Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Vị trí, vai trò của hội đồng nhân dân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.95 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................1
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..........................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
5. Bố cục của tiểu luận..............................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN..............................................................................................................3
1.1.

Khái niệm.......................................................................................3

1.2.

Cơ cấu và chức năng......................................................................3

1.2.1.

Cơ cấu......................................................................................3

1.2.2.

Chức năng................................................................................3

CHƯƠNG II: VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
VIỆT NAM...................................................................................................4
2.1. Trong lĩnh vực kinh tế........................................................................4
2.2. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thơng tin, TDTT......5
2.3. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và mơi trường.......5


2.4. Trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh trật tự an toàn xã hội................6
2.5. Trong lĩnh vực thi hành pháp luật......................................................6
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CUẢ HĐND.........................6
3.1. Thực trạng..........................................................................................6


3.2. Biện pháp, phương hướng hoàn thiện................................................8
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................10


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang phát triển theo hướng đa
dạng hóa, hiện đại hóa, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
Đứng trước những cơ hội và thách thức mới, năng lực quản lý hành
chính của nhà nước đóng một vai trị quan trọng. Vấn đề đổi mới để nâng
cao năng lực quản lý hành chính nhà nước là một yêu cầu mang tính
khách quan, thường xuyên và cần được thực hiện cả về chiều rộng và
chiều sâu. Cùng với sự nghiệp đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà nước thì
vấn đề nâng cao năng lực quản lý nhà nước ở UBND cấp huyện – cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương là một tất yếu khách quan. Văn phòng là
bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong mỗi tổ chức, cơ quan.
Văn phòng là trung tâm quản lý, điều hành của cơ quan, là cánh tay phải đắc
lực của lãnh đạo. Trong tổ chức bộ máy nhà Nước, văn phòng - dù ở cấp nào
và lĩnh vực nào cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu
lực quản lý của nhà Nước, góp phần thúc đẩy sự đổi mới, hoàn thiện của đất
nước phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Do đó, em đã lựa chọn đề tài
“ Vị trí, vai trị của hội đồng nhân dân ở Việt Nam” để hiểu rõ hơn về vấn
đề này

2. Mục đích nghiên cứu
Bài tiểu luận có mục đích nêu ra khái niệm, cơ cấu, chức năng và vai trò
của Hội đồng nhân dân trong các lĩnh vực cụ thể
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên bài luận chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động
của HĐND trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2020. Đối tượng
nghiên cứu của khóa luận là : Cơ cấu, chức năng, vị trí vai trị trong nhiều lĩnh
vực của Hội đồng nhân dân.


4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và
một số phương pháp cụ thể như: khảo sát, phân tích, đối chiếu, so sánh, thống
kê, tổng hợp…
5. Bố cục của tiểu luận
*Kết cấu của bài luận luận gồm 3 phần:
Phần mở đầu.
Phần nội dung: Gồm 2 chương:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
CHƯƠNG II: VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VIỆT NAM


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
1.1.

Khái niệm
Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương, là cơ


quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách
nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân cùng
với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan nhà nước và là gốc của chính quyền
nhân dân. Các cơ quan nhà nước khác đều do Quốc hội và Hội đồng nhân dân
thành lập. Khác với Quốc hội là cơ quan thay mặt toàn thể nhân dân cả nước,
sử dụng quyền lực trên phạm vi toàn quốc, Hội đồng nhân dân thay mặt nhân
dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trong phạm vi địa phương mình.
1.2.

Cơ cấu và chức năng

1.2.1. Cơ cấu
Đại biểu Hội đồng nhân dân do nhân dân cấp đó bầu ra. Người đứng
đầu Hội đồng nhân dân là Chủ tịch Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân
bầu ra..
Ban Thường trực Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh, cấp Thành phố, cấp Huyện:
Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân
Phó Chủ tịch HĐND
Ủy viên Thường trực HĐND
1.2.2. Chức năng
Căn cứ vào những quy định của Hiến Pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, có thể thấy 3 chức năng cơ bản nhất của
Hội đồng nhân dân:


 Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, như quyết định
những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát triển tiềm năng của địa
phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phịng an ninh, khơng ngừng cải hiện đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối
với cả nước.
 Bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà
nước cấp trên và trung ương ở địa phương.
 Thực hiện các quyền giám sát đối với các hoạt động của thường trực
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan
nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và
của công dân ở các địa phương, giám sát việc thực hiện các nghị quyết
của Hộ đồng nhân dân.

