MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU......................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................2
4. Kết cấu cấu đề tài..............................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG.................................................................................3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ
BẢN..........................................................................................................3
1.1. Định nghĩa......................................................................................3
1.1.1. Phạm trù bản chất....................................................................3
1.1.2. Phạm trù hiện tượng................................................................4
1.2. Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng......................................4
1.2.1. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống...4
1.2.2. Sự thống nhất biện chứng giữa bản chất và hiện tượng..........5
1.2.3. Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng.............................6
CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CẶP PHẠM
TRÙ BẢN CHẤT – HIỆN TƯỢNG......................................................8
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ
HIỆN TƯỢNG ĐỂ PHÂN TÍCH LỐI SỐNG SINH VIÊN HIỆN
NAY..........................................................................................................9
3.1. Điểm mạnh trong lối sống sinh viên hiện nay................................9
3.1.1. Những thành tựu mà sinh viên đã đạt được............................9
3.1.2. Sinh viên Việt Nam năng động và chịu khó..........................10
i
3.2. Một số tệ nạn mà sinh viên vẫn mặc phải....................................11
3.2.1. Tệ nạn đua xe, ma tuý, cờ bạc...............................................11
3.2.2. Tệ nạn quay cóp bài trong học sinh sinh viên.......................13
3.3. Trách nhiệm của nhà trường, xã hội.............................................15
PHẦN III: KẾT LUẬN.............................................................................17
ii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến hết năm
2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình
quân đầu người đạt 3.521 USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của IMF, kết thúc
năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt
Nam đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người phải đạt trên 10.000
USD. Đây là minh chứng cho thấy, Việt Nam đã vững bước trên con đường
đổi mới, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2020, dưới tác động
của Covid-19, nhiều nước trên thế giới đã rơi vào suy thoái. Tuy nhiên,
Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì tăng trưởng dương (+2,91%), đồng
thời đạt được “mục tiêu kép” trong phịng chống Covid-19 và duy trì tăng
trưởng kinh tế.
Cùng với sự hội nhập kinh tế thị trường, lối sống cách nghĩ của
người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên cũng thay đổi đáng kể: quan điểm
và lý tưởng của họ khác xa những thế hệ trước. Đồng thời cũng kéo theo
hàng loạt tệ nạn xã hội du nhập và thanh niên sinh viên như : đua xe máy,
ma tuý, cờ bạc…Tất cả những vấn đề đó gây mối quan tâm lớn cho toàn xã
hội. Trên hết, tất cả chúng ta phải quan tâm đến lực lượng kế thừa đất nước
sau này, phải làm sao cho thanh niên, sinh viên phải có một lối sống đúng
đắn, thực sự nhận thức rõ trách nhiệm đất nước giao cho mình để học hỏi
vươn lên.
Vì vậy sao một thời gian tìm hiểu, em đã chọn đề tài “ Cặp phạm
trù bản chất và hiện tượng…” để làm đề tài tiểu luận cho nhóm của mình
cũng như có cái nhìn sâu và rộng hơn về đề tài nghiên cứu này.
1
2. Mục đích nghiên cứu
- Bài tiểu luận có mục tiêu chủ yếu là làm rõ mặt lý luận cặp phạm trù bản
chất- hiện tượng.
- Đi sâu hơn ta có những nội dung chủ yếu sau:
+ Ý nghĩa của cặp phạm trù
+ Đánh giá thực trạng sinh viên hiện nay, những điểm mạn, điểm yếu.
+ Những cải tiến có thể thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận được nghiên cứu trong vòng 4 tuần, tập chung nghiên
cứu về các khái niệm cũng như lý luận về các vấn đề liên quan đến cặp
phạm trù bản chất- hiện tượng. Vận dụng kiến thức bản thân để đưa ra
những giải pháp định hướng hiệu quả cho học sinh, sinh viên- những tương
lai đất nước. Khi mà chúng ta đang đứng trước thời đại mới, nhân loại đang
từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành nền
kinh tế dựa vào tri thức.
4. Kết cấu cấu đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, cũng như các phần phụ lục
khác, kết cấu đề tài gồm các phần sau:
Nội Dung
Chương I Một Số Khái Niệm Và Cơ Sở Lý Luận Cơ Bản
Chương II: Ý Nghĩa Của Phương Pháp Luận Cặp Phạm Trù Bản Chất –
Hiện Tượng
Chương III: Vận Dụng Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng Để Phân
Tích Lối Sống Sinh Viên Hiện Nay
III. Kết luận
2
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Định nghĩa.
