MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ FINTECH VÀ MỐI
QUAN HỆ CỦA FINTECH VÀ NGÂN HÀNG.......................................2
1.1. Giới thiệu chung về Fintech..........................................................2
1.1.1. Khái niệm chung về fintech và công ty fintech...........................2
1.1.2. Phân loại công ty Fintech............................................................3
1.2. Tác động của các công ty fintech đối với hoạt động ngân hàng
tại Việt Nam...........................................................................................4
1.3. Hợp tác giữa các công ty fintech và các ngân hàng tại Việt Nam
.................................................................................................................5
1.3.1. Lợi thế và hạn chế của các ngân hàng tại Việt Nam:..................5
1.3.2. Lợi thế và hạn chế của các công ty fintech tại Việt Nam............6
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG VỀ FINTECH.................................................................................8
2.1. Quan điểm của ngân hàng trung ương Việt Nam về fintech.....8
2.1.1. Bổ trợ và phát triển Fintech.........................................................8
2.1.2. Hoàn thiện hệ sinh thái để Fintech phát triển..............................9
2.2. Quan điểm của ngân hàng trung ương Ấn Độ về fintech.........11
2.3. Ngân hàng trung ương Mỹ và định hướng Fintech 2.0............12
2.4. Ngân hàng trung ương Anh đẩy mạnh phát triển fintech........14
CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ FINTECH ĐẶT RA CHO
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM CÁC KHUYÊN NGHỊ
PHÁT TRIỂN FINTECH.........................................................................16
i
3.1. Các vấn đề đặt ra cho ngân hàng trung ương...........................16
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển fintech tại Việt Nam...........17
KẾT LUẬN....................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................21
ii
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc cách mạng công nghệ lần VI đã mở ra xu hướng mới trong việc
tự động hóa, là một cuộc cách mạng cơng nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh và
có tác động sâu sắc trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng diễn ra trên 3 lĩnh vực
chính: cơng nghệ sinh học, kĩ thuật số và vật lí. Đặc biệt, là ở vĩnh vực kĩ
thuật số với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (loT) và dữ
liệu lớn (Big Data). Cuộc cách mạng đã tạo ra một diện mạo mới cho thế giới
và tác động đến toàn cầu đặc biệt đã tác động đến mơ hình tổ chức và quản trị
ngành Tài chính ngân hàng.
Trong những năm gần đây thì cụm từ fintech khơng cịn xa lạ gì đối với
người dân trên toàn thế giới. Đặc biệt, tại Việt Nam fintech đã và đang phát
triển một cách mạng mẽ. Việc áp dụng cơng nghệ vào lĩnh vực Tài chính ngân
hàng đã khơng cịn là một việc xa lạ với các Ngân hàng thương mại. Khi cơ
sở hạ tầng và các phát triển về điện tử viễn thông đang ngày càng tiến bộ vượt
bậc thì việc tiếp cận là vơ cùng dễ dàng với KH. Các Ngân hàng thương mại
đang nghiên cứu triển khai để ứng dụng vào thực tế và việc các Ngân hàng
thương mại bắt tay với các công ty fintech thời gian gần đây đang dần tăng
lên. Vậy câu hỏi đặt ra fintech là gì? Fintech ảnh hưởng như thế nào đối với
ngành Tài chính ngân hàng? Cũng như các vấn đề đặt ra cho Ngân hàng
thương mại và Ngân hàng nhà nước trong thời kì hội nhập và phát triển
fintech. Do đó, qua q trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài “
Quan điểm của các ngân hàng trung ương về Fintech” để có cái nhìn sâu
và rộng hơn.
1
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ FINTECH VÀ
MỐI QUAN HỆ CỦA FINTECH VÀ NGÂN HÀNG
1.1. Giới thiệu chung về Fintech
1.1.1. Khái niệm chung về fintech và công ty fintech
Fintech là viết tắt của từ Financial Technology cơng nghệ tài chính,
hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về fintech. Tuy nhiên,
vào năm 2018 theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (BCBS) thì fintech
là “các sáng tạo tài chính dựa trên nền tảng công nghệ để tạo ra các mô hình
kinh doanh, ứng dụng, quy trình, sản phẩm mới có tác động cụ thể đến các thị
trường và định chế tài chính, cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ tài
chính”.