CHƯƠNG II: VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
VIỆT NAM
2.1. Trong lĩnh vực kinh tế
 Quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về: phát triển
kinh tế- xã hội, sử dụng đất đai, phát triển ngành, xây dựng và phát
triển đô thị, nông thôn trong phạm vi quản lý.
 Quyết.định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới và cơ chế khuyến
khích phát triển các ngành sản xuất, chuyển đồi cơ cấu kinh tế và phát
triển các thành phần kinh tế ở địa phương.
 Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán, thu
chi ngân sách địa phương và phàn bổ dự toán ngân sách cấp thành phố;
phê chuẩn quyết toán và điều chỉnh dự toán ngân sách địa


phương,..quyết định các chủ trương, biện pháp triền khai và giám sát
việc thực hiện ngân sách địa phương;
 Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân
sách ở đa phương theo quy định của Luật ngân sách; quyết định thu
phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn

theo quy định của Pháp luật, quyết định phương án quản lý, phát triển,
sử dụng nguồn nhân lực ở địa phương và các biện pháp thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại.
2.2. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thơng tin, TDTT.
 Quyết định chủ trương và biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục và
đào tạo, văn hóa thơng tin, TDTT, phát triển và sử dụng nguồn nhân
lực, giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của
người lao động, thực hiện phân bổ dân cư, tổ chức đời sống và quản lý
dân cư.
 Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, dạy nghề, mạng lưới khám chữa bệnh;
 Quyết định các biện pháp đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện cho các
hoạt động giáo dục và.đào tạo, văn hóa thơng tin, TDTT, các biện pháp
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương; biện pháp giáo
dục, bảo vệ, chăm sóc thanh thiếu niên và nhi đồng, xây dựng nếp sống
văn minh, gia đình văn hóa, giáo dục truyền thống đạo đức, giữ gìn
thuần phong mỹ tục của dân tộc; các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe của nhân dân, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình; các biện  pháp thực hiện chế độ chính sách đốt với các đối tượng
thuộcdiện chính sách xã hội.


2.3. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường.
Quyết định các chủ trương và biện pháp phát triển khoa học, công nghệ
và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; các biện pháp
quản lý và sử dụng đất đai, nguồn nước và tài ngun trong lịng đất; các biện
pháp bảo vệ mơi trường, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai; các
biện pháp thực hiện những quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và
chất lượng sản phẩm tại địa phương.
2.4. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội.

Quyết định các biện pháp thực hiện kết hợp quốc phòng; an ninh với
kinh tế và xây dựng lực lượng dự bị động viên ở địa phương; các biện pháp
đảm bảo an ninh, trật tự, đảm bảo an tồn xã hội, phịng và chống tội phạm và
các hnahf vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn.
2.5. Trong lĩnh vực thi hành pháp luật.
 Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa
phương.
 Quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm,
các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cơng dân.
 Quyết định biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của nhà nước, bảo hộ tài
sản của cơ quan , tổ chức, cac nhân ở địa phương.
 Quyết dịnh biện pháp bảo đảm việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của
công dân theo quy định của pháp luật.


CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CUẢ HĐND
3.1. Thực trạng
Trong thời gian vừa qua, hoạt động của HĐND đã có nhiều chuyển
biến đáng kể và những thành tựu mà cơ quan này mang lại là không thể phủ
nhận. Dần trở thành cánh tay đắc lực trong Bộ máy quản lý nhà nước, cơ cấu
tổ chức của HĐND đã được kiện toàn lại, hoạt động đi vào nể nếp hiệu quả
hơn rất nhiều so với trước đây. Các kỳ họp của HĐND được chuẩn bị kỹ càng
hơn, thời gian dành cho mỗi kỳ họp cũng được bố trí hợp lý để các Đại biều
có thời gian xem xét, thảo luận các vấn đề trước khi đưa ra quyết định. Công
tác cán bộ đã được chú trọng hơn, việc nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ
cũng đã được chú trọng hơn, việc nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ cơng
chức trong cơ cấu của HĐND trở thành nhiệm vụ trọng tâm của hầu hết
HĐND các cấp. Đại biểu HĐND ngoài việc tham gia vào các kỳ họp cịn tự

mình nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cho người dân, vận động quần chúng tích cực tham gia thực hiện
những Nghị quyết, chủ trương của HĐND đưa ra.
Song bên cạnh những thành tựu còn khá khiêm tốn đó thì trên thực tế
hoạt động của HĐND vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập. Là cơ quan đại diện
cho quyền lực nhà nước ở địa phương, cho tâm tư nguyện vọng của nhân dân,
nhưng mô hình tổ chức đơi khi cịn cứng nhắc, cơ chế làm việc vẫn theo lối
mòn cũ nên hiệu quả hoạt động của cơ quan này còn rất nhiều vấn đề cần xem
xét. Khi nhắc tới HĐND , chắc chắn không ít người nghĩ rằng đây chỉ là một
cơ quan hoạt động mang tính chất hình thức. Mỗi khi có bức xúc, khúc mắc
hầu như người dân đều tìm tới cơ quan chấp hành để giải quyết là UBND chứ
ít người tìm tới HĐND. Các hạn chế của HĐND chủ yếu tập trung ở các hình
thức hoạt động của nó. Đối với các kỳ họp của HĐND, không giống như
UBND mỗi tháng đểu phải tổ chức phiên họp thường kỳ một lần, HĐND một