1.1.1. Phạm trù bản chất
- Bản chất: là tổng hợp tất cả những mặt , những mối liên hệ tất
nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật quy định sự vận động và phát
triển của sự vật đó.
Chú ý:
- Phạm trù bản chất gắn liền với phạm cái chung, cái tạo nên bản
chất của một lớp các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Điều đó đúng với mọi người (bản chất cũng là cái chung) tuy nhiên không
phải cái chung nào cũng là cái bản chất. Ví dụ bên trên thuộc tính của con
người là có đầu, mình và chân tay, cái đó cũng là thuộc tính chung của mọi
người những không tạo nên bản chất của con người.
- Phạm trù bản chất thuộc cùng loại với phạm trù quy luật: nói đến
bản chất có nghĩa là nói tới quy luật, hay là nói tới quy luật có nghĩa là nói
tới cái bản chất. Nhưng mỗi quy luật chỉ biểu hiện được một mặt, một khía
cạnh, cịn bản chất được biểu hiện bằng quy luật.
Ví dụ:
+ Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giai cấp cơng nhân và người
lao động bằng nhiều quy luật: Quy luật giá trị thăng dư, quy luật lợi
nhuận…
+ Những quy luật biểu hiện của sự bóc lột này của giai cấp tư sản
bằng quy luật giá trị thăng dư (nó chỉ biểu hiện được một mặt)
+ Quy luật giá trị thăng dư cũng chỉ thể hiện được một mặt.
3
Lênin: “Quy luật và bản chất là những khái niệm cùng một loại (cùng một
bậc) hay nói đúng hơn là cùng một trình độ”.
1.1.2. Phạm trù hiện tượng
- Hiện tượng: là cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
- Phạm trù hiện tượng: chúng ta cần phân biệt với phạm trù giả
tượng.
Giả tượng cũng là hiện tượng nhưng đó là hiện tượng giả, nó phản ánh
xuyên tạc bản chất, không phù hợp với bản chất. Tuy nhiên giả tượng cũng
có tính chất khách quan và cũng bộc lột bản chất ở một mức độ nhất định
nhưng quanh co, phức tạp hơn.
Ví dụ: Trước đây ta vẫn cho là quả đất đứng im, cịn mặt trời thì
quay xung quanh quả đất. Từ lâu đến nay, khoa học đã chứng minh được
rằng quy luật vận động của hệ thống mặt trời chính quả đất quay xung
quanh mặt trời -> Nhưng giả tượng mặt trời vẫn quay xung quanh trái đất.
Hay sự chuyển động của cây cối bên đường theo chiều chuyển động của xe
chạy đó là ảo tượng.
1.2. Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng
1.2.1. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống.
– Cả bản chất và hiện tượng đều có thực, tồn tại khách quan bất kể
con người có nhận thức được hay khơng.
Lý do là vì:
+ Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định.
Các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan xen chằng chịt
với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định.
Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật.
+ Sự vật tồn tại khách quan. Mà những mối liên hệ tất nhiên, tương
đối ổn định lại ở bên trong sự vật, do đó, đương nhiên là chũng cũng tồn tại
khách quan.
4
+ Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngồi để chúng
ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại khách quan.
1.2.2. Sự thống nhất biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.
Bản chất và hiện tượng là thống nhất với nhau, không thể tách rời
nhau, sự thống nhất đó được thể hiện ở chỗ:
+ Bản chất bao giờ cũng được bộc lộ ra qua hiện tượng và hiện
tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất.
+ Không bản chất nào tồn tại một cách thuần túy mà lại không biểu
hiện qua hiện tượng.
+ Khơng có hiện tượng nào lại khơng biểu hiện của một bản chất nào
đó.
Sự tự nhiên giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biệc chứng
của hai mặt đối lập. Được biểu hiện ra:
+ Sự đối lập giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Bản chất phản ánh
cái chung, cái sâu xa của sự vật. Hiện tượng phản ánh cái riêng, cái biểu
hiện ra bên ngoài của bản chất.
+ Sự đối lập giữa cái tương đối ổn định với cái thường xuyên biến
đổi.
+ Hiện tượng phong phú hơn bản chất, cịn bản chất thì sâu sắc hơn
hiện tượng.
+ Bản chất như thế nào thì hiện tượng như thế ấy.