Hiện nay, trên tồn thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến
fintech, hầu hết tất cả các nghiên cứu về fintech đều nhận định rằng fintech đã
có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động Tài chính ngân hàng. Trên tồn thế
giới đã có rất nhiều đầu tư vào fintech, tại Việt Nam tuy chỉ mới xuất hiện
những năm gần đây nhưng tính đến hết năm 2017 thì thị trường fintech của
Việt Nam đã đạt được 4,4 tỉ USD và hiện có 67 cơng ty hoạt động trong các
lĩnh vực khác nhau nhưng phần lớn tập trung vào mảng thanh tốn. Theo ơng
Nghiêm Thanh Sơn – Phó Trưởng ban chỉ đạo fintech Ngân hàng nhà nước
cho biết: "phần lớn các công ty fintech của Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực thanh tốn, và đã có 26 doanh nghiệp được Ngân hàng nhà nước cấp phép
cung cấp dịch vụ trung gian thanh tốn. Hiện đã có 78 ngân hàng triển khai
dịch vụ thanh toán qua Internet và 41 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán
qua điện thoại di động"
Theo Brian Boldt (2017) thì “Các cơng ty fintech là các doanh nghiệp
sử dụng công nghệ mới để tạo ra các dịch vụ tài chính mới và tốt hơn cho cả
2
người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nó bao gồm những cơng ty thuộc các loại
hình có thể hoạt động trong quản lý tài chính, bảo hiểm, thanh tốn, quản lý
tài sản ...”
1.1.2. Phân loại công ty Fintech
Các công ty fintech được chia thành 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất là các cơng ty cung cấp các sản phẩm tài chính
mới cho người dùng, bao gồm tất cả các các sản phẩm fintech tương ứng với
các mảng hoạt động hiện tại của ngành tài chính truyền thống gồm thanh
tốn; huy động vốn; cho vay; đầu tư và quản lý tài sản; bảo hiểm được gọi là
nhóm kinh doanh.
Trong thanh tốn, fintech cung cấp các phương thức thanh toán hiện
đại, giúp cho việc thanh tốn trở nên tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng ở mọi
nơi có Internet trên các thiết bị được kết nối với internet bằng phần mềm
chuyên dụng, như thanh toán di động, ví điện tử, chuyển tiền.
Trong huy động vốn, fintech tạo ra sản phẩm gọi vốn trực tuyến từ
cộng đồng cho phép người có dự án hay ý tưởng sản phẩm nhưng lại khơng
có vốn để thực hiện, có thể huy động vốn từ xã hội. Hiện nay trên thị trường
có các hình thức gọi vốn như: Gọi vốn theo hình thức ủng hộ , theo hình thức
có đãi ngộ, theo hình thức góp vốn, theo hình thức cho vay, theo hình thức
phát hành tiền ảo.
Trong cho vay, fintech cung cấp sản phẩm cho vay ngang hàng (peertopeer lending) dựa nền tảng trực tuyến để kết nối người đi vay và người cho
vay, nhằm giảm chi phí nhiều nhất cho người đi vay và tăng lợi cho người cho
vay do giảm bớt khâu trung gian.
Trong bảo hiểm, fintech cung cấp mơ hình người mơi giới và mơ hình
cơng ty bảo hiểm giúp thúc đẩy khả năng tìm kiếm các loại hình bảo hiểm
3
phù hợp và mang lại những giải pháp tốt hơn cho KH thông qua việc sử dụng
công nghệ.
Trong đầu tư và quản lý tài sản, fintech cung cấp các giải pháp tư vấn,
lựa chọn hình thức và quản lý các khoản đầu tư dựa trên công nghệ thông qua
mạng giao dịch xã hội và tư vấn tự động.
Nhóm thứ hai là nhóm cung cấp các giải pháp cơng nghệ và các
cơng cụ hỗ trợ mới, cịn gọi là nhóm hỗ trợ như: các công cụ bảo mật, nhận
diện KH, quản lý và phân tích dữ liệu, quản lý rủi ro, quản lý quan hệ KH, các
phần mềm quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp.
Trên nền tảng internet và kỹ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mơ
hình kinh doanh trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng đã được các doanh
nghiệp fintech phát triển. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của các công
nghệ mới như dữ liệu lớn(Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, điện
thoại thông minh…, fintech đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế
giới. Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng cơng nghệ mang lại nhiều tiện
ích, mở ra thời đại mới trong hoạt động tài chính trên tồn thế giới: thời đại
kỹ thuật số.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research), nhóm đã
thấy được rằng khái niệm trên đã gây ra một làn sóng tranh luận giữa các nhà
nghiên cứu với nhau về việc các Ngân hàngTM có nên hay khơng nên hợp tác
với các cơng ty fintech.
1.2. Tác động của các công ty fintech đối với hoạt động ngân hàng tại
Việt Nam
Trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 như hiện nay thì việc áp dụng
kĩ thuật công nghệ đang là vấn đề được rất nhiều sự quan tâm của tất cả các
nhà đầu tư trong tất cả các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, giáo dục, y tế và đặc
biệt là về lĩnh vực Tài chính ngân hàng. Theo Ủy ban về ổn định tài chính
4
(2017), sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực fintech trong thời gian qua có thể
mang lại những lợi ích và rủi ro, thách thức đối với hệ thống Ngân hàng.