năm chỉ họp thường niên 2 lần, do vậy nhiều vấn đề được đem ra thảo luận,
quyết định của HĐND khơng đảm bảo được tính cấp thiết, thời sự nữa. Hơn
nữa thời gian của mỗi kỳ họp lại thường chỉ kéo dài trong trong một vài ngày,
trong khi đó nhiệm vụ quyền hạn của HĐND là rất lớn bao quát ở nhiều lĩnh
vực, vì thế mà hoạt động của HĐND thông qua các kỳ họp thường không hiệu
quả. Mặt khác, những đánh giá, quyết định của HĐND lại chủ yếu dựa trên
những báo cáo đã được lập sẵn của UBND. Tại các kỳ họp HĐND gần như
chỉ làm nhiệm vụ xem xét, đánh giá các báo cáo dựa trên tư duy chủ quan của
chính các Đại biểu HĐND. Việc đi sâu, đi sát tìm hiểu thực tế vấn đề gần như
khơng được thực hiện chính những điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới
các quyết định, chủ trương của HĐND.
3.2. Biện pháp, phương hướng hoàn thiện.
Trong mỗi kỳ họp HĐND cần phải xem xét và quyết định các vấn đề
khác nhau, phụ thuộc vào tính cấp bách, thiết thực của mỗi vấn đề. Trên thực

tế, các kỳ họp của HĐND tỉnh, thành phố thường được tiến hành từ 2 -3 ngày.
Điều này là khơng phù hợp, vì thời gian họp ngắn mà nội dung các kỳ họp
quá nhiều làm cho Đại biểu không đủ thời gian thảo luận sâu sắc nội dung dẫn
đến tình trạng là nhiều Nghị quyết được thơng qua nhưng thiếu tính khả thi.
Cá biệt có những Nghị quyết không phù hợp với quy định của cấp trên hoặc
ban hành Nghị quyết mang tính hình thức. Để khắc phục tình trạng này, nên
kéo dài thời gian của mỗi kỳ họp, tiến hành các kỳ họp chuyên sâu (chuyên
đề) điều này cũng phù hợp với xu thế chung hiện nay.
Kết quả của các kỳ họp thông qua các Nghị quyết. Để cho Nghị quyết
mang tính khả thi và có hiệu quả thì nội dung của các Nghị quyết phải ghi rõ
chủ trương, biện pháp, thời gian thực hiện và đặc biệt là phải quy định trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị phải thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết phải
được thường trực HĐND chuyển tới các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội
chịu trách nhiệm thực hiện. Đồng thời phải được công bố công khai trên các


phương tiện thông tin đại chúng (trừ những quyết định bí mật) và phải chuyển
lên cấp trên theo dõi và giám sát.
Kiện toàn cơ quan Thường trực HĐND và các ban đủ về số lượng,
nâng cao chất lượng; bố trí Trưởng ban HĐND tỉnh và huyện hoạt động
chuyên trách. Phân cấp mạnh, phát huy chức năng quyết định kinh tế-xã hội,
nguồn lực, ngân sách cho HĐND tỉnh, giao đủ thẩm quyền và tạo cơ chế đảm
bảo thực hiện quyền của HĐND các cấp. Ban hành Luật Giám sát của HĐND,
xác định rõ phạm vi đối tượng, nguyên tắc, quy trình, cơ chế, chế tài để giám
sát có hiệu lực, hiệu quả. Đưa chế định bỏ phiếu tín nhiệm cơng tác đối với
UBND, các cơ quan chuyên môn, những người do HĐND bầu thành hoạt
động thường xuyên hàng năm.; bổ sung phương thức giám sát và kiến nghị
của đại biểu HĐND, cơ chế và quy trình chất vấn tập thể, chất vấn giữa hai kỳ
họp HĐND về những vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm.
Để hướng tới tính hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong hoạt động của cơ

quan dân cử, đặc biệt là hoạt động của các ban HĐND cần tăng tỷ lệ đại biểu
hoạt động chuyên trách ở HĐND các cấp trên 20% vào nhiệm kỳ tới, đảm bảo
các điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động của đại biểu.
Để những kiến nghị trên thực hiện được, phải đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền địa phương theo đúng Nghị quyết Đại
hội Đảng XI, nhằm: “Đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính
quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp; làm cho HĐND thực sự trở
thành cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân”.


PHẦN III: KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật, công
tác của Hội đồng nhân dân có nhiều thay đổi, càng khẳng định vai trị quan
trọng của mình đối với các cơ quan, tổ chức khác. Hội đồng nhân dân là trung
tâm quản lý, điều hành của cơ quan, là cánh tay phải đắc lực của lãnh đạo. Có
thể nói Hội đồng nhân dân Việt Nam có vai trị như một “Quản gia” của cơ
quan, tổ chức trong rất nhiều lĩnh vực như Kinh tế, giáo dục, y tế, xã hôi, văn
hố, thơng tin, khoa học, cơng nghệ, tài ngun mơi trường, quốc phịng an
ninh, trật tự an tồn xã hội, chính sách dân tộc… pháp luật.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nôi, Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2017, 2009.
2. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật Hiến pháp Việt
Nam, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005.
3. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001).
4. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.


Web:
/> />


×