Ví dụ:
* Bản chất của xã hội tư bản là sự mâu thuẫn giữa tính xã hội lực
lượng sản xuất mâu thuẫn với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản đối với tư
liệu sản xuất -> Giữa người bị bóc lột (giai cấp vơ sản) mâu thuẫn với
người bóc lột (giai cấp tư sản).
Bản chất đó được biểu hiện bằng những hiện tượng vô cùng phong
phú và phức tạp: đó là cuộc khủng hoảng chu kỳ:
5
+ Nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ta .
+ Cuộc sống xa hoa trụy lạc của giai cấp tư sản.
+ Đời sống cực khổ của giai cấp vô sản và người lao động.
* Năm 1930: Bản chất xã hội nước ta là chế độ thuộc địa và nửa
phong kiến. Cho nên đế quốc Pháp đã xây dựng bộ máy cai trị (hình thức) > Bản chất được biểu hiện bởi hình thức: Nam kỳ bảo hộ (Bộ máy do Pháp
cai trị).
+ Ở Trung kỳ: nó giữ nguyên bộ máy của giai cấp phong kiến làm bù
nhìn để phục vụ cho công việc xâm lược của chúng.
+ Ở Bắc kỳ: Chúng xây dựng chế độ tự trị (Bên cạnh đó có quan
thầy của chủ nghĩa thực dân đế quốc).
=> Đây chính là sự thể hiện bản chất nào thì hiện tượng đó.
1.2.3. Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng
Tuy thống nhất với nhau, bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu
thuẫn.
– Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện
chứng.
Tức là, trong sự thống nhất ấy đã bao hàm sự khác biệt.
Nói cách khác, tuy bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, về
căn bản là phù hợp với nhau, nhưng chúng khơng bao giờ phù hợp với nhau
hồn tồn.
Sở dĩ như vậy là vì bản chất của sự vật bao giờ cũng được thể hiện ra
thông qua sự tương tác của sự vật ấy với những sự vật xung quanh. Các sự
vật xung quanh này trong quá trình tương tác đã ảnh hưởng đến hiện tượng,
đưa vào nội dung của hiện tượng những thay đổi nhất định.
Kết quả là, hiện tượng biểu hiện bản chất nhưng không phải là sự
biểu hiện y nguyên bản chất.
6
– Sự khơng hồn tồn trùng khớp khiến cho sự thống nhất giữa bản
chất và hiện tượng là một sự thống nhất mang tính mâu thuẫn.
Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở
chỗ:
+ Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn
tại và phát triển của sự vật. Cịn hiện tượng phản ánh cái cá biệt.
Vì vậy, cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngồi bằng vô số hiện
tượng khác nhau tùy theo sự biến đổi của của điều kiện và hoàn cảnh.
Nội dung cụ thể của mỗi hiện tượng phụ thuộc không những vào bản
chất, mà cịn vào hồn cảnh cụ thể, trong đó bản chất được biểu hiện.
Chính vì thế, hiện tượng phong phú hơn bản chất. Ngược lại, bản chất sâu
sắc hơn hiện tượng.
+ Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan.
Còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy.
Các hiện tượng biểu hiện bản chất không phải dưới dạng y ngun
như bản chất vốn có mà dưới hình thức đã được cải biến, nhiều khi xuyên
tạc nội dung thực sự của bản chất. Ví dụ: Nhúng một phần cái thước vào
chậu nước, ta thấy cái thước gấp khúc, trong khi thực tế cái thước vẫn
thẳng.
– Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm. Cịn hiện tượng khơng
ổn định, nó luôn luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất.
Có tình hình đó là do nội dung của hiện tượng được quyết định
không chỉ bởi bản chất của sự vật, mà còn bởi những điều kiện tồn tại bên
ngồi của nó, bởi tác động qua lại của nó với các sự vật xung quanh.
Các điều kiện tồn tại bên ngồi đó và sự tác động qua lại của sự vật
này với sự vật khác lại thường xuyên biến đổi. Vì vậy, hiện tượng thường
xuyên biến đổi, trong khi bản chất vẫn giữa nguyên.
7
Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là bản chất luôn giữ nguyên như
cũ từ lúc ra đời cho đến lúc mất đi. Mà bản chất cũng biến đổi, nhưng là
biến đổi rất chậm so với hiện tượng.
CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CẶP PHẠM
TRÙ BẢN CHẤT – HIỆN TƯỢNG
- Vì bản chất là cái tất nhiên, ổn định, bên trong, cái quy định sự vận
động và phát triển. Hiện tượng là cái biểu hiện bản chất, nên về mặt nhận
thức không dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu vào bản chất của nó.