Fintech hiện đang có ảnh hưởng tới phần lớn các dịch vụ truyền thống mang
tính cốt lõi của Ngân hàng (như huy động vốn, cho vay và thanh toán) với
hàng loạt cơng nghệ mang tính đột phá, hiện đại.
Cùng với sự phát triển của ngành điện tử viễn thông mà cụ thể hơn đó
chính là sự phát triển của những chiếc điện thoại thông minh (smartphone),
thiết bị di động cùng với mạng điện thoại thì hiện nay việc tiếp cận với các
sản phẩm dịch vụ Ngân hàng ngày càng dễ dàng hơn. Nó cũng góp phần thay
đổi thói quen của KH trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.
Chính vì thế việc hịa nhập với xu hướng phát triển fintech trên toàn
cầu là tất yếu. Việc thay đổi này khơng chỉ để thích ứng mà cịn là một bước
để phát triển trong thời kì đổi mới cơng nghệ 4.0. Nhiều Ngân hàng trên thế
giới đã giảm bớt số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch, dần chuyển sang
mơ hình Ngân hàng số. Tuy nhiên, hiện nay nếu các Ngân hàngTM tại Việt
Nam đầu tư để phát triển Ngân hàng số sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu khơng
mau chóng hịa nhập thì sẽ trở thành lực cản vơ hình cho ngành Tài chính
ngân hàng tại Việt Nam. Vì thế thay vì chờ đầu tư xong để đi vào hoạt động
thì các Ngân hàng có thể hợp tác cùng các công ty fintech để phát triển, ứng
dụng các công nghệ hiện đại, không cần bỏ ra quá nhiều chi phí cho cơ sở hạ
tầng cơng nghệ ban đầu và có thể đáp ứng được yêu cầu của các KH.
1.3. Hợp tác giữa các công ty fintech và các ngân hàng tại Việt Nam
1.3.1. Lợi thế và hạn chế của các ngân hàng tại Việt Nam:
Hệ thống Ngân hàng với bề dày lịch sử hình thành và phát triển lớn
mạnh, góp phần rất lớn vào sự phát triển của thị trường tài chính, với lợi thế
có sẵn của mình như:
5
Về uy tín thì Ngân hàng có sự bảo đảm về tiềm lực tài chính, với
lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và tiềm lực về tài chính lớn, tính ổn
định rất cao, do đó các nhà đầu tư rất an toan khi chọn Ngân hàng là một kênh
đầu tư. Việc kinh doanh tiền tệ của hê thống ngân hàng phần lớn là hiệu quả,
đảm bảo sự tin tưởng các nhà đầu tư.
Về tổ chức mạng lưới được tổ chức đều khắp nơi, nắm giữ một
số lượng rất lớn KH; hệ thống được giám sát chặt chẽ, đảm bảo cho hệ thống
được vận hành ổn định, có khả năng kiểm sốt rủi ro và đảm bảo an tồn cho
các giao dịch của KH.
Về vốn thì Ngân hàng có nguồn vốn lớn, có thể đầu tư mạnh vào
hệ thống công nghệ phục vụ cho các dự án mới, sản phẩm dịch vụ mới.
Về kinh nghiệm có thể nói Ngân hàng là một chuyên gia về tài
chính và quản lý tài chính, ln có một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên
nghiệp và có hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng và có
sẵn mạng lưới KH và cơ sở dữ liệu KH lớn.
Tuy nhiên, dù lịch sử hình thành và phát triển lâu đời có tiềm lực lớn
nhưng hệ thống ngân hàng và các sản phẩm của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng
nhu cầu phát triển của thời đại công nghệ, như:
Thủ tục phức tạp (hồ sơ giấy), qua nhiều bước, nhiều cấp để
kiểm tra, xác minh, do đó dẫn đến mất rất nhiều thời gian của khách hàng,
thời gian để hồn thành giao dịch có thể là nhiều tuần và tốn kém chi phí.
Sản phẩm của ngân hàng chưa đáp ứng được nhiều đối tượng; hệ
thống chưa thật sự gần gũi với nhiều loại đối tượng khách hàng, tạo sự e ngại
của khách hàng khi thực hiện giao dịch.
6
1.3.2. Lợi thế và hạn chế của các công ty fintech tại Việt Nam
Dù là sinh sau hệ thống Ngân hàng nhưng do ứng dụng công nghệ vào
quản lý tài chính, nên bước đầu tạo ra hiệu quả tốt tring ngành tài chính, đáp
ứng với nhu cầu phát triển của thời đại, như:
Ứng dụng công nghệ nên tạ o nhiều sản phẩm tài chính mang
tính đột phá hơ n so vớ i sản phẩ m của hệ thống Ngân hàng truyền thống.
Thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện ở mọi
nơi có thiết bị thơng minh được kết nới với internet, KH khơng cần đến phịng
giao dịch của Ngân hàng nhưng vẫn thực hiện vay, cho vay, thanh tốn,….
chỉ cần vài thao tác trên thiết bị thơng minh, kết quả thực hiện trong khoản 10
giây.
Giảm bớt khâu trung gian nên tiết kiệm được chi phí.
Đối tượng KH được mở rộng, tạo sự thoải mái khi thực hiện giao
dịch.
Do đó, với những lợi thê nêu trên thì Fintech là xu hướng tất yếu của
tương lai ngành Tài chính ngân hàng. Tuy fintech đạt được nhiều ưu thế vượt
trội so với hệ thống Ngân hàng truyền thống nhờ ứng dụng cơng nghệ nhưng
vẫn cịn những thách thức, như:
Do ứng dụng công nghệ nên phải ưu tiên bảo đảm an tồn của hệ
thống, bảo mật thơng tin, có biện pháp phịng ngừa những gian lận, tội phạm
cơng nghệ.
Thói quen của KH là giao dịch tại các phòng giao dịch của Ngân
hàng hoặc các tổ chức tài chính, do đó để thay đổi thói quen của người dùng
là một khó khăn của các tổ chức tài chính số (nếu khơng phải hệ thống Ngân
hàng).
7
Do mới hình thành nên tiềm lực về tài chính của fintech cũng
chưa lớn mạnh, chưa thu hút nhiều KH.
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG VỀ FINTECH
2.1. Quan điểm của ngân hàng trung ương Việt Nam về fintech
Tại Diễn đàn Cơng nghệ tài chính (Fintech) Việt Nam 2018 ngày 30/5,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng nhà nước) Lê Minh Hưng khẳng
định, Ngân hàng nhà nước ủng hộ sự hợp tác ngân hàng và Fintech và sẽ tạo
điều kiện hoàn thiện pháp lý cũng như hệ sinh thái cho sự phát triển Fintech.
Việc hợp tác giữa Fintech và ngân hàng được coi là tiền đề cho việc nâng cao
tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng cho người sử dụng tại Việt Nam.
2.1.1. Bổ trợ và phát triển Fintech
Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Kim Anh – Trưởng Ban
Chỉ đạo Fintech của Ngân hàng nhà nước nhận định, bên cạnh những dịch vụ
mới mà làn sóng Fintech mang lại thì sự hợp tác ngân hàng – Fintech sẽ biến
Fintech trở thành cánh tay nối dài của các ngân hàng tới những đối tượng
dùng chưa có tài khoản ở ngân hàng truyền thống hay những đối tượng chưa
tiếp cận dịch vụ truyền thống (unbanked), mang lại những trải nghiệm tốt,
linh hoạt, nhiều tiện ích cho khách hàng, hỗ trợ đắc lực cho phổ cập tài chính
(financial inclusion) sâu rộng hơn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế
xã hội. Bởi một trong những điểm nổi bật của Fintech chính là tăng cường
khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho khách hàng.
Có thể thấy, thế mạnh của ngân hàng là tuân thủ các quy định của pháp
luật. Bên cạnh đó, các ngân hàng có danh tiếng, uy tín đối với khách hàng và
cộng đồng, đồng thời hiểu biết dịch vụ ngân hàng tốt. Tuy nhiên, điểm yếu
của các ngân hàng là thường đi chậm hơn so với các công ty công nghệ khác
trong việc sáng tạo, cải tiến trong công nghệ.
8
Trong khi đó, các cơng ty Fintech mang tính chất là startup (khởi
nghiệp) nên rất sáng tạo và năng động. Họ đánh giá dịch vụ ngân hàng dưới
góc độ của khách hàng và sẵn sàng cung cấp các dịch vụ mang lại trải nghiệm
tốt hơn cho người dùng. Bên cạnh đó, các cơng ty Fintech phát triển với quy
trình linh hoạt hơn. Dẫu vậy, điểm yếu của các công ty Fintech là khơng có
được sự hỗ trợ về tính tn thủ pháp lý, các quy định về an toàn tiền tệ, phịng
chống rửa tiền… nên khó tạo được sự tin tưởng, thương hiệu cho các hoạt
động tài chính.
