Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị mac lenin và sự vận dụng trong cuộc sống cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.17 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC- LÊNIN......................................................2
1.1. Giai đoạn 1843 - 1848.......................................................................2
1.2. Giai đoạn 1848 - 1895.......................................................................3
1.3. Những đóng góp của Mác và Ăng-ghen trong kinh tế chính trị. .4
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC- LÊNIN
TRONG CUỘC SỐNG CÁ NHÂN............................................................5
2.1. Kinh tế chính trị nâng cao năng lực tư duy lý luận cho học viên 5
2.2. Giúp bản thân có được niềm tin vào sự tất thắng của chủ nghĩa
xã hội, tin vào đường lối chính trị của Đảng, tin vào quần chúng
nhân dân...................................................................................................6
2.3. Góp phần nâng cao ý thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện của học
viên............................................................................................................7
KẾT LUẬN......................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................9

i


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Triết học có vai trị rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học cụ thể.
Và ngược lại, với mỗi gian đoạn phát triển của khoa học, nhất là khoa học tự
nhiên thì triết học cũng có một bước phát triển. Như Ph.Ăngghen đã từng
nhận định: “Mỗi khi có những phát minh của khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa
duy vật cũng thay đổi hình thức”. Do đó, việc nghiên cứu các tư tưởng Triết
học không thể tách rời các giai đoạn phát triển của khoa học, nhất là khoa học
tự nhiên.


Sau hơn 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, với đường lối đổi mới
đúng đắn, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc
và sức mạnh thời đại, Đảng và nhân dân ta đã giành được những thành tựu to
lớn và rất quan trọng: Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước
vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; nước ta ngày càng có vị
thế cao trên trường quốc tế, có uy tín và niềm tin với bè bạn các nước trên thế
giới, tạo thế và lực mới cho sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đạt được kết quả đó,
chúng ta khơng thể phủ nhận một phần là do những nhận thức đúng đắn của
Đảng và nhà nước dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh và học thuyết Mac- Lênin
Nhận thức được điều đó, tơi đã lựa chọn đề tài “Sự hình thành và
phát triển của Kinh tế chính trị Mac-Lenin và sự vận dụng trong cuộc
sống cá nhân” để hiểu rõ hơn về vấn đề.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC- LÊNIN
1.1. Giai đoạn 1843 - 1848
Đây là giai đoạn hình thành cơ sở triết học và phương pháp luận của
C.Mác và Ăngghen để đi vào nghiên cứu kinh tế chính trị. Lúc đầu các ơng là
những người dân chủ cách mạng, tích cực tham gia phong trào đấu tranh vì tự
do dân chủ, bảo vệ lợi ích của nơng dân, địi tự do báo chí và bắt đầu tìm hiểu
những vấn đề về kinh tế. Các ông đã xây dựng thế giới quan phương pháp
luận khoa học - Phương pháp duy vật biện chứng. Đồng thời các ông chuyển
từ lập trường dân chủ sang lập trường chủ nghĩa cộng sản.
Trong giai đoạn này, các ông viết một số tác phẩm sau:
"Bản thảo kinh tế-triết học" (1844); "Lược thảo phê phán khoa kinh tế

chính trị" (1844); "Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh" (1844); "Hệ tư tưởng
Đức" (1846); "Sự khốn cùng của triết học" (1847); "Lao động làm thuê và tư
bản" (1849); "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" (1848).
Trong những tác phẩm trên, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được coi là
mốc mở đầu của thời đại mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp
công nhân quốc tế. Đây là tác phẩm trình bày một cách xúc tích nhất những tư
tưởng, quan điểm về: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản
khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen. Thể hiện cụ thể như sau:
- Các ông đã khẳng định cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định chính trị,
tư tưởng của thời đại, sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Đặc biệt khi xã hội có giai cấp, thì lịch sử xã hội
là lịch sử đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã
hội loài người (các ông đã vượt khỏi tư tưởng duy tâm và siêu hình).
2