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện
chứng của các mặt đối lập. Vì vậy trong nhận thức khoa học cũng như
trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân tích một cách cặn kẽ, loại bỏ
những giả tượng.
Ví dụ: Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là xâm lược, bóc lột nhân dân
các nước, gây mất trật tự an ninh về mặt chính trị. Bản chất đó được biểu
hiện bằng nhiều hình thức phức tạp: viện trợ kinh tế, viện trợ có tính chất
nhân đạo, hợp tác văn hóa, du lịch… Những hình thức đó không biểu hiện
đầy đủ bản chất của sự vật và vấn đề. Có khi cịn xun tạc bởi vẻ bề ngoài.
Cho nên xem xét một sự vật phải thật cặn kẽ để từ hiện tượng đến tận cội
nguồn của bản chất để có biện pháp phịng ngừa. Chúng thường mang tính
chất nhân quyền một cách trừu tượng, áp đặt cho từng nước để gây mất ổn
định đối với một quốc gia.
– Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, ta không nên
dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó.
Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của khoa học nhận thức nói riêng là
phải vạch ra được bản chất của sự vật.
Còn trong hoạt động tực tiễn, cần dựa vào bản chất chứ không phải
dựa vào hiện tượng.
8
– Vì bản chất tồn tại khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ
có thể tìm ra bản chất sự vật ở bên trong sự vật ấy chứ khơng phải ở bên
ngồi nó. Khi kết luận về bản chất của sự vật, cần tránh những nhận định
chủ quan, tùy tiện.
– Vì bản chất khơng tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc
lộ ra bên ngồi thơng qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có
thể tìm ra cái bản chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng.
– Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất
nhiều hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau.
Sở dĩ như vậy vì hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã
cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất.
Nhưng trong một hoàn cảnh và một phạm vi thời gian nhất định ta
khơng bao giờ có thể xem xét hết được mọi hiện tượng biểu hiện bản chất
của sự vật. Do vậy, ta phải ưu tiên xem xét trước hết các hiện tượng điển
hình trong hồn cảnh điển hình.
Dĩ nhiên, kết quả của một sự xem xét như vậy chưa thể phản ánh đầy
đủ bản chất của sự vật. Mà đó mới chỉ phản ánh một cấp độ nhất định của
nó. Q trình đi vào nắm bắt các cấp độ tiếp theo, ngày càng sâu sắc hơn
trong bản chất của sự vật là một quá trình hết sức khó khăn, lâu dài, cơng
phu, khơng có điểm dừng.
Cũng chính vì vậy, khi kết luận về bản chất của sự vật, chúng ta cần
hết sức thận trọng.
9
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ HIỆN
TƯỢNG ĐỂ PHÂN TÍCH LỐI SỐNG SINH VIÊN HIỆN NAY
3.1. Điểm mạnh trong lối sống sinh viên hiện nay
3.1.1. Những thành tựu mà sinh viên đã đạt được.
Trước hết, chúng ta có thể khẳng định thanh niên sinh viên hiện nay
rất năng động, nhạy bén với cuộc sống và công việc, bên cạnh đó họ tiếp
thu được nhiều phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, kiên chì và nỗ lực. Chúng ta
rút ra được những kết luận ấy khi chứng kiến lớp thanh niên đã đạt đạt
được những thành tựu cùng với sự đổi mới của đất nước. Nếu như trước
đây chúng ta chỉ thấy những sinh viên học hành cần cù luôn cắm đầu vào
đọc sách, dù mài kinh sử để sau khi tốt nghiệp lấy được bằng cử nhân được
Nhà nước phân công đi công tác mà một số người đã quên hết cả xung
quanh. Nếu chúng ta cũng chỉ thấy một lớp thanh niên ở nông thôn chưa
đầy hai mươi đã lập gia đình suốt ngày phơi lưng ra đồng, quần quật vất vả
thì giờ đây chúng ta thấy một giới sôi động đầy màu sắc của thanh niên,
sinh viên, họ chỉ chăm chú học tập mà còn biết vận dụng những kiến thức
được học vào cuộc sống. Tham gia các hoạt động xã hội, xông sáo và nhạy
bén “họ có nhiều điều kiện để phát chuyển khả năng sáng tạo, do có đầy đủ
thơng tin, cuộc sống chắt lược tốt hơn, và chủ động hơn trong việc lựa chọn
nghề nghiệp tốt cả những cái đó làm họ năng động hơn”. Giáo sư Bạch
Hưng Khang, Viện trưởng viện cơng nghệ thơng tin đã nói vậy trên báo
Hoa Học Trị : ‘số đơng đều có kiến thức sâu rộng về nhiều mặt, ham hiểu
tìm tịi, chiếm lĩnh những lĩnh vực mới lạ’ phát biểu NSND Chu Thúy
Quỳnh trên báo hoa học trị. Vì thế những huychương vàng, huy chương
bạc quốc tế các mơn văn hố cũng như thể thao đều lọt vào tay đội tuyển
Việt Nam. Chúng ta không thể quên các thế hệ học sinh sinh viên đạt giải
quốc tế các mơn : Tốn, Vật lý, hố học… mà gần đây nhất là gương mặt
10
đội tuyển toán Việt Nam với năm huy chương bạc, một huy chương vàng
đã làm dạng danh trí tuệ Việt Nam.