Ngồi ra, ngân hàng có một lượng khách hàng truyền thống, có thương
hiệu, có uy tín, có mạng lưới… do đó, việc bị thay thế hồn tồn khó có khả
năng xảy ra. Tuy nhiên, những ngân hàng đứng độc lập, không tham gia vào
làn sóng Fintech sẽ bị tụt hậu khi các nhà băng tận dụng được sức mạnh từ
Fintech vượt mặt.
Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á Eric Sidgwick
cũng khẳng định, nếu kết hợp lại cả 2 bên sẽ tận dụng được thế mạnh của
nhau và đây là xu hướng của rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế
giới.
Trên thực tế, nhiều ngân hàng đã bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp
Fintech để cung ứng một hoặc một số dịch vụ tiện ích, làm phong phú thêm
các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ khách hàng. Theo Lãnh đạo Vụ Thanh toán
(Ngân hàng nhà nước), hiện có khoảng 80 cơng ty Fintech đang hoạt động tại
nhiều lĩnh vực khác nhau của Fintech. Tổng giá trị các thương vụ đầu tư nước
ngoài liên quan đến các công ty Fintech tại Việt Nam trong 2 năm 2016-2017
đạt khoảng 129 triệu USD.Tính hết năm 2017, thị trường Fintech Việt Nam
đã đạt mức 4,4 tỷ USD (theo số liệu từ báo cáo của công ty tư vấn
Solidiance).
9
2.1.2. Hoàn thiện hệ sinh thái để Fintech phát triển
Việc nhìn nhận về các cơ hội và thách thức Fintech mang lại với ngành
tài chính ngân hàng nói riêng và đời sống kinh tế xã hội nói chung đang nhận
được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương trong
cả nước.
Tại Diễn đàn Công nghệ tài chính Việt Nam 2018 ngày 30/5, Thống
đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, trong những năm qua,
Ngân hàng nhà nước đã và đang chủ động trong việc tiếp cận vấn đề và đối
thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech để kịp thời tháo gỡ những
vướng mắc, tạo điều kiện cho các đơn vị này gia nhập thị trường. Cụ thể là từ
năm 2008, Ngân hàng nhà nước đã nghiên cứu và cho phép nhiều công ty
không phải ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh tốn trên cơ sở thí điểm nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Đến nay, sau khi thiết lập khuôn
khổ pháp lý tương đối rõ ràng, Ngân hàng nhà nước đã cấp Giấy phép hoạt
động chính thức cho 27 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn.
Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của Fintech và tương lai
phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam, thực hiện Quyết định 844/QĐ-TTg
ngày 18/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh
thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025", Ngân hàng nhà
nước đã thành lập Ban Chỉ đạo lĩnh vực Cơng nghệ tài chính (Fintech) của
Ngân hàng nhà nước vào tháng 3/2017 nhằm đưa ra những giải pháp hoàn
thiện hệ sinh thái, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam
phát triển.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết, Ban Chỉ đạo Fintech của
Ngân hàng nhà nước đã hoàn thành Báo cáo đánh giá về Hệ sinh thái Fintech
ở Việt Nam, đồng thời đề ra các nội dung trọng tâm của Fintech cần khẩn
trương tập trung nghiên cứu, đó cũng là 5 lĩnh vực Fintech được Ngân hàng
nhà nước quan tâm bao gồm: Thanh toán điện tử (e-payments), Định danh
10
khách hàng điện tử (e-KYC); Cho vay ngang hàng (P2P Lending), Giao diện
lập trình ứng dụng mở (Open APIs) và các giải pháp ứng dụng cơng nghệ
Blockchain.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Fintech của Ngân hàng nhà nước cũng thiết
lập các kênh đối thoại trực tiếp với các công ty Fintech, tạo sự gắn kết chặt
chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các công ty Fintech để tháo gỡ các
khó khăn, vướng mắc trong q trình hoạt động.
Trong thời gian tới, với định hướng của Ngân hàng nhà nước, khuôn
khổ pháp lý sẽ được sửa đổi, bổ sung một cách rõ ràng và minh bạch cho hoạt
động của các công ty Fintech. Bên cạnh Fintech trong lĩnh vực thanh tốn
(chiếm khoảng 60% các cơng ty Fintech hoạt động tại Việt Nam) đã hoạt
động ổn định, những lĩnh vực Fintech mới (như huy động và cho vay ngang
hàng, tài chính cá nhân, hỗ trợ định danh khách hàng điện tử…) cũng sẽ phát
triển khi khung pháp lý điều chỉnh cho các hoạt động này được hoàn thiện.
Tuy nhiên, đi theo trào lưu công nghệ mới cũng xuất hiện những rủi ro
tiềm ẩn đối với cả ngân hàng và khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Sự phát triển q nhanh chóng của cơng nghệ tài chính cũng mang lại những
thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý, như cần hồn thiện khn
khổ pháp lý cho kịp sự tiến bộ của công nghệ, bên cạnh các vấn đề về nguồn
nhân lực, an tòan bảo mật, an ninh mạng, tội phạm công nghệ cao, cơ chế hợp
tác trong chia sẻ thông tin giữa các nước ...