- Các ông đã xác định được đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị
là nghiên cứu mặt xã hội của quá trình sản xuất và trao đổi những của cải vật
chất nhất định của một xã hội., đồng thời các ông đi vào nghiên cứu các khái
niệm, phạm trù, quy luật của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: hàng
hóa, tiền tê, tư bản, giá trị, sở hữu... và đi đến kết luận: những người cộng sản
có nhiệm vụ xóa bỏ chế độ tư hữu.
- Các ơng khẳng định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khơng
phải là phương thức tồn tại vĩnh viễn, nó tất yếu sẽ bị tiêu vong và được thay
thế bằng một phương thức phát triển cao hơn - đó là phương thức sản xuất
cộng sản chủ nghĩa. Sứ mệnh lịch sử này là do giai cấp công nhân đảm nhận.
1.2. Giai đoạn 1848 - 1895
Đây là giai đoạn xây dựng và hoàn thành học thuyết kinh tế của C.Mác
và Ph.Ăngghen, hạt nhân là bộ Tư bản.
Từ 1848 - 1856, các ông chuyển việc nghiên cứu từ lĩnh vực triết học

sang lĩnh vực kinh tế chính trị, trước hết là đi vào tìm hiểu tình hình chính trị,
xã hội của thế giới và đã viết một số tác phẩm: "Đấu tranh giai cấp ở Pháp"
(1848-1850); "Ngày mười tám Sương mù của Loui Bonaparte"; "Cách mạng
và phản cách mạng ở Đức" (1851-1852).
Từ 1857 - 1858, C.Mác viết bản thảo kinh tế đầu tiên (khơng được xuất
bản). Ở đây, C.Mác trình bày những quan điểm của mình về đối tượng,
phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị; về hàng hóa, tiền tệ, tư bản, lợi
nhuận, lợi tức và về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản.
Đến năm 1859, C.Mác viết tác phẩm "Góp phần phê phán khoa kinh tế
chính trị". Trong tác phẩm này ơng tiếp tục trình bày những tư tưởng của
mình về duy vật lịch sử, về hàng hóa, giá trị, tiền tệ.
Từ 1861 - 1863 C.Mác viết bản thảo kinh tế thứ hai gồm 23 quyển với
1472 trang và lấy tên là "Tư bản". Trong bản thảo này, ơng trình bày quá trình
3


chuyển hóa của tiền thành tư bản, giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối, lợi
nhuận bình quân, và sơ đồ tái sản xuất tư bản xã hội.
Từ 1864 - 1865 C.Mác viết bản thảo thứ ba và chuẩn bị tư liệu cho bản
thảo thứ tư. Trong bản thảo thứ ba, ơng trình bày về các loại hình tư bản.
Như vây, C.Mác dự kiến bộ Tư bản của ông gồm 4 quyển: Quyển I:
Quá trình sản xuất của tư bản.
Quyển II: Q trình lưu thơng của tư bản.
Quyển III:Tồn bộ quá trình sản xuất của tư bản chủ nghĩa.
Quyển IV: Phê phán lịch sử lý luận giá trị thặng dư.
Năm 1867, Quyển I bộ Tư bản được xuất bản bằng tiếng Đức, sau đó
được tái bản bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Do điều kiện phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân và sức khoẻ, ông thể tiếp tục xuất bản những
quyển tiếp theo.
Sau khi C.Mác mất, Ăngghen kế tục sự nghiệp của ông. Ăngghen chỉnh

lý và cho xuất bản 2 quyển tiếp theo vào những năm: 1885 và 1894.
Ăngghen cùng Mác viết tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, khi Mác
mất ông đã viết tác phẩm Chống Đuyrinh để bảo vệ và phát triển học thuyết
kinh tế của Mác. Thông qua tác phẩm này Ăngghen đã khái quát bộ Tư bản
thành ba bộ phận: Triết học Mácxít; Kinh tế chính trị mácxít; Chủ nghĩa xã
hội khoa học.
1.3. Những đóng góp của Mác và Ăng-ghen trong kinh tế chính trị
- Mác đưa ra quan điểm mới về đối tượng và phương pháp cỉa Kinh tế
chính trị (Mà phương pháp trừu tượng hóa khoa học và phương pháp duy vật
biện chứng là nền tảng).
- Mác đưa ra quan điểm lịch sử về sự phát triển kinh tế vào việc phân
tích các phạm trù, các quy luật kinh tế.
4