Thanh niên Việt Nam du học ngày càng nhiều ở rất nhiều nước trên
thế giới đã mang về cho đất nước những tiến sĩ trẻ nắm vững kiến thức
chuyên ngành đảm nhiệm phát chuyển những ngành mũi nhọn nhằm đẩy
mạnh sự phát chuyển kinh tế, khoa học, kỹ thuật.
3.1.2. Sinh viên Việt Nam năng động và chịu khó
Đối với sinh viên hiện nay, rất nhiều người vừa đi học vừa đi làm là
rất phổ biến, điều đó chứng tỏ thanh niên Việt Nam rất cần cù, chịu khó và
đặc biệt là họ có thể tự lập sinh viên làm việc ở khắp mọi nơi làm đủ mọi
nghề lương thiện giúp họ tự chu cấp tiền học hành và cuộc sống bản thân,
nổi bật nhất là sinh viên từ nông thôn ra thành thị những cơng việc họ làm
có thể là gia sư, tiếp thị… đã chứng tỏ sinh viên ngày nay đã nhận thức
“lao động là vinh quang”. Ngoài ra trước đây thanh niên, sinh viên ra
trường được Nhà nước xếp việc làm thì ngày nay, sinh viên ra trường phải
tự tìm việc, điều này có nhiều thuận lợi vì họ có cơ hội lựa chọn được cơng
việc phù hợp, rất nhiều sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã
được nhiều Công ty đến mời đi làm việc. Hiện nay cứ mỗi dịp mùa hè đến
có những phong chào “ánh sáng văn hoá hè” và “thanh niên tình nguyện”
tham gia lao động bảo vệ mơi trường, đến các vùng xa xôi, hẻo lánh đem
lại ánh sáng văn minh cho những trẻ em nghèo đói và cho cả lớp thanh niên
nơng thơn. Điều đó thể hiện sự kế tiếp đùm bọc của thanh niên ngày nay.
Hiện tượng bao hàm bản chất, hiện tượng khơng thốt thi khỏi bản
chất và do đó tất cả các hiện tượng nêu trên phản ánh bản chất của thanh
niên sinh viên hiện nay là sự kết hợp những phẩm chất truyền thống và
những đức tính hiện đại.
11
3.2. Một số tệ nạn mà sinh viên vẫn mặc phải
3.2.1. Tệ nạn đua xe, ma tuý, cờ bạc.
Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường và sự xâm nhập của lối
sống phương tây, bên cạnh những đức tính hiện đại tốt đẹp cần thiết thì
khơng ít sinh viên hiện nay tiếp thu cả điều xấu của cơ chế thị trường, rất
nhiều thanh niên này cho rằng, có đua xe mới thể hiện bản chất của những
“người hùng thời đại” thực sự vì thế nên trong thời gian vừa quan hiện
tượng này là mối lo của toàn xã hội. Nhiều thanh niên không nhận ra rằng
hiện tượng mặc dù thống nhất với bản chất, không tách rời bản chất và bản
chất được biểu hiện qua hiệntượng, bản chất và bản chất được biểu hiện
qua hiện tượng, bản chất thì sâu sắc, vững chắc hơn nhiều, cịn hiện tượng
thì đa dạng mà thường xuyên biến đổi, do vậy bản chất “người hùng thời
đại” chẳng những không được biểu hiện qua hành động đua xe này, mà
những hành động ngông cuồng này còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng
cho xã hội, rất nhiều người vô tội là nạn nhân của các hành vi này, hiện
tượng đã tạm thời lắng xuống nhưng ai có thể đốn được rằng nó sẽ khơng
xảy ra.