Trước những cơ hội và thách thức mà Fintech đưa lại, Phó Thống đốc
Nguyễn Kim Anh cho rằng, đây là thời điểm để các ngân hàng nhìn nhận lại
chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh đổi mới mơ hình, cải tiến quy trình nghiệp
vụ, gia tăng tiện ích và cải thiện khách hàng. Ông cũng khuyến khích Fintech
chủ động khai thác thị trường, tác động tới các đối tượng vùng sâu, vùng xa
chưa có điều kiện và cần nhìn nhận rõ những thách thức để chủ động, tăng
11
cường giải pháp trước những rủi ro. Hơn nữa, một trong những điểm mấu
chốt để Fintech và ngân hàng phối hợp được là xây dựng hệ thống chia sẻ dữ
liệu, xây dựng pháp lý theo tiêu chuẩn, các doanh nghiệp Việt Nam phải quan
tâm tới khách hàng đầu tiên, phải đặt nhu cầu khách hàng lên đầu.
2.2. Quan điểm của ngân hàng trung ương Ấn Độ về fintech
Trước đại dịch, các ngân hàng Ấn Độ coi fintech là những kẻ thách
thức vì nhận thức rằng fintech sẽ làm thay đổi cách mọi thứ hoạt động trong
các dịch vụ tài chính. Trong đại dịch COVID-19, các ngân hàng nhận ra rằng
họ phải nhanh nhẹn và cung cấp các giao dịch dễ dàng như fintech, trong khi
fintech nhận ra rằng họ cần hợp tác với các ngân hàng để tiếp cận số lượng
khách hàng mà các ngân hàng đã có.
Vào tháng 6 năm nay(2021), SBI - ngân hàng lớn nhất Ấn Độ - đã đầu
tư vào Cashfree, một liên doanh giải pháp ngân hàng mở cung cấp các giải
pháp thanh tốn tồn bộ để cho phép các doanh nghiệp ở Ấn Độ thu tiền
thanh tốn và thanh tốn thơng qua các phương thức có sẵn với một tích hợp
đơn giản.
Các ngân hàng có cơ sở khách hàng ổn định, ngân sách lớn để nâng cao
năng suất bằng cách sử dụng công nghệ và trải nghiệm nội bộ về mọi khía
cạnh quy định và tuân thủ của các dịch vụ tài chính. Họ cũng sở hữu giá trị tin
cậy mà một fintech có thể tạo ra giữa các khách hàng khi nó bắt đầu làm việc
với một ngân hàng.
Đại dịch COVID-19 đã cách mạng hóa cách mọi người giao dịch và
tiêu tiền. Đây cũng là một yếu tố để các liên doanh fintech và ngân hàng đổi
mới các giải pháp mới và phát triển công nghệ để thu hẹp khoảng cách giữa
các dịch vụ hiện có của họ và sự phát triển của kỳ vọng của khách hàng Ấn
Độ.
12
Fintech thường được bản địa hóa cho một thị trường nhất định, nhưng
một ngân hàng lại trải dài theo chiều dài và chiều rộng của đất nước. Vì vậy,
việc tùy chỉnh một sản phẩm để phù hợp với mọi yêu cầu trong toàn bộ ngân
hàng Ấn Độ là rất quan trọng.
Các ngân hàng cũng có một loạt các yêu cầu bảo mật lớn hơn vì chúng
được quy định bởi Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ. "Vì vậy, một sân chơi bình đẳng
phải đến nơi mà cả fintech và ngân hàng đều hoạt động theo cùng một bộ quy
định" – Theo Amon.
2.3. Ngân hàng trung ương Mỹ và định hướng Fintech 2.0
Các nghiên cứu về người tiêu dùng gần đây được Giám đốc Nghiên cứu
của công ty tư vấn ngân hàng Cornerstone Advisors cho thấy rằng Bank of
America đang đánh mất vị thế ngân hàng chính trong lịng người tiêu dùng —
chủ yếu là trong nhóm Millennials(26-40 tuổi).