- Dựa trên quan điểm lịch sử, Mác thực hiện một cuộc cách mạng về
học thuyết giá trị - lao động (giải quyết được bết tắc cảu các trào lưu tư tưởng
kinh tế trước đây).
- Công lao to lớn của Mác là xây dựng học thuyết giá trị thặng dư, hịn
đá tảng của chủ nghĩa Mác.
- Cơng lao to lớn của Mác còn thể hiện ở một loạt phát hiện khác nhau
như phân tích tích lũy tư bản, sự bần cùng hóa giai cấp vơ sản, nghun nhân
nạn thất nghiệp...
- Mác, Ăngghen đã dự đoán về những nội dung của xã hội tương lai.
- Lý luận kinh tế Mácxít đã vạch ra mâu thuẫn cơ bản của xác hội tư
bản, vạch ra quy luật vận động tất yếu của lịch sử.
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC- LÊNIN
TRONG CUỘC SỐNG CÁ NHÂN
2.1. Kinh tế chính trị nâng cao năng lực tư duy lý luận cho học viên
Người cán bộ mà dừng lại ở tư duy kinh nghiệm, tuyệt đối hóa tri thức

kinh nghiệm sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm, như vậy sẽ không thể không rơi
vào thế giới quan duy vật tầm thường và phương pháp tư duy siêu hình, tuyệt
đối hóa cái cụ thể, cái đơn nhất đem áp dụng nó vào cái phổ biến cái đa dạng,
cái tồn thể.
Chỉ có trên cơ sở trang bị thế giới quan duy vật biện chứng, người cán bộ
mới nâng cao được trình độ, năng lực tư duy của mình. Từ kinh nghiệm phát
triển lên lý luận khoa học, mới có đủ điều kiện đảm bảo để khám phá, đi sâu
vào bản chất sự vật, quy luật vận động phát triển của nó. Đồng thời, nâng cao
tư duy lý luận sẽ giúp người cán bộ quản lý tránh khỏi lúng túng, bất lực, nắm
bắt được tình hình nhanh chóng, ra được quyết định nhanh đúng và trúng.

5


Các chuyên đề thuộc bộ môn triết học trong chương trình Trung cấp lý
luận chính trị - hành chính đã cung cấp những tri thức cơ bản về các quy luật
của tự nhiên, xã hội và tư duy thông qua hai nguyên lý, ba quy luật, sáu cặp
phạm trù của phép biện chứng. Đó được coi là tri thức nền tảng xây dựng thế
giới quan biện chứng khoa học cho học viên để tiếp tục nghiên cứu các phần
học sau. Đó là kim chỉ nam, đóng vai trị định hướng cho hoạt động của đội
ngũ cán bộ, tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và
nhân dân về mục tiêu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước.
2.2. Giúp bản thân có được niềm tin vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã
hội, tin vào đường lối chính trị của Đảng, tin vào quần chúng nhân dân.
Có được thế giới quan đúng đắn, giảng viên sẽ củng cố cho học viên niềm
tin khoa học vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào sự lãnh
đạo của Đảng, vào con đường cách mạng mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn.
Hiện nay, kẻ thù sử dụng nhiều chiêu thức “Diễn biến hịa bình” trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng. Người cán bộ được trang bị thế giới
quan khoa học sẽ nhận thức được những diễn biến phức tạp trong cuộc đấu