Vậy chúng ta suy nghĩ gì về thanh niên, sinh viên qua hiện tượng
trên, liệu chúng ta có thể cho rằng chúng là những bọn ngông cuồng, khờ
dại, vô tích sự cho xã hội ? Phạm trù bản chất và hiện tượng ta thấy mặc dù
có một số thanh niên, sinh viên tham gia đua xe nhưng không phải tốt cả
đều làm vậy do đó có thể nói hiện tượng này làm vẩn đục bản chất của giới
trẻ nói chung, đó chỉ là phản ánh bản chất của cá nhân mà thôi.
Đúng như chúng ta đã biết nhiều hiện tượng biểu hiện phiến diện,
không phù hợp với bản chất, nhưng để hiện tượng trên lan tràn phổ biến thì
tất yếu chúng sẽ trở thành bản chất của giới trẻ.
Một tệ nạn khác là ma tuý và cờ bạc đang diễn ra rất phổ biến trong
thanh niên sinh viên, tệ nạn này đã tồn tại lâu đời, đặc biệt là thanh niên ra
12
thành phố để kiếm kế sinh nhai vì điều kiện vật chất thiếu thốn, thất nghiệp
nhàm trán dẫn đến chỗ thành những con bạc, nghiện hút, ma túy lan tràn
vào các trường học rất nhanh để lại những hậu quả đáng buồn. Nguyên
nhân của hiện tượng này là nhiều thanh niên sinh viên khơng đủ tiền ăn
học, khơng tìm được việc làm, hay những thanh niên trong những gia đình
khá giả không được quan tâm đầy đủ mải chơi, dẫn đến học hành xa sút,
một số thanh niên bất mãn với cuộc đời đã tìm đến ma tuý để quên sự đời,
thậm chí một số thanh niên muốn thử xem sao, hay cho rằng “hút ma tuý
với đáng mặt đàn anh” cũng nhanh chóng vào con đường nghiện ngợp.
Những quan điểm bồng bột thời dại ấy đã dẫn tới những kết quả khơng
cánh vữu vãn.
Trong dư luận xã hội có người cho rằng “dôi dào, thanh niên đứa nào
trả thế” họ đã nhìn nhận vấn đề phiến diện nên thay đổi những tệ nạn thành
bản chất của thanh niên mà đó chỉ là một hiện tượng nhỏ nhoi trong vơ vàn
hiện tượng lý giải bản chất của con người, từ đó sa lánh khơng giúp đỡ kịp
thời cứu vớt những số phận đáng thương. Với tình trạng như vậy có lẽ vô
vàn những ngưới mắc phải nghiệt ngã của ma t và cờ bạc mà sẽ khơng
thốt ra được.
3.2.2. Tệ nạn quay cóp bài trong học sinh sinh viên.
Đi đơi với cơ chế thị trường cịn có tệ nạn phổ biến trong nhà
trường : quay cóp. Hẳn nhiều người đã từng được nghe câu châm ngơn
“khơng quay cóp khơng phải là sinh viên”, “không thi lại không phải là
sinh viên”. Những câu nói trên được khơng ít những sinh viên hưởng ứng
ủng hộ. Đáng buồn hơn theo điều tra của báo hoa học trò 25% sinh viên
được hỏi cảm thấy hối hận sau khi quay cóp. Chuyện tiêu cực này có thể lý
giải bằng những nguyên nhân sau : chế độ thi cử, tuyển chọn chưa hợp lý,
việc coi thi chưa nghiêm khắc dẫn tới việc quan niệm “điểm cao là mình
giỏi” nhưng khơng biết rằng điểm cao chỉ là hiện tượng của bản chất, một
13
con người giỏi với điểm giỏi chưa phản ánh được điều gì ngồi nghệ thuật
copy, quả thật là họ rất năng động sáng tạo ngay cả ở lĩnh vực này cũng
vậy. Đối với nhiều học sinh sinh viên quay cóp đã trở thành cả một nghệ
thuật, không biết khi quay cóp họ có nghĩa tới những người khác chăm chỉ
học hành có khi điểm lại kém hơn họ khơng ?