Cho đến nay, các công ty khởi nghiệp fintech vẫn chưa xem xét sự gián
đoạn rộng rãi của tất cả các dịch vụ tài chính. Phân tích mẫu dữ liệu khởi
nghiệp của McKinsey cho thấy 62% công ty khởi nghiệp đang giải quyết
mảng ngân hàng bán lẻ, chỉ 11% tập trung vào các dịch vụ ngân hàng doanh
nghiệp lớn. Thanh toán là lĩnh vực phổ biến nhất để lưu thơng dịng tiền và
cho vay là lĩnh vực sinh lợi nhất của ngân hàng theo doanh thu của các ngân
hàng tại Mỹ
Phản ứng của các ngân hàng ngay bây giờ đối với sự gián đoạn fintech
1.0 là rất quan trọng do giai đoạn phát triển hiện tại của ngành cơng nghiệp
cịn non trẻ. Các cơng ty khởi nghiệp Fintech thường tập trung vào khái niệm
ngân hàng tách nhóm, cung cấp một loại sản phẩm / dịch vụ và tập trung làm
tốt.
13
Cho đến nay, sự đổi mới chủ yếu được thúc đẩy bởi front-end trong các
dịch vụ chuyên biệt này, chủ yếu thơng qua việc cải thiện các khía cạnh
hướng tới khách hàng của các dịch vụ tài chính.
Vì vậy, cho đến khi fintech có thể chuyển sang fintech 2.0 và tạo ra
định hướng của riêng mình, nó sẽ gặp những rủi ro chiến lược rất lớn và các
ngân hàng sẽ cần thời gian để đối phó. Để vươn lên trong ngành dịch vụ tài
chính, các cơng ty khởi nghiệp fintech sẽ cần tạo ra một phần mềm hỗ trợ
công nghệ mới cho ngành. Sự tiếp nối giữa giao diện người dùng do công
nghệ dẫn đầu và giao diện người dùng kết thúc do quy trình thuê, được thiết
kế từ nhiều thế hệ trước, cuối cùng sẽ dẫn đến rủi ro hoạt động cao.
Việc tạo ra các quy trình back-end ngân hàng mới sẽ rất khó khăn, do
các chủ đề đồng thuận áp dụng định dạng sẽ nảy sinh và sự tham gia của các
cơ quan quản lý. Nhưng đạt được điều này và có một số thành cơng nhất định
sẽ cho phép các công ty khởi nghiệp hoạt động trên một sân chơi bình đẳng
và giảm thiểu các mối đe dọa hiện hữu đeo bám họ. Cho đến thời điểm đó, họ
có thể vẫn ở bên lề, chỉ đơn thuần là đang tìm hiểu những vết nứt của một hệ
thống dịch vụ tài chính thiếu vững chắc.
Trước tình hình hiện tại của các doanh nghiệp fintech, Ngân hàng trung
ương Mỹ sẽ chuyển sự chú ý sang các ngân hàng và cách họ có thể đáp ứng
với cơng nghệ fintech theo cách tốt hơn.
2.4. Ngân hàng trung ương Anh đẩy mạnh phát triển fintech
Vào ngày 22 tháng 3 năm 2019, Ngân hàng Trung ương Anh đã xuất
bản Bản tin hàng quý mới nhất của mình, trong đó họ đưa ra cam kết áp dụng
FinTech để thực hiện sứ mệnh của mình. Cụ thể, Ngân hàng đã nâng cấp cơ
sở hạ tầng cứng (bao gồm cả kiến trúc thanh toán) để tăng cường bảo mật và
hỗ trợ đổi mới và cập nhật cơ sở hạ tầng mềm (bao gồm các quy tắc và quy
14
định) nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn. Ngân hàng cũng đang áp dụng công
nghệ mới để nâng cao năng lực của chính mình.
Ngân hàng ghi nhận sự gia tăng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và
dịch vụ FinTech ở Vương quốc Anh trong 5 năm qua và vị trí của Vương
quốc Anh là “một trong những lĩnh vực FinTech năng động nhất” trên thế
giới. Ngân hàng thừa nhận rằng sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực
Cơng nghệ Phần Lan của Vương quốc Anh mang lại những cơ hội đáng kể
đồng thời cũng lưu ý những rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng nhắc lại cam kết
tiếp nhận FinTech (bằng cách sử dụng công nghệ tài chính để cải thiện cơ sở
hạ tầng ngân hàng và hỗ trợ các nhà đổi mới và sáng tạo) để thực hiện sứ
mệnh “thúc đẩy lợi ích của người dân Vương quốc Anh bằng cách duy trì sự
ổn định tài chính và tiền tệ”.
Động lực thúc đẩy Ngân hàng sẵn sàng tiếp nhận FinTech là mong
muốn khuyến khích sự đổi mới và thúc đẩy cạnh tranh vì lợi ích của công
chúng. Mặc dù Ngân hàng không cung cấp bất kỳ mốc thời gian nào để thực
hiện các đề xuất FinTech của mình, nhưng Bản tin hàng q này cung cấp
thơng tin chi tiết hữu ích về cách tiếp cận của Ngân hàng đối với vai trị của
mình trong việc tạo điều kiện và kiểm duyệt sự đổi mới trong lĩnh vực ngân
hàng của Vương quốc Anh. Ngân hàng rõ ràng sẵn sàng và mong muốn giải
quyết các rủi ro và cơ hội do tốc độ đổi mới nhanh chóng mang lại thông qua
việc cung cấp cả cơ sở hạ tầng cứng và mềm.
