: “Một năm là chưa đủ thời gian để
đánh giá những tác động của việc gia nhập WTO với nền kinh tế nước ta. Tuy
nhiên, cơ hội để có sự bứt phá chỉ là 5 năm. Việc quan trọng nhất trong thời điểm
này là phải hành động, bởi chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi
rất nhanh”.
PHẦN II: NHỮNG ẢNH HƯỞNG
4
quốc tế về kinh tế, đặc biệt thông qua tự do hóa hoạt động thương mại và đầu tư.
Việc gia nhập WTO là một bước ngoặt trong quá trình phát triển và hội nhập này.
Việt Nam đã nhận thấy hội nhập quốc tế và việc gia nhập WTO tạo ra những cơ
hội phát triển cho các ngành khác nhau, đồng thời cũng đem lại những thách thức
và một số ngành có thể phải chịu những tác động tiêu cực.
Sau 20 năm cải cách và 10 năm hội nhập quốc tế và khu vực, chính sách và hệ
thống pháp luật về thương mại ở Việt Nam tiếp tục thay đổi đáng kể sau khi gia
nhập WTO. Quyền kinh doanh tiếp tục được mở rộng hơn đối với cả các doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Thuế nhập
khẩu được cam kết ở toàn bộ 10,600 dòng thuế trong cả hai lĩnh vực nông nghiệp
và công nghiệp. Ngay sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã xóa bỏ trợ cấp trực tiếp
đối với xuất khẩu hàng nông sản và một số loại trợ cấp trong các ngành công
nghiệp. Chính sách đối với FDI, khu vực tư nhân và xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và
vừa đã thay đổi và tạo ra môi truờng kinh doanh cạnh tranh và thông thoáng hơn
so với trước.
Nhờ cải cách trong nước và quá trình hội nhập, các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ
và nông nghiệp ở Việt Nam đã đạt được những phát triển tích cực trong những
năm vừa qua, đặc biệt là trong năm 2006-2007, tạo nên kỷ lục về tăng trưởng
GDP, xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài trong năm đầu Việt Nam trở
thành thành viên của WTO.
Cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang dịch vụ và
công nghiệp. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP đã giảm trong khi tỷ trọng của
dịch vụ và công nghiệp tăng lên. Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ
và nông nghiệp tăng liên tục, đặc biệt là trong năm 2006 và 2007. Công ăn việc
làm trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo và dịch vụ tăng cao. Giá trị vốn trong lĩnh
vực công nghiệp chế tạo tăng mạnh, đặc biệt là trong các ngành có định hướng
xuất khẩu. Cơ cấu sở hữu đã thay đổi với sự giảm sút vai trò của các doanh
nghiệp nhà nước trong khi khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tăng nhanh
trong công nghiệp và dịch vụ. Trong nông nghiệp, các trang trại tư nhân và hộ gia
đình đã vượt các nông trường quốc doanh và hợp tác xã. Tỷ trọng đầu tư của nhà
5