Về phía dư luận xã hội : các bậc phụ huynh nhà trường phần lớn
cũng lên án hiện tượng này, nhưng cũng khơng ít người tỏ thái độ thờ ơ,
bàng quoan cho rằng ngày nay “sinh viên nào mà chả như vậy”. Chúng ta
cần nắm được đây chỉ là hiện tượng tức thời khơng nên từ đó mà suy rộng
bản chất của thanh niên sinh viên là dối trá, lười biếng. Bởi vì hiện tượng
thường xuyên biến đổi phụ thuộc vào môi trường, các điều kiện khách quan
và hơn thế nữa vì hiện tượng chỉ là khía cạnh của bản chất. Điều cần phải
ngăn chặn là không để hiện tượng này tràn lan dễ tạo ra tâm lý “bình đẳng”
, “nó quay cóp điểm cao tội gì mình khơng quay cóp” lúc đó chắc hẳn hiện
tượng này sẽ phản ánh đúng bản chất của học sinh, sinh viên.
Như vậy chúng ta không nên thờ ơ hay cực đoan với hiện tượng
quay cóp trong nhà trường mà cần phải có biện pháp ngăn chặn, giáo dục
kịp thời đã cung cấp cho đất nước những cử nhân, kỹ sư khơng bị hao mịn
kiến thức, trình độ chun mơn kém.
+ Một số xu hướng của thanh niên, sinh viên :
Cơ chế thị trường rất nhiều sinh viên, thanh niên đã chuyển ngay
sang lối sống quá thực dụng, chỉ biết hưởng thụ, nhiều thành niên quá coi
trọng đồng tiền, coi đồng tiền là mục đích thậm chí ngay cả việc học “hầu
hết chỉ học những ngành mà dễ hái ra tiền” như : tin học, ngoại ngữ… đó là
những khoa học có tính thời thượng (giáo sư Hà Văn Tốn Viện trưởng viện
khảo cổ học trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quốc gia)
trong khi đó các lĩnh vực khoa học cơ bản, nghệ thuật truyền thống lại bị
mai một do thiếu hụt đội ngũ cán bộ kế thừa. Nhiều thanh niên tỏ ra, xa
14
hoa lãng phí tiêu sài những đồng tiền mà khơng phải ra bản thân minh làm
ra. Chúng ta không phản ánh lối sống vui chơi giải trí nhưng với một đất
nước đang phát triển nên tiết kiệm dành cho đầu tư phát triển. Nhiều thanh
niên, sinh viên cho rằng phải “hợp mốt” phải chơi bời thả phanh mới là giới
trẻ trong thời đại mới phải “thoáng” trong mọi lĩnh vực thậm chí cả lời ăn
tiếng nói. Hiện tượng và bản chất có mối quan hệ biện chứng : bản chất
tuổi trẻ được thể hiện qua vô vàn những hiện tượng khác nhau nên không
chỉ những hiện tượng trên mới thể hiện được sự trẻ trung, vui nhộn của
thanh niên, nhiều hiện tượng phản ánh chưa đúng với bản chất cho nên nếu
nghĩ “đã là thanh niên phải vui chơi thoả thích là sai lầm. Về phía xã hội
vẫn cịn một số suy nghĩ lạnh nhạt thờ ơ hay những quan niệm chưa đúng
về lớp trẻ ngày nay. Những hiện tượng nhỏ nhoi khơng sâu sắc là bề ngồi
khơng thể hồn toàn át được những bản chất tốt đẹp của thanh niên sinh
viên.
Nói về lối sống của sinh viên, thanh niên là vơ cùng mênh mang và
càng khó khăn hơn để phát hiện, khám phá bản chất của thanh niên, sinh
viên, nhưng tóm lại chúng ta cần phân tích và hiểu rõ những hiện tượng
phong phú lối sống của tầng lớp nguồn nhân lực hco đất nước, loại bỏ
những hiện tượng tiêu cực, cần phải làm rõ bản chất của thanh niên sinh
viên ngày nay.
3.3. Trách nhiệm của nhà trường, xã hội
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xuống cấp đạo đức, lối sống
của thanh, thiếu niên nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất
là do thiếu sự quan tâm, chưa kết hợp tốt giữa Gia đình – Nhà trường – Xã
hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ. Bởi lẽ, để một con người
được chuẩn bị đầy đủ về tư cách đạo đức cho cuộc sống cộng đồng, việc
giáo dục đạo đức khi nào cũng nằm trong mối quan hệ chặt chẽ: Gia đình –
Nhà trường – Xã hội. Đạo đức của từng con người nói riêng, của tồn xã
15
hội nói chung sẽ được nâng cao nếu mỗi "trụ cột" làm tốt chức năng của
mình. Ngồi ra, phải duy trì mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ giữa Nhà trường
– Gia đình – Xã hội để việc giáo dục được duy trì thường xun, có hiệu
quả.