Trong thời gian tới, Ngân hàng lưu ý rằng họ sẽ tiếp tục thực hiện các
chương trình thí điểm và nghiên cứu FinTech. Việc tham gia vào các chương
trình như vậy có thể tạo cơ hội cho cả các doanh nghiệp mới và doanh nghiệp
hiện tại hợp tác với Ngân hàng vì Ngân hàng mong muốn hỗ trợ một hệ thống
tài chính đang phát triển, xây dựng chính sách và sử dụng các công nghệ mới.
15
16
CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ FINTECH ĐẶT RA CHO
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM CÁC KHUYÊN NGHỊ
PHÁT TRIỂN FINTECH
3.1. Các vấn đề đặt ra cho ngân hàng trung ương
Đánh giá cao tầm quan trọng của fintech, đây được xem như là một cơ
hội cũng như thách thức lớn đối với ngành Tài chính ngân hàng, Ngân hàng
nhà nước đã và đang tiến hành nghiên cứu để triển khai nhiều giải pháp nhằm
hồn thiện hệ sinh thái góp phần thúc đẩy sự phát triển của các công ty fintech
và tạo ra tạo môi trường thuận lợi cho sự hợp tác giữa fintech và các Ngân
hàng.
Theo Quyết định 844/QĐTTg ngày 18/4/2016 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia đến năm 2025", Ngân hàng nhà nước đã thành lập Ban Chỉ đạo lĩnh vực
Cơng nghệ tài chính (fintech) của Ngân hàng nhà nước vào tháng 3/2017
nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái, tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp fintech ở Việt Nam phát triển.
Tại Diễn đàn Cơng nghệ tài chính (fintech) Việt Nam diễn ra vào ngày
30/5/2018, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng đã khẳng định,
Ngân hàng nhà nước ủng hộ sự hợp tác Ngân hàng và fintech và sẽ tạo điều
kiện hoàn thiện pháp lý cũng như hệ sinh thái cho sự phát triển fintech. Việc
hợp tác giữa fintech và Ngân hàng được coi là tiền đề cho việc nâng cao tiếp
cận dịch vụ Tài chính ngân hàng cho người sử dụng tại Việt Nam.
Đặc biệt, là gần đây nhất tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông
tư 39/2014/TTNgân hàng nhà nước của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn về
dịch vụ trung gian thanh toán, Ngân hàng nhà nước đã bổ sung nhiều quy
định mới theo hướng kiểm sốt việc mở tài khoản ví, quy định hạn mức giao
dịch...
17
Tuy nhiên, đến nay tại Việt nam vẫn chưa có một khung pháp lí nào rõ
ràng, cụ thể Ngân hàng nhà nước nên sớm có những khung pháp lí dành cho
các hoạt động của fintech. Hiện nếu vẫn chưa có khung pháp lí chính thức cho
fintech Ngân hàng nhà nước có thể xem xét và ban hành khung pháp lý thử
nghiệm (regulatory sandbox). Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cũng như các cơ
quan có liên quan nên sớm đưa ra những khung pháp lí đồng bộ, phù hợp với
đặc thù riêng về các dịch vụ, sản phẩm cho ngành Tài chính ngân hàng tạo
thuận lợi hơn cho việc phát triển cũng như hợp tác cung ứng các sản phẩm,
dịch vụ phù hợp, an tồn, sản phẩm đa dạng, có chất lượng, tiết kiệm chi phí
hoạt động.
Phần lớn các hoạt động của các công ty fintech cũng như việc hợp tác
giữa fintech và các Ngân hàng đều tập trung vào lĩnh vực thanh toán nên
Ngân hàng nhà nước cũng nên sớm có khung pháp lí cụ thể hơn cho hoạt
động thanh tốn như:
Sửa đổi quy định về phịng chống rửa tiền liên quan để cho phép mở tài
khoản không bắt buộc phải gặp mặt trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo về nhận
biết, xác thực chính xác KH (eKYC);
Nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (regulatory
sandbox) cho các công ty fintech, các TCTD...
Tập trung phát triển các hạ tầ ng thanh toán nền tảng như Trung tâm
thanh toán bù trừ tự động ACH
Ngân hàng nhà nước sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và ban hành
văn bản liên quan đến nghiệp vụ cũng như dịch vụ Ngân hàng đại lý (agent
banking).
18