tranh với kẻ thù, nâng cao tinh thần cảnh giác. Những tri thức lý luận giúp cán
bộ, học viên có được sự kiên định trong cuộc đấu tranh chống lại các quan
điểm sai trái, cơ hội, phản động, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; giữ
vững và tăng cường trận địa tư tưởng xã hội chủ nghĩa, làm thất bại âm mưu
“Diễn biến hồ bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá của kẻ thù.
Đặc biệt, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, đã có những cán bộ khơng giữ được mình, dẫn đến tình trạng
“tự diễn biến, tự chuyển hóa” ở một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên. Có
người thay đổi lập trường, tư tưởng, lối sống, thiếu niềm tin vào chế độ, vào
sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị của nhà
trường lúc này càng trở nên cần thiết hơn nữa. Niềm tin vào con đường Đảng
6


đã lựa chọn sẽ tạo lập cho người cán bộ có lập trường vững vàng, có lý tưởng
cao đẹp. Từ đó dẫn đến hành động đúng đắn như mạnh dạn đấu tranh chống
tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh
cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân, tệ tham nhũng, những biểu hiện
tiêu cực của xã hội ngày nay.
2.3. Góp phần nâng cao ý thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện của học viên.
Khi có tri thức, niềm tin, lý tưởng, học viên sẽ xác định cho mình động cơ
đúng đắn để rèn luyện và học tập. Trên cơ sở thế giới quan khoa học, mỗi học
viên sẽ nhận thức rõ trình độ, năng lực của bản thân và xác định được phương
hướng phấn đấu. Khi đó, niềm tin, lý tưởng sẽ trở thành động lực để học viên
trau dồi kiến thức chuyên môn, phấn đấu trở thành những cán bộ ưu tú, đáp
ứng được yêu cầu của công việc. Khơng chỉ thế, người cán bộ có lý tưởng
cũng sẽ tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức theo chuẩn mực đạo đức chung của
người cán bộ, thực sự vươn lên thành người vừa hồng, vừa chun.
Chính trong q trình học tập lý luận chính trị ở trường, học viên hình

thành khả năng tư duy biện chứng và vận dụng vào hoạt động thực tiễn. Việc
nắm bắt sâu sắc tri thức lý luận cho phép họ phát huy được năng lực tổng kết
thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, chủ động trong việc nắm bắt và đưa ra các giải
pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương mình, gắn lý
luận với thực tiễn. Thực tế đã chứng minh, nhiều học viên sau khi kết thúc
chương trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, trở về đơn vị công tác đã vận
dụng những kiến thức được học để thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý.
Nhờ đó, hoạt động lãnh đạo, quản lý của họ tốt hơn, tầm nhìn xa hơn, gắn với
thực tiễn hơn, đem lại hiệu quả cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh của địa phương.

7


KẾT LUẬN
Đất nước chúng bước vào thế kỷ XXI với đã có những bước nhảy vọt
trong hơn 30 năm đổi mới. Đặt niềm tin vào Đảng, đi theo định hướng Xã hội
Chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc áp dụng lý luận nhận thức vào vấn đề cải
tạo thực tiễn nền kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng. Ngày
nay, để phát triển của bất cứ hình thái kinh tế nào thì triết học vẫn dụng cũng
ln đóng một vai trị then chốt cho nền móng và sự phát triển. Những vấn đề
triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn, phương pháp biện chứng... luôn là
cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát
triển xã hội
Xác định được tầm quan trọng của tri thức triết học trong việc bồi dưỡng
thế giới quan khoa học theo Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bản
thân tôi luôn ý thức tự giác nâng cao chất lượng chun mơn, nghiệp vụ để có
thể tiếp thu các nội dung, nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.


8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. - Giáo trình Triết học Mac-LêNin - NXB Chính trị quốc gia 2016
3. - Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện hội nghị lần thứ VI,
Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, trang 31.

9



×