Cho nên, đứng trước thực trạng trên hơn lúc nào hết, chúng ta phải
nâng cao nhận thức, tìm ra những biện pháp thích hợp để kết hợp chặt chẽ
giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức,
lối sống cho giới trẻ. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy
sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục,
rèn luyện đạo đức, lối sống cho giới trẻ, hình thành phẩm chất cao đẹp,
khát vọng, hoài bảo lập thân, lập nghiệp, cống hiến, tài đức vẹn toàn cho
những người chủ tương lai của đất nước.
Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt
đẹp, là "trường học đầu tiên" để con người được dạy và học về đạo đức.
Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay do sức ép về lao
động, việc làm khiến cho khơng ít các bậc cha mẹ mải miết mưu sinh hoặc
chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc
khoán trắng cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức
hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc khơng biết cách
ngăn chặn, phịng ngừa. Để giáo dục đạo đức cho giới trẻ, mỗi gia đình cần
giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư
tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu. Cha mẹ cần dành nhiều thời
gian quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái hơn trong mọi vấn đề, nhất là
đạo đức, củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tạo nên
một mơi trường thuận lợi cho việc giáo dục xã hội hóa thế hệ trẻ. Sự gương
mẫu trong cách ứng xử, lối sống, trong làm việc… của cha mẹ chính là
16
phương pháp giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất tới con cái. Những bậc cha
mẹ sống với nhau hòa thuận chung thủy và có tình nghĩa với nhau là tấm
gương sáng cho con cái noi theo.
Đối với Nhà trường cần làm tốt sứ mệnh là "trường học thứ hai" của
giới trẻ khơng chỉ dạy chữ, dạy nghề mà cịn là nơi dạy người nên phải đặt
việc giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu
trong nhà trường và phải đặc biệt coi trọng.
Mặt khác, giới trẻ ngày nay đang sống trong thời đại bùng nổ thông
tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở
rộng. Giới trẻ đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ
mơi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đồn thể, chính trị xã hội
cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để giới trẻ phấn đấu, rèn
luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đồn thể, nhất là
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động
phong phú, đa dạng để thu hút, rèn luyện thế hệ trẻ theo các chuẩn mực đạo
đức cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết
uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo
đức, lối sống của thanh, thiếu niên.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Cặp phạm trù bản chất thuộc cùng loại với phạm trù quy luật là cặp
phạm trù quan trọng, nói đến bản chất có nghĩa là nói tới quy luật, hay là
nói tới quy luật có nghĩa là nói tới cái bản chất. Nhưng mỗi quy luật chỉ
biểu hiện được một mặt, một khía cạnh, cịn bản chất được biểu hiện bằng
quy luật. Do đó, Đảng và nhà nước cần vận dụng vĩ mô một cách hiệu quả
để đưa ra những chỉ đạo, định hướng hiệu quả cho toàn dân tộc ta, trong đó
đặc biệt là đối với sinh viên- tương lai của đất nước.
Chưa bao giờ, chúng ta có lực lượng thanh niên đơng đảo như hiện
nay, với 24 triệu thanh niên trong và cả ngoài nước. Theo nghiên cứu của
17
nhiều tổ chức quốc tế, tầng lớp thanh niên đang và sẽ hưởng thụ những cơ
hội, lợi ích ngay khi các xu thế mới, những dịch chuyển lớn trên toàn cầu
diễn ra.
Vì vậy, thế hệ trẻ cần biết phấn đấu, rèn luyện để trở thành thế hệ
công dân Việt Nam có đầy đủ tri thức, hồi bão và trách nhiệm với quốc
gia, dân tộc. Trước hết, thời đại ngày nay và thời kỳ phát triển mới đòi hỏi
thanh niên, đặc biệt là các sinh viên đại học, không chỉ là “chủ nhân tương
lai” mà cịn phải là “người định hình tương lai của đất nước. Là những
công dân thế hệ Z – công dân đám mây, đa năng, các sinh viên cần phải trở
thành người lãnh đạo, người chủ về công nghệ và đổi mới sáng tạo của đất
nước, đi đầu trong phát triển và ứng dụng công nghệ.Muốn vậy, sinh viên
cần tích lũy, trang bị kiến thức cho bản thân, kỹ năng và thái độ phù hợp
với thực tiễn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao khả năng thích
nghi của bản thân trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay.
18